TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ONG THỊ MỸ KIM PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ... TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
ONG THỊ MỸ KIM
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
ONG THỊ MỸ KIM MSSV/HV: 4105207
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ
Trang 3i
LỜI CẢM TẠ
Trong suốt những năm học tập và nghiên cứu tại khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại Học Cần Thơ, em đã được quý Thầy Cô trong Trường nói chung và quý Thầy Cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh nói riêng, đã truyền đạt những kiến thức xã hội và kiến thức chuyên môn vô cùng quý giá Và những kiến thức này cùng với kinh nghiệm thực tế trong quá trình thực tập tại Công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ đã giúp em hoàn thành Luận văn tốt nghiệp của mình
Với tất cả lời tôn kính, em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy
Cô Trường Đại Học Cần Thơ, quý Thầy Cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh Đặc biệt, em xin chân thành cám ơn Cô Phạm Lê Đông Hậu đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo để em có thể hoàn thành tốt nhất luận văn của mình Đồng thời em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Lãnh đạo và tập thể nhân viên trong công ty đã tạo điều kiện và giúp em thực tập tốt để hoàn thành bài Luận văn này Cuối cùng em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên và giúp
đỡ em trong những năm qua
Em xin kính chúc quý Thầy Cô, các bạn được dồi dào sức khỏe Chúc Công ty đạt nhiều thành công trong hoạt động kinh doanh
Cần Thơ, ngày….tháng… năm 2013
Người thực hiện
Ong Thị Mỹ Kim
Trang 4ii
TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác
Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2013
Người thực hiện
Ong Thị Mỹ Kim
Trang 5iii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Cần Thơ, ngày … tháng … Năm 2013
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên và đóng dấu)
Trang 6iv
BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Họ và tên người nhận xét:.………… ………….…… Học vị:………
Chuyên ngành:… ………
Nhiệm vụ trong Hội đồng: Cán bộ hướng dẫn Cơ quan công tác:………
Tên sinh viên:………MSSV………
Lớp: ………
Tên đề tài: ………
Cơ sở đào tạo: ………
NỘI DUNG NHẬN XÉT 1 Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: ………
………
2 Hình thức trình bày: ………
………
3 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: ………
………
4 Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn: ………
………
5 Nội dung và kết quả đạt được (Theo mục tiêu nghiên cứu) ………
………
6 Các nhận xét khác: ………
………
7 Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,…) ………
………
Cần Thơ, ngày … tháng … Năm 2013
NGƯỜI NHẬN XÉT
Trang 7v
BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Họ và tên người nhận xét:……….…… Học vị:………
Chuyên ngành:………
Nhiệm vụ trong Hội đồng: Cán bộ phản biện Cơ quan công tác:………
Tên sinh viên:………MSSV………
Lớp: ………
Tên đề tài: ………
Cơ sở đào tạo: ………
NỘI DUNG NHẬN XÉT 1 Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: ………
………
2 Hình thức trình bày: ………
………
3 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: ………
………
4 Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn: ………
………
5 Nội dung và kết quả đạt được (Theo mục tiêu nghiên cứu) ………
………
6 Các nhận xét khác: ………
………
7 Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,…) ………
………
Cần Thơ, ngày … tháng … Năm 2013
NGƯỜI NHẬN XÉT
Trang 8vi
ĐƠN XÁC NHẬN MIỄN SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU
Tên sinh viên: ONG THỊ MỸ KIM MSSV: 4105207
Lớp: KT1024A1
Tên đề tài: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ SANG NHẬT BẢN
Công ty thực tập: Công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ ( CAFISH Việt Nam)
Danh sách số liệu xin miễn:
1 Kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013 của công ty CAFISH Việt Nam
Lý do:………
Cần Thơ, ngày……tháng… năm 2013 Thủ trưởng đơn vị thực tập
Trang 9vii
MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1 Phạm vi không gian 2
1.3.2 Phạm vi thời gian 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 2
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
2.1 Phương pháp luận 4
2.1.1 Khái niệm xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu 4
2.1.2 Khái niệm thị trường và vai trò của thị trường 6
2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu 7
2.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình xuất khẩu 9
2.1.5 Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu 11
2.2 Phương pháp nghiên cứu 12
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 12
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 13
Chương 3: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CAFISH 16
3.1 Tổng quan về công ty Cafish 16
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 16
3.1.2 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty 16
3.1.3 Cơ cấu tổ chức 17
3.2 Mục tiêu, chức năng và vai trò của công ty 19
3.2.1 Mục tiêu 19
3.2.2 Chức năng 19
3.2.3 Vai trò 19
3.3 Sản phẩm và quy trình chế biến sản phẩm 20
3.3.1 Sản phẩm 20
Trang 10viii
3.3.2 Quy trình chế biến sản phẩm 22
3.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Cafish 24
3.4.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Cafish 24
