Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế, Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Tìm Hiểu Sự Thay Đổi Đời Sống Cộng Đồng Vùng Quy Hoạch Cụm Tuy
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
TÌM HIỂU SỰ THAY ĐỔI ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG VÙNG
QUY HOẠCH CỤM – TUYẾN DÂN CƯ TẠI XÃ
VĨNH CHÂU B HUYỆN TÂN HƯNG
TỈNH LONG AN
LÊ THANH AN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ KHUYẾN NÔNG
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 07/2007
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế, Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Tìm Hiểu Sự Thay Đổi Đời Sống Cộng Đồng Vùng Quy Hoạch Cụm Tuyến Dân Cư Sống Chung Với Lũ Trường
Hợp Xã Vĩnh Châu B Huyện Tân Hưng Tỉnh Long An” do Lê Thanh An, sinh viên
khóa 29, ngành Phát triển nông thôn và Khuyến nông, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
Th.s VÕ NGÀN THƠ Người hướng dẫn (Chữ ký)
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên xin chân thành cảm ơn Mẹ, người đã sinh thành và nuôi dưỡng, người luôn dõi theo từng bước chân và thấu hiểu những gì con muốn Xin cảm ơn gia đình và người thân, những người luôn chăm sóc, lo lắng cho tôi để tôi có được ngày hôm nay
Chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh Ban chủ nhiệm và toàn thể thầy cô khoa kinh tế đã trang bị vốn kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường
Chân thành cảm ơn thầy cô bộ môn Phát Triển Nông Thôn đã nhiệt tình giảng dạy và hỗ trợ tôi vượt qua những khó khăn trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận này
Chân thành cảm ơn cô Võ Ngàn Thơ đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này với tất cả tinh thần, trách nhiệm và lòng nhiệt thành
Chân thành cảm ơn các cô, chú, các, anh chị trong phòng Kinh Tế, phòng Hạ Tầng Kinh Tế huyện Tân Hưng, UBND và toàn thể bà con xã Vĩnh Châu B, đặc biệt là hai cậu Nguyễn Văn Đoàn và Nguyễn Hồng Kha đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập tại xã
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn tập thể lớp PTNT29 và những người bạn cùng phòng đã luôn bên cạnh và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua
Xin chân thành cảm ơn!
TP.HCM, ngày tháng năm 2007
Sinh viên
Lê Thanh An
Trang 4NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ THANH AN Tháng 08 năm 2007 Tìm Hiểu Sự Thay Đổi Đời Sống Cộng Đồng Vùng Quy Hoạch Cụm Tuyến Dân Cư Tại Xã Vĩnh Châu B Huyện Tân Hưng Tỉnh Long An
LE THANH AN July, 2006 “Study on Community Life Changes of People
in Residental Clusters and Dykes in Vinh Chau B Commune, Tan Hung District, Long An Province"
Vĩnh Châu B là một xã được thành lập chưa đến 10 năm Đời sống của cộng đồng còn nhiều khó khăn, hàng năm chịu nhiều ảnh hưởng của lũ lụt, thiệt hại nhiều tài sản công cộng và cá nhân Đặc biệt là gần 1/3 dân số của xã phải sống tạm trú ở xã Hòa Bình thuộc địa giới của tỉnh Đồng Tháp
Chương trình Cụm tuyến dân cư sống chung với lũ xã Vĩnh Châu B, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An được xây dựng với mục đích giúp cộng đồng có một chỗ ở an toàn, góp phần ổn định đời sống Khóa luận quan tâm tìm hiểu đến sự thay đổi về những nhu cầu và các vấn đề cơ bản trong cuộc sống cộng đồng như: ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, chữa bệnh, việc làm, thu nhập… ở cả 2 khía cạnh trong và ngoài cụm tuyến dân cư Tiến hành phân tích những tiềm năng và hạn chế của cộng đồng để từ đó đưa
ra những giải pháp nhằm cải thiện đời sống của họ
Chương trình đã có những tác động tích cực đến đời sống cộng đồng như: giúp
họ có một chỗ ở ổn định, không bị ngập lụt, đầu tư xây dựng một số CSHT thiết yếu của địa phương, nâng cao khả năng tiếp cận thông tin và quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe những người nghèo, góp phần phát triển đời sống của cộng đồng địa phương Tuy nhiên, chương trình cũng có một số ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của họ: làm giảm cơ hội việc làm, đưa cộng đồng vào sống ở nơi còn hoang vu, kém phát triển (nước phèn, tách biệt với ngoài, không thể trồng hoa màu, chăn nuôi), làm ảnh hưởng đến thu nhập và khả năng đáp ứng các nhu cầu của họ
Mặc dù có những ảnh hưởng khác nhau, nhưng chương trình đã đạt được mục đích cơ bản là giúp cộng đồng địa phương có một chỗ ở ổn định, không bị ngập lũ
Trang 5MỤC LỤC
Trang Danh mục các chữ viết tắt viii
Danh mục các bảng ix
Danh mục phụ lục xii CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.1.2 Ý nghĩa 2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2 1.3 Phạm vi nghiên cứu của khóa luận 3
2.2.1 Văn hóa xã hội 6
Trang 6vi
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
3.1 Cơ sở lý luận 12 3.1.1 Cụm tuyến dân cư 12
3.1.2 Quy hoạch phát triển nông thôn và quy hoạch điểm dân cư 12 3.1.3 Nông thôn và những nét đặc trưng nổi bậc của nông thôn 12 3.1.4 Cộng đồng và phát triển cộng đồng 13 3.1.5 Tìm hiểu những gì ở cộng đồng 14 3.2 Phương pháp nghiên cứu 15
3.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 15 3.2.2 Các phương pháp phân tích chung 18
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 21
4.1 Sự thay đổi về nhu cầu và các vấn đề của cộng đồng 21
4.1.1 Chăm sóc sức khỏe 21 4.1.2 Giải trí cộng đồng 24 4.1.3 Điện – nước 25 4.1.4 Đất đai 30 4.1.5 Phương tiện sinh hoạt 31
4.1.6 Sinh kế 34
4.1.8 Thu nhập 45
4.1.10 Khả năng đáp ứng chi tiêu của cộng đồng 51 4.2 Nhận xét của cộng đồng về các vấn đề liên quan đến tình trạng ngập lụt
ở địa phương 52 4.2.1 Nhận xét của cộng đồng về tình trạng ngập lụt 52
4.2.2 Nhận xét về các vấn đề liên quan đến chương trình CTDC 53 4.2.3 Sự hài lòng về việc xây dựng CTDC 54 4.2.4 Nhận xét về sự thay đổi chất lượng cuộc sống 55 4.2.5 Những giải pháp khi bị ngập lụt của cộng đồng 56 4.3 Các mối quan hệ trong cộng đồng 57
Trang 74.3.1 Tìm hiểu các mối quan hệ trong cộng đồng 57 4.3.2 Nhận xét của cộng đồng về các mối quan hệ trong đời sống 58
4.4 Phân tích tiềm năng và hạn chế của CĐ trong và ngoài CTDC 59
