Phân tích các yếu tố đóng góp vào tình hình tăng trưởng ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố đóng góp vào tăng trưởng kinh tế việt nam ứng dụng bằng cân đối liên ngành (IO) (Trang 65 - 73)

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM

4.2. Tình hình phát triển ngành kinh tế Việt Nam

4.3.3. Phân tích các yếu tố đóng góp vào tình hình tăng trưởng ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam

Bảng 4.10, phân tích đóng góp của các yếu tố vào tăng trưởng các ngành công nghiệp chủ lực giai đoạn 2007-2012 chỉ ra rằng, tốc độ tăng trưởng bình quân của nhóm ngành này đạt 8,58%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân 5,79%/năm của nền kinh tế. Ngành có tốc độ tăng trưởng cao là ngành điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học, ngành dệt và sản xuất trang phục. Ngược lại, ngành cơ khí chế tạo, ngành hóa chất, cao su và plastic có tốc độ tăng GDP âm, các ngành còn lại đều có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của nền kinh tế. Tốc độ tăng vốn bình quân đạt 9,28%/năm, tốc độ tăng lao động bình quân đạt 5,46%/năm đều cao hơn tốc độ tăng vốn và lao động bình quân của nền kinh tế.

0,30 0,35 0,42

0,93 0,95 1,09

1,21 1,29 1,52 1,54 1,55 1,58 2,05 2,11 2,48

2,63 2,98

3,21 3,69

3,75 3,94

4,59 4,70

4,86 5,09

5,42 5,62

6,93

10,22

13,01

0,00 2,00 4,00 6,00 8,00 10,00 12,00 14,00 Lâm nghiệp

In, sao chép bản in các loại Hoạt động hành chính và các dịch vụ hỗ trợ Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ Chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ …

Sản xuất kim loại Thông tin và truyền thông Hoạt động kinh doanh bất động sản Sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước,xử lý rác thải, …

Giáo dục và đào tạo Sản xuất giường tủ, bàn ghế Ngành dịch vụ khác Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm Dịch vụ lưu trú và ăn uống Sản xuất da và các sản phẩm liên quan Thủy sản Các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo khác Vận tải, kho bãi Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm …

Hóa chất, cao su và plastic Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác Cơ khí chế tạo Dệt và sản xuất trang phục Khai khoáng Thương nghiệp Xây dựng Nông nghiệp Sản xuất chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống

Nguồn: Tính từ số liệu bảng I/O năm 2007, bảng I/O năm 2012

Năm 2012 Năm 2007

Bảng 4.10: Đóng góp theo giá trị tuyệt đối của các yếu tố vào tốc độ tăng trưởng nhóm ngành công nghiệp chủ lực giai đoạn 2007-2012

Mã Ngành công nghiệp chủ lực

Yếu tố lao động

βLGL (%)

Yếu tố vốn βKGK (%)

Yếu tố TFP

(%)

Tốc độ tăng GDP bình

quân (%) 5 Sản xuất chế biến lương thực, thực

phẩm, đồ uống 1,54 3,86 10,70 16,11

6 Dệt và sản xuất trang phục 3,28 1,59 26,39 31,26 9 Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy 2,07 4,81 2,06 8,93 11 Hóa chất, cao su và plastic 3,33 4,06 -9,39 -2,00

13 Sản xuất kim loại 2,72 8,47 -1,62 9,57

14 Cơ khí chế tạo 2,70 2,01 -15,58 -10,87

15 Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi

tính và sản phẩm quang học 8,70 15,73 6,06 30,48 Nguồn: Tính từ số liệu của NGTK, bảng I/O năm 2007 và I/O năm 2012

Trong 7 ngành công nghiệp chủ lực, ngành có yếu tố TFP đóng góp cao nhất vào tăng trưởng là dệt và sản xuất trang phục; chế biến lương thực, thực phẩm. Riêng 3 ngành, hóa chất - cao su – plastic, cơ khí chế tạo và sản xuất kim loại có đóng góp của TFP âm. Ngành cơ khí chế tạo, yếu tố lao động đóng góp quan trọng nhất, tiếp theo là vốn, cuối cùng là TFP. Các ngành còn lại, đóng góp của yếu tố vốn cao nhất, tiếp đến là lao động và cuối cùng là TFP.

