HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ HỒ THỦY TIÊN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU, PHẢI TRẢ TẠI CÔNG TY TNHH – MTV KHAI THÁC THỦY LỢI TÂY NINH THÁNG 1 NĂM 2012 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ
HỒ THỦY TIÊN
KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU,
PHẢI TRẢ TẠI CÔNG TY TNHH – MTV KHAI THÁC THỦY LỢI TÂY NINH
(THÁNG 1 NĂM 2012)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KẾ TOÁN
Thành Phố Hồ Chí Minh
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ
HỒ THỦY TIÊN
KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU,
PHẢI TRẢ TẠI CÔNG TY TNHH – MTV KHAI THÁC THỦY LỢI TÂY NINH
(THÁNG 1 NĂM 2012)
Ngành: Kế Toán LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: Gv LÊ VĂN HOA
Thành Phố Hồ Chí Minh
Trang 3Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Kế Toán Vốn Bằng Tiền Và Các Khoản Phải Thu, Phải Trả Tại Công Ty TNHH – MTV Khai Thác Thủy Lợi Tây Ninh (Tháng 1 Năm 2012)” do Hồ Thủy Tiên, sinh viên khoá 34, ngành Kế toán, đã bảo vệ thành công trước hội đồng ngày ………
LÊ VĂN HOA Người hướng dẫn
Ngày tháng năm
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo
Ngày tháng năm Ngày tháng năm
Trang 4LỜI CÁM ƠN
Trước tiên con xin chân thành biết ơn cha mẹ, người đã chăm sóc, dạy bảo con,
đã ủng hộ con về mọi mặt và tạo điều kiện tốt nhất cho con học tập, nghiên cứu trong
suốt quãng thời gian cắp sách đến trường
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm, Ban
Chủ Nhiệm Khoa Kinh Tế cùng toàn thể Quý Thầy Cô trường Đại học Nông Lâm đã
truyền đạt kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian em học tập tại trường
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Lê Văn Hoa, người đã tận tình
chỉ bảo và hướng dẫn em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công Ty TNHH – MTV Khai Thác
Thủy Lợi Tây Ninh đã tạo điều kiện cho em thực tập tại Công Ty Em xin chân thành
cảm ơn tất cả các cô, chú, anh chị tại các phòng ban, các đơn vị trực thuộc Công Ty đã
tận tình giúp đỡ tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt khóa luận Đặc biệt, em xin gửi
lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất đến các cô, anh, chị Phòng Kế Toán Tài Vụ đã tận
tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập tại Công ty
Sau cùng, tôi xin cảm ơn tất cả bạn bè đã giúp tôi trong quá trình thực hiện đề
tài này
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn!
HỒ THỦY TIÊN
Trang 5NỘI DUNG TÓM TẮT
HỒ THỦY TIÊN Tháng 06 năm 2012 “ Kế Toán Vốn Bằng Tiền Và Các Khoản Phải Thu Phải Trả Tại Công Ty TNHH – MTV Khai Thác Thủy Lợi Tây Ninh (Tháng 1 năm 2012)”
HỒ THỦY TIÊN June 2012 “Accounting For Currency And Accounts Receivable To Pay At Tay Ninh Arrigation Manegament Limited Company (January 2012)”
Nội dung chính của đề tài là tìm hiểu thực tế về công tác kế toán vốn bằng tiền
và các khoản phải thu, phải trả tại Công ty TNHH MTV Khai Thác Thủy Lợi Tây Ninh dựa trên việc trình bày có hệ thống các lí thuyết, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quy trình lưu chuyển chứng từ, ghi sổ liên quan đến kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu phải trả để làm cơ sở cho việc phân tích, so sánh từ đó đưa ra những nhận xét phản ánh đúng hiện trạng tại Công ty, đồng thời đưa ra những kiến nghị phù hợp nhằm cải thiện và nâng cao công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu, phải trả tại đơn vị
Trang 6MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ix
DANH MỤC CÁC HÌNH x
DANH MỤC PHỤ LỤC xi
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
1.4 Cấu trúc khóa luận 2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 3
2.1 Sơ lược về Công ty TNHH – MTV Khai Thác Thủy Lợi Tây Ninh 3
2.2 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển 4
2.2.1 Lịch sử hình thành 4
2.2.2 Quá trình phát triển 5
2.3 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 5
2.4 Cơ cấu tổ chức, quản lý của Công ty 5
2.4.1 Sơ đồ phân cấp quản lý 6
2.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong Công ty 6
2.5 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty 9
2.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán 9
2.5.2 Tổ chức vận dụng chế độ kế toán 11
2.6 Thuận lợi và khó khăn của Công ty 13
2.6.1 Thuận lợi 13
2.6.2 Khó khăn 13
Trang 7CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
3.1 Cơ sở lý luận về vốn bằng tiền 14
3.1.1 Khái niệm vốn bằng tiền 14
3.1.2 Nguyên tắc hạch toán kế toán vốn bằng tiền 14
3.1.3 Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền 15
3.1.4 Kế toán vốn bằng tiền 15
3.2 Cơ sở lý luận các khoản phải thu 27
3.2.1 Kế toán các khoản phải thu khách hàng 27
3.2.2 Kế toán thuế GTGT được khấu trừ 29
3.2.3 Kế toán phải thu nội bộ 31
3.2.4 Kế toán các khoản tạm ứng cho công nhân viên 32
3.3 Cơ sở lý luận các khoản phải trả 34
3.3.1 Kế toán phải trả người bán 34
3.3.2 Kế toán các khoản thanh toán với nhà nước 36
3.3.3 Kế toán phải trả người lao động 37
3.3.5 Kế toán phải trả, phải nộp khác 39
3.4 Phương pháp nghiên cứu 40
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 41
