Trong hoạt động của mỗi cơ quan, tổ chức văn thư nắm giữ vai trò vô cùng quan trọng. Văn thư góp phần đảm bảo thông tin và cung cấp các tài liệu kịp thời để các nhà lãnh đạo đưa ra những quyết định đúng đắn cho hoạt động quản lý. Hoạt động tổ chức của cơ quan, tổ chức có đạt hiệu quả hay không phụ thuộc vào công tác tổ chức, quản lý cũng như kiểm tra, giám sát nghiệp vụ văn thư tại cơ quan, tổ chức đó. Chính vì vậy công tác kiểm tra, giám sát nghiệp vụ một cách khoa học, chặt chẽ, hiệu quả trong mỗi cơ quan là vô cùng cần thiết.Tôi nhận thấy việc tìm hiểu những vấn đề lý luận chung cũng như việc khảo sát thực tế công tác kiểm tra giám sát nghiệp vụ văn thư tại một cơ quan, tổ chức cụ thể sẽ là cơ hội tốt để tôi củng cố những kiến thức cá nhân, học hỏi thêm những kinh nghiệm thực tế. Chính vì những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác kiểm tra, giám sát về nghiệp vụ văn thư của các đơn vị tại Ủy ban nhân dân huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương” làm đề tài cho bài tiểu luận của mình.
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, để có được kết quả này tôi xin tỏ lòng biết ơn tới thầy (cô)
bộ môn đã giảng dạy trang bị kiến thức và hướng dẫn để tôi có thể hoàn thànhđược bài tiểu luận này
Trong quá trình thực hiện bài tiểu luận mặc dù đã cố gắng song vẫnkhông tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự nhận xét vàđóng góp ý kiến từ quý thầy (cô) để bài tiểu luận của tôi hoàn thiện hơn Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài: “Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác kiểmtra, giám sát về nghiệp vụ văn thư của các đơn vị tại Ủy ban nhân dân huyệnNinh Giang, tỉnh Hải Dương” là do chính cá nhân tôi thực hiện Mọi thông tinthể hiện trong bài là hoàn toàn trung thực
Nếu có bất kỳ sự gian lận, không trung thực trong bài viết của tôi, tôi xinhoàn toàn trách nhiệm với lời cam đoan trên của mình
Hà Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2019
Trang 3DANH MỤC VIẾT TẮT
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC VIẾT TẮT
PHẦN I PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu 1
3 Đối tượng nghiên cứu, mục đích nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 3
6 Kết cấu bài tiểu luận 3
PHẦN II PHẦN NỘI DUNG 4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC VĂN THƯ VÀ CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT 4
1.1 Công tác văn thư 4
1.1.1 Khái niệm 4
1.1.2 Vị trí, ý nghĩa của công tác văn thư 4
1.1.3 Yêu cầu của công tác văn thư 6
1.1.4 Nội dung của công tác văn thư 7
1.2 Công tác kiểm tra, giám sát 8
Tiểu kết 10
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT NGHIỆP VỤ VĂN THƯ TẠI UBND HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG 11
2.1 Khái quát chung về UBND huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương 11
2.1.1 Cơ cấu tổ chức 11
2.1.2 Chức năng 12
2.1.3 Nhiệm vụ, quyền hạn 13
2.2 Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát nghiệp vụ văn thư tại UBND huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương 14
2.2.1 Công tác kiểm tra, giám sát về soạn thảo và ban hành văn bản 14
2.2.2 Kiểm tra, giám sát về quản lý văn bản 16
2.2.3 Kiểm tra, giám sát công tác quản lý và sử dụng con dấu 19
2.2.4 Kiểm tra, giám sát về công tác lập và lưu hồ sơ 20
2.3 Nhận xét, đánh giá 22
2.3.1 Ưu điểm 22
2.3.2 Nhược điểm 23
2.3.3 Nguyên nhân 24
Tiểu kết 25
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT NGHIỆP VỤ VĂN THƯ TẠI UBND HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG 26
3.1 Đối với lãnh đạo cơ quan 26
3.2 Đối với cán bộ, nhân viên 27
3.3 Nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác văn thư 27
