1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIẢI PHÁP XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ SANG THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA NHÀ MÁY TINH CHẾ GỖ XUẤT KHẨU SAVIWOODTECH

87 99 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 758,45 KB

Nội dung

HỒ CHÍ MINH GIẢI PHÁP XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ SANG THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA NHÀ MÁY TINH CHẾ GỖ XUẤT KHẨU SAVIWOODTECH ĐÀO NGỌC CẨM TÚ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH KINH TẾ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

GIẢI PHÁP XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ SANG THỊ TRƯỜNG MỸ

CỦA NHÀ MÁY TINH CHẾ GỖ XUẤT KHẨU

SAVIWOODTECH

ĐÀO NGỌC CẨM TÚ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 2

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Giải Pháp Xuất Khẩu Đồ Gỗ sang Thị Trường Mỹ của Nhà Máy Tinh Chế Gỗ Xuất Khẩu

Saviwoodtech”, do Đào Ngọc Cẩm Tú, sinh viên khóa 29, ngành Kinh Tế Nông Lâm,

đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

TRẦN ĐÌNH LÝ Người hướng dẫn,

Ngày… tháng… năm 2007

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày… tháng… năm 2007 Ngày… tháng… năm 2007

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Trước tiên con xin tỏ lòng thành kính tri ân bố mẹ, ông bà, những người thân trong gia đình đã nuôi con nên người, cho con sức mạnh cả tinh thần và nghị lực để bước vào đời

Chân thành biết ơn sâu sắc thầy Trần Đình Lý đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này

Xin chân thành cảm ơn thầy cô khoa Kinh Tế trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, đã truyền thụ những kiến thức quí báu cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường

Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc, anh chị ở các phòng ban trong Nhà máy, đặc biệt là anh Tân phòng Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp những tài liệu và chỉ dẫn những kinh nghiệm thực tiễn cho tôi

Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn các anh chị trước, bạn bè, bằng hữu đã giúp

đỡ và tạo nguồn động viên lớn cho tôi trong quãng thời gian học tập và thực tập để hoàn thành luận văn này

Xin chân thành cảm ơn Đào Ngọc Cẩm Tú

Trang 4

và ma trận QSPM để chỉ ra các mặt hạn chế còn tồn tại và những ưu điểm hiện có trong việc xuất khẩu đồ gỗ sang Mỹ của Nhà máy Từ đó, đề xuất một số giải pháp phù hợp khắc phục những mặt hạn chế, đồng thời phát huy được những thế mạnh của Nhà máy Các giải pháp được đề ra là:

- Thành lập văn phòng đại diện của Nhà máy tại Mỹ

- Các biện pháp tiếp cận thị trường Mỹ

- Nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng Mỹ

- Nguồn nguyên liệu của Nhà máy

- Công nghệ sản xuất của Nhà máy

Dựa trên cơ sở đó, giúp Nhà máy có những chính sách phù hợp, làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, mở rộng khả năng xuất khẩu đồ gỗ của Nhà máy trên thị trường Mỹ

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

Danh mục các từ viết tắt viii

Danh mục các bảng ix

Danh mục các hình x

Danh mục phụ lục xi

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1 1.1 Đặt vấn đề 1 1.2 Mục tiêu của đề tài 2 1.3 Phạm vi nghiên cứu 2 1.4 Cấu trúc luận văn 2

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 4 2.1.1 Tình hình phát triển chung của Công ty Cổ phần Savimex 4 2.1.2 Tổng quát Nhà máy tinh chế gỗ xuất khẩu Saviwoodtecth 8

2.3 Chức năng, nhiêm vụ các phòng ban của Nhà máy năm 2006 10

2.3.2 Phòng Kế toán tài vụ 12 2.3.3 Phòng Cung ứng 13 2.3.4 Phòng Quản trị nhân sự 13 2.3.5 Phòng Kinh doanh Xuất nhập khẩu 14 2.3.6 Phòng Công nghệ chất lượng 15 2.3.7 Phòng Kế hoạch 15 2.3.8 Xưởng Cơ điện 16 2.3.9 Các phân xưởng 16 2.4 Quy trình công nghệ sản phẩm của Nhà máy 17

