Nghiên cứu đã lựa chọn mô hình Solow kết hợp với bảng cân đối liên ngành I/O, số liệu của NGTK để tính đóng góp của các yếu tố vốn, lao động, năng suất các nhân tố tổng hợp TFP vào tăng
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-
LÊ THỊ THẢO
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐÓNG GÓP VÀO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM - ỨNG DỤNG BẢNG CÂN ĐỐI LIÊN NGÀNH (I/O)
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC
TP Hồ Chí Minh, 2016
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Phân tích các yếu tố đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam - Ứng dụng bảng cân đối liên ngành (I/O)” là bài nghiên cứu của chính tôi Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này
mà không được trích dẫn theo đúng quy định
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác
TP.Hồ Chí Minh, năm 2016
Lê Thị Thảo
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn trân thành và lòng biết ơn sâu sắc đến TS Trần Anh Tuấn, người thầy đã nhiệt tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này Cảm ơn thầy đã dành nhiều thời gian góp
ý, chỉnh sửa những nội dung chưa phù hợp giúp cho luận văn được hoàn thiện
Tiếp đến, tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy, Cô Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho tôi trong suốt thời gian tôi học tập tại trường Tôi cũng xin cảm ơn tình cảm, những lời động viên của các anh, chị lớp Kinh tế học đã dành cho tôi trong quá trình tôi thực hiện luận văn này
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn về những tình cảm, những lời động viên và sự hỗ trợ
từ bạn bè, gia đình đã dành cho tôi trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn này
Trang 4tế nói riêng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam như thế nào
Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước về mô hình tăng trưởng, các chỉ tiêu
đo lường chất lượng và hiệu quả tăng trưởng kinh tế Nghiên cứu đã lựa chọn mô hình Solow kết hợp với bảng cân đối liên ngành (I/O), số liệu của NGTK để tính đóng góp của các yếu tố vốn, lao động, năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2007-2012
Nghiên cứu chỉ ra rằng, yếu tố vốn đóng vai trò lớn nhất vào tăng trưởng kinh tế (chiếm tỷ trọng 44,46%), thứ hai là lao động chiếm tỷ trọng 28,28%, cuối cùng là TFP 27,26% GDP về phía cầu, tiêu dùng cuối cùng đóng góp cao nhất vào GDP nhưng tiêu dùng của chính phủ tăng trong khi tiêu dùng hộ gia đình giảm, tiếp theo là tích lũy tài sản và cuối cùng là xuất khẩu ròng Xét về xu hướng cho thấy, đóng góp của tich lũy tài sản giảm xuống, trái lại đóng góp của xuất khẩu ròng tăng Tuy nhiên, trong giai đoạn này, Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất siêu, nhưng vẫn còn tới 17/30 ngành nhập siêu
Kết quả phân tích đóng góp của các yếu lao động, vốn và TFP vào tăng trưởng ngành kinh tế chủ lực giai đoạn 2007-2012 cho thấy, ngoài ngành chế biến lương thực, thực phẩm, dệt và sản xuất trang phục, ngành vận tải kho bãi có đóng góp của yếu tố TFP cao nhất, các ngành còn lại yếu tố vốn và lao động giữ vai trò quan trọng, yếu tố TFP có đóng góp ở mức thấp Bên cạnh đó, ngành kinh tế chủ lực có tốc độ tăng trưởng bình quân cao hơn tốc độ bình quân của nền kinh tế, mặc dù một số ngành
bị suy giảm tốc độ tăng trưởng do tác động của khủng hoảng kinh tế Ngoài ra, xét hiệu quả sử dụng nguồn lực, sự gia tăng năng suất lao động góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên vẫn còn một số ngành kinh tế chủ lực có năng suất lao động thấp Ngược lại, hiệu quả sử dụng vốn không có nhiều cải thiện, đặc biệt năng suất vốn bình quân của ngành dịch vụ thấp hơn năng suất vốn bình quân nền kinh tế
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC HÌNH viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT x
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu 3
1.5 Ý nghĩa của đề tài 4
1.6 Kết cấu của đề tài 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 5
2.1 Các khái niệm liên quan 5
2.4.1 Khái niệm về tăng trưởng và phát triển kinh tế 5
2.4.2 Phát triển bền vững 6
2.2 Các mô hình đánh giá những yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng ngành kinh tế 7
2.2.1 Hàm sản sản xuất: 7
2.2.2 Mô hình tăng trưởng của Harrod – Domard 9
2.2.3 Mô hình Solow 9
2.2.4 Mô hình tăng trưởng nội sinh 11
2.2.5 Mô hình cân đối liên ngành I/O (Input – Output model) 12
Trang 62.3 Các nghiên cứu trước liên quan đến đề tài 19
2.4 Lựa chọn các chỉ tiêu mô tả tăng trưởng kinh tế và các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam 23
2.4.1 Lựa chọn các chỉ tiêu mô tả tăng trưởng và yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế chung của Việt Nam 23
2.4.2 Lựa chọn các chỉ tiêu mô tả tăng trưởng ngành và các yếu tố tác động đến tăng trưởng ngành kinh tế Việt Nam 23
2.5 Kết luận 24
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 25
3.1 Phương pháp nghiên cứu 25
3.2 Mô hình nghiên cứu 25
3.2.1 Xác định ngành kinh tế chủ lực 27
3.2.2 Phân tích các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam 27
3.2.3 Phân tích các yếu tố tác động đến tăng trưởng ngành kinh tế chủ lực 28
3.1 Dữ liệu nghiên cứu và đo lường các chỉ tiêu 29
3.3.1 Dữ liệu nghiên cứu 29
3.3.2 Phương pháp tính các chỉ tiêu 31
3.2 Kết luận 33
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM 34
4.1 Thực trạng tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2005-2014 34
4.1.1 Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước 34
4.1.2 Các yếu tố tác động đến phát triển kinh tế Việt Nam 37
4.2 Tình hình phát triển ngành kinh tế Việt Nam 41
4.3.1 Tình hình phát triển ngành công nghiệp 41
4.3.2 Tình hình phát triển một số ngành dịch vụ 44
Trang 74.3 Áp dụng mô hình định lượng đánh giá các yếu tố đóng góp vào tăng trưởng
kinh tế và tăng trưởng ngành kinh tế Việt Nam 47
4.3.1 Ứng dụng mô hình cân đối liên ngành xác định ngành kinh tế chủ lực 47
4.3.2 Đánh giá các yếu tố đóng góp vào tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam 50
4.3.3 Phân tích các yếu tố đóng góp vào tình hình tăng trưởng ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam 54
4.4 Ước tính đóng góp của các yếu tố vốn, lao động và TFP nhằm đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2020 62
4.4.1 Quan điểm về mô hình và mục tiêu tăng trưởng kinh tế Việt Nam 62
4.4.2 Ước tính đóng góp của các yếu tố vốn, lao động và TFP vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016-2020 63
4.5 Kết luận 64
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 67
5.1 Về lý thuyết và mô hình nghiên cứu 67
5.2 Gợi ý chính sách phát triển kinh tế theo hướng bền vững 69
5.2.1 Các giải pháp để đạt mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam theo hướng bền vững 69
5.2.2 Giải pháp phát triển các ngành kinh tế Việt Nam 74
5.3 Những hạn chế của đề tài 76
PHỤ LỤC 77
Phụ lục 2: Tỷ trọng ngành kinh tế trong GDP (Theo giá thực tế) 77
Phụ lục 3: Tỷ trọng GDP và tốc độ phát triển ngành kinh tế Việt Nam 78
Phụ lục 4: Năng suất lao động một số nước Châu Á 81
Phụ lục 5: Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội theo giá thực tế và chỉ số phát triển vốn theo khu vực kinh tế 82
Phụ lục 6: Chỉ số ICOR Việt Nam giai đoạn 2005-2014 83
Trang 8Phụ lục 7: Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam (triệu USD) 83Phụ lục 8: Đóng góp về GTSX các ngành công nghiệp chủ lực theo giá hiện hành 84Phụ lục 9: Cơ cấu ngành dịch vụ trong GDP và tốc độ tăng trưởng của ngành dịch
vụ Việt Nam giai đoạn 2005-2014 85Phụ lục 10: Tỷ trọng chi phí trung gian theo ngành trong GTSX theo bảng I/O 86Phụ lục 11: Giá trị xuất siêu và nhập siêu của các ngành kinh tế Việt Nam 2007,
2012 87Phụ lục 12: Hệ số liên kết chi tiết của 137 ngành sản phẩm của IO 2007 và IO 2012 89Phụ lục 13: Hệ số liên kết (BL, FL) của 30 ngành kinh tế cấp 2 95Phụ lục 14 : Tốc độ tăng vốn bình quân cho các ngành giai đoạn 2007-2012 96Phụ lục 15: Tốc độ tăng lao động bình quân cho các ngành giai đoạn 2007-2012 98Phụ lục 16 : Tốc độ tăng GDP bình quân cho các ngành giai đoạn 2007-2012 100Phụ lục 17: Hệ số βL vàβK cho các ngành giai đoạn 2007-2012 102Phụ lục 18: Đóng góp theo giá trị tương đối của các yếu tố vốn, lao động và TFP vào tốc độ tăng trưởng ngành kinh tế giai đoạn 2007-2012 103Phụ lục 20: Đóng góp theo giá trị tuyệt đối của các ngành kinh tế vào tốc độ tăng trưởng chung 106Phụ lục 21: Năng suất vốn của các ngành kinh tế (VA/giá trị còn lại của tài sản) 108Phụ lục 22: Năng suất lao động các ngành kinh tế (VA theo giá so sánh năm 2010) 109Phụ lục 23: So sánh thứ hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) của Việt Nam so với các nước Đông Nam Á 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO 111
