1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÌM HIỂU NHỮNG HỆ THỒNG CANH TÁC CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI KINH VÀ ÊĐÊ TẠI XÃ EASÔ THUỘC KHU BẢO TỒN EASÔ HUYỆN EAKAR TỈNH ĐĂKLĂK

71 191 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 1,88 MB

Nội dung

Trong bối cảnh trên, Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Tìm hiểu những hệ thống canh tác chính của cộng đồng người dân tộc Êđê và người kinh ở xã Easô huyện Eakar thuộc khu bảo tồn th

Trang 1

KHOA LÂM NGHIỆP

NGUYỄN PHƯỚC THẾ

TÌM HIỂU NHỮNG HỆ THỒNG CANH TÁC CỦA CỘNG

ĐỒNG NGƯỜI KINH VÀ ÊĐÊ TẠI XÃ EASÔ

THUỘC KHU BẢO TỒN EASÔ HUYỆN

EAKAR TỈNH ĐĂKLĂK

LUẬN VĂN CUỐI KHÓA KỸ SƯ CHUYÊN NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 7/2007

Trang 2

KHOA LÂM NGHIỆP

TÌM HIỂU NHỮNG HỆ THỒNG CANH TÁC CỦA CỘNG

ĐỒNG NGƯỜI KINH VÀ ÊĐÊ TẠI XÃ EASÔ

THUỘC KHU BẢO TỒN EASÔ HUYỆN

Trang 3

Tôi xin chân thành cảm ơn:

_ Quý thầy cô giáo trong trường đại học nông lâm thành phố hồ chí minh _ Quý thầy cô giáo trong khoa lâm nghiệp đã dạy dỗ trong thời gian theo học tại trường

_ Cô giáo Nguyễn Thị Mộng Trinh đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này

_ Toàn thể cán bộ công nhân viên chức tại UBND xã Easô và ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Easô đã giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình thu thập số liệu tại xã

Tôi xin tỏ lòng biết ơn tới ông bà bố mẹ và các bạn trong lớp lâm nghiệp 29

đã cổ vũ tinh thần cho tôi để hoàn tất tốt luận văn này

Trang 4

Study title “The examination main farming systems of Kinh, Ede

in Easo commune, be long to site Easo natural resource, Eakar district, Dacklak provine”

¾ Interviews some house hold by half_structure questionnaire

™ The data analist

¾ The data is analied by some software as world, excell

¾ Using SWOT (stengths, weaknesses, opprtunities, threats) analysis Some main finding study

¾ Kinh’s people have eleven main farming sytems:

¾ Monoculture: maize, green peas, sugar_cane, rice, forest trees, China squash

¾ Inserting plant: maize_green peas, forest trees_manioc,

cashew_China squash, fruits, vegetables

¾ Kinh’s farming systems take hight economic, plant structure

divesity, product aduden, plant is about product goods

¾ Ede’s people have nine main farming sytems:

¾ Monoculture: maize, green peas, sugar_cane, rice, China squash, upland rice

¾ Inserting plant: maize_green peas, cashew_China squash,

vegetables_upland rice

¾ Ede’s farming systems have plant structure divesty, product

abuden, plant is about seftproduct

Trang 5

Bảng 5.1: Phân loại hệ thống canh tác độc canh cây mía 19

Bảng 5.2: Giá các giống bí theo chất lượng 22

Bảng 5.3: Phân loại hệ thống canh tác độc canh cây bí đỏ 24

Bảng 5.4: Phân loại cây trồng hệ thống độc canh cây đậu xanh 24

Bảng 5.5: Phân loại cây trồng hệ thống độc canh cây bắp 26

Bảng 5.6: Phân loại cây trồng trong hệ thống canh tác lúa 28

Bảng 5.7: Phân loại cây trồng trong hệ thống canh tác cây lâm nghiệp 31

Bảng 5.8: Phân loại cây trồng hệ thống xen canh bí – điều 33

Bảng 5.9: Phân loại cây trồng hệ thống canh tác xen canh đậu – bắp 35

Bảng 5.10: Phân loại cây trồng hệ thống canh tác xen canh cây lâm nghiệp – khoai mì 37

Bảng 5.11: Bảng tổng hợp các hệ thống canh tác 40

Bảng 5.12: Phân loại hệ thống canh tác mía 41

Bảng 5.13: Phân loại hệ thống canh tác bí đỏ 43

Bảng 5.14: Phân loại hệ thống canh tác độc canh cây đậu xanh 43

Bảng 5.15: Phân loại hệ thống canh tác độc canh cây đắp 44

Bảng 5.16: Phân loại hệ thống canh tác độc canh cây lúa nước 44

Bảng 5.17: Các giống lúa rẫy của cộng đồng dân tộc Êđê 46

Bảng 5.18: Phân loại hệ thống canh tác lúa rẫy của cộng đồng dân tộc Êđê 46

Bảng 5.19: Phân loại hệ thống canh tác xen canh đậu – bắp 47

Bảng 5.20: Phân loại hệ thống canh tác xen canh điều – hoa màu 49

Bảng 5.21: Phân loại hệ thống canh tác xen canh lúa rẫy – hoa màu 51

Bảng 5.22: Bảng tổng hợp các hệ thống canh tác của cộng đồng dân tộc Êđê 52

Bảng 5.23: Bảng tổng hợp các hệ thống canh tác của hai cộng đồng dân tộc 53

Trang 6

Hình 5.1: Hệ thống canh tác độc canh cây mía 18

Hình 5.2: Hệ thống canh tác độc canh cây bí đỏ 20

Hình 5.3: Hệ thống canh tác độc canh cây bắp 23

Hình 5.4: Hệ thống canh tác lúa nước 26

Hình 5.5: Hệ thống canh tác cây lâm nghiệp 28

Hình 5.6: Hệ thống canh tác xen canh bí đỏ - điều 30

Hình 5.7: Hệ thống canh tác xen canh cây lâm nghiệp – khoai mì 35

Hình 5.8: Hệ thống canh tác xen canh cây ăn trái 36

Hình 5.9: Mô hình hệ thống canh tác xen canh lúa rẫy – hoa màu 51

Hình i.1: Bản đồ hành chính xã Easô ix

Hình i.2: Bản đồ tài nguyên thôn 7 v

Trang 7

Lời cảm ơn

Sumary

Danh sách các bảng i

Danh sách các hình ii

CHƯƠNG I: Đặt vấn đề 1

CHƯƠNG II: Tổng quan 3

II.1/ Khái niệm hệ thống canh tác 3

II.2/ Các hệ thống canh tác hiệu quả và bền vữn trên thế giới và Việt Nam 4

II.2.1/ Trên thế giới 4

II.2.2/ Ở Việt Nam 5

II.3/ Nghiên cứu các hệ thống canh tác 5

II.3.1/ Tìm hiểu hệ thống canh tác tại thôn Đạ Nhar, xã Quốc Oai, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng (luận văn tốt nghiệp cuối khóa – Trần Thị Thu Hằng) 6