Tiểu kết 29
KẾT LUẬN 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
Trang 5PHẦN I PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong hoạt động của mỗi cơ quan, tổ chức văn thư nắm giữ vai trò vôcùng quan trọng Văn thư góp phần đảm bảo thông tin và cung cấp các tài liệukịp thời để các nhà lãnh đạo đưa ra những quyết định đúng đắn cho hoạt độngquản lý Hoạt động tổ chức của cơ quan, tổ chức có đạt hiệu quả hay khôngphụ thuộc vào công tác tổ chức, quản lý cũng như kiểm tra, giám sát nghiệp
vụ văn thư tại cơ quan, tổ chức đó Chính vì vậy công tác kiểm tra, giám sátnghiệp vụ một cách khoa học, chặt chẽ, hiệu quả trong mỗi cơ quan là vôcùng cần thiết.Tôi nhận thấy việc tìm hiểu những vấn đề lý luận chung cũngnhư việc khảo sát thực tế công tác kiểm tra giám sát nghiệp vụ văn thư tại một
cơ quan, tổ chức cụ thể sẽ là cơ hội tốt để tôi củng cố những kiến thức cánhân, học hỏi thêm những kinh nghiệm thực tế
Chính vì những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Khảo sát, đánh giáthực trạng công tác kiểm tra, giám sát về nghiệp vụ văn thư của các đơn vị tại
Ủy ban nhân dân huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương” làm đề tài cho bài tiểuluận của mình
- Lý luận và phương pháp công tác văn thư của tác giả Vương ĐìnhQuyền, xuất bản năm 2011 bàn về tổ chức quản lý công tác văn thư vàđào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ lâu dài
- Nguyễn Thị Hiền, 2016, Khóa luận tốt nghiệp, Tổ chức công tác Vănthư, lưu trữ tại UBND huyện Thiệu Hóa, Đại học Nội vụ Hà Nội
Trang 6- Trần Thị Hường, 2017, Khóa luận tốt nghiệp, Nâng cao hiệu quả tổchức và quản lý công tác Văn thư tại Văn phòng Bộ Nội Vụ, Đại họcNội vụ Hà Nội
Trên đây là một số tài liệu nghiên cứu về đề tài, nhìn chung tất cả các bàinghiên cứu đều tập trung nghiên cứu về công tác văn thư tại một cơ quan cụthể và cũng đưa ra những giải pháp về vấn đề song tôi nhận thấy chưa có sự
đi sâu vào phân tích công tác kiểm tra, giám sát Do vậy, bài nghiên cứu củatôi sẽ kế thừa và phát huy những thành tựu có trước để phát triển nội dung,phân tích làm rõ đề tài
3 Đối tượng nghiên cứu, mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Công tác kiểm tra, giám sát nghiệp vụ văn thư.Mục đích nghiên cứu: nhằm tổng hợp được cơ sở lý luận về công tác vănthư Kiểm tra, giám sát, khảo sát, đánh giá thực trạng kiểm tra, giám sátnghiệp vụ văn thư tại UBND huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương Từ đó đưa
ra những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sátnghiệp vụ văn thư tại UBND huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong bài viết có sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thu thập, xử lý, tổng hợp thông tin;
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: so sánh giữa thực tiễn với lý luận vàcác quy định của Nhà nước và UBND huyện về hoạt động kiểm tra,giám sát nghiệp vụ văn thư;
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Ý nghĩa lý luận: đề tài góp phần làm sáng tỏ, bổ sung, nâng cao kiếnthức, đồng thời khẳng định tầm quan trọng của công tác kiểm tra, giámsát các nghiệp vụ văn thư trong hoạt động của cơ quan, tổ chức
- Ý nghĩa thực tiễn: bài tiểu luận đánh giá được tầm quan trọng của công
Trang 7quan, tổ chức Giải pháp đưa ra có thể ứng dụng vào thực tế góp phầnnâng cao hiệu quả trong công tác này tại công ty Sản phẩm đề tài lànguồn tài liệu tham khảo bổ ích cho các nghiên cứu sau đó cùngchuyên đề
6 Kết cấu bài tiểu luận
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, bài tiểu luận gồm 03 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận về công tác văn thư và công tác kiểm tra, giám sát.