3.4.2 Thị trường kinh doanh của công ty Cafish 30
3.5 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của công ty 31
3.5.1 Thuận lợi 31
3.5.2 Khó khăn 32
3.5.3 Phương hướng phát triển 34
Chương 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA CAFISH SANG NHẬT BẢN 36
4.1 Tổng quan về thị trường Nhật Bản 36
4.1.1 Sơ lược về tình hình kinh tế Nhật Bản 36
4.1.2 Thực trạng về nhu cầu tiêu thụ thủy sản ở Nhật Bản 37
4.1.3 Quy định pháp luật của Nhật Bản đối với mặt hàng thủy sản 38
4.2 Thực trạng xuất khẩu của công ty Cafish sang Nhật Bản 40
4.2.1 Khái quát chung về thị trường xuất khẩu của công ty Cafish 40
4.2.2 Tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty Cafish sang Nhật Bản 43
4.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của công ty Cafish 47
4.3.1 Nhân tố bên trong 47
4.3.2 Nhân tố bên ngoài 51
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CAFISH QUA THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 55
5.1 Những thành tựu và hạn chế trong hoạt động xuất nhập khẩu của công ty Cafish tại Nhật Bản 55
5.1.1 Thành tựu 55
5.1.2 Hạn chế 55
5.2 Phân tích ma trận SWOT kinh doanh xuất khẩu thủy sản của công ty Cafish 56
5.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu của công ty sang Nhật Bản 60
5.3.1 Biện pháp về nguồn nguyên liệu 60
5.3.2 Biện pháp quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm 59
5.3.3 Biện pháp về thị trường 61
Trang 11ix
5.3.4 Biện pháp Marketing tại thị trường Nhật Bản 61
5.3.5 Biện pháp về nguồn nhân lực 62
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63
6.1 Kết luận 63
6.2 Kiến nghị 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 12x
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1 Ma trận SWOT 15 Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cafish từ năm 2010 đến năm 2012 25 Bảng 4.1 Giá trị xuất khẩu thủy sản qua các thị trường của Công ty Cafish Cafish từ năm 2010 đến sáu tháng đầu năm 2013 41 Bảng 4.2 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản của Cafish từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013 43
Bảng 4.3 Giá trị xuất khẩu theo sản phẩm của công ty Cafish sang Nhật Bản từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013 45 Bảng 4.4 Tình hình nhân sự của công ty Cafish năm 2012 48 Bảng 4.5 Tình hình thu mua nguyên liệu của Công ty Cafish từ năm 2010 đến năm 2012 50 Bảng 4.6 Tỷ giá USD/VNĐ từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013 51 Bảng 5.1 Ma trận SWOT về kinh doanh xuất khẩu thủy sản của Công ty
Cafish 56
Trang 13xi
DANH SÁCH HÌNH
Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty Cafish 17
Hình 3.2 Sản phẩm của Công ty Cafish 20
Hình 3.3 Sản phẩm cá tra của Công ty Cafish 22
Hình 3.4 Quy trình chế biến sản phẩm của Công ty Cafish 23
Hình 3.5 Tỷ trọng thị trường xuất khẩu của Công ty Cafish từ năm 2010 đến năm 2012 30
Trang 14xii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ACC : Chứng nhận của Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản
BRC : Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn thực phẩm toàn cầu
DOC : Bộ Thương mại Mỹ
EU : Liên minh Châu Âu
HACCP : Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn
HALSL : Chứng chỉ được phép xuất khẩu sang các quốc gia Hồi giáo
IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
VERs : Hạn chế xuất khẩu tự nguyện
WTO : Tổ chức thương mại thế giới
Trang 15Sau nhiều năm thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế, kinh tế Việt Nam đang từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường có tính cạnh tranh gay gắt Trên cơ sở chủ động tham gia vào quá trình tự do hóa thương mại, tích cực đẩy mạnh quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng một nền kinh tế hướng về xuất khẩu, sản phẩm xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nói chung và của Công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (Cafish) nói riêng không ngừng tăng về số lượng cũng như chất lượng, chủng loại và kim ngạch xuất khẩu
Tuy nhiên, thực trạng xuất khẩu thủy sản trong những năm vừa qua cho thấy ngành hàng này vẫn gặp không ít khó khăn như giá xuất khẩu tăng giảm bất thường, các mặt hàng thủy sản chủ lực: tôm, cá basa, cá tra,… bị kiện bán phá giá ở nhiều quốc gia, các rào cản về hàm lượng kháng sinh tại các thị trường nhập khẩu truyền thống nguồn thủy sản của Việt Nam ngày một khắc khe, dẫn đến khó khăn trong viêc ký kết được hợp đồng xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản ở Việt Nam
Từ đó, việc phân tích tình hình hoạt động xuất khẩu của công ty sang một thị trường cụ thể có tác dụng giúp công ty đánh giá được những ưu điểm cũng như những vấn đề còn tồn tại để phát huy hay cần phải khắc phục, cải tiến Đồng thời việc phân tích còn giúp công ty phát huy mọi khả năng, khai thác đối đa nguồn lực, tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường mục tiêu nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh Đó là cơ sở để công
ty đề ra những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn Bên cạnh đó, còn giúp công ty
dự báo, đề phòng và hạn chế rủi ro trong kinh doanh
Trang 162
Vì thế, em quyết định chọn đề tài “Phân tích hoạt động xuất khẩu
của công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ sang Nhật Bản” làm đề tài phân tích trong luận văn tốt nghiệp Khi thực