II.3.2/ Tìm hiểu hệ thống canh tác của cộng đồng sống trong vùng đệm vườn quốc giaU Minh Thượng – Nghiên cứu điển hình tại ấp Minh Kiên, xã Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang (Luận văn tốt nghiệp cuối khóa _ Nguyễn Văn Dũng) 6

CHƯƠNG III: Địa điểm nghiên cứu – mục tiêu – giả thuyết 8

III.1/ Mục tiêu 8

III.2/ Giả thuyết 8

III.3/ Địa điểm nghiên cứu 8

III.3.1/ Điều kiện tự nhiên 8

III.3.2/ Đặc điểm kinh tế xã hội 11

CHƯƠNG IV: Nội dung và phương pháp nghiên cứu 14

IV.1/ Nội dung 14

IV.2/ Phương pháp nghiên cứu 14

Trang 8

V.1.1/ Các hệ thống canh tác độc canh 16

V.1.1.1/ Hệ thống canh tác mía 16

V.1.1.2/ Hệ thống canh tác bí 19

V.1.1.3/ Hệ thống canh tác đậu , bắp 22

V.1.1.4/ Hệ thống canh tác lúa nước 24

V.1.1.5/ Hệ thống canh tác cây lâm nghiệp 26

V.1.2 / Các hệ thống canh tác xen canh 28

V.1.2.1/ Hệ thống canh tác xen canh bí – điều 28

V.1.2.2/ Hệ thống canh tác xen canh bắp – đậu 31

V.1.2.3/ Hệ thống canh tác xen canh cây lâm nghiệp – khoai mì 33

V.1.2.4/ Hệ thống canh tác cây ăn trái – cây ăn trái 36

V.1.2.5/ Hệ thống canh tác vườn rau quả 36

V.1.3/ Thảo luận các kết quả về hệ thống canh tác của người kinh 36

V.2/ Hệ thống canh tác của cộng đồng dân tộc Êđê 37

V.2.1/ Các hệ thống canh tác độc canh 37

V.2.1.1/ Hệ thống canh tác mía 38

V.2.1.2/ Hệ thống canh tác bí 30

V.2.1.3/ Hệ thống canh tác bắp, đậu 42

V.2.1.4/ Hệ thống canh tác lúa nước 43

V.2.1.5/ Hệ thống canh tác độc canh lúa rẫy 44

V.2.2/ Các hệ thống canh tác xen canh 46

V.2.2.1/ Hệ thống canh tác xen canh đậu – bắp 46

V.2.2.2/ Hệ thống canh tác xen canh điều – hoa màu 47

V.2.2.3/ Hệ thống canh tác xen canh lúa rẫy – hoa màu – vườn rau 49

V.2.3 Thảo luận các kết quả về hệ thống canh tác của người Êđê 52

CHƯƠNG VI : Kết luận và kiến nghị 53

VI.1/ Kết luận 53

Trang 9

Bản đồ tài nguyên iv

Sơ đồ lát cắt v

Lịch thời vụ của cộng đồng dân tộc Êđê vi

Lịch thời vụ của cộng đồng dân tộc Kinh vii

Dòng lịch sử viii

Bản đồ hành chính xã Easô ix

Trang 10

Chương I ĐẶT VẤN ĐỀ

Với diện tích rừng tự nhiên lớn nhất cả nước, Đắclắk đang được xem là tỉnh có nhiều tiềm năng cho công tác nghiên cứu khoa học với những hệ sinh thái

đa dạng, phong phú, nhiều loài động thưc vật quý hiếm Không những vậy, đối với các cộng đồng dân cư sống gần rừng, rừng còn đóng góp một phần không nhỏ vào việc cải thiện đời sống vật chất cũng như tinh thần của họ [1]

Trong thời gian qua, dưới áp lực của tỉ lệ gia tăng dân số ngày càng nhanh cùng với sự di dân ồ ạt lên vùng cao đã làm cho diện tích rừng ngày càng thu hẹp, độ che phủ ngày càng thấp Chính điều này đã gây nên những biến đổi về mặt thời tiết và khí hậu theo chiều hướng ngày càng xấu đi làm ảnh hưởng đến các hệ thống canh tác tại địa phương cũng như tại các vùng lân cận [2]

Đứng trước thực trạng đó, các nhà lãnh đạo và các cơ quan quản lý tại tỉnh Đăklăk đang tìm kiếm các giải pháp nhằm cứu vãn những vùng rừng đang bị xâm hại nghiêm trọng Một trong các giải pháp được đưa ra đó là việc xây dựng các khu bảo tồn và các vườn quốc gia Các vườn quốc gia hay các khu bảo tồn này được xây dựng cũng không nằm ngoài mục đích nhằm bảo vệ sự đa dạng của

hệ sinh thái và bảo tồn nguồn gen của các loài động thực vật quý hiếm và Easô là một trong số đó

Với diện tích vùng đệm lên đến 35427 ha tưởng chừng đây là một vành đai hành lang chắc chắn giúp cho khu bảo tồn Easô tránh được những tác động từ phía con người [3] Nhưng theo điều tra khảo sát mới đây của chi cục kiểm lâm tỉnh Dắklắk cho thấy, tài nguyên rừng của khu bảo tồn vẫn đang giảm sút nghiêm trọng [4] Nguyên nhân chủ yếu được tìm thấy là do sự phụ thuộc của các cộng

Trang 11

[5] Trong đó chiếm diện tích lớn nhất (6673 ha) và dân cư đông nhất là xã

Easô Xã Easô là một xã nghèo, theo tiêu chí đánh giá xếp hạng khi triển khai dự

án 135 của chính phủ [6] có thành phần dân tộc đa dạng (14 dân tộc) đời sống phụ thuộc vào 2 nguồn thu nhập chính: (1) là từ năng suất của các hệ thống canh tác, (2) là sản phẩm lấy từ rừng Các nhà quản lý nhận thấy giữa hai nguồn thu nhập này có mối quan hệ rất mật thiết Giả thuyết được đặt ra là nếu thất thu từ các hệ thống canh tác sẽ dẫn đến việc gia tăng phụ thuộc vào các sản phẩm lấy từ rừng và ngược lại Do vậy, việc tìm kiếm một hệ thống canh tác hiệu quả về mặt kinh tế, bền vững về mặt sinh thái nhằm giảm đi sự phụ thuộc của các cộng đồng địa phương vào nguồn tài nguyên rừng đang giảm sút hiện đang là một câu hỏi lớn đối với các nhà quản lý khu bảo tồn

Trong bối cảnh trên, Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Tìm hiểu những

hệ thống canh tác chính của cộng đồng người dân tộc Êđê và người kinh ở xã Easô huyện Eakar thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Easô tỉnh Đăklăk” nhằm góp phần vào việc tìm kiếm một giải pháp cho việc bảo tồn tài nguyên rừng tại Easô theo hướng bền vững về mặt sinh thái và kinh tế

Trong khoảng thời gian và điều kiện cho phép, đề tài chỉ chú trọng đến việc mô tả chi tiết những hệ thống canh tác chính, cũng như đánh giá những mặt mạnh, yếu, cơ hội và nguy cơ của các hệ thống canh tác mà không đánh giá những hệ thống canh tác này về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường theo hướng chuyên sâu

