Hội đồng chấm báo cáo Khóa luận Tốt nghiệp Đại học khoa Kinh tế, trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM xác nhận khóa luận “ Giải pháp giữ vững và phát triển thương hiệu VISSAN nhằm nâng cao khả
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
GIẢI PHÁP GIỮ VỮNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU VISSAN NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH
TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP
NGUYỄN THỊ NGỌC LÝ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 06/2010
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo Khóa luận Tốt nghiệp Đại học khoa Kinh tế, trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM xác nhận khóa luận “ Giải pháp giữ vững và phát triển thương hiệu VISSAN nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập”, do Nguyễn Thị Ngọc Lý, sinh viên khóa 32, ngành Quản Trị Kinh Doanh, chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày tháng năm
Th.S VŨ THANH LIÊM Người hướng dẫn
Ngày tháng năm
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư kí hội đồng chấm báo cáo
Ngày tháng năm Ngày tháng năm
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian dài học tập trên giảng đường Đại Học và kỳ cuối thực tập tốt nghiệp tại Công ty TNHH Việt Nam kỹ nghệ súc sản VISSAN, Tôi đã tích lũy thêm được những kinh nghiệm quý báu để làm sáng tỏ thêm cơ sở lý thuyết và ứng dụng những kiến thức đã được học ở giảng đường vào thực tế tại Công ty VISSAN Trong suốt chặng đường nghiên cứu đề tài tốt nghiệp của mình, Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả các cơ quan, đơn vị, cá nhân đã ủng hộ, giúp đỡ Tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này
Trước tiên, Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy (cô) thuộc khoa kinh tế trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM đã tận tình truyền đạt những kiến thức bổ ích làm hành trang cho Tôi vững bước vào tương lai Đặc biệt, Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Thầy Vũ Thanh Liêm, người đã tận tình hướng dẫn Tôi hoàn thành
đề tài tốt nghiệp này
Xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Đốc cùng toàn thể cán bộ nhân viên Công ty TNHH Việt Nam kỹ nghệ súc sản VISSAN đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho Tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp
Xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến công sinh thành, giáo dưỡng của Ba Mẹ, những người thân yêu quý nhất Cảm ơn Ba Mẹ đã luôn luôn ủng hộ và dõi theo con trên mỗi chặng đường
Xin được ghi nhớ tất cả những đóng góp, giúp đỡ của bạn bè, những người thân yêu của Tôi trong suốt thời gian qua
Xin được chân thành cảm ơn!
TP.HCM, ngày 14 tháng 06 năm 2010
Nguyễn Thị Ngọc Lý
Trang 4Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở phân tích các số liệu từ hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên Việt Nam kỹ nghệ súc sản VISSAN, và cuộc điều tra ngẫu nhiên 68 khách hàng tại khu vực TP.HCM
Nội dung cụ thể của đề tài bao gồm:
- Tình hình sản xuất kinh doanh của VISSAN trong 3 năm trở lại đây
- Phân tích ảnh hưởng của mạng lưới phân phối tới doanh thu và lợi nhuận của Công ty
- Phân tích khả năng nhận biết, và mức độ hài lòng của người tiêu dùng đối với các sản phẩm và đánh giá về thương hiệu VISSAN
- Từ đó, đề xuất các giải pháp, chiến lược thích hợp với tình hình của Công ty Với mong muốn có thể đóng góp ý kiến để nhằm nâng cao hơn nữa vị thế cạnh tranh của thương hiệu VISSAN trong thời kỳ hội nhập
Trang 5MỤC LỤC
Danh mục các từ viết tắt viii
Danh mục các bảng ix
Danh mục các hình x
Danh mục phụ lục xi
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
1.4 Cấu trúc của khóa luận 3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 4
2.1 Tổng quan về công ty 4
2.1.1 Sơ lược về công ty Vissan 4
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH một thành viên Việt Nam kỹ nghệ súc sản VISSAN 4
2.1.3 Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh 7
2.1.4 Sơ lược cơ cấu tổ chức công ty (xem phụ lục 5) 7
2.1.5 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 7
2.1.6 Tình hình nhân sự của công ty 13
2.1.7 Cơ sở vật chất kĩ thuật 15
2.1.8 Cơ cấu sản phẩm của công ty 16
2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm: 17
2.3 Những thuận lợi và khó khăn chung 19
2.4 Tổng quan về thị trường thực phẩm tươi sống và chế biến tại Việt Nam 21
2.4.1 Tổng quan về ngành thực phẩm 21
2.4.2 Thực trạng chất lượng và quản lí thực phẩm của nước ta hiện nay 21
2.5 Thực trạng chung về thương hiệu ở Việt Nam hiện nay 23
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
3.1 Giới thiệu về thương hiệu 25
Trang 63.1.1 Khái niệm thương hiệu 25
3.1.2 Vai trò của thương hiệu 25
3.2 Những hiểu biết về định vị thương hiệu và phân tích ma trận SWOT nhằm đưa ra giải pháp định vị thương hiệu 28
3.2.1 Khái niệm về định vị thương hiệu 28
3.2.2 Các hoạt động quảng bá thương hiệu 29
3.2.3 Phân tích ma trận SWOT 29
3.3 Thương hiệu và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 30
3.3.1 Đặc điểm của thương hiệu mạnh 30
3.3.2 Lợi ích của thương hiệu mạnh 32
3.4 Phương pháp nghiên cứu 33
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 35
4.1 Phân tích các yếu tố vĩ mô tác động đến hoạt động kinh doanh của công ty VISSAN 35
4.1.1 Yếu tố chính trị- pháp luật 35
4.1.2 Yếu tố kinh tế 36
4.1.3 Yếu tố xã hội 36
4.1.4 Yếu tố tự nhiên 37
4.1.5 Yếu tố khoa học -công nghệ 37
4.1.6 Bối cảnh quốc tế 37
4.2 Phân tích các yếu tố vi mô tác động đến hoạt động kinh doanh VISSAN 38
4.2.1 Phân tích đối thủ cạnh tranh: 38
4.2.2 Yếu tố khách hàng 44
4.2.3 Nhà cung cấp 45
4.3 Tình hình xây dựng các thành phần của thương hiệu VISSAN 46
4.3.1 Logo 46
4.3.2 Khẩu hiệu (slogan) 47
4.3.3 Nhạc hiệu 47
4.3.4 Bao bì sản phẩm 48
4.4 Các chiến lược Marketing phát triển thương hiệu VISSAN trong thời gian qua.48 4.4.1 Chiến lược sản phẩm: 48
Trang 74.4.2 Giá cả 49
4.4.3 Phân phối 49
4.4.4 Chiến lược chiêu thị 52
4.5 Đánh giá những thành công đã đạt được và những hạn chế cần khắc phục 53
4.5.1 Đánh giá những thành công đã đạt được trong suốt quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu 53
4.5.2 Những hạn chế cần khắc phục 55
4.6 Phân tích cảm nhận từ phía khách hàng đối với thương hiệu VISSAN 56
4.6.1 Phân tích phương tiện đưa khách hàng đến với VISSAN 56
4.6.2 Phân tích sự lựa chọn thực phẩm từ phía khách hàng 57
4.6.3 Phân tích mức độ hài lòng của khách hàng 57
4.7 Phân tích ma trận SWOT 60
4.8 Giải pháp và định hướng chiến lược nhằm giữ vững và phát triển thương hiệu VISSAN nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập 61
4.8.1 Giải pháp về hệ thống thông tin: 61
4.8.2 Giải pháp về nghiên cứu pháp triển 62
4.8.3 Giải pháp về sản xuất -tác nghiệp 62
3.8.4 Giải pháp Marketing 64
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 69
5.1 KẾT LUẬN 69
5.2 KIẾN NGHỊ 69
5.2.1 Đối với Nhà Nước 69
5.2.2 Về phía công ty 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72 PHỤ LỤC
Trang 8CP Công ty TNHH chăn nuôi Charoen Pokphand VN
DNVN Doanh nghiệp Việt Nam
EU Liên minh Châu Âu
HACCP Hệ thống quản lý chất lượng
