Mô tả trình tự lưu chuyển chứng từ, cách ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến vốn bằng tiền và các khoản phải trả để chỉ ra một số vấn đề bất cập của mô hình hạch toán đang áp dụng
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ TẠI CÔNG TY TNHH SANKO MOLD VIỆT NAM
NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN
Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ TẠI CÔNG TY TNHH SANKO MOLD
VIỆT NAM”, do NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH, sinh viên khóa 2006-2010, ngành
KẾ TOÁN, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Để trưởng thành và học hành cho đến ngày hôm nay, với tất cả lòng kính yêu
cho con được cám ơn Ông Bà và Cha Mẹ đã nuôi dạy con khôn lớn nên người
Bằng tấm lòng chân thành và trân trọng, cho em được cám ơn quý Thầy Cô
trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh, đặc biệt là quý Thầy Cô Khoa Kinh Tế và
bộ môn Kế Toán đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập
tại trường
Em xin kính gởi lời cám ơn sâu sắc đến thầy Bùi Công Luận đã tận tình chỉ dẫn
tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành luận văn
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sanko
Mold Việt Nam, các anh, chị trong Phòng Office đặc biệt là chị Lê Thị Khánh Ngọc
cùng toàn thể các phòng ban khác đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em có
thể tiếp xúc với thực tế công tác kế toán tại Công ty
Sau cùng, xin cám ơn tất cả bạn bè đã chia sẻ trao đổi và giúp đỡ mình trong
suốt quá trình học tập
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 07 năm 2010
Trang 4NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH Tháng 07 năm 2010 "Kế Toán Vốn Bằng Tiền và Các Khoản Phải Trả Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Sanko Mold Việt Nam"
NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH July 2010 "Accounting for Currency and Payment at Sanko Mold Viet Nam Co., LTD"
Nội dung chính của đề tài là nghiên cứu, tìm hiểu tình hình thực tế và công tác
kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải trả tại Công ty TNHH Sanko Mold Việt Nam
Mô tả trình tự lưu chuyển chứng từ, cách ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến vốn bằng tiền và các khoản phải trả để chỉ ra một số vấn đề bất cập của mô hình hạch toán đang áp dụng, từ đó xây dựng một số đề xuất để hướng tới hoàn thiện quy trình
kế toán tại đơn vị
Trang 5
MỤC LỤC
Trang Danh mục các chữ viết tắt viii
Dang mục các bảng ix
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
2.3.3 Hình thức kế toán công ty đang áp dụng 7
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
3.1.Tổng quan về Vốn bằng tiền 12
3.1.1 Khái niệm và phân loại vốn bằng tiền 12
Trang 63.2 Kế toán tiền mặt tại quỹ 15
3.2.2 Tài khoản sử dụng và nguyên tắc hạch toán 19
3.3.1 Chứng từ dùng để hạch toán tiền gửi Ngân hàng 22
3.3.2 Tài khoản sử dụng và nguyên tắc hạch toán 22 3.3.3 Trình tự hạch toán tiền gửi tại Ngân hàng 23
3.5 Kế toán các khoản phải trả 31
3.5.2 Kế toán thuế và các khoản nộp nhà nước 33 3.5.3 Kế toán phải trả người lao động 34 3.5.4 Kế toán chi phí phải trả 35 3.6 Phương pháp nghiên cứu 37
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 38
4.1 Kế toán vốn bằng tiền 38
4.1.1 Những đặc điểm về tiền mặt tại công ty 38 4.1.2 Những đặc điểm về Tiền gởi ngân hàng của công ty 47 4.2 Kế toán các khoản phải trả 51
4.2.2 Kế toán thuế và các khoản nộp nhà nước 54 4.2.3 Kế toán phải trả người lao động 55 4.2.4 Kế toán chi phí phải trả 57 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 62
5.1 Kết luận 62 5.1.1 Về tổ chức hoạt động của công ty 62
5.1.2 Về tổ chức đội ngũ nhân viên công ty 62 5.1.3 Về tổ chức công tác kế toán tại công ty 63 5.2 Kiến nghị 63 5.2.1 Về tổ chức hoạt động của công ty 63
Trang 75.2.3 Về tổ chức công tác kế toán tại công ty 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Trang 8QĐ-BTC Quyết định của Bộ tài chính
SMV Sanko Mold Việt Nam
SX Sản xuất
SXKD Sản xuất kinh doanh
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1 Sổ Quỹ Tiền Mặt 46
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.2 Dụng Cụ Sạc Pin cho Điện Thoại Di Động 5
Hình 2.4 Các Sản Phẩm Nhựa 5
Hình 2.6 Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán của Công Ty SMV 7
Hình 2.7 Sơ Đồ Hình Thức Kế Toán Chứng Từ Ghi Sổ 10
Hình 3.3 Sổ Quỹ Tiền Mặt 19 Hình 3.4 Sơ Đồ Hạch Toán Tiền Gởi Ngân Hàng 24
Trang 11Mặt khác, kế toán là công cụ để điều hành quản lý các hoạt động tính toán kinh
tế và kiểm tra việc bảo vệ tài sản, sử dụng tiền vốn nhằm đảm bảo quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trong công tác kế toán của doanh nghiệp chia ra làm nhiều khâu, nhiều phần hành nhưng giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ gắn