Đề tài chỉ tiến hành trên 2 cộng đồng chính: Kinh, Êđê là 2 cộng đồng chiếm số dân cao nhất và hiện đang có sự tác động vào rừng lớn nhất

Trong khuôn khổ của nghiên cứu này, luận văn sẽ được chia thành 6

chương

***********

Trang 12

Chương II TỔNG QUAN

II.1/ Khái niệm về hệ thống canh tác:

Hệ thống canh tác là sự sắp xếp phối hợp duy nhất trong hoạt động năng động của nông hộ với điều kiện nhất định về môi trường vật lý, sinh học, kinh tế

và xã hội phù hợp với mục tiêu, sở thích và nguồn tài nguyên nông hộ những yếu

tố này phối hợp tác động đến sản phẩm làm ra và phương án sản xuất [7]

Theo Trần Đức Viên và Lê Trọng Cúc (1995) [8] hệ thống canh tác có đặc điểm sau:

¾ Ranh giới rõ rệt: nhận biết qua nơi bắt đầu và nơi kết thúc, ranh giới này có được là do các thành phần bên trong hệ thống canh tác phản ánh ra

¾ Các thành phần tạo nên hệ thống canh tác có quan hệ hỗ tương

Hệ thống nông trại – nông hộ

¾ Có mối quan hệ thứ bậc trong hệ thống canh tác

¾ Các thành phần trong hệ thống canh tác phải có cùng mục tiêu chung

đó là sử dụng nguồn tài nguyên (đất, nước, lao động, tiền vốn ) để sản xuất ra của cải vật chất để phục vụ cho nhu cầu con người và xã hội

Trang 13

¾ Thuộc tính của hệ thống canh tác, có 5 yếu tố được sử dụng để mô tả hay đánh giá một hệ thống canh tác

+ Khả năng sản xuất: khả năng sản xuất hoặc thu nhâp trên một đơn vị tài nguyên (đất, lao động )

+ Tính ổn định: mức độ khả năng sản xuất được duy trì theo thời gian đáp ứng với các biến động ở quy mô nhỏ về môi trường, điều kiện thời tiết, điều kiện kinh tế, thị trường

+ Tính bền vững: khả năng sản xuất một hệ thống dựa duy trì theo thời gian khi có những vấn đề bất lợi hoặc sự bất lợi xảy ra

+ Tính công bằng: sự phân bố sản phẩm hay lợi nhuận của hệ thống đến người tham gia quá trình sản xuất hoặc những người hưởng thụ trong cộng đồng như thế nào Hệ thống mang tính công bằng càng cao khi lương thực, thu nhập các nguồn tài nguyên hay các sản phẩm nông nghiêp được phân chia công bằng cho các thành viên của nông trại, làng xã, khu vực hay quốc gia

+ Lợi nhuận: khả năng mang lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất và

xã hội

II.2/ Các hệ thống canh tác hiệu quả, bền vững trên thế giới và ở Việt Nam:

II.2.1/ Trên thế giới:

+ Hệ thống canh tác ruộng bậc thang ở Philippin: đây là hệ thông canh tác duy nhất trên thế giới được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của thế giới.Ở vùng Banaue (Philippin) hệ thống rừng và lúa được trồng theo các tầng khác nhau tạo nên một phong cảnh nổi tiếng Tuy không dùng phân và thuốc trừ sâu nhưng năng suất lúa ở đây tương đối so sánh với các vùng đồng bằng Hệ thống canh tác ruộng bậc thang này đã tồn tại trên 2000 năm [9]

+ Hệ thống hưu canh của người Naalad, đảo Cebu, Phi Luật Tân Người Naalad sống ở một xã miền núi, canh tác chủ yếu trên đất dốc nên họ hiểu được

sự xuống cấp nhanh chóng của vùng đất này Chính vì vậy họ chia đất canh tác thành nhiều lô để thực hiện việc luân canh hoa màu và cây Keo Dậu để phục hồi đất Việc canh tác có thời gian từ 2 đến 4 năm tùy theo số lô luân canh Sự tổng

Trang 14

hợp đạm của cây Keo Dậu giúp đất phục hồi kéo dài 8 đến 10 năm tùy thuộc vào khả năng sinh trưởng và phát triển của cây Keo Dậu Sản phẩm thu được từ cây Keo Dậu được dùng làm gỗ củi, phân xanh và rào chắn cơ giới (bagbag) [10] II.2.2/ Ở Việt Nam

+ Hệ thống canh tác ruộng bậc thang của dân tộc Thái ở vùng Tây Bắc Việt Nam Tầng trên là rừng nhiều tầng tán (cây gỗ, tre, mây, thuốc) tầng dưới canh tác hoa màu Người dân tác động cơ giới vào sườn đồi tạo thành những bậc thang và canh tác hoa màu, lúa, cũng như các loài cây khác mang lại thu nhập cho gia đình [11]

+ Hệ thống che bóng cho cây cà phê hay chè Hệ thống này có mục đích chính là che bóng cho cây cà phê hay chè bằng các cây cố định đạm như Keo Dậu, Keo Lá Tràm, Vông, So Đũa, Dáng Hương… đóng vai trò các cây gỗ hỗ trợ che bóng, sản xuất phân xanh và các công dụng khác như gỗ, củi Các cây che bóng được chặt hạ cho nảy chồi, còn cà phê được giữ lại [12]

II.3/ Nghiên cứu các hệ thống canh tác

Trong giới hạn của đề tài, chúng tôi đã tìm hiểu và trình bày một số công trình nghiên cứu về các hệ thống canh tác ở các tỉnh phía nam xem đó là một gợi

ý cho quá trình thực hiện Những kết quả đạt được của nghiên cứu này sẽ góp phần bổ sung cho những thiếu sót của những người đi trước

II.3.1/ Tìm hiểu hệ thống canh tác tại thôn Đạ Nhar, xã Quốc Oai, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng [13]

Nghiên cứu này hình thành một cái nhìn tổng quát của các hệ thống canh tác của các hộ gia đình tại thôn Đạ Nhar Việc phân chia các hộ gia đình theo nhóm hộ dựa vào phân hạng mức sống và nguồn gốc nhập cư có thể gặp phải một

số hạn chế như:

¾ Việc phân nhóm các hộ gia đình dựa vào công cụ phân hạng mức sống theo các tiêu chí như: Diện tích đất canh tác, số khẩu, số lao động chính, điều kiện kinh tế, trình độ và sự hiểu biết … là thiếu cơ sở và có thể không chính xác Người làm nghiên cứu đã không đưa ra được tiêu chí cụ thể cho việc phân nhóm,

Trang 15

phân nhóm không dựa vào người dân mà theo người nghiên cứu đưa ra sẽ rất dễ sai lầm

¾ Việc phân nhóm các hộ gia đình xong mới tiến hành phỏng vấn, và phỏng vấn dựa trên việc tự ý chọn hộ tiêu biểu là không mang tính khách quan và

độ chính xác không cao

¾ Khi tiến hành phỏng vấn, người nghiên cứu đã không đưa ra được tỉ lệ

số hộ tiến hành phỏng vấn để đảm bảo độ tin cậy và chính xác của thông tin mình đưa ra

