1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án sinh học 8 mới từ tiết 61 đến 63

13 155 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 39,21 KB

Nội dung

Kiến thức Khi học xong bài này, HS: - Trình bày được các chức năng của tinh hoàn và buồng trứng.. Các năng lực: - Năng lực tự học: + Học sinh xác định được mục tiêu học tập của bài.. Hoạ

Trang 1

Ngày Tiết Lớp

Tiết 61 Bài 58: TUYẾN SINH DỤC

I

MỤC TIÊU.

1 Kiến thức, kĩ năng.

a Kiến thức

Khi học xong bài này, HS:

- Trình bày được các chức năng của tinh hoàn và buồng trứng

- Nắm được các hoocmon sinh dục nam và hoocmon sinh dục nữ

- Hiểu rõ ảnh hưởng của hoocmon sinh dục nam và nữ đến những biến đổi của cơ thể ở tuổi dậy thì

b Kỹ năng

- Có kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình, thu thập thông tin, vận dụng kiến thức vào thực tế

2 Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh:

a Các phẩm chất:

- Hình thành học sinh những phẩm chất trung thực tự trọng, chí công vô tư, tự tin chủ động

b Các năng lực:

- Năng lực tự học:

+ Học sinh xác định được mục tiêu học tập của bài

+Lập và thực hiện kế hoạch học tập bài

- Năng lực giải quyết vấn đề:

+ Thu thập thông tin từ các nguồn thông tin khác: sách báo, sách tham khảo và từ thực tế

- Năng lực tư duy sáng tạo:

+ HS đặt ra được nhiều câu hỏi về bài học và đề xuất được ý tưởng để giải quyết

- Năng lực tự quản lí:

+ Quản lí bản thân : Về thời gian, tiến độ công việc

+ Quản lí nhóm: Học sinh biết phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm

- Năng lực giao tiếp:

+ Xác định đúng các hình thức giao tiếp: Ngôn ngữ nói, viết

Trang 2

- Năng lực hợp tác:

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông:

+ Học sinh biết khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau , viết báo cáo

II CHUẨN BỊ

a. Giáo viên:

- Chuẩn bị các nội dung câu hỏi, tình huống của bài

- Chuẩn bị các phương tiện kỹ thuật như máy tính, máy chiếu, âm thanh

- Các hình ảnh, video liên quan đến nội dung bài học

b Học sinh:

- Chuẩn bị các tư liệu, tìm hiểu các kiến thức thực tế theo yêu cầu của giáo viên

V TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

A Hoạt động khởi động:

GV cho học sinh xem video về quá trình thụ tinh giữa trứng và tinh trùng

B Hoạt động hình thành kiến thức:

Hoạt động 1: Tinh hoàn và hoocmon sinh dục nam Mục tiêu: - HS nắm được chức năng của hoocmon sinh dục nam và biết sự hoạt động

của hoocmon sinh dục nam gây ra biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì

- GV hướng dẫn HS quan sát H 58 1; 58.2 và

làm bài tập điền từ (SGK – Tr 182)

- GV nhận xét, công bố đáp án:

1- LH, FSH

2- Tế bào kẽ

3- Testosteron

? Nêu chức năng của tinh hoàn?

- GV phát bài tập bảng 58.1 cho các HS nam,

yêu cầu: các em đánh dấu vào dấu hiệu có ở bản

thân?

- Cá nhận HS làm việc độc lập, quan sát

kĩ hình, đọc chú thích

- Thảo luận nhóm và điền từ vào bài tập

- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung

- HS dựa vào bài tập vừa làm để trả lời, sau đó rút ra kết luận

- HS nam đọc kĩ nội dung bảng 58.1 và đánh dấu vào các ô lựa chọn

Trang 3

- GV công bố đáp án.