4.1 Kế toán vốn bằng tiền 41
4.1.1 Kế toán tiền mặt tại quỹ 41
4.1.2 Kế toán tiền gửi Ngân hàng 49
4.2 Kế toán các khoản phải thu 55
4.2.1 Kế toán các khoản phải thu khách hàng 55
4.2.3 Kế toán phải thu nội bộ 59
4.2.4 Kế toán các khoản tạm ứng CNV 62
4.3 Kế toán các khoản phải trả 67
4.3.1 Kế toán phải trả người bán 67
4.3.2 Kế toán phải trả người lao động 70
4.3.3 Kế toán phải trả phải nộp khác 75
4.4 Tổng hợp nhận xét, đề xuất 78
Trang 8CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79
5.1 Kết luận 79
5.1.1 Về hoạt động tổ chức của Công ty 79
5.1.2 Về công tác kế toán tại Công ty 79
5.2 Kiến nghị 80
5.2.1 Về hoạt động tổ chức của Công ty 80
5.2.1 Về công tác kế toán tại công ty 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81 PHỤ LỤC
Trang 9DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BH Bảo hiểm
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
CB CNV Cán bộ công nhân viên
CTTL Công trình thủy lợi
GBC Giấy báo Có
GBN Giấy báo Nợ
GTGT Giá trị gia tăng
KPCĐ Kinh phí công đoàn
KTTT Kế toán thanh toán
XNTL Xí nghiệp thủy lợi
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1 Bảng Chi Tiết Tài khoản 1111 cho Từng XN Trực Thuộc Công Ty 42
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Sơ đồ phân cấp quản lý Công ty 6
Hình 2.2 Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán Công Ty TNHH MTV Khai ThácThủy Lợi Tây Ninh 10
Hình 2.3 Trình tự ghi sổ kế toán tại Công ty 12
Hình 4.1 Lưu Đồ Luân Chuyển Nghiệp Vụ Thu Tiền Mặt 43
Hình 4.2 Lưu Đồ Luân Chuyển Nghiệp Vụ Chi Tiền Mặt 44
Hình 4.3 Sơ Đồ Hạch Toán TK 1111 47
Hình 4.4 Lưu Đồ Lưu Chuyển Chứng Từ Thu TGNH 51
Hình 4.5 Lưu Đồ Luân Chuyển Chứng Từ Chi TGNH 52
Hình 4.6 Sơ Đồ Hạch Toán TK 1121 54
Hình 4.7 Sơ Đồ Thu Thủy Lợi Phí 57
Hình 4.8 Sơ Đồ Hạch Toán TK 131 58
Hình 4.9 Sơ Đồ Hạch Toán TK 1361 61
Hình 4.10 Lưu Đồ Luân Chuyển Chứng Từ Nghiệp Vụ Chi Tạm ứng Cho Công Nhân Viên 64
Hình 4.11 Sơ Đồ Hạch Toán TK 141 66
Hình 4.12 Sơ Đồ Hạch Toán TK 331 69
Hình 4.13 Lưu Đồ Luân Chuyển Chứng Từ Phải Trả, Chi Trả Người Lao Động 72
Hình 4.14 Sơ Đồ Hạch Toán TK 3341 74
Hình 4.15 Sơ Đồ Hạch Toán TK 3382 77
Hình 4.16 Sơ Đồ Hạch Toán TK 3383 77
Trang 12DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Bảng Kê Chi Tiền Mặt Tháng 1/2012 XN Tân Biên - Tân Châu
Phụ lục 2 Hợp Đồng Số 03/2012/HDDN về Việc Cung Cấp và Sử Dụng Nước Giữa Công Ty và Nhà Máy Mì Tapioca
Phụ lục 3 Giấy Nộp Tiền Vào NSNN Số 1447166
Phụ lục 4 Sao Kê Tài Khoản Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển
Phụ lục 5 Sổ Chi Tiết TK 1361
Trang 13Doanh nghiệp muốn tồn tại và ngày càng phát triển trong cơ chế thị trường, đòi hỏi Doanh nghiệp cần phải xem xét cách thức tổ chức và quản lý tổ chức kinh doanh của mình sao cho phù hợp với tình hình thực tế để mang lại hiệu quả cao nhất đồng thời không ngừng định hướng và phát triển vươn lên Nhưng muốn đạt hiệu quả cao, các nhà quản lý phải quản lý tốt mọi mặt, nhất là trong lĩnh vực tài chính nó ảnh hưởng rất lớn trong lĩnh vực sản xuất và có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Vốn bằng tiền và các khoản phải thu, phải trả là một bộ phận vốn lưu động, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Do vậy, quản lý tốt vốn bằng tiền và các khoản phải thu, phải trả là góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và từ đó kinh doanh có hiệu quả hơn
Với ý nghĩa quan trọng và mang tính thực tiễn của vấn đề nêu trên, được sự đồng ý của khoa Kinh tế trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy Lê Văn Hoa, sự giúp đỡ của Công ty TNHH MTV Khai Thác Thủy Lợi Tây Ninh em tiến hành thực hiện đề tài “ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU, PHẢI TRẢ TẠI CÔNG TY TNHH MTV KHAI THÁC THỦY LỢI TÂY NINH (THÁNG 1 NĂM 2012)” làm luận văn tốt nghiệp cho mình
Trang 141.2 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu thực tế công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu, phải trả tại công ty TNHH MTV Khai Thác Thủy Lợi Tây Ninh
Vận dụng kiến thức đã được truyền đạt trên ghế nhà trường để thấy được những ưu nhược điểm trong quá trình hạch toán tại Công ty Từ đó đề xuất các biện pháp khắc phục nhược điểm nhằm hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu, phải trả tại Công ty
1.3 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Phòng Kế toán tài vụ Công ty TNHH MTV Khai Thác Thủy Lợi Tây Ninh
- Phạm vi thời gian: từ ngày 11/03/2012 đến ngày 12/05/2012
Thông tin số liệu để nghiên cứu trong tháng 1 năm 2012
1.4 Cấu trúc khóa luận
Luận văn gồm 5 chương:
- Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Nêu những cơ sở lý luận, nội dung có tính chất lý thuyết và phương pháp
nghiên cứu
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Mô tả công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu, phải trả tại Công
ty, từ đó đưa ra những nhận xét về công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu, phải trả
- Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Kết luận chung về đề tài, đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền vá các khoản phải thu, phải trả tại Công ty