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

3.1 Cơ sở lý luận 19 3.1.1 Hoạt động xuất nhập khẩu 19

Trang 6

3.1.2 Vai trò xuất nhập khẩu 193.1.3 Các khái niệm 203.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị chiến lược 213.1.5 Một số chỉ tiêu sử dụng trong quá trình nghiên cứu 23

3.2 Phương pháp nghiên cứu 253.2.1 Thu thập số liệu 253.2.2 Phân tích và xử lý số liệu 26CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 27

4.1 Tổng quan thị trường đồ gỗ 274.1.1 Tổng quan thương mại đồ gỗ thế giới 27

4.1.3 Thị phần đồ gỗ và đối thủ cạnh tranh của Saviwoodtech 314.2 Tình hình sản xuất kinh doanh của Nhà máy 334.2.1 Kết quả hoạt động SXKD của Nhà máy 33

4.3.1 Nhập khẩu nguyên liệu 374.3.2 Tình hình xuất khẩu gỗ nội thất sang Nhật của Nhà máy 394.3.3 Tình hình xuất khẩu gỗ nội thất sang Mỹ của Nhà máy 424.4 Thực hiện chiến lược tại Nhà máy Saviwoodtech 46

4.4.2 Kế hoạch phát triển của Nhà máy năm 2007 484.4.3 Định hướng phát triển 4 năm tới (2007-2010) của Nhà máy 504.5 Giải pháp xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Mỹ của Nhà máy 514.5.1 Phân tích chiến lược marketing của Nhà máy 51

4.5.3 Giải pháp thâm nhập vào thị trường Mỹ 59CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 65

5.1 Kết luận 655.2 Kiến nghị 66

Trang 7

5.2.1 Đối với Nhà nước 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO 68 PHỤ LỤC

Trang 8

P.KDXNK Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu

QSPM Ma trận hoạch định chiến lược (Quantitative Strategic Planning Matrix)SXKD Sản xuất kinh doanh

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang Bảng 2.1 Tình Hình Lao Động tại Nhà máy Năm 2006 17

Bảng 4.1 Thưong Mại Đồ Gỗ Thế Giới 27Bảng 4.2 Cơ Cấu Kim Ngạch Xuất Khẩu Đồ Gỗ của Việt Nam 29Bảng 4.3 Thị Phần Đồ Gỗ của Nhà máy Saviwoodtech 31Bảng 4.4 Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Đồ Gỗ của Việt Nam Năm 2006 32Bảng 4.5 Kết Quả và Hiệu Quả Hoạt Động SXKD của Nhà máy 34

Bảng 4.7 Cơ Cấu Kim Ngạch Xuất Khẩu của Nhà máy 36Bảng 4.8 Tình Hình Thu Mua và Sử Dụng Nguyên Liệu của Nhà máy 38Bảng 4.9 Thị Trường Xuất Khẩu Gỗ Nội Thất sang Nhật của Nhà máy 40Bảng 4.10 Mặt Hàng Xuất Khẩu Sang Nhật của Nhà máy Năm 2006 41Bảng 4.11 Đặc Điểm Thị Hiếu Tiêu Dùng Gỗ Nội Thất Thị Trường Nhật 41Bảng 4.12 Thị Trường Xuất Khẩu Gỗ Nội Thất Sang Mỹ của Nhà máy 42Bảng 4.13 Mặt Hàng Xuất Khẩu Sang Mỹ của Nhà máy Năm 2006 44Bảng 4.14 Đặc Điểm Thị Hiếu Tiêu Dùng Gỗ Nội Thất Thị Trường Mỹ 44Bảng 4.15 Một Số Sản Phẩm được Sản Xuất tại Nhà máy Năm 2006 53