bó tạo thành một hệ thống quản lý thực sự có hiệu quả cao Thông tin kế toán là những thông tin về tính hai mặt của mỗi hiện tượng, mỗi quá trình: Vốn và nguồn, tăng và giảm Mỗi thông tin thu được là kết quả của quá trình có tính hai mặt: thông tin và kiểm tra
Do đó, việc tổ chức hạch toán vốn bằng tiền là nhằm đưa ra những thông tin đầy đủ nhất, chính xác nhất về thực trạng và cơ cấu của vốn bằng tiền, về các nguồn thu và sự chi tiêu của chúng trong quá trình kinh doanh để nhà quản lý có thể nắm bắt được những thông tin kinh tế cần thiết, đưa ra những quyết định tối ưu nhất về đầu tư, chi tiêu trong tương lai như thế nào Bên cạnh nhiệm vụ kiểm tra các chứng từ, sổ sách
về tình hình lưu chuyển tiền tệ, qua đó chúng ta biết đươc hiệu quả kinh tế của đơn vị mình
Trang 12Thực tế ở nước ta trong thời gian qua cho thấy ở các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nói chung và vốn bằng tiền nói riêng còn rất thấp, chưa khai thác hết hiệu quả và tiềm năng sử dụng chúng trong nền kinh tế thị trường để phục vụ sản xuất kinh doanh, công tác hạch toán bị buông lỏng kéo dài
Xuất phát từ những vần đề trên và thông qua một thời gian thực tập em xin chọn đề tài sau để đi sâu vào nghiên cứu và viết báo cáo: “Kế toán Vốn bằng tiền và Các khoản phải trả tại Công ty TNHH Sanko Mold Việt Nam”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mô tả lại công tác kế toán thực tế tại Công ty TNHH Sanko Mold Việt Nam thông qua việc nghiên cứu và học hỏi thực tế “Kế Toán Vốn bằng tiền và Các khoản phải trả tại Công ty TNHH Sanko Mold Việt Nam” Từ đó, bằng chính những kiến thức đã học đưa ra nhận xét và các giải pháp đề nghị nhằm hợp lý hóa hơn công tác kế toán thực tế tại công ty
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu tại Phòng kế toán của Công ty TNHH
Sanko Mold Việt Nam Địa chỉ: Khu công nghiệp Amata, Biên Hòa, Đồng Nai
Phạm vi thời gian: Từ ngày 09/03/2010-29/05/2010 và số liệu sẽ được thu thập trong suốt quá trình thực tập tại công ty
Phạm vi số liệu: Toàn bộ chứng từ, sổ sách có liên quan đến tình hình sử dụng vốn bằng tiền và các khoản phải trả tại Công ty TNHH Sanko Mold Việt Nam
1.4 Cấu trúc đề tài
Luận văn gồm 5 chương
Chương 1: Đặt vấn đề
Chương 2: Tổng quan
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Trang 13
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1.Sơ lược về Công ty TNHH Sanko Mold Việt Nam
2.1.1 Một vài nét về Công ty SMV
Tên Công ty: Công ty TNHH Sanko Mold Việt Nam
Tên viết tắt của Công ty: SMV
Biểu tượng của SMV được thể hiện ở hình 2.1
Hình 2.1: Biểu Tượng Công Ty
Trang 14Vốn pháp định: $ 1,000,000.00, trong đó:
- Sanko Mold Co., Ltd đầu tư 660.000 USD, chiếm tỷ lệ 66%
- Engineering Sanko Co., Ltd đầu tư 340.000 USD, chiếm tỷ lệ 34%
2.1.3 Quá trình hình thành và phát triển
Ngày thành lập: ngày 17 tháng 07 năm 2000
Bắt đầu hoạt động: ngày 02 tháng 04 năm 2001
Công ty hoạt động theo Giấy chứng nhận đầu tư số 472023000597, chứng nhận lần đầu ngày 17 tháng 7 năm 2000, chứng nhận thay đổi lần thứ 1 ngày 28 tháng 7 năm 2008 do Ban quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai cấp Giấy chứng nhận đầu tư này thay thế Giấy phép đầu tư số 48/GP-KCN-ĐN ngày 17 tháng 7 năm 2000, các Giấy phép điều chỉnh số 48/GPĐC2-KCN-ĐN ngày 31 tháng 03 năm 2005 và 48/GPĐC3- KCN-ĐN ngày 31 tháng 5 năm 2005 do Ban quản lý các Khu Công nghiệp Đồng Nai cấp Thời gian hoạt động của Công ty là 10 năm kể từ ngày 17 tháng
7 năm 2000
2.2 Hoạt động và sản phẩm công ty SMV
2.2.1 Các hoạt động chính của SMV
Hoạt động chính của Công ty là:
- Thiết kế, chế tạo, gia công các loại khuôn mẫu cho các sản phẩm nhựa và kim loại
- Sản xuất và lắp ráp các sản phẩm từ các loại khuôn mẫu do DN sản xuất
- Sản xuất dữ liệu CAD
- Sản xuất dây điện
- Sản xuất và lắp ráp thiết bị sạc pin của điện thoại di động
2.2.2 Các sản phẩm công ty sản xuất
Các sản phẩm chính mà công ty SMV sản xuất như: Dụng cụ sạc pin cho điện thoại di động, Bộ phận khuôn, Các sản phẩm nhựa,…được thể hiện ở hình 2.2, hình 2.3, và hình 2.4
Trang 15Hình 2.2 Dụng Cụ Sạc Pin cho Điện Thoại Di Động
Hình 2.3 Bộ Phận Khuôn
Hình 2.4 Các Sản Phẩm Nhựa
2.2.3 Bộ máy tổ chức quản lý tại SMV
Trang 16Hình 2.5: Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý
Nguồn tin: Phòng Office (Văn phòng)
Công ty gồm có tám bộ phận:
- Bộ phận văn phòng (Office): Thực hiện công tác kế toán
- Bộ phận kho (E/W): Theo dõi hàng tồn kho
- Bộ phận xuất nhập khẩu (Im-Ex): Làm thủ tục để xuất, nhập khẩu hàng hóa,
nguyên phụ liệu
- Bộ phận ép nhựa (Ịnjection): Ép và lắp ráp các sản phẩm nhựa
- Bộ phận QA, QC: Kiểm tra chất lượng (phẩm chất, quy cách) và số lượng sản
phẩm
- Bộ phận thiết kế (Design): Thiết kế khuôn ép nhựa
- Bộ phận khuôn (Mold): Gia công khuôn cho KH, chế tạo khuôn cho BP ép