Bảng 4.11: Đóng góp theo giá trị tuyệt đối của các yếu tố vốn, lao động và TFP vào tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ chủ lực giai đoạn 2007-2012

Mã Ngành dịch vụ chủ lực Yếu tố lao động

βLGL (%)

Yếu tố vốn βKGK (%)

Yếu tố TFP

(%)

Tốc độ tăng GDP bình

quân (%)

20 Thương nghiệp 3,38 5,05 -8,73 -0,30

21 Vận tải, kho bãi 1,35 1,93 6,70 9,99

22 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 9,40 3,88 -4,57 8,70 24 Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 6,30 -1,39 5,87 10,78 25 Hoạt động kinh doanh bất động

sản 6,01 18,12 -17,50 6,64

26 Hoạt động chuyên môn, khoa học

và công nghệ 8,42 2,53 -4,72 6,23

28 Giáo dục và đào tạo 2,19 10,72 -5,02 7,89

Nguồn: Tính từ số liệu của NGTK, bảng I/O năm 2007 và I/O năm 2012

Đối với nhóm ngành dịch vụ chủ lực, tốc độ tăng GDP bình quân của nhóm ngành dịch vụ chủ lực đạt 5,62%/năm, thấp hơn tốc độ tăng trưởng bình quân 5,79%/năm của nền kinh tế. Tốc độ tăng vốn đạt 5,48%/năm, thấp hơn tốc độ tăng vốn 6,92%/năm của nền kinh tế. Ngược với xu hướng này, tốc độ tăng lao động bình quân đạt 6%/năm, cao hơn nhiều so vói tốc độ tăng bình quân 2,61%/năm của nền kinh tế. Vậy yếu tố lao động đóng vai trò qua trọng trong tăng trưởng của nhóm ngành dịch vụ giai đoạn 2007-2012. Kết quả này cho thấy, hiệu quả sử dụng lao động chưa cao cũng như hạn chế của đóng góp yếu tố TFP vào tăng trưởng kinh tế của ngành dịch vụ.

Xét về đóng góp của các yếu tố vốn, lao động, TFP vào tăng trưởng các ngành dịch vụ chủ giai đoạn 2007-2012, yếu tố TFP đóng góp cao nhất vào tăng trưởng là ngành vận tải, kho bãi, xếp vị trí thứ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; các ngành còn lại, TFP đóng góp âm vào tăng trưởng; Ngành dịch vụ lưu trú –ăn uống, hoạt động chuyên môn – khoa học và công nghệ, có yếu tố lao động đóng góp cao nhất vào tăng trưởng ngành, tiếp đến là yếu tố vốn, cuối cùng là TFP. Ngược lại, các ngành thương nghiệp, hoạt động kinh doanh bất động sản, giáo dục – đào tạo, yếu tố đóng góp quan trọng nhất là vốn, tiếp theo là lao động và cuối cùng là yếu tố TFP.

Đối với nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, tuy tăng trưởng giai đoạn 2007-2012 đạt 3,76%/năm, thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế nhưng lao động tăng thấp (trung bình 0,35%/ năm), tốc độ tăng vốn cao đạt bình quân 9,76%/ năm cao hơn nhiều so với tốc độ tăng vốn bình quân của nền kinh tế. Vì vậy, yếu tố đóng góp cao nhất cho tăng GDP của nhóm ngành này là vốn.

Kết quả tính toán cũng cho thấy, ngành nông nghiệp có yếu tố vốn đóng góp cao nhất vào tăng trưởng ngành, thứ hai là yếu tố TFP. Nếu tính đóng góp theo giá trị tương đối vào tăng trưởng ngành nông nghiệp, yếu tố vốn đóng góp 73,41%, TFP đóng góp 30,31% và lao động đóng góp -3,73%, TFP đóng cao hơn nhiều ngành khác, điều này có thể được giải thích bằng sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế của ngành này theo hướng sản phẩm có giá trị gia tăng cao trong thời gian vừa qua. Đối với tăng trưởng ngành lâm nghiệp và thủy sản, đóng góp quan trọng nhất là yếu tố vốn, tiếp theo là lao động và cuối cùng là TFP.

