Các nghiên cứu trước liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố đóng góp vào tăng trưởng kinh tế việt nam ứng dụng bằng cân đối liên ngành (IO) (Trang 30 - 34)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC

2.3. Các nghiên cứu trước liên quan đến đề tài

Canlas đã tiến đã sử dụng mô hình tân cổ điển của Robert Solow, hàm sản xuất Cobb – Douglas, kết hợp với lý thuyết tăng trưởng nội sinh nhằm phân tích các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế ở Philippines giai đoạn 1985-1994. Canlas đã sử dụng hàm Y(t) = A(t)K(t) αH(t)βL(t)1-α-β, trong đó A là trình độ công nghệ, K nguồn vốn, H là vốn con người (đo lường thông qua số năm đi học) và L là số lượng lao động, dữ liệu chuỗi thời gian được thu thập từ các niên giám thống kê của Philippines.

Kết quả cho thấy tăng tiết kiệm cho đầu tư, tăng dân số có ý nghĩa thống kê với mô hình, nhưng vốn con người hay đầu tư cho giáo dục làm nền tảng cho tiến bộ công nghệ cho thấy có dấu hiệu kỳ vọng nhưng lại không có ý nghĩa thống kê.

Nghiên cứu của Fuentes, Larrai'n, Hebbel (2006)

Fuentes và ctg đã tiến hành nghiên cứu các nguồn lực của tăng trưởng và tác động của TFP (total factor productivity) lên nền kinh tế Chile giai đoạn 1960-2005.

Nhóm tác giả phân chia giai đoạn này thành ba giai đoạn nhỏ với khoảng thời gian tương đương nhau nhưng có sự khác nhau về tình hình kinh tế, chính trị gồm: giai đoạn tăng trưởng trung bình 1960-1974; giai đoạn tăng trưởng thấp nhất 1974-1989 và giai đoạn tăng trưởng cao nhất 1990-2005. Thực hiện phân tích các nguồn lực tăng trưởng và đo lường TFP thông qua hàm sản xuất Cobb- Douglas, có sự thay thế được giữa lao động và nguồn vốn:

Yt=AtK αt(LtHtQt)1-α

Trong đó, A đại diện cho TFP, K: khả năng sử dụng vốn; H số giờ lao động; Q chất lượng lao động, đo lường bằng số năm đi học; L số lượng lao động. Phương trình để tính TFP là : At = Yt – αKt-(1-α)LtHtQt

Kết quả phân tích cho thấy có sự đóng góp của các yếu tố (K, L, TFP) về cả mặt số lượng và chất lượng vào kết quả tăng trưởng khác nhau rõ rệt trong ba giai đoạn. Cụ thể, trong giai đoạn tăng trưởng chậm kéo dài từ 1974-1989 lao động đóng góp vào tăng trưởng nhiều nhất, vốn chiếm ưu thế trong giai đoạn tăng trưởng trung bình 1960-1974. Ngược lại với hai giai đoạn trên, cả ba yếu tố K, L, TFP đều đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn tăng trưởng cao 1990-2005, nhưng trong đó TFP đóng vai trò quan trọng nhất. Vai trò quan trọng của TFP trong giai đoạn tăng trưởng cao 1990-2005 có vai trò khác biệt qua hai giai đoạn ngắn hơn: giai đoạn 1990-1997,GDP cao có tốc độ tăng trưởng của TFP cao và giai đoạn 1998-2005, GDP đạt mức trung bình có tốc độ tăng trưởng TFP thấp hơn. Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng đưa ra kết luận rằng yếu tố tăng trưởng TFP cũng phản ánh hiệu quả đạt được từ việc ổn định chính sách vĩ mô cũng như chính sách cải cách cơ cấu kinh tế.

Nghiên cứu của Chambers và Guo (2009)

Nghiên cứu định lượng được Chambers và ctg (2009) thực hiện dựa trên số liệu bảng của 93 quốc gia giai đoạn 1961-2001 với tổng số 794 quan sát. Kết hợp hàm sản

xuất Cobb – Douglass và hàm tăng trưởng nội sinh nhóm tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu tăng trưởng dài hạn của các quốc gia như sau:

growthit+1 = β1incomeit + β1educationit + β1govit + β1invit+ β1tradeit + β1footprintit + αi + πt +€it+1

Trong đó, biến phụ thuộc growthit+1 đo lường GDP bình quân của quốc gia i trong giai đoạn 5 năm tới (giữa năm t và t + 1), incomeit tỷ lệ vốn – GDP ở thời kỳ t, educationit đại diện cho năm đi học trung bình của người lao động trong độ tuổi từ 15 tuổi trở lên, govit là tỷ lệ chi tiêu công – GDP, invit: tốc độ tăng vốn, tradeit: tỷ lệ tổng thương mại – GDP, footprintit : hiệu quả sử dụng tài nguyên. Số liệu nghiên cứu được thu thập từ ba nguồn: Penn World Table v. 6.2 (Heston, Summers, and Aten, 2006), Barro and Lee (2000), Global Footprint Network (2005).

