Các yếu tố tác động đến phát triển kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố đóng góp vào tăng trưởng kinh tế việt nam ứng dụng bằng cân đối liên ngành (IO) (Trang 48 - 52)

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM

4.1. Thực trạng tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2005-2014

4.1.2. Các yếu tố tác động đến phát triển kinh tế Việt Nam

Bảng 4.1: Số lao động và năng suất lao động của Việt Nam giai đoạn 2005-2014 Năm

GDP giá thực tế (tỷ đồng)

GDP giá so sánh năm 2010

(tỷ đồng)

Số lao động (Người)

GDP/lao động theo giá hiện

hành (1.000 đồng/người)

GDP/lao động theo giá cố định

(1.000 đồng/người)

2005 914.001 1.588.646 42.774.900 21.368 37.140

2006 1.061.565 1.699.501 43.338.900 24.495 39.214

2007 1.246.769 1.820.667 45.208.000 27.579 40.273

2008 1.616.047 1.923.749 46.460.800 34.783 41.406

2009 1.809.149 2.027.591 47.743.600 37.893 42.468

2010 2.157.828 2.157.828 49.048.500 43.994 43.994

2011 2.779.880 2.292.483 50.352.000 55.209 45.529

2012 3.245.419 2.412.778 51.422.400 63.113 46.921

2013 3.584.262 2.543.596 52.207.800 68.654 48.721

2014 3.937.856 2.695.796 52.744.500 74.659 51.110

Nguồn: Tính từ niên giám thống kê Việt Nam 2005-2014

0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000

Xin-ga-po Nhật Bản Bru-nây Hàn Quốc Ma-lai-xi-a CHND Trung Hoa Thái Lan In-đô-nê-xi-a Phi-li-pin Việt Nam Lào Ấn Độ Cam-pu-chia

55.182 38.634

38.563 25.977

10.538 6.807 5.779 3.475 2.765 1.907 1.661 1.498 1.007

Nguồn: https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=724

Yếu tố lao động có đóng góp quan trọng trong sự phát triển kinh tế Việt Nam tron giai đoạn vừa qua. Năng suất lao động tăng liên tục trong giai đoạn 2005-2014, năng suất lao động tính theo giá hiện hành năm 2005 chỉ đạt 21.368 nghìn đồng/người, đến năm 2014 năng suất lao động tăng 3,49 lần đạt 74.659 nghìn đồng/người. Mặc dù vậy, năng suất lao động nếu được tính theo giá cố định năm 2010, năng suất lao động năm 2014 gấp 1,38 lần so với năm 2005.

So sánh mối quan hệ giữa tốc độ tăng lao động và tốc độ tăng năng suất lao động cho thấy rằng tốc độ tăng năng suất lao động luôn cao hơn tốc độ tăng lao động. Từ năm 2008 tốc độ tăng lao động giảm dần, năm 2008 tốc độ tăng lao động là 2,77% và năm 2014 con số này là 1,03%. Ngược lại, tốc độ tăng năng suất lao động theo giá so sánh năm 2010 lại có xu hướng tăng dần, năm 2008 đạt 2,81%, năm 2014 đạt 4,91%.

Điều ngày chứng tỏ rằng nguồn lực lao động được sử dụng ngày càng hiệu quả hơn, cũng như chất lượng nguồn lao động đã được nâng cao, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo năm 2005 chiếm 12,5%, năm 2014 tỷ lệ này tăng lên 18,2%.

Hình 4.6: Tốc độ tăng lao động và tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Nam

Mặc dù vậy, khi so sánh năng suất lao động của Việt Nam và một số nước trong khu vực cho thấy năng suất lao động Việt Nam ở mức thấp. Theo báo cáo năng suất của tổ chức năng suất Châu Á (2014), Singapore luôn là quốc gia dẫn đầu về năng suất lao động. Năm 1990, năng suất lao động của Singapore gấp 23,9 lần Việt Nam, Nhật Bản gấp 20 lần Việt Nam, Hàn Quốc gấp 9,3 lần Việt Nam và Thái Lan gấp 4,1 lần Việt Nam.

Đến năm 2012, khoảng cách về năng suất đang được thu hẹp dần. Năng suất năm 2012 năng suất lao động của Việt Nam là 7,9 nghìn USD, gấp 2,5 lần so với năm

1,32

4,31 2,77

2,76 2,73 2,66 2,13 1,53 1,03 14,63

12,59 26,12

8,94

16,10 25,49

14,32

8,78 8,75 5,59

2,70 2,81

2,57 3,59 3,49 3,06 3,84 4,91 0,00

5,00 10,00 15,00 20,00 25,00 30,00

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Nguồn: Tính toán từ số liệu Niên giám thống kê Việt Nam 2005-2014

Tốc độ tăng lao động (%)

Tốc độ tăng năng suất LĐ (theo giá hiện hành) Tốc độ tăng năng suất LĐ (theo giá cố định năm 2010)

1990 và gấp 1,7 lần so với năm 2000, bằng 6,9% so với năng suất lao động của Singapore. Tương đương năng suất lao động của Singapore gấp 14,4 lần Việt Nam, Nhật Bản gấp 8,5 lần Việt Nam, Hàn Quốc gấp 6,9 lần Việt Nam và Thái Lan gấp 2,9 lần Việt Nam. Trong nhóm nước được so sánh, năng suất lao động Việt Nam chỉ cao hơn Cam-pu-chia và Myanmar.

Hình 4.7: Năng suất lao động của Việt Nam và một số nước Châu Á (theo sức mua tương đương giá cố định năm 2011)

Nhìn chung năng suất lao động Việt Nam đã có sự cải thiện đáng kể, tuy nhiên khoảng cách giữa năng suất lao động của Việt Nam và các nước phát triển trong khu vực là khá xa. Vì vậy, đây là một trong những vấn đề thách thức đối với Việt Nam trong quá trình bắt kịp các nước phát triển.

Yếu tố vốn và năng suất vốn

Việt Nam là nước đang phát triển nên nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển cao.

Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, dòng vốn đầu tư trong những năm qua tăng lên đáng kể và góp phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước.

Năm 2005 tổng số vốn đầu tư theo giá thực tế là 343.135 tỷ đồng, đến năm 2014 vốn đầu tư 1.220.724 tỷ đồng gấp 3,56 lần so với năm 2005. Tốc độ tăng trưởng vốn bình quân giai đoạn 2005-2014 đạt 9,62%/năm, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng cao nhất 16,01%/năm. Kết quả đạt được trong việc thu hút FDI trong những năm qua là một nỗ lực lớn của Việt Nam trong vận động xúc tiến đầu tư và cải thiện môi trường đầu tư.

Nếu tính hiệu quả sử dụng vốn đầu tư toàn xã hội thông qua chỉ số ICOR cho thấy, chỉ số ICOR tăng trong giai đoạn 2005-2009. Ngược lại chỉ số này có xu hướng

0 20 40 60 80 100

120 114,1

66,9 46,6

14,7 54,8

20 22,9

11,9 7,9 16,9

7,9 4,6 6,7

Nguồn: APO Productivity Databook 2014

Năm 1990 Năm 2000 Năm 2010 Năm 2012

giảm trong giai đoạn 2010 – 2014, nói lên rằng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư đang dần được cải thiện.

Hình 4.8: Chỉ số ICOR của Việt Nam giai đoạn 2005-2014

Yếu tố năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP)

Ngoài đóng góp của hai yếu tố đầu vào là vốn và lao động, TFP đóng vai trò quan trọng đối với tốc độ tăng trưởng GDP. Việc chỉ phân tích yếu tố vốn và lao động chưa phản ánh đầy đủ hiệu quả kinh tế. Trong khi tốc độ tăng vốn và lao động có giới hạn thì yếu tố TFP góp phần sử dụng có hiệu quả hơn yếu tố vốn và lao động, đóng góp quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Tăng TFP có thể phản ánh qua đổi mới công nghệ, ứng dụng kỹ năng quản lý mới, thay đổi chính sách hay sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực kinh tế.

Bảng 4.2: Tốc độ tăng TFP và đóng góp của TFP vào GDP Việt Nam Giai đoạn

Tốc độ tăng GDP

Lao động Vốn TFP

Tốc độ tăng lao

động

Đóng góp (%)

IT

Đóng góp (%)

Non- IT

Đóng góp (%)

Tốc độ

Đóng góp (%)

2000–2005 8 0,8 10 0,3 4 3,2 39 3,8 47

2005–2010 6,2 2,1 34 0,5 9 4,2 68 -0,7 -11

2010–2012 5,7 0,8 14 0,4 7 3,5 61 1 17

Nguồn: APO Productivity Databook 2014

Theo tính toán của tổ chức năng suất Châu Á (APO) giai đoạn 2000-2005 TFP đóng vai trò chủ lực trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Ngược lại, giai đoạn 2005- 2010, vốn đóng 77% vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, tiếp theo là yếu tố lao động góp 34% vào tốc độ tăng trưởng, cuối cùng là yếu tố TFP đóng góp -11%. Tuy nhiên sang

4,97 5,46 5,99 6,74 7,26

5,99 5,33 5,93 5,63 5,18

0,00 1,00 2,00 3,00 4,00 5,00 6,00 7,00 8,00

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Sơ bộ

Nguồn: Tính toán từ số liệu niên giám thống kê Việt Nam 2014

2005-2014

ICOR

giai đoạn 2010-2012, vai trò của TFP đóng góp vào tăng trưởng kinh tế được cải thiện đáng kể, đứng vị trí thứ hai sau vai trò chủ yếu của vốn.

Yếu tố xuất - nhập khẩu hàng hóa

Cũng như đầu tư, xuất khẩu đã trở thành một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế trong thời kỳ đổi mới. Đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO, điều kiện trao đổi thương mại và thu hút đầu tư thuận lợi hơn; tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu đều tăng mạnh, khoảng 20% mỗi năm. Đến nay, kim ngạch xuất – nhập khẩu đều đã tương đương với 80% GDP, phản ánh vị thế quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế.

Một xu hướng phát triển tích cực là trong 5 năm trở lại đây là kim ngạch xuất khẩu luôn tăng nhanh hơn kim ngạch nhập khẩu, dẫn đến từ năm 2012 đến nay nền kinh tế luôn giữ trạng thái xuất siêu. Đặc biệt năm 2014 đã xuất siêu 2.268 triệu USD, là hiện tượng mà nền kinh tế chưa từng đạt được trước đây. Tuy nhiên, trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu lại liên tục giảm từ năm từ năm 2012 đến nay.

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố đóng góp vào tăng trưởng kinh tế việt nam ứng dụng bằng cân đối liên ngành (IO) (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)