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 63
5.1 Kết luận 63 5.2 Đề nghị 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO 67 PHỤ LỤC
Trang 8CTDCSCVL Cụm Tuyến Dân Cư Sống Chung Với Lũ
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang Bảng 2.1 Giá Nền Nhà trong CTDC Xã Vĩnh Châu B+ 6
Bảng 4.1 Địa Điểm Chữa Bệnh Nhẹ của Cộng Đồng trong CTDC 21
Bảng 4.2 Tình Hình Tham Gia Bảo Hiểm của Cộng Đồng trong CTDC 22
Bảng 4.3 Tình Hình Tham Gia Bảo Hiểm của Cộng Đồng ngoài CTDC 23
Bảng 4.4 Khả Năng Tiếp Cận Các Phương Tiện Giải Trí của CĐ trong CTDC 24
Bảng 4.5 Khả Năng Tiếp Cận Các Phương Tiện Giải Trí của CĐ ngoài CTDC 25
Bảng 4.6 Tình Trạng Sử Dụng Điện của Cộng Đồng trong CTDC 26
Bảng 4.7 Tình Trạng Sử Dụng Điện của Cộng Đồng ngoài CTDC 27
Bảng 4.8 Đánh Giá của CĐ về Chất Lượng Nước Tự Nhiên và Đã Qua Xử Lý 29
Bảng 4.9 Diện Tích Bình Quân Các Loại Đất của Cộng Đồng 31
Bảng 4.10 Tình Trạng Sử Dụng Nhà Vệ Sinh của Cộng Đồng 33
Bảng 4.11 Cơ Cấu Lao Động Tham Gia Các Hoạt Động Sinh Kế của
Bảng 4.12 Tình Hình Sản Xuất Lúa tại Xã Vĩnh Châu B 38
Bảng 4.13 Tình Hình Chi Tiêu trong Năm của Cộng Đồng trong CTDC 42
Bảng 4.14 Chi Tiêu Trong Năm của Hộ ngoài CTDC 43
Bảng 4.15 Các Nhu Cầu Thiết Yếu trong Năm 44 Bảng 4.16 Thu Nhập Bình Quân/người/năm của Một Số Loại Hình Sản Xuất
Bảng 4.17 Sự Thay Đổi Thu Nhập của Cộng Đồng dưới Ảnh Hưởng của
Yếu Tố Giá Trị Tiền Tệ theo Thời Gian và Yếu Tố Lạm Phát 48
Bảng 4.18 Sự Thay Đổi về Mức Độ Bất Bình Đẳng Thu Nhập 50
Bảng 4.19 Cân Đối Chi Tiêu So Với Thu Nhập 50
Bảng 4.21 Khả Năng Đáp Ứng Chi Tiêu của Cộng Đồng ngoài CTDC 51
Bảng 4.23 Nhận Xét của Cộng Đồng về Thủ Tục Xét Duyệt vào CTDC 54
Trang 10x Bảng 4.24 Sự Hài Lòng của CĐ về Việc Xây Dựng CTDC 54
Bảng 4.25 Nhận Xét của CĐ về Sự Thay Đổi Chất Lượng Đời Sống 55
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang Hình 2.1 Biểu Đồ Cơ Cấu Số Nhân Khẩu trong Gia Đình 7
Hình 4.2 Biểu Đồ Nhận Xét của Cộng Đồng về Chất Lượng Điện Sử Dụng 27
Hình 4.3 Biểu Đồ Nhận Xét của Cộng Đồng về Chất Lượng Nước Sử Dụng 29
Hình 4.4 Biểu Đồ Nhận Xét của Cộng Đồng về Chất Lượng Nước Sản Xuất 30
Hình 4.5 Thực Trạng Nhà Ở của Cộng Đồng trong CTDC 32
Hình 4.6 Sơ Đồ Quy Trình Sản Xuất Một Vụ Lúa 37
Hình 4.7 Sơ Đồ Lịch Thời Vụ 39 Hình 4.8 Một Số Công Cụ ĐBTS Thông Dụng của Cộng Đồng 40
Hình 4.11 Biểu Đồ Cơ Cấu Thu Nhập của Xã Vĩnh Châu B 46
Hình 4.13 Biểu Đồ Thể Hiện Tình Trạng Ngập Lụt trong Mùa Lũ 52
Hình 4.14 Giải Pháp Khi Bị Ngập 56
Trang 12xii
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ Lục 1 Liên Quan Chương Trình CTDC Vùng Lũ Ở ĐBSCL
Phụ Lục 2 Liên Quan Đến Số Liệu Phân Tích và Kết Quả Điều Tra Chưa Sử Dụng Phụ Lục 3 Một Số Hình Ảnh Thực Trạng Xã Vĩnh Châu B
Phụ Lục 4 Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn
Trang 13ít thu hút được sự đầu tư Nhận thức được điều đó, chính quyền các cấp rất quan tâm đến việc QH CSHT, phân bố dân cư của tỉnh Các huyện mới, xã mới không ngừng được thành lập, chia tách đã dẫn đến nhiều ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực đến đời sống CĐ
Tân Hưng là một huyện mới thành lập trong vòng 10 năm nay, quá trình QH đang diễn ra ở bước đầu, hòa chung với tiến trình xây dựng cụm tuyến dân cư được chính phủ triển khai năm 2000
Năm 1997, Xã Vĩnh Châu B được tách ra làm 2 xã: Vĩnh Châu B thuộc huyện Tân Hưng, tỉnh Long An và xã Hoà Bình thuộc huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp Phần được trao về cho Đồng Tháp là phần đất thổ cư, tập trung hầu hết dân cư, Vĩnh Châu B trở thành một xã mới được QH phát triển trên một vùng đất nông nghiệp, “điều kiện của xã rất khó khăn, các tuyến giao thông chưa hình thành và phát triển, lũ lụt liên tiếp xảy ra, đời sống của CĐ còn ở mức thấp, CSHT vừa thiếu, vừa yếu lại không đồng
bộ Kinh tế của xã chủ yếu tập trung vào nông lâm nghiệp, khai thác tối đa lợi thế từ quỹ đất hoang” (Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Tân Hưng, 2006) Nhiều hộ phải sống tạm trú trong xã Hoà Bình, cuộc sống chưa ổn định, hàng năm đều bị ngập lụt
Vì vậy, QH bố trí lại hạ tầng cơ sở để CĐ sớm có thể “an cư lạc nghiệp”, là một nhu cầu cần thiết Thông qua chương trình khai thác tổng hợp vùng Đồng Tháp Mười, các chương trình theo Quyết định 99/TTg, 661/TTg đời sống và điều kiện sản xuất của
Trang 142
CĐ dần được cải thiện nhưng vẫn còn bị lũ lụt đe dọa, CSHT chưa phát triển Để khắc phục điều này, năm 2002, xã tiến hành xây dựng cụm dân cư, đến năm 2006 tuyến dân
cư cũng được khởi công
Được biết “Tìm hiểu CĐ là một việc làm tập trung có hệ thống trước khi bắt tay thực hiện một dự án Nhưng nó luôn luôn tiếp diễn” (Nguyễn Thị Oanh, 2004) Được
sự chấp thuận của khoa Kinh tế trường Đại học Nông Lâm, tôi tiến hành thực hiện
khóa luận “Tìm hiểu sự thay đổi đời sống CĐ vùng QH cụm tuyến dân cư tại xã Vĩnh
Châu B, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An” dưới sự hướng dẫn của cô Võ Ngàn Thơ
nhằm có cái nhìn thực tế và gần gũi hơn về đời sống của CĐ, hiểu được thái độ của họ đối với những chương trình, dự án mà chính phủ dành cho họ, cũng như nhu cầu và
khả năng thích ứng của họ trước sự thay đổi xã hội Theo chủ trương của chính phủ,
đến cuối năm 2007, chương trình CTDC phải được hoàn tất Tôi hy vọng kết quả nghiên cứu của tôi sẽ là một nguồn tư liệu nhỏ giúp chính quyền địa phương hiểu rõ hơn nhu cầu và mong muốn của CĐ để có những chủ trương, chính sách phù hợp
1.1.2 Ý nghĩa
Ý nghĩa cơ bản của việc nghiên cứu là nhằm tìm hiểu sự thay đổi trong đời sống của CĐ trong và ngoài CTDC trước khi xây dựng CTDC và hiện nay, nhằm thấy rõ những mặt tích cực và hạn chế của cuộc sống trong CTDC Từ đó có những biện pháp thích hợp, làm một tài liệu tham khảo cho lãnh đạo địa phương hoàn thiện dự án giúp
CĐ có cuộc sống ổn định, nâng cao thu nhập
Làm tiền đề cho việc tìm hiểu CĐ để thực hiện một dự án đầu tư PTNT
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu những thay đổi về đời sống của CĐ trong và ngoài CTDC từ khi triển
khai chương trình CTDCSCVL