Trang 15CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1 Sơ lược về Công ty TNHH – MTV Khai Thác Thủy Lợi Tây Ninh
- Tên việt Nam: Công ty TNHH – MTV Khai thác Thủy Lợi Tây Ninh
- Tên giao dịch quốc tế: Tay Ninh Irrigation Management Limited Company
- Trụ sở chính: số 211 đường 30/4, Phường 1, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây ninh
Quản lý khai thác các công trình thủy lợi trong địa bàn tỉnh Tây Ninh
Tổ chức xây dựng để tu bổ, sửa chữa các CTTL được phân cấp quản lý + Hoạt động ngoài công ích
Sản xuất các cấu kiện có sẵn phục vụ cho xây dựng, sửa chữa CTTL và giao thông dân dụng; xây dựng các công trình: thủy lợi, giao thông, dân dụng
Khai thác nước ngầm
Sản xuất, gia công, lắp đặt các bộ phận cơ khí phục vụ cho CTTL
Xây dựng các công trình: cấp thoát nước sinh hoạt, nước thải, công trình công nghiệp, công trình hạ tầng kỹ thuật
San lắp mặt bằng…
Trang 162.2 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
2.2.1 Lịch sử hình thành
Công trình thủy lợi Hồ Dầu Tiếng được khởi công chính thức vào ngày 28/04/1981 gồm: hồ chứa, đập tràn, hai kênh chính Đông chính Tây; toàn bộ hệ thống kênh cấp 1, 2,3 và hệ thống kênh nội đồng, đến ngày 10/01/1985 công trình cơ bản được hoàn thành, mở nước phục vụ sản xuất ngày 28/08/1989 UBND tỉnh Tây Ninh
đã ra quyết định số 205/QĐ giao Sở Thủy Lợi và UBND các huyện, thị chịu trách nhiệm quản lý từ kênh cấp 1 trở xuống trong thủy lợi Dầu tiếng trên địa bàn Tỉnh
Ngày 14/04/1990, UBND Tỉnh ra quyết định số 14/QĐ – UB thành lập công ty Thủy Nông Tỉnh (cũ) trực thuộc Sở Thủy Lợi, nay là Công ty TNHH MTV Khai Thác Thủy Lợi Tây Ninh
Ngày 16/07/1990 Bộ Thủy Lợi ban hành quyết định số 257/QĐ – TCCB – LĐ phân cấp cho UBND Tỉnh Tây Ninh quản lý khai thác từ cống lấy nước vào kênh cấp
1 tới mặt ruộng của kênh chính Tây và kênh chính Đông thuộc địa bàn tỉnh Tây Ninh Sau khi được phân cấp, UBND các Huyện thị thành lập các Xí Nghiệp Thủy Nông trên
cơ sở bộ máy công trình thủy lợi công ty quản lý kênh cấp 1 liên huyện, các Xí nghiệp quản lý từ kênh cấp 2 trở xuống trong địa bàn Huyện
Thời kỳ đầu hệ thống công trình thủy lợi chưa đồng bộ và do quản lý khai thác thiếu tính hệ thống nên tình trạng tranh chấp nước giữa các địa phương liên tục diễn ra
Để khắc phục tình trạng này UBND Tỉnh Tây ninh đã có quyết định số 02/QĐ-UB ngày 07/01/1992 về việc chấn chỉnh quản lý thủy nông theo ngành dọc, giao Công ty Thủy Nông Tỉnh thống nhất quản lý hệ thống công trình, chuyển Xí nghiệp (XN) thủy nông các huyện thành XN thành viên trực thuộc Công ty (trước đó trực thuộc UBND Huyện do phân cấp quản lý) và sau đó đổi tên thành Công ty Khai Thác CTTL – Tây Ninh
Theo Quyết định số 2256/QĐ-UBND, ngày 02/10/2008 của UBND Tỉnh Tây Ninh về chuyển đổi Công ty Khai Thác CTTL – Tây Ninh thành công ty TNHH – MTV Khai Thác Thủy Lợi Tây Ninh
Trang 172.2.2 Quá trình phát triển
Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, Công ty TNHH – MTV Khai thác thủy lợi Tây Ninh luôn hoàn thành những nhiệm vụ được giao của UBND Tỉnh Tây Ninh Cung cấp nước tưới cho bà con nông dân các huyện, thị trong toàn Tỉnh đặc biệt
là vào vụ hè thu, quản lý tốt các CTTL được phân công quản lý Bên cạnh đó với những hoạt động ngoài công ích Công ty đã tạo thêm được nguồn thu lớn nâng cao đời sống cho cán bộ, công nhân viên
2.3 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
Công ty được giao nhiệm vụ quản lý, khai thác, bảo vệ hệ thống CTTL trên địa bàn theo sự phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND Tỉnh bao gồm quản lý, vận hành và bảo vệ từ sau cống đầu kênh cấp 1 thuộc kênh chính Đông, kênh chính Tây, cống lấy nước số 3 và toàn bộ hệ thống kênh Tân hưng, Hồ Tha La (Tân Châu) và toàn bộ hệ thống kênh Tân châu: quản lý 5 trạm bơm điện (Trạm Long Thuận, trạm Long Khánh - Huyện Bến cầu, trạm Phước Chỉ - huyện Trảng Bàng, trạm Hòa Thạnh – Huyện Châu Thành, trạm Xã Phan – huyện Dương Minh Châu)
Kênh tưới: 1270 tuyến với tổng chiều dài là 1.289,290 km với 7108 công trình trên kênh, trong đó đã bê tông hóa được 223 tuyến kênh với tổng chiều dài 257.715
km
Kênh tiêu: 146 tuyến với tổng chiều dài 341.786 km với 170 công trình trên kênh
2.4 Cơ cấu tổ chức, quản lý của Công ty
Công ty TNHH MTV Khai Thác Thủy Lợi Tây Ninh là doanh nghiệp do UBND Tỉnh Tây Ninh làm chủ sở hữu, hoạt động theo mô hình Hội Đồng Thành Viên
Trang 182.4.1 Sơ đồ phân cấp quản lý
Hình 2.1 Sơ đồ phân cấp quản lý Công ty
Kiểm soát viên
Phòng QL nước và
công trình
Phòng kế toán tài vụ
Phòng tổ chức hành chánh
Phòng kế hoạch
kỹ thuật
7 Xí nghiệp thủy lợi
Đội quản lý
kênh liên huyện
Tổ thủy nông
CHỦ TỊCH HĐTV KIÊM GIÁM ĐỐC
Trang 19Phó giám đốc
Bao gồm:
01 Phó giám đốc phụ trách công tác điều tiết tưới, tiêu và bảo vệ CTTL
01 Phó giám đốc phụ trách công tác xây lắp, duy tu sữa chữa công trình và phát triển hệ thống kênh
Thành viên của HĐTV kiêm phó giám đốc, được giám đốc phân công ủy quyền phụ trách một số lĩnh vực công tác (Phòng, ban), một số địa bàn (Xí nghiệp) quan trọng hoặc những công tác đột xuất khác Các phó giám đốc trực tiếp điều hành công tác chuyên môn thông qua các Trưởng phòng, BGĐ Xí nghiệp và Trạm – Đội được phân công phụ trách trên cơ sở kế hoạch chung
