CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM
4.2. Tình hình phát triển ngành kinh tế Việt Nam
4.3.2. Đánh giá các yếu tố đóng góp vào tình hình tăng trưởng kinh tế Việt
Từ kết quả tính tốc độ tăng vốn (Phụ lục 14), tốc độ tăng lao động (Phụ lục 15), tốc độ tăng GDP (Phụ lục 16), các hệ số βL, βK (Phụ lục 16) và áp dụng công thức 5.16. Nghiên cứu xác định sự đóng góp của các yếu tố vốn, lao động và năng suất nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng kinh tế Nam giai đoạn 2002-2012 theo bảng 4.8.
Bảng 4.8: Đóng góp theo giá trị tuyệt đối của các yếu tố vốn, lao động và TFP vào tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2007-2012
Mã Ngành kinh tế
Yếu tố lao động βLGL (%)
Yếu tố vốn βKGK
(%)
Yếu tố TFP
(%)
Tốc độ tăng GDP bình quân
(%)
1 Nông nghiệp -0,15 2,90 1,20 3,94
2 Lâm nghiệp -0,50 6,42 -13,65 -7,73
3 Thủy sản 3,37 3,38 -0,91 5,83
4 Khai khoáng -0,45 4,38 -1,19 2,73
5 Sản xuất chế biến lương thực,
thực phẩm, đồ uống 1,54 3,86 10,70 16,11
6 Dệt và sản xuất trang phục 3,28 1,59 26,39 31,26 7 Sản xuất da và các sản phẩm liên
quan 4,02 -2,07 18,87 20,82
8
Chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường tủ, bàn, ghế)
-1,58 3,59 -5,04 -3,03 9 Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy 2,07 4,81 2,06 8,93 10 In, sao chép bản in các loại 4,97 1,30 -4,52 1,75 11 Hóa chất, cao su và plastic 3,33 4,06 -9,39 -2,00 12 Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi
kim loại khác 1,19 6,00 -0,29 6,90
13 Sản xuất kim loại 2,72 8,47 -1,62 9,57
14 Cơ khí chế tạo 2,70 2,01 -15,58 -10,87
15 Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi
tính và sản phẩm quang học 8,70 15,73 6,06 30,48 16 Sản xuất giường tủ, bàn ghế -0,88 0,04 -3,05 -3,89 17 Các ngành công nghiệp chế biến,
chế tạo khác 4,86 2,51 -3,39 3,98
18
Sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và cung cấp nước, hoạt động quản lý, xử lý rác thải, nước thải
0,20 4,20 5,26 9,66
19 Xây dựng 5,42 2,14 -2,23 5,33
20 Thương nghiệp 3,38 5,05 -8,73 -0,30
21 Vận tải, kho bãi 1,35 1,93 6,70 9,99
22 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 9,40 3,88 -4,57 8,70
23 Thông tin và truyền thông 5,22 2,79 -0,03 7,98
24 Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 6,30 -1,39 5,87 10,78 25 Hoạt động kinh doanh bất động
sản 6,01 18,12 -17,50 6,64
26 Hoạt động chuyên môn, khoa học
và công nghệ 8,42 2,53 -4,72 6,23
27 Hoạt động hành chính và các dịch
vụ hỗ trợ 7,14 1,80 -1,31 7,63
28 Giáo dục và đào tạo 2,19 10,72 -5,02 7,89
29 Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 3,89 4,24 -0,65 7,48
30 Ngành dịch vụ khác 0,17 3,27 6,69 10,13
Tổng đóng góp theo giá trị tuyệt đối 1,64 2,58 1,58 5,79 Tổng đóng góp theo giá trị tương đối 28,28 44,45 27,26 100
Nguồn: Tính toán số liệu của NGTK, bảng I/O năm 2007 và I/O năm 2012 Theo kết quả nghiên cứu, giai đoạn 2007-2012, vốn có vai trò quan trọng nhất đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2007-2012 là 5,79%, trong đó đóng góp cao nhất là yếu tố vốn 2,58%. Yếu tố thứ hai là lao động đóng góp 1,64%, cuối cùng là năng suất nhân tố tổng hợp đóng góp 1,58%. Tính theo giá trị tương đối, yếu tố vốn đóng góp 44,45% vào GDP, lao động 28,28% và TFP là 27,26%. Như vậy, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn này vẫn lệ thuộc nhiều vào sự gia tăng của vốn đầu tư. Điều này phản ánh đúng thực tế là Việt Nam là một nước đang phát triển và đã huy động được lượng vốn đầu tư khá lớn kể từ khi thực hiện chính sách mở cửa.
