1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cây mè trên địa bàn huyện tân hưng tỉnh long an

77 295 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cây mè trên địa bàn Huyện Tân Hưng - Tỉnh Long An
Tác giả Nguyễn Văn Nghĩa
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thanh Nguyên
Trường học Trường Đại Học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh tế học
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Kinh tế học
Năm xuất bản 2015
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 1,56 MB

Nội dung

Trên cơ sở điều tra chọn mẫu thuận tiện của 175 hộ trồng mè tại 03 xã Hưng Điền, Hưng Điền B, Hưng Hà thuộc Huyện Tân Hưng, tỉnh Long An đã tìm ra và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hi

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN VĂN NGHĨA

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ

SẢN XUẤT CÂY MÈ TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN TÂN HƯNG - TỈNH LONG AN

Chuyên ngành: Kinh tế học

Mã số chuyên ngành: 60 03 01 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

TS NGUYỄN THANH NGUYÊN

Tp Hồ Chí Minh, năm 2015

Trang 2

TÓM TẮT

Long An nói chung và Huyện Tân Hưng nói riêng là một khu vực chuyên về nông nghiệp, nông nghiệp là thế mạnh của vùng Đồng Tháp Mười Với thế mạnh về đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng…nên vùng này luôn chiếm vị trí hàng đầu về sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất lương thực nhất là lúa và cây chuyển đổi như mè Tuy nhiên, ngày nay các loại cây lương thực và cây chuyển đổi ngày càng khó có thị trường tiêu thụ nên làm giảm thu nhập của người nông dân Chuyển dịch cơ cấu sản xuất là một trong những nội dung trọng tâm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp - nông thôn ở vùng Đồng Tháp Mười Quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu đã góp phần làm tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích, tăng thu nhập và lợi nhuận cho người nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo ra bước đột phá mới trong sản xuất nông nghiệp theo hướng

công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến

hiệu quả sản xuất cây mè trên địa bàn Huyện Tân Hưng tỉnh Long An” trong thời điểm

hiện nay là cần thiết Trên cơ sở điều tra chọn mẫu thuận tiện của 175 hộ trồng mè tại 03

xã Hưng Điền, Hưng Điền B, Hưng Hà thuộc Huyện Tân Hưng, tỉnh Long An đã tìm ra

và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cây mè dựa trên các số liệu điều tra về diện tích đất trồng, các yếu tố đầu vào, các yếu tố kỹ thuật, năng lực sản xuất của

hộ, năng suất thu hoạch, giá,…Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả, mô hình hồi quy tuyến tính đa biến, hàm sản xuất Cobb-Douglas, các phương pháp tính toán chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng chi phí để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cây mè trên địa bàn Huyện Tân Hưng, tỉnh Long An Kết quả phân tích hồi quy cho thấy hiệu quả sản xuất cây mè chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: Diện tích đất trồng mè, năng suất mè, chi phí thuê đất, chi phí phân bón, chi phí thuốc bảo vệ thực vật, chi phí công lao động, chi phí tiền vay, chi phí phơi Các biến về diện tích và năng suất có tác động tích cực đến hiệu quả sản xuất Các biến liên quan đến chi phí đều tác động trái chiều với hiệu quả sản xuất Trong 8 biến có ý nghĩa thống kê thì biến năng suất mè, chi phí thuê đất, chi phí phân bón, chi phí tiền vay là 4 biến có ảnh hưởng mạnh đến hiệu quả sản xuất (hệ số hồi qui cao nhất) Kết quả nghiên cứu cũng đề ra một số hướng nghiên cứu tiếp theo trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất cây mè tại huyện Tân Hưng, tỉnh Long An

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

Tóm tắt luận văn i

Mục lục ii

Danh mục hình v

Danh mục bảng vi

Chương 1: Tổng quan 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

1.5 Mặt khoa học và mặt thực tiễn của đề tài 4

1.6 Kết cấu của luận văn 5

Chương 2: Cơ sở lý thuyết 2.1 Cơ sở lý thuyết 7

2.1.1 Hiệu quả sản xuất 7

2.1.2 Chi phí sản xuất 7

2.1.3 Doanh thu 8

2.1.4 Lợi nhuận 8

2.1.5 Tỷ suất lợi nhuận 8

2.2 Lý thuyết hàm sản xuất 9

2.2.1 Mô hình Solow 9

2.2.2 Mô hình hai khu vực của Oshima 12

2.2.3 Mô hình ba giai đoạn phát triển nông nghiệp của Todaro 14

2.2.4 Lý thuyết về hàm sản xuất 15

2.2.5 Lý thuyết về hàm lợi nhuận 15

2.2.6 Mô hình lượng hóa hàm sản xuất 17

Trang 4

2.3 Các nghiên cứu trước có liên quan 17

2.4 Tổng hợp các nghiên cứu trước 21

2.5 Mô hình nghiên cứu đề nghị 22

Chương 3: Kinh tế xã hội, giới thiệu về cây mè ở Huyện Tân Hưng và phương pháp nghiên cứu 3.1 Kinh tế xã hội ở Huyện Tân Hưng 26

3.2 Giới thiệu về cây mè 29

3.3 Phương pháp nghiên cứu 31

3.3.1 Phương pháp nghiên cứu 31

3.3.2 Nghiên cứu định lượng 31

3.3.3 Phương pháp thu thập số liệu 31

3.3.4 Phương pháp xử lý số liệu 32

3.4 Mô hình nghiên cứu 32

3.5 Mô tả số mẫu khảo sát 37

Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu 4.1 Kết quả thống kê mô tả 39

4.1.1 Thống kê những yếu tố liên quan đến hộ trồng mè 39

4.1.2 Thống kê những yếu tố liên quan đến sản xuất và tiêu thụ 43

4.1.3 Thống kê chung các biến quan sát 48

4.2 Kết quả phân tích hồi quy 51

4.3 Các kiểm định có liên quan 52

4.3.1 Kiểm định độ phù hợp của mô hình 52

4.3.2 Kiểm định tương quan và đa công tuyến 53

4.3.3 Kiểm định phần dư 53

4.3.4 Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư 53

Trang 5

4.4 Giải thích kết quả hồi quy 54

Chương 5: Kết luận và kiến nghị 5.1 Kết luận 59

5.2 Kiến nghị 60

5.2.1 Đối với chính quyền huyện tân hưng 60

5.2.2 Đối với hộ trồng mè……… 62

5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 64

Tài liệu tham khảo 66

Phụ lục 1 77

Phụ lục 2 74

Trang 6

DANH MỤC HÌNH

Trang

Hình 2.1 Hàm sản xuất vĩ mô 11

Hình 2.2 Đồ thị biểu diễn lợi nhuận 16

Hình 2.3 Đồ thị biểu diễn điều kiện tối đa hóa lợi nhuận 16

Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu 23

Hình 3.1 Khung phân tích 33

Hình 4.1 Giới tính của chủ hộ 39

Hình 4.2 Tuổi của chủ hộ 40

Hình 4.3 Trình độ học vấn 40

Hình 4.4 Kinh nghiệm trồng mè của chủ hộ 41

Hình 4.5 Chủ hộ được đào tạo kỹ thuật trồng mè 42

Hình 4.6 Số lần tập huấn khuyến nông 43

Hình 4.7 Hình thức bán sản phẩm 43

Hình 4.8 Dạng sản phẩm bán ra thị trường 44

Hình 4.9 Số vụ trồng trong năm 45

Hình 4.10 Giá bán phụ thuộc vào loại giống 45

Hình 4.11 Giá bán phụ thuộc vào số lượng 46

Hình 4.12 Giá bán phụ thuộc vào hình thức bán 47

Hình 4.13 Giá bán phụ thuộc vào các yếu tố khác 47

Hình 4.14 Diện tích trồng mè 48

Hình 4.15 Biểu đồ phần dư 54

Trang 7

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Trang

Bảng 2.1 Tóm tắt các biến trong các nghiên cứu trước 21

Bảng 4.1 Tổng hợp kết quả thống kê mô tả 49

Bảng 4.2 Kết quả phân tích hồi quy 51

Bảng 4.3 Mô hình tóm tắt 52

Bảng 4.4 Phân tích phương sai (Anova) 53

Trang 8

Chương 1 TỔNG QUAN

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Long An (2014), Long An có vị trí địa lý ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, song lại thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam được xác định là vùng kinh tế có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam Long An có đường biên giới quốc gia với Campuchia dài: 132,977 km với hai cửa khẩu Bình Hiệp (thị xã Kiến Tường) và Mỹ Quý Tây (Huyện Đức Huệ) Diện tích tự nhiên của toàn Tỉnh là 449.194,49 ha, dân số 1.542.606 (theo số liệu dân số tính đến tháng 5 năm 2013) Long An là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long, có chung đường ranh giới với Thành Phố Hồ Chí Minh, bằng hệ thống giao thông đường bộ như: quốc lộ 1A, quốc

lộ 50,…Các đường tỉnh lộ: đường tỉnh 823, đường tỉnh 824, đường tỉnh 825 Đường thủy liên vùng và quốc gia đã và đang được nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới, tạo động lực và cơ hội phát triển Ngoài ra, Long An còn được hưởng nguồn nước của hai hệ thống sông Mê Kông và Đồng Nai

Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Long An (2014), trong những năm gần đây, kinh tế của tỉnh Long An có bước phát triển tương đối toàn diện và tăng trưởng với tốc độ cao, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng bình quân hàng năm 11%; cơ cấu kinh tế vẫn còn nặng về nông lâm và thủy sản chiếm 38,8%, thương mại dịch vụ chỉ chiếm khoảng 28,6% Các mặt văn hóa xã hội không ngừng phát triển, thực hiện tốt các chính sách về đảm bảo an sinh xã hội, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân Theo Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Long An (2014), tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh là 3,95%, thấp hơn bình quân chung của cả nước 3 lần (9,45%), trong khi đó tỷ lệ hộ nghèo khu vực Đồng Tháp Mười chiếm 10,5%, cao gần gấp 2,6 lần so với tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh Như vậy, thu nhập của các hộ gia đình ở khu vực Đồng Tháp Mười, tỉnh Long An còn rất thấp so với mặt bằng chung của toàn tỉnh, đời sống vật chất còn nhiều khó khăn

Trang 9

Theo xu hướng phát triển chung của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, hiện tỉnh Long An đang chú trọng đến vấn đề tăng chất lượng và hiệu quả trong việc sản xuất nông sản cho từng loại nông sản đặc thù, Việt Nam đang chú trọng đến chất lượng và các chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm trên phạm vi cả nước

và cây mè trên địa bàn Tỉnh Long An không nằm ngoài quy luật đó.Khi lúa liên tục rớt giá, nông dân trong tỉnh đã chuyển đổi diện tích khá lớn sang canh tác một số loại cây màu ngắn ngày Diện tích trồng màu trên đất lúa liên tục tăng trong những năm gần đây Tuy nhiên, chuyển đổi trồng màu trên nền đất lúa không đơn giản là thay đổi giống cây trồng này bằng một giống cây trồng khác, mà nó liên quan tới nhiều yếu tố Phải thấy rằng, việc đầu tư cho việc chuyển dịch này, nông dân cần vốn nhiều hơn, kỹ thuật canh tác tốt hơn, cơ sở hạ tầng phải hoàn thiện hơn, phải tìm được các loại giống cho hiệu quả kinh tế, đủ sức cạnh tranh để doanh nghiệp trong nước không phải nhập các nguyên liệu đầu vào để sản xuất thức ăn chăn nuôi như hiện nay và người nông dân cũng không phải lao đao tìm thị trường tiêu thụ

Thực tiễn cho thấy, bên cạnh những hiệu quả từ trồng màu thì nông dân vẫn không ít lần “nếm mùi thất bại” khi chuyển dịch sang các mô hình mới Bài học từ cây đậu nành, cây dưa hấu và hiện tại là cây khoai lang vẫn còn đó Trong bối cảnh hiện nay, việc chuyển đổi từ cây lúa sang trồng màu nhằm giảm áp lực cho cây lúa, tăng thu nhập cho người nông dân là một hướng chuyển dịch cần thiết Tuy nhiên, cần phải tìm một giải pháp căn cơ hơn trên cơ sở kết quả rà soát quy hoạch, phân công, phân vai trong liên kết vùng, tạo giống mới cạnh tranh, tổ chức sản xuất, đặc biệt là đảm bảo thị trường tiêu thụ và phải liên kết vùng nhằm tránh tình trạng người nông dân cứ đổ xô sản xuất trong khi không biết sản phẩm của mình sẽ tiêu thụ ở đâu Một điều đáng quan tâm là dù sản lượng và năng suất mè cao nhưng thực tế nông dân Long An vẫn còn nhiều khó khăn về kỹ thuật sản xuất và chất lượng không đồng đều đã làm giảm phẩm chất mè giảm lợi nhuận của người trồng mè Hiện nông dân chỉ tập trung bán qua trung gian, các thương lái nhỏ lẻ, với chủ yếu tiêu thụ là sản phẩm thô Hiện Long An chưa có cơ sở và nhà đầu tư chú trọng đến nguồn nguyên liệu mè mà tập trung mua và chế biến nguyên liệu từ nguồn mè địa phương Xa hơn, việc xuất khẩu mè chủ yếu qua đường tiểu ngạch sang Trung Quốc nên số lượng tiêu thụ chưa như mong đợi Đời sống người trồng mè vẫn còn nhiều

Trang 10

rủi ro do chịu sự chi phối từ thị trường Trung Quốc, sức mua hàng năm không đồng nhất, bị thương lái ép giá và điều quan trọng là không có quy trình bảo quản mè đạt chuẩn, hiện người dân vẫn phải dựa vào việc phơi mè là cách bảo quản duy nhất, nên bài toán hiệu quả kinh tế với người trồng mè là việc làm cấp thiết

Xuất phát từ những yêu cầu trên tác giả cho rằng việc nghiên cứu đề tài:

“Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cây mè trên địa bàn Huyện Tân Hưng tỉnh Long An” Đề tài này sẽ tiến hành khảo sát hiện trạng sản xuất cây mè, tìm ra

những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cây mè trên địa bàn Huyện Tân Hưng - tỉnh Long An mà tập trung chính tại 3 xã: Hưng Điền B, Hưng Hà, Hưng Điền thuộc Huyện Tân Hưng vì đây là vùng sản xuất cây mè tập trung lớn nhất của Huyện, từ đó đưa ra các đề xuất về chính sách với mong muốn nông dân trong vùng sản xuất mè tiết kiệm được chi phí sản xuất thông qua việc nắm vững kiến thức nông nghiệp trong sản xuất, áp dụng tốt các biện pháp để nâng cao năng suất, các kỹ thuật canh tác như bón phân, tưới nước… hạn chế chi phí không cần thiết nhằm nâng cao lợi nhuận cho bà con, cải thiện đời sống cho nông dân và tạo ra sản phẩm

mè có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường trong thời kỳ hội nhập

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Như đã nêu trên mục tiêu chính của đề tài là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cây mè trên địa bàn huyện Tân Hưng- Tỉnh Long An Đồng thời dựa vào kết quả nghiên cứu sẽ đề xuất một vài kiến nghị nhằm giúp cho các cấp lãnh đạo huyện Tân Hưng có chính sách tốt để chỉ đạo phát triển kinh tế ngành nông nghiệp trong thời gian tới mục tiêu này đạt được thông qua việc:

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cây mè trên địa bàn huyện Tân Hưng - tỉnh Long An;

- Gợi kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cây mè trên địa bàn huyện Tân Hưng - tỉnh Long An

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cây mè của

đề tài tập trung giải đáp các câu hỏi:

Trang 11

- ếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cây mè trên địa bàn Huyện Tân Hưng - tỉnh Long An?

- Hiệu quả sản xuất cây mè trên địa bàn Huyện Tân Hưng - tỉnh Long An được xác định và đo lường như thế nào?

- Gợi chính sách nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cây mè trên địa bàn Huyện Tân Hưng - tỉnh Long An

1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Hiệu quả sản xuất bao gồm cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội nhưng do hạn chế về số liệu và thời gian nghiên cứu về mặt xã hội nên trong phạm vi đề tài này tác giả chỉ đơn cử hiệu quả kinh tế làm đại diện cho hiệu quả sản xuất và xem như yếu tố xã hội (sức khỏe người lao động, độ tuổi, điều kiện đi lại, môi trường sống,…) không ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất

Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các hộ gia đình có tham gia trồng mè tại các xã trên trong năm 2015 Đối tượng phỏng vấn là những hộ trồng mè tại 3 xã Hưng Điền, Hưng Điền B và Hưng Hà

Thời gian khảo sát: tháng 07/2015 sau vụ lúa Đông Xuân, các hộ trồng mè bắt đầu thu hoạch

1.5 Mặt khoa học và thực tiễn của đề tài

Trang 12

Mặt khoa học

Tại Long An từ trước đến nay chưa có đề tài nào ứng dụng phương pháp phân tích thống kê và mô hình kinh tế lượng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất trên cây mè Do đó, kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ là cơ sở khoa học thiết thực để chính quyền địa phương tham khảo trong quá trình đề ra chính sách, giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất cây mè trên địa bàn Huyện Tân Hưng, tỉnh Long An

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài này mang lại một số nghĩa về luận cứ khoa học cho các cơ quan quản l nhà nước, cơ quan chuyên môn về nông nghiệp, các nhà sản xuất áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trên địa bàn tỉnh Đề tài cũng bổ sung cho các công trình nghiên cứu trước về những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất trên cây mè

ặt thực tiễn

Đề tài này là một công trình nghiên cứu khoa học từ số liệu khảo sát thực tiễn nơi tác giả sinh sống và làm việc Điều này giúp tác giả giải thích được hiệu quả sản xuất cây mè ở huyện Tân Hưng, tỉnh Long An bị tác động bởi những yếu tố nào, qua

đó tham mưu cho chính quyền địa phương có chính sách ưu tiên và các giải pháp huy động hiệu quả các nguồn lực để nâng cao hiệu quả sản xuất cây mè, góp phần cải thiện thu nhập cho người dân địa phương cũng như việc phát triển ngành trồng

mè tại Long An nói chung và huyện Tân Hưng nói riêng

1.6 Kết cấu của luận văn

Ngoài chương mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo thì luận văn được chia thành năm chương