Kết kuận:

Sau khi tham khảo luận văn này tôi rút ra được những bài học kinh nghiệm cho mình và sẽ thực hiện nghiên cứu của mình theo hướng sau:

¾ Không nên phân nhóm các nông hộ dựa vào phân hạng mức sống

¾ Đưa ra được tỉ lệ số hộ cần phỏng vấn để đảm bảo mức độ tin cậy cho kết quả nghiên cứu

¾ Tại khu vực nghiên cứu có quá nhiều nguồn nhập cư khác nhau nên mặc dù việc phân nhóm các nông hộ theo nguồn gốc nhập cư rất hay nhưng rất khó thực hiện

II.3.2/ Tìm hiểu hệ thống canh tác của cộng đồng sống trong vùng đệm vườn quốc gia U Minh Thượng – Nghiên cứu điển hình tại ấp Minh Kiên, xã Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang [14]

Sau khi tham khảo luận văn này, những kinh nghiệm rút ra được là rất nhiều, nó sẽ góp phần không nhỏ vào sự thành công của luận văn này

¾ Khi nghiên cứu các hệ thống canh tác thì một công việc quan trọng mà

đề tài này cho thấy đó là việc mô tả các hệ thống canh tác Khi mô tả các hệ thống canh tác sẽ giúp cho người đọc hiểu được rõ hơn về các hệ thống canh tác,

từ đó nếu có cơ hội nhân rộng hay thử nghiệm áp dụng vào một vùng khác thì người đọc sẽ không cần phải đến để tìm hiểu một lần nữa Mặc khác khi mô tả các hệ thống canh tác sẽ thấy được sự khác nhau giữa các cộng đồng dân tộc hay

Trang 16

các vùng miền, nhóm các nông hộ khác nhau Từ đó xem xét hiệu quả kinh tế của các hệ thống canh tác và rút ra được hệ thống canh tác hoàn thiện nhất

¾ Khi phân tích các hệ thống canh tác của các nhóm nông hộ tác giả đã tiến hành phân hạng mức sống, sau đó mới tiến hành chọn hộ đại diện để phỏng

vấn là không chính xác vì không thể phân hạng mức sống trước khi phỏng vấn

từng nông hộ, và việc lấy mẫu phỏng vấn cũng không khách quan vì không có tỉ

lệ lấy mẫu và không ngẫu nhiên

¾ Có sự khác biệt giữa mục tiêu nghiên cứu và kết quả nghiên cứu: trong mục tiêu nghiên cứu tác giả đã đề cập đến việc phân tích các hệ thống canh tác theo các yếu tố sinh thái và kinh tế xã hội và phân tích tính bền vững của các hệ thống nhưng trong kết quả nghiên cứu không thấy đề cập

¾ Tác giả nêu phương pháp thu thập số liệu nhưng không đề cập đến phương pháp xử lí số liệu

Kết luận:

¾ Trong luận văn nghiên cứu nên có nội dung mô tả hệ thống canh tác

¾ Đưa ra mục tiêu vừa đủ và có thể thực hiện được

Trang 17

Chương III MỤC TIÊU, GIẢ THUYẾT VÀ ĐỊA ĐIỀM

NGHIÊN CỨU

III.1/ Mục tiêu

Nghiên cứu được thực hiện nhằm:

+ Mô tả các hệ thống canh tác của người dân nhập cư (dân tộc Kinh)

+ Mô tả các hệ thống canh tác của người dân bản địa (dân tộc Êđê)

+ Đánh giá các hệ thống canh tác của hai cộng đồng dân tộc Kinh và Êđê

III.2/ Giả thuyết

+ Các hệ thống canh tác bản địa không mang lại hiệu quả và đang bị thay thế dần bằng các hệ thống canh tác của người dân nhập cư

III 3/ Địa điểm nghiên cứu

III.1.1/Điều kiện tự nhiên

Phía Đông giáp tỉnh Phú Yên

Phía Đông Nam giáp huyện Mađrăk và xã Eatik huyện Eakar

Phía Tây giáp dãy Trường Sơn

Trang 18

Phía Nam giáp xã Eađar, thị trấn EaKnốp, thị trấn Eakar huyện Eakar Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai

™ Tổng quát:

Xã Easô có diện tích tự nhiên 35.784 ha được chia thành 2 khu vực:

+ Phía Bắc là khu bảo tồn thiên nhiên Easô với diện tích 27.800 ha

+ Phía Nam là vùng đệm chủ yếu của khu bảo tồn thiên nhiên Easô với diện tích 6.673 ha

III.1.1.2/ Địa hình địa mạo:

Địa hình nghiên theo hướng Tây - Đông Khu vực cao nhất là phía Tây (đỉnh CưBle cao 1014-1046 m) và thấp dần về hướng Đông, và kết thúc là suối EaPuich (140 m) với những giải đất tương đối bằng phẳng thuận lợi cho canh tác nông lâm nghiệp Suối EaPuich đã chia xã Easô thành 2 phần khác biệt nhau về địa hình địa mạo

+ Phía Bắc suối EaPuich là các dãy đồi núi liên tiếp nhau thấp dần từ Tây sang Đông, địa hình chia cắt mạnh với các đồi núi lượn sóng độ dốc từ 10o-25o + Phía Nam suối EaPuich là dải đất tưpơng đối bằng phẳng, có độ cao trung bình khoảng 300m và thấp dần về 2 sông KrôngNăng và suối EaPuich Trong khu vực này thỉnh thoảng nhô lên các đồi núi có độ cao gần 400 m như CưTrêăng (387 m)

III.1.1.3/ Khí hậu thủy văn:

™ Khí hậu :

Do phân bố sát phía Tây là dãy Trường Sơn nên khí hậu của Easô có nhiều điểm khác nhau so với những khu vực khác trong tỉnh, mặc dù có cùng độ cao tuyệt đối nhưng Easô chịu chi phối của kiểu khí hậu chuyển tiếp giữa cao nguyên

và duyên hải miền trung nên mùa mưa thường đến muộn và kéo dài hơn so với khu vực phía Tây và Tây nam ( Buôn Mê Thuộc, Krông Ana, Buôn Đôn…) Khí hậu của Easô mang những nét chung của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, tổng nhiệt độ trung bình năm 8400-8500oC, nhiệt độ trung bình/ năm 23-24oC Trong

Trang 19

một năm có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 12, mùa khô bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 4

Ngoài ra trong khu vực còn có rất nhiều sông suối đầu nguồn nhỏ, chúng chảy vào suối EaPuich và sông EarôngNăng để nhập chung lại thành dòng EarôngNăng chảy vào Phú Yên

III.1.2.4/ Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra của khoa Lâm Nghiệp trường Đại Học Tây Nguyên (1998) trên địa bàn xã Easô có 4 loại đất chính:

+ Đất xám trên đá cát và đá Granit (Xa) có diện tích 18.711 ha chiếm 54,4 % loại đất này phân bố chủ yếu ở phía Nam suối EaPuich,vùng đất tương đối bằng phẳng được che phủ bởi các thảm cỏ cây bụi Tầng đất mỏng phân bố trên độ dốc 3-8o ,đất có màu xám, có tầng kế tiếp màu xám hơi vàng, kết cấu rời kém bền vững, thành phần cơ giới thịt nhẹ, khả năng giữ nước của đất kém, do đó mùa khô mặt nước trở nên khô hạn, mùa mưa đất bị bào mòn rửa trôi mạnh nên nghèo chất dinh dưỡng

+ Đất đỏ vàng trên đá Granit (Fa)có diện tích 14.524 ha chiếm 42,1% Loại đất này phân bố chủ yếu phía Bắc suối Eapuich, trên các dãy đồi lượn sóng, được che phủ bởi các kiểu rừng lá rộng thường xanh và nửa rụng lá Ở độ dốc cao có tầng đất mỏng (độ dốc trên 15o) có màu vàng và đỏ vàng, thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, kết cấu viên cục nhẹ kém bền vững, khả năng thấm

Trang 20

nước tốt nhưng giữ nước kém dẫn đến mùa khô bị hạn, dinh dưỡng thuộc loại nghèo đến trung bình

+ Đất vàng đỏ trên đá phiến sét (Fs) có diện tích 1.144 ha chiếm 3,3 % phân bố ở đồi có độ dốc cao, tầng đá mỏng, có một số tính chất tương tự như đất

đỏ vàng trên đất Granit, đất nghèo dinh dưỡng

+ Đất phù sa sông suối (Pg) có diện tích 94 ha chiếm 3,3 % phân bố chủ yếu ven sông EakrôngNăng

+ Theo số liệu thống kê của UBND xã Easô (2001) [15] thì cơ cấu sử dụng đất của xã như sau :

Qua số liệu trên cho thấy xã Easô có diện tích tự nhiên tương đối rộng, diện tích đất lâm nghiệp chiếm 79,25 % tổng diện tích tự nhiên, bình quân

5 ha đất lâm nghiệp/người Diện tích đất nông nghiệp chiếm 20,75 % so với tổng diện tích tự nhiên, bình quân 0,87 ha đất nông nghiệp/người Easô thật sự là vùng đất rộng người thưa đang có sẵn những điều kiện thuận lợi và tiềm năng để phát triển kinh tế nông lâm nghiệp

III.1.2/ Đặc điểm kinh tế, xã hội

III.1.2.1/ Dân số và lao động

Theo số liệu thống kê ngày năm 2007 [16], tình hình dân số và lao động

xã Easô như sau:

+ Tổng số hộ 1975 hộ với 6716 nhân khẩu, bình quân 3,4 người/ hộ, trong đó nam là 3523 người chiếm 52,4 %, nữ 3193 người chiếm 47,6 %

+ Tổng số lao động 4214 người chiếm 62,7 % tổng số dân, trong đó lao động nông lâm nghiệp 3862 lao động chiếm 91 %, nghề khác 352 lao động chiếm

9 % Tiềm năng lao động của xã là rất lớn

Thành phần dân tộc: Easô là một xã vùng III miền núi đồng thời cũng là điểm di dân kinh tế mới nên thành phần dân tộc trong xã là rất đa dạng Trong vùng có 14 dân tộc anh em :

o Dân tộc Kinh 4115 người chiếm 61,3% dân số

o Dân tộc Êđê 1298 người chiếm 19.3% dân số

Trang 21

o Dân tộc Tày 852 người chiếm 12,6% dân số

o Dân tộc Nùng 114 người chiếm 1,69% dân số

o Dân tộc Dao 38 người chiếm 0,56% dân số

o Dân tộc HMông 174 người chiếm 2,5% dân số

o Dân tộc Thái 22 người chiếm 0,34% dân số

o Dân tộc Hoa 6 người chiếm 0,1% dân số

o Dân tộc Vân Kiều 28người chiếm 0,37% dân số

o Dân tộc Gia Rai 7 người chiếm 0,11% dân số

o Dân tộc Cao Lang 13 người chiếm 0,19% dân số

o Dân tộc Chăm 9 người chiếm 0,13% dân số

o Dân tộc Sáng Chỉ 11 người chiếm 0,16% dân số

o Dân tộc Mèo 24 người chiếm 0.35% dân số

+ Theo truyền thống các dân tộc thường sống theo từng cộng đồng cho nên trên địa bàn có rất nhiều điểm dân cư, có dân tộc thiểu số thường sống tập trung khoảng 30 đến 40 hộ gia đình

III.1.2.2/ Văn hóa và xã hội

™ Về giáo dục:

Năm học 2006-2007 cả xã chỉ có một trường cấp I và một trường cấp II, cấp III với tổng số 1270 học sinh Trong đó:

+ Khối mẫu giáo có 7 lớp với 255 cháu

+ Khối cấp I có 22 lớp với 720 học sinh

+ Khối cấp II có 8 lớp với 210 học sinh

+ Khối cấp III có 3 lớp với 85 học sinh

Nhìn chung cơ sở vật chất còn nghèo nàn và thiếu thốn, thiếu phòng học, thiếu giáo viên, có nơi còn tổ chức ghép các lớp học, học sinh dân tộc nhiều, giáo viên người dân tộc ít nên việc giáo dục về ngôn ngữ gặp nhiều khó khăn, chất lượng giáo dục chưa cao

Trình độ văn hóa của người dân trong xã tương đối thấp Số người có trình

độ cấp I khá cao, tính trung bình toàn xã chỉ có 58,7 %, tỉ lệ người có trình độ cấp

Trang 22

II giảm hẳn so với cấp I trung bình toàn xã chỉ có 26,4 %, tỉ lệ người có trình độ cấp III rất thấp trung bình toàn xã chỉ có 8,3 % Tỉ lệ mù chữ 6,4 % Nhìn chung trình độ văn hóa của người dân còn thấp, đây là điều kiện không thuận lợi trong tiếp thu kiến thức khoa học kỹ thuật

™ Về y tế:

Xã có một trạm y tế với 6 giường bệnh 6 nhân viên gồm 2 bác sĩ, 2 y sĩ, 2

y tá Trạm y tế xã thường xuyên bảo vệ chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh cho nhân dân Tuyên truyền, vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường Thực hiện đầy đủ và đạt kết quả các chương trình y tế quốc gia về tiêm chủng, mở rộng tiêm chủng định kì cho trẻ em, phụ nữ trong độ tuổi

™ Cơ sở hạ tầng:

Giao thông: Easô có đường quốc lộ 26B chạy từ Phú Yên sang Đăklăk được xây dựng từ năm 2001 đi ngang qua xã có chiều dài 25 km Tại khu trung tâm xã là đoạn đường nhựa 5 km nhưng hiện tại đã hư hỏng nhiều chỗ Hệ thống đường nhựa liên thôn có nhiều khó khăn khi phải đi qua các sông suối hồ

Thủy lợi: Trong địa phận xã có hai suối lớn chảy qua giải quyết nước tưới trong mùa khô của các hộ gia đình ven suối Trong xã tồn tại trên 500 hồ lớn nhỏ chứa nước giải quyết một phần nước tưới cho người dân