Bảng 4.17 Chi Phí Đầu Tư Hoạt Động Chiêu Thị Cổ Động của Nhà máy 56

Bảng 4.19 Các Khoản Chi Phí Lập Văn Phòng Đại Diện tại Mỹ của Nhà máy 60

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang Hình 2.1 Biểu Đồ Doanh Thu Đồ Gỗ Tinh Chế Xuất Khẩu Savimex 7Hình 2.2 Biểu Đồ Phát Triển Nguồn Vốn của Savimex 8

Hình 2.4 Sơ Đồ Tổ Chức Nhà máy Saviwoodtech Năm 2006 11Hình 2.5 Sơ Đồ Quy Trình Công Nghệ Sản Phẩm Gỗ Tinh Chế 17Hình 3.1 Sơ Đồ Mô Hình Năm Áp Lực Cạnh Tranh của Micheal E.Porter 22Hình 4.1 Biểu Đồ Thưong Mại Đồ Gỗ Thế Giới 27Hình 4.2 Biểu Đồ Cơ Cấu KNXK Đồ Gỗ của Việt Nam 29

Hình 4.4 Biểu Đồ Cơ Cấu Kim Ngạch Xuất Khẩu của Nhà máy 36Hình 4.5 Biểu Đồ Thu Mua và Sử Dụng Nguyên Liệu của Nhà máy 38Hình 4.6 Sơ Đồ Kênh Tiêu Thụ Sản Phẩm của Nhà máy 55

Trang 11

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1 Hình Ảnh Sản Phẩm của Nhà máy

Phụ lục 2 Quy Định Pháp Luật Đăng Kí Thành Lập Văn Phòng Đại Diện tại Hoa Kỳ

Trang 12

CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề

Để tăng nhanh tốc độ xuất khẩu, đẩy mạnh tiến độ hội nhập kinh tế với khu vực

và thế giới, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương: tiếp tục mở cửa kinh tế, thực hiện đa dạng hóa thị trường, đa phương hóa mối quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới Trong cơ cấu kinh tế của nước ta ngành dầu thô, dệt may, thủy sản, may mặc, gạo …là những ngành chủ lực đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của đất nước Trong đó ngành gỗ nổi lên như một điểm sáng với mức tăng trưởng nhanh chóng hàng năm bình quân 30 – 40%, hiện đang thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư sản xuất

Theo Hiệp Hội Gỗ và Lâm Sản Việt Nam, trong khối các nước Đông Nam Á, Việt Nam vươn lên chiếm vị trí thứ tư sau các quốc gia Malaysia, Indonesia, Thái Lan, vượt qua Philippin trong cuộc đua chiếm lĩnh thị phần xuất khẩu đồ gỗ nội thất thế giới Hiện nay, thị phần xuất khẩu đồ gỗ của nước ta đạt 0,78% (Philippin đạt 0,54%) (http://www.nongthon.net)

Sản phẩm gỗ Việt Nam đã có mặt trên 120 nước trên toàn thế giới, trong đó 70% sản phẩm được xuất sang ba thị trường lớn là Mỹ, Nhật và EU Tuy mới khai phá, song thị trường Mỹ lại chiếm ngôi vị hàng đầu về mức tăng trưởng nhập khẩu đồ gỗ Việt Nam, đạt 1,3 tỷ USD trong năm 2006 (http://www.nongthon.net)

Vào WTO, ngành này như con thuyền giương cao buồm để ra biển lớn, cần làm

gì để con thuyền đó vượt qua sóng cả của đại dương và đạt được những thành quả bội thu? Hiện nay, cả nước có hơn 2.000 doanh nghiệp chế biến và kinh doanh gỗ, trong

đó có trên 300 doanh nghiệp đã có hàng xuất khẩu, Nhà máy SAVIWOODTECH trực thuộc Công ty Cổ Phần Hợp Tác Kinh Tế và XNK Savimex là một trong những công

ty hàng đầu của Việt Nam trong xuất khẩu đồ gỗ nội thật ra thị trường thế giới Nếu

