Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố đóng góp vào tăng trưởng kinh tế việt nam ứng dụng bằng cân đối liên ngành (IO) (Trang 45 - 48)

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM

4.1. Thực trạng tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2005-2014

4.1.1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước

Sau thời gian kinh tế rơi vào suy thoái, đến hiện nay kinh tế Việt Nam đang có dấu hiệu phục hồi ổn định, tốc độ tăng trưởng năm 2014 đạt 5,98% cao hơn so với 3 năm trở lại đây. Tuy nhiên mức phục hồi này chưa vượt qua mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005-2014 là 6,2%.

Hình 4.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2005-2014 (%)

Nhìn tổng thể giai đoạn 2005-2014, ngành dịch vụ có tốc độ tăng GDP trung bình cao nhất đạt 7,39%, nhưng tốc độ tăng trưởng của ngành lại có xu hướng giảm nhẹ trong giai đoạn này. Đối với khu vực công nghiệp – xây dựng có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 6,64%. Tốc độ tăng GDP bình quân khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt tốc độ tăng GDP bình quân thấp nhất với mức tăng là 3,51%. Tuy nhiên chỉ xét riêng trong năm 2014, tốc độ tăng trưởng của khu vực công nghiệp, xây dựng đạt 6,42% cao hơn so với hai khu vực còn lại.

7,55

6,98 7,13

5,66 5,40 6,42

6,24

5,25 5,42

5,98

4,00 4,50 5,00 5,50 6,00 6,50 7,00 7,50 8,00

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2005-2014

Xét về đóng góp của ba khu vực kinh tế vào GDP, năm 2014 ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất 43,4% và ngành có tỷ trọng thấp là ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 18,10%. Giai đoạn 2005-2014, cơ cấu kinh tế có sự dịch chuyển nhẹ, giảm tỷ trọng khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản, tăng tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ vào GDP. Trong đó, ngành dịch vụ vẫn giữa vai trò thống trị và ngành công nghiệp xây dựng chiếm tỷ trọng ổn định ở mức 37% - 38%. Tuy nhiên, nếu chia giai đoạn 2005-2014 thành hai giai đoạn 2005 – 2009 và giai đoạn 2010-2014 thấy rằng có sự suy giảm nhẹ trong hai khu vực nông lâm nghiệp, thủy sản (NLN, TS) và dịch vụ (DV). Bên cạnh đó tỷ trọng của ngành công nghiệp – xây dựng (CN,XD) tăng lên.

Nhìn từ mức độ đóng góp của các ngành kinh tế vào GDP, năm 2014 cho thấy các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo;

ngành bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác và ngành khai khoáng có tỷ trọng đóng góp vào GDP cao nhất. Cụ thể ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 17,70% GDP, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đóng góp 13,18% GDP, ngành khai khoáng đóng góp 10,82% GDP và ngành bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác có tỷ trọng đóng góp vào GDP là 9,85%.

Xét về tốc độ phát triển GDP của các ngành giai đoại 2010-2014, đạt mức tăng trưởng trung bình từ 6%-8%, một số ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn các ngành khác như sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơn nước và điều hòa không khí tăng 11,01%, ngành bán buôn và bán lẻ; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,23%; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác tăng 8,86%. Ngược lại, có

NLN, TS 19,25%

CN, XD 37,94%

DV 42,81%

Giai đoạn 2005-2009 NLN, TS

19,04%

CN, XD 38,30%

DV 42,66%

Giai đoạn 2010-2014

Nguồn: Tính từ số liệu của tổng cục thống kê

Hình 4.2: Tỷ trọng đóp góp của các khu vực kinh tế vào GDP của Việt Nam

những ngành có tốc độ tăng chậm như nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, ngành khai khoáng, ngành xây dựng, hoạt động kinh doanh bất động sản có tốc độ tăng trưởng từ 2,43% đến 5,25%.

Hình 4.3: Tốc độ tăng GDP bình quân của các ngành giai đoạn 2011-2014 (%)

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, GDP bình quân đầu người tăng liên tục trong giai đoạn 2005-2014, năm 2014 GDP bình quân đầu người đạt 43 triệu đống/người, gấp gần 4 lần so với năm 2005 nếu tính theo giá thực tế. Trong giai đoạn này GDP tăng tốc độ bình quân gần 5%/năm, nếu tính theo giá so sánh năm 2010, GDP năm 2014 gấp 1,5 lần năm 2005.

Hình 4.4: GDP bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 2005-2014

Bên cạnh đó, nếu so sánh với một số nước trong khu vực, Việt Nam có thu nhập bình quân đầu người thấp hơn hầu hết các nước được so sánh. Nếu tính theo sức mua

2,432,703,30 5,256,52 6,636,676,826,86

6,947,377,387,427,48 7,668,258,838,86

9,23 11,01

0,00 5,00 10,00 15,00

Khai khóang Hoạt động kinh doanh bất động sản Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Xây dựng Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ Hoạt động dịch vụ khác Vận tải, kho bãi Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản …

Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội; … Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội

Giáo dục và đào tạo Nghệ thuật, vui chơi và giải trí Dịch vụ lưu trú và ăn uống Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải Thông tin và truyền thông Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có …

Công nghiệp chế biến, chế tạo Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và …

Nguồn: Số liệu niên giám thống kê năm 2012, 2014

0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Nguồn: Tính từ số liệu Niên giám thống kê Việt Nam, 2005-2014

GDP/người theo giá so sánh 2010 (1.000 đồng/người) GDP/ người theo giá thực tế (1.000 đồng/người)

tương đương năm 2013, GDP bình quân đầu người Việt Nam chỉ cao hơn Malaysia và Campuchia. Nếu tính theo giá thực tế quy đổi sang USD năm 2013, GDP/người của Việt Nam đạt 1.907 USD chỉ cao hơn Lào, Ấn độ và Campuchia. Ngược lại, những nước phát triển như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc và Bruney có GDP/người rất cao, gấp từ 25 đến 55 lần so với nhóm nước được so sánh ở mức thấp.

Hình 4.5: GDP bình quân đầu người theo giá thực tế năm 2013 tại một số quốc gia tính theo USD (Đơn vị tính: USD)

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố đóng góp vào tăng trưởng kinh tế việt nam ứng dụng bằng cân đối liên ngành (IO) (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)