Trang 9DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Các bước thực hiện phân tích 27
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu 28
Hình 4.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2005-2014 (%) 34
Hình 4.2: Tỷ trọng đóp góp của các khu vực kinh tế vào GDP của Việt Nam 35
Hình 4.3: Tốc độ tăng GDP bình quân của các ngành giai đoạn 2011-2014 (%) 36
Hình 4.4: GDP bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 2005-2014 36
Hình 4.5: GDP bình quân đầu người theo giá thực tế năm 2013 tại một số quốc gia tính theo USD (Đơn vị tính: USD) 37
Hình 4.6: Tốc độ tăng lao động và tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Nam 38
Hình 4.7: Năng suất lao động của Việt Nam và một số nước Châu Á (theo sức mua tương đương giá cố định năm 2011) 39
Hình 4.8: Chỉ số ICOR của Việt Nam giai đoạn 2005-2014 40
Hình 4.9: GTSX/lao động của 7 ngành công nghiệp chủ lực Việt Nam theo giá so sánh 2010 (Tỷ đồng/ người) 43
Hình 4.10: GTSX/vốn sản xuất kinh doanh bình quân của 7 ngành công nghiệp chủ lực tính theo giá thực tế 43
Hình 4.11: Cơ cấu giá trị sản xuất năm 2007 và năm 2012 (%) 54
Hình 4.12: Xếp hạng các ngành theo đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế (%) 57 Hình 4.13 : Năng suất lao động của ngành kinh tế (triệu đồng/người) 58
Hình 4.14: Năng suất vốn tính theo VA năm 2007 và 2012 59
Hình 4.15: Tỷ trọng chi phí trung gian theo ngành kinh tế trong GTSX giai đoạn 2007-2012 60
Hình 4.16: Đóng góp của các ngành vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2007-2012 (%) 61
Trang 10DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Cấu trúc mô hình bảng cân đối liên nghành 13
Bảng 3.1: Các bảng cân đối liên ngành (I/O) Việt Nam 29
Bảng 3.2: Danh mục 30 ngành kinh tế phân theo mã ngành cấp 2 30
Bảng 4.1: Số lao động và năng suất lao động của Việt Nam giai đoạn 2005-2014 37
Bảng 4.2: Tốc độ tăng TFP và đóng góp của TFP vào GDP Việt Nam 40
Bảng 4.3: Chỉ số sản xuất công nghiệp của ngành công nghiệp chủ lực giai đoạn 2005-2014 42
Bảng 4.4: Tổng số lượt khách du lịch tại Việt Nam giai đoạn 2005-2014 45
Bảng 4.5: Những ngành sản phẩm chủ lực trong 137 ngành sản phẩm 48
Bảng 4.6: Danh mục ngành công nghiệp chủ lực 49
Bảng 4.7: Danh mục ngành dịch vụ chủ lực 50
Bảng 4.8: Đóng góp theo giá trị tuyệt đối của các yếu tố vốn, lao động và TFP vào tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2007-2012 51
Bảng 4.9: Cơ cấu yếu tố cầu trong GDP 53
Bảng 4.10: Đóng góp theo giá trị tuyệt đối của các yếu tố vào tốc độ tăng trưởng nhóm ngành công nghiệp chủ lực giai đoạn 2007-2012 55
Bảng 4.11: Đóng góp theo giá trị tuyệt đối của các yếu tố vốn, lao động và TFP vào tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ chủ lực giai đoạn 2007-2012 55
Bảng 4.12: Ước tính đóng góp của các yếu tố vốn, lao động và TFP vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016-2020 64
Trang 11DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BL (Backward linkages): hệ số liên kết ngược
FL (Forward linkages): hệ số liên kết xuôi
GDP (Gross Domestic Product): Tổng sản phẩm quốc nội
GTSX: Giá trị sản xuất
I/O (Input – output table): Bảng cân đối liên ngành
ICOR: Hệ số sử dụng vốn
NGTK: Niên giám thống kê
SXKD: Sản xuất kinh doanh
TDCC: Tiêu dùng cuối cùng
TFP (Total Factor Productivity): Năng suất các nhân tố tổng hợp
VA: Giá trị gia tăng
Trang 12CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng trưởng và phát triển kinh tế là mục tiêu hàng đầu của mỗi quốc gia Tuy nhiên tăng trưởng dựa trên những nguồn lực nào? Đặc biệt là tăng trưởng phải gắn với phát triển bền vững luôn là một câu hỏi lớn cần trả lời Khi nói về tăng trưởng kinh tế, Nafziger (2005) cho rằng tăng trưởng kinh tế là việc tạo ra nhiều của cải hơn đáp ứng nhu cầu xã hội Tăng trưởng kinh tế thường được đo lường dựa trên tỷ số tổng sản phẩm trong nước (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc gia (GNP) (Nafziger, 2005; Perkins và ctg., 2006) Nói đến tăng trưởng kinh tế không chỉ đơn thuần là việc tạo ra nhiều của cải hơn, mà là quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng ngành tăng đóng góp của ngành công nghiệp, dịch vụ trong GDP, đặc biệt là sự chuyển dịch theo hướng mở rộng các ngành dịch vụ (Ruttan, 2002)
Chính vì vậy, việc xác định các yếu tác động đến tăng trưởng kinh tế luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều nhà kinh tế Đã có nhiều nghiên cứu lý thuyết cũng như nghiên cứu thực nghiệm nhằm trả lời câu hỏi mối quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng kinh tế và các yếu tố tác động đến tăng trưởng
Các nhà kinh tế học cổ điển (Adam Smith, 1776; David Ricardo, 1987) đặt nền móng lý thuyết tăng trưởng kinh tế, cho rằng yếu tố cơ bản của tăng trưởng là đất đai, lao động và vốn Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, Charles Cobb và Paul Douglas thiết lập hàm Cobb – Douglas, xác định các yếu tố tác động đến tăng trưởng gồm lao động, vốn và công nghệ Harrod (1939) và Domar (1946) đã kết hợp với phân tích của Keynes vào phân tích các nhân tố của phát triển kinh tế, với giả định
sự kết hợp cố định giữa vốn và lao động Đóng góp tiếp theo và quan trọng vào sự phát triển của học thuyết về tăng trưởng là mô hình tăng trưởng Solow (1956, 1957) Những năm gần đây, một loạt các nghiên cứu đã tìm hiểu vai trò của tích lũy tư nhân, vai trò của “tri thức mới” đối với sự phát triển trong dài hạn của các quốc gia (Barro và ctg., 2003; Mankiw, 2015; Romer, 1989; Nafzifer, 2005).Theo nghiên cứu thực nghiệm của Prettner (2012), tỷ lệ tăng trưởng không chỉ phụ thuộc vào tiến bộ công nghệ mà còn bởi sự gia tăng bền vững trong kỹ năng của người lao động và chính sách giáo dục tốt Bên cạnh đó, chất lượng nguồn nhân lực mà thông qua chất
Trang 13lượng của hệ thống giáo dục – đào tạo tốt, giúp cho các nước đang phát triển rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển (Hanushek, 2013)
Ngoài ra, một số nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với các yếu tố
vĩ mô như tỷ lệ tiết kiệm, tăng trưởng dân số và tăng trưởng các nguồn lực đối với tăng trưởng (Canlas, 2003) hay nghiên cứu của Martínzez và ctg., (2009), kết luận rằng đầu tư trong nước và sự ổn định của chính sách vĩ mô đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế
Đối với Việt Nam, thành tựu kinh tế đạt được trong những năm qua đã tạo nên nhiều thay đổi sâu sắc, đời sống được nâng cao, cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tích cực Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 1990-1999 là 7,4%, giai đoạn 2000-2010 là 7,3%, trong những năm gần đây do tác động của cuộc khủng khoảng kinh tế thế giới kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm lại giai đoạn 2011-2014 đạt 5,6% (Tổng hợp từ Niên giám thống kê, 1990-2014)
Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn đang phát triển theo chiều rộng, thiếu bền vững trong bối cảnh ngày càng hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới Nhằm tránh bẫy thu nhập trung bình cũng như đuổi kịp các nước phát triển yêu cầu Việt Nam đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững Do đó, cần có những nghiên cứu, phân tích để thấy được vai trò của các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay,
từ đó đưa các chính sách, giải pháp tác động phù hợp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Chính vì vậy, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài “Phân tích các yếu tố đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam - Ứng dụng bảng cân đối liên ngành” là yêu cầu cần thiết
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu có 3 mục tiêu sau:
- Vận dụng bảng cân đôi liên ngành (I/O) để phân tích định lượng các yếu tố vốn, lao động và năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Trang 14- Vận dụng bảng cân đối liên ngành (I/O) để xác định những ngành kinh tế chủ lực (Những ngành có hệ số liên kết ngược và liên kết xuôi lớn hơn 1) và phân tích định lượng các yếu tố đóng góp vào tăng trưởng của ngành kinh tế chủ lực
- Đưa ra những kết luận và khuyến nghị nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam theo chiều sâu
1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn nhằm tìm câu trả lời cho ba câu hỏi sau:
- Các yếu tố vốn, lao động, năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp như thế nào đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam?
- Các yếu tố vốn, lao động, năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp như thế nào đến tăng trưởng ngành kinh tế chủ lực trong kinh tế Việt Nam?
- Những kết luận và khuyến nghị nhằm nâng cao đóng góp của các nhân tố đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam?