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Xem xét, đánh giá về điều kiện tự nhiên, CSHT tại địa phương
Tìm hiểu những nhu cầu và các vấn đề của CĐ trong và ngoài CTDC ở hai thời điểm trước và sau khi triển khai chương trình để thấy được sự khác biệt trong sự thay đổi đời sống của CĐ trong và ngoài CTDC
Trang 15Phân tích những tiềm năng và hạn chế trong đời sống CĐ Tìm hiểu thái độ của
CĐ đối với chương trình Từ đó xác định nhu cầu, nguyện vọng của CĐ địa phương
Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm làm cơ sở để chính quyền địa phương khắc phục hạn chế, ổn định đời sống, nâng cao thu nhập của CĐ
1.3 Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
ra quá trình xây dựng CTDC
1.4 Cấu trúc của khoá luận
Luận văn được trình bày gồm 5 phần chính Bố cục của của khóa luận được trình bày như sau:
Chương 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày những khái niệm và lý thuyết có liên quan đến khóa luận như các khái niệm về CĐ, tìm hiểu CĐ, cụm tuyến dân cư
Trang 164
Trình bày các phương pháp nghiên cứu khoa học được sử dụng để thực hiện khóa luận
Chương 4 Kết quả và thảo luận
Trình bày những vấn đề cần tìm hiểu ở CĐ như: nhu cầu, vấn đề, tiềm năng, hạn chế và các mối quan hệ trong CĐ
Chương 5 Kết luận và đề nghị
Trình bày kết luận của khóa luận và kiến nghị của người thực hiện khóa luận
Trang 17CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1 Thông tin chung về chương trình CTDCSCVL xã Vĩnh Châu B
2.1.3 Diện tích và thời gian thực hiện
CTDC xã Vĩnh Châu B có tổng diện tích là 5,54 ha trong đó diện tích cụm là 0,54 ha, chiều dài 2 tuyến là 5 km, dự kiến sẽ có 480 hộ dân vào ở với tổng kinh phí đầu tư ban đầu là 14.281 tỷ đồng Năm 2002, cụm dân cư được xây dựng tại Gò Cái
Bô Đầu năm 2006, tuyến dân cư cũng được xây dựng đến nay đã có 311 hộ dân vào sống trong CTDC, chiếm tỷ lệ khoảng 40% so với dân cư cả xã và đạt 65% so với chỉ tiêu ban đầu Khoảng 35% còn lại chưa vào CTDC là vì nhà của họ chưa được xây xong (UB xã Vĩnh Châu B)
2.1.4 Giá nền nhà và nhà
Như số liệu trình bày ở bảng 2.1, những hộ thuộc các diện nghèo, ngưỡng nghèo, chính sách và tái định cư được mua nhà và nền nhà trả chậm với thời gian 10 năm Khoảng thời gian này đủ để CĐ ổn định cuộc sống và dành dụm để trả nợ Những
hộ ngưỡng nghèo cần trả trước 3 – 6 triệu đồng tiền mặt để được một ngôi nhà trong CTDC Những hộ không nằm trong các diện nêu trong bảng, nếu muốn mua nhà thì phải đấu giá, giá một nền nhà dao động từ 18 đến 45 triệu, tùy theo vị trí và diện tích của nền Diện tích/nền nhà trong cụm dân cư có 2 loại 4X20 m2 và 5X18 m2, trong tuyến dân cư là 6X18 m2
Trang 186
Bảng 2.1 Giá Nền Nhà trong CTDC Xã Vĩnh Châu B
Diện ĐVT
CDC TDC Nghèo,
chính sách, tái định cư
Ngưỡng nghèo
Nghèo, chính sách, tái định cư
Ngưỡng nghèo
Lãi xuất %/năm 3 3 3 3
Nguồn tin: UBND xã Vĩnh Châu B
(Thông tin chung về chương trình CTDC vùng lũ ở ĐBSCL được trình bày ở phụ lục.)
2.2 Tổng quan xã Vĩnh Châu B
2.2.1 Văn hóa xã hội
a) Dân số
Hiện nay, toàn xã có 3.237 nhân khẩu, tương ứng với 778 hộ Tốc độ tăng dân
số năm 2006 khoảng 6% Khoảng 40% hộ đã vào sống ở CTDC Số thành viên trung
bình/hộ của xã là 4,16 và số thành viên trung bình/hộ của CTDC cao hơn ở ngoài
0,25%
Bảng 2.2 Tình Hình Dân Số của Xã Vĩnh Châu B
Đặc điểm ĐVT Toàn xã CTDC Ngoài CTDC
Số nhân khẩu Người 3.237,00 1.342,00 1.895,00
Nguồn tin: UBND xã Vĩnh Châu B
Ở cả 2 thời điểm, số hộ có 4 thành viên vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất, kế đó là số hộ
có 5 thành viên Biểu đồ 2.1 cho thấy sau khi QH, số hộ có 4 nhân khẩu tăng và số hộ
có 5 thành viên giảm So sánh giữa 2 địa điểm trong và ngoài CTDC, số hộ 5 thành
Trang 19viên của 2 vùng bằng nhau, số hộ có 4 thành viên của CĐ ngoài CTDC cao hơn trong CTDC Cơ cấu thành viên của CĐ trong CTDC phức tạp hơn, có những gia đình chỉ có
1 – 2 thành viên
Hình 2.1 Biểu Đồ Cơ Cấu Số Nhân Khẩu trong Gia Đình
Nguồn tin: UB xã Vĩnh Châu B
b) Giáo dục
Toàn xã có 2 điểm trường: 1 trung học cơ sở và 1 tiểu học Trẻ em được đến trường 100% Năm học 2005 – 2006, tỷ lệ lên lớp bậc tiểu học đạt 95,74%, trung học
cơ sở đạt 98,6%, phổ cập giáo dục tiểu học 99%
Trình độ văn hóa tại địa phương chưa cao Theo số liệu điều tra của UB xã Vĩnh Châu B cuối quý II, năm 2006 cho thấy ½ dân số là có trình độ cấp 2, người học cấp 2
ở CTDC thấp hơn ngoài gần 10% Số người có trình độ cấp 3: CTDC là 21%, ngoài CTDC là 16% Số người có trình độ TH-CĐ-ĐH rất thấp, CTDC khoảng 2%, ngoài CTDC là 8%
TRƯỚC QUY HOẠCH
12%
Trang 208
ấp 3 Xã không có nhà thờ, chùa chiền hay đình thần, những người đạo Thiên Chúa đi
lễ ở nhà thờ xã bạn
e) Văn hóa thông tin
Cộng đồng địa phương chưa có thói quen đọc sách báo thường xuyên Tuy nhiên, xã có 01 bưu điện văn hóa phục vụ cho việc liên lạc của CĐ địa phương và một bưu tá giao thư từ, sách báo đến tận tay CĐ khi có nhu cầu
f) Lao động địa phương
Vĩnh Châu B có nguồn lao động tương đối dồi dào Số người trong độ tuổi lao động (từ 18 – 55 tuổi) chiếm gần 60% dân số, khoảng 30% dân số ở độ dưới 18, còn lại là người già
Lao động dồi dào, chủ yếu phục vụ cho nông nghiệp Phần lớn lao động chưa qua trường lớp đào tạo các ngành nghề (trừ nghề may thủ công) Vào các tháng không phải mùa vụ, thời gian nông nhàn rất nhiều
Lao động thường tăng cao vào các tháng 01, tháng 04 và tháng 10 do lao động ở các vùng lân cận thường đến làm việc Đây là 3 mùa vụ chính của xã, bao gồm 02 mùa thu hoạch lúa và cao điểm của mùa ĐBTS (Kết quả PRA và UBND xã Vĩnh Châu B)
2.2.2 Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Vĩnh Châu B là một xã thuộc địa giới hành chính huyện Tân Hưng, tỉnh Long
An Xã Vĩnh Châu nằm cách thị trấn Tân Hưng 5 km và có đường đê nối liền từ thị trấn đến xã
Vị trí địa lý của xã Vĩnh Châu B:
Hướng bắc: giáp với xã Hưng Thạnh (huyện Tân Hưng) và tỉnh Đồng Tháp Hướng tây: giáp với Tỉnh Đồng Tháp
Hướng nam: giáp với Tỉnh Đồng Tháp và xã Vĩnh Châu A (huyện Tân Hưng) Hướng đông: giáp với thị trấn Tân Hưng, và các xã Vĩnh Thạnh,Vĩnh Lợi và Vĩnh Châu A của huyện Tân Hưng