KCS Kiểm tra Chất lượng Sản phẩm
ODA Official Development Assistance
VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm
UBNDTP Uỷ ban nhân dân thành phố
WTO World Trade Organization- Tổ chức thương mại thế giới
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Cơ cấu lao động theo độ tuổi của công ty VISSAN năm 2009 13
Bảng 2.2 So sánh tỷ lệ lao động theo trình độ của VISSAN qua 3 năm 2007-2009 14
Bảng 2.3 Doanh thu từng nhóm sản phẩm qua 3 năm 2007-2009 16
Bảng 2.4 Kết quả hoạt động của công ty trong giai đoạn 2007-2009 17
Bảng 2.5 Sản lượng sản phẩm tiêu thụ của từng sản phẩm 18
Bảng 3.1 Hệ thống tiêu chí và thang điểm chương trình đánh giá thương hiệu mạnh ViệtNam 31
Bảng 4.1 Các chỉ tiêu phát triển kinh tế ở VN giai đoạn năm 2004-2009 36
Bảng 4.2 Thị phần thực phẩm tươi sống của các công ty ở thị trường nội địa năm 2008 42
Bảng 4.3 Thị phần đồ hộp của các công ty tại thị trường nội địa năm 2008 42
Bảng 4.4 Thị phần thịt nguội của các công ty ở thị trường nội địa năm 2008 43
Bảng 4.5 Thị phần xúc xích tiệt trùng của các công ty ở thị trường nội địa năm 2008 44 Bảng 4.6: Doanh thu nội địa giai đoạn 2007-2009 50
Bảng 4.7 Tỷ trong doanh thu đóng góp của từng đơn vị 52
Bảng 4.8: Đánh giá tổng quát về mức độ hài lòng của khách hàng 58
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 cơ cấu lao động theo trình độ của công ty VISSAN năm 2009 14
Hình 2.2 Doanh thu từng nhóm sản phẩm qua 3 năm 2007-2009 16
Hình 2.3 Biểu đồ biểu hiện sự tăng trưởng doanh thu qua các năm (ĐVT: Tỷ đồng) 18
Hình 3.1 Sơ đồ phối thức chiêu thị: 29
Hình 3.2 Mô hình ma trận SWOT 30
Hình 4.1 Biểu đồ thị phần thực phẩm tươi sống năm 2008 42
Hình 4.2 : Biểu đồ thị phần sản phẩm đồ hộp năm 2008 43
Hình 4.3 Biểu đồ thị phần thực phẩm đồ nguội năm 2008 43
Hình 4.4 Biểu đồ thị phần thực phẩm xúc xích tiệt trùng năm 2008 44
Hình 4.5 Doanh thu của từng kênh phân phối trong nước 52
Hình 4.6: Biểu đồ cơ cấu phương tiện mà VISSAN được khách hàng biết đến 56
Hình 4.7: Biểu đồ các mặt hàng thực phẩm của VISSAN được khách hàng chọn mua 57
Hình 4.8 Đánh giá tổng quát về mức độ hài lòng của khách hàng 58
Hình 4.9 Mức độ trung thành đối với thương hiệu VISSAN 59
Trang 11DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Thực phẩm tươi sống
Phụ lục 2: Thực phẩm chế biến
Phụ lục 3: Rau- củ- quả
Phụ lục 4: Heo giống, heo thịt
Phụ lục 5: Quy trình giết mổ của VISSAN
Phụ lục 6: Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH một thành viên Việt Nam kỹ nghệ súc sản (VISSAN)
Phụ lục 7: Bảng câu hỏi nghiên cứu thị trường
Phụ lục 8: Bảng báo giá
Trang 12CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Lý do chọn đề tài
Khi thế giới thương hiệu ngày càng mở rộng, hình ảnh của bạn phải càng nổi bật và khác biệt, có như vậy bạn mới không phải lo lắng đứng nhìn các đối thủ cạnh tranh cướp đi những khách hàng "đáng quý" của mình Và hơn thế nữa, con người luôn có xu hướng thích lựa chọn những gì phù hợp nhưng cũng không quá tầm thường Vậy làm cách nào để thu hút họ đến với bạn? Theo tôi, điều đó phụ thuộc phần nhiều vào việc bạn xác lập hình ảnh thương hiệu của mình trong tâm trí những người tiêu dùng Cũng vì vậy, bạn càng hiểu rõ cách người tiêu dùng suy nghĩ về thương hiệu, bạn sẽ càng dễ dàng hình dung ra được những công việc bạn cần phải làm sau đó
Nhiều công ty không nhớ thương hiệu của họ như thế nào? sự ra đời của một thương hiệu theo họ nghĩ chỉ là việc của các nhà thiết kế đồ họa và công ty quảng cáo Trên thực tế, việc tạo ra một dấu hiệu bên ngoài cho sản phẩm dịch vụ chỉ là bề nổi trong việc tạo dựng một thương hiệu Thương hiệu bản thân nó có ý nghĩa nhiều hơn cái tên của mình và được tạo dựng dựa trên sự tập hợp tất cả các nguồn lực của công
ty Một thương hiệu mạnh sẽ giúp doanh nghiệp khẳng định vị trí của mình trên thị trường cũng như tăng sức cạnh tranh khi thị trường mở cửa cho các doanh nghiệp nước ngoài tham gia: " không có một thương hiệu mạnh nào mà trong đó không có một sản phẩm tốt Bởi thương hiệu chính là một sản phẩm hoàn chỉnh nhất Nhận định này sẽ làm ngạc nhiên cho những ai cho rằng thương hiệu là một thực thể tách rời khỏi sản phẩm"
Việc một doanh nghiệp, một công ty khẳng định được giá trị thương hiệu của mình trên thị trường đã là một thành công Nhưng việc duy trì và phát triển thương hiệu để nó đi vào lòng người tiêu dùng lại là một vấn đề khó khăn đòi hỏi cần có những biện pháp, mục tiêu, chiến lược đúng đắn và kịp thời thì mới có thể đứng vững
Trang 13và phát triển được Chiến lược phát triển thương hiệu là một khâu quan trọng trong việc khẳng định giá trị của thương hiệu trên thị trường Tuy nhiên, các chiến lược thương hiệu không phải lúc nào cũng phù hợp, cũng thành công đối với các công ty, doanh nghiệp nhất là trong thời kỳ hội nhập, mở cửa hiện nay
Công ty TNHH một thành viên Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản VISSAN, với một thương hiệu mạnh, uy tín nhiều năm trên thị trường về các mặt hàng chủ lực Thực phẩm tươi sống và Thực phẩm chế biến cũng đã và đang có những đổi mới giữ vững
và phát triển hơn nữa thương hiệu của mình để theo kịp sự phát triển chung của đất nước, không bị lu mờ trong tâm trí người tiêu dùng trước thềm hội nhập Để đạt được
như vậy, cần phải có những chiến lược phát triển thương hiệu đúng đắn và đề tài "Giải
pháp giữ vững và phát triển thương hiệu Vissan nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập " cũng không nằm ngoài mục tiêu đó
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát:
Củng cố, bổ sung và hệ thống hóa các cơ sở lý luận về thương hiệu và tài sản thương hiệu Đồng thời vận dụng những kiến thức đã học từ nhà trường bằng cách giải quyết những vấn đề thực tiễn tại Công ty để nâng cao giá trị thương hiệu trong thời kỳ hội nhập
Mục tiêu cụ thể:
Tìm hiểu, nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển thương hiệu của Vissan Đánh giá hiệu quả về tình hình xây dựng và phát triển thương hiệu Vissan, cũng như những vấn đề còn thiết xót cần khắc phục Từ đó, đưa một số chiến lược thiết thực khắc phục những vấn đề còn thiếu xót để giữ vững và phát huy hơn nữa những thành quả đã đạt được, đưa thương hiệu của Vissan luôn ổn định và chiếm vị thế cao trên thị trường cũng như thuyết phục được người tiêu dùng trong thời kỳ hội nhập như hiện nay
1.3 Phạm vi nghiên cứu
-Phạm vi không gian: đề tài được nghiên cứu tại công ty TNHH một thành viên Việt Nam kỹ nghệ súc sản (VISSAN)
-Phạm vi thời gian: từ tháng 3/2010 đến tháng 7/2010
Trang 14-Phạm vi về số liệu: tất cả các số liệu từ các phòng ban của công ty kết hợp với các số liệu điều tra thực tế
1.4 Cấu trúc của khóa luận
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trình bày những khái niệm, lý thuyết về thương hiệu, định vị thương hiệu, cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Trình bày các công cụ và phương pháp nghiên cứu khoa học được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Từ những nội dung và phương pháp nghiên cứu đã nêu ở chương 3, tiến hành nghiên cứu và phân tích quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu VISSAN Thông qua việc phân tích các yếu tố môi trường bên trong và môi trường bên ngoài, cùng với các chiến lược Marketing thực hiện trong thời gian qua, từ đó đánh giá những thành công đã đạt được và những khuyết điểm còn tồn tại Bên cạnh đó, thăm dò ý kiến khách hàng để nhằm đưa ra các giải pháp khắc phục hữu hiệu giúp công ty tiếp tục giữ vững và phát triển thương hiệu trong thời kỳ hội nhập