hiện đề tài em có cơ hội tìm hiểu môi trường, thị trường kinh doanh của công ty ở Nhật Bản, từ đó đánh giá những thuận lợi cũng như những vấn đề còn tồn tại để kịp thời đề xuất một số giải pháp giúp công ty nâng cao hiệu quả kinh doanh tại thị trường chủ lực này
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu của đề tài là phân tích tình hình xuất khẩu của Công ty TNHH xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ sang thị trường Nhật Bản từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013 Nhằm nâng cao hoạt động xuất khẩu của công ty nói riêng cũng như của các công ty xuất nhập khẩu thủy sản của Việt Nam nói chung tại thị trường Nhật Bản trong những năm tiếp theo
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Phân tích tổng quát về tình hình xuất khẩu của Việt Nam
và của CAFISH sang Nhật Bản từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013
Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu
của Công ty Cafish sang Nhật Bản
Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất
khẩu của công ty ở thị trường Nhật Bản
Đề tài được thực hiện từ ngày 19 tháng 08 năm 2013 đến ngày 25 tháng
11 năm 2013 và dựa trên số liệu được thu thập tại phòng kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ về hoạt động xuất khẩu của công ty sang Nhật Bản trong thời gian gần đây là: 2010,
2011, 2012 và sáu tháng đầu năm 2013
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Các sản phẩm xuất khẩu của công ty bao gồm tôm và cá tra
Trang 173
Thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là Nhật Bản
Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của công ty sang Nhật Bản
Trang 18Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hóa hay dịch vụ được sản xuất ở một công ty trong một đất nước sang nước khác Theo điều 28, mục 1, chương 2 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 định nghĩa: “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”
2.1.1.2 Phân loại
Có hai hình thức xuất khẩu, đó là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là hình thức doanh nghiệp xuất khẩu tự mình lo mọi
việc để bán trực tiếp sản phẩm (dịch vụ) của mình ra nước ngoài Trực tiếp xuất khẩu giúp doanh nghiệp kiểm soát được nhiều hơn tiến trình xuất khẩu;
có thể đem lại lợi nhuận nhiều hơn; tạo lập mối quan hệ chặt chẽ hơn với khách hàng nước ngoài Nhưng việc xuất khẩu trực tiếp này khiến cho doanh nghiệp tốn nhiều thời gian, nhân sự và sử dụng nhiều nguồn lực hơn xuất khẩu gián tiếp; dễ bị thất bại nếu không am hiểu thị trường, am hiểu nhu cầu khách hàng
Xuất khẩu gián tiếp là hình thức xuất khẩu không đòi hỏi sự tiếp xúc trực
tiếp giữa người mua hàng nước ngoài và người sản xuất trong nước Người sản xuất trong nước thông qua bên thứ ba (trung gian) để bán sản phẩm của mình ra nước ngoài Bằng hình thức xuất khẩu gián tiếp này, doanh nghiệp có thể tránh được những rắc rối và rủi ro mà xuất khẩu trực tiếp gặp phải Bù lại, lợi nhuận sẽ giảm một phần vì chi phí cho các trung gian; không có mối quan
Trang 19cả hàng hóa vô hình với tỷ trọng ngày càng lớn
2.1.1.3 Vai trò xuất khẩu
a) Đối với nền kinh tế quốc dân
Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Nhờ hoạt động xuất khẩu có thể tranh thủ tối đa kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của nước ngoài nhằm thúc đẩy hàng hóa trong nước phát triển, giả quyết việc làm cho người lao động, đưa nền kinh tế Việt Nam từng bước hòa nhập với nền kinh tế thế giới
Có xuất khẩu mới phục vụ và thúc đẩy sản xuất phát triển, cải thiện đời sống nhân dân Giữa sản xuất và xuất khẩu có mối liên hệ chặt chẽ, quy mô và tốc độ phát triển của xuất khẩu do trình độ phát triển của sản xuất quy định Việc xuất khẩu những sản phẩm do trong nước sản xuất ra có ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đến đời sống của nhân dân, tăng thu nhập quốc dân
Xuất khẩu góp phần phục vụ tốt đường lối mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài của Đảng và Nhà nước Đẩy mạnh xuất khẩu là hướng phát triển tất yếu mang tính chiến lược để xây dựng một đất nước phát triển phồn thịnh
b) Đối với các doanh nghiệp
Ngày nay, xuất khẩu là xu hướng chung cho tất cả các quốc gia và các doanh nghiệp, việc xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ra nước ngoài đem lại cho doanh nghiệp các lợi ích sau:
Xuất khẩu tạo điều kiện cho doanh nghiệp có cơ hội mở rộng thị trường,
mở rộng quan hệ kinh doanh với các bạn hàng trong và ngoài nước trên cơ sở hai bên cùng có lợi, tăng doanh số và lợi nhuận, đồng thời phân tán và chia sẻ rủi ro, mất mát trong hoạt động kinh doanh, tăng cường uy tín kinh doanh của doanh nghiệp
Thông qua hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia cạnh tranh trên thị trường thế giới Qua đó, có điều kiện tiếp thu, phát triển các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến
Trang 20Thị trường là nơi mà người mua và người bán tìm đến với nhau thông qua trao đổi thăm dò, tiếp xúc để nhận lấy lời giải đáp mà mỗi bên cần biết Các doanh nghiệp thông qua thị trường mà tìm cách giải quyết các vấn
đề sau:
Phải sản xuất loại hàng gì? Cho ai?
Số lượng bao nhiêu?
Mẫu mã, kiểu cách, chất lượng như thế nào?
Người tiêu dùng biết được:
Ai sẽ đáp ứng nhu cầu của mình?
Nhu cầu được thỏa mãn như thế nào?
Khả năng thanh toán ra sao?
