Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả chăn nuôi bò tại xã Tiên Hiệp, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam

MỤC LỤC

CƠ SỞ THỰC TIỄN

Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi phát triển bằng cách ban hành văn bản và quỹ hỗ trợ, chủ trương chính sách khuyến khích phát triển đưa chăn nuôi lên ngành sản xuất sản phẩm cao góp phần xóa đói giảm nghèo và tăng thu nhập cho người dân. Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về “đổi mới quản lý trong nông nghiệp” với những chính sách đòn bẫy kinh tế quan trọng đã khơi dậy được những tiềm năng về chăn nuôi nên chăn nuôi đang từng bước chuyển sang kỹ thuật hàng hóa.

Bảng 2: Tình hình diễn biến số lượng đàn bò qua các năm.
Bảng 2: Tình hình diễn biến số lượng đàn bò qua các năm.

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA XÃ TIÊN HIỆP

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 1 Vị trí địa lý

Ngoài ra, trong địa bàn xã có tuyến đường ĐH 4 nối liền trung tâm xã với các cum kinh tế-kỹ thuật Tiên Lãnh, Tiên Lập; đây là cửa ngỏ rất quan trọng trong việc tập kết các loại hàng hoá nông - lâm sản trong vùng, để trao đổi, giao lưu với bên ngoài. Mạng lưới thuỷ văn trên địa bàn xã tương đối hạn chế, chủ yếu là các suối nhỏ bắt nguồn từ các dãy núi cao đổ về vùng trũng qua các cánh đồng, vào mùa nắng các khe suối thường cạn kiệt, không đáp ứng được yêu cầu cho sản xuất nông nghiệp, mùa mưa nước lên nhanh gây lũ quét cục bộ ở một số nơi, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Nguồn nước mặt tương đối hạn chế, gây khó khăn cho việc đầu tư phát triển sản xuất của nhân dân, hiện toàn xã có khoảng 30% diện tích lúa nước chủ động tưới tiêu, còn lại sử dụng nước trời.

Tóm lại, đất đai trên địa bàn xã tương đối đa dạng, phân bố tập trung theo từng vùng; trong đó đất đỏ-vàng chiếm khoảng 80%, các loại đất còn lại chiếm chưa đến 15%. Hiện trạng tổng thể diện tích đất đã đưa vào sử dụng khoảng 77%, còn lại là đất trống và rừng cây bụi rải rác, các loại đất khác hầu hết đã khai thác sử dụng.

ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI

Cơ sở hạ tầng là nền tảng cho mọi hoạt động sản xuất cũng như đời sống dân cư, là một xã khó khăn nằm trong vùng dự án vì vậy trong những năm gần đây việc đầu tư cho sơ sở hạ tầng khá lớn, góp phần cho sự phát triển kinh tế ngày càng cao, ổn định được đời sống nhân dân, hạ thấp tỉ lệ đói nghèo. Do điều kiện địa hình không thuận lợi nên hệ thống thủy lợi gặp nhiều khó khăn, song để phục vụ cho việc tưới tiêu nhà nước đã đầu tư cho đến nay được 5 đập: gồm đập Làng, đập Ông Vảu, đập Cây Trầu, Đồng Quán, Hố Chò với diện tích tưới cho trên 100 ha không chủ động nước. Hiện nay địa bàn xã đã có 5-10 máy gặt lúa, hàng chục máy xay xát, máy tuốt lúa…địa bàn xã còn có được 5-10 xe công nông, xe cải tiến; nhờ sự quan tâm đầu tư về tư liệu sản xuất nên phần nào giải quyết được sức lao động nhân dân, hiệu quả kinh tế ngày được nâng cao hơn.

Tiên Hiệp là xã miền núi, tuy vậy kinh tế trong những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực; cơ cấu kinh tế là nông lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, trong đó nông lâm nghiệp chiếm trên 80 % tổng giá trị sản xuất, còn lại là ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Năm 2005/2003 tốc độ tăng 18,5; điều này cho thấy ở xã chú trọng việc phát triển trồng và bảo vệ rừng , với chủ trương vừa bảo vệ môi trường sinh thái vừa cung cấp nguồn nguyên liệu cho sản xuất chế biến, hoạt động ngành lâm nghiệp góp phần lớn trong việc phát triển kinh tế xã nhà.

Bảng 3:Tình hình dân số và lao động của xã qua 3 năm (2003-2005):
Bảng 3:Tình hình dân số và lao động của xã qua 3 năm (2003-2005):

THỰC TRẠNG CHĂN NUễI Bề CỦA XÃ TIấN HIỆP

CƠ CẤU THU CỦA NÔNG HỘ ĐIỀU TRA

Điều nầy cho thấy mỗi hộ nông dân tại địa phương đều có đất để canh tác, và cũng là điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu biết sử dụng hợp lý, thì đất đai sẽ mang lại hiệu quả rất cao.