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Tổng kết kết quả đã đạt được trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài Thông qua các kết quả nghiên cứu được, đưa ra những kiến nghị đối với cơ quan Nhà Nước và bản thân doanh nghiệp để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, phát triển thương hiệu VISSAN vững mạnh trên thị trường
Trang 15CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về công ty
2.1.1 Sơ lược về công ty Vissan
-Tên giao dịch: công ty TNHH Một Thành Viên Việt Nam Kỹ Nghệ Súc sản -Tên viết tắc: Vissan
-Tên giao dịch quốc tế: Vissan import-export corporation
-Số tài khoản: 102010000150518 tại ngân hàng Công Thương, chi nhánh TPHCM- Việt Nam
-Địa chỉ: 420 Nơ Trang Long, P.13, Q Bình Thạnh, TPHCM, VN
làm trọng tâm cho sự phát triển
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH một thành viên Việt Nam kỹ nghệ súc sản VISSAN
Vissan là công ty chuyên sản xuất và cung ứng các loại thực phẩm cho thị trường trong và ngoài nước, là một công ty có uy tín với hơn 35 năm hoạt động và đã đạt được quy mô sản xuất lớn và vững mạnh trên toàn quốc
Trang 16Trước năm 1975, Tiền thân của công ty Vissan là “ Lò sát sinh Tân Tiến” lớn nhất bấy giờ, được xây dựng trên một cù lao có diện tích 20 hecta, cách trung tâm Sài Gòn 7km về phía Bắc, thuận lợi cho giao thông đường bộ lẫn đường thủy
Được khởi công xây dựng ngày 20/11/1970, khánh thành ngày 28/05/1974, nhưng đến ngày 14/07/1974 mới chính thức đi vào hoạt động Hoạt động chủ yếu của công ty lúc đó là thu mua heo, trâu, bò, tập trung giết mổ và phân phối cho toàn Sài Gòn và các tỉnh phía Nam
Sau ngày đất nước thống nhất, trên cơ sở vật chất của nhà máy cũ, công ty được thành lập theo quy định 143/ TCQD ngày 16/03/1976 với tên gọi là công ty Thực Phẩm I Là đơn vị chuyên kinh doanh hàng thực phẩm tươi sống, thu mua heo, trâu,
bò Tổ chức giết mổ và chế biến thực phẩm, buôn bán và cải tạo ngành theo hướng quốc doanh hóa, hoạch toán kinh tế độc lập
Trong thời gian 1976-1978, Công ty chịu sự ràng buộc của Sở Thương Mại Thành Phố, chế biến, phân phối thịt theo chế độ cung cấp cho cán bộ nhân viên và lực lượng vũ trang trên địa bàn Thành Phố
Năm 1979- 1983, thực hiện chủ trương phân cấp, quản lí cho Quận, Huyện, Công ty lần lượt chuyển giao cửa hàng cho các Quận Cuối năm 1980, công ty phát triển nhiều mặt hàng, ngoài cung cấp thịt sống còn cung cấp thêm thịt hộp các loại và các sản phẩm khác, công ty còn kí hợp đồng với các trại chăn nuôi, tham gia phát triển đàn heo Thành phố Tổ chức chế biến các mặt hàng dựa vào truyền thống ẩm thực Việt- Hoa
Năm 1986, tình hình quản lí có nhiều thay đổi, công ty mở rộng thêm nhiều chức năng hoạt động, phát triển thêm nhiều mặt hàng, tăng thêm các mặt hàng đông lạnh Tổ chức chế biến và đẩy mạnh xuất khấu ra thị trường nước ngoài (thị trường chính là Liên Bang Nga ) Nhờ đó, 08/08/1986, công ty đã được xếp hạng nhất (Quyết định 101/ QĐUB căn cứ theo quyết định số 235/QĐBT và các thông tư hướng dẫn 16/TT của Bộ NộiThương)
Theo văn bản số 2486/UB ngày 20/08/1987, công ty đã tiếp nhận và thành lập
12 cửa hàng thực phẩm quận (huyện), hình thành hệ thống bán lẻ làm vệ tinh cho công
ty Theo chủ trương này, ngành hàng thực phẩm được mở rộng cho các thành phần
Trang 17kinh tế khác tham gia sản xuất kinh doanh Công ty có nhiệm vụ tích cực góp phần cân đối cung cầu và bình ổn giá cả thịt heo ở thị trường thành phố
Đến 09/1989, Công ty Thực Phẩm I được giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp theo quy định 580/QĐUB ngày 27/09/1989 của Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố (UBNDTP) Tháng 11/1989, UBNDTP và giám đốc Sở Thương Mại Thành Phố ra quyết định số 711/ QĐUB ngày 16/11/1989 đổi tên công ty thành “ Công ty TNHH một thành viên Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản” gọi tắt là Vissan
Ngày 09/12/1992, Chủ tịch UBND TP.HCM đã ra quyết định số 213/ QĐ-UB
về việc thiết lập doanh nghiệp nhà nước – Công ty TNHH một thành viên Việt Nam kỹ nghệ súc sản trực thuộc UBNDTP, là một thành viên trực thuộc Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (SATRACO-Saigon trading corperation)
Sau khi Liên Xô tan rã, hoạt động xuất khẩu của Công ty gặp nhiều khó khăn Công ty quay lại thị trường trong nước, đặc biệt chú trọng thị trường TP.HCM và có nhiều nổ lực mở rộng thị trường ra các tỉnh thành trong cả nước (thành lập chi nhánh ở
Hà Nội, Đà Nẵng, mở thêm nhiều cửa hàng giới thiệu sản phẩm ở các tỉnh) Đồng thời Công ty cũng cố gắng củng cố lại thị trường xuất khẩu truyền thống là Nga và mở rộng xuất khẩu sang các thị trường mới như: Mỹ, Nhật, Hàn Quốc…
Đầu năm 2006, Công ty chính thức được đổi thành Công ty TNHH một thành viên
Hiện nay, các mặt hàng của Công ty đã đi vào sản xuất ổn định, từng bước mở rộng thị trường Các mặt hàng mang thương hiệu “ ba bông mai” đang được tiêu thụ rất mạnh ở thị trường trong nước Thương hiệu Vissan hầu như có mặt ở tất cả mọi nơi Sản phẩm của Công ty nhiều năm liền được người tiêu dùng tin tưởng và bình
chọn là “hàng Việt Nam chất lượng cao” Công ty đang phấn đấu phát triển tất cả mọi
mặt từ cơ sở, vật chất, kĩ thuật, nhân sự, kênh phân phối, đến chất lượng sản phẩm đầu
ra để giữ vững vị trí thương hiệu hàng đầu hiện nay và mở rộng thị trường tiêu thụ
Tuy sản phẩm của Vissan đã 14 năm liền đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao” nhưng Công ty không ngừng nâng cao chất lượng đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm nên vào ngày 28/01/2005, công ty Vissan đã vinh hạnh được xếp hạng nhất, đứng đầu ngành chế biến Năm 2008, Công ty Vissan xếp thứ 132
Trang 18trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và đứng thứ 3 nếu xếp theo ngành nuôi trồng, chế biến, kinh doanh thủy sản và đứng thứ 1 các sản phẩm từ thịt
Tối 19/3/2010, Công ty TNHH Một thành viên Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản - Vissan vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng nhất và Huân chương lao động hạng ba cũng được trao cho ông Bùi Duy Đức - Tổng giám đốc Công ty Vissan, do Chủ tịch nước ký quyết định tặng thưởng
2.1.3 Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh
- Hoạt động của công ty chuyên về sản xuất, chế biến và kinh doanh các sản phẩm thịt heo trâu bò, thịt gia cầm tươi sống và đông lạnh, hải sản, thịt đóng hộp, trứng gà, vịt
- Kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng khác
- Sản xuất kinh doanh heo giống, heo thịt, bò giống, bò thịt
- Sản xuất, kinh doanh thức ăn gia súc Dịch vụ kỹ thuật về chăn nuôi heo, bò
- Kinh doanh ăn uống
- Kinh doanh nước trái cây, lương thực chế biến
- Sản xuất kinh doanh rau củ quả, các loại, rau quả chế biến, các loại gia vị và hàng nông sản