Tất cả những câu hỏi trên chỉ có thể được trả lời chính xác thông qua thị trường Trong công tác quản lý kinh tế, xây dựng kế hoạch mà không dựa vào thị trường để tính toán và kiểm chứng số cung – cầu thì kế hoạch sẽ không có
cơ sở khoa học và mất phương hướng, mất cân đối Ngược lại, việc tổ chức và
mở rộng thị trường mà thoát ly khỏi sự điều tiết của công cụ kế hoạch thì tất yếu sẽ dẫn đến sự mất cân đối trong hoạt động kinh doanh
2.1.2.2 Vai trò
Trong nền kinh tế thị trường, thị trường tiêu thụ sản phẩm nói chung có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của sản xuất kinh doanh của ngành và doanh nghiệp Thị trường tiêu thụ sản phẩm là cầu nối giữa sản xuất
và tiêu dùng Vì vậy, nó có tác động đến nhiều mặt hàng của quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Qua thị trường, có thể biết được sự phân phối các nguồn lực sản xuất thông qua hệ thống giá cả Trên thị trường, giá cả hàng hóa
về tư liệu sản xuất, các nguồn lực về tư liệu sản xuất, sức lao động,… luôn biến động nhằm đảm bảo các nguồn lực giới hạn này được sử dụng để sản
Trang 217
xuất đúng hàng hóa, dịch vụ mà xã hội có nhu cầu Thị trường là khách quan
do đó từng doanh nghiệp không có khả năng làm thay đổi thị trường Nó phải dựa trên cơ sở nhận biết về nhu cầu xã hội và thế mạnh kinh doanh của mình
mà có phương án kinh doanh phù hợp với thay đổi của thị trường
Thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản có vai trò quyết định đến việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa ngày càng cao Thị trường sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản ngày càng có vai trò quan trọng để kiểm nghiệm và chứng minh tính đúng đắn của các chủ trương, chính sách và biện pháp phát triển sản xuất, kinh doanh của các cơ quan nhà nước và các nhà sản xuất
2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu
2.1.3.1 Quy chế và chính sách của thị trường xuất khẩu
Thuế quan: thuế quan là một khoảng tiền mà người chủ hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu hoặc quá cảng phải nộp cho hải quan là cơ quan đại diện cho nước chủ nhà Kết quả của thuế quan là làm tăng chi phí của việc đưa hàng hóa đến một nước
Hạn ngạch nhập khẩu: hạn ngạch nhập khẩu là số lượng hàng hóa hoặc
giá trị hàng hóa mà Chính phủ một nước quy định nhập khẩu nói chung hoặc
từ một quốc gia cụ thể nào đó trong một thời gian nhất định, thường là một năm
Hạn ngạch tuyệt đối: giới hạn tối đa về số lượng hoặc về giá trị hàng hóa
được phép nhập khẩu nói chung hoặc từ một quốc gia cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định
Hạn ngạch thuế quan: giới hạn tối đa về số lượng hoặc về giá trị hàng
hóa được phép nhập khẩu được hưởng thuế quan ưu đãi, nếu số lượng hoặc giá trị hàng hóa vượt qua ngưỡng tối đa này sẽ phải chịu mức thuế quan cao Thông thường những hạn ngạch này được áp dụng bằng cách cấp giấy phép cho một công ty hay cá nhân Khi hạn ngạch quy định cho cả mặt hàng
và thị trường thì hàng hóa đó chỉ được nhập khẩu từ thị trường với tổng số lượng và thời gian đã quy định
Hạn chế xuất khẩu tự nguyện: hạn chế xuất khẩu tự nguyện (Voluntary
Export Restraints – VERs) là một biến thể của hạn ngạch nhập khẩu do nước xuất khẩu đặt ra Hạn chế xuất khẩu tự nguyện có những lợi thế chính trị và pháp lý nhất định, nên trong những năm gần đây chúng trở thành những công
cụ được ưa dùng trong chính sách ngoại thương
Trang 228
Chống bán phá giá trong thương mại quốc tế: một sản phẩm được coi
là “phá giá” nếu giá xuất khẩu thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm đó
ở nước xuất khẩu
Biên độ bán phá giá (BĐBPG) tính như sau:
Giá trị thông thường – Giá xuất khẩu
BĐBPG =
Giá xuất khẩu
Nếu BĐBPG > 0 thì được coi là có bán phá giá
Hàng rào kỹ thuật về tiêu chuẩn công nghệ, lao động, về vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường,…: vận dụng Hiệp định về các hàng rào kỹ
thuật đối với thương mại (Technical Barriers to Trade – TBT) và “Những
ngoại lệ chung” trong WTO, các nước còn đưa ra những tiêu chuẩn mà có thể hàng hóa sản xuất nội địa dễ dàng đáp ứng hơn hàng hóa nhập khẩu, như các quy định về công nghệ, quy trình sản xuất, về vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo
vệ môi trường,…
2.1.3.2 Các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu
a Yếu tố bên trong
Thị trường nguyên liệu: là nơi diễn ra hoạt động mua bán nguyên liệu đầu vào, cung cấp cho các doanh nghiệp nguyên liệu để sản xuất sản phẩm
Nguồn nhân lực: là nguồn lực con người của những tổ chức (với quy
mô, loại hình, chức năng khác nhau) có khả năng và tiềm năng tham gia vào quá trình phát triển của tổ chức cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, khu vực và thế giới Trình độ chuyên môn, năng lực làm việc của mỗi thành viên trong doanh nghiệp là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh Khi nói về tiềm lực trong doanh nghiệp thì nhân tố con người là quan trọng nhất, vì trong hoạt động xuất khẩu khi nghiên cứu thị trường, tìm kiếm nguồn hàng, khách hàng đến công tác giao dịch đàm phán ký kết và thực hiện hợp đồng nếu được thực hiện bởi những cán bộ nhanh nhạy, năng động, có trình độ chuyên môn cao thì chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao
Công nghệ sản xuất: là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện tiên tiến dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm Thông qua công nghệ sản xuất có thể thấy được khả năng áp dụng tiến