- Lưu ý HS: đấu hiệu xuất tinh lần đầu là dấu

hiệu của giai đoạn dậy thì chính thức

- HS nghe GV giảng

Kết luận:

Tinh hoàn:

+ Sản sinh ra tinh trùng

+ Tiết hoocmon sinh dục nam testosteron

- Hoocmon sinh dục nam gây biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì của nam

- Những dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì: bảng 58.1 SGK

Hoạt động 2: Buồng trứng và hoocmon sinh dục nữ Mục tiêu: - HS nắm được chức năng của hoocmon sinh dục nữ và biết sự hoạt động của

hoocmon sinh dục nữ gây ra biến đổi cơ thể nữ giới ở tuổi dậy thì

- Yêu cầu HS quan sát kĩ H 58.3 và làm bài tập

điền từ SGK

- Yêu cầu HS nêu kết quả

- GV nhận xét, khẳng định đáp án

1- Tuyến yên

2- Nang trứng

3- Ơstrogen

4- Progesteron

? Nêu chức năng của buồng trứng?

- GV phát bài tập bảng 58.2 cho HS nữ, yêu

cầu: các em đánh dấu vào ô trống dấu hiệu của

bản thân

- Cá nhân HS quan sát kĩ hình tìm hiểu quá trình phát triển của nang trứng (từ các nang trứng gốc) và tiết hoocmon buồng trứng

- Trao đổi nhóm, lựa chọn từ cần thiết Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung

- Dựa vào bài tập đã làm để trả lời câu hỏi, rút ra kết luận

- HS nữ đọc kĩ nội dung bảng 58.2, đánh dấu vào ô lựa chọn

- 1 HS trình bày, các HS khác nhận xét,

Trang 4

- GV gọi 1 HS trình bày, các HS khác bổ sung.

- GV tổng kết lại những dấu hiệu ở tuổi dậy

thì

- Lưu ý HS: kinh nguyệt lần đầu tiên là dấu

hiệu của dậy thì chính thức ở nữ

- GV nhắc nhở HS ý thức vệ sinh kinh nguyệt

bôe sung

- HS lắng nghe

Kết luận:

- Buồng trứng:

+ Sản sinh ra trứng

+ Tiết hoocmon sinh dục nữ Ơstrogen

- Hoocmon Ơstrogen gây ra biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì của nữ

- Những dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì ở nữ: bảng 58.2 SGK

C Hoạt động luyện tập.

- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

- Vì sao nói tuyến sinh dục là tuyến pha?

- Nguyên nhân dẫn tới biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì ở nam và nữ?

D Hoạt động vận dụng.

- Ở gà, nếu người ta cắt bỏ buồng trứng của gà mái và ghép tinh hoàn của gà trống vào thì có hiện tượng gì xảy ra?

E Hoạt động tìm tòi và mở rộng

- Học bài và trả lời các câu hỏi SGK

- Đọc mục “Em có biết”

- Đọc trước bài 59: Sự điều hoà và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết

Ngày

Ngày Tiết Lớp

Trang 5

Tiết 62.Bài 59: SỰ ĐIỀU HOÀ VÀ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TUYẾN

NỘI TIẾT

I MỤC TIÊU

1 Kiến thức, kĩ năng

a Kiến thức.

Khi học xong bài này, HS:

- Nêu được các ví dụ để chứng minh cơ thể tự điều hoà trong hoạt động nội tiết

- Hiểu rõ được sự phối hợp trong hoạt động nội tiết để giữ vững tính ổn định của môi trường trong

b Kỹ năng.

- Rèn luyện kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình

2 Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh:

a Các phẩm chất:

- Hình thành học sinh những phẩm chất trung thực tự trọng, chí công vô tư, tự tin chủ động

b Các năng lực:

- Năng lực tự học:

+ Học sinh xác định được mục tiêu học tập của bài

+Lập và thực hiện kế hoạch học tập bài

- Năng lực giải quyết vấn đề:

+ Thu thập thông tin từ các nguồn thông tin khác: sách báo, sách tham khảo và từ thực tế

- Năng lực tư duy sáng tạo:

+ HS đặt ra được nhiều câu hỏi về bài học và đề xuất được ý tưởng để giải quyết

- Năng lực tự quản lí:

+ Quản lí bản thân : Về thời gian, tiến độ công việc

+ Quản lí nhóm: Học sinh biết phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm

- Năng lực giao tiếp:

+ Xác định đúng các hình thức giao tiếp: Ngôn ngữ nói, viết

- Năng lực hợp tác:

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông:

+ Học sinh biết khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau , viết báo cáo

Trang 6

II CHUẨN BỊ

a. Giáo viên:

- Chuẩn bị các nội dung câu hỏi, tình huống của bài

- Chuẩn bị các phương tiện kỹ thuật như máy tính, máy chiếu, âm thanh

- Các hình ảnh, video liên quan đến nội dung bài học

b Học sinh:

- Chuẩn bị các tư liệu, tìm hiểu các kiến thức thực tế theo yêu cầu của giáo viên

III TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

A Hoạt động khởi động:

GV tổ chức cho hs chơi 1 trò chơi nhỏ Người cuối cùng sẽ phải thực hiện 1 yêu cầu của GV: Tuyến nội tiết quan trọng nhất của cơ thể?

VB: Cũng như hệ thần kinh, trong hoạt động nội tiết cũng có cơ chế tự điều hoà để đảm bảo lượng hoocmon tiết ra vừa đủ nhờ các thông tin ngược Thiếu thông tin này sẽ dẫn đến sự rối loạn trong hoạt động nội tiết và sẽ lâm vào tình trạng bệnh lí

B Hoạt động hình thành kiến thức.

Hoạt động 1: Điều hoà hoạt động của các tuyến nội tiết

- GV trình bày nội dung thông tin mục I SGK

kết hợp sử dụng H 59.1 và 59.2 thảo luận nhóm

2 bàn để hiểu rõ cơ chế điều hoà hoạt động của

các tuyến này

? Hãy kể tên các tuyến nội tiết chịu ảnh

hưởng của cá hoocmon tiết ra từ tuyến yên?

? Trình bày cơ chế điều hoà hoạt động của

tuyến giáp và tuyến trên thận?

Đại diện các nhóm trình bày kết quả Các nhóm

nhận xét và rút ra kết luận chung

- Yêu cầu HS rút ra kết luận

- HS liệt kê; tuyến giáp, tuyến dinh dục, tuyến trên thận

- HS quan sát kĩ H 59.1; 59.2; 58.1 và trình bày cơ chế điều hoà hoạt động của từng tuyến

- Đại diện nhóm trình bày trên tranh, các nhóm khác bổ sung

Kết luận:

Trang 7

VD:

- Tuyến yên tiết hoocmon điều khiển sự hoạt động của các tuyến nội tiết

- Sự hoạt động của tuyến yên được tăng cường hay kìm hãm chịu sự chi phối của các hoocmon do các tuyến nội tiết khác tiết ra

=> Đó là cơ chế tự điều hoà của các tuyến nội tiết nhờ các thông tin ngược

Hoạt động 2: Sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết.

- GV đưa thông tin: khi lượng đường trong máu

giảm mạnh không chỉ các tế bào anpha của đảo

tuỵ hoạt động tiết glucagôn mà còn có sự phối

hợp hoạt động của cả tuyến trên thận để góp

phần chuyển hoá lipit và prôtêin thành glucôzơ

(tăng đường huyết)

- GV yêu cầu HS quan sát H 59.3 thảo luận

nhóm theo bàn:

? Trình bày sự phối hợp hoạt động của các

tuyến nội tiết khi đường huyết giảm?

? Lượng đường trong máu giữ được tương đối

ổn định là do đâu?

- GV: Ngoài ra ađrênalin và nonađrênalin cùng

phối hợp với glucagôn làm tăng đường huyết

- Giúp HS rút ra kết luận

- HS vận dụng kiến thức về chức năng của hoocmon tuyến tuỵ để trình bày

- Cá nhân HS quan sát kĩ H 59.3, trao đổi nhóm trình bày ra giấy nháp câu trả lời

- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung

- Tính ổn định của môi trường bên trong

Kết luận:

VD: Sự phối hợp hoạt động của tuyến tuỵ và tuyến trên thận

- Sự điều hoà, phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết có tác dụng duy trì đảm bảo cho các quá trình sinh lí trong cơ thể diễn ra bình thường

3 Củng cố kiểm tra- đánh giá

Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Trang 8

- Nêu rõ mối quan hệ trong sự điều hoà hoạt động của tuyến yên đối với các tuyến nội tiết khác?