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: tốc độ tăng trưởng kinh tế, phân tích đóng góp của các yếu tố vốn, lao động và năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế chung của Việt Nam và tăng trưởng của một số ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam Phạm vi nghiên cứu: mô tả thực trạng tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn
2005 – 2014 Phân tích định lượng các yếu tố đóng góp và tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2007-2012 Ước tính đóng của các yếu tố vốn, lao động và TFP trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016-2020
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dưới góc độ vĩ mô, kết hợp nghiên cứu lý thuyết với phân tích định lượng đánh giá thực tế Đo đó, ngoài những phương pháp chung, luận văn sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp mô tả
- Phương pháp phân tích định lượng
Các phương pháp nghiên cứu này sẽ được trình bày cụ thể ở Chương 3 của luận văn
Trang 151.5 Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về mô hình tăng trưởng, các nhân
tố tác động đến tăng trưởng kinh tế
- Ý nghĩa thực tiễn: đề tài đã áp dụng mô hình lý thuyết vào thực tiễn Việt Nam để xem xét, nhận định được thực trạng và các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam Đề tài nghiên cứu sẽ giúp cho những nhà hoạch định chính sách có căn cứ
để điều chỉnh, quy hoạch và có chính sách, định hướng phát triển kinh tế phù hợp với đặc điểm và tiềm năng kinh tế Việt Nam
1.6 Kết cấu của đề tài
Cấu trúc của luận văn gồm những phần chính sau đây:
Chương 1: Giới thiệu – Nội dung của chương này trình bày về lý do lựa chọn
đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước – Các lý thuyết tổng quát
về tăng trưởng và phát triển kinh tế, các mô hình phân tích các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế; các nghiên cứu trước có liên quan; lựa chọn các chỉ tiêu nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp và mô hình nghiên cứu – Những nội dung liên quan
đến mô hình nghiên cứu đề nghị, dữ liệu nghiên cứu; phương pháp tính các chỉ tiêu từ
số liệu nghiên cứu thứ cấp
Chương 4: Phân tích thực trạng tăng trưởng và các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam- Mô tả tổng quan về tình hình kinh tế Việt Nam, nhận
định những ưu điểm, hạn chế còn tồn tại; áp dụng mô hình nghiên cứu đề nghị phân tích tác động của các yếu tố vốn, lao động, TFP đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Chương 5: Kết luận và kiến nghị - Dựa trên thực trạng và kết quả nghiên cứu,
luận văn sẽ đề xuất các gợi ý chính sách; đưa ra khuyến nghị cũng như nêu ra các hạn chế của đề tài để các nghiên cứu tiếp theo được hoàn chỉnh
Trang 16CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Các khái niệm liên quan đến tăng trưởng và phát triển kinh tế; các mô hình nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm; các nghiên cứu trước về các yếu tố đóng góp vào tăng trưởng kinh tế sẽ được trình bày chi tiết trong chương này Đồng thời, thông qua các nghiên cứu trước, chương 2 sẽ lựa chọn các yếu tố chỉ tiêu mô tả tăng trưởng
và các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng ngành kinh tế, phục vụ cho việc phân tích tác động của các yếu tố này tác động đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam ở các chương tiếp theo
2.1 Các khái niệm liên quan
2.4.1 Khái niệm về tăng trưởng và phát triển kinh tế
Tăng trưởng kinh tế (economic growth) là sự gia tăng trong sản lượng sản xuất hay thu nhập bình quân của một quốc gia (Nafziger, 2005) Để đánh giá sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia người ta thường sử dụng chỉ tiêu tổng sản lượng quốc gia (GDP) hoặc tổng thu nhập quốc gia (GNP) thường được dùng để đo sản lượng hay thu nhập được tạo ra trong nền kinh tế
Trong lý thuyết kinh tế, tăng trưởng được chia thành tăng trưởng dài hạn và tăng trưởng ngắn hạn, tăng trưởng dài hạn là tăng trưởng được đo lường trong khoảng thời gian dài từ 30 đến 50 năm Tăng trưởng trong dài hạn dẫn đến sự thay đổi cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu lao động và cơ cấu tiêu dùng Cùng với sự tăng trưởng kinh tế là tăng lên trong sản lượng và lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ, trong ngành nông nghiệp giảm dần Đặc biệt ở các nước có thu nhập cao thì tỷ trọng của sản lượng
và lao động tăng ở ngành dịch vụ, thậm chí có sự suy giảm trong ngành công nghiệp (Nafziger, 2005)
Theo nghiên cứu của Maddison (1989 và 1991, trích bởi Barro và ctg., 2003) chỉ
ra rằng, một quốc gia có tốc độ tăng trưởng ổn định lâu dài quyết định đến sự thịnh vượng Ông cho rằng Tây Âu nối dài những nước giàu có nhất ngày nay bởi họ duy trì được sự tăng trưởng ổn định trong hàng thế kỷ Bốn con hổ Châu Á: Singapore, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc có tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân đầu người trung bình hơn 6% trong vòng 30 năm là mấu chốt của sự thành công (Blanchard, 2005)
Trang 17Phát triển kinh tế (economic development) chính là quá trình tăng trưởng kinh tế giúp cho một quốc gia cải thiện mức sống của người dân mà không làm cho ai bị nghèo đi (Perkins và ctg., 2006) Cũng theo Nafziger (2005), phát triển kinh tế là tăng trưởng kinh tế đi đôi với sự thay đổi trong phân bố sản lượng và cơ cấu kinh tế Sự thay đổi này bao gồm việc cải thiện mức sống của phần lớn người nghèo, sự suy giảm
tỷ trọng nông nghiệp và tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong sản lượng; trình
độ giáo dục, kỹ năng của lực lượng lao động được nâng cao và đạt được sự tiến bộ kỹ thuật đáng kể
Vậy phát triển kinh tế là một khái niệm có nội hàm rộng hơn tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần để có phát triển kinh tế Trong đó, phát triển kinh
tế được xem như quá trình biến đổi cả về lượng và chất của nền kinh tế, nội dung của phát triển kinh tế có thể khái quát thành ba tiêu thức sau:
Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần để phát triển kinh tế Đây là tiêu chí thể hiện sự thay đổi về lượng của quá trình kinh tế, sự gia tăng tổng sản lượng và thu nhập bình quân đầu người giúp nâng cao đời sống người dân và thực hiện các mục tiêu khác của phát triển kinh tế
Thứ hai, sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại Tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong tổng sản lượng quốc gia, đây là sự thay đổi về chất của nền kinh tế
Thứ ba, sự thay đổi ngày càng tốt hơn các vấn đề xã hội Mục tiêu cuối cùng của
sự phát triển kinh tế không phải là sự gia tăng sản lượng hay sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý mà là gia tăng phúc lợi của con người tại các quốc gia
2.4.2 Phát triển bền vững
Sự phát triển kinh tế của các quốc gia thường dẫn đến việc sử dụng quá mức nguồn lực tự nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu ngày càng trở nên trầm trọng Vì thế, ngày nay người ta không chỉ đề cập đến tăng trưởng và phát triển kinh tế mà còn nhấn mạnh đến phát triển bền vững
Thuật ngữ phát triển bền vững (sustainable development) xuất hiện lần đầu vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn thế giới, được công bố bởi Hiệp hội bảo
Trang 18Thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên Quốc tế - IUCN với nội dung: “sự phát triển của nhân loại không chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái.”
Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 qua báo cáo Brundtland
của Ủy ban Môi trường và Phát triển thế giới – WCED Báo cáo này ghi rõ “phát triển
bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến nhu cầu của thế hệ tương lai” Định nghĩa trên hàm chứa hai ý
chính là nhu cầu hiện tại và những hạn chế về nguồn lực nhằm đáp ứng nhu cầu tương lai Phát triển vền vững bao gồm ba nội dung cơ bản là bền vững về môi trường, xã hội bền vững và kinh tế bền vững
Chambers và ctg., (2009), đã sử dụng mô hình nội sinh cùng hàm sản xuất Cobb – Douglas nghiên cứu thực nghiệm đánh giá mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và
sử dụng nguồn lực tự nhiên Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng tài nguyên quá mức góp phần thúc đẩy kinh tế trong ngắn hạn nhưng làm giảm trạng thái tăng trưởng ổn định trong dài hạn