Kiểm soát viên
Thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hoạt động kinh doanh, báo cáo đánh giá công tác quản lý và báo cáo khác trước khi chủ sở hữu công ty hoặc cơ quan nhà nước có liên quan
Kiến nghị chủ sở hữu Công ty các giải pháp sữa đổi, bổ sung cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành công việc kinh doanh của Công ty
Các nhiệm vụ khác theo yêu cầu, quyết định của chủ sở hữu Công ty
Phòng quản lý nước và công trình
Về quản lý nước:
Lập kế hoạch tưới tiêu, kế hoạch dùng điện từng vụ, cả năm giúp giám đốc trình cấp trên xét duyệt và tổ chức theo kế hoạch được duyệt Chỉ đạo các đơn vị trực tiếp quản lý (Xí nghiệp, Trạm – Đội) thực hiện kế hoạch được duyệt
Điều hành hệ thống tưới tiêu, điều hòa phân phối nước đáp ứng yêu cầu sản xuất kịp thời, phòng chống bảo lụt và đảm bảo an toàn công trình
Nghiên cứu cải tiến phương pháp quan trắc khí tượng thủy văn, đo đạc lượng nước, chất lượng nước
Về quản lý và bảo vệ công trình:
Tham gia quản lý và xây dựng bổ sung quy hoạch hệ thống, nghiên cứu cải tiến đổi mới công trình, máy móc thiết bị, từng bước đưa ra kế hoạch xây dựng hoàn thiện
hệ thống công trình của công ty quản lý
Trang 20Hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị trực tiếp quản lý kiểm tra hàng ngày, định kỳ trước, trong và sau lũ Theo dõi diễn biến công trình để có biện pháp xử lý kịp thời về sửa chữa, vi phạm qui định bảo vệ công trình
Phòng Tổ chức hành chánh
Về lao động tiền lương: quản lý đội ngũ CB CNV, hàng năm lập kế hoạch lao động và đăng ký tiền lương với cơ quan có thẩm quyền xét duyệt, tổ chức đào tạo CB CNV
Về hành chánh quản trị: quản lý và giải quyết công tác hành chánh văn thư, tổ chức quản trị đời sống bảo vệ Công ty, theo dõi thi đua khen thưởng
Xí Nghiệp Thủy Lợi (XNTL)
Quản lý khai thác, bảo vệ hệ thống kênh mương trong địa bàn một Huyện; quan
hệ phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện các quy định của pháp luật trên lĩnh vực khai thác thủy lợi
Thay mặt Công ty ký kết và thực hiện hợp đồng dùng nước, tổ chức kiểm định
và nghiệm thu kết quả tưới tiêu định kỳ; lập hồ sơ miễn thu thủy lợi phí; hỗ trợ cùng tổ thủy nông thu thủy lợi phí đối với diện tích ngoài hạn điền Ngoài ra, các XN còn nghiệm thu kết quả duy tu sữa chữa kênh nội đồng do tổ quản lý khai thác từ kinh phí
Trang 21Trạm quản lý kênh liên huyện
Quản lý các tuyến kênh đi qua nhiều huyện, nhận nước từ kênh chính Đông và kênh chính Tây để cung cấp nước cho kênh cấp 2 do XNTL quản lý
Lập kế hoạch dùng nước, điều hòa phân phối nước giữa các XN có kênh liên huyện vận hành, bảo vệ công trình máy móc thiết bị theo đúng quy định
Đội quản lý trạm bơm điện
Quản lý khai thác các trạm bơm điện và hệ thống kênh mương
Lập kế hoạch tưới tiêu trong các địa bàn huyện Bến Cầu, huyện Trảng Bàng, huyện Châu Thành Trực tiếp vận hành máy bơm để điều hòa phân phối nước; kiểm tra, bảo vệ, bảo dưỡng công trình máy móc thiết bị hàng ngày và định kỳ
Hỗ trợ cùng với tổ thủy nông thu thủy lợi phí đối với diện tích ngoài hạn điền
Điều hành phân phối nước tưới phục vụ sản xuất, giải quyết tranh chấp (nếu có) giữa các hộ dùng nước bảo vệ tuyến kênh nội đồng tưới choTổ
Tham gia kiểm định kết quả tưới và thu thủy lợi phí đối với diện tích ngoài hạn điền của các hộ dùng nước nộp cho XNTL
2.5 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty
2.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Hiện Công ty đang thực hiện hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung, toàn
bộ công tác kế toán tập trung tại phòng kế toán tài vụ của Công ty Ở các XN Thủy lợi trực thuộc Công ty bố trí 01 kế toán tại văn phòng XN
Trang 22a) Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Hình 2.2 Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán Công Ty TNHH MTV Khai ThácThủy Lợi Tây Ninh
(Nguồn tin: Phòng Kế toán Tài vụ)
b) Chức năng, nhiệm vụ của từng phần hành kế toán
Kế toán trưởng
Phụ trách chung và tổ chức điều hành công tác kế toán trong công ty; phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu giúp Giám đốc và đề xuất các biện pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính của Công ty
Kế toán thanh toán và tổng hợp
Lập phiếu thu – chi và kiểm tra chứng từ hợp lệ, đầy đủ và đúng quy định để thanh toán các khoản chi phí trong công ty; lập các chứng từ UNC – séc và giấy tờ liên quan đến Ngân hàng, quan hệ giao dịch với ngân hàng; kiểm tra đối chiếu tiền mặt tồn quỹ hàng ngày với thủ quỹ
Kế toán BHXH & quản lý các Xí Nghiệp Thủy Lợi
Thanh toán các chế độ hưởng BHXH của người lao động trong Công ty; hàng tháng đối chiếu, quyết toán với cơ quan BHXH Tỉnh về các khoản trích nộp BHXH-BHYT-BHTN và các chế độ hưởng BHXH; hàng tháng kiểm tra và quyết toán chứng
từ hợp lệ và đúng quy định về chi phí tài chính của các Xí nghiệp trực thuộc Công ty
Trang 23Kế toán thuế và xây dựng cơ bản
Hàng tháng tổng hợp báo cáo thuế về hóa đơn thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, về khoản thuế thu nhập cá nhân toàn công ty; kiểm tra và quyết toán chứng