- Trình bày cơ chế hoạt động của tuyến tuỵ?

4 Hướng dẫn học bài và làm bài tập về nhà

- Học bài và trả lời các câu hỏi 1, 2 SGK

- Nêu được các VD dẫn chứng cho kiến thức trên

………

Ngày

Ngày Tiết Lớp

Chương XI- SINH SẢN

Tiết 63 Bài 60: CƠ QUAN SINH DỤC NAM

I MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:

1 Kiến thức, kĩ năng.

a Kiến thức

Khi học xong bài này, HS:

- Kể tên và xác định được các bộ phận trong cơ quan sinh dục nam và đường đi của tinh trùng từ nơi sinh sản đến khi ra ngoài cơ thể

- Nêu được chức năng cơ bản của các bộ phận đó

- Nêu rõ được đặc điểm của tinh trùng

- Kể tên và xác định được trên tranh các bộ phận trong cơ quan sinh dục nữ

- Nêu được chức năng cơ bản của cơ quan sinh dục nữ

- Nêu được điểm đặc biệt của chúng

b Kỹ năng.

- Có kĩ năng quan sát hình, nhận biết kiến thức

- Phát triển kĩ năng thu thập thông tin, tìm kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tế

Trang 9

2 Năng lực:

a Năng lực tự học:

- Học sinh xác định được mục tiêu học tập của chủ đề

-Lập và thực hiện kế hoạch học tập chủ đề

b Năng lực giải quyết vấn đề:

+ Thu thập thông tin từ các nguồn thông tin khác: sách báo, sách tham khảo và từ thực tế

c Năng lực tư duy sáng tạo:

+ HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập và đề xuất được ý tưởng để giải quyết

d Năng lực tự quản lí:

- Quản lí bản thân : Về thời gian, tiến độ công việc

- Quản lí nhóm: Học sinh biết phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm

e Năng lực giao tiếp:

+ Xác định đúng các hình thức giao tiếp: Ngôn ngữ nói, viết

g Năng lực hợp tác:

h Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông:

+ Học sinh biết khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau , viết báo cáo

II CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Chuẩn bị các nội dung câu hỏi, tình huống của chủ đề

- Chuẩn bị các phương tiện kỹ thuật như máy tính, máy chiếu, âm thanh

- Các hình ảnh, video liên quan đến nội dung bài học

2 Học sinh:

- Chuẩn bị các tư liệu, tìm hiểu các kiến thức thực tế theo yêu cầu của giáo viên

V TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

A Hoạt động khởi động: Trò chơi: Con số ấn tượng

Giáo viên viết lên bảng con số: 90.000.000 và yêu cầu học sinh dự đoán con số 90.000.000 liên quan đến vấn đề gì

Trên cơ sở giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu trước các nội dung liên quan đến bài học, học sinh có thể đưa ra các dự đoán về ý nghĩa của con số đó

B Hoạt động hình thành kiến thức:

1 Hoạt động 1: Các bộ phận của cơ quan sinh dục nam

Giáo viên chiếu 1 hình ảnh về cơ quan sinh dục nam

Trang 10

GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm bài tập sau:

Dựa vào hình quan sát hình hoàn thiện thông tin sau:

Nơi sản xuất tinh trùng là……… Nằm phía trên mỗi tinh hoàn

là……… , đó là nơi tinh trùng tiếp tục hoàn thiện về cấu tạo Tinh hoàn nằm trong……… ở phía ngoài cơ thể tạo điều kiện nhiệt độ thích hợp cho sự sản sinh tinh trùng( khoảng 33oC- 34oC) Tinh trùng từ mào tinh hoàn sẽ

theo……… đến chứa tại………

HS hoạt động cá nhân hoàn thành bài tập

Kết luận:

Cơ quan sinh dục nam gồm:

+ Tinh hoàn: là nơi sản xuất ra tinh trùng

+ Mào tinh hoàn: nơi tinh trùng tiếp tục phát triển và hoàn thiện về cấu tạo

+ Ống dẫn tinh: dẫn tinh trùng đến túi tinh

+ Túi tinh; chứa tinh trùng

+ Dương vật: dẫn tinh dich, dẫn nước tiểu ra ngoài

+ Tuyến hành, tuyến tiền liệt; tiết dịch hoà loãng tinh trùng

2 Hoạt động 2: Tinh hoàn và tinh trùng

- GV chiếu video về quá trình sản sinh tinh

trùng

- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, quan

sát H 60.2, hoạt động cặp đôi và trả lời câu

hỏi( phần phụ lục):

HS quan sát video, nghiên cứu thông tin SGK, quan sát H 60.2, hoạt động cặp đôi

và trả lời câu hỏi:

- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung

Trang 11

- GV nhận xét, hoàn chỉnh thông tin - HS rút ra các kiến thức cần nhớ.

Kết luận:

- Tinh trùng được sản sinh bắt đầu từ tuổi dậy thì

- Tinh trùng sinh ra trong ống sinh tinh từ các tế bào mầm (tế bào gốc) trải qua phân chia giảm nhiễm (bộ NST giảm 1/2)

- Tinh trùng nhỏ, gồm đầu, cổ , đuôi dài, di chuyển nhanh, khả năng sống lâu hơn trứng (từ 3-4 ngày)

- Có 2 loại tinh trùng là tinh trùng X và tinh trùng Y

HS hoạt động cặp đôi trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập:

C Hoạt động luyện tập:

HS tự nghiên cứu và thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi:

1. Tại sao nói tinh hoàn là một tuyến pha?

D Hoạt động vận dụng

GV yêu cầu HS viết bài tuyên truyền về:

- Các biện pháp bảo vệ sức khỏe vị thành niên

- Tìm hiểu quá trình hình thành trứng và hình thành tinh

E Hoạt động tìm tòi và mở rộng:

GV yêu cầu HS tìm hiểu một số nội dung:

- Tìm hiểu về quá trình thụ tinh, thụ thai, hiện tượng kinh nguyệt

- Đọc mục “Em có biết” trang 189

IV PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM

- Hoạt động cặp đôi.

Câu 1 Trong điều kiện bình thường, tinh hoàn có thể sản sinh ra tinh trùng đến thời gian nào?

a.Từ lúc dậy thì đến suốt đời b.Từ lúc dậy thì đến tuổi 40

Trang 12

c Từ lúc dậy thì đến tuổi 50 d Từ lúc dậy thì đến tuổi 60.

Câu 2 Mỗi lần phóng tinh, số lượng tinh trùng nhiều có tác dụng gì?

a.Để bù lại sự hao hụt do chết, tính từ lúc phóng tinh đến khi tinh trùng gặp trứng b.Đảm bảo cho sự thụ tinh : Mỗi lần phóng tinh có hàng triệu tinh trùng, nhưng khi gặp trứng chỉ có vài trăm tinh trùng

c.Nhiều tinh trùng gặp trứng, cùng tiết ra enzim mới đủ thủng màng tế bào trứng để một tinh trùng lọt vào

d Có nhiều tinh trùng, để trứng lựa chọn được tinh trùng thích hợp nhất

Câu 3.Tinh hoàn có chức năng là:

a.Sản sinh tinh trùng b.Sản xuất ra testosterôn

b Nuôi dưỡng tinh trùng d.Hai câu a,b đúng

Câu 4 Vùng nào sau đây của tinh trùng có chứa nhân?

a.Vùng đầu b.Vùng thân c.Vùng đuôi d.Cả 3 câu a, b, c đúng

Câu 5 Tinh trùng vừa mới sản sinh ra được đưa tới mào tinh nhờ:

a.Tinh trùng chuyển động một cách chủ động

b.Nhờ áp lực gây ra bởi sự sản sinh liên tục các tế bào mới

c.Nhờ tinh dịch trong các ống sinh tinh và nhờ sự chuyển động nhu động của cơ trơn thành ống

d Hai câu b,c đúng

Ngày đăng: 07/03/2019, 19:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w