Trang 13

trường truyền thống, dù thị trường Nhật vẫn tiếp tục đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của Công ty, song trọng tâm mà Savimex đang nhắm tới vẫn là thị trường

Mỹ đầy tiềm năng

Xuất phát từ những nhận định trên, với sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Kinh Tế, Ban Giám Đốc Nhà máy SAVIWOODTECH và dưới sự hướng dẫn của thầy Trần Đình Lý, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Giải pháp xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường

Mỹ của Nhà máy Tinh Chế Gỗ Xuất Khẩu SAVIWOODTECH”

1.2 Mục tiêu của đề tài

Nghiên cứu tiềm năng phát triển đồ gỗ trên thị trường Mỹ của Nhà máy

Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu đồ gỗ nội thất sang Mỹ cho Nhà máy

1.3 Phạm vi nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu

- Tìm hiểu các yếu tố bên ngoài của Nhà máy: tình hình tiêu thụ đồ gỗ trên thế giới, Việt Nam, các đối thủ cạnh tranh của Nhà máy

- Tìm hiểu các yếu tố bên trong của Nhà máy: quản trị, sản xuất, tài chính, marketing, hệ thống thông tin

- Hình thành ma trận QSPM: xem xét thị trường Mỹ có phải là chiến lược kinh doanh mà Nhà máy đang hướng đến hay không

Đưa ra các giải pháp để thâm nhập sâu hơn vào thị trường Mỹ

Không gian, thời gian nghiên cứu

- Không gian: đề tài được thực hiện tại Nhà máy Tinh Chế Gỗ Xuất Khẩu SAVIWOODTECH trực thuộc Công ty Cổ Phần Hợp Tác Kinh Tế và XNK Savimex–

số 243, đường Trường Sơn, phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP HCM

- Số liệu: Thu thập, nghiên cứu và phân tích số liệu thống kê, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy qua ba năm 2004, 2005 và 2006

- Thời gian: 26/3/2007 đến 15/6/2007

1.4 Cấu trúc luận văn

Đề tài gồm 5 chương với nội dung từng chương như sau:

Trang 14

Chương 1: Đặt vấn đề Nêu lý do, mục tiêu nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Chương 2: Tổng quan Giới thiệu khái quát về quá trình hình thành, phát triển,

cơ cấu tổ chức các phòng ban, và cơ cấu lao động của Nhà máy Saviwoodtech

Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu Giới thiệu các khái niệm, các chỉ tiêu tính toán và mô hình lựa chọn các chiến lược của đề tài

Chương 4: Kết quả và thảo luận Đi sâu vào phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, các thị trường xuất khẩu chính của Nhà máy đặc biệt là thị trường

Mỹ, đánh giá và đưa ra giải pháp để thâm nhập sâu hơn nữa vào thị truờng này

Chương 5: Kết luận và đề nghị Từ kết quả nghiên cứu ở chương 4, rút ra kết luận và đề xuất kiến nghị

Trang 15

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển

2.1.1 Tình hình phát triển chung của Công ty CP Savimex

Công ty CP Savimex được thành lập vào 29/08/1985 với tên gọi là Công ty Hợp Tác Kinh Tế và Xuất Nhập Khẩu với Lào (Saigon - Vientiane Import Export Company, viết tắt SAVIMEX) Công ty thực hiện nhiệm vụ mua bán XNK hàng hoá giữa Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam) với Thành phố Vientiane (Lào) bằng hoạt động hợp tác với Lào, để khai thác gỗ xuất khẩu và cung cấp cho Lào hàng công nghiệp tiêu dùng ở Thành phố Hồ Chí Minh Sau đó công ty mở rộng hoạt đông kinh doanh XNK sang thị trường mới như: Liên Xô, Nhật Bản, Singapore, Hồng Kông, Đài Loan… Sản phẩm xuất khẩu chính: ván sàn, gỗ tròn, gỗ xẻ và hàng nông hải sản Hàng