2.2 Các mô hình đánh giá những yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng ngành kinh tế
Tăng trưởng kinh tế luôn là chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà kinh tế học, vì sự chênh lệch nhỏ trong tăng trưởng giữa các quốc gia trong thời gian dài cũng dẫn đến sự khác biệt lớn trong sự thịnh vượng cho các quốc gia Đã có nhiều nghiên cứu cả về lý thuyết và thực nghiệm nhằm tìm ra câu trả lời cho mối quan hệ nhân quả giữa sản lượng và các yếu tố tác động đến sản lượng
2.2.1 Hàm sản sản xuất:
Hàm sản xuất (production function) là hàm mô tả mối quan hệ giữa qui mô lực lượng lao động và giá trị quỹ vốn của một nước với tổng sản lượng của nước đó (Perkins, 2006)
Nếu Y là mức tổng sản lượng (tổng thu nhập), K là quỹ vốn và L là lao động thì
ở dạng tổng quát nhất, hàm sản xuất được biểu thị dưới dạng Y=F(K,L), hàm này được cũng được gọi là hàm tổng sản lượng tổng quát Đẳng thức này cho thấy sản lượng là một hàm của quỹ vốn và cung lao động, tăng trưởng diễn ra nhờ tăng qui mô
Trang 19lực lượng lao động, tăng lượng vốn hoặc cả hai Sự phối hợp giữa K và L cho thấy các
mô hình tăng trưởng khác nhau
Theo quan điểm của trường phái cổ điển, yếu tố cơ bản nhất của tăng trưởng là đất đai, lao động và vốn Trong đó, đất đai là yếu tố quan trọng nhất, cụ thể mô hình Ricardo (1972-1823), với luận điểm cơ bản đất đai sản xuất nông nghiệp là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế, ông phủ nhận vai trò của tiến bộ công nghệ trong tăng trưởng kinh tế Số lượng và chất lượng đất sản xuất nông nghiệp có điểm dừng, mở rộng đất đai ngày càng sử dụng đất ít hiệu quả hơn, chi phí cao hơn làm cho lợi nhuận giảm
Sự suy giảm lợi nhuận làm cho đầu tư giảm Như vậy, mô hình Ricardo cuối cùng nền kinh tế dẫn đến trì trệ hoặc suy giảm
Lý thuyết này đã không giải thích được nguồn gốc của tăng trưởng hiện nay Tiến bộ nhanh về công nghệ làm cho năng suất lao động trong khu vực nông nghiệp tăng, cũng như giới hạn về phát triển dân số đặc biệt là ở các nước phát triển làm cho lao động trong lĩnh vực nông nghiệp không phải lúc nào cũng dư thừa Những hạn chế này, trường phái Tân cổ điển đã kế thừa mô hình tăng trưởng của trường phái cổ điển
và phát triển nó hoàn thiện hơn
Hàm sản xuất Cobb-Douglas, do nhà toán học Charles Cobb và nhà kinh tế học người Mỹ Paul Douglas sử dụng để nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng và các nguồn lực – lao động (L), vốn (K) và công nghệ (T) của ngành công nghiệp chế tạo
Mỹ giai đoạn 1988-1992 (trích bởi Nafzifer, 2005) Mối quan hệ được thể hiện qua phương trình: Y = TKαLβ, trong đó Y là sản lượng, T là trình độ công nghệ, K vốn và
L lao động T làm tăng sản lượng đầu ra khi kết hợp nhất định hai yếu tố L và K mà không ảnh hưởng đến năng suất biên tương đối của chúng Các tham số α, là độ co giãn của sản lượng theo vốn
KΔ
KxY
YΔ
=
α và β hệ số co giãn của sản lượng theo lao
động
LΔ
LxY
Trang 202.2.2 Mô hình tăng trưởng của Harrod – Domard
Đây là mô hình được ứng dụng rộng rãi tại các nước đang phát nhằm xác định mối quan hệ giữa tăng trưởng và nhu cầu về vốn Dựa vào tư tưởng của Keynes, hai nhà kinh tế học Roy Harrod (1939) và Evsey Domar (1946, trích bởi Perkins và ctg., 2006), nghiên cứu độc lập nhưng đạt đến kết luận chung, coi sản lượng là hàm của vốn được thể hiện qua phương trình: Y=K/v (2.1)
Trong đó, ký hiệu Y là sản lượng đầu ra, K là vốn, I là đầu tư, v = K/Y được gọi là hệ
số ICOR – được dùng để xác định tác động của lượng vốn tăng thêm đến sản lượng đầu ra Với giả định đầu tư bằng tiết kiệm (S=I) và đầu tư làm tăng năng lực của nền kinh tế (I=∆K) trong điều kiện công nghệ không đổi Khi tổng quỹ vốn thay đổi một lượng là ∆K thì sản lượng cũng thay đổi một lượng là ∆Y, phương trình (2.1) được viết lại như sau:
∆Y = ∆K/v (2.2) Chia cả 2 vế của phương trình (2.2) cho Y ta có: =g
Y.v
KΔ
=Y
YΔ
(2.3)
g là tốc độ tăng sản lượng đầu ra, s = ∆K/Y là tỷ trọng của tích lũy tài sản trong GDP
Do đó, đẳng thức (2.3) có thể được viết lại (2.4)
g
s ICOR
Theo Perkin và ctg (2006), mô hình Harrod – Domard có ưu điểm là tính đơn giản của nó và có thể ước lượng khá hợp lý tốc độ tăng trưởng kỳ vọng cho các nước trong giai đoạn ngắn Tuy nhiên, mô hình vẫn còn vài hạn chế căn bản, trong đó hạn chế lớn nhất của mô hình bắt nguồn từ giả định cứng ngắc về các tỷ lệ vốn – lao động, vốn – sản lượng, lao động – sản lượng, đã bỏ qua sự điều chỉnh giữa vốn và lao động, cũng cho thấy nền kinh tế ít linh hoạt theo thời gian
2.2.3 Mô hình Solow
Để hiểu rõ hơn nguồn gốc của sự tăng trưởng, một số nhà kinh tế, điển hình là Solow (1956) đã bổ sung thêm nhân tố cho mô hình Harrod – Domard cho phép phân tích, đánh giá nguồn gốc khác nhau của sự tăng trưởng Mô hình Solow tập trung vào các biến số: sản lượng đầu ra (Y), vốn (K), lao động (L) và tiến bộ công nghệ (T) Giả thiết cơ bản của mô hình là suất sinh lợi không đổi theo quy mô, năng suất biên của
Trang 21vốn giảm dần, được xác định ngoại sinh bởi biến kỹ thuật có sự thay thế giữa lao động
và vốn Do đó, mô hình nhấn mạnh đến tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư là nhân tố chính quyết định tăng trưởng trong ngắn hạn Tiến bộ kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng dài hạn, nhưng nó vẫn được xem là biến ngoại sinh Từ đó ta có hàm sản xuất tổng hợp có dạng Y=F(A,L,T) Mô hình Solow được xây dựng dựa trên cơ sở của hàm sản xuất, cụ thể ở đây là hàm sản xuất Cobb- Douglas
Y=F(T,K.L) = Kα(T.L1-α) (2.5) Theo cách xác lập của hàm này, công nghệ được đưa vào mô hình nó sẽ trực tiếp làm tăng hiệu quả của yếu tố lao động Vì vậy T.L được gọi là đơn vị lao động hiệu quả, được dùng để đo lường cả lượng lao động và hiệu quả của lao động trong quá trình sản xuất
Để ước lượng nguồn tăng trưởng theo thời gian khi có sự thay đổi của công nghệ Solow (1957), với Y là sản lượng, K là vốn, L là lao động và t là thời gian, hàm sản xuất tổng thể có dạng tổng quát như sau:
Y=F(K,L;t) (2.6) Trong trường hợp đặc biệt, giả định rằng tác động của tiến bộ công nghệ theo thời gian (At) làm tăng khối lượng sản xuất (Y) từ một sự kết hợp nhất định của hai nhân
tố sản xuất là vốn (K) và lao động (L) Tuy nhiên nó không làm thay đổi năng suất biên của các nhân tố riêng rẽ, với giả định này hàm sản xuất (2.6) được viết lại như sau:
Y=AtF(Kt,Lt) (2.7) Vậy với ba nguồn gốc của tăng trưởng là sự gia tăng tổng năng suất các nhân tố sản xuất gồm sự tiến bộ công nghệ (A), vốn (K), lao động (L) theo thời gian t Lấy vi phân phương trình (2.7) theo thời gian ta có:
dt
dLLδ
fδA+dt
dKKδ
fδA+dt
dA)L,K(
=dt
dY
(2.8)
Có thể nói, mô hình Solow là công cụ hữu hiệu để tìm hiểu quá trình tăng trưởng kinh tế của các quốc gia Mô hình giúp ta hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa tiết kiệm, đầu tư, tăng dân số và thay đổi công nghệ đối với mức sản lượng trong trạng thái bền vững Solow đã nhấn mạnh đến vai trò quyết định của tiến bộ công nghệ đến
Trang 22tăng trưởng GDP và GDP – đầu người, nhưng lại cho rằng tiến bộ công nghệ là yếu tố ngoại sinh Vì vậy, mô hình này không giải thích được tăng trưởng của một quốc gia, cũng như trong thực tiễn vốn nhân lực không chịu sự chi phối của quy luật năng suất biên giảm dần
2.2.4 Mô hình tăng trưởng nội sinh
Từ những hạn chế của mô hình Solow, nhiều lý thuyết tăng trưởng mới và lý thuyết “nội sinh” nổi lên.Theo quan điểm của trường phái Tân cổ điển, tốc độ tăng trưởng dài hạn là ngoại sinh và được xác định bởi tỷ lệ tiết kiệm (Harrod-Domard, 1948,1957), tiến bộ công nghệ và tăng trưởng kinh tế (Solow, 1956) và các biến này chỉ được coi là biến ngoại sinh và không giải thích được Một vài thực nghiệm cho thấy rằng, các mô hình này không giải thích được nguồn gốc tăng trưởng của một số nước phát triển hiện nay Các nhà kinh tế học đã bắt đầu xây dựng các mô hình phức tạp hơn, trong đó các biến này được trở thành biến nội sinh trong mô hình, những mô hình này được gọi là mô hình tăng trưởng nội sinh
Nhiều lý thuyết kinh tế vĩ mô kết hợp nguồn lực con người thông qua mở rộng