Chương 1:Giới thiệu

Chương này giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu: lý do nghiên cứu; mục tiêu nghiên cứu; câu hỏi nghiên cứu; đối tượng, phạm vi nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu và nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan

Trang 13

Chương này sẽ trình bày những cơ sở lý thuyết liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cây mè, nêu lại tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài, từ đó xác định các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất cây mè trên địa bàn huyện Tân Hưng và đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất

Chương 3: Kinh tế xã hội, giới thiệu về cây mè ở huyện tân hưng và phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở lý thuyết, tổng quan các nghiên cứu trước và những đặc điểm của cây mè trên địa bàn nghiên cứu, chương này sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu,

mô hình nghiên cứu và nguồn dữ liệu cho mô hình nghiên cứu

Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu

Trình bày kết quả nghiên cứu sơ bộ, phân tích thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu, phân tích kết quả của mô hình kinh tế lượng, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cây mè

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Dựa vào kết quả nghiên cứu gợi ý một số kiến nghị nhằm nâng cao năng suất

và thu nhập hộ gia đình trồng mè trên địa bàn Huyện Tân Hưng - tỉnh Long An Đồng thời những hạn chế của nghiên cứu cũng như đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo cũng được nêu ra ở cuối chương

Trang 14

Chương 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Chương này sẽ trình bày những cơ sở lý thuyết liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cây mè, nêu lại tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài, từ đó xác định các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất cây mè trên địa bàn huyện Tân Hưng và đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất

Đối với cây mè tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất ta phải đứng trên góc độ kinh tế, tính toán các chi phí, các yếu tố đầu vào đồng thời tính toán được đầu ra trên một đơn vị diện tích, từ đó xác định mối tương quan giữa chi phí đầu vào bỏ ra và kết quả đạt được và đó chính là tỷ suất lợi nhuận trên một đơn vị diện tích

2.1.2 Chi phí s n xuất

Trần Thị Phiến (2013) chi phí sản xuất là toàn bộ các hao phí về lao động sống, nguyên nhiên vật liệu và các chi phí cần thiết khác mà nhà sản xuất phải chi ra

Trang 15

trong quá trình sản xuất, được biểu hiện bằng thước đo tiền tệ và được tính cho một thời kỳ nhất định

Từ khái niệm đó mở rộng ra về chi phí trong lĩnh vực sản xuất như sau: Chi phí sản xuất mè là toàn bộ các chi phí về lao động, nguyên nhiên vật liệu và các chi phí cần thiết khác mà chủ sản xuất phải bỏ ra trong quá trình canh tác được thể hiện bằng tiền và tính cho một mùa vụ

2.1.3 Doanh thu

Nguyễn Thị Cang (2012) doanh thu là khoản thu của chủ sản xuất sau khi bán sản phẩm của mình và được tính bằng tiền, thể hiện qua công thức:

Doanh thu = sản lượng * giá bán

Doanh thu trong sản xuất trồng trọt = (sản lượng sản phẩm chính * đơn giá sản phẩm chính) + (sản lượng sản phẩm phụ * đơn giá sản phẩm phụ)

Lợi nhuận = doanh thu – chi phí

Từ đó, mở rộng ra khái niệm lợi nhuận trong canh tác chính là số tiền mà chủ sản xuất nhận được sau khi trả các khoản chi phí về giống, về vật tư nông nghiệp, công lao động, thuê máy móc thiết bị, chi phí làm đất, các chi phí liên quan khác trong quá trình canh tác

2.1.5 suất ợi nhuận

Lê Chí Thiện (2013) tỷ suất lợi nhuận nhằm đánh giá hiệu quả về lợi nhuận của chi phí đầu tư trên đất Nó được xác định bởi % của lợi nhuận so với chi phí sản xuất

PCR = (P x 100)/ TC

Trong đó:

Trang 16

- PCR: Tỷ suất lợi nhuận %;

- P: Lợi nhuận trên một đơn vị diện tích;

- TC: Tổng chi phí trên một đơn vị diện tích

Chỉ tiêu này được xem là hiệu quả kinh tế theo như khái niệm trên Để phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất cây mè ở huyện Tân Hưng, tỉnh Long An, trong phạm vi đề tài này tác giả sử dụng thước đo là tỷ suất lợi nhuận thu được từ sản xuất mè vụ Xuân Hè năm 2015 (dạng hàm Cobb-Douglas)

2.2 Lý thuyết hàm s n xuất

2.2.1 h nh s w

Mô hình Solow (1956) với luận điểm cơ bản là việc tăng vốn sản xuất chỉ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn mà không ảnh hưởng trong dài hạn, tăng trưởng sẽ đạt trạng thái dừng Một nền kinh tế có mức tiết kiệm cao hơn sẽ có mức sản lượng cao hơn không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn (tăng trưởng kinh tế bằng không (0))

Gi thuyết 1

Giá cả linh hoạt trong dài hạn Đây là một quan điểm của kinh tế học tân cổ điển Khi này, lao động L được sử dụng hoàn toàn và nền kinh tế tăng trưởng hết mức tiềm năng và ổn định

Đồng thời, lúc này toàn bộ tiết kiệm S sẽ được chuyển thành đầu tư I do

đó sY = I

Mặt khác, giá cả lao động (tức tiền công thực tế) và giá tư bản (tức lãi suất đi vay) lúc này cũng sẽ linh hoạt Vì thế, có thể kết hợp hai yếu tố này để sản xuất một cách tùy thích

Trang 17

Với hàm số dạng Cobb-Douglas, nếu ta nhân các số nhân trong vế phải với cùng một số, thì tích số bên vế trái sẽ tăng lên cùng số đó lần Do vậy, nếu nhân 1/L với L và K, thì vế trái sẽ thành Y/L tức là sản lượng thực tế trên đầu lao động y Còn K/L tức lượng tư bản trên đầu lao động k Hàm sản xuất vĩ mô sẽ có dạng sau:

Gi thuyết 3

Nền kinh tế đóng cửa và không có sự can thiệp của Chính phủ Do đó, tổng sản lượng Y bằng tổng của tiêu dùng cá nhân C và đầu tư I hay Y = C + I tương đương với Y = C + sYvà lại tương đương với C = (1-s)Y

Nếu tính trên đầu lao động L, thì sẽ có tiêu dùng cá nhân trên đầu người c bằng sản lượng thực tế trên đầu người y nhân với 1-s hay c = (1-s)y

Lưu là 0 < s < 1

Gi thuyết 4

Có sự khấu hao tư bản Với tỷ lệ khấu hao δ, mức khấu hao sẽ là δK

Đầu tư I làm tăng lượng tư bản trong khi khấu hao δK làm giảm lượng tư bản, nên mức tư bản thực tế tăng thêm ΔK sẽ bằng I - δK

Có thể viết quan hệ trên thành:

Trang 18

Chú ý rằng để hàm số y = f(k) là hàm tăng thì đạo hàm bậc một y' phải lớn hơn 0, mặt khác do nó tuân theo quy luật năng suất cận biên giảm dần nên đạo hàm bậc hai y‟‟ phải nhỏ 0 Đồ thị của hàm số y = f(k) có hình dạng như trong hình vẽ

Trang 19

Điểm A trên hình là giao của đường đầu tư cần thiết (δ+n)k và đường đầu tư trên đầu lao động i Nó cho thấy đó là một sự cân bằng

Tại trạng thái vốn trên đầu lao động k1 nhở hơn k*, thì đầu tư i = sy lớn hơn đầu tư cần thiết (δ+n)k, có nghĩa là k = sy – (δ+n)k > 0 do đó dẫn đến k tăng

Ngược lại, tại trạng thái vốn trên đầu lao động k2 lớn hơn k*, thì đầu tư i =

sy nhỏ hơn đầu tư cần thiết (δ+n)k, có nghĩa là k = sy – (δ+n)k < 0, do đó k giảm

Ta có, k tăng lên đến mức k*, và ngược lại khi nó giảm, thì giảm đến mức k*

Cả hai trường hợp tăng và giảm đều đạt đến một trạng thái cân bằng Và người ta gọi đó là điểm ổn định hay trạng thái ổn định

Tại trạng thái ổn định k*, chúng ta nhận thấy rằng đầu tư và đầu tư cần thiết cân bằng nhau, hay ?k = sy – (δ+n)k* = 0, tốc độ tăng của sản lượng trên lao động bằng không (gy = 0), và tốc độ tăng của vốn trên m i lao động bằng không (gk = 0)

2.2.2 Mô hình hai khu vực của Oshima (1984)

Oshima là nhà kinh tế người Nhật, ông nghiên cứu mối quan hệ giữa hai khu vực dựa trên những đặc điểm khác biệt của các nước Châu Á so với các nước Âu –

Mỹ, đó là nền nông nghiệp lúa nước có tính thời vụ cao, vào thời gian cao điểm của mùa vụ vẫn có hiện tượng thiếu lao động và lại dư thừa nhiều trong mùa nhàn r i

