Bắt nguồn từ thuế doanh thu ở Pháp; Năm 1920: đánh vào từng khâu của quá trình sản xuất - trùng lặp thuế, thuế đánh chồng lên thuế, càng nhiều khâu thì càng chịu nhiều thuế.
CHƯƠNG III: THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Page 2 NỘI DUNG I. Giới thiệu về lịch sử áp dụng thuế GTGT II. Một số khái niệm về thuế GTGT III. Nội dung cơ bản của thuế GTGT IV. Phương pháp tính thuế V. Chế độ miễn giảm thuế và hoàn thuế VI. Đăng ký, kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế VII. Khiếu nại và xử lý vi phạm VIII.Điều kiện cần thiết cho việc áp dụng thuế GTGT Page 3 I. Giới thiệu về lịch sử áp dụng thuế GTGT 1. Nguồn gốc ra đời và quá trình phát triển Bắt nguồn từ thuế doanh thu ở Pháp Năm 1920: đánh vào từng khâu của quá trình sản xuất → Trùng lặp thuế, thuế đánh chồng lên thuế, càng nhiều khâu thì càng chịu nhiều thuế. Năm 1936: đánh vào khâu cuối cùng của quá trình sản xuất (khi sản phẩm được đưa vào lưu thông lần đầu) → tránh được đánh chồng thuế nhưng thu thuế chậm. 1948: đánh vào giá trị gia tăng qua các khâu của quá trình sản xuất, viết tắt là TVA, còn ở Mỹ gọi là VAT (Value Added Tax) 1954: áp dụng chính thức thuế GTGT tại Pháp đối với ngành sản xuất và thương nghiệp bán buôn. 1968: thuế GTGT được áp dụng và chính thức có hiệu lực trong cả lĩnh vực bán lẻ hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Đến nay: đã có hơn 120 quốc gia áp dụng thuế GTGT (trừ Thụy Sĩ và Hoa Kỳ)→ Tìm hiểu vì sao? Page 4 I. GIỚI THIỆU VỀ LỊCH SỬ ÁP DỤNG THUẾ GTGT 2. Quá trình áp dụng thuế GTGT ở Việt Nam Năm 1971: áp dụng thuế doanh thu Năm 1993: thí điểm áp dụng Năm 1997: thông qua luật thuế GTGT số 02/1997/QH9 Năm 1999: luật thuế GTGT số 02/1997/QH9 có hiệu lực Năm 2003, 2005, 2008: 3 lần sửa đổi bổ sung và ban hành nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành. Page 5 Hệ thống văn bản pháp lý quy định, điều chỉnh về thuế GTGT ở Việt Nam Luật thuế GTGT số 02/1997/QH9 được thông qua vào ngày 10/5/1997, có hiệu lực ngày 1/1/1999. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế GTGT số 07/2003/QH11 thông qua ngày 17/6/2003, có hiêu lục thi hành 1/1/2004. Luật sửa đổi, bố sung một số điều của luật thuế GTGT số 57/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005, có hiệu lực ngày 1/1/2006. Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 ngày 03 tháng 06 năm 2008, có hiệu lực thi hành vào 1/1/2009 Nghị định 148/2004/NĐ-CP ngày 23/7/2004 Nghị định 156/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 Thông tư 120/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 Thông tư 84/2004/TT-BTC ngày 18/8/2004 Thông tư 32/2007/TT-BTC ngày 9/4/2007 Thông tư 30/2008/TT-BTC ngày 10/5/2008 II. MỘT SỐ KHÁI NIỆM THUẾ GTGT 1. Giá trị gia tăng Là giá trị tăng thêm đối với một sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ do cơ sở sản xuất, chế biến, buôn bán tác động vào nguyên vật liệu thô hay hàng hóa mua vào, làm cho giá trị của chúng tăng lên. Là số chênh lệch giữa “giá đầu ra” và “giá đầu vào” do đơn vị kinh tế tạo ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh dịch vụ. GTGT có thể tính bằng: Phương pháp cộng: Giá trị gia tăng = tiền công/lương + lợi nhuận Phương pháp trừ: GTGT = Gía đầu ra – Giá đầu vào. Page 7 2. Thuế GTGT (VAT) Thuế GTGT là thuế đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh ở từng khâu trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Ví dụ tổng quát về cơ chế vận hành thuế GTGT: Giả sử một sản phẩm hàng hóa từ khâu sản xuất đầu tiên đến khâu cuối cùng phải trải qua 4 nhà sản xuất kinh doanh A, B, C, D. Thuế suất thuế GTGT của sản phẩm là 10%. Hãy điền các giá trị vào bảng sau A B C D Giá bán hàng chưa có thuế GTGT $100 $120 $150 Thuế GTGT phát sinh --- --- --- Giá bán đã có thuế GTGT --- --- --- --- Thuế GTGT phải nộp --- --- --- --- Tổng tiền thuế GTGT --- Page 8 Ví dụ 1: cơ chế vận hành của thuế GTGT A B C D Giá bán hàng chưa có thuế GTGT $100 $120 $150 Thuế GTGT phát sinh $10 $12 $15 Giá bán đã có thuế GTGT $110 $132 $165 $165 Thuế GTGT phải nộp $10 $2 $3 $15 Tổng tiền thuế GTGT $15 Vậy: Nếu D là người tiêu dùng cuối cùng thì số thuế GTGT mà D phải chịu là: $15. Kết luận: Thuế GTGT do người tiêu dùng chịu, còn các tổ chức A, B, C đều cộng thuế GTGT vào giá bán, bản thân mỗi khâu chỉ phải nộp thuế GTGT chênh lệch dương vào NSNN. Nếu trong trường hợp ở ví dụ trên, C xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài thì thuế GTGT ở khâu C là: $ 150 x 0% = $ 0 (Do thuế suất thuế GTGT hàng hóa xuất khẩu là 0%). Số thuế GTGT C phải nộp: $ 0 – $ 12 = - $ 12 (Số tiền này sẽ được hoàn lại, hoặc khấu trừ thuế GTGT, tức là doanh nghiệp C sẽ được hoàn lại $ 12 hoặc khấu trừ thuế trong cả kỳ kinh doanh). Page 9 3. Đặc điểm của thuế GTGT Thuế GTGT là sắc thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn không trùng lắp Thuế GTGT có tính trung lập kinh tế cao Là yếu tố cộng thêm ngoài giá bán của người cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Thuế GTGT không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi kết quả kinh doanh của người nộp thuế. Thuế GTGT là một sắc thuế thuộc loại thuế gián thu Gánh nặng thuế chuyển từ người nộp thuế sang người chịu thuế Thuế được cộng vào giá cả hàng hóa, dịch vụ Thuế GTGT có tính chất lũy thoái so với thu nhập Không phân biệt người có thu nhập cao hay thấp đều phải chịu số thuế như nhau Người nào có thu nhập cao hơn thì tỷ lệ thuế phải nộp trên thu nhập lại thấp hơn và ngược lại. Page 10 4. Ưu điểm và nhược điểm của thuế GTGT 4.1 Ưu điểm a) Khắc phục được hạn chế thuế đánh chồng lên thuế Ví dụ: Quá trình chế biến qua các khâu (đơn giá), thuế suất đều là 5% Bông (20.000) → Sợi (28.000) → Vải (35.000) → Áo (48.000) Các khâu Thuế doanh thu (đ/sản phẩm) Thuế GTGT (đ/sản phẩm) Bông 20.000 x 5% = 1.000 20.000 x 5% = 1.000 Sợi 28.000 x 5% = 1.400 8.000 x 5% = 400 Vải 35.000 x 5% = 1.7500 7.000 x 5% = 350 Áo 48.000 x 5% = 2.400 13.000 x 5% = 650 Tổng thuế 6.550 2.400 Kết luận: Trong thuế DT, thuế ở khâu sau đánh chồng lên khâu trước. Trong thuế GTGT: hạn chế này đã được khắc phục bởi thuế GTGT không đánh trên toàn bộ giá trị hàng hóa và chỉ đánh vào phần giá trị gia tăng qua các khâu và chưa bị đánh thuế. . CHƯƠNG III: THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Page 2 NỘI DUNG I. Giới thiệu về lịch sử áp dụng thuế GTGT II. Một số khái niệm về thuế GTGT III. Nội dung. một sắc thuế thuộc loại thuế gián thu Gánh nặng thuế chuyển từ người nộp thuế sang người chịu thuế Thuế được cộng vào giá cả hàng hóa, dịch vụ Thuế