1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÌM HIỂU VÀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CAO SU KENDA VIỆT NAM

78 207 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 1,51 MB

Nội dung

Hệ thống vi tính hóa này có tác dụng nối mạng thông tin giữa các phòng ban trong công ty với Tổng công ty, các cơ quan pháp lý,… Đây là mạng thông tin vô cùng hiện đại và hiệu quả giúp c

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHI MINH

TÌM HIỂU VÀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA

CÔNG TY CAO SU KENDA VIỆT NAM

LƯƠNG XUÂN THẮM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 05/2010

Trang 2

Hội đồng báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, Trường Đại Học

Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “TÌM HIỂU VÀ PHÂN

TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CAO SU KENDA VIỆT NAM” do Lương Xuân Thắm, sinh viên khóa 32, Ngành Quản Trị Kinh Doanh, đã

bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Sau 16 năm đèn sách, giờ đây tôi chuẩn bị rẽ vào một bước ngoặc mới khi kết thúc khóa luận tốt nghiệp này Tôi có được ngày hôm nay là nhờ vào sự giúp sức của rất nhiều người Nhân đây, tôi xin tỏ lòng tri ân đến những người đã giúp tôi trong suốt thời gian qua

Người đầu tiên tôi muốn tỏ lòng biết ơn sâu sắc đó chính là ba má tôi Người đã không hề quản ngại khó khăn, nuôi dưỡng và dạy dỗ tôi khôn lớn, trưởng thành như ngày nay Cám ơn gia đình đã luôn ở cạnh tôi, động viên, khích lệ tôi, giúp tôi tự tin bước trên đường đời Chúc cho ba má luôn dồi dào sức khỏe, gia đình mình luôn hạnh phúc

Em xin chân thành cám ơn toàn thể giảng viên trường đại học Nông lâm, đặc biệt là quý thầy cô khoa Kinh tế, những người đã nhiệt tình truyền giảng những kiến thức bổ ích giúp em có một hành trang vững trải để bước vào đời

Em xin gửi lời tri ân đến thầy Vũ Thanh Liêm, giảng viên Bộ môn Quản trị kinh doanh Thầy đã tận tình chỉ dẫn cho em, giúp em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp

Em xin chân thành cám ơn anh Minh, anh Tường và các chị thuộc phòng Xuất nhập khẩu của công ty Kenda đã giúp đỡ, chỉ dẫn công việc tận tình trong suốt thời gian em thực tập tại công ty và cung cấp số liệu để em hoàn thành khóa luận Em cũng xin gửi lời cám ơn đến anh Điền, nhân viên công ty dịch vụ Công Thành, đã cung cấp thông tin và nhiệt tình diễn giải giúp cho khóa luận của em hoàn chỉnh hơn

Cám ơn những người bạn đã luôn ở cạnh tôi, động viên tinh thần và giúp đỡ tôi khi tôi gặp khó khăn

Cuối cùng em xin chúc toàn thể quý thầy cô trường đại học Nông Lâm, các anh chị công ty Kenda và các bạn luôn có thật nhiều sức khỏe và thành công trong cuộc sống

Đại Học Nông Lâm, Thành Phố Hồ Chí Minh

Ngày 10 tháng 06 năm 2010 Lương Xuân Thắm

Trang 4

NỘI DUNG TÓM TẮT

LƯƠNG XUÂN THẮM Tháng 8 năm 2010 “Tìm hiểu và phân tích hoạt

động xuất khẩu của công ty cao su Kenda Việt Nam”

LUONG XUAN THAM August 2010 “Studying and analysing export

activities of Kenda Rubber Vietnam company”

Khóa luận đi sâu vào tìm hiểu về hoạt động xuất khẩu của công ty Qua khóa luận ta sẽ làm rõ qui trình xuất khẩu, phân tích thực trạng xuất khẩu công ty, những giai đoạn được tiến hành trong hoạt động xuất khẩu và những chứng từ liên quan, tìm hiểu về sự biến động trong kim ngạch xuất khẩu của công ty trong 3 năm gần đây: năm

2007, năm 2008 và năm 2009 Từ đó tìm ra những thiếu xót, những khuyết điểm còn tồn tại khi thực hiện xuất khẩu

Quá trình xuất khẩu có diễn ra thuận lợi hay không còn tùy thuộc vào các bộ phận khác trong công ty như bộ phận Kế hoạch sản xuất, bộ phận sản xuất và bộ phận xuất nhập khẩu Mỗi bộ phận đều góp phần quan trọng làm cho quá trình xuất khẩu được diễn ra nhanh chóng Qua khóa luận ta sẽ thấy được những bộ phận này có ảnh hưởng như thế nào đến xuất khẩu, tìm ra những điểm yếu của các bộ phận Từ đó vạch

ra những giải pháp thích hợp giúp cho quá trình xuất khẩu được diễn ra thuận lợi nhằm tăng ngoại tệ và thu được nhiều lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu

Trang 5

v

MỤC LỤC

Trang

Danh mục các chữ viết tắt viii

Danh mục các bảng ix

Danh mục các hình x

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1

1.1.Đặt vấn đề 1

1.2.Mục tiêu nghiên cứu 1

1.3.Phạm vi nghiên cứu 2

1.4.Cấu trúc đề tài 2

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 3

2.1 Vài nét về tổng công ty 3

2.2 Tổng quan về công ty cao su Kenda Vietnam 5

2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển 6

2.2.2 Cơ cấu tổ chức 9

a Sơ đồ cơ cấu tổ chức 9

b Chức năng của từng phòng ban 9

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14

3.1 Cơ sở lý luận 14

3.1.1 Khái niệm xuất khẩu 14

3.1.2 Các hình thức xuất khẩu 14

a Xuất khẩu trực tiếp 14

b Xuất khẩu ủy thác 14

c Xuất khẩu qua trung gian 15

d Buôn bán đối lưu 15

e Gia công quốc tế 16

f Tái xuất khẩu 16

3.1.3 Vai trò của xuất khẩu 16

Trang 6

vi

3.1.4 Các chứng từ liên quan trong hoạt động xuất khẩu 17

3.1.5 Phương thức thanh toán 18

3.1.6 Điều kiện cơ sở giao hàng 21

3.1.7 Nghiệp vụ chuyên chở hàng hóa bằng container 24

3.2 Phương pháp nghiên cứu 24

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 26

4.1 Quy trình xuất khẩu của công ty 26

4.1.1 Sơ đồ quy trình 26

4.1.2 Diễn giải quy trình 26

4.2 Thực trạng xuất khẩu từ năm 2007 – 2009 29

4.2.1 Tổng quát 30

4.2.2 Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng 31

4.2.3 Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường 32

4.2.4 Kim ngạch xuất khẩu theo phương thức thanh toán 34

4.2.5 Nhận xét hoạt động XK của công ty theo điều kiện cơ sở giao hàng 34

4.3 Bộ chứng từ xuất khẩu 35

4.3.1 Vận đơn đường biển 35

4.3.2 Hợp đồng 39

4.3.3 Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) 41

4.3.4 Phiếu đóng gói (Packing list) 43

4.3.5 Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin) 45

4.3.6 Các loại chứng từ có liên quan khác 51

4.4 Thủ tục khai báo hải quan 55

4.4.1 Bộ chứng từ khai HQ 55

4.4.2 Thủ tục khai hải quan 55

4.5 Đánh giá hoạt động xuất khẩu của công ty 61

4.6 Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu 63

4.6.1 Giải pháp cho khâu sản xuất hàng xuất khẩu 63

4.6.2 Giải pháp cho nguồn nhân lực 63

Trang 7

vii

4.6.3 Giải pháp cho thủ tục hải quan và các vấn đề khác 64

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65

5.1 Kết luận 65

5.2 Kiến nghị 66

5.2.1 Đối với nhà nước 66

5.2.2 Đối với công ty 66

Tài liệu tham khảo 68

Trang 8

KNXK Kim ngạch xuất khẩu

L/C Letter of Credit – Thư tín dụng

B/L Bill of Lading – Vận đơn đường biển

Cont Container

TT Telegraphic Transfers - Chuyển tiền điện báo

DP Documents against payment

DA Documents against acceptance

ETA Estimated time of arrival – Thời gian dự kiến đến

ETD Estimated time of departure – Thời gian dự kiến khởi hành C/O Certificate of Origin – Giấy chứng nhận xuất xứ