Điện : Cuối năm 2002 nhà nước đã kéo điện đến trung tâm xã Chỉ có 40

% thôn của xã có điện Hiện nay nhà nước đã có dự án kéo điện cho ban quản lý

dự án khu bảo tồn Chính điều này sẽ làm cho số hộ dân có điện tăng lên

Trang 23

Chương IV NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

IV.1/ Nội dung:

Xác định các hệ thống canh tác bản địa (dân tộc Êđê) và nhập cự (dân tộc kinh) về các phương diện: cơ cấu cây trồng, phương pháp quản lý, chăm sóc và lịch thời vụ

Phân chia cơ cấu cây trồng của các hệ thống canh tác theo:

+ Thời gian canh tác

+ Mục đích sử dụng

+ Giá trị sử dụng

Đánh giá các hệ thống canh tác bản địa và nhập cư về các mặt: mạnh, yếu,

cơ hội, nguy cơ

IV.2/ Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp thu thập thông tin:

+ Bản đồ phác họa tài nguyên: Sáng thứ hai hàng tuần tất cả cán bộ của

xã bao gồm cả các trưởng thôn, các chi hội nông dân, người cao tuổi, phụ nữ…đều tập trung ở UBND xã Easô Công cụ trên được các trưởng thôn và những cán bộ chủ chốt trong UBND xã vẽ Mỗi trưởng thôn vẽ sơ đồ phác họa tài nguyên của thôn mình Sau đó sơ đồ phát họa tài nguyên này sẽ được người dân kiểm chứng qua quá trình phỏng vấn từng nông hộ

+ Dòng lịch sử: Được xây dựng do các trưởng thôn, những người già, người lớn tuổi trong xã bằng phương pháp họp nhóm các hộ gia đình

+ Vẽ lát cắt: đi cùng một trưởng thôn và một người dân đi theo tuyến đường mà hai người cho là đại diện cho xã nhất

Trang 24

+ Lịch thời vụ: Sau khi phỏng vấn các hộ gia đình ở xã Easô, phân chia

các hệ thống canh tác theo cộng đồng dân tộc sau đó xây dựng lịch thời vụ cho từng hệ thống canh tác theo cộng đồng dân tộc

+ Để mô tả các hệ thống canh tác của hai cộng đồng dân tộc Kinh và Êđê tôi tiến hành phỏng vấn từng nông hộ Việc phỏng vấn từng nông hộ được tiến hành theo các trình tự sau:

o Bước 1: thu thập số nông hộ, số hộ khẩu của hai dân tộc Kinh và Êđê của xã Easô tại UBND xã Easô

o Bước 2: qua các trưởng thôn để có được chi tiết của các hộ về: tên, dân tộc, diện tích canh tác của mỗi hộ, số khẩu cũng như sơ đồ phân bố dân cư của mỗi thôn Sau đó chọn ra những hộ thuộc đối tượng phỏng vấn là những hộ thuộc hai dân tộc Kinh và Êđê

o Bước 3: từ những hộ ở trên tôi tiến hành chọn mẫu để phỏng vấn Tỉ

lệ chọn mẫu ở mỗi thôn là bằng nhau (3 %) Sau đó tiến hành phỏng vấn bằng phương phỏng vấn bán cấu trúc với những câu hỏi một phần được chuẩn bị sẵn từ trước (Phụ biểu bản câu hỏi)

+ Đánh giá hệ thống canh tác bằng phương pháp phân tích SWOT

Phương pháp xử lý số liệu:

+ Sau khi thu thập thông tin toàn bộ thông tin được phân ra theo cộng đồng dân tộc Kinh và Êđê Thông tin về mỗi dân tộc được so sánh bằng phương pháp bắt cặp và ghép đôi Từ đó sử dụng phương pháp nội suy để đưa ra từng hệ thống canh tác riêng biệt của từng cộng đồng dân tộc, cũng như đánh giá những

hệ thống canh tác này bằng phương pháp phân tích SWOT

Trang 25

Chương V KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

V.1/ Những hệ thống canh tác của cộng đồng dân tộc Kinh

Những hộ gia đình người Kinh có nguồn gốc nhập cư khác nhau, sống rải rác trong xã tập trung chủ yếu ở trung tâm xã là các thôn: thôn 3, thôn 5 dọc theo quốc lộ 26B Mỗi hộ gia đình dân tộc Kinh có từ 7 đến 30 ha đất trồng trọt vườn

hộ trung bình 11,7 ha Đây là một tiềm năng to lớn cho các hệ thống canh tác của người Kinh Do có nhiều nguồn gốc khác nhau nên trong cộng đồng người Kinh tồn tại nhiều hệ thống canh tác khác nhau mang lại nhiều hiệu quả khác nhau Điển hình là các hệ thống canh tác sau:

V.1.1/ Các hệ thống canh tác độc canh

V.1.1.1/ Hệ thống canh tác Mía

Hệ thống canh tác mía (hình 1) là hệ thống canh tác độc canh

Với thuận lợi từ việc gần nhà máy đường 333 ở thị trấn Eaknốp huyện Eakar tỉnh Đăklăk Hàng năm nhà máy đã hỗ trợ cho bà con nhân dân trong xã ứng trước một số vốn là 1.500.000đ /1 ha mía Bắt đầu từ năm 1996 đến nay diện tích trồng mía trong xã trung bình lên đến 2ha/1hộ Bắt đầu trồng vào tháng 10-

11, thu hoạch vào tháng 6-7 Kéo dài gần 1 năm các ruộng mía này có thời gian

sử dụng đất gần như trọn vẹn trên một diện tích đất cố định của các nông hộ

Trang 26

Hình 5.1: Hệ thống canh tác độc canh cây mía

Các ruộng mía sau khi thu hoạch các sản phẩm còn sót lại như: lá cây, gốc cây, những thân cây nhỏ, sâu bệnh được đốt sạch một phần tạo độ bằng phẳng, sạch, thoáng mát trong đất một phần tạo một lượng tro than thay phân cung cấp Kali cho đất Đến tháng 9-10 đất được cày, cuốc lên cho tơi xốp rồi chia rãnh, rãnh cách rãnh 40cm, sau đó một lượng phân là 2 bao NPK/1 ha được bón lót Các thân mía của năm trước dùng để làm giống được chặt thành từng đoạn 20-30

cm sau đó đặt vào rãnh rồi lấp đất Công việc chăm sóc đối với hệ thống canh tác mía tương đối đơn giản chủ yếu vẫn là công đoạn tưới nước và chống chuột bọ cắn phá nhưng do trồng vào tháng 10 là tháng có lượng mưa tương đối lớn của huyện nên công việc tưới vào những tháng này hầu như không có Khi cây mía được 4 tháng tuổi người nông dân tiến hành bẻ lá cho cây mía (đây chỉ là những

gì người dân biết nhưng trên thực tế không gia đình nào làm được) Nếu chăm sóc tốt 1 ha mía có thể cho thu hoạch 100 tấn mía cây nhưng hiện nay năng suất trung bình của xã chỉ đạt 68 tấn/1 ha vì những lý do khác nhau chủ yếu là do thiếu nguồn nước tưới trong những tháng cuối của mùa vụ làm cho một phần mía

bị cháy và lượng phân bón thúc ít có tác dụng nếu không được tưới nước Với giá thành 340đ/1kg (thân mía mười chỉ đường) thì hàng năm thu nhập trung bình của