Chương 2 Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát nghiệp vụ văn thư tại UBND huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.
Chương 3 Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát nghiệp vụ văn thư tại UBND huyện Ninh Giang, tỉnh Hải
Dương.
Trang 8PHẦN II PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC VĂN THƯ VÀ CÔNG
TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT 1.1 Công tác văn thư
1.1.1 Khái niệm
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về công tác văn thư Theo PGS.Vương Đình Quyền thì công tác văn thư “là khái niệm dùng để chỉ toàn bộviệc liên quan đến soạn thảo, ban hành văn bản, tổ chức quản lý, giải quyếtvăn bản, lập hồ sơ hiện hành nhằm đảm bảo thông tin văn bản cho hoạt độngquản lý của cơ quan, tổ chức”
Theo Nghị định của BNV về Công tác văn thư thì công tác văn thư đượchiểu “bao gồm các công việc về soạn thảo, ban hành văn bản, quản lý văn bản
và tài liệu khác hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức,quản lý và sử dụng con dấu trong công tác văn thư”
Công tác văn thư là hoạt động liên quan trực tiếp đến văn bản, giấy tờcủa một cơ quan, tổ chức, nhằm đảm bảo thông tin bằng văn bản quản lý của
cơ quan, tổ chức đó, nhằm đảm bảo thông tin bằng văn bản quản lý của cơquan, tổ chức đó Công tác văn thư cần bao gồm công tác soạn thảo và banhành văn bản; quản lý và giải quyết văn bản đi, văn bản đến; lập hồ sơ và nộp
hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan; quản lý và sử dụng con dấu
1.1.2 Vị trí, ý nghĩa của công tác văn thư
a) Vị trí của công tác văn thư
Công tác văn thư không thể thiếu trong hoạt động của cơ qua, tổ chức.Các cơ quan, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội dù lớn hay nhỏ Các cơquan, đơn vị muốn thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình đều phải sử dụngvăn bản, tài liệu để phổ biến các chủ trương, chính sách, phản ánh tình hìnhlên cấp trên, trao đổi, liên hệ, phối hợp công tác, ghi lại những sự kiện, hiệntượng xảy ra trong hoạt động hàng ngày
Trang 9Đặc biệt, đối với văn phòng cấp ủy, văn phòng các tổ chức chính trị - xãhội là các cơ quan trực tiếp giúp các cấp ủy, tổ chức chính trị - xã hội tổ chứcđiều hành bộ máy, có chức năng thông tin tổng hợp phục vụ lãnh đạo, chỉ đạothì công tác văn thư lại càng quan trọng, nó giữ vị trí trọng yếu trong công tácvăn phòng.