HQ Hải quan

CIF Cost, Insurance and Freight - Tiền hàng, bảo hiểm và cước FOB Free on board - giao lên tàu

Trang 9

ix

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Thống kê lao động theo trình độ học vấn 7 Bảng 4.1 Kim ngạch XK của công ty qua các năm 2007, 2008, 2009 30 Bảng 4.2 Thống kê cơ cấu các loại sản phẩm XK

qua các năm 2007, 2008, 2009 31 Bảng 4.3 Kim ngạch XK của công ty theo thị trường qua các năm

2007, 2008, 2009 32 Bảng 4.4 Kim ngạch XK của công ty theo phương thức thanh toán 34

Bảng 4.5 Thống kê các điều kiện cơ sở giao hàng công ty đã áp dụng 35

Trang 10

x

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Kenda 9

Hình 4.1 Sơ đồ quy trình XK của công ty 26

Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện sự biến động kim ngạch XK trong 3 năm 31

Hình 4.3 Vận đơn đường biển 38

Hình 4.4 Hợp đồng ngoại thương 40

Hình 4.5 Hóa đơn thương mại 42

Hình 4.6 Phiếu đóng gói 44

Hình 4.7 C/O Form A 46

Hình 4.8 C/O Form B 48

Hình 4.9 C/O Form D 50

Hình 4.10 Giấy chứng nhận chất lượng 52

Hình 4.11 Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật 53

Hình 4.12 Bảo hiểm 54

Hình 4.13 Mặt trước tờ khai 57

Hình 4.14 Mặt sau tờ khai 58

Hình 4.15 Phụ lục tờ khai 59

Trang 11

CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề

Với sự phát triển mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới, các công

ty tại mỗi quốc gia khi bước ra thị trường quốc tế đều muốn nâng cao vị thế của mình, trải rộng mình ra trên cả thế giới, đều muốn cả thế giới biết đến mình Để làm được điều đó trong bối cảnh toàn cầu hóa đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ, các công ty không thể cứ cô lập mình trong một giới hạn mốc biên giới duy nhất, nhưng phải nỗ lực hết mình vượt ra khỏi giới hạn biên giới, đưa sản phẩm của mình đến với khách hàng trên toàn thế giới

Như vậy hoạt động xuất khẩu có vai trò rất quan trọng Hoạt động xuất khẩu giúp công ty mở rộng thị trường, tăng thu ngoại tệ để tăng nguồn vốn dự trữ và mua bán ở thị trường nước ngoài cũng là một biện pháp giúp công ty tránh được những đột biến xấu trong kinh doanh

Để đạt được tối đa những lợi ích từ hoạt động xuất khẩu, thiết nghĩ cần phải hiểu rõ và thực hiện tốt quy trình xuất khẩu Mặt khác trong quá trình thực tập tại công ty, tôi nhận thấy còn nhiều vấn đề vướng mắc xoay quanh hoạt động xuất khẩu của công ty Vì những lẽ trên, tôi đã chọn đề tài : “ Tìm hiểu và phân tích hoạt động xuất khẩu của công ty cao su Kenda Vietnam”

Qua đề tài tôi hy vọng sẽ hiểu rõ hơn về quy trình xuất khẩu, những vấn đề liên quan đến hoạt động xuất khẩu, tìm ra những khuyết điểm còn tồn tại, đưa ra những biện pháp hợp lý để cải thiện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu

1.2 Mục đích nghiên cứu

Làm rõ quy trình xuất khẩu Hiểu được những giai đoạn trong xuất khẩu, những chứng từ liên quan đến quá trình xuất khẩu và những thủ tục khai hải quan

Trang 12

Chương 3: Nội dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả và thảo luận

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Trang 13

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

2.1 Vài nét về tổng công ty:

Kenda Global Holding Co., Ltd được thành lập vào năm 1962 Kenda là một trong những nhà sản xuất vỏ ruột xe dẫn đầu thế giới với các sản phẩm chính : vỏ ruột

xe đạp, vỏ ruột xe máy, vỏ ruột xe nông nghiệp, công nghiệp, vỏ ruột xe nâng…

Tổng công ty có trụ sở chính tại Đài Loan:

Kenda Global Holding Co., Ltd

Địa chỉ: 146, Sec 1, ChungShan road, Yuanlin, Taiwan

Tel:(886)4-8345171~80

Fax:(886)4-8331865

E-mail: kenda@kenda.com.tw

Văn phòng :

Kenda Global Holding Co., Ltd

Địa chỉ: 11 floor Formosa Plastics BLDG B.201-24 Tun-hwa N.road Taipei Taiwan Tel: (886)2-27153125-7

Fax: (886)2-27198900

E-mail:kendatpe@kenda.com.tw

American Kenda Rubber Industrial.Co., Ltd

Đại chỉ: 7095 Americana PKWY Reynoldsburg Ohio 43068 U.S.A

Tel: (1)614-8669803

Fax: (1)614-8669805

Website:www.kendausa.com

Các nhà máy trực thuộc:

Trang 14

4

Đài Loan:

Kenda Global Holding Co., Ltd

Địa chỉ: 146, Sec 1, Chungshan road, Yuanlin, Taiwan Tel:(886)4-8345171~80

Fax:(886)4-8331865

E-mail: kenda@kenda.com.tw

Trung Quốc:

Kenda Rubber (Shenzhen) Co., Ltd

Địa chỉ: 4th Industrial Area, Longhua Town, Baoan Country, Shenzhen, Guangdong Tel: (86)755-28095282-7

Fax:(86)755-28115123

E-mail: kss0200@kenda.com.cn

Kenda Rubber (China) Co.,Ltd

Địa chỉ: No.2, Kunjia Road, Kunshan Economic Development Zone, Jiangsu TEL:(86)512-57614172-4

Fax:(86)512-57614171

E-mail: kendachn@kenda.com.cn

Kenda Tyre (TianJin) Industrial Co., Ltd

Tianyu Science & Technology Park, East of Jinghai country, Tianjin

Tel: 86-022-59526666~7

Fax: 86-022-59529678

Việt Nam:

Kenda Rubber (Vietnam) Co., Ltd

Địa chỉ: Cho chieu street, Ho Nai 3 Ind.Zone, Trang Bom district, Dong Nai Province, Vietnam

Trang 15

Các chứng nhận chất lượng: Công ty được cấp chứng nhận ISO 9001:2000, ISO 14001 và các chứng nhận khác như:

American Standard European Standard

Taiwanese Standard Indonesia National Standard

2.2 Tổng quan về công ty cao su Kenda Vietnam:

Logo cua công ty:

Tên công ty: Công ty cao su Kenda Vietnam

Tên tiếng Anh: Kenda Rubber Vietnam Company

Địa chỉ: Số 1 – Khu công nghiệp Hố Nai 3 – Xã Hố Nai 3, huyện Trảng bom, tỉnh

Trang 16

6

Tổng giám đốc: Ông Huang Fong Chou

Các sản phẩm chính: vỏ, ruột xe đạp, vỏ, ruột xe máy, vỏ, ruột xe công nghiệp, dây

cao su lót vành

2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển:

Công ty sản xuất vỏ ruột xe Kenda được chính phủ Việt Nam cấp giấy phép đầu tư số: 472043000074 Chứng nhận lần đầu vào ngày 03 tháng 04 năm 1997 Chứng nhận thay đổi lần thứ nhất: ngày 12 tháng 02 năm 2007 Chứng nhận thay đổi lần hai: ngày 19 tháng 10 năm 2009 Chứng nhận thay đổi lần ba: ngày 20 tháng 04 năm 2010 do Ban Quản lý các khu Công nghiệp tỉnh Đồng Nai cấp.Công ty chính thức thành lập vào ngày 03 tháng 04 năm 1997

Công ty cao su Kenda được góp vốn bởi: Kenda Global Holding Co., Ltd 60%, Chinfon Vietnam Holding Co góp vốn 20%, nhà máy cơ điện Đồng Nai góp vốn 20%

Vốn pháp định: 6 triệu USD

Vốn đầu tư: 15 triệu USD

Công ty ký hợp đồng thuê đất với ấp Thanh Hóa, xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai với thời hạn 46 năm

Công ty tiến hành xây dựng văn phòng, nhà xưởng sản xuất vỏ, ruột và xưởng động lực công vụ vào ngày 11 tháng 12 năm 1997 và chính thức đưa vào hoạt động sản xuất từ tháng 10 năm 1998 Năm 2007 công ty mở rộng thêm nhà xưởng Đến nay công ty có diện tích là 57.810 m2

Công ty hoạt động đến tháng 11 năm 2004, nhà máy cơ điện Đồng Nai rút vốn

và có sự thay đổi về mặt liên doanh nên tỷ lệ góp vốn của Kenda Global Holding Co

là 80% và 20% còn lại do FORMOSA Co góp

Đến tháng 12 năm 2004 vốn pháp định là 12 triệu USD

Tháng 02 năm 2007, tổng nguồn vốn đầu tư là 30 triệu USD

Tháng 10 năm 2009 FORMOSA Co chuyển nhượng toàn bộ vốn góp cho Kenda Hiện nay, 100% vốn là của Kenda

Công ty Kenda Global Holding đầu tư vào Việt Nam với mục đích giới thiệu sản phẩm vỏ ruột xe nhãn hiệu Kenda đến người tiêu dùng Việt Nam, đồng thời tận

Trang 17

7

dụng nguồn nhân lực dồi dào và thị trường năng động đầy tiềm năng của Việt Nam để

khuyếch trương thương hiệu và chiếm lĩnh thị phần

Là nhà máy trực thuộc, mọi hoạt động của công ty cao su Kenda Việt Nam đều

được thực hiện theo sự chỉ đạo chiến lược của Tổng công ty, đều phải tuân theo

chương trình quản lý 5S, quan điểm kinh doanh, chính sách chất lượng do Tổng công

ty đề ra

Hiện nay công ty Kenda là một trong những nước dẫn đầu về kim ngạch XK

lốp xe tại Việt Nam với tỷ lệ 11.8%

Năng suất hoạt động:

+ Vỏ xe máy: với năng suất 6,864,000 cái/năm

+ Ruột xe máy: với năng suất 8,400,000 cái/năm

+ Vỏ xe đạp: với năng suất 20,790,000 cái/năm

+ Ruột xe đạp: với năng suất 10,800,000 cái/năm

+ Vỏ xe công nghiệp: năng suất 60,000 cái/năm

+ Ruột xe công nghiệp: năng suất 240,000 cái/năm

+ Các loại dây cao su lót vành bánh xe máy và xe đạp với năng suất 1,500,000

Trang 18

8

Thị trường trong nước: Hiện tại sản phẩm vỏ ruột xe KENDA đang có măt

tại các thị trường đầy tiềm năng như: Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Cần Thơ, Gia Lai, Đà Nẵng, Bình Định, Huế, Hà Tây, Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng…

sang nhiều nước trên thế giới như: USA, Bulgaria, Hà Lan, Indonesia, Italy, Brazil, Hi Lạp, Đức, Singapore, …

Đối thủ cạnh tranh: Hiện nay sản phẩm của công ty đang cạnh tranh gay gắt

với nhiều thương hiệu nước ngoài lẫn thương hiệu Việt Nam như thương hiệu lốp xe Yokohama, Casumina,…Đối với thương hiệu Việt, sản phẩm của công ty đang mất

ưu thế do giá cả cao hơn, mặt khác các nhà sản xuất với 100% vốn Việt Nam đang ra sức đầu tư, đưa công nghệ hiện đại vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm thương hiệu nước ngoài trong đó có sản phẩm thương hiệu KENDA

Định hướng phát triển:

Chiến lược lâu dài: Công ty phấn đấu trở thành nhà cung cấp tin cậy và lớn nhất thị trường Việt Nam, làm bàn đạp để đưa sản phẩm thâm nhập thị trường Đông Nam Á và các khu vực khác

Cải tiến công nghệ liên tục, phát triển sản xuất, nắm bắt nhu cầu thị trường thông qua hệ thống thông tin máy tính và quá trình sản xuất tự động

Phấn đấu đạt được chất lượng cao nhất, cung cấp sản phẩm cải tiến chất lượng cao đến khách hàng thông qua công tác nghiên cứu và phát triển liên tục

Tiếp tục duy trì tốt nguyên tắc “Do things right the first time” đuợc thực hiện bởi toàn thể công nhân viên công ty

Đẩy mạnh áp dụng hai phương pháp trong chiến lược phân phối sản phẩm đó

là kênh phân phối trực tiếp và kênh phân phối truyền thống Một mặt cung cấp trực tiếp cho các hãng lắp ráp, mặt khác thông qua các nhà bán buôn và bán lẻ đưa sản phẩm đến với người sử dụng

Tạo mối quan hệ tốt đẹp đối với các nhà bán buôn và các khách hàng công nghiệp bằng việc thảo luận và đưa ra phương pháp phối hợp hợp lý nhất từ khâu tiếp cận khách hàng, xử lý đơn đặt hàng,…, đến khâu vận chuyển và tiêu thụ

Trang 19

9

2.2.2 Cơ cấu tổ chức

a Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Hình 2.1 Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Của Công Ty Kenda

Nguồn: Phòng Nhân Sự

b Chức năng của từng phòng ban

Công ty cao su Kenda Việt Nam là công ty có mô hình hoạt động khá lớn với

cơ cấu tổ chức quản lý theo mô hình trực tuyến tham mưu Mỗi phòng có chức năng riêng biệt:

- KINH DOANH

P

CÔNG

VỤ

XƯỞNG SẢN XUẤT

P

XUẤT NHẬP KHẨU

P

KỸ THUẬT

P

QUẢN

LÝ CHẤT LƯỢNG

P

ĐỘNG LỰC

P

BẢO TRÌ

P

NHÂN

SỰ

Trang 20

10

Dựa theo chiến lược và chỉ đạo của Tổng Công ty, lập ra kế hoạch hoạt động cho công ty, có quyền quyết định và giám sát, điều hành mọi hoạt động của công ty Chịu trách nhiệm trước Tổng Công ty về kết quả sản xuất kinh doanh