mô hình tăng trưởng tân cổ điển Solow Được phát triển bởi Paul Romer (1986 và 1989), Lucas (1988, trích dẫn bởi Barro và ctg., 2003) và nhiều nghiên cứu cho thấy nguồn lực con người là nhân tố quan trọng trong tăng trưởng kinh tế trong dài hạn
Mô hình này nhấn mạnh các yếu tố như là “tác động lan tỏa” và “học thông qua thực hành” mà nhờ đó các quyết định về đầu tư vào nghiên cứu phát triển (R&D) hoặc đầu
tư cá nhân vào nguồn nhân lực có thể mang lại ảnh hưởng tích cực cho nền kinh tế Schultz (1989) cho rằng đầu tư vào giáo dục, vào vốn con người mang lại lợi nhuận lớn hơn so với hầu hết các loại vốn vật chất khác Theo nghiên cứu của Rains (2004) cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa sự phát triển nguồn nhân lực vào tăng trưởng kinh tế Còn theo nghiên cứu của Kogid và ctg.(2010), tăng trưởng kinh tế chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau, trong đó quản trị tốt các nguồn lực kinh tế cũng rất quan trọng để duy trì tăng trưởng kinh tế Bên cạnh đó, nghiên cứu của Fuentes và ctg (2006), chứng minh rằng các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế như vốn, lao động, TFP có vai trò khác nhau trong từng giai đoạn phát triển kinh tế, những
Trang 23trong giai đoạn nền kinh tế đạt tốc độ phát triển cao thì nhân tố TFP đóng vai trò quan trọng nhất
Do đó, lý thuyết tăng trưởng nội sinh (Theories of endogenous growth) nhấn mạnh tăng trưởng kinh tế là kết quả của gia tăng tỷ suất sinh lợi do “kiến thức mới” mang lại Những yếu tố “kiến thức mới” này góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng của lao động và vốn, sự gia tăng về năng xuất thông qua kiến thức mới được xác định bằng hệ số năng suất tổng hợp TFP (Total Factor Productivity) Việc bổ sung hệ số TFP vào mô hình tăng trưởng của Solow và coi các yếu tố lao động, vốn và TFP là các biến nội sinh Điều này, khắc phục được hạn chế của mô hình Solow và giúp cho
mô hình gần với thực tế cũng như lý giải được sự tăng trưởng kinh tế hiện nay của các quốc gia
2.2.5 Mô hình cân đối liên ngành I/O (Input – Output model)
Mô hình cân đối liên ngành (Input – Output model) là công cụ phân tích định lượng dựa trên bảng cân đối liên ngành (Input – Output table).Việc xây dựng bảng cân đối liên ngành ( I/O) được bắt nguồn từ những ý tưởng trong tác phẩm nổi tiếng Tư bản của Karl Marx khi ông nỗ lực tìm kiếm mối quan hệ theo một tỷ lệ nhất định giữa các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất Ý tưởng này được Wassily Leontief (1905-1999) phát triển bằng cách sử dụng công cụ toán học, thống kê để mô tả toàn diện quan hệ cung – cầu của nền kinh tế Wassily Leontief coi mỗi công nghệ sản xuất là một mối quan hệ tuyến tính giữa số lượng sản phẩm được sản xuất ra và các sản phẩm, dịch vụ đầu vào Mối quan hệ này được biểu diễn dưới dạng là một hàm tuyến tính, mà các hệ số được xác định dựa trên giả định không đổi về công nghệ
Năm 1941, mô hình I/O được Wassily Leontief trình bày lần đầu trong công trình “Cấu trúc của nền kinh tế Hoa Kỳ” Ngày nay, mô hình I/O và các ứng dụng cụ thể trong phân tích và dự báo kinh tế của một quốc gia hay của một vùng trên cơ sở xem xét mối quan hệ liên ngành trong nền kinh tế đã và đang được ứng dụng rộng rãi
ở nhiều nước trên thế giới và Việt Nam
Gou (2000) đã sử dụng mô hình I/O đo lường sự thay đổi cấu trúc kinh tế nền
kinh tế Mỹ giai đoạn 1972 – 1996 cho thấy rằng mối liên kết của nhóm ngành công nghiệp sản xuất giảm do tác động của yếu tố thâm dụng nhập khẩu Nghiên cứu của
Trang 24Haraguchi (2009) cũng đưa ra kết luận, phát triển kinh tế khi tạo ra năng lực sản xuất trong nước và tạo ra các mối liên kết trong sản xuất nội địa Ngược lại thương mại quốc tế dựa trên xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên, có thể làm giảm các mối liên kết của các ngành sản xuất nội địa dẫn đến suy giảm tăng trưởng kinh tế trong dài hạn Vì vậy, cần chính sách tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng bền vững bằng việc khuyến khích phát triển công nghệ và nâng cao năng suất của các ngành kinh tế
Mô hình I/O mô phỏng mối quan hệ giữa các ngành trong nền kinh tế trong quá trình sản xuất và sử dụng sản phẩm theo hệ thống hàm tuyến tính Cấu trúc bảng cân đối liên ngành (I /O) được thể hiện ở bảng 2.1
Bảng 2.1: Cấu trúc mô hình bảng cân đối liên nghành
Tiêu dùng trung gian
Tiêu dùng cuối cùng
Tích lũy tài sản
Xuất khẩu
Nhập khẩu GO
gia đình
Chính phủ
TLTS
cố định
TLTS lưu động
Khối sản xuất: thể hiện chi phí trung gian của các ngành, cho biết các mối quan
hệ liên ngành trong nền kinh tế Trong bảng I/O ta có n ngành kinh tế, khối sản xuất được biểu thị bằng ma trận A=[Xij] (i,j=1,2,3,….,n); phần tử Xij thể hiện ngành j
sử dụng Xij đồng của ngành i làm chi phí trung gian trong quá trình sản xuất sản phẩm
j Giá trị sản xuất của ngành kinh tế i là ∑n+4
1
= i ij
X
Trang 25Khối tiêu dùng: phản ánh giá trị những sản phẩm của các ngành được sử dụng
cho nhu cầu cuối cùng, bao gồm tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình, tiêu dùng chính phủ, qua đó biết được mức sống của tầng lớp dân cư và của quốc gia
Tiêu dùng của hộ gia đình được biểu thị bằng ma trận B=[Xi(n+1)], i=1,2,3…n; Giá trị
Xi(n+1) có nghĩa ngành kinh tế i cung cấp cho tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình giá
trị Xi(n+1) đồng Tổng mức chi tiêu cuối cùng của hộ gia đình C=∑n
1
= i
) 1 + n ( iX
Tiêu dùng cuối cùng của chính phủ bao gồm các khoản chi thường xuyên và chi cho phát triển, tiêu dùng của chính phủ được biểu thị bằng ma trận C=[Xi(n+2)], i=1,2,3…n; giá trị Xi(n+2) cho biết ngành kinh tế i cung cấp cho chi tiêu chính phủ một giá trị Xi(n+2)
đồng Tổng mức chi tiêu cuối cùng của chính phủ là Cg=∑n
1
= i
) 2 + n ( i
Khu vực tích lũy phản ánh thực tế giá trị tích lũy được trong năm về tài sản lưu
động và tài sản cố định Tích lũy tài sản cố định là toàn bộ giá trị tài sản cố định tăng lên trong năm trừ tài sản thanh lý trong năm, tích lũy tài sản cố định được biểu thị bằng ma trận D=[Xi(n+3)], i=1,2,3…n; Tổng giá trị tích lũy tài sản cố định là D=
X Tích lũy tài sản lưu động là toàn bộ giá trị tài sản lưu động được tính bằng
chênh lệch đầu kỳ - cuối kỳ, tích lũy tài sản lưu động được biểu thị bằng ma trận
E=[Xi(n+4)], i=1,2,3…n; Tổng giá trị tích lũy tài sản cố định là E= ∑n
1
= i
) 4 + n ( i
Khu vực xuất nhập khẩu biểu thị giá trị hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu của
một quốc gia Xuất khẩu hàng hóa được biểu thị bằng ma trận F=[Xi(n+5)], i=1,2,3…n;
Tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa E= ∑n
1
= i
) 5 + n ( i
X Nhập khẩu hàng hóa được biểu diễn
bằng ma trận G=[Xi(n+6)], i=1,2,3…n; Tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa G= ∑n
1
= i
) 6 + n ( i
Thu nhập của người lao động bao gồm tất cả các khoản thu từ lao động như
lương, bảo hiểm xã hội, tiền thưởng, trợ cấp…Thu nhập của người lao động biểu được
Trang 26biểu thị bằng ma trận H=[X(n+1)i], i=1,2,3…n; Tổng thu nhập của người lao động H=
Khấu hao tài sản cố định là toàn bộ giá trị hao mòn tài sản cố định trong quá
trình sản xuất trong một năm Khấu khao tài sản cố định là nguồn vốn để đầu tư tích lũy và không được sử dụng vào chi tiêu thường xuyên Khấu khao tài sản cố định được biểu thị bằng ma trận I=[X(n+2)i], i=1,2,3…n; Tổng giá trị khấu hao tài sản cố
Thặng dư sản xuất là thu nhập cuối cùng của người sản xuất sau khi trừ đi các
khoản chi phí, phần thặng dư sản xuất này sẽ được chi trả lợi tức chủ sở hữu bao gồm:
cổ tức, lãi vốn vay, tiền thuê đất đai, nhà xưởng, lợi tức kinh doanh… Thặng dư sản xuất được biểu thị bằng ma trận J=[X(n+3)i], i=1,2,3…n;Tổng giá trị thặng dư sản xuất
+
n
(
Thuế gián thu bao gồm các loại thuế, phí mà các đơn vị kinh tế nộp vào ngân
sách và được hạch toán vào chi phí sản xuất Thuế gián thu được biểu thị bằng ma trận
K=[X(n+4)i], i=1,2,3…n; Tổng giá trị thuế gián thu trong năm là K= ∑n
1
= i
i ) 4 + n (
Xét theo cột của bảng I/O, có thể nhận thấy để thực hiện quá trình sản xuất mỗi ngành phải sử dụng các yếu tố đầu vào từ ngành khác trong nền kinh tế và kết hợp các yếu tố đầu vào này với giá trị gia tăng để tạo ra giá trị sản xuất cho từng ngành (Xi) Mặt khác, mỗi hàng trên bảng I/O thể hiện giá trị sản xuất của từng ngành được sử dụng cho tiêu dùng trung gian của các ngành khác trong nền kinh tế và cho tiêu dùng cuối cùng