từ hợp lệ về chi phí sửa chữa CTTL với các đơn vị thi công nguồn xây dựng cơ bản để quyết toán với cơ quan cấp trên cấp vốn
Thủ quỹ
Kiểm tra tính hợp pháp của chứng từ khi thu – chi tiền mặt; cuối ngày đối chiếu
sổ sách với kế toán, kiểm tra tiền mặt tồn quỹ, cuối tuần cùng với kế toán kiểm kê quỹ
TM
Kế toán Xí nghiệp Thủy lợi
Viết phiếu thu – chi thanh toán chi phí trực tiếp tại XN theo kế hoạch được duyệt hàng tháng của Công ty; đầu tháng lập kế hoạch tài chính và tập hợp các chứng
từ đầy đủ và hợp lệ phát sinh trong tháng trước về Công ty ký duyệt kế hoạch và quyết toán chứng từ thu – chi; theo dõi quản lý tài sản tại XN và kiểm kê theo định kỳ
2.5.2 Tổ chức vận dụng chế độ kế toán
Chế độ kế toán áp dụng
Theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20 tháng 03 năm 2006 của
Bộ trưởng Bộ Tài Chính và các thông tư sửa đổi bổ sung
Niên độ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong hạch toán kế toán
- Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc ngày 31/12 hàng năm
- Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt Nam (đ, VND)
Hệ thống chứng từ, hệ thống tài khoản kế toán
- Hệ thống chứng từ: Công ty sử dụng những chứng từ, sổ kế toán được quy định trong hình thức Nhật Ký Chung
- Hệ thống Tài khoản: Công ty sử dụng các tài khoản trong hệ thống tài khoản
kế toán được ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20 tháng
03 năm 2006, sửa đổi bổ sung theo thông tư 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của
Bộ Tài Chính và thiết kế phù hợp với tình hình hoạt động của Công ty Với các tài khoản còn được chi tiết để theo dõi cho từng đối tượng
Trang 24Chính sách kế toán
- Phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế toán: áp dụng tỷ giá bình quân liên Ngân hàng
- Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
- Phương pháp tính giá xuất kho: Nhập trước – xuất trước
- Phương pháp khấu hao TSCĐ: Khấu hao theo phương pháp đường thẳng
- Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ
Hình thức kế toán áp dụng
Công ty sử dụng hình thức kế toán trên máy vi tính
Hiện nay công ty đang áp dụng phần mềm kế toán theo chương trình VISUAL FOX PRO được viết riêng cho Công ty Phần mềm này được thiết kế theo hình thức kế toán Nhật Ký Chung
Hình 2.3 Trình tự ghi sổ kế toán tại Công ty
Ghi chú:
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Đối chiếu, kiểm tra
(Nguồn tin: Phòng Kế toán Tài vụ) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ
kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định TK ghi Nợ,
TK ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán Theo quy trình của phần mềm, các thông tin được cập nhập vào sổ
kế toán (Sổ Nhật ký chung, Sổ cái) và các sổ thẻ kế toán chi tiết có liên quan
Cuối tháng (họăc bất kỳ thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác
- Báo cáo kế toán quản trị
PHẦN MỀM
KẾ TOÁN
MÁY VI TÍNH
Trang 25toán, bảng kê, sổ chi tiết, sổ tổng hợp và các nhật ký đặc biệt Kiểm tra tính chính xác
và hợp lý của số liệu thực hiện quan hệ đối chiếu giữa các bộ phận và các sổ sách có liên quan
2.6 Thuận lợi và khó khăn của Công ty
2.6.1 Thuận lợi
- Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh Ủy, UBND Tỉnh, các Sở Ngành chức năng và sự phối hợp hoạt động quản lý khai thác và bảo vệ CTTL giữa Công ty
và UBND các huyện, thị xã, UBND các xã
- Đội ngũ CB CNV trong Công ty có trình độ chuyên môn, có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác quản lý khai thác và bảo vệ CTTL
- Công ty đã xây dựng được quy chế trả lương gắn với kết quả hoạt động của từng CB CNV, áp dụng chế độ khen thưởng kịp thời; thực hiện khoán quỹ lương, khoán chi phí cho từng XN trực thuộc Do vậy, thu nhập mỗi năm của người lao động được cao hơn là động lực thúc đẩy người lao dộng an tâm công tác, hăng say công việc
và nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty ngày một tốt hơn
2.6.2 Khó khăn
- Hệ thống CTTL thuộc kênh Đông, kênh Tây có công nghệ thiết kế xây dựng lạc hậu có nhiều điểm không phù hợp thực tế sản xuất với bối cảnh phát triển nông nghiệp và nông thôn ngày nay
- Mạng lưới Tổ thủy nông hiện nay đa số có trình độ còn thấp và hoạt động chưa cao, do đó có những tổ chưa thực hiện hết nhiệm vụ
- Hệ thống kênh mương nằm rải rác trên khắp địa bàn trong toàn tỉnh Tây Ninh nên công tác quản lý kênh còn gặp khó khăn
- Mức thu thủy lợi phí ban hành tại quyết định số 1035/2005/QĐ-UBND ngày 06/10/2005 của UBND Tỉnh Tây ninh về việc ban hành mức thu tiền nước, thủy lợi phí sử dụng nước từ CTTL còn thấp sau khi công ty thực hiện trích Xã, Tổ thủy nông, còn lại dưới giá thấp nhất trong khung thủy lợi phí quy định tại nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ CTTL dẫn đến phần hỗ trợ của Ngân sách Trung ương do miễn thu thủy lợi phí thấp so với một số tỉnh khác
Trang 26CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận về vốn bằng tiền
3.1.1 Khái niệm vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền là một bộ phận của tài sản lưu động, biểu hiện dưới hình thái tiền
tệ, bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và các khoản tiền đang chuyển