Giả thiết bảng I/O năm 2007 đại diện cho cấu trúc kinh tế Việt Nam giai đoạn 2002-2007 và bảng I/O năm 2012 đại diện cho cấu trúc nền kinh tế Việt nam giai đoạn 2007-2012, cho thấy cấu trúc chi phí trung gian so với giá trị sản xuất hai giai đoạn này có xu hướng tăng. Giai đoạn 2007 tỷ trọng chi phí trung gian so với giá trị sản xuất là 62%, năm 2012 con số này tăng lên 66%.
Xét về các yếu tố đóng góp vào GDP về phía cầu (GDP sử dụng). Theo bảng I/O năm 2007, tổng GDP là 1.094.242 tỷ đồng, tiêu dùng chiếm 81,76%, tích lũy tài sản chiếm 45,79% và yếu tố nhập siêu làm GDP giảm 27,55% GDP. Theo kết quả này, kinh tế Việt Nam trong tình trạng nhập siêu, trong 30 ngành kinh tế có đến 18 ngành nhập siêu. Những ngành nhập siêu lớn bao gồm các ngành: cơ khí chế tạo, sản xuất kim loại, sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác, hóa chất, cao su, plastic.
Theo bảng I/O năm 2012, tổng GDP bằng 3.022.629 tỷ đồng trong đó tiêu dùng cuối cùng chiếm 68,32%, tích lũy tài sản chiếm 28,3% xuất khẩu ròng chiếm 3,37%.
Năm 2012 Việt Nam xuất siêu, tuy nhiên vẫn còn đến 17/30 ngành nhập siêu gồm: cơ khí chế tạo, sản xuất kim loại, sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác, hóa chất, cao
su, plastic, ngành công nghiệp chế biến chế tạo khác,…Bên cạnh đó, các ngành: dệt và sản xuất trang phục, sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học, vận tải, kho bãi đã chuyển biến tích cực từ những ngành nhập siêu trở thành những ngành xuất siêu vào năm 2012.
Bảng 4.9: Cơ cấu yếu tố cầu trong GDP
Năm GDP (tỷ đồng)
Cơ cấu các yếu tố tổng cầu (%) Tổng tiêu dùng cuối cùng (TDCC)
Tích lũy tài
sản
Xuất khẩu ròng Tổng
TDCC
Tiêu dùng hộ gia đình trong
TDCC
Tiêu dùng Chính phủ trong TDCC
2007 1.094.242 81,76% 74,53% 7,23% 45,79% -27,55%
2012 3.022.629 68,32% 62,12% 6,20% 28,31% 3,37%
Nguồn: Tính toán từ bảng I/O năm 2007 và bảng I/O năm 2012
Như vậy, năm 2012 có thay đổi về cấu trúc tổng cầu cuối so với năm 2007. Nếu như trong năm 2007, yếu tố tiêu dùng cuối cùng và tích lũy tài sản lần lượt đóng vai trò quan trọng trong tăng GDP. Năm 2012 yếu tố tiêu dùng cuối cùng và tích lũy tài sản suy giảm so với năm 2007, tăng vai trò của yếu tố xuất khẩu. Sự suy giảm trong tích lũy tài sản năm 2012 so với năm 2007 cũng phản ánh sản xuất trong nước gặp nhiều khó khăn khi tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm 2012 chỉ đạt 5,25% thấp nhất kể từ năm 2000.
Hình 4.11, so sánh sánh cấu trúc phân phối đầu ra của các ngành trong tổng giá trị sản xuất. Tỷ trọng các ngành nông nghiệp, sản xuất chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất điện tử, máy vi tính, sản phẩm quang học, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, năm 2012 đều tăng cao với năm 2007. Tương tự như vậy, ngành dệt may, giầy da tăng khá. Ngược lại, tỷ trọng ngành hóa chất, cao su, plastic, cơ khí chế tạo, sản xuất kim loại và các ngành dịch vụ như thương nghiệp, vận tải kho bãi, lưu trú – ăn uống, hoạt động kinh doanh bất động sản…giảm so với năm 2007. Tỷ trọng ngành xây dựng, cơ khí chế tạo giảm sút nghiêm trọng so với năm 2007. So với tỷ trọng giá trị sản xuất của nền kinh tế, ngành công nghiệp chủ lực tăng từ 33,58% năm 2007 lên 33,71% năm 2012, ngược với xu hướng này ngành dịch vụ chủ lực giảm từ 19,56%
còn 18,68%.
Hình 4.11: Cơ cấu giá trị sản xuất năm 2007 và năm 2012 (%)