I B/q chung SL

Còn lại cuối kỳ -Bò SS

    Để tiến hành sản xuất kinh doanh và thu được lợi nhuận đòi hỏi phải chi tiêu một lượng vật chất và nhân lực cố định, do đó chi phí sản xuất là yếu tố đầu tiên có ảnh hưởng đến kết quả và giá thành sản phẩm, vì vậy cần xác định chính xác chi phí bỏ ra kể cả lao động sống và lao động vật hóa từ đó mới quyết định đầu tư theo phương thức nào cho hợp lý, làm thế nào để giảm chi phí, hạ giá thành nhưng lợi nhuận phải cao. Qua số liệu từ bảng 15 cho ta thấy giá trị sản xuất của một hộ qua một năm đối với hộ nhóm I là 7,750 triệu đồng/ hộ, bình quân chung cho nhóm II là 12,66 triệu đồng/hộ, tăng hơn hộ nhóm I là 4,9 triệu đồng, chênh lệch trên chủ yếu là nhờ sự đầu tư và biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nuôi bò kỹ, chăm sóc chu đáo bò sinh sản, bò thịt mau phát triển nên giá trị của một hộ ở nhóm II tăng hơn nhóm I. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thì hiệu quả rất cao, nuôi theo hướng thâm canh vừa đảm bảo hiệu quả vừa tiết kiệm sức lao động cho người nông dân, biết hạch toán và sắp xếp thì trong chăn nuôi thâm canh sẽ tiết kiệm được sức lao động, thời gian lao động không phải thường xuyên như chăn nuôi thả rông, mà người lao động có thể tận dụng làm việc khác, nếu có điều kiện sẽ làm được vườn, ao.

    Để chuyển đổi chăn nuôi bò từ phương thức nhỏ lẻ sang chăn nuôi có quy mô lớn theo phương thức thâm canh bán công nghiệp, công nghiệp một cách bền vững, đòi hỏi phải thực hiện quy hoạch vùng chăn nuôi, gắn chăn nuôi với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, sản xuất phải biết kết hợp với bảo vệ môi trường; đồng thời phải có biện pháp giúp đỡ người dân mạnh dạn bỏ vốn đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Phương thức chăn nuôi tận dụng đã thành thói quen khó thay đổi trong nhận thức người nông dân, mặt khác hộ nông dân còn ngại khó, không có ý làm giàu trong chăn nuôi bò, các chủ trương chính sách của Nhà nước về xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá tuy được phổ biến, song vẫn chưa có những hành động cụ thể, chưa trở thành một bước đột phá mang tính cách mạng, có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng nhận thức của người dân.

    Bảng 14: Chi phí cho chăn nuôi bò
    Bảng 14: Chi phí cho chăn nuôi bò

    MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHĂN NUễI Bề

    GIẢI PHÁP CỤ THỂ

    Mục đích của giải pháp là nhằm trang bị cho người chăn nuôi những kiến thức về khoa học kỹ thuật cùng với việc chuyển giao công nghệ để họ làm chủ khoa học kỹ thuật và áp dụng một cách có hiệu quả trên cơ sở tài nguyên và khả năng lao động hiện có của mình và phù hợp đặc điểm về sản xuất, môi trường sinh thái cũng như trình độ dân trí của địa phương. Muốn được vậy, việc trước tiên là cần tăng cường hơn nữa công tác vận động tuyên truyền đến từng hộ nông dân để thay đổi sự nhận thức của bản thân họ, song song với hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cần xây dựng các mô hình chăn nuôi thí điểm thực sự mang lại hiệu quả kinh tế, bằng phương pháp lựa chọn những hộ nông dân chủ. Để thực hiện giải pháp này cần có sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và các ban ngành chuyên môn, tạo điều kiện mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, hạch toán sản xuất cho người nông dân để họ biết vận dụng trong phát triển chăn nuôi; đồng thời tuyên truyền rộng rãi cho nhân dân về tiêm phòng gia súc để tránh rủi ro do dịch bệnh xảy ra.

    Để giải pháp về thị trường được giải quyết tốt, giúp cho người nông dân yên tâm phát triển chăn nuôi bò, vấn đề đầu ra cần tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, nắm bắt nhu cầu thị trường tiêu dùng làm cơ sở để đưa ra quyết định kinh doanh các loại sản phẩm và khối lượng, chất lượng qui cách sản phẩm. Thực hiện công tác dự báo và cung cấp các thông tin thị trường một cách kịp thời, hợp lí cho người chăn nuôi, giúp người chăn nuôi nắm bắt nhu cầu thị trường để sản xuất ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng với giá cả phải chăng….