Trang 27

Bảng 5.1: Phân loại hệ thống canh tác độc canh cây mía:

Cơ cấu cây trồng Thời gian canh tác Mục đích sử dụng Giá trị sử dụng mía Cây hàng niên Hàng hóa để bán Làm đường

Đánh giá hệ thống canh tác mía:

¾ Điểm mạnh:

Tận dụng nguồn lao động dồi dào

Tạo công ăn việc làm với thu nhập cao

Phù hợp với điều kiện tự nhiên của xã

Có đầu ra thuận lợi, cố định

¾ Điểm yếu:

Không có kỹ thuật chỉ dựa vào kinh nghiệm

Thiếu nguồn nước tưới

Gần rừng nên có nhiều sâu bọ, chim thú, côn trùng cắn phá

¾ Cơ hội:

Sự quan tâm của các nguồn đầu tư, của nhà nước

Giao lưu học hỏi kinh nghiệm giữa các hộ gia đình

Tạo những công việc mới (bán nước mía)

¾ Nguy cơ:

Dễ bị các con buôn ép giá khi mía thừa

Mất mùa do thiếu nước tưới và sâu bọ cắn phá

Trang 28

có đầu ra đang bị chuột và sâu bọ cắn phá giảm năng suất Để khắc phục trình

trạng này hiện nay trong xã đã bùng phát các xe ép nước mía với nguồn nguyên liệu có sẵn một phần tạo công ăn việc làm tăng thu nhập cho người dân

Trong thời gian sử dụng đất có một giai đoạn đất bỏ trống nên chưa tận dụng hết năng suất sản suất của đất

V.1.1.2/ Hệ thống canh tác bí đỏ

Những cây Bí Đỏ (hình 2) đầu tiên được gia đình anh Tuyền (thôn 7) trồng vào những năm 1999 khi anh chị đã có những kinh nghiệm trồng bí đỏ ở quê nhà (Lâm Đồng) Sau khi trồng thử nghiệm năm đầu tiên với 1 sào bí đỏ (0,25 ha ) và nhận thấy điều kiện tự nhiên của xã thuận lợi với cây bí đỏ, anh đã tiến hành trồng đại trà cây bí độc canh trên đất vườn hộ Sau 8 năm, diện tích trồng bí Đỏ trong toàn xã đạt trung bình 1,3 ha /1 hộ

Hình 5.2: Hệ thống canh tác độc canh cây Bí Đỏ

Cách gieo trồng và chăm sóc bí đỏ của mỗi hộ gia đình là không giống nhau cho nên mặc dù có chung nguồn tại các cửa hàng bán giống hay các trung tâm khuyến nông lâm nhưng năng suất và chất lượng quả bí đỏ có nhiều điểm khác nhau Dưới đây là hai phương pháp trồng bí đỏ của hai hộ gia đình anh Tuyền và hộ gia đình anh Xuân là hai hộ đại diện cho các phương pháp trồng bí của các hộ người Kinh trong xã

Trang 29

9 Phương pháp1 (Theo hộ gia đình anh Tuyền) Giống được mua ở các cửa hàng giống về gieo trong bầu, tưới nước hàng ngày mỗi ngày 2 lần Khi cây

bí cao 7-12 cm được đem đi trồng Diện tích đất trồng bí được cày, dỡ bằng Bò nhà Sau đó làm sạch rồi cuốc hố sâu 15- 20 cm, thường là hình tròn đường kính 80-100 cm, hố cách hố 2,5-3 m Sau đó bón lót phân NPK trung bình 1,2 bao / 0.25 ha Cây con được trồng 2-3 cây /1 hố Do diện tích quá lớn nên gia đình anh cũng như các hộ gia đình khác thường xuyên tưới nước từ sáng đến tối Khi cây

bí được một tuổi rưỡi gia đình anh tiến hành cắm ngọn cây để quả ra từ nhánh lớn

và nhiều hơn (theo lời anh Tuyền ) Đến thời kì cây bí ra hoa thì tiến hành thụ phấn nhân tạo bằng các đầu ngón tay và tỉa bớt những hoa không cần thiết Hoa tỉa bớt một phần sử dụng trong gia đình, một phần đem đi bán Công việc tưới nước được tiến hành nhiều hơn cho đến khi thu hoạch Trung bình các hộ gia đình trồng theo phương pháp này năng suất trung bình đạt 2,8 tấn /0,25 ha

9 Phương pháp 2 (Theo hộ gia đình anh Xuân) Cũng như hộ gia đình nhà anh Tuyền, gia đình anh Xuân cũng mua giống ở các cửa hàng giống ở trong huyện đem về gieo trong bầu Đất sau khi cày xới được làm sạch rồi chia luống chiều rộng mỗi luống là 3 m Trong mỗi luống cách rãnh 50 cm bắt đầu trồng cây con Cây cách cây 20 – 30 cm Sau khi trồng ít tác động tới cây con, hàng ngày vẫn tưới nước đều đặn cho đến ngày thu hoạch Năng suất trung bình của các hộ gia đình trồng theo phương pháp này đạt 2,3 tấn /0,25 ha

Do áp dụng những kỹ thuật canh tác khác nhau nên có nhiều năng suất khác nhau xét trên cùng một diện tích Với phương pháp canh tác của gia đình anh Tuyền năng suất cao hơn 0,5 tấn /0,25 ha so với phương pháp canh tác của gia đình anh Xuân Chất lượng quả bí đạt 80-90% quả lớn hơn 3 kg so với 30-40

% quả lớn hơn 3 kg nên mặc dù năng suất cách nhau không nhiều nhưng hiệu quả kinh tế thì khác nhau khá lớn

Trang 30

Bảng 5.2: Giá các giống bí theo chất lượng

Bảng 5.3: Phân loại hệ thống canh tác độc canh cây bí đỏ

Loài cây Thời gian

canh tác

Mục đích canh tác Giá trị sử dụng

bí đỏ Hàng niên

Bán

Sử dụng gia đình

Lương thực, thực phẩm

Dân cư đông

Nhiều ao hồ cung cấp nước tưới

Có đại lí thu mua trong huyện thu mua tại nhà

¾ Điểm yếu:

Hạn kéo dài

Không có kỹ thuật thống nhất

¾ Cơ hội:

Tạo việc làm cho người lao động

Hiểu biết thị trường

Học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau

Trang 31

¾ Nguy cơ:

Mất mùa

Thiếu nước tưới trong mùa hạn

¾ Nhận xét:

Tạo thu nhập cao cho người dân

Muốn canh tác thành công đòi hỏi có công sức và chi phí tưới tiêu làm giới hạn sự mở rộng của hệ thống canh tác này

V.1.1.3/ Hệ thống canh tác đậu, bắp

Một thu nhập đều đặn từ hệ thống canh tác của các hộ gia đình vào tháng 5- 6 là canh tác hoa màu 100% số hộ trong xã đều canh tác hoa màu (chủ yếu là hai loài đậu xanh và bắp) 10 % số hộ gia đình trồng hoa màu trên một diện tích

cố định, 20 % số hộ canh tác luân canh với các loại cây trồng khác (hầu hết là bí),

số hộ còn lại là xen canh giữa các loại cây hoa màu với nhau (đậu – bắp xen

canh)