nhựa
- Bộ phận dây điện (Wire assembly): Sản xuất dây điện
2.2.4 Chính sách quản lý của SMV
- SMV sẽ đào tạo các nhân viên đáng tin cậy
- SMV sẽ trở thành công ty đáng tin cậy
- Nhân viên SMV tin cậy, giúp đỡ lẫn nhau
2.3 Tổ chức công tác kế toán
2.3.1 Sơ đồ tổ chức Bộ máy kế toán
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty SMV được thể hiện ở hình 2.6
General Director Mr.Nakasima
Ms Ngoc
Trang 17Hình 2.6 Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán của Công Ty SMV
Nguồn tin: Phòng Office (Văn phòng) 2.3.2 Nhiệm vụ của nhân viên kế toán
Trong bộ phận Văn phòng (Office) các nhân viên phụ trách về kế toán gồm có 4 nhân viên:
2.3.3 Hình thức kế toán công ty đang áp dụng
a) Mô hình tổ chức thực hiện công tác kế toán
Chế độ kế toán áp dụng theo chế độ kế toán Việt Nam hiện hành
Công ty tổ chức công tác kế toán theo hình thức tập trung: Mọi chứng từ kế toán đều được tập hợp đến phòng kế toán và phòng kế toán thực hiện kiểm tra chứng
từ gốc, định khoản, ghi sổ, lập báo cáo tài chính
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là đô la Mỹ, ký hiệu đơn vị tiền tệ USD
Niên độ kế toán của công ty: Bắt đầu ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 hàng năm
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp nhập trước xuất trước
Trang 18Công ty áp dụng hệ thống tài khoản và chứng từ kế toán theo :
- Quyết định 15/2006/QĐ- BTC ban hành ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tài Chính
- Thông tư 122/2004/TT-BTC ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài Chính
- Thông tư 203/2009/TT-BTC ban hành ngày 20 tháng 10 năm 2009
- Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Bộ tài chính đã ban hành Thông tư số 244/2009/TT-BTC hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán doanh nghiệp liên quan đến các vấn đề sau: đơn vị tiền tệ trong kế toán; hướng dẫn thực hiện chế độ kế toán cho nhà thầu nước ngoài; hướng dẫn sửa đổi, bổ sung phương pháp kế toán cho một số nghiệp vụ kinh tế Công ty sẽ áp dụng các quy định này trong việc lập và trình bày Báo cáo tài chính từ năm 2010 trở đi
Công ty đã lựa chọn chính sách kế toán thích hợp và áp dụng các chính sách này một cách nhất quán Bên cạnh đó để phục vụ tốt cho việc theo dõi cũng như công tác quản lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, công ty đã mở tài khoản chi tiết cụ thể
Bảng 2.1: Hệ Thống Tài Khoản tại Công Ty TNHH Sanko Mold Việt Nam
Sanko Mold Viet Nam
Amata IZ - Bien Hoa – Dong Nai
HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
SỐ HIỆU TÀI KHOẢN
Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 TÊN TÀI KHOẢN
1111 Tiền mặt - VND
1112 Tiền mặt - USD
1121 Tiền Việt Nam
1121-10 Tiền Việt Nam - MUFG, TK 044571
1121-20 Tiền Việt Nam - Vietcombank
1121-30 Tiền Việt Nam - Mizuho
1121-40 Tiền Việt Nam - VIB
Trang 191331 Thuế GTGT được khấu trừ của HH DV
1333 Thuế GTGT được khấu trừ của hàng NK
3311 Phải trả cho người bán
3313 Phải trả cho người bán (TK trung gian)
3314 Trả trước cho người bán
333 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
334 Phải trả người lao động
3341 Lương phải trả công nhân viên
3342 Thưởng phải trả công nhân viên
Trang 20c) Hình thức sổ kế toán
Phương pháp hạch toán kế toán theo phương pháp kê khai thường xuyên
Dựa vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý Công ty SMV lựa chọn hình thức sổ kế toán theo hình thức: Chứng từ ghi sổ
Hình thức sổ kế toán theo chứng từ ghi sổ được thể hiện trên sơ đồ ở hình 2.7:
Hình 2.7: Sơ Đồ Hình Thức Kế Toán Chứng Từ Ghi Sổ
Hàng ngày kế toán căn cứ chứng từ gốc kiểm tra và nhập liệu vào phần mềm kế toán, máy sẽ cập nhật, truy xuất dữ liệu vào bảng tổng hợp chứng từ gốc, sổ quỹ, sổ kế toán chi tiết
Tiếp đó dữ liệu từ bảng tổng hợp chứng từ gốc vào chứng từ ghi sổ, sổ chi tiết liên quan
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Sổ cái
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ quỹ
Ghi hàng ngàyGhi cuối thángĐối chiếu, kiểm tra
Trang 21Từ chứng từ ghi sổ dữ liệu được chuyển vào sổ cái, từ sổ kế toán chi tiết dữ liệu được chuyển bảng tổng hợp chi tiết Đối chiếu số liệu giữa bảng tổng hợp chi tiết và sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh, lập báo cáo tài chính
2.4 Kế toán máy tại công ty
Công ty sử dụng kế toán máy, tất cả các nghiệp vụ kế toán đều được thực hiện bằng Excel và phần mềm Accpac Nhân viên kế toán thực hiện việc nhập số liệu vào máy khi có bộ chứng từ kế toán, việc tổng hợp số liệu và ghi sổ đều được xử lý tự động.Với hệ thống mạng nội bộ và dữ liệu được cập nhật thường xuyên công ty có thể cung cấp thông tin kịp thời, in báo cáo bất cứ thời điểm nào khi cần thiết
Với việc ứng dụng phần mềm xử lý số liệu trên máy tính không những tạo điều kiện cho việc hạch toán kế toán tốn ít thời gian, mà còn cung cấp thông tin nhanh nhất
về tình hình nhập xuất tồn vật tư, chi phí sản xuất của công ty khi cần thiết mà còn giúp giảm bớt công việc cho nhân viên kế toán, giảm lao động
2.5 Báo cáo tài chính
Công ty lập báo cáo tài chính hàng năm
Báo cáo tài chính gồm 4 biểu mẫu theo quyết định 15/QĐ – BTC:
- Bảng cân đối kế toán mẫu số B01- DN
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mẫu số B02- DN
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ mẫu số B03- DN
- Thuyết minh báo cáo tài chính mẫu số B09- DN
Trang 22CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Tổng quan về Vốn bằng tiền
3.1.1 Khái niệm và phân loại vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền là toàn bộ các hình thức tiền tệ hiện thực do đơn vị sở hữu, tồn tại dưới hình thái giá trị và thực hiện chức năng phương tiện thanh toán trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vốn bằng tiền là một loại tài sản mà doanh nghiệp nào cũng có và sử dụng
Theo hình thức tồn tại vốn bằng tiền của doanh nghiệp được chia thành:
- Tiền Việt Nam: là loại tiền phù hiệu Đây là các loại giấy bạc do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành và được sử dụng làm phương tiện giao dịch chính thức đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Ngoại tệ: Là loại tiền phù hiệu Đây là các loại giấy bạc không phải do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhưng được phép lưu hành chính thức trên thị trưòng Việt nam như các đồng: đô la Mỹ (USD), bảng Anh (GBP), phrăng Pháp (FFr), yên Nhật (JPY), đô la Hồng Kông (HKD), mác Đức (DM)
- Vàng bạc, kim khí quý, đá quý: là tiền thực chất, tuy nhiên được lưu trữ chủ yếu là vì mục tiêu an toàn hoặc một mục đích bất thường khác chứ không phải vì mục đích thanh toán trong kinh doanh
Nếu phân loại theo trạng thái tồn tại, vốn bằng tiền của doanh nghiệp bao gồm:
- Tiền tại quỹ: gồm giấy bạc Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý, ngân phiếu hiện đang được giữ tại két của doanh nghiệp để phục vụ nhu cầu chi tiêu trực tiếp hàng ngày trong sản xuất kinh doanh
- Tiền gửi ngân hàng: là tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý đá quý
mà doanh nghiệp đang gửi tại tài khoản của doanh nghiệp tại Ngân hàng
Trang 23- Tiền đang chuyển: là tiền đang trong quá trình vận động để hoàn thành chức năng phương tiện thanh toán hoặc đang trong quá trình vận động từ trạng thái này sang trạng thái khác
3.1.2 Đặc điểm vốn bằng tiền và nhiệm vụ, nguyên tắc hạch toán
¾ Đặc điểm vốn bằng tiền
Trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn bằng tiền vừa được sử dụng để đáp ứng nhu cầu về thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp hoặc mua sắm vật tư, hàng hoá sản xuất kinh doanh, vừa là kết quả của việc mua bán hoặc thu hồi các khoản nợ Chính vì vậy, quy mô vốn bằng tiền là loại vốn đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý hết sức chặt chẽ vì vốn bằng tiền có tính luân chuyển cao nên nó là đối tượng của sự gian lận và ăn cắp Vì thế trong quá trình hạch toán vốn bằng tiền, các thủ tục nhằm bảo vệ vốn bằng tiền khỏi sự ăn cắp hoặc lạm dụng là rất quan trọng, nó đòi hỏi việc sử dụng vốn bằng tiền cần phải tuân thủ các nguyên tắc chế độ quản lý tiền tệ thống nhất của Nhà nước Chẳng hạn tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp dùng để chi tiêu hàng ngày không được vượt quá mức tồn quỹ mà doanh nghiệp và Ngân hàng đã thoả thuận theo hợp dồng thương mại, khi có tiền thu bán hàng phải nộp ngay cho Ngân hàng
Trang 24Các doanh nghiệp phải sử dụng đồng Việt Nam làm đơn vị tiền tệ kế toán trừ trường hợp được phép sử dụng một đơn vị tiền tệ thông dụng khác do Bộ Tài Chính quy định
Nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải quy đổi ra “đồng Việt Nam” theo tỷ giá mua do ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ để ghi sổ kế toán Đồng thời phải theo dõi cả nguyên tệ của các loại ngoại tệ
đó
Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không sử dụng đồng Việt Nam làm đơn vị tiền tệ kế toán mà sử dụng một đồng tiền khác làm đơn vị tiền tệ kế toán thì theo quy định chung tại Thông tư của Bộ Tài Chính số 122/2004/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2004 hướng dẫn thực hiện chế độ kế toán và kiểm toán đối với doanh nghiệp, tổ chức có vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam quy định như sau:
- Đối với các doanh nghiệp, tổ chức có vốn nước ngoài hoạt động thu, chi chủ yếu bằng ngoại tệ được chọn một loại ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ kế toán và phải được
Bộ Tài chính đồng ý bằng văn bản trước khi thực hiện Doanh nghiệp, tổ chức có vốn nước ngoài thực hiện ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính theo loại ngoại tệ đã được Bộ Tài chính đồng ý làm đơn vị tiền tệ trong kế toán, riêng báo cáo tài chính nộp cho các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo
tỷ giá hối đoái quy định
- Chữ viết sử dụng trong kế toán là Tiếng Việt Trường hợp phải sử dụng tiếng nước ngoài trên chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính ở Việt Nam thì phải
sử dụng đồng thời tiếng Việt và tiếng nước ngoài
- Chữ số sử dụng trong kế toán là chữ số ả rập: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9; sau số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm (.); sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,)
Kỳ kế toán của doanh nghiệp, tổ chức có vốn nước ngoài được quy định như sau:
Kỳ kế toán năm là mười hai tháng tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch
Trang 25Và cũng theo Thông tư số: 244/2009/TT-BTC Số: 244/2009/TT-BTC “Thông
tư hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp” của Bộ Tài Chính có hướng dẫn sửa đổi kế toán một số nghiệp vụ kinh tế, bổ sung kế toán các nghiệp vụ kinh tế mới phát sinh chưa được quy định trong Chế độ kế toán doanh nghiệp như sau:
Theo điều 6: Quy đổi báo cáo tài chính lập bằng đơn vị tiền tệ trong kế toán là ngoại tệ sang Việt Nam Đồng khi nộp cho các cơ quan quản lý Nhà nước
1 Các doanh nghiệp, tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài thành lập và hoạt động
ở Việt Nam sử dụng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán thì đồng thời với việc lập Báo cáo tài chính theo đơn vị tiền tệ trong kế toán (ngoại tệ) còn phải quy đổi báo cáo tài chính sang Việt Nam Đồng khi nộp cho cơ quan quản lý Nhà nước
2 Nguyên tắc quy đổi báo cáo tài chính lập bằng đơn vị tiền tệ kế toán là ngoại
tệ sang Việt Nam Đồng:
Tất cả các khoản mục trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp (cả số liệu báo cáo và số liệu so sánh) đều được quy đổi theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại ngày kết thúc kỳ kế toán Trường hợp tại ngày kết thúc kỳ kế toán không có tỷ giá bình quân liên ngân hàng thì lấy tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại ngày gần nhất trước ngày kết thúc kỳ kế toán
3.2 Kế toán tiền mặt tại quỹ
Mỗi doanh nghiệp đều có một lượng tiền mặt tại quỹ để phục vụ cho nhu cầu chi tiêu trực tiếp hàng ngày trong sản xuất kinh doanh Thông thường tiền giữ tại doanh nghiệp bao gồm: giấy bạc ngân hàng Việt Nam, các loại ngoại tệ , ngân phiếu, vàng bạc, kim loại quý đá quý
Để hạch toán chính xác tiền mặt, tiền mặt của doanh nghiệp được tập trung tại quỹ Mọi nghiệp vụ có liên quan đến thu, chi tiền mặt, quản lý và bảo quản tiền mặt đều do thủ quỹ chịu trách nhiệm thực hiện Pháp lệnh kế toán, thống kê nghiêm cấm thủ quỹ không được trực tiếp mua, bán hàng hoá, vật tư, kiêm nhiệm công việc tiếp liệu hoặc tiếp nhiệm công việc kế toán
Trang 263.2.1 Chứng từ sử dụng để hạch toán tiền mặt
Việc thu chi tiền mặt tại quỹ phải có lệnh thu chi Lệnh thu, chi này phải có chữ
ký của giám đốc (hoặc người có uỷ quyền) và kế toán trưởng Trên cơ sở các lệnh thu chi kế toán tiến hành lập các phiếu thu - chi Thủ quỹ sau khi nhận được phiếu thu - chi sẽ tiến hành thu hoặc chi theo những chứng từ đó
Sau khi đã thực hiện xong việc thu - chi thủ quỹ ký tên đóng dấu “Đã thu tiền” hoặc “ Đã chi tiền” trên các phiếu đó, đồng thời sử dụng phiếu thu và phiếu chi đó để ghi vào sổ quỹ tiền mặt kiêm báo cáo quỹ Cuối ngày thủ quỹ kiểm tra lại tiền tại quỹ, đối chiếu với báo cáo quỹ rồi nộp báo cáo quỹ và các chứng từ cho kế toán
Ngoài phiếu chi, phiếu thu là căn cứ chính để hạch toán vào tài khoản 111 còn cần các chứng từ gốc có liên quan khác kèm vào phiếu thu hoặc phiếu chi như: Giấy
đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng, hoá đơn bán hàng, biên lai thu tiền
Ta có mẫu sổ phiếu thu, phiếu chi và sổ quỹ tiền mặt được thể hiện theo hình 3.1, 3.2, 3.3 như sau:
Trang 27Hình 3.1: Phiếu Thu
Đơn vị:…… Mẫu số 01 – TT
Địa chỉ:…… ( Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
PHIẾU THU Quyển số:
Ngày …tháng… năm… Số:
Nợ: Có:
Họ và tên người nộp tiền: Địa chỉ:
Lý do nộp:
Số tiền: Viết bằng chữ: Kèm theo: chứng từ gốc:
Ngày…tháng…năm…
Giám đốc Kế toán trưởng Người nộp tiền Người lập phiếu Thủ quỹ
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ):
+ Tỷ giá ngoại tệ (vàng bạc, đá quý):
+ Số tiền quy đổi:
(Liên gửi ra ngoài phải đóng dấu)
Trang 28Hình 3.2: Phiếu Chi
Đơn vị:…… Mẫu số 02 – TT
Địa chỉ:…… ( Ban hành theo QĐ số:
15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
PHIẾU CHI Quyển số:
+ Tỷ giá ngoại tệ (vàng bạc, đá quý):
+ Số tiền quy đổi:
(Liên gửi ra ngoài phải đóng dấu)
Trang 29Hình 3.3: Sổ Quỹ Tiền Mặt
Đơn vị:…… Mẫu số S07 – DN
Địa chỉ:…… ( Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
Trang 303.2.3 Tài khoản sử dụng và nguyên tắc hạch toán
¾ Tài khoản sử dụng
Tài khoản để sử dụng để hạch toán tiền mặt tại quỹ là TK 111 “Tiền mặt” Tài khoản 111 gồm 3 tài khoản cấp 2
- Tài khoản 1111: “Tiền Việt Nam”
- Tài khoản 1112: “Ngoại tệ”
- Tài khoản 1113: “Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý”
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản này bao gồm:
- Số dư đầu kỳ, cuối kỳ: Các khoản tiền, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý hiện còn tồn quỹ
Bên nợ:
+ Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý nhập quỹ, nhập kho
+ Số tiền mặt thừa ở quỹ khi phát hiện khi kiểm kê
+ Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh lại số dư
Bên có:
+ Các khoản tiền mặt ngân phiếu, ngoại tệ, đá quý, vàng bạc xuất quỹ
+ Số tiền mặt thiếu hụt ở quỹ phát hiện khi kiểm kê
+ Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh lại số dư
Nguyên tắc hạch toán tiền mặt tại quỹ trên TK111
- Chỉ phản ánh vào tài khoản 111 số tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý thực tế nhập, xuất quỹ
- Khi tiến hành nhập quỹ, xuất quỹ phải có phiếu thu, chi hoặc chứng từ nhập, xuất vàng, bạc, kim khí quý, đá quý và có đủ chữ ký của người nhận, người giao, người cho phép xuất, nhập quỹ theo quy định của chế độ chứng từ hạch toán
- Kế toán quỹ tiền mặt chịu trách nhiệm mở sổ và giữ sổ quỹ, ghi chép theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, tính ra số tiền tồn quỹ ở mọi thời điểm
- Thủ quỹ là người chịu trách nhiệm giữ gìn, bảo quản và thực hiện các nghiệp
vụ xuất nhập tiền mặt, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý tại quỹ Hàng ngày thủ
Trang 31liệu trên sổ quỹ, sổ kế toán Nếu có chênh lệch kế toán và thủ quỹ phải tự kiểm tra lại
để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch trên cơ sở báo cáo thừa hoặc thiếu hụt
Chi tiền mặt để mua sắm vật tư, hàng hóa, TSCĐ hoặc chi cho đầu tư xây dựng cơ bản
Nợ TK621 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nợ TK627 Chi phí sản xuất chung
Trang 32Có TK338 Tài sản thừa chờ xử lý
Nếu chênh lệch thiếu – căn cứ bảng kiểm kê quỹ, kế toán ghi:
Nợ TK138 Tài sản thiếu chờ xử lý
3.3 Kế toán tiền gửi Ngân hàng
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các khoản thanh toán giữa doanh nghiệp với các cơ quan, tổ chức kinh tế khác được thực hiện chủ yếu qua Ngân hàng, đảm bảo cho việc thanh toán vừa an toàn, vừa thuận tiện, vừa chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật thanh toán
Theo chế độ quản lý tiền mặt và chế độ thanh toán không dùng tiền mặt, toàn
bộ số tiền của doanh nghiệp trừ số được giữ tại quỹ tiền mặt (theo thoả thuận của doanh nghiệp với Ngân hàng) đều phải gửi vào tài khoản tại Ngân hàng Các khoản tiền của doanh nghiệp tại Ngân hàng bao gồm: tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, trên các tài khoản tiền gửi chính, tiền gửi chuyên dùng cho các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt như tiền lưu ký, séc bảo chi, séc định mức, séc chuyển tiền, thư tín dụng
Để chấp hành tốt kỷ luật thanh toán đòi hỏi doanh nghiệp phải theo dõi chặt chẽ tình hình biến động và số dư của từng loại tiền gửi
3.3.1 Chứng từ dùng để hạch toán tiền gửi Ngân hàng
- Các giấy báo Có, báo Nợ, bản sao kê của Ngân hàng
- Các chứng từ khác: Séc chuyển khoản, séc định mức, séc bảo chi, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu
3.3.2 Tài khoản sử dụng và nguyên tắc hạch toán
¾ Tài khoản sử dụng
Hạch toán tiền gửi Ngân hàng (TGNH) được thực hiện trên tài khoản 112- TGNH
Tài khoản 112 có 3 tài khoản cấp hai:
+ TK 112.1 - Tiền Việt Nam
+ TK 112.2 - Ngoại tệ
+ TK 112.3 - Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý
Trang 33Số dư đầu kỳ, cuối kỳ: Số tiền hiện còn gửi tại Ngân hàng
Bên Nợ: Các khoản tiền gửi vào Ngân hàng
Bên Có: Các khoản tiền rút ra từ Ngân hàng
Nguyên tắc hạch toán trên tài khoản 112- TGNH
- Khi phát hành các chứng từ tài khoản TGNH, các doanh nghiệp chỉ được phép phát hành trong phạm vi số dư tiền gửi của mình Nếu phát hành quá số dư là doanh nghiệp vi phạm kỷ luật thanh toán và phải chịu phạt theo chế độ quy định Chính vì vậy, kế toán trưởng phải thường xuyên phản ánh được số dư tài khoản phát hành các chứng từ thanh toán
- Khi nhận được các chứng từ do Ngân hàng gửi đến kế toán phải kiểm tra đối chiếu với các chứng từ gốc kèm theo Trường hợp có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ
kế toán của doanh nghiệp, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của Ngân hàng thì doanh nghiệp phải thông báo cho Ngân hàng để cùng đối chiếu xác minh và
xử lý kịp thời Nếu đến cuối kỳ vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân chênh lệch thì kế toán ghi sổ theo giấy báo hay bản sao kê của Ngân hàng Số chênh lệch được ghi vào các Tài khoản chờ xử lý (TK138.1- Tài sản thiếu chờ xử lý, TK 338.1- Tài sản thừa chờ xử lý) Sang kỳ sau phải tiếp tục kiểm tra đối chiếu tìm nguyên nhân chênh lệch để điều chỉnh lại số liệu đã ghi sổ
- Trường hợp doanh nghiệp mở TK TGNH ở nhiều Ngân hàng thì kế toán phải
tổ chức hạch toán chi tiết theo từng ngân hàng để tiện cho việc kiểm tra đối chiếu
- Tại những đơn vị có bộ phận phụ thuộc cần mở tài khoản chuyên thu, chuyên chi phù hợp để thuận tiện cho công tác giao dịch, thanh toán, kế toán phải mở sổ chi tiết để giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng từng loại tiền gửi nói trên
Trang 343.3.3 Trình tự hạch toán tiền gửi tại Ngân hàng
Hình 3.4: Sơ Đồ Hạch Toán Tiền Gởi Ngân Hàng
(2) 121,128,221,222
(3)
121,128,221,222 (4)
144,244 131,136,138
211,213,241 144,244
112
Trang 351 Gửi tiền mặt vào ngân hàng
2 Rút tiền gởi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt
3 Thu hồi vốn đầu tư ngắn hạn, dài hạn
4 Đầu tư ngắn hạn, dài hạn bằng tiền gởi ngân hàng
5 Thu hồi các khoản nợ phải thu
6 Ký cược, ký quỹ bằng tiền gởi ngân hàng
7 Thu hồi các khoản ký cược, ký quỹ bằng tiền gởi ngân hàng
8 Mua TSCĐ, chi đầu tư xây dựng cơ bản, sữa chữa lớn
9 Mua nguyên vật liệu, công dụng cụ, hàng hóa bằng tiền gởi ngân hàng
10 Nhận góp vốn liên doanh, liên kết, cổ phần bằng tiền gởi ngân hàng
11 Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn, dài hạn
12 Thanh toán các khoản nợ phải trả, nợ vay
13 Doanh thu, thu nhập khác bằng tiền gởi ngân hàng
14 Chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí hoạt động khác
15 Trả lại vốn góp, trả cổ tức, lợi nhuận cho các bên góp vốn, chi các quỹ
16 Thanh toán các khoản CKTM, GGHB, hàng bán bị trả lại
3.4 Kế toán các khoản thu, chi ngoại tệ
“Ngoại tệ” là đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ kế toán của một doanh nghiệp
“Tỷ giá hối đoái” là tỷ giá trao đổi giữa hai loại tiền (sau đây gọi tắt là tỷ giá) Trong các trường hợp khác nhau, nếu doanh nghiệp có sử dụng các đơn vị tiền
tệ khác với đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng kế toán và lập báo cáo tài chính, thì khi quy đổi từ đơn vị tiền tệ khác sang đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán có thể sẽ phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái
Tài khoản “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” dùng để phản ánh số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản (giai đoạn trước hoạt động); chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính, chênh lệch tỷ giá hối đoái khi chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở nước ngoài và tình hình sử dụng số chênh lệch đó
Trang 36Tài khoản 413 “Chênh lệch tỷ giá”
Khoản chênh lệch làm giảm nguồn Khoản chênh lệch làm tăng nguồn vốn
Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ
Xử lý chênh lệch tỷ giá khi có quyết Xử lý chênh lệch tỷ giá khi có quyết
- Cách xác định tỷ giá thực tế nhập, xuất quỹ như sau:
+ Tỷ giá thực tế nhập quỹ ghi theo giá mua thực tế hoặc theo tỷ giá do Ngân hàng công bố tại thời điểm nhập quỹ hoặc theo tỷ giá thực tế khi khách hàng chấp nhận nợ bằng ngoại tệ
+ Tỷ giá xuất quỹ có thể tính theo nhiều phương pháp khác nhau như nhập trước xuất trước, nhập sau xuất trước, tỷ giá bình quân, tỷ giá hiện tại,
+ Tỷ giá các khoản công nợ bằng ngoại tệ được tính bằng tỷ giá thực tế tại thời điểm ghi nhận nợ
+ Tỷ giá của các loại ngoại tệ đã hình thành tài sản được tính theo tỷ giá thực tế tại thời điểm ghi tăng tài sản (nhập tài sản vào doanh nghiệp)
Trang 37Doanh nghiệp có các nghiệp vụ ngoại tệ thực hiện hạch toán các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái theo quy định của chế độ kế toán hiện hành
Tỷ giá quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam thực hiện theo quy định tại Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp
Những ngoại tệ mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không công bố tỷ giá quy đổi ra "Đồng" Việt Nam thì thống nhất quy đổi thông qua đồng đô la Mỹ theo tỷ giá giao dịch của ngân hàng mà doanh nghiệp mở tài khoản tại thời điểm thực tế phát sinh hoặc đánh giá lại số dư các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ
Theo thông tư 201/2009/TT-BTC ngày 15 tháng 10 năm 2009, tại điều 6, Bộ tài chính có quy định xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái như sau:
Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái của nghiệp vụ ngoại tệ trong kỳ:
Thời kỳ doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh:
Trong giai đoạn sản xuất, kinh doanh, kể cả việc đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp đang hoạt động, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ sẽ được ghi nhận là thu nhập hoặc chi phí trong năm tài chính cụ thể:
¾ Đối với nợ phải thu:
- Trường hợp chênh lệch TG hối đoái tăng tính vào thu nhập tài chính trong kỳ
- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm tính vào chi phí tài chính trong
kỳ
¾ Đối với nợ phải trả:
- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm tính vào thu nhập tài chính trong
Trang 38- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng tính vào chi phí tài chính trong kỳ
Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ do việc mua, bán ngoại tệ:
- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng tính vào thu nhập tài chính trong
Khoản chênh lệch giữa tỷ giá sau khi quy đổi với tỷ giá đang hạch toán trên sổ
kế toán được xử lý như sau:
- Đối với chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do việc đánh giá lại số dư cuối năm là: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ ngắn hạn (1 năm trở xuống)
có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo tài chính thì không hạch toán vào chi phí hoặc thu nhập mà để số dư trên báo cáo tài chính, đầu năm sau ghi bút toán ngược lại
để xoá số dư
- Đối với chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do việc đánh giá lại số dư cuối năm của các khoản nợ dài hạn (trên 1 năm) có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo tài chính thì được xử lý như sau:
¾ Đối với các khoản nợ phải thu dài hạn:
Trang 39Đối với các khoản nợ phải thu bằng ngoại tệ, công ty phải đánh giá lại số dư cuối năm của các loại ngoại tệ, sau khi bù trừ, chênh lệch còn lại được xử lý như sau:
- Trường hợp chênh lệch tăng được hạch toán vào thu nhập tài chính trong năm
- Trường hợp chênh lệch giảm được hạch toán vào chi phí tài chính trong năm
¾ Đối với các khoản nợ phải trả dài hạn:
Đối với khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ, công ty phải đánh giá lại số dư cuối năm của các loại ngoại tệ, sau khi bù trừ, chênh lệch còn lại được xử lý như sau:
9 Trường hợp chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái thì chênh lệch tỷ giá hạch toán vào chi phí tài chính trong năm và được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp Trường hợp hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái vào chi phí làm cho kết quả kinh doanh của công ty bị lỗ thì có thể phân bổ một phần chênh lệch tỷ giá cho năm sau để công ty không bị lỗ nhưng mức hạch toán vào chi phí trong năm ít nhất cũng phải bằng chênh lệch tỷ giá của số dư ngoại tệ dài hạn phải trả trong năm
đó Số chênh lệch tỷ giá còn lại sẽ được theo dõi và tiếp tục phân bổ vào chi phí cho các năm sau nhưng tối đa không quá 5 năm
9 Trường hợp chênh lệch giảm thì được hạch toán vào thu nhập tài chính
¾ Một số nghiệp vụ chủ yếu
Thu hồi các khoản nợ phải thu bằng ngoại tệ:
Nợ 111,112 Tỷ giá giao dịch
Nợ 635 Chi phí tài chính (Nếu lỗ tỷ giá)
Có 131,138 Tỷ giá ghi sổ kế toán (TG ghi nhận nợ phải thu)
Có 515 Doanh thu hoạt động tài chính (Nếu lãi tỷ giá)
Mua hàng hóa, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ thanh toán bằng ngoại tệ:
Nợ 156,152 Tỷ giá giao dịch tại thời điểm giao dịch
Trang 40Nợ 635 Chi phí tài chính (Nếu lỗ tỷ giá)
Có 111,112 Tỷ giá ghi sổ kế toán (TG ghi nhận nợ phải thu)
Có 515 Doanh thu hoạt động tài chính (Nếu lãi tỷ giá)
Thanh toán các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ:
Nợ 331,311 Tỷ giá ghi sổ kế toán (Tỷ giá ghi nhận nợ)
Nợ 341,342 Tỷ giá ghi sổ kế toán (Tỷ giá ghi nhận nợ)
Nợ 635 Chi phí tài chính (Nếu lỗ tỷ giá)
Có 111,112 Tỷ giá ghi sổ kế toán (Tỷ giá xuất ngoại tệ)
Có 515 Doanh thu hoạt động tài chính (Nếu lãi tỷ giá)
Kế toán chênh lệch tỷ giá phát sinh do đánh giá lại số dư cuối kỳ của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ Ở thời điểm cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiển tệ có nguồn gốc ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái cuối kỳ, do đó
có thể phát sinh chênh lệch tỷ giá Chênh lệch tỷ giá phát sinh của hoạt động sản xuất, kinh doanh – TK4131 và của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản – TK4132, nếu phát sinh lãi tỷ giá, kế toán ghi:
Nợ 111,112,131,331,311…
Có 4131 Chênh lệch tỷ giá của hoạt động kinh doanh
Có 4132 Chênh lệch TG của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản
Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái:
Nợ 4131 Chênh lệch tỷ giá của hoạt động kinh doanh
Nợ 4132 Chênh lệch tỷ giá của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản
Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh (kể cả hoạt động đầu tư xây dựng của doanh nghiệp đang hoạt động); kết chuyển toàn bộ khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối năm (theo số thuần và sau khi bù trừ số dư bên Nợ và số dư bên Có của TK4131) vào doanh thu