b) Ý nghĩa của công tác văn thư
Làm tốt công tác văn thư bảo đảm cung cấp đầy đủ thông tin, góp phầnnâng cao hiệu suất, chất lượng công tác của cơ quan, tổ chức đảng, tổ chứcchính trị - xã hội và phòng chống nạn quan liêu giấy tờ
Trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, từ việc đề ra các chủ trương,chính sách, xây dựng chương trình, kế hoạch công tác cho đến phản ánh tìnhhình, nêu đề xuất, kiến nghị với cơ quan cấp trên chỉ đạo cơ quan cấp dướihoặc triển khải, giải quyết công việc, đều phải dựa vào các nguồn thông tin
có liên quan Thông tin càng đầy đủ, chính xác và kịp thời thì hoạt động của
cơ quan càng đạt hiệu quả cao, bởi lẽ thông tin phục vụ quản lý được cungcấp từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó nguồn thông tin chủ yếu nhất, chínhxác nhất là thông tin từ văn bản vì văn bản là phương tiện chứa đựng, truyềnđạt, phổ biến thông tin mang tính pháp lý Công tác văn thư bao gồm nhiềuviệc, liên quan đến nhiều người, nhiều bộ phận
Vì vậy làm tốt công tác văn thư sẽ:
- Giúp lãnh đạo các cơ quan, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội chỉđạo công việc chính xác, hiệu quả, không để chậm trễ, sai sót, tránh nạnquan liệu, giấy tờ, mệnh lệnh hành chính;
- Góp phần giữ gìn bí mật của Đảng, Nhà nước và cơ quan Mọi chủtrương, đường lối của Đảng và Nhà nước kể cả chủ trương tuyệt mậtđều được phản ánh trong văn bản Việc giữ bí mật của Đảng, Nhà nước
và cơ quan là rất quan trọng Tổ chức tốt công tác văn thư, quản lý vănbản chặt chẽ, gửi văn bản đúng đối tượng, không để mất mát, thất lạc làgóp phần giữ gìn tốt bí mật của Đảng, Nhà nước và cơ quan;
Trang 10- Đảm bảo giữ gìn đầy đủ chứng cớ về hoạt động của các cơ quan, tổchức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội cũng như của các đồng chí lãnhđạo Nếu tài liệu giữ lại đầy đủ, nội dung văn bản chính xác, phản ánhtrung thực hoạt động của các cơ quan, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị -
xã hội thì khi cần thiết, tài liệu sẽ là bằng chứng pháp lý của cơ quan;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác lưu trữ Tài liệu hình thành tronghoạt động của các cơ quan, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội lànguồn bổ sung thường xuyên, chủ yếu cho lưu trữ hiện hành và lưu trữcấp ủy, lưu trữ tổ chức chính trị - xã hội Vì vậy, nếu làm tốt công tácvăn thư, mọi công việc của cơ quan, tổ chức đều được văn bản hóa.Giải quyết xong công việc, tài liệu được lập hồ sơ đầy đủ, nộp lưu vàolưu trữ cơ quan đúng quy định sẽ tạo thuận lợi cho công tác lưu trữ tiếnhành các khâu nghiệp vụ tiếp theo như phân loại, xác định giá trị, thống
kê, bảo quản và phục vụ tốt cho công tác khai thác, sử dụng tài liệuhàng ngày và lâu dài về sau
1.1.3 Yêu cầu của công tác văn thư
- Nhanh chóng: Quá trình giải quyết công việc của cơ quan phụ thuộcnhiều vào việc xây dựng văn bản và tổ chức quản lý, giải quyết vănbản Do đó, xây dựng văn bản nhanh chóng, giải quyết nhanh chóngmọi công việc của cơ quan Giải quyết văn bản chậm sẽ làm giảm tiến
độ giải quyết công việc của mọi cơ quan, giảm ý nghĩa của sự việcđược đề cập trong văn bản Đồng thời gây tốn kém tiền của, công sức
và thời gian của các cơ quan
- Chính xác: Nội dung văn bản phải tuyệt đối chính xác về mặt pháp lý,tức là phải phù hợp với Hiến pháp, pháp luật và các văn bản quy địnhcủa cơ quan nhà nước cấp trên Chính xác về thể thức văn bản, văn bảnban hành phải có đầy đủ các thành phần do Nhà nước quy định Mẫutrình bày phải đúng tiêu chuẩn Nhà nước ban hành