Hình 5.3: Hệ thống canh tác độc canh cây Bắp

Với kinh nghiệm sẵn có từ rất lâu đời và số vốn đầu tư không cao thì hệ thống canh tác hoa màu được xem là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất để tạo ra thu nhập của người dân nơi đây

Trang 32

Hiện nay giống đậu bắp chủ yếu được mua ở các cửa hàng giống Các giống bắp hầu hết là bắp lai, giống này quả lớn, hạt lớn, cùi nhỏ Còn đậu chủ yếu giống là do vụ trước để lại

Việc trồng chăm sóc cây đậu và bắp tương đối đơn giản Đất sau khi cày xới, làm sạch cỏ rác, được đánh cho tơi xốp rồi chia ra các rãnh, rãnh cách rãnh 40-50 cm Đến tháng 2-3 các hộ gia đình gieo hật giống thẳng xuống các rãnh, hạt cách hạt 15 -20 cm Sau đó dùng chân lấp một lớp đất lên trên các rãnh Như vậy là xong giai đoạn trồng cây hoa màu Công việc chăm sóc sau đó cũng đơn giản chỉ cần tưới nước hàng ngày (nếu có điều kiện) còn bình thường dựa vào lượng mưa của tháng Đến tháng 5 – 6 thì bắt đầu thu hoạch Năng suất trung bình đạt 4 tạ/1 ha đậu và 5 tạ/1 ha bắp Với giá bán 9800đ/1kg đậu và 2500đ/1 kg bắp tươi thì mỗi vụ góp phần vào thu nhập của người dân nơi đây 2-3 triệu Đây

là một thu nhập không nhỏ đối với các hộ gia đình

Bảng 5.4: Phân loại cây trồng hệ thống độc canh cây đậu xanh

Loài cây Thời gian canh tác Mục đích canh tác Giá trị sử dụng

đậu xanh Cây hàng niên

Bán Dùng trong gia đình

Luơng thực, thực phẩm

Bảng 5.5: Phân loại cây trồng hệ thống độc canh cây Bắp

Loài cây Thời gian canh tác Mục đích canh tác Giá trị sử dụng

bắp Cây hàng niên

Bán Dùng trong gia đình

Lương thực, thực phẩm

Trang 33

Đánh giá hệ thống canh tác hoa màu

Giống dễ bị thoái hóa

Nhiều côn trùng, sâu bọ, thú cắn phá

Ít gặp phải rủi ro khi canh tác

Hệ thống canh tác đơn giản

V.1.1.4/ Hệ thống canh tác lúa nước

Không ít hộ gia đình trong xã có hồ chứa nước hay có suối chảy qua Nhiều hộ gia đình đã ngăn đập nước để trồng lúa nước Mỗi năm trồng một đến hai vụ Hầu hết các hộ gia đình trồng lúa để dùng trong gia đình nên diện tích lúa nước trong xã không cao trung bình đạt 0,13 ha/1 hộ Diện tích trồng lúa trong toàn xã ngày càng thu hẹp dần với những lý do khác nhau, chủ yếu là do trên thị trường xuất hiện nhiều giống lúa ăn ngon hơn giá thành rẻ chấp nhận được với thu nhập của người dân trong xã, một phần vì trong nhưng năm gần đây hạn hán thường xuyên xảy ra dẫn đến mất mùa nên người ở đây đang thay thế hệ thống

Trang 34

canh tác lúa nước bằng những hệ thống canh tác mang lại hiệu quả cao hơn Việc trồng chăm sóc chủ yếu là do kinh nghiệm từ lâu đời được người dân học hỏi những người đi trước

Hình 5.4: Hệ thống canh tác Lúa nước

Hầu hết các hộ gia đình trong xã đều dùng bò làm sức kéo cho các công việc cày bừa (chỉ 0.8 % dùng máy cày) Sau đó ruộng được làm sạch cỏ rác rồi tháo nước ra Lúa giống được mua hay của năm trước để lại làm giống cho vào bao bố đem ngâm dưới nước lã 48 tiếng (chỉ có 23 % số hộ gia đình ngâm trong nước hai sôi ba lạnh) Sau khi lúa đã nảy mầm người dân đem ra xạ trực tiếp lên ruộng đã cày bừa Sau hai đến ba tuần tính từ lúc xạ người dân dẫn nước vào ruộng Khi cây lúa được 1- 2 tháng tiến hành làm cỏ Chỉ bón phân một lần trước khi lúa lên đồng Hiện nay các gia đình bán lúa với giá là 2300đ/1kg và sản lượng

3 - 4 tạ/0,25ha thì mỗi năm thu nhập của các hộ gia đình vào khoảng sấp xỉ 4.000.000đ/ 1 năm

Bảng 5.6: Phân loại cây trồng trong hệ thống canh tác lúa

Loại cây Thời gian canh tác Mục đích canh tác Giá trị sử dụng

lúa nước Cây hàng niên

Bán Dùng trong gia đình

Lương thực thực phẩm

Trang 35

Đánh giá hệ thống canh tác lúa nước

¾ Điểm mạnh:

Nhiều ao, hồ, sông, suối

Diện tích nhỏ dễ quản lý, chăm sóc

¾ Điểm yếu:

Mùa khô các ao hồ dễ bị cạn nước

Diện tích nhỏ không đầu tư máy móc thiết bị

Đất dốc không ngăn được đập

¾ Cơ hội:

Tránh sâu bệnh lây lan trên diện tích rộng

Sử dụng giống lúa mà gia đình thích ăn có chất lượng

Hệ thống canh tác lúa chủ yếu sản xuất theo hướng tự cung tự cấp

Hệ thống xuất hiện rải rác với diện tích nhỏ, ít mang lại hiệu quả kinh

tế cho hộ gia đình

V.1.1.5/ Hệ thống canh tác cây lâm nghiệp

Cây lâm nghiệp chủ yếu là cây muồng, keo lá tràm, keo tai tượng, keo lai

được ba hộ gia đình trồng (12,8 %) ở độ tuổi 3 Hiện nay người dân nhận thức được rằng sản phẩm thu được từ hệ thống canh tác cây lâm nghiệp sẽ sử dụng cho việc cung cấp nguyên liệu giấy nhưng vẫn chưa có hộ gia đình nào biết rằng ai sẽ là người mua những sản phẩm này Các hộ gia đình canh tác hệ thống này tất cả đều

vì lý do là không có thời gian để chăm sóc những hệ thống canh tác khác chính vì vậy mặc dù đã được 3 năm tuổi nhưng cây trồng cao chỉ có 3 - 4 m, đường kính đạt

3 - 7 cm, cây bị chết nhiều nơi nhưng không được trồng dặm Giống cây lâm nghiệp được mua ở vườn ươm của lâm trường Eakar Không được ai hướng dẫn kỹ thuật

Ngày đăng: 28/02/2019, 10:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w