Nhìn chung, Sản phẩm của VISSAN hiện nay đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, với doanh thu và thị phần chiếm lĩnh VISSAN được xem như một doanh nghiệp SX-KD ngành súc sản và rau củ quả đứng đầu cả nước
2.1.4 Sơ lược cơ cấu tổ chức công ty (xem phụ lục 6)
2.1.5 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
2.1.5.1 Ban Tổng giám đốc:
Có 1 Tổng giám đốc (TGĐ) và ba phó TGĐ với chức năng và nhiệm vụ sau:
Tổng giám đốc là người đại diện pháp nhân cho công ty Do hội đồng quản trị bầu ra và chịu tránh nhiệm trước Hội đồng quản trị về trách nhiệm quản lý và điều hành công ty
- Lựa chọn, bổ nhiệm và bãi nhiệm các Phó Tổng giám đốc, các trưởng phòng
và các phó phòng
Trang 19- Điều hành hoạt động của công ty theo đúng quy định của pháp luật, đúng điều
lệ của công ty, ký kết các hợp đồng lao động và ấn định mức lương, khen thưởng, kỉ luật cán bộ công nhân viên theo quy chế Nhà Nước( NN) ban hành theo luật lao động
- Chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của công ty theo quy định pháp luật
Phó TGĐ : là người phụ tá cho TGĐ, chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật,
là người thay mặt TGĐ giải quyết các hoạt động kinh doanh theo đúng pháp luật, điều lệ tổ chức quản lý doanh nghiệp và phân công của Tổng giám đốc (TGĐ)
+ Bộ phận kinh doanh nội địa
+ Bộ phận kinh doanh xuất nhập khẩu
Trang 20Hiện nay Công ty đã tách Phòng kinh doanh thành 2 phòng chuyên về 2 mặt hàng chính của Công ty là mặt hàng tươi sống và hàng chế biến Tuy nhiên 2 phòng vẫn giữ chức năng và nhiệm vụ như trước đây chỉ có khác là chuyên biệt cho mặt hàng
Hoạch định sản phẩm: phát triển và duy trì sản phẩm, hình ảnh sản phẩm, nhãn hiệu, bao bì, loại bỏ sản phẩm yếu kém
Hoạch định phân phối: xây dựng mối liên hệ với các trung gian phân phối, quản
lý, dự trữ tồn kho, vận chuyển, phân phối sản phẩm và dịch vụ, bán sĩ và bán lẻ
Hoạch định giá: xác định các mức giá, kỹ thuật định giá, các điều khoản bán hàng, điều chỉnh giá và sử dụng giá như một yếu tố tích cực
Thực hiện kiểm soát và đánh giá Marketing, hoạch định, thực hiện và kiểm tra các chương trình, chiến lược Marketing, đánh giá các rủi ro và lợi ích của các quyết định và tập trung vào chất lượng toàn diện
2.1.5.5 Phòng xuất nhập khẩu
Tham mưu cho BTGĐ trong việc định hướng thị trường, sản phẩm xuất nhập khẩu, việc kí kết hợp đồng và trực tiếp khai thác thực hiện các nghiệp vụ xuất nhập khẩu của Công ty Đảm bảo tối đa lợi ích kinh tế của Công ty
Nắm vững và cập nhập kịp thời các chủ trương, chính sách pháp luật của NN về vấn đề chuyên môn nghiệp vụ xuất nhập khẩu, các quy định thương mại quốc tế
Thẩm định tiềm năng xuất khẩu của Công ty; đánh giá và tìm kiếm thông tin về thị trường xuất khẩu Xác định và giữ mối quan hệ tốt đối với các thị trường
Trang 21Tham mưu cho BTGĐ đàm phán với các đối tác trong việc kinh doanh xuất nhập khẩu Đảm bảo việc xuất nhập khẩu hàng hóa kịp thời theo đúng quy định trong hợp đồng
2.1.5.7 Phòng vật tư kĩ thuật
Thực hiện kiểm tra định kì các loại thiết bị
Lập kế hoạch bảo trì, sữa chữa, bảo trì, thay thế, máy móc, trang thiết bị kĩ thuật
Lập kế hoạch phân bổ, bổ sung các loại thiết bị
2.1.5.8 Phòng Nghiên Cứu Phát Triển Sản Phẩm
Nghiên cứu các biện pháp hạ giá thành, giảm chi phí sản xuất, gồm 3 nội dụng: + Nghiên cứu tiết kiệm nguyện liệu
+ Nghiên cứu thay đổi công thức để hạ giá thành
+ Nghiên cứu tiết kiệm các chi phí khác trong sản xuất
Nghiên cứu và áp dụng các kĩ thuật, công nghệ mới trong sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tham mưu và đề xuất cho BGĐ về sản phẩm mới của công ty
Phối hợp với bộ phận tiếp thị nghiên cứu chu kì của từng sản phẩm để có những
đề xuất kịp thời về việc đầu tư trang thiết bị, công nghệ, biện pháp quảng cáo khuyến mãi sản phẩm đó
Nghiên cứu sản phẩm của đối thủ cạnh tranh được đánh giá cao trên thị trường Nắm bắt được sự chuyển biến của thị trường, tâm lí của khách hàng để phát triển các sản phẩm mới, thỏa mãn nhu cầu khách hàng
Trang 222.1.5.9 Phòng kế hoạch đầu tư
Xây dựng phương hướng kế hoạch, phát triển sản phẩm kinh doanh dài hạn của công ty
Kiểm tra việc thực hiện các định mức tiêu hao về nguyên nhiên liệu và chi phí khác, tổ chức sản xuất các mặt hàng mới, phân tích hiệu quả kinh tế về sản xuất kinh doanh (SXKD) của Công ty
Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc tình hình thực hiện của các đơn vị, kiến nghị những giải pháp kịp thời giải quyết những mặt không cân đối, đề xuất các chỉ tiêu sao cho phù hợp với tình hình cụ thể
Phân tích hiệu quả kinh tế trong từng kỳ, tham mưu BTGĐ trong việc điều hành SXKD
2.1.5.10 Phòng tổ chức nhân sự
Tham mưu cho BTGĐ về công tác tổ chức lao động, tổ chức nhân sự, có kế hoạch bố trí, phân bổ lao động tuyển dụng nhân sự, đào tạo nâng cao bồi dường nghiệp
vụ cho cán bộ công nhân viên lao động
Thực hiện các hợp đồng lao động, theo dõi, đánh giá năng lực, trình độ, tư cách người lao động, tham mưu với BTGĐ để xây dựng mức lương, khen thưởng, kỉ luật
2.1.5.11 Văn phòng Công ty
Xem xét và bảo quản cơ sở vật chất của Công ty, quản lý và điều động các loại
xe trong Công ty Chức vụ và nhiệm vụ của từng phòng ban do TGĐ quyết định Các phòng ban được thành lập và chấp dứt hoạt động theo quy định của TGĐ
2.1.5.12 Ban xây dựng cơ bản
Là đơn vị tham mưu cho BTGĐ những việc liên quan đến xây dựng cơ bản, sữa chữa nhỏ tại các đơn vị trực thuộc công ty, các công trình xây dựng cơ bản về thiết kế thi công, giám sát, quyết toán các chi phí, chịu sự quản lí của nghiệp vụ phòng ban
2.1.5.13 Các đơn vị hoạch toán độc lập
a Xí nghiệp chế biến kinh doanh thực phẩm
Sản xuất kinh doanh các loại thực phẩm chế biến từ thịt heo, trâu, bò, thủy hải sản và kinh doanh phục vụ cho các mặt hàng khác
Tổ chức mạng lưới buôn bán lẻ chủ yếu ở thành phố, kinh doanh nội địa, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng mang lại hiệu quả kinh tế cao
Trang 23b Xí nghiệp chăn nuôi Gò Sao
Tổ chức chăn nuôi heo giống, heo thịt theo tiêu chuẩn công nghệ, đáp ứng nhu cầu về nhiên liệu phục vụ cho hoạt động chăn nuôi, cho hoạt động sản xuất của Công
d Các đơn vị hạch toán báo sổ
Các đơn vị hạch toán báo sổ được hình thành từ vốn của công ty cấp xuống, do
đó Công ty là chủ quản cấp trên chỉ đạo trực tiếp và toàn diện cho mọi hoạt động của các đơn vị này như: khách hàng, tiêu thụ, các vấn đề chuyên môn nghiệp vụ và định hướng đơn vị
Cuối kì hạch toán, các đơn vị này lập báo cáo về chi phí kinh doanh trong kì nộp cho công ty
e Hệ thống cửa hàng, trạm kinh doanh thực phẩm quận, huyện
Có 11 Đơn vị Cửa Hàng,Trạm kinh doanh trực thuộc tại địa bàn các Quận trong TP.HCM và các chợ đầu mối quản lý trên 600 điểm bán
Có 47 Cửa Hàng Giới Thiệu Sản phẩm và trên 700 đại lý hàng chế biến tại Thành phố Hồ Chí Minh và các Tỉnh, Thành trên cả nước
Hệ thống Siêu thị: đáp ứng cuộc sống văn minh của người dân ngày càng cao, Vissan cũng đã mở một Siêu thị Bình Hoà và đưa các sản phẩm vào tất cả các hệ thống siêu thị bán sỉ và lẻ trên toàn quốc
Cung cấp thịt tươi sống và rau củ quả cho trên 650 trường học và cơ quan, khách sạn
Xí nghiệp Chế Biến và Kinh Doanh Thực Phẩm sản xuất và kinh doanh hàng thực phẩm chế biến truyền thống