Trang 11- Bí mật: Trong nội dung văn bản đến, văn bản đi của cơ quan có nhiềuvấn đề thuộc phạm vi bí mật của cơ quan, của Nhà nước Vì vậy, từviệc xây dựng văn bản và tổ chức quản lý, giải quyết văn bản, bố tríphòng làm việc của cán bộ văn thư đến việc lựa chọn cán bộ văn thưcủa cơ quan đều phải bảo đảm yêu cầu đã được quy định trong Pháplệnh bảo vệ bí mật Quốc gia của Ủy ban thường vụ quốc hội
- Hiện đại: Yêu cầu hiện đại hóa công tác văn thư đã trở thành một trongnhững tiền đề đảm bảo cho công tác quản lý Nhà nước nói chung vàcủa mỗi cơ quan nói riêng và có năng suất, chất lượng cao Hiện đạihóa công tác văn thư phải tiến hành từng bước, phù hợp với trình độkhoa học công nghệ chung của đất nước cũng như điều kiện cụ thể củamỗi cơ quan Cần tránh những tư tưởng bảo thủ, lạc hậu, coi thườngviệc áp dụng các phương tiện hiện đại, các phát minh sáng chế có liênquan đến việc nâng cao hiệu quả của công tác văn thư Công tác vănthư trong các cơ quan Đảng, tổ chức Đảng và các tổ chức chính trị - xãhội bao gồm toàn bộ các công việc về soạn thảo, ban hành văn bản,quản lý và sử dụng con dấu, quản lý văn bản và tài liệu khác hình thànhtrong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức
1.1.4 Nội dung của công tác văn thư
a) Soạn thảo và ban hành văn bản: Soạn thảo văn bản là căn cứ vào tínhchất, nội dung của văn bản cần soạn thảo, người đứng đầu cơ quan tổchức giao cho đơn vị, cá nhân người soạn thảo hoặc chủ trì soạnthảo.Đơn vị hoặc cá nhân có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
- Xác định hình thức, nội dung và độ mật, khẩn của văn bản cần soạnthảo;
- Thu thập và xử lý thông tin về vấn đề có liên quan;
- Thảo văn bản
b) Quản lý và giải quyết văn bản đi: Quản lý văn bản đi gồm các bước
- Kiểm tra thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản;
Trang 12- Ghi số ngày tháng năm;
- Đăng ký;
- Nhân bản, đóng dấu cơ quan và mức độ mật, khẩn;
- Làm thủ tục phát hành, chuyển phát và theo dõi việc chuyển giao vănbản
c) Quản lý và giải quyết văn bản đến: Quản lý văn bản đến gồm các bước
- Tiếp nhận, kiểm tra văn bản;
- Phân loại, bóc loại văn bản;
- Chuyển giao văn bản;
- Giải quyết, theo dõi tiến độ giải quyết công việc
d) Lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan
- Xây dựng danh mục hồ sơ;
- Lập hồ sơ;
- Giao nộp hồ sơ
e) Quản lý và sử dụng con dấu
- Quản lý con dấu chặt chẽ;
- Sử dụng con dấu đúng quy định
1.2 Công tác kiểm tra, giám sát
Kiểm tra được hiểu là việc xem xét, đánh giá việc thực hiện các quy địnhcủa pháp luật về một lĩnh vực nhất định của các cá nhân, đơn vị trong tổ chức
đó Việc kiểm tra được thực hiện bởi người có thẩm quyền theo trình tự vàthủ tục theo quy định của pháp luật
Kiểm tra, giám sát trong nghiệp vụ văn thư chính là việc xem xét, đánhgiá tình hình thực tế việc thực hiện các quy định của Nhà nước về công tácvăn thư của các cá nhân, đơn vị trong tổ chức theo một trình tự và thủ tụcpháp luật quy định
Công tác kiểm tra, giám sát đối với mỗi cơ quan, tổ chức có ý nghĩa vôcùng quan trọng trong việc đánh giá ưu điểm, hạn chế còn tồn đọng trong việc
Trang 13tổ chức hực hiện từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm khắc phụcnhững hạn chế đó
Ngoài ra còn giúp cho các cá nhân, đơn vị ý thức hơn trong việc chấphành những quy định của Nhà nước và cơ quan về nghiệp vụ văn thư Đồngthời giúp nhìn nhận những thiếu xót của mình để sửa chữa nhằm hoàn thiệnhơn công tác văn thư cơ quan nói chung
Trang 14 Tiểu kết
Trên đây tôi đã trình bày cơ sở lý luận về công tác văn thư và kiểm tra,giám sát bao gồm khái niệm của công tác văn thư, vị trí, ý nghĩa của công tácvăn thư, nội dung của công tác văn thư và công tác kiểm tra, giám sát Qua đógiúp ta có cái nhìn khái quát và rõ nét hơn về vấn đề