Có thể nhận thấy, mỗi ngành trong nền kinh tế có mối quan hệ mật thiết với các ngành khác trong nền kinh tế Để tạo ra giá trị sản xuất Xi, ngành i phải mua các yếu
tố đầu vào từ các ngành khác cũng như cung cấp sản phẩm đầu ra cho tiêu dùng trung gian của các ngành khác.Sự phát triển của ngành i sẽ làm cho nhu cầu đầu vào từ các ngành khác tăng Đến lượt mình các ngành cung cấp đầu vào cho ngành i, có cơ hội
mở rộng sản xuất và cần nhiều đầu vào từ các ngành khác nữa và sự lan tỏa này tiếp
Trang 27tục diễn ra trong nền kinh tế Trong đó, những ngành kinh tế mà sự phát triển của nó
sẽ thúc đẩy và lôi kéo các ngành khác phát triển theo mạnh mẽ được gọi là ngành kinh
tế chủ lực (Chowdhury, 1994)
Mặt khác mỗi hàng trên bảng I/O thể hiện giá trị của từng ngành sản xuất được
sử dụng cho tiêu dùng trung gian của các ngành kinh tế khác cũng như cho chính nó
và cho tiêu dùng cuối cùng Ký hiệu Fi là giá trị tiêu dùng cuối cùng của ngành i, ta có thể biểu diễn mối quan hệ tuyến tính giữa giá trị sản xuất, tiêu dùng trung gian và tiêu dùng cuối cùng trong nền kinh tế bằng hệ phương trình sau:
Để phân tích tác động trực tiếp của một ngành đối đối với các ngành đầu vào của
nó người ta sử dụng hệ số chi phí trung gian trực tiếp Hệ số chi phí trung gian trực tiếp aij cho biết để sản xuất ra một đồng giá trị của ngành j cần bao nhiêu giá trị sản phẩm đầu vào từ ngành i Hệ số aij được tính theo công thức:
j
ij ij X
Trang 28Trong đó A là ma trận hệ số chi phí trung gian trực tiếp, I là ma trận đơn vị, X là
ma trận véc tơ giá trị sản xuất và F là ma trận véc tơ sử dụng cuối cùng
a
aa
aa
a
aa
=
A
nn 2
1
n 22
21
n 21
11
n
2 1
X
XX
=X
n
2 1
F
FF
= F
Công thức (2.13) biến đổi thành: ΔX=( -A)- 1ΔF
(2.14) Công thức (2.14) dùng để đo lường sự thay đổi của giá trị sản xuất của từng ngành cũng như của toàn bộ nền kinh tế dưới tác động của tiêu dùng cuối cùng Ma trận (I-A)-1
được gọi là ma trận nghịch đảo Leontif, ma trận này cho biết chi phí toàn phần để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm cuối cùng của một ngành
Từ bảng I/O, cho biết mối quan hệ cung – cầu giữa các ngành trong nền kinh tế cho phép tính toán giá trị sản xuất và giá trị GDP của từng ngành cũng như của toàn
bộ nền kinh tế
GDP được tính theo 3 phương pháp sau:
Phương pháp sản xuất: GDP = Tổng giá trị sản xuất – Tổng chi phí trung gian
Phương pháp thu nhập: GDP = Thu nhập người lao động + Thặng dư sản xuất + khấu hao tài sản cố định + thuế trực thu
Phương pháp tiêu dùng: GDP = Tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình + Tiêu dùng cuối cùng của chính phủ + Tích lũy tài sản + Xuất khẩu ròng
Tỷ trọng thặng dư sản xuất trong GDP được xác định bằng công thức:
GDP
K K δ
f δ A
=
βL
Xác định mức độ ảnh hưởng của một ngành lên toàn bộ nền kinh tế: những ngành có
hệ số lan tỏa lôi kéo (BL) hay thúc đẩy (FL) các ngành khác phát triển được xác định thông qua ma trận nghịch đảo Leontief Các phần tử nằm trên đường chéo của ma trận nghịch đảo Leontief đều lớn hơn 1, điều này cho thấy cần một đơn vị của sản phẩm
Trang 29nào đó để tăng một đơn vị sản phẩm cuối cùng của sản phẩm đó, và phần còn lại được dùng để tăng năng lực sản xuất của chính nó (Bùi Trinh, 2001)
Xác định hiệu ứng liên kết ngược (BL): Nếu gọi rij là yếu tố thứ ij của ma trận nghịch đảo Leontief thì toàn bộ hiệu ứng của liên kết ngược (TBLE) của mỗi yếu tố được xác định theo công thức:
∑irij
= TBLE (I =1,2,3…n) (2.15)
Do aij là yếu tố thứ ij của ma trận hệ số chi phí trung gian trực tiếp, do đó chúng ta có liên kết ngược gián tiếp của ngành thứ j là:
∑
i
ij ij
Để so sánh độ lan tỏa bình quân tạo ra bởi ngành thứ j với mức độ lan tỏa trung
bình của toàn bộ nền kinh tế người ta dùng chỉ số liên kết ngược (BLI j), được xác định
j ij i
2 ij i
n
1/)rn
1(
=
Trong đó, n là số ngành trong nền kinh tế Tử số của công thức (2.17) cho biết mức độ lan toả bình quân của ngành j lên các ngành khác có liên quan khi nhu cầu cuối cùng thay đổi một đơn vị Mẫu số của công thức (2.17) thể hiện mức độ lan tỏa bình quân của toàn bộ nền kinh tế khi nhu cầu cuối cùng của tất cả các ngành trong nền kinh tế thay đổi một đơn vị Vì vậy, nếu BLIj ≥1, thì mức độ lan tỏa của ngành j lớn hơn mức độ lan tỏa trung bình của nền kinh tế, ngược lại BLIj <1 thì mức độ lan tỏa của ngành j nhỏ hơn mức độ lan tỏa trung bình của nền kinh tế Điều này hàm ý về mặt chính sách, nếu ngành j có BLIj ≥1, việc đầu tư vào ngành j sẽ tạo ra mức lan tỏa lớn hơn mức lan tỏa trung bình trong nền kinh tế đo đó nó có tác động kích thích sự phát triển của các ngành cung ứng đầu vào cho nó
Liên kết ngược có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định những ngành kinh tế chủ lực thông qua việc đo lường chỉ số BLIj Bên cạnh đó, việc tính toán các chỉ số đo
lường liên kết xuôi cũng có ý nghĩa trong việc xác định ngành kinh tế chủ lực Liên
kết xuôi, nếu giá trị gia tăng của ngành thứ i thay đổi một đơn vị thì xuất lượng của
các ngành có liên quan đến ngành i trong nền kinh tế cũng thay đổi theo Sự thay đổi này được xác định bằng cách cộng theo hàng hệ số rij trong ma trận nghịch đảo Leontief Nói theo cách khác, tổng theo hàng trong ma trận (I-A)-1
cho biết, tổng thay
Trang 30đổi trong xuất lượng của tất cả các ngành kinh tế hàng thứ i khi ngành kinh tế thứ i thay đổi một đơn vị giá trị gia tăng Để đo lường toàn bộ hiệu ứng liên kết xuôi (TFLEi) của ngành i người ta sử dụng công thức sau:
∑ij
Nếu aij là yếu tố thứ ij của ma trận hệ số chi phí trực tiếp thì liên kết xuôi (IFLi) được
đo lường bằng công thức: ∑n
1
= j
ij) ij
Hệ số liên kết xuôi (FLIi) được xác định bằng các công thức sau:
)rn
1/(
)rn
1(
=
j ij i
2 j
ij
Nếu hệ số FLIi≥1, thì mức độ lan tỏa liên kết xuôi của ngành i lớn hơn mức độ lan tỏa bình quân của nền kinh tế Điều này bao hàm ý nghĩa nếu ngành thứ i phát triển sẽ cung cấp nhiều hàng hóa cho những ngành sử dụng sản phẩm của ngành i làm yếu tố đầu vào
Việc xác định hệ liên kết ngược và hệ số liên kết xuôi của các ngành trong nền kinh tế cho phép ta xác định được mức độ lan tỏa của ngành đó đối với các ngành khác trong nền kinh tế Do đó, ma trận nghịch đảo Leontief là cơ sở để xác định trong nền kinh tế, ngành nào là ngành có mức độ lan tỏa lớn nhất Điều này có nghĩa, sự phát triển của ngành đó thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác trong nền kinh tế
2.3 Các nghiên cứu trước liên quan đến đề tài
Nghiên cứu của Dante B Canlas (2003)
Canlas đã tiến đã sử dụng mô hình tân cổ điển của Robert Solow, hàm sản xuất Cobb – Douglas, kết hợp với lý thuyết tăng trưởng nội sinh nhằm phân tích các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế ở Philippines giai đoạn 1985-1994 Canlas đã sử dụng hàm Y(t) = A(t)K(t) αH(t)βL(t)1-α-β, trong đó A là trình độ công nghệ, K nguồn vốn, H là vốn con người (đo lường thông qua số năm đi học) và L là số lượng lao động, dữ liệu chuỗi thời gian được thu thập từ các niên giám thống kê của Philippines Kết quả cho thấy tăng tiết kiệm cho đầu tư, tăng dân số có ý nghĩa thống kê với mô hình, nhưng vốn con người hay đầu tư cho giáo dục làm nền tảng cho tiến bộ công nghệ cho thấy có dấu hiệu kỳ vọng nhưng lại không có ý nghĩa thống kê
Trang 31Nghiên cứu của Fuentes, Larrai'n, Hebbel (2006)
Fuentes và ctg đã tiến hành nghiên cứu các nguồn lực của tăng trưởng và tác động của TFP (total factor productivity) lên nền kinh tế Chile giai đoạn 1960-2005 Nhóm tác giả phân chia giai đoạn này thành ba giai đoạn nhỏ với khoảng thời gian tương đương nhau nhưng có sự khác nhau về tình hình kinh tế, chính trị gồm: giai đoạn tăng trưởng trung bình 1960-1974; giai đoạn tăng trưởng thấp nhất 1974-1989 và giai đoạn tăng trưởng cao nhất 1990-2005 Thực hiện phân tích các nguồn lực tăng trưởng và đo lường TFP thông qua hàm sản xuất Cobb- Douglas, có sự thay thế được giữa lao động và nguồn vốn:
Yt=AtK αt(LtHtQt)1-αTrong đó, A đại diện cho TFP, K: khả năng sử dụng vốn; H số giờ lao động; Q chất lượng lao động, đo lường bằng số năm đi học; L số lượng lao động Phương trình để tính TFP là : At = Yt – αKt-(1-α)LtHtQt