b) Diện tích
Tính đến năm 2006, tổng diện tích tự nhiên của xã là 2.964,82 ha Trong đó: đất sản xuất nông nghiệp là 2.106,56 ha (bao gồm ruộng lúa, hoa màu, và cây ăn trái), đất rừng chiếm khoảng 210,77 ha, đất ở 54,87 ha, còn lại là đất chưa sử dụng
Trang 21c) Địa hình
Vĩnh Châu B là một trong những xã có cao độ dưới 1,5m so với mực nước biển, thuận lợi trong việc sử dụng nguồn nước lấy từ sông Tiền theo hệ thống các kinh Gò Thuyền, Phước Xuyên và kinh Mới
d) Đất đai
Hầu hết đất đai của xã là đất phèn Đất phèn có trị số pH rất thấp và hàm lượng
SO4 cao (0,15 – 0,25%), đặc biệt là các ion Fe++ và Al+++ dễ gây độc hại cho cây trồng Vấn đề sử dụng đất phèn trong sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào khả năng cung cấp nước ngọt trong mùa khô Đất đai tại xã được xếp ở cấp ít thích nghi hoặc phải cải tạo thì mới thích nghi với 2 vụ lúa
e) Chế độ thuỷ văn
Xã Vĩnh Châu B thường xuyên bị ngập lũ Trong lịch sử thì năm 2000 gây thiệt hại nặng nhất Tuy nhiên, lũ cũng mang lại một số thuận lợi: Bồi đắp phù sa, tháo chua rữa phèn vệ sinh đồng ruộng, diệt chuột và các loại côn trùng phá hại mùa màng, nâng cao năng suất cây trồng, tăng nguồn lợi thuỷ sản, góp phần nâng cao thu nhập của CĐ
Nước lũ bắt đầu dâng lên vào 5/5 âm lịch và rút hoàn toàn vào cuối tháng 10 Lượng nước ngọt dồi dào đủ để sinh hoạt và tưới tiêu
f) Khí hậu – thời tiết
Khí hậu xã Vĩnh Châu B mang tính chất đặc trưng nhiệt đới gió mùa với nền nhiệt cao đều quanh năm, ánh sáng dồi dào, lượng mưa khá lớn và phân bố theo mùa
Theo số liệu của trạm Mộc Hoá nhiệt độ BQ năm là 27,2oC, tháng năm là tháng nóng nhất 29,3oC, tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất 25oC Biên độ nhiệt trong năm dao động khoảng 4,3oC và biên độ nhiệt ngày và đêm dao động cao từ 8oC đến 10oC Tổng tích ôn: 9,786oC/năm Đây là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa, ngô, rau, đậu thực phẩm
Lượng mưa trung bình năm là 1.447,7 mm và phân bố theo mùa rõ rệt, mùa mưa thực sự bắt đầu từ cuối tháng 05 dương lịch và kết thúc đầu tháng 11 (164 ngày) Mùa mưa trùng với mùa lũ gây ngập úng, cản trở quá trình sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế xã hội của huyện (Phòng Kinh Tế huyện Tân Hưng)
Trang 2210
Mùa mưa bắt đầu từ đầu tháng 03 âm lịch nhưng chỉ thật sự mưa nhiều vào các tháng 07, 08, 09, 10, 11 âm lịch, mưa nhiều nhất vào tháng 09, lúc này nước lũ lên cao, thường xuyên có giông bão (Kết quả PRA)
h) Giao thông – thuỷ lợi
Hiện nay, đường giao thông ở xã vẫn chưa phát triển, các đường chính đồng thời cũng là đê ngăn lũ vẫn đang trong quá trình xây dựng Toàn xã có 3 tuyến đường: Tuyến lộ dọc kinh Phước Xuyên, tuyến lộ dọc kinh Gò Thuyền và tuyến lộ dọc kinh KT2 Những con đường ở đây bằng đất Sau mỗi mùa lũ điều bị xạt, lở nghiêm trọng Nhiều năm qua, các con đê này được xây dựng vào mùa khô và bị tự nhiên phá hủy vào mùa lũ Nhiều giải pháp như trồng cây, bao nilon được đưa ra nhưng chưa có biện pháp nào cho kết quả tích cực Việc đi lại trong xã gặp rất nhiều khó khăn Các con đường đất đã nhỏ lại có nhiều ổ gà và cỏ dại mọc hai bên rất dễ xảy ra tai nạn Những ngày mưa, xe máy gần như không thể lưu thông Việc đi lại và vận chuyển hàng hóa của CĐ phụ thuộc vào đường thủy nhiều hơn
Trang 23Xã Vĩnh Châu B có hệ thống kinh rạch chằng chịt Ngoài các tuyến kinh chính như Gò Thuyền, Phước Xuyên và kinh Mới còn có hệ thống kinh mương khác phục vụ cho việc đi lại và phát triển việc khai hoang, phục hoá, thâm canh, tăng vụ trong sản xuất lúa Tuy nhiên, ngoại trừ kinh Phước Xuyên, các con kinh khác điều bị phèn nặng vào mùa khô
Nước lũ bắt đầu lên từ 5/5 âm lịch, đỉnh lũ đứng yên trong suốt tháng 08 và nửa tháng 09, sau đó rút dần cho đến hết tháng 11 (Kết quả PRA)
i) Nguồn nước sinh hoạt
Mặc dù có lượng nước sản xuất dồi dào nhưng nước sạch để phục vụ cho sinh hoạt ở xã lại rất thiếu, hầu hết CĐ còn sử dụng nước sông, kinh mương chưa qua xử lý cho việc sinh hoạt của mình kể cả ăn uống, tắm giặt
Đặc điểm nổi bật của nguồn nước ngầm ở vực này là xuất hiện khá sâu, giá thành cao, mạnh nước ngầm đôi lúc biến động nên ít được khai thác
Trước đây, toàn xã chỉ mới có được một giếng khoan đủ nước sinh hoạt cho khoảng 50 hộ nhưng hiện nay đã ngừng hoạt động Ngoài ra, xã đang xây dựng một trạm cung cấp nước nằm trong CDC Dự kiến, trạm sẽ cung cấp nước cho các hộ dân ở trong CDC và TDC Gò Thuyền
Trang 24CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Cụm tuyến dân cư
Cụm tuyến dân cư là quá trình tập hợp một đơn vị cùng loại ở gần nhau, cùng một nơi làm thành một đơn vị lớn hơn Cộng đồng sống trong cụm tuyến dân cư có mối quan hệ với nhau trên nhiều mặt (lãnh thổ, kinh tế, văn hoá, tín ngưỡng, dòng họ) Chính các mối quan hệ này giúp cho CĐ dân cư trong mỗi cụm tuyến ngày càng gắn
bó, đoàn kết với nhau chặt chẽ và hiểu biết nhiều hơn (Đào Thanh Cần, 2002)
3.1.2 Quy hoạch phát triển nông thôn và quy hoạch điểm dân cư
a) Quy hoạch phát triển nông thôn
Quy hoạch PTNT là QH tổng thể, nó bao gồm tổng hợp nhiều nội dung hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường, liên quan đến vấn đề phát triển con người trong các CĐ nông thôn theo các tiêu chuẩn phát triển bền vững
b) Quy hoạch điểm dân cư
Quy hoạch điểm dân cư (đô thị hay làng xã) là cụ thể hóa các mục tiêu phát triển vùng trên cơ sở các dự kiến do QH vùng đề xuất, trong QH phát triển và QH các điểm dân cư Các mục tiêu của địa phương và các yêu cầu đòi hỏi của vùng cần phải được thực hiện trong các QH xây dựng (Phạm Kim Giao, 2000)
3.1.3 Nông thôn và những nét đặc trưng nổi bậc của nông thôn
Trang 25b) Những nét đặc trưng nổi bậc của nông thôn
Nông thôn phải gắn với một nghề lao động xã hội truyền thống, đặc trưng và nổi trội là hoạt động sản xuất nông nghiệp
Trình độ phát triển của nền sản xuất thường có quy mô nhỏ về mặt số lượng Mật độ dân cư trên km2 thấp
Nông thôn có môi trường tự nhiên ưu trội, con người gần gũi với tự nhiên Nông thôn có một lối sống đặc thù của mình, được hình thành chủ yếu trên cơ