bộ khoa học công nghệ của doanh nghiệp Những tiến bộ đó tác động trực tiếp
(2.1)
Trang 239
đến chất lượng hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp, đồng thời thể hiện khả năng phục vụ của doanh nghiệp đối với khách hàng
b Yếu tố bên ngoài
Đối thủ cạnh tranh: là những doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động sản xuất kinh doanh trong cùng loại sản phẩm hoặc những sản phẩm tương tự có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty Đối thủ cạnh tranh gồm có đối thủ cạnh tranh hiện tại, đối thủ cạnh tranh tương lai, đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp
Nhân tố chính trị - pháp luật trong và ngoài nước: đây là nhân tố hoàn toàn khách quan đối với doanh nghiệp Các nhà xuất khẩu luôn chú ý đến các yếu tố về chính trị và pháp luật như các quy định của nhà nước đối với hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, các hiệp định thương mại mà quốc gia tham gia, các quy định nhập khẩu hàng hóa của quốc gia mà mình tham gia hoạt động xuất khẩu cùng với các vấn đề pháp lý và tập quán quốc tế có liên quan tới xuất khẩu như luật bảo hiểm quốc tế, luật vận tải quốc tế, các quy định về giao nhận ngoại thương,…
Tỷ giá hối đoái: là giá cả của một đơn vị tiền tệ của một nước được biểu hiện bằng số lượng đơn vị tiền tệ của nước khác hay là bằng số lượng ngoại tệ nhận được khi đổi một đơn vị nội tệ hoặc bằng số lượng nội tệ nhận được khi đổi một đơn vị ngoại tệ Căn cứ vào ý nghĩa và tác động, tỷ giá hối đoái được chia làm ba loại, đó là tỷ giá hối đoái danh nghĩa, tỷ giá hối đoái thực và tỷ giá hối đoái ngang giá sức mua Trong đó, tỷ giá hối đoái danh nghĩa được sử dụng phổ biến trong các hợp đồng mua bán thương mại, thanh toán tín dụng và là mức tỷ giá được sử dụng trong việc phân tích tác động của
tỷ giá đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia, cũng như khu vực và toàn bộ nền kinh tế thế giới
2.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình xuất khẩu
2.1.4.1 Khái niệm doanh thu và phân tích doanh thu
Doanh thu
Doanh thu là toàn bộ số tiền thu được do tiêu thụ sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp trên thị trường Đây là chỉ tiêu tài chính quan trọng đối với doanh nghiệp và cả đối với nền kinh tế quốc gia
Có hai loại doanh thu: doanh thu từ bán hàng và doanh thu từ tiêu thụ khác (hay từ các hoạt động khác)
Trang 2410
Doanh thu từ bán hàng: doanh thu về bán sản phẩm thuộc những hoạt
động sản xuất kinh doanh chính và doanh thu về dịch vụ cho khách hàng thuộc chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Doanh thu bán hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn bộ doanh thu của doanh nghiệp Doanh thu bán hàng phụ thuộc vào số lượng sản phẩm tiêu thụ hoặc dịch
vụ cung ứng và giá bán đơn vị sản phẩm
1
) ( (2.2) Trong đó:
DT: là doanh thu bán hàng kỳ kế hoạch
Stt: là số lượng tiêu thụ của từng loại hoặc dịch vụ cung ứng của từng loại trong kỳ kế hoạch
Gi: giá bán đơn vị sản phẩm
i: loại sản phẩm tiêu thụ hoặc dịch vụ cung ứng
Doanh thu từ tiêu thụ khác (hay từ các hoạt động khác) bao gồm:
Thu nhập từ các hoạt động thuộc các nghiệp vụ tài chính như: thu về tiền gởi ngân hàng, lãi về tiền cho vay các đơn vị và các tổ chức khác Doanh thu do liên doanh, liên kết mang lại
Thu nhập từ đầu tư cổ phiếu, trái phiếu
Thu nhập bất thường như thu tiền phạt, tiền bồi thường, nợ khó đòi đã chuyển vào thiệt hại
Thu nhập từ các hoạt động khác như: thu về thanh lý, nhượng bán về tài sản cố định, giá trị các vật tư, tài sản thừa trong sản xuất, thu từ bán bản quyền phát minh, sáng kiến, tiêu thụ những sản phẩm chế biến từ phế liệu, phế phẩm
2.1.4.2 Chi phí
Chi phí là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh doanh nhất định Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp để mang về doanh thu và lợi nhuận Chi phí có các loại như sau:
Giá vốn hàng bán: là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí của doanh nghiệp để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định
Trang 2511
Chi phí bán hàng: gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng, tiếp thị, đóng gói sản phẩm, bảo quản, khấu hao tài sản cố định, bao
bì, chi phí vật liệu, chi phí mua ngoài, quảng cáo,…
Chi phí quản lý doanh nghiệp: là những chi phí chỉ ra có liên quan đến việc tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh Chi phí quản
lý bao gồm nhiều loại, gồm có chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu, dụng
cụ, khấu hao Đây là những khoản chi phí mang tính chất cố định, nên có khoản chi nào không bình thường cần xem xét nguyên nhân cụ thể
Là chỉ tiêu phản ánh kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp
Là nguồn vốn cơ bản để tái đầu tư
Là đòn bẩy tài chính hữu hiệu thúc đẩy mọi hoạt động sản xuất
Phương pháp xác định lợi nhuận
P = DTT – ( Zsxtt + CPBH +CPQL) Trong đó:
P: là tổng lợi nhuận hay còn gọi là lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp
DTT: doanh thu thuần
Zsxtt: giá thành sản xuất hay gía vốn hàng bán ra
CPBH: chi phí bán hàng
CPQL: chi phí quản lý
2.1.5 Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu
Luận văn “Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của công ty TNHH Cafish” của tác giả Hứa Hồng Thắm khóa 33 Trường Đại học Cần Thơ Đề tài