Kết quả phân tích cho thấy có sự đóng góp của các yếu tố (K, L, TFP) về cả mặt số lượng và chất lượng vào kết quả tăng trưởng khác nhau rõ rệt trong ba giai đoạn Cụ thể, trong giai đoạn tăng trưởng chậm kéo dài từ 1974-1989 lao động đóng góp vào tăng trưởng nhiều nhất, vốn chiếm ưu thế trong giai đoạn tăng trưởng trung bình 1960-1974 Ngược lại với hai giai đoạn trên, cả ba yếu tố K, L, TFP đều đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn tăng trưởng cao 1990-2005, nhưng trong đó TFP đóng vai trò quan trọng nhất Vai trò quan trọng của TFP trong giai đoạn tăng trưởng cao 1990-2005 có vai trò khác biệt qua hai giai đoạn ngắn hơn: giai đoạn 1990-1997,GDP cao có tốc độ tăng trưởng của TFP cao và giai đoạn 1998-2005, GDP đạt mức trung bình có tốc độ tăng trưởng TFP thấp hơn Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng đưa ra kết luận rằng yếu tố tăng trưởng TFP cũng phản ánh hiệu quả đạt được từ việc ổn định chính sách vĩ mô cũng như chính sách cải cách cơ cấu kinh tế
Nghiên cứu của Chambers và Guo (2009)
Nghiên cứu định lượng được Chambers và ctg (2009) thực hiện dựa trên số liệu bảng của 93 quốc gia giai đoạn 1961-2001 với tổng số 794 quan sát Kết hợp hàm sản
Trang 32xuất Cobb – Douglass và hàm tăng trưởng nội sinh nhóm tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu tăng trưởng dài hạn của các quốc gia như sau:
growthit+1 = β1incomeit + β1educationit + β1govit + β1invit+ β1tradeit + β1footprintit + αi
+ πt +€it+1 Trong đó, biến phụ thuộc growthit+1 đo lường GDP bình quân của quốc gia i trong giai đoạn 5 năm tới (giữa năm t và t + 1), incomeit tỷ lệ vốn – GDP ở thời kỳ t, educationit đại diện cho năm đi học trung bình của người lao động trong độ tuổi từ 15 tuổi trở lên, govit là tỷ lệ chi tiêu công – GDP, invit: tốc độ tăng vốn, tradeit: tỷ lệ tổng thương mại – GDP, footprintit : hiệu quả sử dụng tài nguyên Số liệu nghiên cứu được thu thập từ ba nguồn: Penn World Table v 6.2 (Heston, Summers, and Aten, 2006), Barro and Lee (2000), Global Footprint Network (2005)
Nghiên cứu tìm thấy biến income có dấu (-) và có ý nghĩa thống kê là 1% Các biến còn lại education, gov, trade, footprint có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh
tế (có dấu +) và đều có ý nghĩa thống kê Trong đó, chi tiêu của chính phủ có tác động tích cực nhưng có tác động không đáng kể, việc gia tăng sử dụng 10% nguồn tài nguyên thiên nhiên chỉ mang lại 0,17% tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong năm tiếp theo Ngược lại, việc thúc đẩy tích tụ nguồn vốn trong nước tạo ra tác động lớn hơn nhiều về mặt tăng trưởng kinh tế
Nghiên cứu của Jiemin Guo và Mark A Planting (2000)
Để tìm hiểu sự thay đổi cơ cấu nền kinh tế Mỹ giai đoạn 1972-1996, Gou và ctg
đã sử dụng 6 bảng I – O của Hoa Kỳ các năm 1972, 1977, 1982, 1987, 1992 và 1996 Qua mô hình I-O nhằm nghiên cứu mối liên kết trong nội bộ ngành sản xuất và của ngành sản xuất với phần còn lại của nền kinh tế Theo kết quả nghiên cứu, kinh tế Mỹ giai đoạn 1972-1996 cho thấy tỷ trọng ngành dịch vụ tăng, tỷ trọng ngành sản xuất giảm Mối liên kết giữa các ngành sản xuất trong nước giảm xuống do đầu vào sản xuất chuyển hướng từ hàng nội địa sang nguồn hàng nhập khẩu Trong khi đó, tỷ trọng ngành phi sản xuất trong nền kinh tế tăng và có sức lan tỏa ngày càng lớn
Nghiên cứu của Bui Trinh và Nguyen Viet Phong (2014)
Bui Trinh và Nguyen Viet Phong đã sử dụng mô hình I-O để phân tích sự thay đổi kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000-2010 Bảng I-O năm 2000 dùng để phân tích cho
Trang 33giai đoạn 2000-2005, bảng I-O năm 2010 phân tích cho giai đoạn 2006-2010, các ngành kinh tế trong bảng I-O được gộp thành 15 ngành Theo kết quả nghiên cứu, tác động của tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình và đầu tư lên sản xuất giảm xuống, tác động của xuất khẩu tăng lên đáng kể Mặc dù tác động của xuất khẩu lên giá trị sản xuất tăng nhưng giá trị gia tăng từ xuất khẩu giảm dần do Việt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu sản phẩm thô và tài nguyên thiên nhiên, thâm hụt thương mại tăng trong giai đoạn này Tác động của đầu tư giảm, mặc dù qua chỉ số ICOR cho thấy hiệu quả vốn đầu tư giai đoạn 2006-2011 tốt hơn so với giai đoạn 2000-2005
Nhóm tác giả đưa ra kết luận rằng chính sách kích cầu trong giai đoạn vừa qua không còn phù hợp, dẫn đến lạm phát Việc tập trung vào những ngành kinh tế sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động dẫn đến gần “bão hòa” Vì vậy chính sách cần tập trung vào khuyến khích phát triển công nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất và nâng cao năng suất lao động, tức tập trung vào phía cung để tăng trưởng trong dài hạn
Nghiên cứu của Bùi Trinh, Kiyoshi Kobayashi, Trung Dien Vu, Pham Le Hoa và Nguyen Viet Phong (2012)
Nhóm tác giả đã sử dụng mô hình I-O để phân tích cấu trúc kinh tế Việt Nam qua hai giai đoạn 2000-2005 và 2007-2012; dựa trên số liệu bảng I-O năm 2000 và
2007 Kết quả nghiên cứu: giai đoạn 2000-2007: xét về phía cung nhập khẩu hàng hóa tăng từ 20,75% lên 26,18%, xét về phía tổng cầu xuất khẩu hàng hóa tăng từ 19,85% lên 21,15% Tiêu dùng cuối cùng giảm từ 57,01% còn 54,68% Ngành công nghiệp không phải là ngành có hiệu ứng lan tỏa lớn nhất, Việt Nam được xem như “công xưởng của thế giới” Hàng xuất khẩu có giá trị ra tăng thấp cho chủ yếu là hàng gia công, việc tập trung vào ngành sản xuất sử dụng nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên
và lao động không mang hiệu quả Trong khi đó, nông nghiệp được xem là ngành quan trọng trong nền kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và là đầu vào cho ngành sản xuất công nghiệp Do đó, để phát triển bền vững, Việt Nam cần giảm xuất khẩu hàng hóa sử dụng nguồn lực tự nhiên, chuyển tiêu dùng cuối cùng từ tiêu dùng hàng hóa nhập khẩu sang tiêu dùng hàng hóa nội địa; bên cạnh đó, chính phủ không cần phải thu hút đầu tư bằng mọi giá
Trang 342.4 Lựa chọn các chỉ tiêu mô tả tăng trưởng kinh tế và các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Từ tổng hợp các chỉ tiêu liên quan đến tăng trưởng và phát triển bền vững kinh
tế, cũng như các mô hình đo lường các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế đã nghiên cứu ở trên Đồng thời, dựa vào mục tiêu nghiên cứu và khả năng đáp ứng của
số liệu thứ cấp, bài viết lựa chọn chỉ tiêu phân tích và mô hình phân tích tác động của các yếu tố đến tăng trưởng kinh tế chung và tăng trưởng kinh tế của những ngành kinh
tế chủ lực của Việt Nam như sau:
2.4.1 Lựa chọn các chỉ tiêu mô tả tăng trưởng và yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế chung của Việt Nam
- Chỉ tiêu đo lường tăng trưởng kinh tế Việt Nam: chỉ tiêu GDP; tốc độ tăng trưởng GDP; chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và nội bộ ngành
- Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng nguồn lực gồm chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng vốn (ICOR) và chỉ tiêu đo lường cải tiến kỹ thuật, trình độ quản lý và trình độ của người lao động, thể chế (TFP)
- Mô tả các yếu tố tác động về phía cung bao gồm lao động, vốn; phía cầu gồm chi tiêu cuối cùng, tích lũy tài sản và xuất khẩu ròng
- Sử dụng mô hình được lựa chọn để tính toán, phân tích các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam về phía cung gồm lao động, vốn và năng suất nhân tố tổng hợp
2.4.2 Lựa chọn các chỉ tiêu mô tả tăng trưởng ngành và các yếu tố tác động đến tăng trưởng ngành kinh tế Việt Nam
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất, giá trị gia tăng của các ngành trong nền
kinh tế Việt Nam, tỷ trọng ngành trong cơ cấu nội bộ ngành kinh tế
- Chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu vào gồm: năng suất lao động
và năng suất vốn của các ngành
- Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành và phân tích các yếu tố tác động đến dịch
chuyển cơ cấu nội bộ ngành
- Các yếu tố tác động đến tăng trưởng ngành về phía cung như tác động của vốn,
lao động và năng suất nhân tố tổng hợp
Trang 352.5 Kết luận