sở hoạt động nông nghiệp
Nông thôn có tính cố kết CĐ
Cung cách ứng xử xã hội nặng về luật tục, về lễ nghi hơn là tính pháp lý
Văn hoá nông thôn là một loại hình văn hoá đặc thù mang đậm nét dân gian, nét truyền thống dân tộc ( Nguyễn Văn Năm, 2000)
3.1.4 Cộng đồng và phát triển cộng đồng
a) Cộng đồng
Cộng đồng là tập hợp những người có cùng một hoặc một số đặc điểm, tính chất giống nhau Các đặc điểm, tính chất này có thể chỉ cùng đơn vị hành chính hay kết hợp giữa tính chất đồng đơn vị hành chính với các tính chất đặc thù về kinh tế, xã hội Quy
mô CĐ phụ thuộc vào phạm vi giới hạn của các đặc điểm, tính chất xác định nên CĐ
đó (Lê Quang Thông, 2005)
Khái niệm CĐ thường dùng để chỉ nhiều đối tượng có những đặc điểm tương đối khác nhau về quy mô và đặc tính xã hội Ý nghĩa rộng nhất của CĐ là tập hợp người với các liên minh rộng lớn như toàn thế giới (CĐ thế giới), một châu lục (CĐ Châu Á), một khu vực (CĐ ASEAN) Cộng đồng còn được áp dụng để chỉ một kiểu xã hội, căn cứ vào những đặc tính tương đồng về sắc tộc, tôn giáo (CĐ người Do Thái) Nhỏ hơn nữa, CĐ được dùng khi gọi tên các đơn vị như làng/bản, xã, huyện, những người chung về lý tưởng xã hội, lứa tuổi, giới tính, thân phận xã hội (Nguyễn Hữu Nhân, 2004)
b) Phát triển cộng đồng
Phát triển CĐ là một tiến trình qua đó yếu tố nội lực của CĐ kết hợp với sự hỗ trợ của chính quyền các cấp, các tổ chức cá nhân phi chính phủ ngoài CĐ nhằm nâng cao năng lực, tạo sức mạnh để cải thiện điều kiện kinh tế xã hội, văn hoá, môi trường
Trang 2614
của CĐ và đồng thời đóng góp vào sự phát triển chung của toàn xã hội Ý nghĩa cơ bản của việc phát triển CĐ là giảm bất bình đẳng về kinh tế, chính trị và phúc lợi xã hội, hạn chế vấn nạn di dân gây mất cân bằng xã hội và giảm thiểu sự chênh lệch về năng lực sản xuất (Lê Quang Thông, 2005)
Hay trong cái nhìn của người cán bộ khuyến nông và PTNT thì “Phát triển CĐ
là giúp cho CĐ hợp tác với nhau để tự giải quyết những nhu cầu bức xúc của CĐ Họ được giúp đỡ lẫn nhau về kiến thức, kỹ năng và phương pháp quản lý CĐ để thoát khỏi
sự nghèo nàn, lạc hậu Như vậy, phát triển CĐ tức là giúp cho CĐ đi từ tình trạng yếu kém trở thành người tự giải quyết trở lực, trở ngại của chính họ” (Nguyễn Văn Năm, 2000)
3.1.5 Tìm hiểu những gì ở cộng đồng
a) Tổng quan về cộng đồng
Địa lý: Vị trí, đất đai, tài nguyên thiên nhiên
Dân số: Tổng số dân, giới tính, độ tuổi
Kinh tế: Cơ cấu ngành nghề, khoa học kỹ thuật phục vụ kinh tế, tiềm năng phát triển
Văn hóa xã hội y tế: trình độ dân trí, vấn đề mù chữ, bỏ học, lớp phổ cập, trường học, bệnh viện
Cái nhìn tổng quan này mới là hình chụp thẳng cho ta thấy bề nổi của CĐ
b) Nhu cầu và các vấn đề của cộng đồng
Các nhu cầu cơ bản ở đây được giải quyết như thế nào? Đó là các nhu cầu về
ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, chữa bệnh, việc làm, thu nhập Ngoài ra ở CĐ còn có vấn
đề nào nổi cộm đáng chú ý nhất: trẻ em thiếu chăm sóc, bị lạm dụng, gia đình rạn nứt, bất đồng về tín ngưỡng, an ninh khu phố, tệ nạn xã hội Trong các cuộc trao đổi với dân, các vấn đề này sẽ toát ra một cách rõ rệt
c) Tiềm năng và hạn chế của cộng đồng
Nếu phát triển phải “nội sinh” thì nó phải xuất phát từ trong CĐ Do đó tìm hiểu
và phát huy tiềm năng ấy là cơ bản
Sự vận hành của CĐ không bị chi phối bởi tính chất tốt hay xấu của các cơ chế chính thức hay phi chính thức mà còn tùy thuộc vào sự tương tác giữa hai cơ chế này
Trang 27Trong lĩnh vực xã hội, tinh thần từ thiện còn ăn quá sâu nên khi đi tới đối tượng
xã hội hay tìm hiểu một CĐ ta thường hay quên đánh giá tiềm năng của CĐ đó Mà chính tiềm năng này là nguồn lực giúp CĐ vươn lên giải quyết vấn đề Nhờ đó mới có thể phát triển “nội sinh” một cách đích thực
Tìm hiểu về một CĐ ta luôn khám phá nhiều tiềm năng, tuy nhiên tiềm năng ấy gặp sức cản của các hạn chế Sức cản là chính các mâu thuẫn tạo ra sức ỳ của CĐ
Cộng đồng chỉ có thể hành động như một tổ chức thuần nhất khi các tiềm năng được tổ chức và các lực cản được khắc phục
d) Các mối quan hệ trong cộng đồng
Chính đây mới là vấn đề then chốt mà các cuộc điều tra mang tính chính quy và chính thức không phát hiện được
Chính tính chất của các mối quan hệ trong CĐ làm cho CĐ mạnh hay yếu Bởi
sự đoàn kết, tinh thần hợp tác tạo sức mạnh cho hành động chung, còn mâu thuẫn triền miên sẽ gây tê liệt
Tìm hiểu các mối quan hệ trong CĐ ta sẽ phát hiện song song với cơ chế hình thức một cơ chế phi hình thức có thể tác động mạnh mẽ đối với CĐ
Như vậy, tìm hiểu CĐ là một việc làm tập trung có hệ thống trước khi bắt tay vào thực hiện dự án Nhưng nó luôn luôn tiếp diễn Cũng như hiểu biết một cá nhân là một sự khám phá không ngừng, tìm hiểu một CĐ là một việc làm liên tục Sự sống không dừng một chỗ mà luôn luôn năng động Trong CĐ luôn luôn có những nhân tố mới, thuận lợi và khó khăn mới cũng như các mối tương tác mới (Nguyễn Thị Oanh, 2004)
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
a) Số liệu sơ cấp
“Phương pháp phỏng vấn qua bảng câu hỏi là phương pháp được sử dụng rất
lâu đời và được sử dụng ở hầu hết các nghiên cứu về phát triển CĐ, PTNT Mục đích của phương pháp này là nhằm thu thập thông tin sơ cấp để từ đó tính toán phân tích các vấn đề nghiên cứu trên điều kiện cụ thể của từng địa phương” (Lê Quang Thông,
2005) Trong phạm vi khóa luận, phương pháp này được dùng để thu thập các số liệu
Trang 2816
về hoạt động kinh tế, xã hội như thu nhập, chi phí sản xuất, chi tiêu sinh hoạt thông qua việc sử dụng bảng câu hỏi và chọn mẫu theo phương pháp lấy mẫu theo chùm
“Bảng câu hỏi hay còn gọi là phiếu điều tra, phiếu phỏng vấn là một tập tài liệu
gồm những câu hỏi hay những thông tin trống mà đòi hỏi phải qua phỏng vấn trực tiếp mới đáp ứng được các thông tin đó” ( Lê Quang Thông, 2005)
“Phương pháp lấy mẫu theo chùm là phương pháp dựa trên năng lực của nhà
nghiên cứu trong việc chia tập hợp lấy mẫu thành các nhóm gọi là chùm và lựa chọn các phần tử trong mỗi chùm bằng cách dùng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản Các chùm được thực hiện trên cơ sở gần gũi về địa lý hay các đặc tính chung có liên quan với biến số chính của nghiên cứu”
“Phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản (SRS) là phương pháp chọn
mẫu thử xác xuất được sử dụng phổ biến nhất phù hợp với định nghĩa về sự ngẫu nhiên, mỗi phần tử trong tập hợp có cơ hội được chọn độc lập và ngang nhau” (Trung Nguyên, 2005)
Áp dụng phương pháp lấy mẫu theo chùm, việc lấy mẫu điều tra được thực hiện bằng cách sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản và phân xã Vĩnh Châu
B thành 3 vùng nhỏ
Vùng 1: Phỏng vấn những hộ dân đang sống trong cụm tuyến dân cư Số lượng nông hộ được phỏng vấn của vùng này là 40 hộ, chiếm tỷ lệ 40% tổng số hộ điều tra
Vì số lượng hộ dân đã vào CTDC, tính đến cuối năm 2006 khoảng 40% dân số của xã
Ngoài CTDC có vị trí địa lý khác nhau, dẫn đến sự phát triển tương đối khác nhau Để hạn chế sai số, phần ngoài CTDC được chia thành 2 vùng và phỏng vấn mỗi vùng 30 bảng
Vùng 2: Vùng đất thổ cư của xã cũ, CĐ đang tạm trú thuộc xã Hoà Bình huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, hàng năm cả nhà ở và ruộng lúa điều bị ngập lụt
Vùng 3: Vùng này giáp ranh thị trấn, nhà ở ít bị ảnh hưởng bởi lũ, đời sống CĐ phát triển nhất xã
“Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA) là một
phương pháp tiếp cận, đánh giá nông thôn được phát triển từ nền tảng phương pháp
đánh giá nhanh nông thôn nhưng nhấn mạnh sự tham gia của CĐ”
Trang 29“Sử dụng công cụ PRA là sử dụng các phương pháp khác nhau nhằm thu hút
CĐ vào quá trình đánh giá phân tích và lập kế hoạch phát triển CĐ Nhằm đạt được mục đích là thu thập các thông tin cần thiết cho chương trình nghiên cứu hay xây dựng các dự án tiền khả thi từ đó đánh giá nhu cầu của CĐ, xác định tiềm lực CĐ, xây dựng
và tổ chức chương trình hành động nhằm mục tiêu phát triển cho CĐ” (Cục khuyến
nông và khuyến lâm, 1998 và Lê Quang Thông, 2005) Trong phạm vi khóa luận phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, CSHT, những thuận lợi, khó khăn, sinh kế, những sự kiện quan trọng trong quá khứ của xã Vĩnh Châu B và những ảnh hưởng của nó
Các công cụ PRA được sử dụng trong khóa luận
“Sơ đồ hiện trạng giúp cho cán bộ và cả CĐ thấy được toàn cảnh của CĐ, qua
đó phát hiện ra những thuận lợi và khó khăn tác động vào sự phát triển của CĐ (Lê Quang Thông, 2005)
Lịch thời vụ cho phép xác định mùa vụ gieo trồng theo từng nơi và có quan hệ
chặt chẽ với các điều kiện thời tiết, khí hậu ở nơi đó Đây là cơ sở để xác định mức độ
sử dụng lao động và huy động các nguồn lực của thôn, bản trong mối quan hệ với thời gian, thời tiết trong năm cho các hoạt động sản xuất(Cục khuyến nông và khuyến lâm,
1998)
Lược sử thôn bản là một trong những công cụ để tìm hiểu chung về thôn, bản
Thông qua công cụ này CĐ tự nhớ lại những sự kiện xảy ra trong quá khứ và ảnh hưởng của nó đến đời sống, tình hình sản xuất, sử dụng các nguồn nhân lực, vật lực
Từ đó có thể đề ra những giải pháp trong tương lai phù hợp với địa phương mình (Cục
khuyến nông và khuyến lâm, 1998)
Phương pháp quan sát xã hội học
Đây là một phương pháp nghiên cứu xã hội học nhằm thu thập thông tin xã hội học sơ cấp thông qua tri giác về các quá trình, các hiện tượng xã hội (Tống Văn Chung,
2001) Khóa luận sử dụng phương pháp này để đưa ra những thông tin mô tả mà tác giả đã cảm nhận được trong thời gian tìm hiểu địa phương
Ngoài ra, trong quá trình điều tra, khóa luận còn sử dụng một số phương pháp khác như: phỏng vấn cán bộ, những người hiểu biết nhiều về CĐ, lân la với CĐ để thu thập những thông tin cần thiết phục vụ cho nghiên cứu
Trang 3018
b) Số liệu thứ cấp
Để có cái nhìn tổng quan về chương trình CTDCSCVL và xã Vĩnh Châu B, khóa luận sử dụng nguồn tài liệu từ UBND xã Vĩnh Châu B, phòng Kinh Tế, phòng Hạ Tầng Kinh Tế, Ban Quản Lý Dự Án Đầu Tư, UBND huyện Tân Hưng, tỉnh Long An
và các tài liệu sách, báo, luận văn tốt nghiệp các khóa trước và internet
Xử lý số liệu bằng các công thức toán học và thống kê trên phần mềm Excel
3.2.2 Các phương pháp phân tích chung
Phương pháp phân tích định tính SWOT
“Ma trận SWOT nhằm tìm hiểu tiềm năng và hạn chế của địa bàn nghiên cứu
nhằm tìm ra những giải pháp phát huy các tiềm năng và hạn chế các khó khăn Sử dụng
ma trận SWOT nhằm xác định những thuận lợi và khó khăn của CĐ ở địa phương Từ
đó đưa ra một số giải pháp khắc phục hạn chế, phát huy những thuận lợi nhằm ổn định đời sống, nâng cao thu nhập của CĐ
SWORT gồm 4 yếu tố:
Điểm mạnh (S – Strenghts): Thể hiện những gì CĐ có sẵn mà họ có thể dựa vào
đó để thúc đẩy sự phát triển của CĐ (Đất đai, vốn sản xuất, lao động)
Điểm yếu (W – Weakness): Là những gì CĐ không có, còn thiếu hoặc còn thiếu
mà những yếu tố đó cản trở sự phát triển của CĐ: ít đất canh tác, thiếu vốn, kỹ thuật
Cơ hội (O – Opportunities): Thể hiện những tác động tích cực từ ngoài vào CĐ gồm chính sách, chuơng trình hỗ trợ về vốn hay kỹ thuật…
Hạn chế (T – Threats): là những tác động tích cực từ ngoài vào CĐ hay những
hỗ trợ ngoài còn thiếu so với các CĐ khác Những trợ ngại đó có thể là thiên tai, chính sách chuyển đổi sản xuất mà CĐ không mong muốn” (Lê Quang Thông, 2005) Các yếu tố trên là cơ sở thực hiện các chiến lược kết hợp: S – O, S – T, W – O, W – T
Trong phạm vi khóa luận, phương pháp này được sử dụng để phân tích những tiềm năng và hạn chế của địa phương để từ đó đề xuất những chiến lược phù hơp
“Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp thu thập thông tin, số liệu để
nhằm nhận thức, đánh giá khái quát những đặc trưng về một mặt nào đó của tổng thể
cần nghiên cứu” Trong phạm vi khóa luận, phương pháp này được sử dụng để trình bày thực trạng và những thay đổi đời sống của CĐ
Trang 31Phương pháp so sánh là phương pháp mà người ta xây dựng các chỉ tiêu kinh
tế và thực hiện so sánh tuyệt đối hoặc tương đối để rút ra các kết luận về đối tượng kinh tế nghiên cứu: phát triển tốt hay trung bình, hay thụt lùi, hay đã xấu đi (Võ Thanh