Hình 4.12: Xếp hạng các ngành theo đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế (%)

So sánh giữa các nhóm ngành với nhau, nhóm ngành Việt Nam có lợi thế so sánh là dệt may, giầy da có yếu tố TFP đóng góp vào GDP cao nhất; nhóm ngành công nghiệp chủ lực có ngành chế biến lương thực – thực phẩm và ngành sản xuất sản phẩm điện tử - máy vi tính – thiết bị quang học có đóng góp của yếu tố TFP tương đối cao; trong khi đó, nhóm ngành dịch vụ chủ lực có đóng góp của yếu tố TFP thấp nhất.

Hơn nữa, từ phân tích ở trên chỉ ra rằng, tăng trưởng của nhóm ngành công nghiệp chủ lực và nhóm ngành dịch vụ chủ lực vẫn dựa vào tốc độ tăng vốn và tăng lao động cao. Kết quả này phản ánh nhóm ngành công nghiệp và dịch vụ chủ lực có chất lượng tăng trưởng chưa cao, nhiều ngành đóng góp của TFP là âm.

Bên cạnh việc tính các yếu tố đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, dựa vào bảng I/O năm 2007 và bảng I/O năm 2012 tính được năng suất lao động (VA theo giá so sánh năm 2010/số lao động) và năng suất vốn (VA/giá trị còn lại của tài sản) của các ngành kinh tế. Kết quả tính toán được thể hiện qua hình 4.13 và hình 4.14

-100,00 -80,00 -60,00 -40,00 -20,00 0,00 20,00 40,00 60,00 80,00 100,00 Các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo khác

Sản xuất giường tủ, bàn ghế Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ Giáo dục và đào tạo Dịch vụ lưu trú và ăn uống Khai khoáng Xây dựng Hoạt động hành chính và các dịch vụ hỗ trợ Sản xuất kim loại Thủy sản Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác Thông tin và truyền thông Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản …

Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy Nông nghiệp Sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, …

Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm Ngành dịch vụ khác Sản xuất chế biến lương thực, thực phẩm, đồ …

Vận tải, kho bãi Dệt và sản xuất trang phục Sản xuất da và các sản phẩm liên quan

Nguồn: Tính từ số liệu bảng I/O năm 2007 và bảng I/O năm 2012

TFP

Hình 4.13, xếp hạng năng suất lao động cho thấy, những ngành có năng suất lao động cao gồm hoạt động kinh doanh bất động sản, công nghiệp khai thác, tài chính ngân hàng và bảo hiểm, sản xuất phân phối điện, khí đốt và nước nóng. Tuy nhiên, năng suất lao động của ngành kinh doanh bất động sản giảm mạnh trong năm 2012 so với năm 2007. Các ngành có năng suất lao động thấp như nông, lâm nghiệp, thủy sản;

nhóm ngành dệt may và da giầy; cơ khí chế tạo; chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ, thương nghiệp, đây là những ngành có tiền lương thấp do đó làm cho giá trị gia tăng thấp.

Hình 4.13 : Năng suất lao động của ngành kinh tế (triệu đồng/người)

Tính bình quân nền kinh tế, năng suất lao động bình quân tăng từ 40,25 triệu đồng/người năm 2007 lên 46,92 triệu đồng/người năm 2012. Tuy nhiên, ngoài ngành hoạt động kinh doanh bất động sản và tài chính – ngân hàng – bảo hiểm có năng suất lao động cao, phần lớn các ngành nhóm ngành kinh tế chủ lực có năng suất lao động ở mức trung bình hoặc thấp.

1.103,09 816,08 488,40 421,81 168,24 136,28 126,77 82,3891,83

100,58105,63 88,05 43,2263,29 47,4556,91 47,49 45,71 45,17 53,14 38,4952,02 35,65 38,2847,76 41,25 33,96 21,37 18,51 8,20

0,00 500,00 1.000,00 1.500,00 2.000,00 2.500,00 Hoạt động kinh doanh bất động sản

Khai khoáng Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm Sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi …

Các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo khác Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệHóa chất, cao su và plasticSản xuất kim loại Thông tin và truyền thông Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác Sản xuất chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm …Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấyDịch vụ lưu trú và ăn uốngCơ khí chế tạo

Y tế và hoạt động trợ giúp xã hộiSản xuất giường tủ, bàn ghế Hoạt động hành chính và các dịch vụ hỗ trợXây dựng Vận tải, kho bãi In, sao chép bản in các loạiNgành dịch vụ khác Thương nghiệp Chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ …Sản xuất da và các sản phẩm liên quanDệt và sản xuất trang phục