Xí nghiệp Chế Biến Kinh Doanh Rau Củ Quả
Chi nhánh VISSAN tại Hà Nội sản xuất và kinh doanh tại thị trường phía Bắc
Trang 24Chi nhánh VISSAN tại Đà Nẵng kinh doanh tại thị trường Miền Trung và Cao Nguyên
Văn phòng đại diện VISSAN tại Cộng Hòa Liên Bang Nga
f Ngoài ra còn có các bộ phận phục vụ cho sản xuất như:
Qua hai bảng 2.1, ta thấy rằng cơ cấu lao động theo độ tuổi của công ty VISSAN năm 2009 chủ yếu tập trung ở lao động trẻ dưới 30 tuổi đạt 997 lao động trong tổng số (chiếm tỷ lệ 31,3%) Số lượng lao động ở độ tuổi 30-40 giảm xuống còn
850 người (chiếm 26,7%) và độ tuổi từ 41- 50 ở mức 27,7% trong tổng số Và ở độ tuổi >50 chỉ còn 14,3% với 455 người Sự phân bổ lao động của công ty như hiện nay cũng là khá hợp lý khi mà cơ cấu dân số Việt Nam đang dần tiến tới cơ cấu dân số
“vàng”, tỉ lệ những người trong độ tuổi lao động là 66% Vì vậy, cơ cấu lao động trẻ -
Trang 25lớp người có sức khỏe dẻo dai, bền bỉ, chuyên nghiệp và khả năng chịu áp lực chiếm
tỷ lệ cao Đối với độ tuổi lao động >50, tuy giảm nhưng so với thị trường lao động
hiện nay là tương đối cao Họ là những thế hệ đi trước dày dặn kinh nghiệm và có
nhiều đóng góp tích cực cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu VISSAN như
Như vậy thông qua bảng so sánh tỷ lệ lao động theo trình độ của VISSAN từ
2007-2009, ta thấy có sự phân chia giữa các phòng ban- những người đã qua đào tạo,
có trình độ và kiến thức chuyên môn Đó là các Cán bộ viên chức làm việc bằng trí óc
tạo các phòng ban nhằm nghiên cứu, phân tích và phát triển, cải tiến sản phẩm cho
Công ty phù hợp với thị hiếu của thị trường và đưa ra chiến lược tiêu thụ sản phẩm
mang lại doanh thu cho doanh nghiệp Bên cạnh đó, công ty cũng khẳng định tầm quan
Trang 26trọng của những người trực tiếp tạo ra sản phẩm Đối tượng này chiếm số lượng khá lớn tại Công ty với 63,5% năm 2009 (phổ thông)
Thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm vừa qua cho thấy người lao động trong doanh nghiệp được coi là tài nguyên nhân sự, là yếu tố quan trọng nhất, là động lực của mọi quá trình sản xuất kinh doanh Do vậy, công tác hoạch định giúp doanh nghiệp thấy được nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó bảo đảm sắp xếp đúng người cho đúng việc, vào đúng thời điểm cần thiết và linh hoạt đối phó với những thay đổi trên thị trường Thừa nhân viên sẽ làm tăng chi phí, thiếu nhân viên hoặc chất lượng nhân viên không đáp ứng yêu cầu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện công việc và bỏ lỡ
cơ hội kinh doanh
2.1.7 Cơ sở vật chất kĩ thuật
Với quy mô trang thiết bị hiện đại, công nghệ khép kín bao gồm:
+ Một khu tồn trữ với sức chứa 10.000 con heo và 4.000 con bò
+ Ba dây chuyền giết mổ heo với công suất 2.400 con/ ca (6 giờ)
+ Hai dây chuyền giết mổ bò với công suất 300 con/ ca (6 giờ)
+ Hệ thống kho lạnh với cấp độ nhiệt khác nhau sức chứa trên 2.000 tấn, đáp ứng thỏa mãn nhu cầu sản xuất kinh doanh
+ Dây chuyền sản xuất- chế biến thịt nguội nhập từ Pháp và Tây Ban Nha với công suất 5.000 tấn/ năm
+ Hệ thống dây chuyền sản xuất- chế biến đồ hộp với công suất 5.000 tấn/ năm theo thiết bị và công nghệ của Châu Âu
+ Hệ thống dây chuyền sản xuất xúc xích tiệt trùng theo thiết bị và công nghệ nhập khẩu từ Nhật Bản với công suất 10.000 tấn/ năm
+ Nhà máy chế biến thực phẩm đông lạnh theo truyền thống Việt Nam với công suất 5.000 tấn/ năm tại thành phố Hồ Chí Minh
+ Nhà máy chế biến chế biến thực phẩm do chi nhánh Hà Nội quản lí với công suất 3.000 tấn/năm tại khu công nghệ Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh
+Xí nghiệp chăn nuôi Gò Sao trang bị kĩ thuật hiện đại với công suất 2.500 heo nái giống và 40.000 heo thịt mối năm
Trang 272.1.8 Cơ cấu sản phẩm của công ty
Sản phẩm của công ty hiện nay rất đa dạng với hơn 200 sản phẩm khác nhau, có thể chia thành các nhóm sau:
Thực phẩm tươi sống: (35 loại) tập trung chủ yếu ở hai mặt hàng lớn là thịt
heo và thịt bò: thịt đùi, thịt ba rọi, cốt lếch…
Thực phẩm chế biến:
+ Đồ hộp: (42 loại) gồm heo hai lát, cá sốt và…
+ Chế biến truyền thống: (57 loại) gồm chả giò hải sản, nem nướng đông lạnh, heo viên…
+ Thịt nguội: (9 loại) các loại jambong, pate…
+ Xúc xích: (24 loại) có xúc xích bò, heo, gà…
Rau, củ, quả
+ Rau ( 15 loại) đậu bắp, xà lách, rau cải…
+ Củ (20 loại) bí đỏ, cà rốt, khoai tây…
+ Quả (25 loại) xoài, táo, nho, quýt…
Bảng 2.3 Doanh thu từng nhóm sản phẩm qua 3 năm 2007-2009
ĐVT: Tỷ đồng
số chênh lệch tương đối (%) năm 08/07 năm 09/08 Thực phẩm tươi sống 1.528 1.936 1.979 26,70 2,22 Thực phẩm chế biến 630 727 687 15,40 -5,50
Nguồn: Báo cáo kiểm soát năm 2007-2009
Hình 2.2 Doanh thu từng nhóm sản phẩm qua 3 năm 2007-2009
Nguồn: Báo cáo kiểm soát năm 2007-2009
Trang 28Thông qua bảng 2.3 và biểu đồ hình 2.2, ta thấy được sự tăng trưởng không đồng đều giữa các mặt hàng thực phẩm của VISSAN Thực phẩm tươi sống là nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm khoảng 50-60% trong tổng doanh thu, Thực phẩm chế biến chiếm khoảng 30-40% trong tổng doanh thu, Các loại khác khoảng 10-20% doanh thu
Từ bảng số liệu ta thấy, Doanh thu và lợi nhuận của Công ty năm 2008 tăng lên 23,96% so với năm 2007 và năm 2009 tăng chậm với 0,84% so với năm 2008 Lí do
từ tháng 9 năm 2009 dịch cúm gia cầm tràn lan, gây hoang mang cho người tiêu dùng Mặt khác, sự biến động giá cả của các loại nguyên liệu phục vụ sản xuất, nhất là giá thịt heo tăng lên hơn 50%; các loại phụ liệu khác đều tăng từ 20%-30% so với cùng kỳ
đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và hiệu quả của VISSAN Vì vậy sản lượng tiêu thụ của Công ty bị giảm sút đáng kể
Tuy nhiên, qua biểu đồ ta thấy sự tăng trưởng doanh thu trong ngành thực phẩm tươi sống là khá cao đặc biệt là năm 2008 ( tăng 26,7% so với 2007) Ngành Rau, củ, quả của VISSAN cũng mang lại doanh thu tăng tuy không nhiều như các nhóm sản phẩm khác tại Công ty Đối với mặt hàng chế biến tình hình doanh thu vẫn còn bất ổn định Theo thông tin khảo sát cho thấy xúc xích tiệt trùng là sản phẩm mang lại doanh thu cao nhất
Từ sự phân tích trên, để giữ vững và phát triển thương hiệu VISSAN trong thời
kỳ hội nhập, VISSAN cần phải biết rõ vị trí của mình trong lòng người tiêu dùng đối với mỗi mặt hàng riêng biệt Qua đó, có những chiến lược thích hợp để khắc phục, củng cố, nâng cao tầm quan trọng của thương hiệu VISSAN trong mỗi bữa ăn của gia đình người Việt và mở rộng hiểu biết thương hiệu VISSAN ở các nước trên thế giới
2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm:
Bảng 2.4 Kết quả hoạt động của công ty trong giai đoạn 2007-2009
ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số chênh lệch tương đối (%)
Năm 08/07 Năm 09/08
tổng doanh thu 2.400 2.975 3.000 23,96 0,84
DT nội địa 2.397 2.971 2.996 23,95 0,84
DT XK 3,026 3,641 4,215 20,32 15,76 Nộp ngân sách 20,44 24,18 22,60 18,3 -6,53
LN sau thuế 52,56 62,18 67,80 18,3 9,04
Nguồn: Phòng kinh doanh
Trang 29Hình 2.3 Biểu đồ biểu hiện sự tăng trưởng doanh thu qua các năm (ĐVT: Tỷ đồng)
Nguồn: phòng kinh doanh
Bảng 2.5 Sản lượng sản phẩm tiêu thụ của từng sản phẩm
ĐVT: Tấn
Sản lượng các loại thực phẩm 2007 2008 2009