Thu và Ngô Thị Hải Xuân, 2006) Trong phạm vi khóa luận, phương pháp này được sử dụng để so sánh sự thay đổi trong đời sống của CĐ trong giai đoạn 2002 – 2006
Sự thay đổi của CĐ trong CTDC là một tác động tổng hợp của chương trình CTDCSCVL và những thay đổi chung của xã hội
Chương trình CTDCSCVL tác động trực tiếp đến đời sống những CĐ vào sống sống trong CTDC Tuy nhiên, nó cũng có những ảnh hưỏng giáp tiếp đến CĐ bên ngoài như: làm giảm diện tích đất canh tác, xây dựng một số CSHT, phân bố lại dân
cư, di tản lao động
Khoá luận sử dụng phương pháp so sánh để so sánh một số vấn đề của CĐ 2 vùng, nhằm làm rõ những tác động đó
Đường cong Lorenz và hệ số Gini
Đường cong Lorenz biểu thị mối quan hệ giữa các nhóm dân số và tỷ lệ thu nhập tương ứng của họ
Trục hoành biểu hiện số người có thu nhập, không phải theo số tuyệt đối mà theo % tích luỹ Trục tung là tỷ lệ trong tổng thu nhập mà mỗi % trong số dân nhận được Nó cũng được tích luỹ cho đến 100%, cho nên cả 2 trục dài bằng nhau và toàn
bộ sơ đồ được đóng trong một hình vuông Đường kẻ chéo được vẽ từ góc trái phía dưới (điểm gốc) của hình vuông lên góc phải phía trên Ở mỗi điểm trên đường chéo
đó, tỷ lệ % thu nhập nhận được đúng bằng tỷ lệ % của số người có thu nhập
Đường Lorenz cho thấy mối quan hệ định lượng thực sự giữa tỷ lệ % của số người có thu nhập và tỷ lệ % trong tổng thu nhập mà họ thực sự nhận được
Trang 33CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Sự thay đổi về nhu cầu và các vấn đề của cộng đồng
Hiện nay, trạm y tế trở thành nơi được nhiều hộ đến chữa bệnh nhất chiếm 65% tổng số hộ điều tra, cơ cấu tăng 57,5%, tăng với tốc độ là 766% so với năm 2002
Lý do chính của sự thay đổi này là do những hộ nghèo khi vào CTDC đã được cấp bảo hiểm y tế miễn phí, trạm y tế lại gần nơi ở của họ Rất thuận tiện khi đến chữa bệnh
Bảng 4.1 Địa Điểm Chữa Bệnh Nhẹ của Cộng Đồng trong CTDC
Địa điểm
Năm 2002 Năm 2006 Chênh lệch Tốc độ
tăng (%)
Số
hộ
Cơ cấu (%) Số hộ Cơ cấu (%) Số hộ Cơ cấu (%)Nhà thuốc nam 9 22,50 6 15,00 -3 -7,50 -33,33 Nhà thuốc tây 22 55,00 4 10,00 -18 -45,00 -81,82 Trạm y tế 3 7,50 26 65,00 23 57,50 766,67 Nhà thuốc chung 6 15,00 4 10,00 -2 -5,00 -33,33
Nguồn tin: Kết quả điều tra
Trang 3422
Cộng đồng ngoài CTDC
Cộng đồng ngoài CTDC có sự thay đổi theo chiều hướng gần giống CĐ trong CTDC, nhưng với tốc độ thấp hơn từ 2 – 3 lần Tốc độ tăng thấp hơn các hộ trong CTDC vì trạm y tế xa, và phần lớn những hộ này không có bảo hiểm y tế Tuy vậy, cơ
cấu số hộ đến trạm y tế đã tăng 45% và đạt tốc độ tăng trưởng 225% so với 2002 (Có thể xem số liệu cụ thể của phần này ở bảng 4.A phần phụ lục 2)
Hầu hết các hộ điều tra cho biết sẽ đến bệnh viện huyện, tỉnh khi bệnh nặng
Như vậy, các cơ sở y tế đã dần dần chiếm vị trí quan trọng trong việc khám và chữa bệnh của CĐ Điều này là nhờ trong những năm vừa qua, hệ thống này đã được đầu tư xây dựng và cải thiện
b) Bảo hiểm
Tùy theo khả năng và sự hiểu biết, CĐ tham gia một số loại bảo hiểm như y tế, tai nạn, nhân thọ
Cộng đồng vùng CTDC
Tình hình tham gia bảo hiểm của CĐ trong CTDC được trình bày ở bảng 4.2
Bảng 4.2 Tình Hình Tham Gia Bảo Hiểm của Cộng Đồng trong CTDC
Bảo hiểm
Tốc độ tăng (%)
Số người Cơ cấu
(%) Số người
Cơ cấu (%) Số người
Cơ cấu (%)
Số lượng tham gia 47 26,70 90 52,63 43 25,93 91,49
Bảo hiểm Y tế 39 22,16 68 39,77 29 17,61 74,36 Bảo hiểm tai nạn 3 1,70 10 5,85 7 4,14 233,33 Bảo hiểm nhân thọ 5 2,84 12 7,02 7 4,18 140,00 Không tham gia 129 73,30 81 47,37 -48 -25,93 -37,21
Số người điều tra 176 100,00 171 100,00 -5 0,00 -2,84
Nguồn tin: Kết quả điều tra Trước khi vào CTDC, số người tham gia bảo hiểm chưa nhiều chỉ chiếm 26% trong tổng số người điều tra có tham gia bảo hiểm Trong đó bảo hiểm y tế là 22 %, đối tượng tham gia chủ yếu là học sinh, còn lại 5% là các loại bảo hiểm khác
Hiện nay, số người được điều tra có tham gia bảo hiểm chiếm khoảng 53%, tăng gần gấp 2 lần cả về cơ cấu và giá trị so với năm 2002, trong đó lượng người tham gia bảo hiểm y tế chiếm khoảng 40% tổng số hộ
Trang 35Tốc độ tăng của CĐ trong việc tham gia bảo hiểm của CĐ khá cao Cao nhất là bảo hiểm tai nạn (233%), tiếp theo là tốc độ tăng của bảo hiểm nhân thọ (140%), bảo hiểm y tế chiếm tỷ lệ thấp nhất (74%)
Tuy có tốc độ tăng thấp hơn nhưng số người tham gia bảo hiểm y tế chiếm tỷ lệ cao hơn rất nhiều lần so với các loại hình bảo hiểm khác Nguyên nhân là do những hộ nghèo điều được cấp thẻ bảo hiểm miễn phí Đây cũng là một trong những chính sách nhằm chăm sóc sức khỏe cho CĐ còn khó khăn
Bảng 4.3 Tình Hình Tham Gia Bảo Hiểm của Cộng Đồng ngoài CTDC
Bảo hiểm
Tốc độ tăng (%)
Số người
Cơ cấu (%)
Số người
Cơ cấu (%)
Số người
Cơ cấu (%)
Số lượng tham gia 73 18,16 100 36,90 27 18,74 36,99
Bảo hiểm Y tế 49 12,19 45 16,61 -4 4,42 -8,16 Bảo hiểm tai nạn 4 1,00 7 2,58 3 1,59 75,00 Bảo hiểm nhân thọ 20 4,98 48 17,71 28 12,74 140,00 Không tham gia 153 38,06 171 63,10 18 25,04 11,76
Số người điều tra 226 56,22 271 100,00 45 43,78 19,91
Nguồn tin: Kết quả điều tra Nhìn chung, sau khi vào CTDC, việc chăm sóc sức khỏe của CĐ được quan tâm nhiều hơn, nhờ chính sách hỗ trợ, người nghèo sử dụng bảo hiểm y tế miễn phí Trạm y tế lại nằm ngay trung tâm của cụm dân cư rất thuận lợi cho việc đến khám chữa bệnh của CĐ Mặc dù tỷ lệ tham gia BHYT thấp hơn nhiều lần so với CĐ trong CTDC, nhưng CĐ ngoài CTDC đã bắt đầu quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe
Trang 36nhậu nhẹt Những hộ thỉnh thoảng được xem ti vi, sách báo hay đi du lịch là rất thấp
Hiện nay, cộng đồng bước đầu tiếp xúc với các loại phương tiện giải trí nhưng vẫn còn rất thấp Bảng 4.4 cho thấy có chưa đến 10% các hộ điều tra thường xuyên đọc sách báo, xem phim Việc đi du lịch lại càng không có, đi chơi xa chẳng qua là về thăm hai bên nội ngoại
Bảng 4.4 Khả Năng Tiếp Cận Các Phương Tiện Giải Trí của CĐ trong CTDC
tăng (%)
Số
hộ
Cơ cấu (%)
Số
hộ
Cơ cấu (%)
Số
hộ
Cơ cấu (%) Sách báo Thường xuyên 0 0,00 4 10,00 4 10,00 - Thỉnh thoảng 0 0,00 1 2,50 1 2,50 - Hiếm khi 40 100,00 35 87,50 -5 -12,50 -12,50
Ti Vi Thường xuyên 10 25,00 13 32,50 3 7,50 30,00 Thỉnh thoảng 14 35,00 16 40,00 2 5,00 14,29 Hiếm khi 16 40,00 10 25,00 -6 -15,00 -37,50