Ông đồng ý với Lewis rằng khu vực nông nghiệp có dư thừa lao động, nhưng theo ông thì điều đó không phải lúc nào cũng xảy ra, đặc biệt là lúc thời vụ căng thẳng thì khu vực nông nghiệp còn thiếu lao động Vì vậy, quan điểm của Lewis cho rằng sự dư thừa lao động nông nghiệp có thể chuyển sang khu vực công nghiệp mà không làm giảm sản lượng nông nghiệp là điều không thích hợp với đặc điểm châu

Á, nhất là những vùng lúa nước, ở đây sản lượng nông nghiệp được tạo ra phụ thuộc nhiều vào đỉnh cao của thời vụ ở những thời điểm không có dư thừa lao động Oshima cũng cho rằng về mặt lý thuyết thì trường phái tân cổ điển hoàn toàn đúng khi họ đặt vấn đề ngay từ đầu phải đồng thời quan tâm đầu tư cho cả hai khu vực công nghiệp và nông nghiệp hoặc là ông cũng đồng ý với quan điểm của Ricardo cho rằng một mô hình phát triển phải được bắt đầu từ hiệu suất nông nghiệp hoặc từ khả năng xuất khẩu sản phẩm công nghiệp để nhập khẩu lương thực Nhưng Oshima

Trang 20

cho rằng quan điểm của trường phái tân cổ điển và hướng thứ 2 trong quan điểm của Ricardo là khó thực hiện được nếu không nói là thiếu thực tế trong điều kiện của các nước đang phát triển Oshima đã phân tích mối quan hệ của hai khu vực trong sự quá độ về cơ cấu từ nền kinh tế do nông nghiệp chiếm ưu thế sang nền kinh tế công nghiệp

Oshima đã phân tích quá trình tăng trưởng theo các giai đoạn:

Giai đoạn đầu của quá trình tăng trưởng là tạo việc làm cho thời gian nhàn r i theo hướng tăng cường đầu tư phát triển nông nghiệp

Ông cho rằng ở các nước Châu Á gió mùa là mang tính thời vụ cao, lao động thất nghiệp mang tính thời vụ lại càng trầm trọng hơn khi sản xuất nông nghiệp mang nặng tính chất độc canh, nhỏ lẻ, phân tán Biện pháp hợp lý nhất là để thực hiện mục tiêu này là đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, xen canh, tăng vụ trồng thêm rau, quả, cây lấy củ, mở rộng chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi và đánh bắt cá, trồng cây lâm nghiệp Hướng phát triển này tỏ ra phù hợp đối với khả năng vốn, trình độ kỹ thuật của nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn này Đồng thời để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả các hoạt động khác, khu vực nông nghiệp cần có sự h trợ của Nhà nước về các mặt: Xây dựng hệ thống kênh mương, đập tưới tiêu nước, hệ thống vận tải nông thôn để trao đổi hàng hóa, hệ thống giáo dục

và điện khí hóa nông thôn Theo đó thực hiện cải tiến các hình thức tổ chức sản xuất

mỹ nghệ nhằm tăng cường số lượng việc làm và nâng cao tính hàng hóa; đồng thời phát triển các ngành công nghiệp sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, giống và các yếu

tố đầu vào khác cho nông nghiệp Để đảm bảo hiệu quả các loại hình phát triển trên

Trang 21

đòi hỏi phải có sự hoạt động đồng bộ từ sản xuất vận chuyển, bán hàng đến các dịch

vụ h trợ tài chính tín dụng và các ngành có liên quan khác Cần thiết phải hình thành các hình thức tổ chức sản xuất mang tính liên kết sản xuất giữa công nghiệp, nông nghiệp và cả dịch vụ dưới dạng các trang trại, các tổ hợp sản xuất công – nông nghiệp, nông – công nghiệp – thương mại … Phát triển nông nghiệp tạo điều kiện

mở rộng thị trường công nghiệp, tạo yêu cầu tăng quy mô sản xuất công nghiệp cũng như nhu cầu các hoạt động dịch vụ Dấu hiệu kết thúc giai đoạn này là tốc độ tăng trưởng việc làm có biểu hiện lớn hơn tốc độ tăng trưởng lao động, làm cho thị trượng lao động bắt đầu bị thu hẹp, tiền lương thực tế tăng lên

Giai đoạn sau khi có việc làm đầy đủ: thực hiện phát triển các ngành kinh tế theo chiều sâu nhằm giảm bớt cầu lao động

Trong nông nghiệp do quy mô nhu cầu việc làm tăng mạnh dẫn tới tiền công

ở khu vực này cũng được nhích dần lên với tốc độ ngày càng tăng Do ưu thế của các ngành này cần đầu tư vốn ít, công nghệ dễ học hỏi, thị trường dễ tìm và dễ thâm nhập, có khả năng cạnh tranh ở thị trường ngoài nước làm cho xuất khẩu có xu hướng tăng nhanh Khu vực dịch vụ cũng ngày càng mở rộng sự tăng trưởng của khu vực dịch vụ nhằm phục vụ sản xuất nông nghiệp, các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu Một mặt, trong nông nghiệp cần hướng tới sử dụng máy móc thiết bị thay thế lao động và áp dụng phương pháp công nghệ sinh học nhằm tăng sản lượng Trong điều kiện đó khu vực nông nghiệp

có khả năng rút bớt lao động để chuyển sang các ngành công nghiệp ở thành phố mà vẫn không làm giảm sản lượng nông nghiệp ở nông thôn Mặt khác, khu vực công nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng thay thế sản phẩm nhập khẩu và hướng về xuất khẩu với sự chuyển dịch dần về cơ cấu sản xuất sản phẩm

2.2.3 h nh ba giai đ ạn phát triển nông nghiệp của Todaro (1990)

Todaro đã phân chia quá trình phát triển nông nghiệp theo 3 giai đoạn từ thấp đến cao:

Giai đoạn 1 hình thành trong điều kiện sản xuất nông nghiệp tự cấp tự túc, đất và lao động là hai yếu tố sản xuất chủ yếu Vốn đầu tư cho giai đoạn này còn

Trang 22

thấp, do đó sản lượng nông nghiệp còn phụ thuộc vào tự nhiên và tăng lên do mở rộng diện tích đất gieo trồng

Giai đoạn 2, nông nghiệp đã bắt đầu chuyển dịch theo hướng đa dạng hoá sản xuất Đây là bước chuyển từ chế độ canh tác độc canh sang phát triển theo hướng

h n hợp và đa dạng, sử dụng công nghệ sinh học làm tăng năng suất trong nông nghiệp Do đó, sản lượng nông nghiệp lúc này gia tăng chủ yếu từ nâng cao sản lượng trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp và sản xuất đã hướng tới thị trường

Giai đoạn 3 là bước phát triển cao nhất của nông nghiệp Ở giai đoạn này, vốn và công nghệ trở thành yếu tố quyết định đối với tăng sản lượng nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp cũng được cung ứng hoàn toàn cho thị trường và lợi nhuận thương mại là mục tiêu của người sản xuất Nông nghiệp nên dựa vào lợi thế về quy

mô, áp dụng tối đa công nghệ mới và hướng vào sản xuất một vài loại sản phẩm riêng biệt

2.2.4 thuyết về h s n xuất

Theo David (2008), hàm sản xuất biểu hiện mối quan hệ về mặt kỹ thuật giữa các yếu tố sản xuất khác nhau theo một công nghệ đã lựa chọn nhất định để tối đa hóa đầu ra

- Hàm sản xuất có dạng tổng quát là Q = f(X1,X2,…,Xn)

Với Q là sản lượng đầu ra và X1,X2,…,Xn là các yếu tố sản xuất đầu vào

- Nếu cố định các yếu tố sản xuất khác mà chỉ nghiên cứu, xem xét đến hai yếu tố là lao động và vốn thì ta có hàm sản xuất là Q = F(K,L)

Dạng hàm sản xuất phổ biến và hữu dụng nhất thường sử dụng là hàm Douglas có dạng: Q = F(K,L) = a.Kα.Lβ

Với a là một hằng số; α và β là số mũ của K và L cho biết tầm quan trọng tương đối của hai yếu tố này trong quá trình sản xuất

2.2.5 thuyết về h ợi nhuận

Theo David Colman (1994), lợi nhuận là đại lượng phản ánh sự chênh lệch giữa doanh thu thu được với chi phí bỏ ra để đạt được doanh thu đó

Trang 23

- Công thức: Л = TR -TC = Q (P -ATC)

Hình 2.2: Đồ thị biểu diễn lợi nhuận

- Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận:

Л = TR-TC => max

Lê Bảo Lâm và cộng sự (2007) quy tắc chung: mọi nhà sản xuất sẽ tăng sản lượng đầu ra chừng nào doanh thu cận biên còn lớn hơn chi phí cận biên (MR>MC) cho tới khi có MR=MC thì dừng lại Tại đây nhà sản xuất lựa chọn được mức sản lượng tối ưu Q* để tối đa hóa lợi nhuận (Л Max)