Văn phòng Tổng giám đốc:

Là bộ phận thông tin từ Tổng Giam đốc triển khai đến các bộ phận chức năng liên quan Đồng thời là bộ phận thay mặt Tổng giám đốc phê chuẩn các báo cáo có liên quan về mặt pháp lý, kinh doanh, kế toán, thiết kế, chất lượng sản phẩm…trước khi trình Tổng giám đốc Bên cạnh đó là chức năng kiểm tra, thanh tra tiến độ và kết quả thực hiện của các phòng ban theo từng mục tiêu kinh doanh đã được vạch ra

Phòng Công nghệ thông tin:

Trang bị và quản lý hệ thống vi tính hóa trong công ty Hệ thống vi tính hóa này có tác dụng nối mạng thông tin giữa các phòng ban trong công ty với Tổng công

ty, các cơ quan pháp lý,… Đây là mạng thông tin vô cùng hiện đại và hiệu quả giúp cho các phòng ban trong công ty dễ dàng cập nhật được các thông tin như doanh thu, tình hình tiêu thụ, tình hình sản xuất, tình hình hàng tồn kho, …

Báo cáo định kỳ lên Tổng giám đốc việc thực hiện kế hoạch thu chi của công

Chịu trách nhiệm và điều hành hoạt động kinh doanh, chịu trách nhiệm chính

về doanh thu, mục đích kinh doanh và phân bổ sản phẩm theo yêu cầu của thị truờng

Trang 21

Tham mưu cho Ban Giám đốc giao chỉ tiêu kế hoạch cho các đơn vị trực thuộc Theo dõi, tổng hợp và phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đã giao từ đó

đề xuất Ban Giám đốc các giải pháp định hướng, hỗ trợ các đơn vị hoàn thành kế hoạch

Phòng Xuất nhập khẩu:

Chịu trách nhiệm về vấn đề xuất khẩu hàng hóa sang thị trường nước ngoài, và vấn đề nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất Lập và báo cáo doanh thu xuất khẩu lên Tổng giám đốc công ty và Tổng công ty

Phòng Quản lý chất lượng, tiêu chuẩn và ISO:

Chịu trách nhiệm về các vấn đề chất lượng, quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng Đây là chức năng rất quan trọng trong việc kiểm soát các giai đoạn sản xuất có áp dụng theo đúng tiêu chuẩn đã được công bố chưa? Chất lượng sản phẩm sản xuất ra có phù hợp với các tiêu chuẩn mà công ty đang áp dụng?

Trang 22

12

Thay thế khách hàng kiểm tra, rà soát lại sản phẩm trước khi tiêu thụ Kiểm tra toàn bộ chất lượng ngoại quan của sản phẩm, phát hiện ra hàng kém chất lượng, tiến hành điều tra nhằm phát hiện ra hàng kém chất lượng, loại bỏ, cải thiện trước khi giao cho khách hàng

Kiểm tra nghiệm thu chất lượng nguyên vật liệu và chất lượng các loại trung gian chế phẩm phục vụ cho chế tạo

Quản lý lưu trữ toàn bộ các loại quy định, phương pháp, tiêu chuẩn, tài liệu về thực hiện quản lý chất lượng theo ISO và các tiêu chuẩn khác

Lập các báo cáo liên quan và trình lên các cấp lãnh đạo

Phòng Nhân sự:

Quản lý nhân sự, quản lý tiền lương và phúc lợi của công nhân viên Tuyển chọn lao động, tiến hành giáo dục theo yêu cầu của công ty

Bố trí lao động, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, đề bạt khen thưởng, kỷ luật

Tổ chức thực hiện công tác hành chính văn phòng, văn thư Tổ chức thi đua lao động, phụ trách công tác bảo hiểm lao động

Phòng Động lực:

Phụ trách toàn bộ động lực trong phạm vi công ty sử dụng từ sản xuất đến sinh hoạt Cụ thể là từ phần chuẩn bị nhiên liệu đến phần đảm bảo toàn bộ quá trình vận hành của thiết bị máy móc

Phòng Bảo trì:

Có trách nhiệm đảm bảo cho tất cả các thiết bị, máy móc trong nhà máy hoạt động ổn định, đảm bảo hoạt động an toàn và không ảnh hưởng đến sản xuất Lập kế hoạch và thực hiện công tác bảo trì thiết bị máy móc theo từng tuần, tháng Có trách nhiệm tìm tòi, phát huy khả năng, đưa ra các giải pháp sửa đổi tối ưu nhất, kết hợp với xưởng sản xuất để tìm ra giải pháp sửa chữa, thay thế có hiệu quả và phù hợp, thực hiện các công việc sửa chữa thay thế kịp thời đáp ứng nhu cầu sản xuất

Xưởng sản xuất:

Căn cứ theo kế hoạch sản xuất do phòng KHSX lập ra, tiến hành sắp xếp nhân

sự, nguyên liệu, máy móc… sau đó căn cứ theo tiêu chuẩn đề ra để tiến hành sản xuất

Trang 24

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận

3.1.1 Khái niệm xuất khẩu

Xuất khẩu là việc cung cấp hàng hóa cho nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán

Hoạt động xuất khẩu là hình thức cơ bản của hoạt đông ngoại thương, nó đã xuất hiện từ rất lâu và ngày càng phát triển Ngày nay, khi hoạt động hợp tác kinh tế

và liên kết kinh tế quốc tế phát triển mạnh, xuất khẩu không còn chỉ dừng lại ở những hàng hóa hữu hình mà nó còn diễn ra đối với những hàng hóa vô hình, đó là dịch vụ như dịch vụ vận tải, dịch vụ tài chính - tiền tệ, dịch vụ bảo hiểm…

3.1.2 Các hình thức xuất khẩu

a Xuất khẩu trực tiếp

Xuất khẩu trực tiếp là một hình thức kinh doanh trong đó người bán và người mua gặp mặt trực tiếp hoặc qua các phương tiện liên lạc hiện đại như email, điện tín…để trao đổi với nhau về các thỏa thuận liên quan đến hàng hóa, giao nhận và thanh toán

Để xuất khẩu trực tiếp, công ty cần có nguồn vốn đủ lớn, đội ngũ công nhân viên có năng lực và trình độ

Xuất khẩu trực tiếp giảm bớt chi phí trung gian từ đó tăng lợi nhuận cho công

ty, nhưng hình thức này cũng có rủi ro rất cao nếu công ty chưa am hiểu về sản phẩm, đối tác và thị trường

b Xuất khẩu ủy thác:

Trang 25

15

Xuất khẩu ủy thác là hình thức kinh doanh trong đó đơn vị kinh doanh xuất khẩu đóng vai trò là người trung gian thay cho đơn vị sản xuất tiến hành ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa, tiến hành các thủ tục cần thiết để xuất khẩu hàng hóa cho nhà sản xuất qua đó thu được một số tiền nhất định theo tỷ lệ phần trăm giá trị lô hàng

Xuất khẩu theo hình thức này có mức rủi ro thấp, trách nhiệm trong việc tranh chấp và khiếu nại thuộc về người sản xuất, người sản xuất phải mất một tỷ lệ hoa hồng nhất định, nắm bắt thông tin về thị trường chậm

c Xuất khẩu qua trung gian

Là hình thức kinh doanh được thực hiện thông qua bên thứ ba, người này sẽ được trả công bằng một khoản tiền nhất định nào đó