nhập khẩu gồm: hàng tiêu dùng, máy móc thiết bị

Trong hơn 20 năm qua, từ một công ty xuất khẩu quốc doanh với số vốn ít ỏi, nhân lực ban đầu chỉ vài chục người, Savimex đã trở thành một công ty cổ phần năng động, trình độ không ngừng được nâng cao ngang tầm khu vực, đã cạnh tranh thắng lợi với các đối thủ từ các nước về mặt hàng đồ mộc xuất khẩu trên thị trường Nhật

- Công ty có một đội ngũ cán bộ CNV 2000 người, được đào tạo trong và ngoài nước với kinh nghiệm tích lũy phong phú và trình độ nghiệp vụ tiếp cận khu vực

- Có một nề nếp văn hoá vững chắc tạo nên uy tín cao đối với khách hàng, các đối tác, ngân hàng…

- Có chiến lược phát triển lâu dài, đúng đắn, phương án hiệu quả để chuẩn bị hội nhập từ năm 1996

Trang 16

Lĩnh vực hoạt động chính của Công ty Savimex

- Sản xuất kinh doanh trong nước và xuất khẩu gỗ chế biến, hàng mộc gia dụng, hàng gỗ trang trí nội thất, hàng thủ công mỹ nghệ

- Các hoạt động thương mại: xuất nhập khẩu, mua bán, trao đổi hàng hóa trên thị tường trong và ngoài nước, các máy móc thiết bị, phụ tùng, nguyên phụ liệu, vật tư, thành phẩm của ngành chế biến gỗ, xây dựng và trang trí nội thất

- Ðầu tư thi công và trang trí nội, ngoại thất, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật,

đô thị, khu công nghiệp, lâm nghiệp, khu dân cư

- Xây dựng dân dụng và công nghiệp

- Kinh doanh nhà và cho thuê văn phòng

a) Giai đoạn 1985 - 1986

Công ty đã tiến hành hợp tác với Lào trong khâu khai thác gỗ và nhựa thông xuất khẩu, đồng thời cung ứng công nghệ phẩm của Thành Phố cho Lào Đây là giai đoạn ban đầu rất nhiều khó khăn

b) Giai đoạn 1987 - 1990

Để thoát khỏi khó khăn Công ty đã thay đổi chiến lược bằng cách chuyển mạnh sang XNK tổng hợp, kinh doanh hàng nhập khẩu có hiệu quả Đây là giai đoạn ban đầu tích luỹ về vốn lẫn kiến thức

c) Năm 1991 là thời điểm khủng hoảng toàn diện của Công ty

- Liên Xô sụp đổ mất đi mặt hàng xuất khẩu chủ lực là ván sàn

Trang 17

- Năm 1991 là Công ty Việt Nam đầu tiên chế biến thành công gỗ cao su ghép, tạo ra nguồn nguyên liệu rừng trồng mở đường cho ngành chế biến gỗ Thành phố thoát khỏi bế tắc sau khi nhà nước đóng cửa rừng, không cho khai thác gỗ tự nhiên

- Năm 1992 là Công ty Việt Nam đầu tiên đưa dây chuyền chế biến gỗ hiện đại theo công nghệ sản xuất hàng loạt của Nhật, đưa công nghệ làm hàng nội thất, kệ bếp hiện đại với nguyên liệu mới Duropal của Đức vào Việt Nam

- Năm 1993, đưa công nghệ tự động CNC trong tạo dáng sản phẩm gỗ vào sản xuất Thành lập Nhà máy Kỹ Nghệ Gỗ Savi Woodtech để mở rộng thị phần xuất khẩu

đồ mộc gia dụng vào thị trường Nhật Bản

- Năm 1994, đưa công nghệ sơn hiện đại (sơn 5 lớp) vào ngành chế biến gỗ ở Việt Nam

- Năm 1996, đề ra 2 chương trình cổ phần hóa và hiện đại hoá Công ty để hội nhập

- Năm 1998, đi tiên phong trong chương trình nhà ở cho công nhân lao động

- Năm 2000, Nhà máy Satimex nhận chứng chỉ ISO 9002

f) Giai đoạn 2001 - 2007

Giai đoạn chuyển thành công ty cổ phần, với một động lực mới, Công ty đẩy mạnh chương trình hiện đại hoá và đạt những thành tựu chính

- Năm 2001, Savimex trở thành công ty cổ phần

- Nhà máy Saviwootech nhận chứng chỉ ISO 9002, xí nghiệp Savi Decor nhận chứng chỉ ISO 9001 Đây là 3 chứng chỉ ISO đầu tiên trong ngành chế biến gỗ của Việt Nam

- Năm 2002, Savimex niêm yết trên thị trường chứng khoán

- Nhà máy Satimex là đơn vị Việt Nam đầu tiên nhận chứng chỉ ISO 14001

- Năm 2003, đưa công nghệ sơn hiện đại vào 2 Nhà máy: sơn tĩnh điện, sấy bằng tia cực tím - sơn men Enamel

Trang 18

- Năm 2004, ứng dụng thành công phần chương trình điện toán hoá ERP với phần mềm Oracle vào việc quản lý các nguồn lực của Công ty Mở rộng chiến lược sang thị trường Mỹ và châu Âu

- Năm 2005, hoàn thành chương trình hiện đại hoá Công ty, mở đầu giai đoạn chuyên nghiệp hoá hoạt động kinh doanh

- Năm 2006, xây dựng các phân xưởng sản xuất theo đơn đặt hàng của Mỹ Sau những thành công ở thị trường xuất khẩu, Công ty đã triển khai mạnh việc chuyển dịch cơ cấu sang thị trường nội địa, chủ yếu trên các lĩnh vực đồ gỗ nội thất và kinh doanh cao ốc

- Năm 2007, Công ty đón nhận giải thưởng cúp vàng “Sản phẩm Việt uy tín – chất lượng”

Đây là giải thưởng có giá trị pháp lý, khẳng định sự thành công của quá trình xây dựng và phát triển nhãn hiệu, thương hiệu, tăng uy tín với khách hàng, giúp người tiêu dùng phân biệt sản phẩm đã được đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, bảo hộ sở hữu trí tuệ, nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần mở rộng thị truờng và thúc đẩy sản xuất phát triển Đặc biệt, sản phẩm đạt giải thể hiện sự hợp chuẩn chất lượng WTO, tạo lợi thế cho Công ty khẳng định chất lượng vượt trội của sản phẩm, đáp ứng yêu cầu ở mức cao nhất của người tiêu dùng

Liên tục nhiều năm liền, sản phẩm đồ gỗ Savimex đã được người tiêu dùng bình chọn là Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao và Sản phẩm công nghiệp chủ lực của Thành phố Hồ Chí Minh

Hình 2.1 Biểu Đồ Doanh Thu Đồ Gỗ Tinh Chế Xuất Khẩu Savimex

Trang 19

Hình 2.3 Biểu Đồ Lợi Nhuận của Savimex (Triệu đồng)

Nguồn tin: P KDXNK của Nhà máy

Từ khi nước ta đổi mới và hội nhập, Savimex đã phải đón nhập nhiều khó khăn,

chính nhờ sự nổ lực hết mình đã đưa công ty vượt qua bao sóng gió để trở một đơn

vị kinh tế mạnh của thành phố Công ty đã thích ứng với những thay đổi chung,

chuyển từ giai đoạn kinh doanh xuất nhập khẩu sang giai đoạn sản xuất gỗ nội thất

xuất khẩu và hiện nay là công ty cổ phần

2.1.2 Tổng quát Nhà máy tinh chế gỗ xuất khẩu Saviwoodtecth

Nhà máy Saviwoodtech (Savi kỹ nghệ gỗ) được thành lập năm 1993 theo quyết

định số 116/SAV/TC ngày 30/9/1993 được bổ sung theo quyết định số

62/SAV/TCHC/QĐ ngày 19/4/1996 của Giám đốc Công ty Savimex

Qui trình chính của Nhà máy chuyên sản xuất hàng mộc tinh chế xuất khẩu với

thương hiệu sản phẩm Savimex Hiện nay tổng số cán bộ công nhân viên của Nhà máy

là 596 người, trong đó số có trình độ đại học là 70 người

- Địa chỉ : 234 Trường Sơn, P.Bình Chiểu, Quận Thủ Đức, Hồ Chí Minh

Trang 20

- Năng suất bình quân : 4.500.000 USD/năm

- Các khách hàng chính của Nhà máy là Marunaka International Co., Kondou, Shirai, Daimaru, Fuji, Nafuco, Maruco, Fukuyama, Yanaghizawa, Manone, Fis, Tumac, Masma, C&V, PGM, Decor…

2.2 Chức năng nhiệm vụ của Nhà máy

Nhà máy hoạt động dưới sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp của Công ty cổ phần Savimex Đây là đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc có tư cách pháp nhân đầy đủ, được sử dụng con dấu riêng theo qui định của pháp luật, thực hiện báo cáo sổ sách với công ty Savimex, hoạt động trong phạm vi quyền hạn được Công ty quy định

Khi mới được thành lập, Nhà máy có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh các mặt hàng gỗ tinh chế xuất khẩu và tiêu thụ nội địa Đứng trước tình hình hiện nay, nguồn nguyên liệu gỗ tự nhiên khan hiếm, trong khi đó quy trình sản xuất gỗ cao su tinh chế của nước ngoài đã nhập vào Viêt Nam, đã tạo điều kiện cho Nhà máy chuyển hướng sang chuyên sản xuất mặt hàng gỗ cao su tinh chế Ra đời trong hoàn cảnh khó khăn

về vốn, kỹ thuật, Nhà máy đã thực hiện liên doanh với công ty của Nhật, trong đó có tập đoàn Marunaka là nơi cung ứng dây chuyền máy móc, thiết bị cho sản xuất, đồng thời là đối tác làm ăn lớn nhất hiện nay của Nhà máy

Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Nhà máy hàng năm là sản xuất theo hợp đồng và được Nhật bao tiêu sản phẩm Ngoài nhiệm vụ chế biến gỗ, sản xuất sản phẩm

gỗ gia dụng tinh chế cho xuất khẩu và tiêu thụ nội địa, Nhà máy đã và đang từng bước

mở rộng qui mô, đưa công nghệ mới vào sản xuất Song song với việc tìm nguồn nguyên liệu thích hợp để giảm giá thành sản phẩm, Nhà máy đẩy mạnh kí kết hợp đồng xuất khẩu đồ nội thất sang Mỹ

Trang 21

2.3 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban của Nhà máy năm 2006

Hiện nay, cơ cấu quản lý của Nhà máy gồm 7 phòng ban và 8 xưởng sản xuất theo mô hình trực tuyến chức năng Mô hình này rất phù hợp với quy mô hoạt động của Nhà máy, tránh được sự chỉ đạo chồng chéo giữa các phòng ban, phân xưởng Giám Đốc luôn nắm tình hình hoạt động của Nhà máy qua sự báo cáo kết quả hoạt động của các phòng ban, phân xưởng

Tại các phòng ban và các xưởng, luôn có trưởng phòng và xưởng trưởng trực tiếp quản lý công việc thuộc thẩm quyền chuyên môn và báo cáo hoạt động của đơn vị mình cho Giám Đốc