Thịt tươi sống qui bên 52.613 60.504 66.555 Thực phẩm chế biến 21.706 22.727 23.089Rau, củ, quả 8,34 9,76 11,23
Nguồn: Phòng kinh doanh
Qua bảng 2.4 và 2.5 có thể thấy năm 2009 tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Vissan đã tăng trưởng cả về doanh thu và lợi nhuận
Về doanh thu của công ty từ năm 2007: 2400 đến năm 2009 là 3000 tỷ đồng/ năm (tăng 25%), lợi nhuận sau thuế tăng từ 52,56 lên 67,8 tỷ đồng/ năm ( tăng 29%) Sản lượng thịt tươi sống qui bên qua 3 năm 2007-2009 tăng từ 52.613 tấn lên 66.555 tấn (tăng 26,49%); sản lượng thực phẩm chế biến cũng tăng từ 21.706tấn lên 23.089 tấn (tăng 6,37%); sản lượng rau, củ, quả cũng tăng tương đối từ 8,34 tấn lên 11,23 tấn (tăng 34,65%)
Tuy nhiên, Đối với sản lượng heo giống, heo thịt tăng như hiện nay là chưa đáng kể vì do trong giai đoạn này là giai đoạn khó khăn của ngành chăn nuôi do dịch bệnh xảy ra liên tục từ năm 2006 đến năm 2009 Ngoài những nguyên nhân khách quan cũng như áp lực di dời xí nghiệp chăn nuôi Gò Sao (là đơn vị trực thuộc công ty Vissan ) Nên lãnh đạo công ty đã nhanh chóng giảm đàn, cải thiện chất lượng đàn heo nhằm khắc phục tình hình hiện tại trong khi chờ xây dựng xí nghiệp mới tại huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương
Trang 30Tóm lại tình hình hoạt động kinh doanh năm 2009 của Công ty là tương đối khả quan
2.3 Những thuận lợi và khó khăn chung
Những thuận lợi:
Cùng với hội nhập toàn cầu, trong điều kiện thế giới phẳng và sức ép của nền kinh tế thị trường, mở ra cho Vissan phương hướng phát triển mới Bên cạnh đó, Vissan phải đối diện với nhiều thách thức lớn Nhưng lợi thế của Vissan là nhờ sự lãnh đạo của Đảng ủy, điều hành của Ban Tổng giám đốc cùng nổ lực của đoàn thể CB-CNV Vissan, trong 5 năm qua công ty đã đạt được những kết quả toàn diện với tốc
độ tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay
Hiện nay Vissan trỡ thành thương hiệu lớn không chỉ ở TP.HCM mà còn của
cả nước trong lĩnh vực thực phẩm Các sản phẩm thịt tươi sống, thực phẩm chế biến của Vissan với biểu tượng "Ba Bông Mai" đã quen thuộc tạo được uy tín, sự tin tưởng của người tiêu dùng về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm 14 năm liền Vissan được người tiêu dùng bình chọn "hàng VN chất lượng cao" cũng như nhiều giải thưởng khác
Trong 5 năm qua, Vissan còn thành công trong việc pháp triển và hoàn thiện chuỗi “cửa hàng thực phẩm Vissan” để nâng cao sức mạnh cạnh tranh, mở rộng mạng lưới bán lẻ trong cả nước Từ 32 cửa hàng giới thiệu sản phẩm đã tăng lên 60 trong năm 2009, tăng gấp 2 lần so với năm 2005
Để sản phẩm đến gần người tiêu dùng hơn nữa, công ty đã chủ động phát triển kênh phân phối; mở rộng liên kết với các thương hiệu lớn, các chuỗi cửa hàng bán lẻ như Hapro Hà Nội; Công ty Kinh Đô; công ty Thực phẩm TPHCM, các siêu thị, Trung Tâm Thương Mại của các doanh nghiệp thuộc hệ thống Satra Đến nay Vissan đã phát triển được 28 cửa hàng quầy bán thực phẩm tươi sống tại TPHCM; phân phối tại
44 siêu thị đồng thời gia tăng thị phần cung cấp cho các trường học, nhà hàng -khách sạn, bếp ăn tập thể, khu công nghiệp, khu chế xuất và các xí nghiệp Tăng sốđại lý từ
600 lên 1.000 và phát triển trên khắp cả nước vào năm 2009
Từ năm 2005 đến nay, thị phần thực phẩm chế biến đã tăng trưởng cao Ngoài kênh phân phối ở hầu hết hệ thống siêu thị lớn như Metro, BigC, Lotte, CoopMart
Trang 31thị trường miền Trung, miền Bắc, cao nguyên, miền Tây đều đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 10%/năm
Công ty đã tạo được nhiều sản phẩm chủ lực, chiếm thị phần lớn như xúc xích tiệt trùng, lạp xưởng, giò lụa, đồ hộp, chả giò, thực phẩm đông lạnh công ty đã đưa vào thị trường trên 30 loại sản phẩm mới thuộc nhóm xúc xích tiệt trùng, chả giò, đồ hộp, thịt nguội, lạp xưởng tôm, thịt chà bông, ,chả giò "Ngon Ngon" góp phần đa dạng hóa sản phẩm và tạo nên uy tín thương hiệu Vissan
Đặc biệt công ty tập trung chế biến, cung cấp suất ăn công nghiệp cho các cơ quan, xí nghiệp, trường học Đây là lĩnh vực mới và có nhiều tiềm năng phát triển, với
ưu thế chủ động nguồn nguyên liệu, kỹ thuật chế biến; đến nay công ty đã cung cấp cho 20 đơn vị vớ 8.000 suất ăn/ngày
Mặt hàng rau củ quả cũng có bước tăng trưởng đáng kể Từ chỗ chỉ tiêu thụ chủ yếu ở một số cửa hàng, đến nay đã cung cấp cho các siêu thị, trường học, có mặt trên toàn bộ hệ thống của công ty Sản lượng tiêu thụ từ 8.34 tấn năm 2007 đến năm 2009
đã tăng lên 11.23 tấn
Những khó khăn:
Trong những năm gần đây, cụ thể là từ năm 2006 kéo dài đến cuối năm 2009 dịch bệnh lỡ mồm long móng gây hoang mang cho người tiêu dùng Sức tiêu thụ bị giảm trầm trọng
Ảnh hưởng của thiên nhiên hạn hán, lũ lụt kéo dài làm thiệt hại hoa màu gây ảnh hưởng cho ngành chăn nuôi Bên cạnh đó, tình hình xăng dầu trong những năm gần đây tăng cao kéo theo giá của các mặt hàng cũng tăng lên đáng kể làm ảnh hưởng đến nguồn thu mua nguyên liệu đầu vào và hoạt động kinh doanh của các mặt hàng bị giảm súc
Áp lực di dời nhà máy giết mổ, xí nghiệp chăn nuôi Gò Sao đã trỡ thành một thách thức lớn đối với công ty trong việc ổn định việc SXKD
Từ thực tế hiện nay của công ty cho thấy cơ sở giết mổ quá nhiều, nhỏ lẻ và phân tán, thiếu nguồn nước sạch gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Vì vậy để xây dựng cơ sở giết mổ theo quy mô vừa và nhỏ hay quy mô công nghiệp hiện đại khép kín từ khi đưa vào giết mổ, chế biến đến thành phẩm tươi sống, ăn liền… Đây là vấn
đề cần làm ngay và rất cần sự đồng tình của các cơ quan NN
Trang 32Ngoài ra việc tình trạng mất VSATTP tiếp tục tồn tại và kéo dài đe dọa sức khỏe, tính mạng con người Tạo cảm giác thiếu tự tin vào các mặt hàng thực phẩm và chế biến từ các cơ sở sản xuất Vì vậy, nhà sản xuất hoặc kinh doanh chế biến thực phẩm phải chấp hành các quy định như: vệ sinh cá nhân, cơ sở, nguyên liệu, bảo đảm thành phẩm, nhãn mác đối với người tiêu dùng chỉ sử dụng thức ăn và mua thực phẩm ở các địa chỉ tin cậy đã được cấp giấy chứng nhận sơ sở đủ điều kiện VSATTP
2.4 Tổng quan về thị trường thực phẩm tươi sống và chế biến tại Việt Nam
2.4.2 Thực trạng chất lượng và quản lí thực phẩm của nước ta hiện nay
a) Những mặt mạnh
Như chúng ta đã biết vấn đề chất lượng thực phẩm đã và đang được xã hội quan tâm Các cơ quan nhà nước, các Bộ, các ngành đang chú trọng áp dụng nhiều biện pháp để tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP).Các văn bản khác quy
về việc quy định và định hướng hướng dẫn áp dụng các biệp pháp kiểm tra, theo dõi, kiểm soát chặt chẽ quá trình sản xuất.chế biến thực phẩm đã được ban hành và đưa vào thực hiện ( Quyết định số 14/1999 QĐ-TTg Ngày 14/02/1999 của Thủ Tướng Chính phủ về việc thành lập Cục quản lý chất lượng VSATTP Bộ y tế
Quyết định số 2482/QYT-QĐ về quy chế cấp giấy chứng nhận cơ sở đạt tiêu chuẩn VSATTP; Pháp lệnh chất lượng hàng hóa; 28TCN129:1998 về chương trình quản lý chất lượng vệ sinh và an toàn thực phẩm theo HACCP ; 28TCN130:1998 Bộ Thủy sản về điều kiện chung đảm bảo VSATTP; chỉ thị số 619-TTg (6/9/1996) của Thủ Tướng CP về một số biện pháp cấp bách vệ sinh thực phẩm tiêu dùng trong cả nước; Thông tư số 4-1998/TT-BYT (23/3/1998) hướng dẫn thực hiện quản lý an toàn