Đại lý: là người hoặc công ty được ủy thác của một người hay của công ty khác

để thực hiện việc mua bán hay phục vụ cho việc mua bán như quảng cáo, vận tải, bảo hiểm…

Môi giới: là người hoặc công ty trung gian giữa mua và bán, được bên bán hoặc bên mua ủy thác mua bán hàng hóa hay dịch vụ Khi tiến hành công việc, người môi giới đứng trên danh nghĩa của người ủy thác, chỉ liên hệ chứ không chiếm hữu hàng hóa và không chịu trách nhiệm khi khách hàng không chịu thực hiện hợp đồng

Hình thức xuất khẩu qua trung gian có những ưu điểm như: người trung gian

am hiểu thị trường, pháp luật, tập quán buôn bán… nên tiết kiệm được thời gian, tránh được rủi ro Người ủy thác không cần đầu tư nhiều về cơ sở vật chất, giảm được các chi phí trung gian nhờ hệ thống có sẵn của trung gian

Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm: công ty không có được sự liên hệ trực tiếp với khách hàng, với thị trường nên phản ứng chậm trước cạnh tranh Vốn thường bị chiếm dụng, lợi nhuận bị san sẻ…

d Buôn bán đối lưu

Là hình thức kết hợp xuất khẩu với nhập khẩu, người bán hàng đồng thời là người mua hàng, việc bán hàng ở đây không nhằm thu ngoại tệ mà để thu về một hàng hóa tương đương Gồm có các hình thức chủ yếu:

Trang 26

e Gia công quốc tế

Định nghĩa 1: Gia công hàng hóa là một phương thức sản xuất hàng hóa, trong

đó người đặt gia công sẽ cung cấp nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị, bán thành phẩm

và nhận lại sản phẩm hoàn chỉnh

Định nghĩa 2: Gia công hàng hóa là phương thức tổ chức sản xuất theo đơn đặt hàng và mẫu của người đặt gia công Người nhận gia công tổ chức quá trình sản xuất theo mẫu và bán những sản phẩm làm ra cho người đặt gia công hoặc người nào đó

mà người đặt ra công chỉ định theo giá cả hai bên thỏa thuận

f Tái xuất khẩu

Tái xuất khẩu là xuất khẩu trở lại sang các nước khác những hàng hóa đã mua

ở nước ngoài nhưng chưa qua chế biến ở nước tái xuất

3.1.3 Vai trò của xuất khẩu

™ Xuất khẩu gia tăng sản lượng sản xuất và tăng trưởng kinh tế

Nhờ có xuất khẩu doanh nghiệp mở rộng thị trường ra thế giới bên ngoài, giúp cho hàng hóa bán được nhiều hơn

Hoạt động xuất khẩu phát triển kéo theo nhiều ngành nghề mới ra đời phục vụ cho xuất khẩu, gây phản ứng dây chuyền giúp các ngành kinh tế khác phát triển theo , kết quả của sự phát triển là tổng sản phẩm của xã hội, nền kinh tế phát triển nhanh

Mở cửa kinh tế, phát triển và hướng vào xuất khẩu còn là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp, biến các công ty nội địa trở thành công ty có khả năng cạnh tranh trên thế giới

™ Xuất khẩu thúc đẩy sự đổi mới không ngừng về thiết bị và công nghệ

Cùng với sự phát triền không ngừng của xã hội, yêu cầu của con người về quy cách chất lượng sản phẩm cũng ngày càng cao Để có thể tồn tại và mở rộng thị trường ra thế giới, các doanh nghiệp phải đáp ứng được nhu cầu đó bằng cách đổi mới

Trang 27

để sống còn phải tìm mọi cách đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu suất lao động, đưa

ra thị trường thế giới những hàng hóa chất lượng hơn, giá thành hợp lý hơn, được thị trường chấp nhận

™ Xuất khẩu gia tăng nhập khẩu

Trong thực tiễn, xuất khẩu và nhập khẩu có quan hệ mật thiết với nhau, vừa là kết quả vừa là tiền đề của nhau Để đẩy mạnh xuất khẩu, cần thiết phải nhập vật tư, vật liệu sản xuất trong tương lai, và để sản xuất hiệu quả hơn cũng cần phải nhập thiết

bị máy móc hiện đại hơn

Vì vậy tăng xuất khẩu là thúc đẩy nhập khẩu gia tăng

™ Xuất khẩu tạo cơ hội nâng cao đời sông vật chất và tinh thần

Xuất khẩu phát triển, cần tăng sản lượng sản xuất để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, khi đó nhu cầu về nguồn nhân lực gia tăng Như vậy xuất khẩu đã tạo ra công

ăn việc làm cho nguời lao động, làm giảm tỷ lệ thất nghiêp, thu nhập cao, có khả năng mua sắm hàng hóa đáp ứng đời sống vật chất tinh thần của người dân

™ Xuất khẩu tăng cường sự thân thiện hợp tác quốc tế

Hàng hóa được xuất khẩu ra nước ngoài sẽ là bằng chứng xác định sự đóng góp của quốc gia vào cộng đồng thế giới, xác định quy mô, lợi thế trong sản xuất kinh doanh quốc tế Tạo được mối quan hệ uy tín của quốc gia trong việc kêu gọi đầu

tư cũng như trong hợp tác kinh tế xã hội giữa các nước

Xuất khẩu nhiều hàng hóa vào một quốc gia nào đó thể hiện sự thiện chí và ưu đãi của quốc gia đó đối với nước mình

3.1.4 Các chứng từ liên quan trong hoạt động xuất khẩu

Vận đơn đường biển (Bill of Lading - B/L): là chứng từ xác nhận việc

chuyên chở hàng hóa bằng đường biển từ cảng đi đến cảng đích do người vận chuyển cấp cho người gởi hàng B/L là chứng từ quan trọng không thể thiếu trong buôn bán

và thanh toán quốc tế

Trang 28

18

Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): là chứng từ chủ yếu trong khâu

thanh toán Là chứng từ do người bán lập trao cho người mua sau khi gởi hàng, là cơ

sở yêu cầu người mua trả tiền theo tổng số hàng và số tiền được ghi trên hóa đơn

Hợp đồng ngoại thương (Sales contract): là sự thỏa thuận của bên mua và

bên bán giữa hai nước khác nhau trong đó quy định bên bán phải cung cấp hàng hóa

và chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và bên mua phải thanh toán tiền hàng

Phiếu đóng gói (Packing list): là bảng kê khai chi tiết tất cả các chủng loại

hàng hóa được đóng chung một lô hàng, kiện hàng, hay container hàng hóa

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of origin - C/O): là chứng

từ xác nhận nguồn gốc hàng hóa, do nhà xuất khẩu lập hoặc do Phòng thương mại Công nghiệp nước xuất khẩu cấp

3.1.5 Phương thức thanh toán

Có nhiều phương thức thanh toán được sử dụng trong giao dịch mua bán ngoại thương giữa nhà nhập khẩu và người xuất khẩu: chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng chứng từ…

Phương thức chuyển tiền (Remittance): là phương thức thanh toán đơn giản

nhất, trong đó khách hàng (người trả tiền, tổ chức nhập khẩu) yêu cầu ngân hàng của mình (nơi đơn vị mở tài khoản ngoại tệ) trích một số tiền nhất định cho một người khác (người nhận tiền, tổ chức xuất khẩu) ở một địa điểm xác định và trong thời gian nhất định nào đó Có hai hình thức chuyển tiền:

+ Chuyển tiền điện báo (Telegraphic Transfers – T/T): ngân hàng thực hiện việc chuyển tiền điện ra lệnh cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người nhận