Du lịch Thường xuyên 0 0,00 2 5,00 2 5,00 Thỉnh thoảng 0 0,00 3 7,50 3 7,50 - Hiếm khi 40 100,00 35 87,50 -5 -12,50 -12,50 Khác Thường xuyên 0 0,00 2 5,00 2 5,00 - Thỉnh thoảng 0 0,00 5 12,50 5 12,50 - Hiếm khi 40 100,00 33 82,50 -7 -17,50 -17,50
Nguồn tin: Kết quả điều tra
Cộng đồng vùng ngoài CTDC
Năm 2002, ti vi là phương tiện giả trí chủ yếu của CĐ, hơn 60% số hộ điều tra thường xuyên xem ti vi Đã có sự xuất hiện của du lịch và sách báo nhưng số hộ được tham gia chưa nhiều (Bảng 4.5)
Năm 2006, ti vi vẫn là phương tiện giải trí chủ yếu, chiếm 80% tổng số hộ Đặc biệt khả năng tiếp cận các phương tiện giải trí khác của CĐ tăng cao Số hộ thường xuyên đọc sách báo tăng 150%, thỉnh thoảng đi du lịch tăng 100% so với năm 2002
Trang 37Bảng 4.5 Khả Năng Tiếp Cận Các Phương Tiện Giải Trí của CĐ ngoài CTDC
Loại hình
giải trí
Tốc độ tăng (%)
Số
hộ
Cơ cấu (%)
Số
hộ
Cơ cấu (%)
Số
hộ
Cơ cấu (%) Sách báo Thường xuyên 2 3,33 5 8,33 3 5,00 150,00 Thỉnh thoảng 4 6,67 3 5,00 -1 -1,67 -25,00 Hiếm khi 54 90,00 52 86,67 -2 -3,33 -3,70
Ti Vi Thường xuyên 37 61,67 48 80,00 11 18,33 29,73 Thỉnh thoảng 0 0,00 12 20,00 12 20,00 - Hiếm khi 12 20,00 11 18,33 -1 -1,67 -8,33
Du lịch Thường xuyên 4 6,67 2 3,33 -2 -3,33 -50,00 Thỉnh thoảng 1 1,67 2 3,33 1 1,67 100,00 Hiếm khi 55 91,67 56 93,33 1 1,67 1,82 Khác Thường xuyên 1 1,67 4 6,67 3 5,00 300,00 Thỉnh thoảng 3 5,00 5 8,33 2 3,33 66,67 Hiếm khi 56 93,33 51 85,00 -5 -8,33 -8,93
Số hộ PV 40 100 40 100 0 0 0
Nguồn tin: Kết quả điều tra Hàng năm, chính quyền địa phương kết hợp với nhà trường cùng với các nhà hảo tâm tổ chức vui trung thu cho trẻ em, 20/10, 8/3 cho phụ nữ
Trong các dịp lễ lớn tổ chức giao lưu bóng đá, bóng chuyền giữa các ấp trong
xã, tham gia các giải bóng đá của huyện và thường xuyên được giải cao
Nhìn chung, cộng đồng xã Vĩnh Châu B đã bước đầu tiếp cận một số phương tiện giải trí cơ bản Khả năng tiếp cận các phương tiện giải trí của CĐ ngoài cao hơn trong CTDC
Trang 3826
Hình 4.1 Mạng Lưới Điện Xã Vĩnh Châu B
Cộng đồng vùng CTDC
Bảng 4.6 trình bày tình hình sử dụng điện của CĐ trong CTDC
Trước khi vào CTDC, số hộ sử dụng điện chưa đến 20% mà chủ yếu là phải câu
nhờ của hàng xóm, giá thành cao gấp 3 – 4 lần so với giá quy định của Nhà nước
Sau khi vào CTDC, 100% số hộ vào CTDC được sử dụng điện Điều này đã tạo điều kiện cho CĐ tiếp xúc với các phương tiện hiện đại như ti vi, nồi cơm điện…
Giá một kw điện là 550đ Nếu vượt quá mức 100 kg sẽ được tính với giá 800đ Tuy nhiên, các hộ trong CTDC hiếm khi vượt qua giới hạn này
Bảng 4.6 Tình Trạng Sử Dụng Điện của Cộng Đồng trong CTDC
Điện
Năm 2002 Năm 2006 Chênh lệch
Tốc độ tăng (%)
Số hộ Cơ cấu
(%) Số hộ
Cơ cấu (%) Số hộ
Cơ cấu (%)
Sử dụng 7 17,50 40 100,00 33 82,50 471,43
Tư nhân 5 12,50 0 0,00 -5 -12,50 -100,00
Nhà nước 2 5,00 40 100,00 38 95,00 1.900,00 Không sử dụng 33 82,50 0 0,00 -33 -82,50 -100,00
Nguồn tin: Kết quả điều tra
Cộng đồng vùng ngoài CTDC
Số liệu bảng 4.7 trình bày tình hình sử dụng điện của CĐ vùng ngoài CTDC:
Năm 2002, hơn 85% trong số các hộ điều tra đã được sử dụng điện mà chủ yếu
là của Nhà nước, số hộ phải câu nhờ rất thấp, chưa đến 4%
Trang 39Năm 2006, hơn 90% hộ điều tra đã được sử dụng điện, đạt tốc độ tăng trưởng gần 8% so với năm 2002
Bảng 4.7 Tình Trạng Sử Dụng Điện của Cộng Đồng ngoài CTDC
Điện
tăng (%)
Số hộ Cơ cấu (%) Số hộ Cơ cấu (%) Số hộ Cơ cấu (%)
Sử dụng 52 86,67 56 93,33 4 6,67 7,69
Tư nhân 2 3,33 2 3,33 0 0,00 0,00
Nhà nước 50 83,33 54 90,00 4 6,67 8,00 Không sử dụng 8 13,33 4 6,67 -4 -6,67 -50,00
Số hộ PV 60 100 60 100 0 0 0
Nguồn tin: Kết quả điều tra
Nhận xét của cộng đồng về chất lượng điện sử dụng
Chất lượng điện được CĐ đánh giá thông qua các tiêu chí: điện có thường cúp đột xuất, điện mạnh hay yếu Hình 4.1 trình bày nhận xét của CĐ về chất lượng điện
Nguồn tin: Kết quả điều tra
Cộng đồng vùng CTDC
Trước khi vào CDTC, chỉ có 07 hộ được sử dụng điện, có hơn 40% hộ nhận xét chất lượng điện tốt, phần còn lại chia đều cho 02 nhóm tạm và tốt
Trang 4028
Sau khi vào CTDC, hầu hết CĐ rất hài lòng về chất lượng điện được sử dụng
Có đến 87,5% hộ điều tra nhận xét chất lượng tốt, chỉ 10% nhận xét chất lượng tạm, và 2,5% nhận xét chất lượng xấu
Cộng đồng vùng ngoài CTDC
Năm 2002, đến 98% số hộ được điều tra nhận xét chất lượng điện tốt
Năm 2006, nhận xét của CĐ về chất lượng tốt giảm chỉ còn hơn 80%, tạm tăng lên đạt 13%, xấu 3% Lý do chất điện giảm là do nhu cầu sử dụng điện của các hộ ngoài đã tăng lên rất nhiều, nên cung không đủ cầu
Mạng lưới điện của xã đã được phát triển làm gia tăng khả năng tiếp cận của
CĐ đối với nhiều loại sản phẩm mới, giúp gia tăng đời sống của họ Nhu cầu sử dụng của CĐ ngày một cao hơn dẫn đến cung không đủ đáp ứng đủ nhu cầu
b) Nước sinh hoạt
Tình trạng sử dụng nước sinh hoạt
Cộng đồng dùng nước kinh rạch để tắm giặt, sinh hoạt và hứng nước mưa để uống Năm 2002, có 18 hộ trong mẫu điều tra được sử dụng nước giếng khoan Nhưng hiện nay nhà máy nước đã không còn hoạt động Cụm tuyến dân cư đang xây dựng một nhà máy xử lý nước mới, dự kiến đến cuối năm 2007 sẽ hoàn thành
Nhận xét của cộng đồng về chất lượng nước sinh hoạt
Trước QH hầu hết CĐ sử dụng nước sinh hoạt lấy từ kinh Phước Xuyên Nước của kinh này ngọt quanh năm Nhưng sau QH, có sự khác biệt giữa vùng CTDC và vùng ngoài CTDC Vì các con kinh ở khu vực CTDC vẫn còn bị phèn nặng vào mùa khô Hình 4.2 nêu nhận xét về chất lượng nước sinh hoạt của CĐ địa phương
Trước quy hoạch
Trong tổng số mẫu điều tra gồm 100 người, trước QH có 68% số hộ điều tra nhận xét chất lượng nước tốt, 20% nhận xét tạm và 12% nhận xét xấu
Sau quy hoạch
Phỏng vấn 40 hộ vùng CTDC có đến 50% hộ điều tra nhận xét chất lượng nước quá xấu, chỉ có 15% hộ nhận xét nước sử dụng tương đối tốt, còn lại là tạm xài được
So với chất lượng nước trước QH thì chất lượng nước hiện nay xấu hơn rất nhiều Tuy nhiên, đến cuối 2007, nhà máy nước của khu vực CTDC sẽ được hoàn thành, khi đó chất lượng nước sẽ được cải thiện