CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM
4.2. Tình hình phát triển ngành kinh tế Việt Nam
4.3.1. Tình hình phát triển ngành công nghiệp
Khu vực công nghiệp và xây dựng có đóng góp tích cực trong tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn vừa qua. Trong đó, có đóng góp quan trọng của ngành khai khoáng, ngành chế biến chế tạo chiếm 24% GDP năm 2014. Tuy đóng góp của ngành chế biến chế tạo vào GDP trong năm 2014 giảm nhưng tốc độ tăng trưởng của ngành này năm 2014 đã có chuyển biến tích cực tăng, 7,41% so với năm 2013.
Nếu xét theo tỷ trọng giá trị sản xuất, ngành công nghiệp chủ lực đều chiếm tỷ lệ khoảng 80% so với ngành công nghiệp chế biến chế tạo, nếu so sánh với toàn ngành công nghiệp Việt Nam thì những ngành này chiếm tỷ trọng trên 60%, theo thời gian tỷ lệ đóng góp vào GTSX ngày càng tăng. Vậy nhóm ngành công nghiệp chủ lực đang chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển của ngành công nghiệp nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế nói chung.
Tuy nhiên, giai đoạn 2010-2013 do tác động của khủng khoảng kinh tế, làm giảm tỷ trọng đóng góp của nhiều ngành trong GTSX công nghiệp. Cụ thể, trong giai đoạn 2010-2013, tỷ trọng ngành cơ khí – chế tạo, ngành hóa chất – cao xu và plastic,
ngành dệt may, giấy và các sản phẩm từ giấy giảm. Bên cạnh đó, ngành chế biến lương thực – thực phẩm có tỷ trọng đóng góp cao nhất, nhưng có xu hướng giảm nhẹ trong giai đoạn 2005-2013. Ngược lại, ngành công nghệ thông tin – điện tử chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong GTSX công nghiệp, tỷ trọng trong GTSX công nghiệp tăng từ 3,8% năm 2010 lên 12,63% năm 2013.
Trong quá trình tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, Việt Nam đã có những giải pháp thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp, trong đó Việt Nam đã dành nguồn lực, ưu đãi cho vào các ngành công nghiệp chủ lực. Nhìn chung, giai đoại 2005-2009, các ngành đều có tốc độ tăng cao hơn tốc độ tăng bình quân của ngành công nghiệp (14,42%), đặc biệt là ngành cơ khí chế tạo có tốc độ tăng cao nhất (21,10%). Tuy nhiên, qua giai đoạn 2010-2014, chỉ số sản xuất công nghiệp suy giảm, trong đó tốc độ tăng của ngành cơ khí chế tạo, hóa chất – cao su và plastic, dệt may – da giầy, chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất kim loại có sự sụt giảm mạnh. Trái lại, ngành công nghệ thông tin – điện tử lại trở thành điểm sáng trong giai đoạn 2009- 2014 khi đạt được tốc độ phát triển cao.
Bảng 4.3: Chỉ số sản xuất công nghiệp của ngành công nghiệp chủ lực giai đoạn 2005-2014.
Ngành kinh tế Trung bình giai đoạn 2005-2009 (%)
Trung bình giai đoạn 2010-2014 (%)
Cơ khí chế tạo 21,10 7,07
Hóa chất - cao su và plastic 16,38 8,21
Chế biến lương thực thực phẩm, đồ
uống 15,08 7,38
Công nghệ thông tin - Điện tử 16,81 34,99
Sản xuất kim loại 16,62 5,67
Dệt và sản xuất trang phục 14,47 10,85
Giấy và sản phẩm từ giấy 18,58 14,24
Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp 14,42 7,78
Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê Việt Nam 2009, 2014 So sánh hiệu quả lao động và hiệu quả vốn của các ngành công nghiệp:
Nếu xét hiệu quả hoạt động của các ngành dựa trên năng suất lao động (GTSX/lao động) và năng suất vốn (GTSX/vốn sản xuất kinh doanh bình quân)
Hình 4.9: GTSX/lao động của 7 ngành công nghiệp chủ lực Việt Nam theo giá so sánh 2010 (Tỷ đồng/ người)
Từ kết quả phân tích năng suất lao động tính theo GTSX/lao động của 7 ngành công nghiệp chủ lực cho thấy, năng suất lao động của ngành sản xuất kim loại cao nhất, tiếp theo là ngành chế biến lương thực, thực phẩm cao nhất, hóa chất, cao su và plastic, thấp nhất là ngành dệt may và sản xuất trang phục. Nhìn chung, ngoài ngành dệt và sản xuất trang phục, sản xuất kim loại có năng suất ổn định theo thời gian, các ngành còn lại năng suất lao động có xu hướng tăng trong giai đoạn 2009-2013.
Hình 4.10: GTSX/vốn sản xuất kinh doanh bình quân của 7 ngành công nghiệp chủ lực tính theo giá thực tế
0,790,92 0,830,96 0,840,94 0,861,00 0,921,03
0,97 1,07 1,05 1,16 1,21
0,88
0,67
0,86 0,92 1,03
1,79 1,84 1,75
1,94 1,82
0,22 0,23 0,22 0,23 0,23
0,61 0,63 0,67 0,79 0,82
0,00 0,50 1,00 1,50 2,00 2,50
2009 2010 2011 2012 2013
Nguồn: Tính từ NGKT năm 2012, 2014
Cơ khí chế tạo
Hóa chất - cao su và plastic Chế biến lương thực thực phẩm, đồ uống
Công nghệ thông tin - Điện tử Sản xuất kim loại
Dệt và sản xuất trang phục
1,14 1,18 1,17 1,25 1,22
1,41 1,38 1,37 1,41
1,10
1,82 1,77 1,74
1,93 1,95
1,53 1,43
1,65 1,60
2,79
0,91 0,99 1,02 0,99 1,05
1,31 1,31 1,34
1,53
1,31 0,89
1,06 0,98 1,09 1,06
0,50 1,00 1,50 2,00 2,50 3,00
2009 2010 2011 2012 2013
Nguồn: Tính từ NGKT năm 2012, 2014
Cơ khí chế tạo
Hóa chất - cao su và plastic Chế biến lương thực thực phẩm, đồ uống Công nghệ thông tin - Điện tử
Sản xuất kim loại
Dệt và sản xuất trang phục Giấy và sản phẩm từ giấy
Xét về chỉ tiêu năng suất vốn (GTSX/vốn sản xuất kinh doanh bình quân), ngành chế biến lương thực, thực phẩm cao nhất, tiếp theo là ngành công nghệ thông tin – điện tử, năm 2013 năng suất vốn của ngành công nghệ thông tin cải thiện đáng kể.
Những ngành có năng suất vốn thấp nhất là sản xuất kim loại, giây và sản phẩm từ giây. Nhìn chung, ngoài ngành công nghệ thông tin – điện tử, ngành chế biến lương thực – thực phẩm – đồ uống năng suất vốn có xu hướng tăng, các ngành còn lại năng suất vốn giảm hoặc không có sự thay đổi.