Nghiên cứu tìm thấy biến income có dấu (-) và có ý nghĩa thống kê là 1%. Các biến còn lại education, gov, trade, footprint có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế (có dấu +) và đều có ý nghĩa thống kê. Trong đó, chi tiêu của chính phủ có tác động tích cực nhưng có tác động không đáng kể, việc gia tăng sử dụng 10% nguồn tài nguyên thiên nhiên chỉ mang lại 0,17% tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong năm tiếp theo. Ngược lại, việc thúc đẩy tích tụ nguồn vốn trong nước tạo ra tác động lớn hơn nhiều về mặt tăng trưởng kinh tế.

Nghiên cứu của Jiemin Guo và Mark A. Planting (2000)

Để tìm hiểu sự thay đổi cơ cấu nền kinh tế Mỹ giai đoạn 1972-1996, Gou và ctg đã sử dụng 6 bảng I – O của Hoa Kỳ các năm 1972, 1977, 1982, 1987, 1992 và 1996.

Qua mô hình I-O nhằm nghiên cứu mối liên kết trong nội bộ ngành sản xuất và của ngành sản xuất với phần còn lại của nền kinh tế. Theo kết quả nghiên cứu, kinh tế Mỹ giai đoạn 1972-1996 cho thấy tỷ trọng ngành dịch vụ tăng, tỷ trọng ngành sản xuất giảm. Mối liên kết giữa các ngành sản xuất trong nước giảm xuống do đầu vào sản xuất chuyển hướng từ hàng nội địa sang nguồn hàng nhập khẩu. Trong khi đó, tỷ trọng ngành phi sản xuất trong nền kinh tế tăng và có sức lan tỏa ngày càng lớn.

Nghiên cứu của Bui Trinh và Nguyen Viet Phong (2014)

Bui Trinh và Nguyen Viet Phong đã sử dụng mô hình I-O để phân tích sự thay đổi kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000-2010. Bảng I-O năm 2000 dùng để phân tích cho

giai đoạn 2000-2005, bảng I-O năm 2010 phân tích cho giai đoạn 2006-2010, các ngành kinh tế trong bảng I-O được gộp thành 15 ngành. Theo kết quả nghiên cứu, tác động của tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình và đầu tư lên sản xuất giảm xuống, tác động của xuất khẩu tăng lên đáng kể. Mặc dù tác động của xuất khẩu lên giá trị sản xuất tăng nhưng giá trị gia tăng từ xuất khẩu giảm dần do Việt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu sản phẩm thô và tài nguyên thiên nhiên, thâm hụt thương mại tăng trong giai đoạn này. Tác động của đầu tư giảm, mặc dù qua chỉ số ICOR cho thấy hiệu quả vốn đầu tư giai đoạn 2006-2011 tốt hơn so với giai đoạn 2000-2005.

Nhóm tác giả đưa ra kết luận rằng chính sách kích cầu trong giai đoạn vừa qua không còn phù hợp, dẫn đến lạm phát. Việc tập trung vào những ngành kinh tế sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động dẫn đến gần “bão hòa”. Vì vậy chính sách cần tập trung vào khuyến khích phát triển công nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất và nâng cao năng suất lao động, tức tập trung vào phía cung để tăng trưởng trong dài hạn.

Nghiên cứu của Bùi Trinh, Kiyoshi Kobayashi, Trung Dien Vu, Pham Le Hoa và Nguyen Viet Phong (2012)

Nhóm tác giả đã sử dụng mô hình I-O để phân tích cấu trúc kinh tế Việt Nam qua hai giai đoạn 2000-2005 và 2007-2012; dựa trên số liệu bảng I-O năm 2000 và 2007. Kết quả nghiên cứu: giai đoạn 2000-2007: xét về phía cung nhập khẩu hàng hóa tăng từ 20,75% lên 26,18%, xét về phía tổng cầu xuất khẩu hàng hóa tăng từ 19,85%

lên 21,15%. Tiêu dùng cuối cùng giảm từ 57,01% còn 54,68%. Ngành công nghiệp không phải là ngành có hiệu ứng lan tỏa lớn nhất, Việt Nam được xem như “công xưởng của thế giới”. Hàng xuất khẩu có giá trị ra tăng thấp cho chủ yếu là hàng gia công, việc tập trung vào ngành sản xuất sử dụng nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động không mang hiệu quả. Trong khi đó, nông nghiệp được xem là ngành quan trọng trong nền kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và là đầu vào cho ngành sản xuất công nghiệp. Do đó, để phát triển bền vững, Việt Nam cần giảm xuất khẩu hàng hóa sử dụng nguồn lực tự nhiên, chuyển tiêu dùng cuối cùng từ tiêu dùng hàng hóa nhập khẩu sang tiêu dùng hàng hóa nội địa; bên cạnh đó, chính phủ không cần phải thu hút đầu tư bằng mọi giá.

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố đóng góp vào tăng trưởng kinh tế việt nam ứng dụng bằng cân đối liên ngành (IO) (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)