+ Chuyền tiền bằng thư (Mail Transfer – M/T): ngân hàng thực hiện việc chuyển tiền viết thư ra lệnh cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người nhận

T/T nhanh hơn M/T nhưng chi phí chuyển tiền cao hơn Tuy nhiên cả hai phương thức này đều ít được sử dụng trong mậu dịch quốc tế vì việc chuyển và nhận không kèm theo điều kiện gì, rủi ro cao cho người bán khi hàng hóa và chứng từ đã

Trang 29

19

giao hết cho người mua, rủi ro cũng xảy ra cho người mua khi phải trả trước tiền hàng trước khi hàng đến nơi

Phương thức nhờ thu (Collection of payment): là phương thức thanh toán

mà người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ ký phát hối phiếu đòi tiền người mua, ủy thác cho ngân hàng của mình thu hộ số tiền thu ghi trên tờ hối phiếu

đó

Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện do người xuất khẩu (người bán, người cung ứng dịch vụ) ký phát đòi tiền người nhập khẩu (người mua, người nhận cung ứng) yêu cầu người này phải trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi quy định trên hối phiếu, tại một địa điểm nhất định và trong một thời gian nhất định

Như vậy phương thức nhờ thu có liên quan đến các bên tham gia sau:

− Người bán, người xuất khẩu: là người ký phát hối phiếu

− Ngân hàng phục vụ người bán: là ngân hàng nhận sự ủy thác của bên bán

− Ngân hàng đại lý của ngân hàng bên bán: là ngân hàng ở nước người mua

− Người mua hàng, người nhập khẩu: là người trả tiền, là người mà hối phiếu được gửi đến cho họ

Có hai loại nhờ thu:

+ Nhờ thu trơn (Clean collection): người bán sau khi giao hàng cho người mua, chỉ ký phát tờ hối phiếu thu tiền người mua và yêu cầu ngân hàng thu hộ sồ tiền trên tờ hối phiếu mà không kèm theo điều kiện có liên quan đến việc trao chứng từ hàng hóa hay không

+ Nhờ thu kèm chứng từ (Documents collection): người xuất khẩu ủy thác cho ngân hàng thu hộ số tiền từ người nhập khẩu, không những chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ gửi kèm theo hối phiếu Nếu người nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu nhận hàng Tùy theo thời hạn trả tiền, người ta chia phương thức này thành hai loại:

Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (documents against payment – DP): gồm DP at sight – thanh toán tiền trả ngay – khi nhận được tiền thanh toán nhờ thu của khách hàng (người mua), thanh toán viên của ngân hàng giao chứng từ cho khách hàng và

Trang 30

20

yêu cầu khách hàng ký nhận DP at X days sight – thanh toán hối phiếu có thời hạn – Nhận được chứng từ theo hình thức này, thanh toán viên thông báo cho khách hàng đến chấp nhận hối phiếu có thời hạn Chứng từ chỉ được giao khi hối phiếu đã được chấp nhận và được thanh toán

Nhờ thu chấp nhận đổi chứng từ (documents against acceptance – DA): Khi khách hàng có cam kết trả tiền bằng văn bản hoặc ký chấp nhận thanh toán hối phiếu vào ngày đáo hạn thì thanh toán viên của ngân hàng giao chứng từ cho khách hàng

Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary Credit): là một sự thỏa

thuận mà trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho một người thứ ba (người hưởng lợi sồ tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền đó, khi người thứ ba này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng

Thư tín dụng (Letter of credit – L/C): là văn bản pháp lý do ngân hàng mở ra

để cam kết trả tiền cho người bán (người hưởng lợi L/C), với điều kiện người bán phải thực hiện những quy định trong L/C một cách đầy đủ

Như vậy các bên tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ gồm có:

Ngân hàng mở thư tín dụng, ngân hàng phát hành (opening bank, issuing bank): là ngân hàng đại diện người nhập khẩu, ngân hàng thương mại được cả người xuất khẩu và nhập khẩu đồng ý, là ngân hàng chịu trách nhiệm với người xuất khẩu trong thanh toán

Người xin mở thư tín dụng (applicant): là người mua, tổ chức NK, là người chịu trách nhiệm thanh toán tiền cho ngân hàng mở thư tín dụng

Người hưởng lợi (The Beneficiary): là người bán, tổ chức XK, hay bất cứ người nào được tổ chức XK chỉ định

Ngân hàng thông báo (notifying bank, advising bank): là ngân hàng đại lý của ngân hàng mở L/C tại nước người xuất khẩu

Trang 31

21

Khi nhận được thông báo mở L/C từ ngân hàng mở L/C , ngân hàng đại lý sẽ chuyển toàn bộ nội dung thư tín dụng đã nhận được cho người xuất khẩu dưới hình thức văn bản

Ngân hàng đại lý không phải chịu trách nhiệm về những lỗi lầm hay thiếu xót trong L/C, nhưng phải chịu trách nhiệm nếu ngân hàng thông báo sai những nội dung

đã nhận được

Khi nhận được bộ chứng từ thanh toán của người xuất khẩu chuyển tới, ngân hàng phải chuyển ngay và nguyên vẹn bộ chứng từ đó đến ngân hàng mở L/C

Ngoài ra còn có các ngân hàng khác tham gia phương thức này như:

Ngân hàng xác nhận (confirming bank): là ngân hàng xác nhận trách nhiệm của mình sẽ cùng ngân hàng mở L/C bảo đảm việc trả tiền cho người XK trong trường hợp ngân hàng mở L/C không đủ khả năng thanh toán

Ngân hàng thanh toán (paying bank): là ngân hàng mở L/C hoặc có thể là một ngân hàng khác đã được ngân hàng mở L/C chỉ định để thay mình trả tiền cho người

XK

3.1.6 Điều kiện cơ sở giao hàng

Trước đây khi quan hệ kinh doanh giữa các nước ở bước sơ khai, việc hiểu không nhất quán những cụm từ dùng trong buôn bán quốc tế dẫn đến những rủi ro cho người bán và người mua, dễ gây ra tranh chấp Để tránh những điều đó người ta đã đưa ra các quy tắc thống nhất để giải thích các điều kiện thương mại, các quy tắc mà

cả người bán và người mua đều có thể chấp nhất được, đó là các điều kiện cơ sở giao hàng Incoterms – International Commercial Terms

Incoterms là một ngôn ngữ quốc tế trong giao nhận và vận chuyển hàng hóa ngoại thương, biểu thị cấu thành của giá cả hàng hóa, nói rõ địa điểm giao hàng, xác định ranh giới rủi ro, trách nhiệm và chi phí giữa các bên tham gia trong hợp đồng buôn bán quốc tế Tuy nhiên Incoterms chỉ mang tính chất khuyến khích, không bắt buộc áp dụng

Ở đây chúng ta sẽ đề cập đến các điều kiện cơ sở giao hàng trong Incoterm 2000:

Trang 32

22

EXW- Ex works (giao tại xưởng): người bán giao hàng khi đặt hàng hóa dưới

quyền định đoạt của người mua tại cơ sở của người bán hoặc tại một địa điểm quy định, hàng hóa chưa được làm thủ tục thông quan xuất khẩu và chưa bốc hàng lên phương tiện tiếp nhận

Điều kiện này thể hiện nghĩa vụ của người bán ở phạm vi tối thiểu và người mua phải chịu mọi phí tổn và rủi ro từ khi nhận hàng tại cơ sở của người bán

FCA – Free carrier (giao cho người chuyên chở):

Nghĩa vụ của người bán:

Giao hàng cho người chuyên chở do người mua chỉ định , bốc hàng lên phương tiện nếu địa điểm thuộc cơ sở của người bán

Làm thủ tục xuất khẩu, nộp thuế, và lệ phí xuất khẩu

Nghĩa vụ của người mua:

Trả tiền hàng, chỉ định phương tiện và trả chi phí vận tải, bốc (dỡ) hàng hóa nếu địa điểm nhận ở ngoài cơ sở người bán

Làm thủ tục nhập khẩu, nộp thuế và lệ phí nhập khẩu

Chịu mọi chi phí và rủi ro kể từ khi hàng được giao cho người chuyên chở (nếu

sử dụng kết hợp nhiều phương thức vận tải thì rủi ro được chuyển sang cho người mua khi hàng đã giao cho người vận tải đầu tiên)

FAS – Free Alongside ship (giao dọc mạn tàu): Người bán sau khi làm thủ

tục thông quan xuất khẩu cho hàng hóa, đặt hàng hóa dọc theo mạn tàu tại cảng bốc hàng quy định Kể từ lúc đó, người mua sẽ phải chịu mọi chi phí và rủi ro về mất mát hoặc hư hại đối với hàng hóa

Điều kiện này chỉ sử dụng cho vận tải đường biển hay đường thủy nội địa

FOB – Free on board (giao lên tàu): Điều kiện FOB đòi hỏi người bán làm

thủ tục thông quan xuất khẩu cho hàng hóa Người mua phải chịu tất cả chi phí và rủi

ro đối với hàng hóa kể từ khi hàng hóa đã được giao qua khỏi lan can tàu tại cảng bốc hàng quy định

Điều kiện này chỉ sử dụng cho vận tải đường biển hay đường thủy nội địa

CFR – Cost and Freight (tiền hàng và tiền cước): Người bán giao hàng khi

hàng hóa đã qua lan can tàu tại cảng bốc hàng Người bán phải thông quan xuất khẩu

Trang 33

23

hàng hóa, chịu các phí tổn và cước vận tải cần thiết để đưa hàng tới cảng đến quy định Mọi chi phí phát sinh thêm do các tình huống xảy ra sau thời điểm giao hàng và các rủi ro về mất mát và hư hại đối với hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua khi hàng qua lan can tàu tại cảng bốc hàng

Điều kiện này chỉ sử dụng cho vận tải đường biển và đường thủy nội địa

CIF – Cost, Insurance and Freight (Tiền hàng, bảo hiểm và cước): Tương

tự như điều kiện CFR, người bán phải thông quan xuất khẩu hàng hóa, chịu các phí tổn và cước vận tải cần thiết để đưa hàng tới cảng đến quy định Mọi chi phí phát sinh thêm do các tình huống xảy ra sau thời điểm giao hàng và các rủi ro về mất mát và hư hại đối với hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua khi hàng qua lan can tàu tại cảng bốc hàng Ngoài ra người bán phải mua bảo hiểm hàng hóa cho lô hàng xuất và phải giao cho người mua chứng từ bảo hiểm

CPT – Carriage Paid to (Cước phí trả tới): Người bán phải thông quan xuất

khẩu hàng hóa, giao hàng cho người chuyên chở do chính người bán chỉ định, người bán phải trả chi phí vận tải cần thiết để đưa hàng hóa tới nơi quy định, người mua phải chịu mọi rủi ro và các phí tổn phát sinh sau khi hàng đã được giao

Điều kiện này có thể áp dụng cho mọi phương thức vận tải kể cả vận tải đa phương thức

CIP – Carriage and Insurance Paid to (Cước phí và bảo hiểm trả tới):

Tương tự như CPT, ngoài ra người bán còn phải mua bảo hiểm để bảo vệ cho người mua trước những rủi ro về mất mát hoặc hư hại đối với hàng hóa trong quá trình chuyên chở Do vậy người bán ký hợp đồng bảo hiểm, trả phí bảo hiểm và giao cho người mua các chứng từ bảo hiểm cần thiết

DAF – Delivered at Frontier (Giao tại biên giới): người bán được coi là

hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi hàng được đặt dưới sự định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải của người bán ở địa điểm giao hàng tại biên giới do hai bên thoả thuận Biên giới theo điều kiện này có thể là bất cứ biên giới nào kể cả nước người bán, người mua hay một nước thứ ba Theo điều kiện này, người bán không có nghĩa vụ dỡ hàng khỏi phương tiện vận chuyển Ðiều kiện này chỉ áp dụng đối với

Trang 34

24

giao hàng trên bộ, nếu giao ở biên giới trên biển thì áp dụng điều kiện DES hoặc DEQ

DES – Delivered Ex ship (Giao tại tàu): Người bán giao hàng khi hàng hóa

chưa làm thủ tục thông quan nhập khẩu, được đặt dưới quyền định đoạt của người mua trên boong tàu ở cảng đến quy định Người bán chịu mọi chi phí và rủi ro cho đến khi hàng hóa an toàn trên tàu tại cảng đến quy định

DEQ – Delivered Ex Quay (Giao tại cầu cảng): Người bán sau khi đã thực

hiện thông quan xuất khẩu, giao hàng hóa khi hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của người mua trên cầu cảng tại cảng đến quy định Người bán phải chịu những chi phí và rủi ro liên quan đến việc đưa hàng tới cảng đến quy định và dỡ hàng lên cầu tàu Người mua phải làm thủ tục thông quan nhập khẩu hàng hóa và trả chi phí cho mọi thủ tục, thuế quan và các lệ phí khác liên quan đến việc nhập khẩu

DDU – Delivered Duty Unpaid (Giao hàng chưa nộp thuế): Người bán thực

hiện mọi nghĩa vụ, chịu chi phí, rủi ro để đưa hàng hóa đến địa điểm quy định, trừ nghĩa vụ làm thủ tục nhập khẩu, nộp thuế và lệ phí nhập khẩu

Điều kiện này có thể áp dụng cho mọi phương thức vận tải

DDP – Delivered Duty Paid (Giao đã nộp thuế): Người bán sau khi đã thực

hiện thông quan xuất khẩu, giao hàng cho người mua đã thông quan nhập khẩu và chưa dỡ hàng khỏi phương tiện vận tải chở đến Người bán không những phải chịu mọi chi phí và rủi ro liên quan đến việc đưa hàng tới nơi đến quy định mà còn phải thực hiện những nghĩa vụ liên quan đến việc nhập khẩu ở nước người mua

3.1.7 Nghiệp vụ chuyên chở hàng hóa bằng container

Phương pháp gửi hàng nguyên container (FCL – full container load): Theo

khái niệm của các hãng tàu, “FCL” là “ hàng xếp trong nguyên một container, người gửi hàng và người nhận hàng chịu trách nhiệm xếp hàng và dỡ hàng ra khỏi container”

Phương pháp gửi hàng lẻ bằng container (LCL – less than a container load): Nhiều lô hàng khác nhau được người vận chuyển hay người giao nhận gom

hàng lại đóng chung trong một container và cũng chính họ là người chịu trách nhiệm đóng hàng vào và dỡ hàng ra khỏi container

Trang 35

25

3.2 Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp: tham khảo các giáo trình đã được học trước đây, tìm hiểu thêm các tài liệu có liên quan đến đề tài, truy cập các trang web để tìm kiếm thông tin

Thực hiện thu thập các số liệu từ các phòng ban của công ty cao su Kenda Vietnam, tổng hợp số liệu, sử dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu, vẽ biểu đồ… áp dụng các phương pháp so sánh để so sánh giữa lý thuyết và thực tế, phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu của công ty

Sử dụng các lý luận logic đưa ra các giải pháp hoàn thiện hoạt động xuất khẩu của công ty

Trang 36

26

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Quy trình xuất khẩu của công ty

4.1.1 Sơ đồ quy trình

Hình 4.1 Sơ đồ quy trình XK của công ty

Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu

4.1.2 Diễn giải quy trình

Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu:

Xử lý đơn hàng: Tổng công ty sẽ thực hiện thương lượng và ký kết hợp đồng với khách hàng, sau đó sẽ đưa đơn hàng về công ty cao su Kenda Vietnam Khi đưa đơn hàng về công ty, Tổng công ty sẽ phối hợp với phòng Kế hoạch sản xuất, dựa vào

Chuẩn bị hàng hóa

xuất khẩu

Thực hiện xuất hàng và giao hàng xuống tàu

Làm thủ tục hải quan

Kiểm tra hàng xuất khẩu

Thuê phương tiện vận tải

Trang 37

Sau khi nhận được đơn hàng, phòng Xuất nhập khẩu thực hiện những công việc sau: transfer trên chương trình quản lý Unix của công ty những quy cách sản phẩm như đã thỏa thuận với khách hàng

Đặt mã số hóa đơn, đặt mã số in, tính toán số lượng phụ kiện nếu sản phẩm đi theo bộ In phiếu xuất hàng, chuẩn bị chứng từ, in tem cho lô hàng sẽ xuất và giao toàn bộ cho xưởng sản xuất

Thuê phương tiện vận tải:

Phòng XNK sẽ dựa vào lịch xuất hàng của phòng KHSX:

Nếu là CIF: người xuất khẩu được tùy ý đặt tàu mà không cần có sự chỉ định của người NK

Nếu là FOB: liên hệ với Forwarder theo chỉ định của khách hàng cùng với việc cung cấp thông tin về lô hàng gồm tên người gửi hàng (shipper), tên người nhận hàng (Consignee), mô tả hàng hóa (description of goods), ký hiệu đơn hàng ( order no), số lượng và kích cỡ container, trọng lượng gộp (gross weight), ngày tàu chạy (ETD), ngày tàu đến (ETA), cảng lên hàng (port of loading), cảng bốc dỡ hàng (port of discharge), từ đó Forwarder sẽ liên hệ với đại lý của mình tại nước ngoài, được sự xác nhận của người nhập khẩu, Forward sẽ đặt chỗ trên tàu và gửi lại cho nhân viên XNK một giấy xác nhận đặt chỗ đuợc gọi là booking note hoặc booking confirmation thể hiện tên tàu, ngày tàu dự kiến rời bến,thời hạn thanh lý (closing time), cảng lên hàng, cảng chuyển tải và cảng đích

+ Trường hợp gửi hàng nguyên container (FCL – Full container load):

Booking note mà nhân viên phòng XNK nhận được từ Forwarder cũng là lệnh cấp cont rỗng có thể hiện nơi cấp cont rỗng (container depot), thời gian cấp cont

Nhân viên XNK sẽ gửi lệnh cấp cont rỗng này cho đơn vị vận chuyển để tiến hành kéo cont từ bãi về công ty để lên hàng Thông thường hãng tàu sẽ cấp cont miễn

Trang 38

28

phí 6 ngày (miễn phí 3 ngày lưu cont tại kho riêng và miễn phí 3 ngày lưu bãi) tính từ ngày lấy cont đến ngày tàu chạy, nếu công ty giữ cont nhiều hơn 6 ngày sẽ bị tính phí lưu cont

+ Trường hợp gửi hàng lẻ bằng container (LCL – less than a container load): Nhân viên XNK liên hệ với người vận chuyển, cung cấp số khối, yêu cầu đơn

vị vận chuyển đưa xe vào công ty để đóng hàng Đơn vị vận chuyển có trách nhiệm đưa hàng đến đúng giờ và đúng nơi theo quy định trên booking

Kiểm tra hàng xuất khẩu:

Trước khi hàng hóa được đóng vào cont, cần phải kiểm tra hàng hóa về số lượng, phẩm chất và quy cách theo đúng yêu cầu của khách hàng Trong trường hợp không thể đi đủ số lượng những quy cách đã thỏa thuận với khách hàng vì cont đã đầy, phòng KHSX sẽ thông báo với khách hàng thông qua Tổng công ty về những quy cách hàng sẽ bị rớt lại và phải đảm bảo sẽ xuất những quy cách này vào lần xuất hàng sau Cont sau khi được đóng hàng xong sẽ được bấm kẹp chì (seal) để niêm phong

Làm thủ tục hải quan:

Sau khi nhận đuợc thông tin từ xưởng sản xuất và nhân viên phòng KHSX, nhân viên phòng XNK lập những chứng từ cần thiết về thông tin lô hàng sẽ xuất và giao cho người chịu trách nhiệm khai báo HQ của công ty dịch vụ

Khi nhận được bộ chứng từ, người khai báo HQ sẽ nhập dữ liệu trên máy và truyền thông tin đến hệ thống mạng của chi cục HQ Sau đó trực tiếp ra chi cục HQ thực hiện các buớc đăng ký tờ khai, phân kiểm hàng hóa, thông quan XK

Thực hiện xuất hàng và giao hàng xuống tàu:

Sau khi hàng hóa đã được làm thủ tục thông quan xuất khẩu, hàng hóa sẽ được đưa đến cảng quy định Nhân viên XNK lập một chi tiết vận đơn gồm có các nội dung : consignee, shipping mark, description of goods, number of packages, gross weight, measurement, name of vessel, voyage number, name port of destination, container number và seal number…, gửi Forwarder hoặc hàng tàu

Trang 39

29

Sau khi hàng đã được xếp lên tàu, chủ hàng ở đây sẽ là người vận chuyển hàng đến cảng do chủ hàng thuê được cấp “biên lai thuyền phó” (master receipt) xác nhận hàng đã được nhận xong

Công ty đã thuê một công ty dịch vụ chịu trách nhiệm vận chuyển cont rổng,

và đưa hàng ra cảng, chính công ty này cũng chịu trách nhiệm khai hải quan, xin C/O

và lấy vận đơn đường biển từ Forwarder Nhân viên XK cần phải cung cấp hóa đơn thương mại và vận đơn đường biển để công ty này thực hiện xin C/O tại Phòng Thương mại

Để lấy được vận đơn đường biển, cần thanh toán cước phí, gồm: Chi phí bến bãi (terminal handling charges – THC), chi phí vận chuyển hàng lẻ ( nếu là gửi hàng lẻ), chi phí lưu cont (nếu giữ cont quá ngày quy định)

Mọi khoản chi phí này sẽ được công ty thanh toán lại cho công ty dịch vụ vào cuối mỗi tháng

Gửi bộ chứng từ thanh toán về tổng công ty:

Sau khi nhận được C/O và vận đơn đường biển từ công ty dịch vụ, nhân viên XNK lưu hồ sơ chứng từ, gửi vận đơn dường biển và C/O về tổng công ty

Chuyển giao chứng từ cho khách hàng:

Tổng công ty sẽ tiến hành chuyển giao chứng từ thanh toán đã nhận được từ nhân viên XNK cho khách hàng để nhận hàng

Giải quyết khiếu nại (nếu có):

4.2 Thực trạng xuất khẩu từ năm 2007 – 2009

Ngày đăng: 28/02/2019, 10:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w