Hình 2.3: Đồ thị biểu diễn điều kiện tối đa hóa lợi nhuận

+ Nếu MR>MC thì tăng Q sẽ tăng Л

+ Nếu MR<MC thì giảm Q sẽ tăng Л

+ Nếu MR=MC thì Q là tối ưu Q*, Л max

Trang 24

2.2.6 h nh ượng h a h s n suất

Lê Bảo Lâm và cộng sự (2007) mô hình dạng hàm sản xuất Cobb – Douglas, một hàm phổ biến trong phân tích kinh tế lượng dùng cho hồi qui đa biến với tương quan phi tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc để phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố Hàm này được xây dựng và phân tích cho tất cả các mẫu điều tra

Hàm Cobb-Douglas được sử dụng với mô hình tổng quát như sau:

Y = aX1b1 X2b2…Xnbn

Trong đó:

: Biến phụ thuộc

a: Là hệ số hồi qui của mô hình

b1,b2,…bn : Là hệ số co giãn của biến phụ thuộc đối với các biến độc lập, các

hệ số này được ước lượng bằng phương pháp hồi qui

X1,X2…Xn: Là những biến độc lập của mô hình

Giả sử có 3 yếu tố đầu vào thì sau khi lấy log hai vế, hàm sẽ có dạng:

LnY = Lna + b1LnX1 + b2LnX2 + b3LnX3

2.3 Các nghiên cứu trước c iên uan

Theo Lê Ngọc Báu (1999) trong lĩnh vực nông nghiệp, nước tưới được xem

là yếu tố quan trọng, việc tưới nước đúng phương pháp, đúng kỹ thuật có tác dụng nâng cao năng suất cây trồng

- Về yếu tố kỹ thuật, với đề tài nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong bảo vệ thực vật thực hiện chương trình nông thôn mới, Chi cục Bảo vệ thực vật thành phố Hồ Chí Minh cho rằng: “Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào quá trình sản xuất là rất quan trọng, bởi đây chính là một trong những nhân tố mang tính

quyết định đến hiệu quả cuối cùng của quá trình sản xuất”

- Mô hình nông nghiệp tốt là những hoạt động tập trung vào sự bền vững về môi trường, kinh tế, xã hội cho các quá trình tại nông trại để sản xuất ra thực phẩm

và những sản phẩm nông nghiệp an toàn, chất lượng (Tạp chí FAO COAG 2003

Trang 25

GAP) GAP bao gồm việc sản xuất theo hướng lựa chọn địa điểm, việc sử dụng đất đai, phân bón, nước, phòng trừ dịch hại, thu hái, đóng gói, tồn trữ, vệ sinh đồng ruộng và vận chuyển sản phẩm,…nhằm phát triển nền nông nghiệp bền vững

Theo Đinh Phi Hổ (2007), kiến thức là động lực mạnh mẽ nhất của sản xuất Kiến thức nông nghiệp của nông dân phụ thuộc vào mức độ mà họ tiếp cận với các hoạt động cộng đồng ở vùng nông thôn Với tất cả các nguồn lực đầu vào giống nhau, hai nông dân với sự khác nhau về trình độ kiến thức nông nghiệp sẽ có kết quả sản xuất khác nhau Kiến thức nông nghiệp cũng là một yếu tố đầu vào của sản xuất

Để sản xuất, người nông dân phải có đất; có tiền mua các yếu tố đầu vào như giống, phân bón, thuốc trừ sâu,…Tuy nhiên, nông dân phải có đủ kiến thức mới có thể phối hợp các nguồn lực đó hiệu quả

Phạm Ngọc Toản (2008) nghiên cứu về “Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế cây cà phê tỉnh Đăk Nông” Để phân tích đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế cây cà phê tỉnh Đăk Nông, trong phạm

vi đề tài này tác giả sử dụng hai thước đo đó là thu nhập lao động gia đình và lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh cà phê năm 2007 (dạng hàm Cobb–Douglas)

Mô hình lý thuyết với biến phụ thuộc là thu nhập lao động gia đình:

Y2 = aX1b1 X2b2 X3b3X4b4 X5b5Với: X1 là diện tích đất trồng cà phê (ha); X2 là biến giả đại diện cho phương pháp bón phân; X3 là là biến giả đại diện cho phương pháp tưới nước; X4 là chi phí

cơ giới sử dụng trong năm trên đất trồng cà phê (triệu đồng); X5 là kiến thức nông nghiệp của nông dân Sau khi sử dụng phương pháp Stepwise trong phần mềm SPSS, kết quả có 3 biến độc lập có nghĩa ở mức trên 95% là X1, X2, X5; hai biến bị loại là X3, X4 Đối với hai biến X3, X4 đại diện cho phương pháp tưới nước và chi phí dịch vụ bằng máy bị loại khỏi mô hình, tác giả cho rằng do lượng mưa tại Đắk Nông khá cao nên việc tưới nước cho cây cà phê ít ảnh hưởng đến năng suất, thu nhập lao động gia đình Một vấn đề nữa là tại Đắk Nông đa số các hộ gia đình sử dụng chi phí dịch vụ bằng máy thấp, họ chủ yếu làm thủ công bằng tay như làm cỏ, xới đất, phun thuốc, chỉ sử dụng chi phí dịch vụ bằng máy cho công đoạn xát vỏ, nên biến độc lập này cũng không có nghĩa trong mô hình hồi qui

Trang 26

Như vậy, để tăng hiệu quả kinh tế, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cây cà phê tại huyện Đăk Nông, các hộ gia đình cần chú ý tích tụ đất nông nghiệp, liên kết các hộ để mở rộng diện tích đất canh tác hoặc đầu tư thành lập trang trại gia đình, đồng thời áp dụng các phương pháp bón phân hợp lý, nâng cao trình

độ, kiến thức nông nghiệp

Vũ Văn Bao (2013) nghiên cứu về “Những yếu tố tác động đến lợi nhuận sản xuất cà chua tại Huyện Đơn Dương tỉnh Lâm Đồng” nhận thấy tác động lớn nhất đến lợi nhuận sản xuất cà chua là các yếu tố: doanh thu, lượng phân hữu cơ, lượng phân hóa học, lượng thuốc bảo vệ thực vật, mật độ cây giống, lượng công lao động, lượng nước tưới, tham gia tập huấn, số năm kinh nghiệm, quy mô diện tích ruộng, trình độ học vấn của nông dân

Để tăng lợi nhuận trong sản xuất cà chua tại Huyện Đơn Dương thì nông dân nên: giảm 618kg/1.000m2 phân hữu cơ, giảm 70kg/1.000m2 phân hóa học, giảm 1 công/1.000m2 công lao động, giảm 158 cây/1.000m2 cây giống, giảm 24 g/1.000m2thuốc bảo vệ thực vật, giảm 24 giờ/1.000m2 tưới nước tăng cường tham gia tập huấn

kỹ thuật sản xuất cà chua, tăng cường trao đổi kinh nghiệm sản xuất cà chua, nâng cao trình độ học vấn của người dân trong khu vực

Lê Chí Thiện (2013) nghiên cứu về “Năng suất cây lúa trồng tại tỉnh Đồng Tháp” kết quả cho thấy năng suất lúa ảnh hưởng bởi các yếu tố: giới tính của chủ

hộ, có ứng dụng mô hình IPM, đất đủ nước, loại đất, diện tích đất, giống lúa IR50404, trình độ học vấn của chủ hộ, lượng phân Urê Trong đó biến địa điểm khảo sát Huyện Tam Nông có ảnh hưởng mạnh nhất

Nguyễn Văn Nhiều (2013) nghiên cứu “Các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến năng suất xoài của hộ trồng xoài tại Huyện Cao Lãnh, Đồng tháp” kết quả cho thấy năng xuất xoài ảnh hưởng bởi các yếu tố: diện tích đất trồng xoài, lượng lao động tham gia sản xuất xoài, học vấn của người trồng xoài, tuổi cây xoài, mật độ trồng, lượng phân bón và vốn để sản xuất, trong đó yếu tố diện tích đất sản xuất là có ảnh hưởng mạnh nhất

Nguyễn Thu Thủy (2011) nghiên cứu về “Ảnh hưởng của kiến thức nông nghiệp đối với năng suất lúa của hộ nông dân trồng lúa tại Huyện Tân Phú, tỉnh

Trang 27

Đồng Nai” trong nghiên cứu này tác giả đã tìm ra ảnh hưởng của kiến thức nông nghiệp đối với năng suất lúa trên địa bàn ảnh hưởng bởi: chi phí phân bón tỷ lệ thuận với năng suất, chi phí thuốc bảo vệ thực vật giảm thì năng suất tăng, lượng giống giảm thì năng suất tăng, giảm chi phí công lao động năng suất tăng, trình độ học vấn tăng năng suất tăng, quy mô diện tích tăng năng suất tăng

Trần Thị Phiến (2013) nghiên cứu về “Hiệu quả sản xuất cây ớt cay tại huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp” Trên cơ sở điều tra chọn mẫu thuận tiện của 180 hộ trồng ớt ở 03 xã Tân Huề, Tân Hòa và Tân Long thuộc Huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp đã tìm ra và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất ớt cay dựa trên các số liệu điều tra về diện tích đất trồng ớt, các yếu tố đầu vào, năng lực sản xuất của hộ, năng suất thu hoạch,…

Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả, mô hình hồi quy tuyến tính

đa biến, hàm sản xuất Cobb-Douglas, các phương pháp tính toán chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng chi phí để đánh giá các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cây ớt cay trên địa bàn huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy hiệu quả sản xuất cây ớt cay của các hộ trồng ớt chịu ảnh hưởng của các yếu tố: Diện tích đất trồng ớt, sản lượng ớt thu hoạch, giá bán, Xã Tân Huề, hình thức bán, đất cù lao, số lao động gia đình tham gia trồng ớt thường xuyên Bảy biến đều có tác động cùng chiều với biến phụ thuộc (tỷ suất lợi nhuận).Trong 7 biến có nghĩa thống kê thì biến đất cù lao và hình thức bán

là 2 biến có ảnh hưởng mạnh đến hiệu quả sản xuất

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Cang (2012) về những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cây đậu phộng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh Để phân tích đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cây đậu phộng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, trong phạm vi đề tài này tác giả sử dụng thước đo hiệu quả sản xuất = Tỷ suất lợi nhuận trên một đơn vị diện tích = (Lợi nhuận * 100) Tổng chi phí) Tác giả cũng dùng hàm Cobb-Douglas để đo lường hiệu quả sản xuất với các biến độc lập là: Qui mô đất sản xuất (ha), năng suất (kg ha), chi phí thuê đất (biến giả), kiến thức khuyến nông (biến giả), tưới ngầm (biến giả), tuới tạc (biến giả), vừa tưới ngầm vừa tưới tạc (biến giả), giới tính của chủ hộ sản xuất (biến giả) Kết quả

Trang 28

nghiên cứu cho thấy đã thực hiện được mục tiêu tìm hiểu yếu tố tác động đến hiệu quả sản xuất cây đậu phộng và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố, được sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp đó là: Năng suất (Beta =0,475), Kỹ thuật tưới tạc (Beta = 0,277), Qui mô (Beta = 0,238), Chi phí thuê đất (Beta = 0,211), Kiến thức khuyến nông (Beta = 0,133), Kỹ thuật tưới ngầm và tạc (Beta = 0,132) và sau cùng là giới tính chủ sản xuất (Beta = 0,126)

2.4 Tổng hợ các nghiên cứu trước

Các mô hình lý thuyết về kinh tế học nông nghiệp, các mô hình nghiên cứu trước cho thấy, các yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp bao gồm các yếu tố chính như: nhiệt độ, ánh sáng, nước, cao độ, gió, điều kiện đất đai, giống, chi phí thuê đất, năng suất cây, nhóm yếu tố kỹ thuật (kỹ thuật gieo, kỹ thuật tưới, kỹ thuật bón phân, …) kiến thức khuyến nông, năng lực sản xuất của chủ

hộ (giới tính, trình độ, kinh nghiệm, ) thị trường tiêu thụ

Bảng 2.1: Tóm tắt các biến trong các nghiên cứu trước

Nghiên cứu trước Biến đ ường

Đinh Phi Hổ(2008), Nguyễn Trọng Hoài (2010), Lê Thị Kim Ngân

(2013), Nguyễn Thị Cang (2012), Lê Chí Thiện (2013) Giới tính Shrestha và Eiumnoh (2000), Đinh Phi Hổ (2008), Bùi Quang Bình

(2008), Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2011), Huỳnh Thanh

Phương (2011), Lê Thị Kim Ngân (2013)

Nghề nghiệp chính của chủ hộ

Đinh Phi Hổ (2006), Nguyễn Thu Thủy (2011), Lê Chí Thiện (2013) Giống

FAO (2003), Nguyễn Thị Thu Hương (2008), Trần Thị Phiến (2013),

Nguyễn Ngọc Toản (2008); Nguyễn Thị Cang (2012) Sản lượng Đinh Phi Hổ (2007), Nguyễn Ngọc Toản (2008), Nguyễn Thị Cang

Trang 29

FAO (2003), Nguyễn Thị Thu Hương (2008), Nguyễn Ngọc Toản

(2008), Vũ Văn Bao (2013), Nguyễn Văn Nhiều (2013), Nguyễn Thu

Thủy (2011)

Lao động

Shrestha và Eiumnoh (2000), Đinh Phi Hổ (2008), Nguyễn Trọng

Hoài (2010), Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2011), Lê Thị Kim Ngân

(2013)

Tuổi của chủ hộ

Solow (1957), Shrestha và Eiumnoh (2000), Đinh Phi Hổ (2008),

Aikaeli (2010), Huỳnh Thanh Phương (2011), Lê Thị Kim Ngân

(2013), Vũ Văn Bao (2013), Lê Chí Thiện (2013), Nguyễn Văn

Nhiều (2013), Nguyễn Thu Thủy (2011)

Trình độ văn hóa

Đinh Phi Hổ (2007), Nguyễn Thị Cang (2012), Vũ Văn Bao (2013) Kinh nghiệm FAO (2003), Nguyễn Thị Thu Hương (2008), Nguyễn Ngọc Toản

(2008), Nguyễn Thị Cang (2012), Vũ Văn Bao (2013), Lê Chí Thiện

(2013), Nguyễn Văn Nhiều (2013), Nguyễn Thu Thủy (2011)

Diện tích đất

Lê Dân (2007), Ngô Quang Trung (2006), David (1994) Hiệu quả sản xuất

Vũ Văn Bao (2013), Nguyễn Thu Thủy (2011), Lê Chí Thiện (2013),

Vũ Văn Bao (2013), Nguyễn Thu Thủy (2011) Thuốc bảo vệ

thực vật

Vũ Văn Bao (2013), Lê Chí Thiện (2013), Nguyễn Thị Cang (2012) Tưới nước

Như vậy, có rất nhiều nghiên cứu trước nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất Tuy nhiên, m i nghiên cứu thực hiện tại những địa điểm khác nhau và do đặc thù của từng địa phương và m i loại cây trồng khác nhau nên các biến có sự thay đổi cho phù hợp theo tình hình thực tế

2.5 Mô hình nghiên cứu đề nghị

Dựa vào lý thuyết hàm sản xuất Cobb-Douglas, kết quả nghiên cứu của Phạm Ngọc Toản (2008), Nguyễn Thị Cang (2012), Trần Thị Phiến (2013), Nguyễn Thu

Trang 30

Thủy (2011), Nguyễn Văn Nhiều (2013), Lê Chí Thiện (2013), Vũ Văn Bao (2013) tình hình sản xuất và canh tác mè cũng như những điều kiện, kỹ thuật canh tác tại địa phương, mô hình nghiên cứu đề nghị như hình 2.4

Trong đó, các biến liên quan đến chủ hộ canh tác bao gồm: tuổi, trình độ học vấn (số năm đi học), kinh nghiệm (số năm tham gia trồng mè), tập huấn (số lần tham gia tập huấn) Yếu tố qui mô sản xuất được tính bằng diện tích đất trồng mè (1.000m2), kho dự trữ (biến giả)

Hình 2.4:Mô hình nghiên cứu

Yếu tố đất đai bao gồm vị trí đất (loại đất) Đây là biến giả: Đây là một trong những yếu tố hết sức quan trọng trong sản xuất nông nghiệp đất bao gồm các đặc trưng như: cấu trúc, nước trong đất, độ chua, thành phần PH, độ phì nhiêu Những yếu tố đầu vào bao gồm: giống, chi phí vật chất, chi phí lao động và các khoản chi phí khác, cụ thể như sau:

Hiệu quả sản xuất cây

Năng lực của chủ hộ

Yếu tố năng suất

Học vấn

Kinh nghiệm

Tập huấn

Tuổi

Trang 31

Chi phí vật chất bao gồm các chi phí như: chi phí làm đất, chi phí tưới nước chi phí thuốc bảo vệ thực vật, chi phí màng phủ, chi phí phân bón, chi phí lên líp, chi phí giống Những chi phí này được tính bằng đồng đơn vị diện tích đất trồng/vụ

Chi phí lao động bao gồm những chi phí như: công lao động (ngày công đơn

vị diện tích/vụ); chi phí trả công lao động thời vụ (thuê ngoài) như là vệ sinh đồng ruộng, gieo hạt, bón phân, phun thuốc, thu hoạch, vận chuyển, Những chi phí này đựơc tính bằng đồng đơn vị diện tích đất trồng/vụ

Những chi phí khác như chi phí lãi vay (đồng/vụ), chi phí thuê đất (đồng đơn

vị diện tích/vụ), chi phí bao bì, dụng cụ (đồng đơn vị diện tích/vụ),

Những yếu tố liên quan đến sản phẩm như loại sản phẩm khi bán (biến giả)

mè đen: dùng nhiều hơn trong thực tế do đó thường có giá bán cao và ổn định hơn

so với mè trắng, hình thức bán sản phẩm (biến giả), kỹ thuật trồng ( biến giả), nghề nghiệp (biến giả) Vì nếu là người làm nông nhiệp sẽ đem lại hiệu quả cao hơn so với người chưa có kinh nghiệm làm nông nghiệp