đã phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty theo cơ cấu sản phẩm, theo từng thị trường bằng phương pháp thống kê, phương pháp so sánh để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích qua các năm Đồng
(2.3)
Trang 2612
thời tác giả phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu thủy sản của công ty Từ đó, dùng ma trận SWOT để đưa ra điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội và thách thức đối với công ty và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu của công ty trong những năm tới Tuy nhiên, đề tài chưa cho thấy được giá bán và sản lượng xuất khẩu có ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của công ty
Luận văn “Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty Hải sản 404” của tác giả Trần Thị Mai khóa 33 Trường Đại học Cần Thơ Đề tài phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty theo hình thức xuất khẩu, mặt hàng xuất khẩu, thị trường, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu Tác giả đã sử dụng các phương pháp phân tích số tương đối, tính số trung bình, so sánh, thay thế liên hoàn để đánh giá mức độ ảnh hưởng của nhân tố sản lượng và đơn giá đến kim ngạch xuất khẩu của công ty thông qua mặt hàng chả cá surimi và cá tra phi lê Bên cạnh đó tác giả sử dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter để đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty, kết hợp với ma trận SWOT tổng hợp điểm mạnh, điểm yếu cũng như những cơ hội mà công ty
sẽ nhận được và cả những thách thức mà công ty phải đối mặt trong thời gian tới Từ đó, đề xuất những giải pháp thích hợp giúp công ty và ngành thủy sản Việt Nam đạt hiệu quả cao hơn trong hoạt động xuất khẩu thủy sản Tuy tác giả đã đưa ra nhiều giải pháp nhưng chưa tập trung vào một giải pháp cụ thể nào
Luận văn “Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty TNHH thủy sản Phương Đông” do Trần Thanh Nam khóa 33 Trường Đại học Cần Thơ thực hiện Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá tình hình xuất khẩu của công ty, bao gồm đánh giá về sản lượng, doanh thu, lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu Trên cơ sở đó, tác giả phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty và đưa ra giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cho công ty Trong đề tài này, tác giả chưa phân tích kỹ về đối thủ cạnh tranh và những khó khăn mà công ty đang đối mặt, làm
cho kết quả phân tích chưa được sâu sắc
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp đươc thu thập từ Phòng kinh doanh của công ty bao gồm: Báo cáo xuất nhập khẩu hàng hóa, Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Ngoài ra, số liệu của đề tài còn được
Trang 2713
thu thập từ sách, báo, tạp chí và nguồn Internet nhằm phục vụ cho bài nghiên
cứu
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
a) Đối với mục tiêu 1
Sử dụng phương pháp so sánh và thống kê mô tả để thấy được sự biến động về giá trị, sản lượng, cơ cấu của mặt hàng thủy sản tại thị trường Nhật Bản
Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh được sử dụng trong đề tài nhằm xác định xu hướng
và mức độ biến động về hoạt động xuất khẩu của công ty bằng cách dựa vào một chỉ tiêu cơ sở
Điều kiện áp dụng phương pháp so sánh: Các chỉ tiêu phải phù hợp với yếu tố thời gian và không gian
Phương pháp so sánh gồm hai phương pháp: phương pháp so sánh tương đối và phương pháp so sánh tuyệt đối
Phương pháp so sánh tương đối
Là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc
để thể hiện mức độ hoàn thành kế hoạch hoặc tỷ lệ của các số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng
Phương pháp so sánh tuyệt đối
Là hiệu số của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc
Số tuyệt đối là mức độ biểu hiện quy mô, khối lượng giá trị của một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian, địa điểm cụ thể Nó có thể tính bằng thước
đo hiện vật, giá trị, giờ công Số tuyệt đối là cơ sở để tính các trị số khác
(2.4)
Trang 2814
0
1 F F
Trong đó:
F
: trị số chênh lệch giữa hai kỳ
F1: chỉ tiêu kỳ phân tích
F0:chỉ tiêu kỳ gốc
So sánh số tuyệt đối của các chỉ tiêu kinh tế giữa kỳ kế hoạch và thực
tế, giữa những khoảng thời gian khác nhau, không gian khác nhau… để thấy được mức độ hoàn thành kế hoạch, quy mô phát triển… của chỉ tiêu kinh tế nào đó
Phương pháp thống kê mô tả
Là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liêu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế bằng cách rút ra những kết luận dựa trên số liệu
và thông tin thu thập
b) Đối với mục tiêu 2
Sử dụng phương pháp so sánh và thống kê mô tả để phân tích các nhân
tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của công ty
c) Đối với mục tiêu 3
Từ thực tiễn kết hợp với phân tích SWOT, từ đó đề ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty
Ma trận SWOT ( điểm mạnh – điểm yếu – cơ hội – đe dọa)
Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với các tổ chức kinh doanh SWOT cung cấp công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty SWOT được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ thông qua sự liên kết từng cặp của bốn yếu tố trong mô hình Mối liên hệ giữa SWOT được thể hiện như sau:
(2.5)
Trang 2915
Bảng 2.1: Ma trận SWOT
SWOT
Cơ hội (O)
Liệt kê các cơ hội
cơ hội
Các chiến lược ST
Sử dụng những điểm mạnh để tránh các mối
Các chiến lược WT
Tối thiểu hóa các điểm yếu và tránh các mối đe dọa
Nguồn:Giáo trình Quản trị chiến lược, 2013 Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ
Các chiến lược điểm mạnh – cơ hội (SO): Các chiến lược này nhằm sử dụng những điểm mạnh bên trong của công ty để tận dụng những cơ hội bên ngoài
Các chiến lược điểm yếu – cơ hội (WO): Các ciến lược này nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong của công ty để tận dụng những cơ hội bên ngoài
Các chiến lược điểm mạnh – đe dọa (ST): Các chiến lược này sử dụng các điểm mạnh của công ty để tránh khỏi hay giảm đi ảnh hưởng của những mối đe dọa bên ngoài
Các chiến lược điểm yếu – đe dọa (WT): Các chiến lược này nhằm giảm
đi những điểm yếu bên trong và tránh khỏi những mối đe dọa từ bên ngoài
Trang 3016
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CASFISH
3.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CAFISH
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty TNHH xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (Cafish) tiền thân là
Xí nghiệp hợp tác kinh doanh xuất nhập khẩu Cần Thơ, được thành lập vào tháng 5 năm 2007, là đơn vị trực thuộc Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (CASEAMEX) và công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An (LAFOCO) chuyên chế biến sản phẩm thủy sản xuất khẩu
Ngày 20 tháng 02 năm 2008, được sự cho phép của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ và Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An, Xí nghiệp hợp tác kinh doanh xuất nhập khẩu Cần Thơ chính thức chuyển đổi pháp nhân và lấy tên là Công ty TNHH xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (Cafish)
Một số thông tin về công ty
Tên: Công ty TNHH xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ
Tên giao dịch tiếng Anh: Can Tho Import Export fishery limited company (CAFISH VIETNAM)
Địa chỉ: Lô 4 khu công nghiệp Trà Nóc 1, Q Bình Thủy, TP Cần Thơ
Điện thoại: 0710 3743 865
Fax: 0710 3743 869
Email: cafishvn@vnn.vn , cafishvn1@vnn.vn, cafishvn2@vnn.vn
Website: www.cafish.com.vn
3.1.2 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty
Lĩnh vực kinh doanh của công ty là sản xuất và kinh doanh, gồm các ngành nghề sau:
Kinh doanh, xuất nhập khẩu, sản xuất và gia công: các mặt hàng nông, thuỷ hải sản và thực phẩm
Nuôi trồng thuỷ hải sản
Trang 3117
Kinh doanh và chế biến thức ăn gia súc
Kinh doanh và chế biến phế liệu, phế phẩm thuỷ sản
Cho thuê kho lạnh bảo quản các mặt hàng nông, thuỷ hải sản, thực
phẩm
3.1.3 Cơ cấu tổ chức
Nguồn: Phòng tổ chức hành chánh – Công ty Cafish, 2012
Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức của công ty Cafish
Nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ phận
Ban giám đốc gồm có một giám đốc và ba phó giám đốc
Giám đốc
Là người có quyền điều hành cao nhất tại công ty, quản lý điều hành toàn bộ hoạt động của công ty Đưa ra kế hoạch kinh doanh của công ty Là đối tác với công ty nước ngoài để ký kết hợp đồng kinh tế, là người chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật và trước toàn bộ nhân viên của mình
Phó giám đốc tài chính
Thay mặt Giám đốc giải quyết các vấn đề liên quan đến tài chính Quản
lý và sử dụng vốn có hiệu quả Tham mưu cho giám đốc về các hoạt động sử dụng vốn, tài sản, vật tư và giá thành sản phẩm
Giám đốc
Phó giám đốc
tài chính
Phó giám đốc nhân sự
Tổ cung ứng
Quản đốc
Tổ điện máy
Phòng
kỹ thuật
Trang 32Phòng kế toán
Phòng kế toán tài vụ do kế toán trưởng lãnh đạo, thực hiện nhiệm vụ pháp lệnh về thống kê tài sản, kế toán trong sản xuất kinh doanh dể đảm bảo vốn cho quá trình sản xuất, tình hình thu chi,… cuối kỳ lập báo cáo quyết toán, báo cáo tổng hợp để báo cáo với cơ quan cấp trên và chịu trách nhiệm trước báo cáo của mình
Phòng kinh doanh
Tham mưu đề xuất các hoạt động kinh doanh cho Giám đốc Theo dõi, kiểm tra các hoạt động liên quan thực hiện các hợp đồng và đơn hàng đã ký Liên hệ Hải quan và các cơ quan chức năng mời họ giám sát container để hàng Giao dịch với khách hàng về các vấn đề phát sinh xoay quanh các hợp đồng đang thực hiện và đưa ra các biện pháp giải thích
Phòng tổ chức hành chính
Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ của cán bộ nhân viên Quản lý nhân sự, thực hiện các chế độ chính sách, tổng hợp thi đua khen thưởng Giải quyết công việc văn thư, lưu trữ công văn, tài liệu của công
ty Phân tích tình hình hoạt động của công ty, phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty
Tổ cung ứng
Chịu trách nhiệm về thu mua, bảo quản tiếp nhận nguyên liệu cung cấp cho hoạt động sản xuất của công ty
Quản đốc
Tổ chức sản xuất theo sự chỉ đạo của Ban Giám đốc Chịu trách nhiệm
tổ chức thực hiện các qui phạm về sản xuất và vệ sinh các phân xưởng
Trang 3319
Tổ điện máy
Tham mưu cho Giám đốc về tình hình hoạt động và sử dụng máy móc, thiết bị của công ty Chịu trách nhiệm về tình hình hoạt động của toàn bộ các máy móc, thiết bị của công ty
Phòng kỹ thuật
Giám sát và chiu trách nhiệm về chương trình quản lý chất lượng HACCP Liên hệ với cơ quan chức năng kiểm tra chất lượng hàng hóa trước khi xuất hàng Kiểm tra việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện lấy mẫu kiểm tra kháng sinh, vi sinh, kiểm tra vệ sinh công nghiệp, bán thành phẩm ở từng công đoạn
3.2 MỤC TIÊU, CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÕ CỦA CÔNG TY
3.2.1 Mục tiêu
Để tồn tại và phát triển lâu dài, mỗi công ty đều phải không ngừng phấn đấu, cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, Công ty Cafish cũng không ngoại lệ Để có thể đứng vững trên thị trường, công ty đã đưa ra những định hướng phát triển của mình, cụ thể như sau:
Khách hàng là thượng đế
Doanh nghiệp là một cơ sở mang tính cộng đồng
Lợi nhuận và những phần thưởng là thước đo cho sự đóng góp xã hội Cạnh tranh mang tính lành mạnh để cùng tồn tại và phát triển
Đối với nhân viên trong công ty thì càng nâng cao chất lượng cuộc sống
3.2.2 Chức năng
Công ty Cafish có ba chức năng chủ yếu
Thứ nhất: chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu
Thứ hai: thực hiện gia công chế biến theo đơn vị ngành
Thứ ba: công ty là đơn vị ủy thác cho các đơn vị xuất khẩu khác
3.2.3 Vai trò
Thông qua xuất khẩu mang ngoại tệ về cho đất nước
Thu hút lực lượng lao động, góp phần giải quyết việc làm Đồng thời cũng góp phần phát triển ngành thủy sản của đất nước
Trang 34về cả quy mô và chất lƣợng Sản phẩm của công ty chủ yếu đƣợc chế biến từ tôm và cá
Nguồn: Phòng kinh doanh – Công ty Cafish
Hình 3.2 Sản phẩm của công ty Cafish
3.3.1.1 Sản phẩm tôm đông lạnh
Các sản phẩm chế biến từ tôm là sản phẩm chính của công ty với nguyên liệu đƣợc cung cấp từ các vùng nuôi tôm lớn của vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhƣ: Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bến Tre, Trà Vinh,…
Có hai loại sản phẩm tôm: các sản phẩm sơ chế và sản phẩm giá trị gia tăng, với nguyên liệu chủ yếu từ là tôm sú và tôm thẻ chân trắng
Sản phẩm
Cá tra cắt miếng Tôm HOSO
Tôm PD, PUD
Tôm PTO
NOBASHI Tôm HLSO
SUSHI
Trang 3521
Sản phẩm tôm sơ chế
Sản phẩm tôm sơ chế có các mặt hàng chính là HOSO (gồm có tôm sơ chế, tôm đông block, tôm đông IQF), HLSO (bao gồm tôm xẻ bướm, tôm lột
vỏ để đuôi PTO) Ngoài ra, còn có tôm thịt và tôm PTO
- HOSO (Head no shell – on shrimp): tôm còn nguyên hình dạng được làm sạch rồi đông lạnh theo các dạng block (đông block là tạo nguyên khối tôm có trọng lượng lớn tùy theo yêu cầu của khách hàng, thường là 2 kg) hoặc IQF (cấp đông rời tạo thành từng miếng tôm đông rời)
- HLSO (Headless shell – on): tôm bỏ đầu, phần vỏ của thân và đuôi để nguyên Thường được gọi là tôm vỏ, hình thức chế biến là con tôm được bỏ đầu Trong nhóm tôm vỏ được chia làm hai loại:
+ Tôm xẻ bướm (Butterfly – cut): là tôm được cắt thành hai từ lưng và phần thịt bụng được giữ lại để giữ chắc phần thịt đã cắt, sau đó tôm được mở
ra như hình cánh bướm
+ Tôm lột dễ (Easy Peel): con tôm được cắt một đường từ đốt 1 đến đốt
5 nhằm giúp người dùng dễ lột vỏ
- Tôm thịt gồm hai loại: tôm PD (Peeled and deveined shrimp) là tôm lột
vỏ, lấy chỉ; và loại PUD (Peeled undeveined shrimp) là tôm lột vỏ không rút chỉ
- Tôm PTO (Peeled tail – on): tôm lột vỏ, chừa đuôi, đuôi được tính từ đốt thứ 6 đến phần cánh đuôi của tôm
Sản phẩm giá trị gia tăng
- SUSHI: tôm sushi được lấy theo tiếng Nhật, đây là loại tôm hấp, được chế biến theo quy cách của khách hàng Nhật Bản Là loại tôm được hấp lúc còn vỏ sau đó được cắt đuôi ra như xẻ bướm rồi lột vỏ và tạo hình tôm theo yêu cầu của khách hàng
- NOBASHI: là tôm PTO được chế biến theo quy cách của khách hàng Nhật Bản Theo phương thức được kéo dãn ra, tuy nhiên trước khi kéo dãn tôm phải thực hiện một số lằn cắt ở bụng tôm hoặc hai bên hông tôm, đuôi được xử lý bằng cách cạo hay cắt theo hình khách hàng yêu cầu
Trang 3723
Nguồn: Phòng kinh doanh – Công ty Cafish
Hình 3.4 Quy trình chế biến sản phẩm của Công ty Cafish
Nguyên liệu
Sơ chế thô
Phân cỡ, phân loại
Cân lô, lên list hàng bán
Điều phối theo kế hoạch sản xuất
Cấp đông (tủ đông)
T= -40 đến -350C Luộc Ebi - fry Nobashi Tempura
Cấp đông (Băng chuyền) T= -40 đến -350C Đóng gói
Đóng gói
Kho trữ đông thành phẩm
Vận chuyển đường bộ T= -40 đến -180C
Vận chuyển Container T= -40 đến -180C
Thị trường xuất khẩu
Trang 3824
Trong khâu tiếp nhận nguyên liệu, tiến hành kiểm tra kích cỡ các loại
và trọng lượng tại địa điểm thu mua Nguyên liệu tôm, cá nào đến trước thì mua trước, ưu tiên tôm, cá có chất lượng cao như cá nguyên con, tôm nguyên con còn vỏ Nước được sử dụng để rửa tôm, cá là nước sạch được làm mát Tôm, cá kém chất lượng được tách riêng và ghi tỷ lệ, kích cỡ
Nguyên liệu sau khi sơ chế thô, một phần sẽ được dự trữ lại và phần còn lại sẽ tiến hành chế biến theo kế hoạch sản xuất của công ty
3.4 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
3.4.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Cafish
Kết quả hoạt động kinh doanh là thước đo thể hiện năng lực tài chính của công ty, đồng thời phản ánh hiệu quả sử dụng các nguồn lực của công ty để đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cho công ty
Trong những năm 2010 – 2012, hoạt động kinh doanh của công ty Cafish chưa thực sự mang lại hiệu quả, cụ thể được thể hiện trong bảng báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh của công ty như sau:
Trang 39Tổng chi phí 546.695,29 723.755,42 658.584,34 177.060,13 32,38 (65.171,08) (9,00) Lợi nhuận trước thuế 11.788,13 8.005,61 1.689,59 (3.782,52) (32,09) (6.316,02) (78,89) Lợi nhuận sau thuế 10.019,92 7.561,78 1.579,65 (2.458,14) (24,53) (5.982,13) (79,11)
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh – Phòng kinh doanh Công ty Cafish