Giáo dục và đào tạoNông nghiệpLâm nghiệpThủy sản

Nguồn: Tính từ số liệu niên giám thống kê, bảng I/O năm 2007, I/O năm 2012

Năm 2012 Năm 2007

Xét về năng suất vốn của các ngành, những ngành có năng suất vốn cao là những ngành tạo ra giá trị gia tăng cao hơn nhiều so với tài sản, gồm các nhóm ngành giáo dục đào tạo, nông nghiệp, thủy sản, hoạt động y tế và một số ngành dịch vụ.

Nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản có năng suất vốn cao nhất, tiếp theo là các nhóm ngành công nghiệp chủ lực, cuối cùng là nhóm ngành dịch vụ chủ lực.

Tính bình quân nền kinh tế, năng suất vốn năm 2007 đạt 0,20 và năm 2012 đạt 0,21, có thể thấy sự cải thiện năng suất vốn trong giai đoạn này là không đáng kể.

Theo chỉ số năng suất vốn năm 2012 cho thấy, có tới 20/30 ngành có năng suất vốn thấp hơn so với năm 2007. Sự suy giảm năng suất vốn cũng như năng suất lao động trong giai đoạn 2007-2012 có thể do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008.

Hình 4.14: Năng suất vốn tính theo VA năm 2007 và 2012

Hơn nữa, kết quả tính toán chỉ số chi phí trung gian/ giá trị sản xuất thể hiện ở hình 4.15 cho thấy, ngành công nghiệp chủ lực có chi phí trung gian cao nhất và ngành dịch vụ chủ lực có chi phí trung gian thấp. Tỷ trọng chi phí trung gian/giá trị

3,80 5,36 1,712,40

1,171,65 0,630,97 0,390,410,54 0,190,240,230,230,260,300,320,35 0,18 0,19 0,15 0,110,140,160,160,19 0,080,11 0,04

0,00 2,00 4,00 6,00 8,00 10,00

Giáo dục và đào tạoThủy sản Y tế và hoạt động trợ giúp xã hộiNgành dịch vụ khácNông nghiệp Các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo khácSản xuất da và các sản phẩm liên quanSản xuất giường tủ, bàn ghếDịch vụ lưu trú và ăn uốngDệt và sản xuất trang phụcLâm nghiệp Chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ … Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm …Sản xuất chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uốngHóa chất, cao su và plasticVận tải, kho bãiKhai khoáng

In, sao chép bản in các loại Hoạt động hành chính và các dịch vụ hỗ trợ Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệSản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khácHoạt động kinh doanh bất động sảnSản xuất giấy và sản phẩm từ giấyThông tin và truyền thôngSản xuất kim loạiThương nghiệpCơ khí chế tạoXây dựng Sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước …Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

Nguồn: Tính toán từ bảng I/O năm 2007, I/O năm 2012

Năm 2012 Năm 2007

sản xuất bình quân của nền kinh tế năm 2007 là 62%, con số này năm 2012 tăng lên 66%, riêng nhóm ngành dịch vụ chủ lực tỷ trọng chi phí bình quân tăng từ 39% năm 2007 lên 43% năm 2012. So sánh giữa hai năm, năm 2012 có 17/30 ngành có tỷ trọng chi phí trung gian cao hơn so với năm 2007. Những ngành có chi phí trung gian tăng cao như công nghiệp khai thác, dịch vụ lưu trú ăn uống, sản xuất giường ghế, bàn tủ, cơ khí chế tạo, hóa chất – cao su – plastic. Điều này cũng góp phần lý giải tình trạng năng suất vốn giảm ở một số ngành trong năm 2012 so với năm 2007.

Hình 4.15: Tỷ trọng chi phí trung gian theo ngành kinh tế trong GTSX giai đoạn 2007-2012

Hình 4.16, phân tích điểm đóng góp của các ngành vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2007-2012 cho thấy, ngành nông; tài chính ngân hàng, bảo hiểm; dệt và sản xuất trang phục; ngành dịch vụ khác; hoạt động kinh doanh bất động sản; sản xuất chế biến lương thực, thực phẩm là những ngành có đóng góp cao vào tăng trưởng. Ngược lại, các ngành cơ khí chế tạo; hóa chất cao su và plastic; sản xuất

0,17 0,26

0,28 0,35 0,31

0,42 0,55 0,44 0,41

0,61 0,49

0,56 0,66 0,58

0,63 0,64

0,79 0,70

0,71 0,77

0,79 0,80 0,77

0,84 0,69

0,88 0,79 0,74

0,79 0,86

0,00 0,20 0,40 0,60 0,80 1,00

Giáo dục và đào tạo Hoạt động kinh doanh bất động sản Sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước …

Thương nghiệp Ngành dịch vụ khác Hoạt động chuyên môn, khoa học và công …

Khai khoáng Hoạt động hành chính và các dịch vụ hỗ trợ Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm Dịch vụ lưu trú và ăn uống Lâm nghiệp Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội Thông tin và truyền thông Nông nghiệp Vận tải, kho bãi Sản xuất da và các sản phẩm liên quan Sản xuất giường tủ, bàn ghế Xây dựng Thủy sản In, sao chép bản in các loại Hóa chất, cao su và plastic Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại …

Các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo … Cơ khí chế tạo Dệt và sản xuất trang phục Chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ, tre, …

Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy Sản xuất kim loại Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và …

Sản xuất chế biến lương thực, thực phẩm, …

Nguồn: Tính toán từ số liệu bảng I/O năm 2007 và I/O năm 2012

Năm 2012 Năm 2007

giường tủ, bàn ghế; thương nghiệp; lâm nghiệp đóng góp âm vào tăng trưởng. Tính bình quân, ngành nông lâm nghiệp, thủy sản đóng góp 0,73% vào tăng trưởng, ngành công nghiệp chủ lực đóng góp 1,01%, ngành dịch vụ chủ lực có đóng góp 1,91%, cao hơn so với ngành nông lâm nghiệp ,thủy sản và ngành công nghiệp chủ lực.

Hình 4.16: Đóng góp của các ngành vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2007-2012 (%)

Như vậy, xét về quy mô và mức độ đóng góp của các ngành vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2007-2012, ngành nông nghiệp đóng góp lớn nhất, tiếp theo nhóm ngành dịch vụ chủ lực chiếm ưu thế, các ngành dệt và sản xuất trang phục, sản xuất chế biến lương thực, thực phẩm. Điều đáng lưu ý, các ngành thương nghiệp, ngành hóa chất, cao su và plastic, ngành cơ khí chế tạo, sản xuất kim loại là những ngành có đóng góp âm hoặc không đáng kể vào tăng trưởng kinh tế. Những ngành kinh tế chủ lực còn lại có đóng góp ở mức trung bình.

Tóm lại, kết quả áp dụng mô hình Solow, tính toán các yếu tố đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam cho thấy, yếu tố vốn đóng góp cao nhất vào tăng trưởng kinh

-0,31 -0,04-0,03 -0,06-0,04-0,01

0,000,030,030,050,060,080,080,090,120,190,190,260,290,300,300,330,340,360,430,44 0,540,590,600,61

-0,40 -0,20 0,00 0,20 0,40 0,60 0,80

Cơ khí chế tạoLâm nghiệp Hóa chất, cao su và plastic Sản xuất giường tủ, bàn ghếThương nghiệp Chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ …Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệSản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khácCác ngành công nghiệp chế biến, chế tạo khácHoạt động hành chính và các dịch vụ hỗ trợSản xuất giấy và sản phẩm từ giấyY tế và hoạt động trợ giúp xã hộiIn, sao chép bản in các loạiThông tin và truyền thôngGiáo dục và đào tạoSản xuất kim loạiThủy sản Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm …Khai khoáng

Vận tải, kho bãi Sản xuất da và các sản phẩm liên quanDịch vụ lưu trú và ăn uốngXây dựng Sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước …Sản xuất chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uốngHoạt động kinh doanh bất động sảnTài chính, ngân hàng và bảo hiểmDệt và sản xuất trang phụcNgành dịch vụ khácNông nghiệp

Nguồn: Tính toán từ bảng I/O năm 2007, bảng I/O năm 2012 và Niên giám thống kê Việt Nam

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố đóng góp vào tăng trưởng kinh tế việt nam ứng dụng bằng cân đối liên ngành (IO) (Trang 65 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)