Những thông tin trên là cơ sở giúp tôi định hướng và triển khai nghiêncứu hoạt động này tại UBND huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương Từ đó đánhgiá những ưu, nhược điểm của hoạt động này và đề xuất các giải pháp đểnâng cao chất lượng tổ chức và quản lý công tác văn thư tại đây
Trang 15CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT NGHIỆP VỤ VĂN THƯ TẠI UBND HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI
DƯƠNG 2.1 Khái quát chung về UBND huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương
2.1.1 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức UBND huyện Ninh Giang bao gồm:
- 01 Chủ tịch UBND huyện: Nguyễn Tiến Tầng
- 02 Phó Chủ tịch UBND huyện: Đồng chí Hà Văn Nghị và Đồng chíNguyễn Thái Thuận
- Các cơ quan chuyên môn :
Thanh tra huyện;
Phòng Tài chính – Kế hoạch;
Phòng Lao động thương binh và Xã hội;
Phòng Văn hóa và Thông tin ;
Phòng Giáo dục và đào tạo;
Phòng Kinh tế và hạ tầng;
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Trang 16Sơ đồ cơ cấu tổ chức UBND huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương
2.1.2 Chức năng
Ủy ban nhân dân huyện Ninh Giang do Hội đồng Nhân dân cùng cấpbầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng Nhân dân, cơ quan hành chính nhànước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương, hội đồngnhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên
UBND Huyện Ninh giang có những chức năng cụ thể như sau:
- Quản lý tập trung, thống nhất theo pháp luật các hoạt động trên mọilĩnh vực của đời sống kinh tê – xã hội ở địa phương, nhằm đảm bảoquyền lợi và nghĩa vụ của công dân và tổ chức xã hộ của mình
- Tuân thủ trình tự, thủ tục và thời gian giải quyết công việc theo quyđịnh của pháp luật và quy chế hoạt động của UBND huyện
- Xây dựng phát triển kinh tế trên địa bàn huyện, tạo điều kiện phát triểntrên mọi lĩnh vực phù hợp với yêu cầu khả năng của từng cá nhân, tổchức trong khuôn khổ pháp luật của tổ chức,
Trang 17- Đề cao phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết côngviệc,
- Xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho việcphát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bànhuyện
2.1.3 Nhiệm vụ, quyền hạn
UBND Huyện Ninh giang là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phươngđại diện cho nhà nước trong mọi lĩnh vực: kinh tế, nông nghiệp, lâm nghiệp,ngư nghiệp, thủy điện và đất đai, thương mại, dịch vụ, văn hóa, giáo dục, y tế,môi trường, thể dục thể thao, truyền hình - truyền thanh
- Trong lĩnh vực kinh tế: xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế- xã
hội, phê chuẩn kế hoạch kinh tế - xã hội của thị trấn thị xã
- Trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp: xây dựng các quy
hoạch thủy lợi, các chương trình khuyến khích phát triển và xét duyệt
kế hoạch sử dụng đất đai của UBND cấp xã, thị trấn
- Trong lĩnh vực công nghiệp, thủ công nghiệp: xây dựng các cơ
sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn
- Trong lĩnh vực xây dựng giao thông vận tải: tổ chức lập trình,
trình duyệt hoặc xét duyệt theo thẩm quyền xây dựng thị trấn, điểm dân
cư nông thôn trên địa bàn huyện, quản lý việc thực hiện quy hoạch xâydựng đã phê duyệt Quản lý, khai thác, sử dụng các công trình giaothông và kết cấu hạ tầng cơ sở theo sự phân cấp Quản lý xây dựng, cấpgiấy phép xây dựng và kiểm tra việc thực hiện pháp luật về xây dựng,
tổ chức thực hiện các chính sách về nhà ở, quản lý đất đai và quỹ nhàthuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn
- Trong lĩnh vực thương mại, du lịch và dịch vụ: xây dựng kiểm
tra mạng lưới và việc chấp hành quy định nhà nước về hoạt độngthương mại, du lịch, dịch vụ trên địa bàn huyện Kiểm tra thực hiện các