Với tính luân chuyển cao nhất, vốn bằng tiền nhanh chóng chuyển thành các loại tài sản khác được dùng để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp Thực hiện việc mua sắm hoặc chi phí
3.1.2 Nguyên tắc hạch toán kế toán vốn bằng tiền
- Hạch toán vốn bằng tiền sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng Việt Nam Ký hiệu: đ; Ký hiệu quốc tế: VND
- Đối với ngoại tệ phải quy đổi ra dồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế do ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ để ghi sổ kế toán
- Nếu có chênh lệch tỷ giá tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ trong kỳ được ghi nhận vào TK 515(Chênh lệch lãi) hoặc TK 635(Chênh lệch lỗ)
- Cuối kỳ kế toán (cuối năm tài chính) chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư ngoại tệ do có nguồn gốc vốn bằng tiền, số nợ phải trả, số nợ phải thu phải hạch toán vào TK 413 sau đó xác định số thuần kết chuyển sang TK 515(Chênh lệch lãi) hoặc
TK 635(Chênh lệch lỗ) Ngoài ra còn phải theo dõi chi tiết theo từng loại nguyên tệ trên TK ngoài bảng (TK 007 “ Ngoại tệ các loại”)
- Đối với vàng, bạc, kim đá quý (dùng để thanh toán mua bán) phải theo dõi số lượng, trọng lượng, quy cách và giá trị từng thứ, từng loại và được tính theo giá thực tế
là giá được thanh toán
Trang 27- Khi tính giá xuất của ngoại tệ, vàng bạc, kim đá quý cũng phải áp dụng các phương pháp tính giá (thực tế đích danh, nhập trước xuất trước, nhập sau xuất trước, bình quân gia quyền)
3.1.3 Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền
- Phản ánh kịp thời,đầy đủ, chính xác các khoản thu, chi vốn bằng tiền Thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu số liệu thường xuyên với thủ quỹ để đảm bảo giám sát chặt chẽ vốn bằng tiền
- Tổ chức thực hiện các quy định về chứng từ, thủ tục hạch toán vốn bằng tiền
- Tổ chức hệ thống sổ chi tiết để ghi chép, đối chiếu, kiểm tra mọi sự biến động của vốn bằng tiền
- Thông qua việc ghi chép vốn bằng tiền, kế toán thực hiện chức năng kiểm soát và phát hiện các trường hợp chi tiêu lãng phí, sai chế độ, phát hiện chênh lệch, xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch vốn bằng tiền
3.1.4 Kế toán vốn bằng tiền
a) Kế toán tiền mặt tại quỹ
Tiền tại quỹ của doanh nghiệp bao gồm tiền Việt Nam (kể cả Ngân phiếu), ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý Mọi nghiệp vụ thu chi bằng tiền mặt và việc bảo quản tiền tại quỹ do thủ quỹ của Doanh nghiệp thực hiện
Trang 28Thủ tục hạch toán
Phiếu thu, phiếu chi do kế toán lập thành 3 liên (đặt giấy than viết 1 lần ) Sau khi ghi đầy đủ nội dung trên phiếu và ký vào phiếu chuyển cho kế toán trưởng duyệt (và cả thủ trưởng đơn vị duyệt – đối với phiếu chi ).Sau đó chuyển cho thủ quỹ làm căn cứ nhập, xuất quỹ Sau khi thực hiện thu chi tiền mặt, thủ quỹ sẽ đóng dấu vào các chứng từ đó là: “ đã thu tiền”hoặc “ đã chi tiền”, thủ quỹ giữ lại 1 liên để ghi sổ quỹ, 1 liên giao cho người nộp (hoạc người nhận tiền), 1 liên lưu nơi lập phiếu Cuối ngày, toàn bộ phiếu thu, chi được thủ quỹ chuyển về cho kế toán để ghi sổ kế toán
Kế toán tiền mặt cũng căn cứ vào các chứng từ thu, chi tiền mặt để phản ánh tình hình luân chuyển của tiền mặt trên sổ kế toán như: sổ quỹ tiền mặt, nhật ký thu tiền, nhật ký chi tiền…Riêng vàng, bạc, đá quý nhận ký cược, ký quỹ phải theo dõi riêng 1 sổ sau khi đã làm thủ tục về cân, đo, đếm số lượng, trọng lượng, giám định chất lượng và niêm phong có xác nhận của bên ký gửi
Hàng ngày thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế và tiến hành đối chiếu với số liệu của sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra để xác định nguyên nhân và biện pháp xử lý chênh lệch
Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản 111 “Tiền mặt tại quỹ” TK 111 có 3 TK cấp 2:
TK 1111: Tiền Việt Nam
TK 1112: Ngoại tệ
TK 1113: Vàng bạc, kim quý, đá quý
Kết cấu và nội dung phản ánh
TK111
- Các khoản tiền Việt Nam (kể cả ngân
phiếu), ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý nhập
- Số tiền mặt thiếu ở quỹ phát hiện khi kiểm kê
Số dư bên Nợ : Các khoản tiền Việt
Nam (kể cả ngân phiếu), ngoại tệ, vàng,
bạc, đá quý tồn quỹ vào cuối kỳ
Trang 29Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
Kế toán tiền mặt tại quỹ là đồng Việt Nam
(1) Thu tiền TM từ việc bán hàng hóa hay cung cấp lao vụ, dịch vụ cho khách hàng và nhập quỹ
Nợ TK 111 (1111)
Có TK 511
Có TK 3331 (2) Nhập quỹ TM từ các khoản thu hoạt động tài chính và hoạt động khác của doanh nghiệp:
Nợ TK 111 (1111)
Có TK 515
Có TK 711
Có TK 3331 (3) Thu nợ hoặc nhận tiền ứng trước của khách hàng nhập quỹ khi thu được nợ, khi khách hàng ứng trước:
Nợ TK 111
Có TK 131 (4) Rút tiền gửi NH về nhập quỹ TM:
Nợ TK 111 (1111)
Có TK 112 (1121) (5) Nhận tiền ký quỹ, ký cược nhập quỹ:
Nợ TK 111 (1111)
Có TK 338 (3386) – Ngắn hạn
Có TK 344 – Dài hạn (6) Thu hồi tiền ký cược, ký quỹ nhập quỹ:
Nợ TK 111 (1111)
Có TK 144 – Ngắn hạn
Có TK 244 – Dài hạn
Trang 30(7) Thu hồi vốn từ các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn nhập quỹ:
Nợ TK 111 (1111)
Có TK 121 – Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
