CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.1. Dữ liệu nghiên cứu và đo lường các chỉ tiêu
Dữ liệu nghiên cứu là nguồn số liệu thứ cấp lấy từ niên giám thống kê Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2014, bảng cân đối liên ngành (Input – Output) Việt Nam năm 2007 và 2012.
Giới thiệu về bảng cân đối liên ngành Việt Nam
Từ năm 1990, Việt Nam bắt đầu nghiên cứu chuyển đổi hệ thống thống kê theo hệ thống tài khoản quốc gia (SNA). Trên cơ sở hệ thống tài khoản quốc gia (SNA), được sự hỗ trợ của các chuyên gia Liên Hợp Quốc, Tổng cục Thống kê đã xây dựng bảng cân đối liên ngành – bảng I/O đầu tiên năm 1989 cho Việt Nam. Đến nay, Việt Nam đã xây dựng 6 bảng cân đối liên ngành.
Bảng 3.1: Các bảng cân đối liên ngành (I/O) Việt Nam
Năm xây dựng Quy mô ngành sản phẩm Đơn vị xây dựng
1989 54x54 Tổng cục thống kê
1996 97x97 Tổng cục thống kê
2000 112x112 Tổng cục thống kê
2005 112x112 Bộ tài chính
2007 138x138 Tổng cục thống kê
2012 164x164 Tổng cục thống kê
Cấu trúc của các bảng cân đối liên ngành tương tự cấu trúc bảng cân đối liên ngành đã được trình bày tại phần 2.2.5, nghiên cứu sử dụng bảng I-O năm 2007 và bảng I-O năm 2012. Tuy nhiên, quy mô ngành sản phẩm bảng I-O năm 2007 là 138 ngành, được mã hóa từ 1 đến 138; bảng I-O năm 2012 là 164 ngành, được mã hóa từ 1 đến 164 ngành. Bên cạnh đó, bảng I-O năm 2207 có 2 mã là gạo (mã 28) và bột mã (29); hai mã này được gộp chung về một ngành sản phẩm: sản phẩm xay sát và sản xuất bột (mã 40). Để khớp số liệu giữa hai bảng I-O, phù hợp với mục tiêu nghiên cứu và số liệu thứ cấp thu thập được, nghiên tiến hành gộp quy mô ngành sản phẩn bảng I- O năm 2007, bảng I-O năm 2012 như sau:
- Căn cứ vào bảng mã link giữa bảng I/O năm 2007 và 2012, gộp quy mô ngành sản phẩm bảng I/O năm 2007 và bảng I/O năm 2012 thành 137 ngành sản phẩm
- Căn cứ Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007của Thủ tướng Chính phủ về ngành kinh tế quốc dân, gộp quy mô ngành sản phẩm bảng I/O năm 2007 và bảng I/O năm 2012 từ 137 ngành thành 30 ngành kinh tế, cụ thể theo bảng 3.2.
Bảng 3.2: Danh mục 30 ngành kinh tế phân theo mã ngành cấp 2
Mã Ngành kinh tế
1 Nông nghiệp 2 Lâm nghiệp 3 Thủy sản 4 Khai khoáng
5 Sản xuất chế biến lương thực, thực phẩm (Sản xuất, chế biến thực phẩm; sản xuất đồ uống)
6 Dệt và sản xuất trang phục
7 Sản xuất da và các sản phẩm liên quan
8 Chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường tủ, bàn, ghế) 9 Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy
10 In, sao chép bản in các loại
11 Hóa chất, cao su và plastic (Sản xuất: hóa chất và sản phẩm hóa chất; thuốc, hóa dược và dược liệu; sản phẩm từ cao su, plasitc)
12 Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác 13 Sản xuất kim loại
14 Cơ khí chế tạo (Sản xuất: sản phẩm từ kim loai đúc sẵn, máy móc thiết bị, thiết bị điện; xe có động cơ rơmooc; phương tiện vận tải, máy móc thiết bị khác) 15 Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học
16 Sản xuất giường tủ, bàn ghế
17 Các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo khác
18 Sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và cung cấp nước, hoạt động quản lý, xử lý rác thải, nước thải
19 Xây dựng
20 Thương nghiệp (bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy..) 21 Vận tải, kho bãi
22 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 23 Thông tin và truyền thông
24 Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 25 Hoạt động kinh doanh bất động sản
26 Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 27 Hoạt động hành chính và các dịch vụ hỗ trợ 28 Giáo dục và đào tạo
29 Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 30 Ngành dịch vụ khác
3.3.2 Phương pháp tính các chỉ tiêu
Các chỉ tiêu dùng phân tích tăng trưởng nền kinh tế cũng tương tự như việc tính các chỉ tiêu đối với ngành kinh tế. Nên phần này trình bày cách tính chỉ tiêu dùng cho phân tích tăng trưởng kinh tế, phân tích tăng trưởng ngành kinh tế được áp dụng tương tự. Khi áp dụng mô hình Solow (1957), về nguyên tắc tính tốc độ tăng GDP, vốn, lao động không tính cho từng năm, ở đây nghiên cứu tính tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2207-2012 (5 năm). Công thức (3.14) tính tốc độ tăng của yếu tố Z giai đoạn 2007-2012, công thức này được áp dụng chung để tính các chỉ tiêu: tốc độ tăng GDP, tốc độ tăng vốn:
(3.14)
) 1 (
100 5
2007
2012
Z
x Z
GZ Trong đó, Z2012, Z2007 : lần lượt là giá trị của yếu tố Z các năm 2007 theo giá cố định và năm 2012 theo giá cố định.
- Tốc độ tăng trưởng GDP:
Số liệu sử dụng: Cột giá trị gia tăng (VA/GDP) từ bảng I/O năm 2007 và bảng I/O năm 2012; số liệu GDP năm 2007 và 2012 theo giá so sánh năm 2010 từ NGTK.
Cách điều chỉnh số liệu từ bảng I/O trùng khớp với tốc độ tăng GDP thực tế Việt Nam qua các năm: những ngành đã có thì sử dụng số liệu GDP theo giá so sánh năm 2010; riêng nông, lâm nghiệp, thủy sản (Có mã từ 1 đến 3 trong danh mục của bảng 3.2) và ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (Có mã từ 5 đến 17 trong danh mục của bảng 3.2) theo NGTK là tính chung. Do đó, từ bảng I/O tính cơ cấu GDP các ngành có mã từ 1 đến 3 của ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản và ngành có mã từ 5 đến 17 trong tổng GDP của ngành chế biến chế tạo, tách GDP theo giá so sánh của nhóm ngành nông lâm nghiệp, thủy sản và ngành chế biến, chế tạo.
- Tốc độ tăng trưởng vốn (GK):
Theo Sachs – Larrain (1993; trích bởi Bùi Trinh và ctg, 2012), đầu tư (investment) là phần sản lượng được tích lũy nhằm tăng năng lực sản xuất tương lai của nền kinh tế. Vốn (capital), tại một thời điểm nào đó, là tổng đầu tư qua các năm.
Công thức tính khối lượng vốn là K(t) = K(t-1) + I(t) – D(t). Trong đó: K(t): vốn của năm t; K(t-1): vốn của năm t-1; I(t): đầu tư mới trong năm t; D(t): khấu hao năm t.
Tuy nhiên, số liệu thống kê Việt Nam chưa có các chỉ tiêu này, cơ quan thống kê Việt Nam chỉ có chỉ tiêu vốn đầu tư toàn xã hội, chỉ tiêu này phản ánh phần tiền mà
các thành phần kinh tế bỏ ra trong một năm, nhưng chỉ một phần đi vào sản xuất. Do đó, nghiên cứu lấy chỉ tiêu vốn (K) là giá trị tài sản còn lại của từng ngành kinh tế, toàn bộ nên kinh tế. Chỉ tiêu Giá trị tài sản còn lại năm 2007 (đến ngày 31/12) và giá trị tài sản còn lại 2012 (đến ngày 31/12) được lấy từ Bộ số liệu điều tra doanh nghiệp năm 2007, 2012 phục vụ cho việc lập bảng I/O.
Để tính tốc độ tăng trưởng vốn (GK), nghiên cứu lấy năm 2007 làm năm gốc, chuyển giá trị hiện hành năm 2012 về giá cố định qua điều chỉnh theo chỉ số giá CPI (Tích CPI 5 năm 2007-2012: 1,86) bằng cách:
- Tốc độ tăng trưởng lao động
Số liệu số lao động tính đến ngày 31/12 được lấy từ Số liệu điều tra doanh nghiệp phục vụ xây dựng bảng I/O năm 2007 và 2012 và số liệu lao động việc làm từ NGTK năm 2007, 2012.
Để tính tốc độ tăng lao động bình quân giai đoạn 2007-2012, nghiên cứu dựa vào kết quả điều tra doanh nghiệp xây dựng bảng I/O đến ngày 31/12 hàng năm. Tuy nhiên, số liệu điều tra này khác về tổng số so với số liệu lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế của NGTK ( Theo điều tra lao động việc làm). Vì vậy, nghiên cứu thực hiện điều chỉnh trùng khớp về số tổng thể theo số liệu NGTK.
Cách điều chỉnh như sau: các nông lâm nghiệp, thủy sản (Có số mã 1 đến 3 trong danh mục 30 ngành) và ngành công nghiệp chế biến chế tạo (Có số mã 5 đến 17 trong danh mục 30 ngành) điều chỉnh dựa trên tỷ trọng lao động đang làm việc theo kết quả điều tra bảng I/O, các ngành còn lại lấy theo số liệu từ NGTK. Cách điều này thay đổi số lao động theo số tuyệt đối những vẫn đảm bảo tốc độ tăng lao động của các ngành.
Tốc độ tăng trưởng lao động trung bình giai đoạn 2007-2012 được tính theo công thức (3.15). Trong đó: L2007, L2012 lần lượt là số lao động năm 2007, 2012)
(3.15) ) 1 (
100 5
2007 2012
L
x L GL
Tích CPI 5 năm (định)
Giá trị tài sản còn lại năm 2012 (giá hiện hành) Giá trị tài sản còn lại
năm 2012 (giá cố định) =
- Hệ số βL được tính theo công thức: (3.16) VA TN
L
Thu nhập của người lao động (TN) và GDP (VA) của từng ngành sẽ được lấy từ số liệu bảng I/O năm 2007, bảng I/O năm 2012.
- Và hệ số được tính theo công thức (3.9): βK = 1 – βL.
- Đóng góp của yếu tố TFP vào tăng trưởng kinh tế nói chung và tăng trưởng ngành kinh tế nói riêng được tính theo công thức (3.11) và (3.13).
- Tính hệ số ICOR được áp dụng theo công thức (2.4):
g ICOR s
v
Trong đó, s = K/GDP (K: vốn đầu tư trong hoặc là chỉ tiêu tích lũy tài sản trong năm của ngành, nền kinh tế). Các chỉ tiêu GDP theo giá thực tế, tốc độ tăng trưởng GDP được lấy từ NGTK; chỉ tiêu vốn K: đối với phần thống kê mô tả, K là vốn đầu tư toàn xã hội theo giá thực tế và trong phân tích định lượng thì vốn là giá trị tích lũy tài sản theo giá thực tế.