Như đã trình bày ở trên, có nhiều nghiên cứu khác nhau trên thế giới nhằm trả lời câu hỏi những yếu tố nào góp phần vào tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia? Theo quan điểm của trường phái cổ điển thì vốn, lao động và đất đai là ba yếu tố cơ bản nhất của tăng trưởng Hàm sản xuất Cobb – Douglas, mô hình Solow (1956) tập trung vào biến số nội sinh là vốn, lao động; yếu tố ngoại sinh công nghệ
Những nghiên cứu sau này, kết hợp giữa mô hình tăng trưởng Solow (1956) và
mô hình tăng trưởng nội sinh đưa ra mô hình nghiên cứu phức tạp hơn nhằm giải thích tăng trưởng kinh tế của các quốc gia Nghiên cứu chỉ ra rằng, các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế gồm: lao động, vốn và TFP Trong đó yếu tố TFP được thể hiện qua: trình độ khoa học kỹ thuật, giáo dục, kỹ năng người lao động, kỹ năng quản lý cũng như việc ổn định chính sách vĩ mô
Các yếu tố vốn, lao động và TFP đóng vai trò khác nhau trong từng giai đoạn phát triển của mỗi quốc gia Tuy nhiên đóng góp của vốn và lao động có giới hạn nhưng đóng góp của yếu tố TFP dường như là “vô hạn” Vì yếu tố cấu thành TFP (kỹ năng lao động, kỹ năng quản lý, kiến thức mới, trình độ khoa học công nghệ) phát triển theo thời gian và yếu tố TFP cũng giúp cho việc sử dụng vốn và lao động hiệu quả hơn Do đó, yếu tố vốn, lao động góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn và yếu tố TFP giúp giữ vững tăng trưởng kinh tế trong dài hạn
Ngoài ra, nghiên cứu đã tìm hiểu mô hình I/O, mô hình này sử dụng bảng cân đối liên ngành nhằm phân tích thay đổi cấu trúc kinh tế cũng như vai trò của một ngành đối với sự phát triển của các ngành liên quan trong một giai đoạn nhất định Điều này giúp cho nhà hoạch định chính sách lựa chọn được những ngành kinh tế chủ lực, những yếu tố quan trọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế
Cũng như các nghiên cứu trước ở trên thế giới và Việt Nam, luận văn lựa chọn các chỉ tiêu vốn, lao động và TFP, ICOR để phân tích tác động của các yếu tố này đến
sự thay đổi trong sản lượng, tốc độ tăng trưởng sản lượng của nền kinh tế Việt Nam
Trang 36CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý thuyết, nghiên cứu trước liên quan đến tăng trưởng và phát triển kinh tế đã tìm hiểu ở chương 2 Trong chương 3, sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu; chọn mô hình nghiên cứu phù hợp đo lường tăng trưởng và các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam; phương pháp tính các chỉ tiêu
từ nguồn dữ liệu thứ cấp
3.1 Phương pháp nghiên cứu
Để lượng hóa tác động của các yếu tố đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam, đề tài sử dụng phần mền Excel, Stata 13 để tính toán các bài toán về thống kê, phân tích dữ liệu Đề tài sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả và phương pháp định lượng
Phương pháp phân tích thống kê mô tả nhằm mô tả tình hình phát triển, tăng trưởng kinh tế Việt Nam, tăng trưởng của ngành và tăng trưởng của một số ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam giai đoạn 2005-2014
Phương pháp phân tích định lượng sử dụng số liệu bảng cân đối liên ngành (Input – Output table) Việt Nam năm 2007 và năm 2012 để tính toán các yếu tố đóng góp vào tăng trưởng nền kinh tế, tăng trưởng ngành kinh tế Tính năng suất vốn, năng suất lao động, năng suất các nhân tố tổng hợp và tính hệ số liên kết (Hệ số liên kết ngược - BL, hệ số liên kết xuôi - FL) của các ngành kinh tế nhằm xác định ngành kinh
tế chủ lực
3.2 Mô hình nghiên cứu
Từ việc nghiên cứu, tìm hiểu những mô hình cả lý thuyết và thực nghiệm về đánh giá những yếu tố đóng góp vào tăng trưởng và phát triển kinh tế Mô hình tăng trưởng Solow và mô hình nội sinh giúp việc giải thích hiện tượng tăng trưởng trong dài hạn hiện nay của các nền kinh tế, đây cũng chính là mô hình được lựa chọn cho nghiên cứu này
Phương pháp luận để ước lượng nguồn tăng trưởng dựa trên công trình nghiên cứu của Solow (1957) Hàm sản xuất được viết dưới dạng tổng quát:
GDP = f(K,L,t) (3.1)
Trang 37Trong đó, GDP là tổng sản phẩm trong nước, K là tổng nhập lượng vốn, L là tổng nhập lượng lao động và t là thời gian Tác động của yếu tố thời gian không chỉ đo lường sự tiến bộ của khoa học công nghệ (Solow, 1957) mà còn đo lường phương pháp quản lý điều hành…(A), làm tăng khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong nền kinh tế từ một sự kết hợp nhất định của hai nhân tố sản xuất là lao động và vốn Do
đó, phương trình (2.8) được viết lại như sau:
(3.2) )
,(dGDP
dt
dL L
f A dt
dK K
f A dt
dA L K f
)dt
dLLδ
fδA+dt
dKKδ
fδA+dt
dA)L,K((GDP
1
=dt
dGDPGDP
1
)L
1Ldt
dLLδ
fδA+K
1Kdt
dKKδ
fδA+dt
dAA
GDP(GDP
1
=dt
dGDPGDP
1
⇔
(3.3) L
1 dt
dL 1
1 dGDP 1
⇔
GDP
L L
f A K dt
dK GDP
K K
f A dt
dA A dt
A dt
dA
Tốc độ tăng trưởng của vốn:
(3.5) 1
K dt
dK
Tốc độ tăng trưởng của lao động:
(3.6) 1
L dt
dL
Suất sinh lợi của vốn là
K δ f δ A
và mức lương của lao động là
L δ f δ A
Ta có hệ số đóng góp của vốn là (3.7)
GDP
K K
f A
f A
Trang 38Để phân tích đóng góp của các yếu tố vốn, lao động và TFP vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam và tăng trưởng ngành kinh tế chủ lực, nghiên cứu tiến hành các bước sau:
Hình 3.1: Các bước thực hiện phân tích
3.2.1 Xác định ngành kinh tế chủ lực
Ứng dụng mô hình bảng cân đối liên ngành đã được trình bày ở phần 2.2.5, xác định những ngành kinh tế chủ lực, là những ngành có hệ số liên kết lớn hơn 1 (BL và FL>1) Dù hệ số liên kết ngược (BL) và liên kết xuôi (FL) không đo lường sự đóng góp trực tiếp của các ngành vào tăng trưởng kinh tế, nhưng qua việc tính hệ số BL và
FL cho thấy sự đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của các ngành thông qua việc lôi kéo hay thúc đẩy sự phát triển của các ngành liên quan Ngoài ra, mô hình bảng cân đối liên ngành (I/O) còn được sử dụng để phân tích thay đổi cấu trúc nền kinh tế Việt Nam
3.2.2 Phân tích các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Áp dụng bảng cân đối liên ngành Việt Nam hai năm 2007 và 2012 để:
- Xác định được hệ số βL theo công thức (3.8), hệ số βK theo công thức (3.9) Tính tốc độ tăng trưởng của vốn (GK) theo công thức (3.5), tốc độ tăng trưởng của GDP theo công thức Xác định đóng góp của nhân tố tổng hợp TFP, từ công thức (3.10) ta
Ứng dụng mô hình cân đối liên ngành (I/O), xác định ngành kinh tế chủ lực
Trang 39tố vốn vào cải thiện chất lượng tăng trưởng thông qua yếu tố năng suất nhân tố tổng hợp (TFP)
3.2.3 Phân tích các yếu tố tác động đến tăng trưởng ngành kinh tế chủ lực
- Phương trình đo lường tốc độ phát triển của ngành i trong nền kinh tế
GGDPi = GAi + βKiGKi + βLiGLi (3.12) Qua phương trình (3.12), phân tích các yếu tố đóng góp vào tăng trưởng của ngành i Thông qua, tính toán giá trị của tỷ trọng thặng dư trong sản xuất trong GDP (βKi), tỷ trọng thu nhập của lao động trong GDP (βLi), tốc độ tăng trưởng GDP (GGDPi), tốc độ tăng trưởng của vốn (GKi) và tốc độ tăng trưởng của lao động (GLi) theo các công thức (5.5, 5.6, 5.7, 5.8 ứng dụng cho ngành kinh tế i)
- Từ kết quả mô hình, xác định được sự đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng ngành i theo công thức
GAi(TFP) = GGDPi – (βKiGKi + βLiGLi) (3.13)
Hình 3.2: Mô hình phân tích các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam
tế chủ lực
Vốn i
TFP i
Lao động i
Trang 403.1 Dữ liệu nghiên cứu và đo lường các chỉ tiêu
3.3.1 Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu nghiên cứu là nguồn số liệu thứ cấp lấy từ niên giám thống kê Việt Nam
từ năm 2005 đến năm 2014, bảng cân đối liên ngành (Input – Output) Việt Nam năm
2007 và 2012
Giới thiệu về bảng cân đối liên ngành Việt Nam
Từ năm 1990, Việt Nam bắt đầu nghiên cứu chuyển đổi hệ thống thống kê theo
hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) Trên cơ sở hệ thống tài khoản quốc gia (SNA), được sự hỗ trợ của các chuyên gia Liên Hợp Quốc, Tổng cục Thống kê đã xây dựng bảng cân đối liên ngành – bảng I/O đầu tiên năm 1989 cho Việt Nam Đến nay, Việt Nam đã xây dựng 6 bảng cân đối liên ngành
Bảng 3.1: Các bảng cân đối liên ngành (I/O) Việt Nam Năm xây dựng Quy mô ngành sản phẩm Đơn vị xây dựng
và số liệu thứ cấp thu thập được, nghiên tiến hành gộp quy mô ngành sản phẩn bảng
I-O năm 2007, bảng I-I-O năm 2012 như sau:
- Căn cứ vào bảng mã link giữa bảng I/O năm 2007 và 2012, gộp quy mô ngành sản phẩm bảng I/O năm 2007 và bảng I/O năm 2012 thành 137 ngành sản phẩm