Có TK 228 – Đầu tư chứng khoán dài hạn
Có TK 221 – Đầu tư vào công ty con
Có TK 222 – Vốn góp liên doanh
Có TK 228 – Đầu tư dài hạn khác (8) Chi tiền để mua mua sắm vật tư, hàng hóa, TSCĐ hoặc chi cho đầu tư XDCB:
Nợ TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nợ TK 627 – Chi phí sả xuất chung
Trang 31(10) Chi TM để thanh toán các khoản nợ phải trả:
Nợ TK 311 – Vay ngắn hạn
Nợ TK 315 – Nợ dài hạn đến hạn trả
Nợ TK 331 – Phải trả người bán
Nợ TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp NSNN
Nợ TK 334 – Phải trả công nhân viên
Nợ TK 341 – Vay dài hạn
Nợ TK 342 – Nợ dài hạn
Có TK 111 (1111) (11) Chi TM để hoàn trả các khoản nhận ký cược, ký quỹ ngắn hạn, dài hạn
Nợ TK 338 (3386) – Ngắn hạn
Nợ TK 344 – Dài hạn
Có TK 111 (1111) (12) Chi tiền mặt để ký cược, ký quỹ ngắn hạn, dài dài hạn:
Nợ TK 144 – Ngắn hạn
Nợ TK 244 – Dài hạn
Có TK 111 (1111) (13) Khi kiểm kê quỹ phát hiện thừa hoặc thiếu TM tại quỹ nhưng chưa xác định được nguyên nhân chờ xử lý:
+ Nếu chênh lệch thừa:
Nợ TK 111 (1111)
Có TK 338 (3381) + Nếu chênh lệch thiếu:
Nợ TK 138 (1381)
Có TK 111 (1111)
Kế toán tiền mặt tại quỹ là ngoại tệ
(1) Doanh thu bán chịu phải thu bằng ngoài ngoại tệ:
Nợ TK 131 – Theo TGTT tại thời điểm ghi nhận nợ
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Trang 32(2) Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng ngoại tệ:
Nợ TK 111 (1112) – Theo TGTT tại thời điểm thu được nợ
Nợ TK 152 – Nguyên vật liệu theo TGTT tại thời điểm phát sinh NV
Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ
Nợ TK 156 – Hàng hóa
Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình
Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình
Có TK 111 (1112) – Theo TGTT xuất ngoại tệ
Có TK 515 – Chênh lệch do TGTT tại thời điểm phát sinh nghiệp
vụ lớn hơn TGTT xuất ngoại tệ
Trường hợp TGTT tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ nhỏ hơn TGTT xuất ngoại
tệ thì khoản chênh lệch TG được hạch toán vào bên Nợ TK 635
(5) Các khoản chi phí phát sinh phải chi bằng ngoại tệ:
Nợ TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo TGTT tại thời điểm
Trang 33Trường hợp TGTT tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ nhỏ hơn TGTT xuất ngoại
tệ thì khoản chênh lệch TG được hạch toán vào bên Nợ TK 635
(6) Phản ánh khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ về việc mua chịu vật tư, hàng hóa, TSCĐ hoặc được cung cấp dịch vụ:
Nợ TK 151, 152, 153, 156 theo TGTT tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ
Có TK 111 (1112) – Theo TGTT xuất ngoại tệ
Có TK 515 – Chênh lệch do TGTT lúc ghi nhận nợ lớn hơn TGTT xuất ngoại tệ
Trường hợp TGTT lúc ghi nhận nợ nhỏ hơn TGTT xuất ngoại tệ thì khoản chênh lệch TG được phản ánh vào bên Nợ TK 635
Kế toán tiền mặt tại quỹ là vàng bạc, đá quý
(1) Mua vàng bạc, đá quý nhập quỹ:
Nợ TK 111 (1113) Giá mua thực tế ghi trên hóa đơn
Có TK 111 (1111), 112 (1121) (2) Nhận ký cược, ký quỹ bằng vàng bạc, đá quý:
Có TK 131 – Giá thực tế lúc ghi nhận phải thu
Có TK 515 – Chênh lệch do TGTT lúc được thanh toán lớn hơn TGTT lúc ghi nhận nợ
Trường hợp ngược lại thì hạch toán vào bên Nợ TK 635
Trang 34(4) Hoàn trả tiền ký cược, ký quỹ ngắn hạn, dài hạn bằng vàng bạc, đá quý:
Nợ TK 331 – Theo TGTT lúc ghi nhận nợ
Có TK 111 (1113) – Theo TGTT xuất
Có TK 515 – Chênh lệch do TGTT xuất nhỏ hơn TGTT lúc ghi nhận nợ Trường hợp ngược lại thì hạch toán vào bên Nợ TK 635
b) Kế toán tiền gửi ngân hàng
Tiền gửi của doanh nghiệp phần lớn được gửi vào Ngân hàng, Kho bạc, Công
ty tài chính để tiến hành thanh toán không dùng tiền mặt
Trường hợp có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán tiền gửi NH của đơn
vị, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của NH thì đơn vị phải thong báo cho NH để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời
Nếu cuối tháng vẫn chưa xác định nguyên nhân chênh lệch thì kế toán sẽ ghi sổ theo số liệu giấy báo có hoặc bản sao kê NH và khoản chênh lệch sẽ được hạch toán vào bên Nợ TK 138 (1381) (nếu số liệu trên sổ kế toán lớn hơn số liệu trên giấy báo
Trang 35có hoặc bản sao kê NH) và hạch toán vào bên Có TK 338 (3381) (nếu số liệu trên sổ
kế toán nhỏ hơn số liệu trên giấy báo có hoặc bả sao kê NH)
Sang tháng sau, phải tiếp tục kiểm tra, đối chiếu tìm nguyên nhân chênh lệch để điều chỉnh lại số liệu đã ghi sổ
Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng TK 112 “ Tiền gửi NH” TK 112 có 3 TK cấp 3
TK 1121: Tiền Việt Nam
TK 1122: Ngoại tệ
TK 1123: Vàng bạc, kim quý, đá quý
Kết cấu và nội dung phản ánh
Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
Kế toán tiền gửi NH là đồng Việt Nam
(1) Xuất quỹ TM gửi vào NH, căn cứ vào giấy báo có của NH, kế toán ghi:
Nợ TK 112 (1121)
Có TK 111 (1111) (2) Nhận được giấy báo có của NH về số tiền đang chuyển đã vào TK của đơn
vị, kế toán ghi:
Nợ TK 112 (1121)
Có TK 113 (1131)
TK 112
- Các khoản tiền gửi vào ngân hàng
- Chênh lệch thừa chưa rõ nguyên nhân
(do số liệu trên giấy báo hoặc bảng sao kê
ngân hàng lớn hơn số liệu trên sổ kế
toán)
- Các khoản tiền rút ra từ ngân hàng