Những yếu tố liên quan đến năng suất như: sản lượng thu hoạch (kg đơn vị diện tích/vụ), cách thức phơi sấy, sơ chế (biến giả)

Những biến độc lập còn lại như qui mô sản xuất, năng suất sản phẩm được

kỳ vọng mang dấu dương nghĩa là tác động đồng biến với hiệu quả sản xuất vì qui

mô sản xuất càng lớn thì sản lượng thu hoạch càng cao dẫn đến lợi nhuận càng cao Năng lực của chủ hộ càng cao thì khả năng sản xuất càng tốt và như vậy hiệu quả càng cao Đất đai càng nhiều, chất lượng đất càng tốt thì sản phẩm cho năng suất cao dẫn đến hiệu quả sản xuất cao

Tóm tắt chương

Nội dung chính của chương này là trình bày tổng quan các lý thuyết có liên quan Đặc biệt là trình bày các nghiên cứu trước Dựa vào việc so sánh kết quả nghiên cứu của các tác giả trước, đề tài đã đề xuất mô hình nghiên cứu đề nghị để làm cơ sở cho nghiên cứu của mình Đồng thời, trong chương này cùng trình bày

Trang 32

tổng quan về tình hình sản xuất cây mè tại huyện Tân Hưng và nêu lên đặc điểm của cây mè

Trang 33

Chương 3 KINH TẾ XÃ HỘI, GIỚI THIỆU VỀ CÂY MÈ Ở HUYỆN

ÂN ƯNG VÀ P ƯƠNG P ÁP NG IÊN CỨU

Nội dung chương 3 tập trung trình bày về tình hình kinh tế - xã hội của huyện Tân Hưng và tình hình sản xuất mè tại địa phương Đồng thời, phương pháp nghiên cứu, phương pháp phân tích dữ liệu, mô hình nghiên cứu cũng được trình bày chi tiết trong chương này

3.1 Kinh tế - xã hội ở huyện ân ưng

Ủy Ban Nhân Dân Huyện Tân Hưng (2014) Tân Hưng là huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Long An Đây là nơi lũ về sớm nhưng lại rút chậm Chính vì vậy đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân gặp nhiều khó khăn Kinh tế của huyện chủ yếu vẫn dựa vào nông nghiệp Nhờ thực hiện tốt công tác thủy lợi, sản xuất nông nghiệp của Huyện không ngừng gia tăng qua các năm Nếu như năm 2000, diện tích gieo trồng lúa 2 vụ là 46.933 ha, sản lượng thóc 205.000 tấn, năng suất bình quân khoảng 4,3 tấn ha, thì đến năm 2010 diện tích gieo trồng lúa đã lên đến 65.138 ha Nhiều cây trồng có giá trị kinh tế cao đã được đưa vào sản xuất như: mè, bắp (ngô)

Ủy Ban Nhân Dân Huyện Tân Hưng (2014) Tổng giá trị sản xuất theo giá hiện hành là 4.346.200 triệu đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 36,5 triệu đồng năm Giá trị sản xuất các ngành: Nông – Lâm nghiệp và Thủy sản: 2.715.100 triệu đồng, Công nghiệp và Xây dựng: 827.000 triệu đồng, Dịch vụ: 804.100 triệu đồng

Ủy Ban Nhân Dân Huyện Tân Hưng (2014) Thực hiện tốt công tác giáo dục

đã tổng kết năm học 2013 - 2014; khai giảng năm học 2014 – 2015; Tỷ lệ học sinh

bỏ học giữa chừng chiếm 0,79%, tỷ lệ thi tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 99,27% Tỷ lệ xét tốt nghiệp trung học cơ sở và học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6 đạt 100% Toàn huyện có 15 trường đạt chuẩn Quốc gia; 06 đơn

vị đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc Trung học; 08 đơn vị được công nhận đạt chuẩn

Trang 34

phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 05 tuổi; Duy trì 12 xã – thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục; Hoàn thành thủ tục đề nghị thành lập Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông Hưng Điền B, hiện nay đã mở lớp 10 nhô tại xã Hưng Điền B

Ủy Ban Nhân Dân Huyện Tân Hưng (2014) Mạng lưới y tế được củng cố và phát triển Nếu như năm 2000, bệnh viện huyện còn thiếu thốn mọi bề, cơ sở vật chất không đảm bảo, số trạm y tế xã có bác sĩ chỉ đạt 50% thì đến năm 2010, bệnh viện đa khoa 50 giường hiện đã được xây dựng và đang được nâng cấp lên 100 giường với trang thiết bị hiện đại, 100% số xã có bác sĩ, 9 11 xã đạt chuẩn quốc gia

về y tế Các chương trình y tế quốc gia đều đạt chỉ tiêu hàng năm

Ủy Ban Nhân Dân Huyện Tân Hưng (2014) Hoạt động thông tin tuyên truyền, văn hóa văn nghệ phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị và các công tác trọng tâm của Huyện gắn với học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, xây dựng nông thôn mới, kỷ niệm các ngày Lễ lớn Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được nâng cao chất lượng kết hợp xây dựng nông thôn mới; gia đình văn hóa, khu phố văn hóa Thực hiện có hiệu quả các chương trình thời sự địa phương về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, tập trung tuyên truyền theo các nhiệm vụ trọng tâm của huyện, các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân; các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước mới ban hành,…

Ủy Ban Nhân Dân Huyện Tân Hưng (2014) Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với thương binh liệt sĩ, bảo trợ xã hội, trẻ em và các hoạt động “Về nguồn” Triển khai tốt công tác h trợ đột xuất cho người dân di cư tự do

từ Campuchia về Việt Nam gặp khó khăn về đời sống Vận động thu quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ bảo trợ trẻ em Xây dựng, sửa chữa nhà tình nghĩa; xây dựng nhà đại đoàn kết, sửa chữa nhà cho hộ nghèo Thực hiện tốt công tác tổng rà soát việc thực hiện chính sách đối với người có công; công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt Liệt sĩ; kiểm tra, giám sát việc chi trả chế độ chính sách

Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Long An (2014) Mè là loại cây trồng thích hợp với vùng đất cao, thiếu nước như huyện Đức Hòa, Đức Huệ Một số vùng cao, đất bạc màu dọc theo biên giới như huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa không phải là lợi thế để phát triển lúa, song cây mè có ưu thế sản xuất vụ Xuân Hè Có thể nói là đây là mô hình phù hợp có tính cạnh tranh so với cây lúa Mè vốn là loại cây có thời

Trang 35

gian sinh trưởng ngắn (70-75 ngày) rất thích hợp gieo trồng trong khoảng thời gian chuyển tiếp 2 vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu Đặc biệt là đối với vùng đất xám bạc màu thì cây mè tỏ rõ ưu thế thích nghi, ít sử dụng nước, thích hợp với điều kiện biến đổi khí hậu, đầu tư vốn ít, lợi nhuận cao hơn so với trồng lúa

Luân canh mè – lúa là một biện pháp thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng và đa dạng hóa cây trồng của Nhà nước để vừa tạo thêm thu nhập cho nông hộ vừa phá thế độc canh cây lúa Trong đó, tỉnh đã chủ trương xây dựng vùng nguyên liệu mè, phối hợp với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, cụ thể là Tổng công

ty công nghiệp dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex) Đây là điều kiện thuận lợi để giúp cho cây mè phát triển ổn định trong tương lai Năng suất trồng mè theo hình thức quảng canh bình quân đạt 0,6 – 0,8 tấn/ha, riêng một số nông hộ có đầu tư thâm canh thu được từ 1,2 – 1,4 tấn/ha Với giá bán thời điểm của mè đen bình quân là 36.000 đ kg, có lúc lên cao tới đỉnh điểm 42.000 đ kg và mè trắng là 25.000 đ kg, đỉnh điểm 38.000 đ kg, ước tính lợi nhuận đạt được từ 10 – 20 triệu đồng/ha Diện tích trồng mè chủ yếu tập trung ở các huyện Đức Huệ có khoảng 400 ha, Tân Hưng

là 850 ha và Vĩnh Hưng khoảng 1.000 ha Trong thời gian tới, theo chỉ đạo tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh thì diện tích trồng mè tiếp tục mở rộng vụ xuân hè

2014 ở Tân Hưng là 1.500 ha, Vĩnh Hưng là 1.500 ha, Đức Huệ khoảng 800 ha tập trung chủ yếu là mè đen (ĐH 1) và mè trắng (V6) Ngoài những thuận lợi nêu trên, trong quá trình tổ chức sản xuất thời gian qua có một số giới hạn nhất định trong việc đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất Cụ thể là thiếu cơ giới hóa đồng bộ, gieo

mè chủ yếu là sử dụng phương pháp sạ tay, mật độ gieo sẽ dày, cây lùn, năng suất thấp Việc thu hoạch và tách hạt, phơi sấy chủ yếu bằng phương pháp thủ công nên dẫn đến chi phí cao, năng suất thấp, khó mở rộng diện tích Thị trường tiêu thụ mè không ổn định, hiện tại Tổng công ty Dầu thực vật Việt Nam chỉ thu mua mè trắng, còn mè đen thì thị trường thường không ổn định nhưng có nhiều người vẫn chuộng trồng do dễ canh tác, năng suất cao, giá thu mua lại cao hơn mè trắng Nếu có sự quy hoạch ổn định vùng nguyên liệu và có sự liên kết với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm thì mè đen vẫn có thể phát triển ổn định và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng

Trang 36

3.2 Giới thiệu về cây mè

Tạ Quốc Tuấn (2005) cây mè có tên khoa học là sesamum indicum L, thuộc

bộ Tubiflorae, họ Pedaliacea, có 16 chi khoảng 60 loài, trong đó có một vài cá thể

có thể được lai với sesamum indicum và cũng được gieo để lấy hạt

Mè được biết đến như một loài cây hạt có dầu lâu đời nhất được con người sử dụng, cây mè có nguồn gốc từ Châu Phi có nhiều ý kiến cho rằng Êtiopi là nguyên sản của giống mè trồng hiện nay Tuy nhiên cũng có kiến cho rằng vùng Afghan - Persian mới là nguyên sản của các giống mè trồng Mè là loại cây có dầu được trồng lâu đời (khoảng 2000 năm trước công nguyên) Sau đó được đưa vào vùng tiểu Á (Babylon) và được di về phía tây - vào châu Âu và phía nam vào châu Á dần dần được phân bố đến Ấn Độ và một số nước nam Á Trung Quốc, Ấn Độ được xem như

là trung tâm phân bố của cây mè Ở Nam Mỹ, mè được du nhập qua từ Châu Phi sau khi người Âu Châu khám phá ra ở Châu Mỹ vào năm 1492 (do Chritophecoloms người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha) đem mè đi bán Hiện nay, mè đã được gieo trồng rất phổ biến ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và thông qua việc chọn tạo giống thì một số giống có thể trồng thích hợp ở một số nước thuộc vùng ôn đới

Mè trồng phổ biến ở độ cao dưới 1.250m so với mặt biển, nhưng cũng có trường hợp được trồng ở độ cao trên 1.500m Nếu trồng mè ở những độ cao càng cao so với mặt nước biển thì cây thường nhỏ hơn, sinh trưởng nhanh và ít phân cành, thường chỉ có hoa trên nách lá và năng suất thấp Tính đa dạng của các loại hình mè địa phương là biểu hiện khả năng thích ứng đối với những điều kiện tự nhiên nhất định

Trần Văn Lợt (2005) Mè là cây lấy dầu ngắn ngày mà bộ phận thu hoạch chính là hạt Hạt mè có hàm lượng dầu rất cao, lipit chiếm đến 45-54%, protein 16-18% và protein của mè chứa đủ 8 loại axit amin không thay thế Dầu mè là loại dầu

dễ tiêu, cho năng suất cao, thời gian bảo quản dài hơn so với các loại dầu thực vật khác, các vitamin trong dầu mè h trợ cho việc hấp thu và tiêu hóa thức ăn nên dùng làm thực phẩm rất tốt Ngoài ép dầu, hạt mè còn được chế biến làm bánh kẹo và nhiều loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao trong các bữa ăn hàng ngày của con người Khô dầu mè có hàm lượng protein cao có thể dùng làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi rất tốt, khô dầu mè có chất lượng kém có thể dùng làm phân bón

Trang 37

cho cây trồng Cây mè có khả năng thích ứng rộng, có thể trồng trên nhiều loại đất ngay cả những loại đất xấu không thể trồng được cây trồng khác Mè tương đối dễ trồng đầu tư sản xuất mè không cao nên bất kỳ nông dân nào cũng có thể trồng được

mè Cây mè do có thời gian sinh trưởng ngắn nên rất thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ, nâng cao thu nhập trên một diện tích đất, nhất là trên đất trồng lúa nước Vì vậy, mè cũng là một trong những cây trồng cạn ngắn ngày có vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng Hơn nữa, nhu cầu dầu mè trên thế giới ngày càng tăng là cơ hội rất tốt để phát triển mở rộng diện tích trồng trong thời gian tới

Trần Văn Lợt (2005) Mè trồng vụ Xuân Hè có điều kiện thuận lợi phơi hạt dễ dàng, hạt có màu sáng đẹp, không bị nấm mốc tấn công làm biến dạng hạt, do đó giá trị kinh tế cao Trồng vụ này, cây không bị đổ ngã, ít sâu bệnh, không ngập úng Mè thường được trồng trên đất rẫy để tránh bị úng không chịu nước khi mưa nhiều, bắt đầu gieo vào tháng 4-5 dương lịch thu hoạch vào tháng 6-7 dương lịch Sau khi thu hoạch lúa xong cho nước vào ruộng từ 1 đến 2 ngày đến khi độ ẩm của đất đạt từ 70

- 80%, tháo nước ra và tiến hành sạ mè Mè rất dễ trồng nhưng để đạt được năng suất và hiệu quả cao thì nhất thiết phải đầu tư thâm canh, nhất là bón phân tưới nước, mật độ và khoảng cách gieo, các biện pháp chăm sóc và phòng trừ cỏ dại, sâu bệnh thích hợp Tùy thuộc vào loại đất và chế độ canh tác mà lượng phân bón cho

mè được khuyến cáo cho 1 ha là 80-100 kg đạm, 60 kg lân, 40-50 kg kali Mè cần phân bón để phát triển, nhất là trên các loại đất nghèo dinh dưỡng nhưng nhu cầu ít hơn các loại cây trồng khác Một số giống mè địa phương đã thích nghi, không cần phải bón phân khi trồng Tuy nhiên, năng suất không đạt tối đa so với giống mè có bón phân và chăm sóc tốt, những loại phân được sử dụng trong trồng mè gồm: Phân đạm, phân lân, phân kali, phân vi lượng Tuy nhiên đối với những vùng đất xám bạc màu không được bồi đắp phù sa bởi lũ hàng năm thì việc bón lót một lượng phân chuồng từ 5-10 tấn/ha và thời điểm làm đất là rất cần thiết, góp phần cải tạo kết cấu đất và bổ sung dinh dưỡng cho cây phát triển Mè ra hoa kết trái suốt thời gian sinh trưởng, do đó xác định thời gian thu hoạch đúng lúc sẽ làm hạn chế mất hạt do nứt trái, hạt rơi xuống đất Thu hoạch khi thấy lá bên dưới vàng và trái có những đốm đen nhiều Khi thu hoạch có thể dùng dao, lưỡi hái cắt sát gốc, cũng có nơi người ta nhổ mè bằng tay, xong bó thành từng bó, dựng chụm đầu bó lại để phơi trên ruộng

Trang 38

3-4 nắng Nếu trồng diện tích ít đem về nhà ủ, treo lên cho lá rụng bớt một phần và đem phơi trên sân xi măng hoặc đem phơi vài nắng, khi mè bắt đầu khô dùng cây quất nhẹ trên thân trái nứt hạt sẽ rơi ra ngoài Nếu dùng hạt làm giống chỉ phơi nơi thoáng mát Trong suốt thời gian thu hoạch nếu không khéo có những giống mất 75% do thu hoạch trễ Nhưng nếu thu hoạch đúng, cũng có những giống mất 10% năng suất do các thao tác thu hoạch phơi gom Sau khi thu hoạch, loại bỏ các tạp chất để tồn trữ Nếu tồn trữ làm giống cho mùa sau, phải giữ mè trong chai, lu hũ, bên trong đựng hạt giống, bên trên có một lớp tro trấu để hút ẩm

3.3 Phương há nghiên cứu

3.3.1 Phương há nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, nghiên cứu sâu đối tượng nghiên cứu và đưa ra kết quả đáng tin cậy Phương pháp nghiên cứu định lượng có thể ước lượng vai trò của các bộ phận trong tổng thể nghiên cứu, phát hiện những thay đổi về cấu trúc của đối tượng nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu định lượng, phương pháp thu thập số liệu, phương pháp xử l số liệu, khung phân tích, mô hình hồi quy, mô tả biến khảo sát

3.3.2 Nghiên cứu định ượng

Chủ yếu sử dụng dữ liệu điều tra thực tế các hộ sản xuất cây mè, ước lượng mức độ đóng góp của các yếu tố đối với hiệu quả sản xuất cây mè, từ đó đưa ra kết luận về nâng cao hiệu quả sản xuất cây mè tại huyện Tân Hưng – Tỉnh Long An

3.3.3 Phương há thu thậ số iệu

- Số liệu sơ cấp: Điều tra trực tiếp 175 hộ trồng mè trên địa bàn 03 xã: Hưng

Hà, Hưng Điền, Hưng điền B, huyện Tân Hưng bằng cách lập bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp hộ trồng mè về tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận, tình hình đất canh tác, tình hình tập huấn các lớp khuyến nông, giới tính chủ sản xuất,… Việc

khảo sát số liệu sơ cấp thực hiện theo hai bước:

+ Bước 1: Khảo sát sơ bộ Tiến hành trên 15 chủ hộ trồng mè tại 3 xã (m i xã

5 người) và cán bộ phòng Nông nghiệp, Trạm khuyến nông huyện phụ trách chuyên

Ngày đăng: 28/04/2016, 13:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN