Tình hình phát triển một số ngành dịch vụ

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố đóng góp vào tăng trưởng kinh tế việt nam ứng dụng bằng cân đối liên ngành (IO) (Trang 55 - 58)

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM

4.2. Tình hình phát triển ngành kinh tế Việt Nam

4.3.2. Tình hình phát triển một số ngành dịch vụ

Trong giai đoạn 2005-2014, khu vực dịch vụ là ngành có đóng góp lớn đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam. Nhóm ngành dịch vụ có vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất cũng như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam nói chung.

Ngành có tỷ trọng trong GDP lớn nhất trong các ngành dịch vụ là ngành bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác. Tuy nhiên so với năm 2005 tỷ trọng trong GDP ngành dịch vụ giảm, song đang có xu hướng tăng dần từ năm 2010, tỷ trọng trong GDP là 21,7%, đến năm 2014 tỷ trọng trong GDP chiếm 25,2%. Ngược lại với ngành bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác, ngành hoạt động kinh doanh bất động sản có xu hướng giảm mạnh. Tỷ trọng trọng GDP của ngành giảm từ 16,5% năm 2010 còn 13,1% năm 2014. Cơ cấu giảm của ngành do tốc độ tăng trưởng giảm (năm 2011 tốc độ tăng trưởng đạt 3,8%, năm 2014 tốc độ tăng chỉ đạt 2,8%), đồng thời đây cũng là ngành có tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005-2014 thấp nhất. Nguyên nhân ngành này giảm mạnh do ảnh hưởng của cuộc khủng khoảng tài chính năm 2008 và sự đóng băng của thị trường bất động sản trong các năm qua.

Ngành có đóng góp lớn tiếp theo vào cơ cấu GDP là ngành hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm, tỷ trọng trong GDP của ngành giữ tương đối ổn định. Mặc dù trong năm 2014 tỷ trọng trong GDP của ngành giảm so với với năm 2013, từ 14%

xuống 13,5%. Chỉ tính trong năm 2014, ngành hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm có đóng góp đứng thứ 2 trong các ngành dịch vụ vào tỷ trọng GDP. Nhìn từ góc độ tăng trưởng của ngành tài chính ngân hàng và bảo hiểm, thấy rằng tốc độ tăng trưởng của ngành giảm mạnh trong những năm vừa qua. Kết quả này do ảnh hưởng

của khủng khoảng kinh tế và việc thực hiện các biện pháp tái cơ cấu các tổ chức tín dụng diễn ra từ năm 2011.

Cũng như ngành tài chính, ngân hàng và bảo hiểm, ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống đóng góp tỷ trọng tương đối ổn định vào giá trị GDP của nền kinh tế, năm 2014 chiếm tỷ trọng 9,6% trong GDP. Khi Việt Nam hội nhập cùng với kinh tế thế giới, kết hợp với sự phát triển kinh tế trong những năm qua đã thúc đẩy ngành du lịch phát triển. Năm 2005 tổng số khách du lịch là 31.968 nghìn lượt người, đến năm 2013 đạt đến 96.688 nghìn lượt người, trong đó lượt khách nước ngoài đến Việt Nam năm 2005 là 7.103 nghìn lượt vào năm 2005, đến năm 2013 đạt 11.606 nghìn lượt người.

Bảng 4.4: Tổng số lượt khách du lịch tại Việt Nam giai đoạn 2005-2014 (nghìn lượt người)

Năm 2005 2009 2010 2011 2012 2013

Tổng số 31.968 61.942 74.336 79.723 88.274 96.688 Khách trong nước 24.866 52.002 63.312 67.392 76.694 85.082 Khách quốc tế 7.103 9.940 11.024 12.331 11.580 11.606

Tỷ trọng (%) 100 100 100 100 100 100

Khách trong nước 77,78 83,95 85,17 84,53 86,88 88,00 Khách quốc tế 22,22 16,05 14,83 15,47 13,12 12,00 Tốc độ tăng lượng

khách (%) 13,39 10,91 11,86 -6,09 0,23

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2009, năm 2014

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế cũng như chất lượng dịch vụ của ngành du lịch đã tác động không nhỏ đến ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống. Tốc độ tăng lượt khách giảm, năm 2012 có tốc độ tăng trưởng -6,1%, năm 2013 tốc độ tăng lượt khách du lịch chỉ đạt 0,23%. Bên cạnh đó, tỷ trọng lượt khách quốc tế trong tổng lượt khách du lịch tăng trong giai đoạn 2005-2007 (22,2% năm 2005, 25,1% năm 2007), nhưng tỷ trọng lượt khách du lịch liên tục giảm trong giai đoạn 2009-2013, đến năm 2013 tỷ trọng lượt khách quốc tể chỉ còn 12%. Sự biến động của lượt khách du lịch cũng được phản ánh qua doanh thu của ngành du lịch qua các năm. Doanh thu ngành du lịch tăng liên tục trong suốt giai đoạn 2005-2013. Nhưng tốc độ tăng doanh thu có sự khác biệt qua hai giai đoạn: giai đoạn 2005-2010 tốc độ tăng doanh thu đạt bình quân 24,98%, giai đoạn 2011-2013 tốc độ tăng doanh thu bình quân là 10,61%

và tốc độ tăng doanh thu giảm liên tục trong giai đoạn này.

Ngành vận tải, kho bãi giữ tỷ trọng ổn định từ năm 2005 đến nay, năm 2005 tỷ trọng ngành là 7,2% và 7,3% năm 2014. Xét về tốc độ tăng trưởng, ngành vận tải, kho bãi có tốc độ tăng trưởng giảm mạnh, hiện nay ngành vận tải khoa bãi một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng thấp nhất, năm 2005 tốc độ tăng trưởng đạt 9,61%, năm 2014 tốc độ tăng trưởng 5,28%.

Tiếp theo là ngành ngành giáo dục và đào tạo, tỷ trọng trong GDP khu vực dịch vụ suy giảm trong giai đoạn 2005-2009, nhưng đã phục hồi bắt đầu năm 2010. Năm 2014 tỷ trọng ngành giáo dục và đào tạo chiếm 7,9% trong GDP khu vực dịch vụ, đứng vị trí thứ 5 trong các ngành dịch vụ có đóng góp lớn vào GDP. Tốc độ tăng trưởng của ngành đạt mức trung bình so với những ngành dịch vụ khác và tương đối ổn định, năm 2014 tốc độ tăng trưởng của ngành giáo dục và đào tạo đạt 7,41%. Các ngành dịch vụ nghệ thuật, vui chơi và giải trí, thông tin và truyền thông, y tế và các hoạt động trợ giúp xã hội, hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ là những ngành dịch vụ có tỷ trọng thấp trong GDP của nền kinh tế.

Tóm lại, nhìn tổng thể bức tranh kinh tế Việt Nam giai đoạn 2005-2014, có thể khẳng định nền kinh tế đạt được những thành tựu nhất định. Việt Nam thoát ngưỡng nghèo và thu nhập bình quân đầu người tăng. Các cân đối kinh tế vĩ mô tương đối ổn định, tỷ lệ lạm phát năm 2014 đạt 4,08% quay về mức an toàn. Sau thời gian suy giảm, năm 2014 tốc độ tăng trưởng kinh tế đã được cải thiện. Tuy vậy, nhiều khó khăn, thách thức còn tồn tại, có mặt trở lên gay gắt hơn khi mà giai đoạn kinh tế phát triển dễ dàng đã qua khi chưa có sự thay đổi mạnh mẽ về chất của nền kinh tế

Cơ cấu kinh tế có những chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng trong các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng trong ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế quá chậm chạp, tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ đều tăng không đáng kể sau 10 năm phát triển (2005-2014). Tính chung tỷ trọng khu vực nông lâm, ngư nghiệp sau 10 năm chỉ giảm 1,2%, hơn nữa tốc độ tăng của ngành dịch vụ lại đang có xu hướng giảm dần. Bên cạnh sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, cơ cấu lao động cũng có sự dịch chuyển theo hướng tiến bộ nhưng quá chậm.

Trong 10 năm, tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp chỉ giảm 10%, đến hết năm 2014 vẫn còn 46,6% lao động làm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Xét về các yếu tố đóng góp vào tăng trưởng GDP trong giai đoạn vừa qua, thấy rằng tăng trưởng kinh tế Việt Nam dựa chủ yếu vào yếu tố vốn, tiếp theo là lao động.

Điều này phản ánh tác động của các nhân tố chiều rộng đến tăng trưởng vẫn ở mức cao. Mặc dù năng suất lao động tăng liên tục trong giai đoạn 10 năm, tốc độ tăng năng suất lao động cao hơn tốc độ tăng lao động. Nhưng khi so sánh với các nước trong khu vực, năng suất lao động Việt Nam thấp hơn nhiều. Nguyên nhân do chất lượng lao động còn thấp, hiệu quả sử dụng lao động chưa cao và phần lớn lao động vẫn đang tập trung vào ngành, lĩnh vực có năng suất lao động thấp. Bên cạnh đó, hiệu quả sử dụng nguồn vốn chưa cao, chỉ số ICOR cao, máy móc và quy trình sản xuất lạc hậu đã làm giảm hiệu quả cạnh tranh của nền kinh tế.

Chuyển dịch cơ cấu nội ngành vẫn chưa rõ nét, các hoạt động tài chính ngân hàng, thương mại giá cả phát triển ổn định trong vài năm gần đây nhưng chưa đạt được sự tiến bộ nổi bật, thị trường bất động sản vẫn trong tình trạng trầm lắng. Xét về chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành, ngành công nghiệp chưa có sự chuyển biến tích cực, ngành khai khoáng là ngành đóng góp vào tỷ trọng GDP lớn. Trong khi đó, ngành công nghiệp chủ lực có tỷ trọng đóng góp vào GTSX công nghiệp chỉ tăng từ 63,7%

năm 2005 lên 68,46% năm 2013. Tỷ trọng của ngành dịch vụ chủ lực trong GDP không có sự cải thiện.

4.3. Áp dụng mô hình định lƣợng đánh giá các yếu tố đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng ngành kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố đóng góp vào tăng trưởng kinh tế việt nam ứng dụng bằng cân đối liên ngành (IO) (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)