- Khoản chênh lệch thiếu chưa rõ nguyên nhân (do số liệu trên giấy báo hoặc bảng sao kê ngân hàng nhỏ hơn số liệu trên sổ
kế toán)
Số dư bên Nợ: Số tiền hiện gửi tại ngân
hàng ( kho bạc, công ty tài chính)
Trang 36(3) Nhận được giấy báo có của NH về khoản tiền do khách hàng trả nợ bằng chuyển khoản:
Nợ TK 112 (1121)
Có TK 131 (4) Nhận lại tiền đã ký cược, ký quỹ ngắn hạn hoặc dài hạn bằng chuyển khoản,
kế toán ghi:
Nợ TK 112
Có TK 144 – Ngắn hạn
Có TK 244 – Dài hạn (5) Nhận vốn góp liên doanh các đơn vị thành viên chuyển đến bằng TGNH:
Nợ TK 112
Có TK 411 (6) Doanh thu bán hàng hóa, cung cấp lao vụ, dịch vụ cho khách hàng hay thu nhập từ các hoạt động khác của doanh nghiệp thu bằng chuyển khoản:
Nợ TK 112
Có TK 511
Có TK 515
Có TK 711 (7) Căn cứ phiếu tính lãi của NH và giấy báo NH phản ánh lãi tiền gửi định kỳ:
Nợ TK 112
Có TK 515 (8) Rút tiền gửi NH về nhập quỹ TM
Nợ TK 111
Có TK 112 (9) Trả tiền mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ hoặc chi phí phát sinh đã được chi bằng chuyển khoản:
Nợ TK 151, 152, 153, 156, 211, 213, 241
Nợ TK 621, 627, 641, 642
Có TK 112
Trang 37(10) Chuyển tiền gửi NH để đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn:
Nợ TK 121 – Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
Nợ TK 228 – Đầu tư chứng khoán dài hạn
Nợ TK 221 – Đầu tư vào công ty con
Nợ TK 222 – Vốn góp liên doanh
Nợ TK 228 – Đầu tư dài hạn khác
Có TK 112 (11) Chuyển tiền gửi NH để thanh toán các khoản phải trả, phải nộp:
Nợ TK 311 – Vay ngắn hạn
Nợ TK 315 – Nợ dài hạn đến hạn trả
Nợ TK 331 – Phải trả người bán
Nợ TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp NSNN
Nợ TK 334 – Phải trả công nhân viên
Nợ TK 341 – Vay dài hạn
Nợ TK 342 – Nợ dài hạn
Có TK 112 (12) Chuyển tiền gửi NH để ký cược, ký quỹ ngắn hạn, dài hạn:
Nợ TK 144, 244
Có Tk 112 (13) Khi có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán với số liệu trên giấy báo hoặc bản sao kê NH đến cuối tháng vẫn chưa tìn được nguyên nhân thì kế toán sẽ ghi theo số liệu của NH, khoản chênh lệch thiếu thừa chờ giải quyết
+ Nếu số liệu trên sổ kế toán > số liệu trên giấy báo hoặc bản sao kê NH:
Nợ TK 138 (1381)
Có TK 112 + Nếu số liệu trên sổ kế toán < số liệu trên giấy báo hoặc bản sao kê NH
Nợ TK 112
Có TK 338 (3381)
Trang 38Sang tháng sau, tiếp tục kiểm tra, đối chiếu tìm nguyên nhân chênh lệch để điều chỉnh lại số liệu đã ghi sổ
Kế toán tiền gửi NH là ngoại tệ
Kế toán TGNH là ngoại tệ hạch toán tương tự như tiền mặt (thay TK 1112 thành 1122)
Kế toán tiền gửi NH là vàng bạc, đá quý
Kế toán TGNH là vàng bạc, đá quý hạch toán tương tự như tiền mặt (thay TK
1113 thành 1123)
c) Kế toán tiền đang chuyển
Tiền đang chuyển bao gồm tiền Việt Nam và ngoại tệ của doanh nghiệp đã nộp vào NH, kho bạc nhưng chưa nhận giấy báo của NH, kho bạc hoặc đã làm thủ tục chuyển tiền qua bưu điện để thanh toán nhưng chưa nhận được giấy báo của đơn vị được thụ hưởng
Chứng từ sử dụng
- Phiếu chi
- Giấy nộp tiền
- Biên lai thu tiền
- Phiếu chuyển tiền,…
- Các khoản tiền đã nộp vào NH, kho
bạc hay vào bưu điện nhưng cơ quan
chưa nhận được giấy báo của NH
hoặc đơn vị thụ hưởng
- Số kết chuyển vào TK 112 "Tiền gửi NH", hoặc TK có liên quan
Số dư bên Nợ: các khoản tiền còn
đang chuyển
Trang 39Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
Kế toán tiền đang chuyển là đồng Việt Nam
(1) Thu tiền bán hàng hoặc thu nợ của khách hàng bằng tiền mặt hoặc sec nộp thẳng vào NH không qua nhập quỹ, cuối kỳ chưa nhận được giấy báo của NH:
Nợ TK 113
Có TK 511
Có TK 131 (2) Xuất quỹ TM gửi vào NH, nhưng đến cuối kỳ chưa nhận được giấy báo có của NH:
Nợ TK 113
Có TK 111 (3) Làm thủ tục chuyển tiền qua NH, bưu điện để thanh toán nhưng đến cuối ký vẫn chưa nhận được giấy báo của đơn vị được thụ hưởng:
Nợ TK 113
Có TK 111 (4) Nhận được giấy báo có của NH về khoản tiền đang chuyển ở ký trước:
Nợ TK 112
Có TK 113 (5) Nhận được giấy báo về khoản nợ đã được thanh toán
Nợ TK 331
Có TK 113
Kế toán tiền đang chuyển là ngoại tệ:
Hạch toán tương tự như tiền mặt (thay TK 1112 thành TK 1132)
3.2 Cơ sở lý luận các khoản phải thu
3.2.1 Kế toán các khoản phải thu khách hàng
Phải thu khách hàng là khoản thu tiền mà khách hàng đã mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp nhưng chưa thanh toán tiền Đây là khoản nợ phải thu chiếm tỷ trọng lớn nhất phát sinh thường xuyên và cũng gặp nhiều rủi ro nhất trong các khoản nợ phải thu tại doanh nghiệp
Trang 40
Chứng từ sử dụng
- Hóa đơn, Hợp đồng
Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản: TK 131_ “Phải thu khách hàng”
Kết cấu và nội dung phản ánh
Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
* Nguyên tắc hạch toán: Tài khoản này phải mở chi tiết cho từng đối tượng
khách hàng và phải theo dõi chi tiết thời hạn thanh toán làm căn cứ lập dự phòng phải thu khó đòi
(1) Khi bán hàng, cung cấp dịch vụ, và các khoản thu liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính nhưng chưa thu tiền
Nợ TK 131_ Phải thu khách hàng
Có TK 511_ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 515_ Doanh thu hoạt động tài chính
Có TK 333(3331)_ Thuế GTGT đầu ra Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp kế toán ghi