vệ sinh thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống và rất nhiều quy định có liên
Trang 33quan Các biện pháp xử lí các vấn đề vi phạm về VSATTP, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng cũng đã dần được thực hiện nghiêm ngặt (Nghị định 57-CP ngày 32/5/1997 của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong việc đo lường và chất lượng hàng hóa) Một số biện pháp kỹ thuật tiên tiến và các tiêu chuẩn quốc tế đã từng bước được áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm Không
ít các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thực phẩm, nhất là doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đã áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng như GMP, HACCP, GHP, SQF1000, SQF2000 để kiểm soát quá trình chế biến nhằm cung cấp sản phẩm đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thỏa mãn nhu cầu của các nước nhập khẩu Hơn 100 doanh nghiệp sản xuất chế biến thủy sản do áp dụng hệ thống HACCP và đảm bảo an toàn thực phẩm đã được châp nhận là có quyền xuất khẩu vào thị trường Mỹ và EU
b) Một số hạn chế:
Chất lượng thực phẩm:
Theo báo cáo giám sát của Uỷ ban khoa học, Công nghệ, Môi trường cho thấy, tất cả thực phẩm, tất cả các khâu từng sản xuất đến chế biến kinh doanh đề có vấn đề
Và hậu quả của vấn đề đó là số vụ ngộ độc thực phẩm cứ tăng theo hàng năm
Nguồn nguyên liệu:
-Về thực phẩm tươi sống: Theo kết quả điều tra sơ bộ của Viện khoa học kỹ
thuật Nông nghiệp Việt Nam, cho thấy có tới 75% số mẫu thịt và 66,7% số mẫu gan của gia súc, gia cầm bán ở các chợ có mức tồn dư kháng sinh vượt qua ngưỡng cho phép (nguyên nhân do việc tùy tiện dùng thuốc kháng sinh trong thức
ăn, điều trị bệnh của gia súc, gia cầm) Lương gia súc, gia cầm chưa qua kiểm duyệt còn tồn tại nhiều (khoảng 40% lượng thịt gia súc trên thị trường Hà Nội không được sự kiểm tra của các cơ quan chức năng) Nhiều loại thực phẩm bị cấm lưu thông trên thị trường như cá lóc…(gây nhiều nguy hiểm cho người tiêu dùng năm 2003 có 27 trường hợp tử vong do ngộ độc cá nóc /37 trường hợp do ngộ độc thực phẩm) Cũng còn tồn tại nhiều thực phẩm nhập khẩu trái phép không đảm bảo chất lượng vào Việt Nam như: chân, cánh gà, nội tạng của lợn nhiễm formol nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam
-Về rau quả tươi: Theo kết quả điều tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong
rau quả tươi thời gian gần đây của Cục Bảo vệ thực vật, số mẫu rau, quả tươi có dư
Trang 34lượng thuốc bảo vệ thực vật, ảnh hưởng đến sức khỏe con người chiếm 30-60% Số mẫu rau kiểm tra ở Hà Nội và Hà Tây có hàm lượng asen cao hơn giới hạn cho phép từ 22-33%, 100% mẫu đậu đỗ ở Hà Nội và Hà Tây, 66,6% mẫu rau cải ở thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai có dư lượng vượt quá giới hạn tối đa cho phép Một số thuốc bảo vệ thực vật bị cấm sử dụng như: Methamidophos vẫn còn dư lượng trong rau
Ở hoa quả tươi tình trạng cũng chẳng khả quan hơn Theo Cục quản lý chất lượng vệ sinh thực phẩm (Bộ y tế) việc sử dụng bỏa đảm độc hãng như: phẩm màu, peroxit còn ở mức cao Có tới 25, 4% lượng hoa quả lưu thông trên thị trường bị nhiễm độc hại vượt mức cho phép, đặc biệt là hoa quả nhập từ Trung Quốc Ở Nam Định đầu năm nay đã kiểm tra và phát hiện ra 5/12 mẫu nho, 6/12 mẫu quýt, 9/13 mẫu táo Trung Quốc, 8/12 mẫu lê Trung Quốc có hóa chất bảo vệ thực vật
Như vậy chỉ riêng trong phần nguyên liệu chúng ta đã thấy có rất nhiều bất cập, gây lo ngại cho người tiêu dùng Sau khi nghe báo cáo của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, bà Hà Thị Liên, ủy viên trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam đã phát biểu: “ Phụ nữ chúng tôi đi chợ không biết mua gì bởi gì cái gì cũng có thể tẩm hóa chất độc hại”
2.5 Thực trạng chung về thương hiệu ở Việt Nam hiện nay
Việc xây dựng thương hiệu là một vấn đề lâu dài gồm nhiều bước đi và phương thức khác nhau Có thể nói là từng bước đi, những chiến lược của công ty đều góp phần làm tăng hoặc giảm giá trị thương hiệu Trong đó chúng ta phải kể đến một công
cụ cực kỳ hiệu quả để nhắc nhở khách hàng về sự có mặt của một thương hiệu đó là các hoạt động chiêu thị quảng cáo Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay vấn đề đem chi phí quảng cáo, chi phí tiếp thị để hoạch toán kinh doanh rất hạn chế cụ thể nhà nước chỉ chấp nhận những chi phí đó với mức giới hạn trần là 10% chi phí hợp lí cho quảng cáo và tiếp thị Việc giới hạn này của bộ tài chính đã “ trói tay, trói chân” của các doanh nghiệp trong khi các nước khác đã dỡ bỏ từ lâu Vì hầu hết các doanh nghiệp đều coi khoảng tiền dành cho quảng cáo là mức đầu tư dài hạn Họ sử dụng tiền vào mục đích xây dựng thương hiệu chứ không phải đơn thuần là chi phí cho các chương trình khuyến mãi một sản phẩm nhất định Nếu tính giá trị cổ phiếu của một công ty khi niêm yết trên thị trường chứng khoán, có thể thấy yếu tố chính làm giá trị cổ phiếu
Trang 35tăng lên chính nhờ vào thương hiệu Để xây dựng thương hiệu tốt, có uy tín phụ thuộc rất nhiều vào khoản tiền bỏ ra cho chiến dịch quảng cáo
Ngoài ra Nhà nước (NN) còn quy định không cho phép các doanh nghiệp hạch toán vào chi phí hợp lí những khoản chi để làm công tác xã hội, mục tiêu từ thiện…Điều này đã làm hạn chế nâng cao uy tín thương hiệu thông qua các hoạt động
xã hội của doanh nghiệp
Hiện nay trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, NN đã có những chuyển hướng tích cực trong việc quy định trần cho các chi phí đó nhưng vấn đề đang còn là vấn đề bàn cải chưa có hồi kết
Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam (DNVN) hiện nay còn gặp những khó khăn vướng mắc khi xây dựng phát triển thương hiệu như sau:
Vốn tài chính: so với các doanh nghiệp nước ngoài thì vốn của các công ty
Việt Nam còn nhỏ bé, trong khi quá trình xây dựng thương hiệu rất dài và đòi hỏi vốn đầu tư lớn
Vi phạm bản quyền và hàng giả: đa số các sản phẩm nổi tiếng của Việt Nam
hay nước ngoài đều bị hàng nhái trong khi pháp luật Việt Nam chưa có biện pháp hữu hiệu nào để hạn chế việc này
Về chính sách cơ chế: Như đã nói ở trên mặc dù Chính phủ (CP) Việt Nam đã
quan tâm nhiều hơn về vấn đề thương hiệu nhưng vẫn chưa có nhiều chính sách khuyến khích các doanh nghiệp phát triển thương hiệu của doanh nghiệp và của quốc gia Điều này là rất thiệt thòi cho các DNVN, vì hầu hết các công ty FDI thường sử dụng chiến lược quảng cáo toàn cầu của công ty mẹ nhưng hoạch toán chi phí quảng cáo ở Việt Nam Hơn nữa, thủ tục hành chính ở Việt Nam khá phức tạp và kéo dài
Nhân lực cho thương hiệu: Hiện nay nguồn nhân lực VN có chuyên môn về
thương hiệu ở Việt Nam chưa nhiều, đa số các chương trình đào tạo nhân lực đều phải giảng dạy theo chương trình nước ngoài và mời các giảng viên nước ngoài về giảng dạy Vì thế để có kiến thức về giữ vững và phát triển thương hiệu thì bước chuẩn bị ban đầu của nhân viên trong công ty là phải có vốn tiếng anh phong phú để có thể tiếp thu cập nhật kiến thức về thương hiệu
Trang 36CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Giới thiệu về thương hiệu
3.1.1 Khái niệm thương hiệu
Thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm với dấu hiệu của nhà sản xuất gắn lên mặt, lên bao bì hàng hoá nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ sản phẩm Thương hiệu thường gắn liền với quyền sở hữu của nhà sản xuất và thường được uỷ quyền cho người đại diện thương mại chính
Một thương hiệu được cấu thành bởi hai phần:
Phần phát âm được:
Là những yếu tố có thể đọc được, tác động vào thính giác của người nghe như tên công ty, tên sản phẩm, câu khẩu hiệu, đoạn nhạc hát đặc trưng và các yếu tố phát
âm được khác
Phần không phát âm được:
Là những yếu tố không đọc được mà chỉ có thể cảm nhận được bằng thị giác như hình vẽ, biểu tượng, màu sắc, kiểu dáng thiết kế, bao bì và các yếu tố nhận biết khác
Có thể nói, thương hiệu là hình thức thể hiện cái bên ngoài, tạo ấn tượng và thể hiện cái bên trong cho sản phẩm hoặc doanh nghiệp Giá trị của một thương hiệu là triển vọng lợi nhuận mà thương hiệu đó có thể đem lại cho nhà đầu tư trong tương lai
3.1.2 Vai trò của thương hiệu
3.1.2.1 Vai trò của thương hiệu đối với khách hàng
Thương hiệu bắt nguồn từ cảm nhận của con người về sản phẩm – dịch vụ mà
họ nhận được Do đó thương hiệu được tạo lập bởi nhận thức và niềm tin của con
người
Trang 37Việc xây dựng thương hiệu rất quan trọng vì càng ngày con người càng có nhiều sự lựa chọn, mà họ lại có rất ít thời gian để tìm hiểu, cân nhắc và quyết định, nên phần lớn họ sẽ mua dựa vào sự tin tưởng sẵn có, và việc có 1 thương hiệu mạnh sẽ là yếu tố tác động quan trọng nhất đến hành vi mua hàng
Người tiêu dùng có xu hướng quyết định mua dựa vào yếu tố thương hiệu chứ không phải yếu tố sản phẩm hay dịch vụ Ngày nay con người ngày càng quan tâm đến những mong muốn của mình, họ chỉ mua những thứ họ mong muốn chứ không phải những thứ họ cần Và thương hiệu là cách tốt nhất để tạo nên và tiếp cận với những mong muốn của khách hàng
Như vậy, thương hiệu không được tạo ra bởi những nhà sản xuất mà chỉ tồn tại trong nhận thức của khách hàng
3.1.2.2 Vai trò của thương hiệu đối với nội bộ doanh nghiệp
Về mặt pháp luật
Thương hiệu là đối tượng điều chỉnh của pháp luật về sở hữu công nghiệp Một thương hiệu được bảo hộ chính là một tờ giấy khai sinh đảm bảo chắc chắn cho sự phát triển lâu dài và ổn định của doanh nghiệp Nó tránh cho doanh nghiệp khỏi những
rủi ro trong quá trình kinh doanh
Nếu không tuân thủ các quy tắc pháp luật tương ứng, doanh nghiệp có thể gặp rắc rối hoặc gặp thiệt hại do thực hiện các hành vi liên quan đến thương hiệu
Về mặt kinh tế:
-Thương hiệu về bản chất là danh của sản phẩm Thương hiệu chính là tài sản
vô hình_tài sản quyết định của doanh nghiệp Vì vậy rõ ràng nó góp phần tạo nên giá
trị cho sản phẩm
-Thông qua thương hiệu doanh nghiệp có được giá trị nhận thức về chất
lượng hàng hoá hay dịch vụ mà mình cung cấp từ đó tạo được tính đảm bảo chắc chắn
trong kinh doanh
- Thương hiệu thông báo cho mọi người biết về sự hiện diện của hàng hoá, những đặc tính của sản phẩm mới, từ đó tạo nên một ấn tượng cho người sử dụng bằng chất lượng và dịch vụ tốt
- Thương hiệu không chỉ là công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp mà thương hiệu còn có vai trò như một tài sản quan trọng của doanh nghiệp, giá trị được tính bằng
Trang 38tiền Thương hiệu_ một thứ tài sản vô hình mang lại lợi nhuận Đây là nguồn gốc sự phát triển của doanh nghiệp
- Những chi phí đầu tư cho thương hiệu sẽ không mất đi mà được chuyển vào trong giá trị thương hiệu và được quy thành tiền và xuất hiện một cách rõ ràng trong bản tổng kết tài sản của công ty
=> Chính vì những vai trò trên thương hiệu đã trở thành phương tiện để doanh nghiệp tạo dựng hình ảnh của mình Thông qua thương hiệu người ta có thể đánh giá được trình độ văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp đó Điều này củng cố ý nghĩa không nhỏ trong việc thu hút vốn đầu tư, bảo vệ và nuôi dưỡng nó để tạo nên giá trị dài hạn lớn nhất của doanh nghiệp
3.1.2.3 Phân biệt thương hiệu với nhãn hiệu sản phẩm
Khái niệm Nhãn hiệu – trademark :
Theo Philip Kotler một chuyên gia Marketing hàng đầu thế giới thì: “ Nhãn hiệu sản phẩm là tên, thuật ngữ, dấu hiệu, biểu tượng, hình vẽ hay sự phối hợp giữa chúng có công dụng dùng để xác nhận hàng hóa hay dịch vụ của một người bán hay một nhóm người bán và phân biệt chúng với các hàng hóa, dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh”
Trang 39 Phân biệt giữa nhãn hiệu và thương hiệu
Qua kết quả so sánh, ta cần phân biệt giữa thương hiệu và nhãn hiệu rõ ràng
Nhưng cũng phải nắm rõ mối tương quan giữa thương hiệu- cái chung và nhãn hiệu-
cái riêng, một bộ phận của thương hiệu Để qua đó, từ chỗ đề ra chiến lược củng cố và
phát triển nhãn hiệu cũng là một trong những biện pháp giữ vững và phát triển thương
hiệu trong giai đoạn hiện nay
3.2 Những hiểu biết về định vị thương hiệu và phân tích ma trận SWOT nhằm
đưa ra giải pháp định vị thương hiệu
3.2.1 Khái niệm về định vị thương hiệu
Định vị thương hiệu là việc tạo ra một môi trường cạnh tranh để đảm bảo rằng
mỗi người tiêu dùng trong thị trường mục tiêu có thể phân biệt thương hiệu ấy với
thương hiệu của các đối thủ cạnh tranh
Để có thể định vị thương hiệu thành công thì bạn cần phải khảo sát thật kĩ vị trí
hiện tại trên thị trường của thương hiệu Bản đồ thương hiệu cần phải được thiết lập để
xác định chính xác vị trí của thương hiệu và so sánh kết quả này với đối thủ cạnh
tranh.
Nhìn nhận dưới góc độ tiếp thị của doanh
Nhà sản xuất thường được đặc trưng bởi
một thương hiệu nhưng có thể có nhiều
nhãn hiệu hàng hóa khác nhau
Thương hiệu là sự kỳ vọng của khách
Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc
Trang 403.2.2 Các hoạt động quảng bá thương hiệu
Chiến lược chiêu thị: là tập hợp các hoạt động thông tin, giới thiệu sản phẩm, thương hiệu, về tổ chức, các biện pháp kích thích tiêu thụ nhằm đạt mục tiêu truyền thống của doanh nghiệp
Hình 3.1 Sơ đồ phối thức chiêu thị:
Nguồn: Baigiang.violet.vn
Quảng cáo nhãn hiệu : là sự truyền thông không trực tiếp của hàng hóa, dịch
vụ hay tư tưởng mà người ta phải trả tiền để nhận biết người quảng cáo
Khuyến mại: là tập hợp các kỹ thuật nhằm tạo ra sự kích lệ ngắn hạn, thức đẩy
khách hàng và các trung gian mua ngay, mua nhiều hơn và mua thương xuyên hơn
Marketing trực tiếp cho thương hiệu: là phương pháp truyền thông trực tiếp
doanh nghiệp sử dụng để tiếp cận khách hàng mục tiêu dưới hình thức như thư chào hàng, phiếu đặt hàng, mua hàng, gửi phiếu góp ý,…được gửi trực tiếp đến các đối tượng đã xác định thông qua thư tín, phone, e-mail, fax…với mong muốn nhận được
sự đáp ứng tức thời
Giao tế: là hoạt động nhằm xây dựng quan hệ tốt đẹp với công chúng bằng
việc sử dụng các công cụ truyền thông đưa thông tin về hoạt động của doanh nghiệp
Chào hàng cá nhân: là hình thức truyền thông trực tiếp giữa nhân viên bán
hàng và khách hàng tiềm năng nhằm giới thiệu hoặc thuyết phục họ quan tâm hoặc mua sản phẩm
3.2.3 Phân tích ma trận SWOT
Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào Ma trận SWOT là ma trận chiến lược hai chiều, trong đó một chiều thể hiện nguy cơ và cơ hội
PHỐI THỨC CHIÊU THỊ QUẢNG
BÁ THƯƠNG HIỆU
Quảng cáo
nhãn hiệu
Khuyến mại Marketing trực tiếp
cho thương hiệu
Giao tế Chào hàng