Trang 22

Hình 2.4 Sơ Đồ Tổ Chức Nhà máy Saviwoodtech Năm 2006

THƯỜNG TRỰC ISO P.CN-CL

P.QTNS

GIÁM ĐỐC

XƯỞNG CƠ ĐIỆN P.KDXNK

XƯỞNG 4

Trang 23

- Hoạch định khi có sự thay đổi hệ thống chất lượng

- Trực tiếp chỉ đạo các phòng, ban và theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy

- Cung cấp nguồn nhân lực cần thiết cho hệ thống chất lượng bao gồm việc phê duyệt, tổ chức, cung cấp và đánh giá hiệu quả của công việc cung cấp nguồn nhân lực

- Chịu trách nhiệm trước Giám Đốc Công ty cổ phần Savimex về kết quả kinh doanh sản xuất của Nhà máy

- Giám Đốc là người chỉ huy cao nhất trong cơ cấu tổ chức hoạt động của Nhà máy

- Quyết định việc phân công trách nhiệm và quyền hạn cho các bộ phận, chỉ định bổ nhiệm Đại diện lãnh đạo

- Phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt các tài liệu của hệ thống chất lượng

- Chỉ định và xem xét nhằm bảo đảm sản xuất phù hợp và có hiệu quả của hệ thống chất lượng Nhà máy

Lập kế hoạch và thực hiện theo dõi về vốn và tài chính, nhu cầu tiền mặt, lưu chuyển tiền mặt cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy

Trang 24

Quản lý các nguồn vốn ngân quỹ, các quỹ thường xuyên kiểm tra và thông tin cho BGĐ về tình hình vốn tài chính

2.3.3 Phòng Cung ứng

- Theo dõi quản lý cung ứng vật tư, phụ liệu

- Quản lý kho vật tư, nguyên phụ liệu

- Ban hành định mức vật tư, hóa chất để ổn định sản xuất

- Thực hiện danh mục nguyên liệu, vật tư nhà cung ứng có khả năng

- Lập biểu thu thập thông tin, phiếu đánh giá nhà cung ứng

- Theo dõi lưu trữ hồ sơ, chứng từ có liên quan

- Điều động nhân sự trong nội bộ phòng kế hoạch kinh doanh

- Đề nghị hệ sản xuất tổ lương nhân viên phòng kế hoạch kinh doanh

2.3.4 Phòng Quản trị nhân sự

Tham mưu cho BGĐ trong các lĩnh vực:

- Quản trị nhân sự: Tổ chức cán bộ, tuyển dụng nhân sự, lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, tổ chức thực hiện công tác huấn luyện, bồi dưỡng đào tạo nghiệp

vụ cho CB - CNV trong Nhà máy

- Hành chính: Có chức năng tổng hợp tình hình tổ chức hành chính, lao động,

tiền lương của Nhà máy, báo cáo cho BGĐ Thực hiện các công tác tài chính, quản trị, theo dõi việc sử dụng tài sản và thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản trong Nhà máy Đồng thời giúp BGĐ thực hiện các mối quan hệ trong và ngoài Nhà máy có hiệu quả

- Lao động, tiền lương: Thực hiện chế độ lao động tiền lương, theo dõi việc khen thưởng, kỷ luật trong Nhà máy, thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động

- Tổ chức bộ máy nhân sự, xác lập chức năng quyền hạn, mối quan hệ công tác giữa các bộ phận, đảm bảo tính thống nhất, chỉ huy theo chế độ thủ trưởng của đơn vị

- Dự báo, xác định nhu cầu về nhân lực, tổ chức thực hiện công tác tuyển dụng, đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực về số lượng và chất lượng phù hợp với định hướng phát triển của Nhà máy, để có được nguồn nhân lực kế thừa đáp ứng sự phát triển của Nhà máy, lập kế hoạch tiền lương, phối hợp xây dựng thang lương, chế

độ phân phối tiền lương Tham mưu cho BGĐ về phương thức sử dụng lao động và trả lương

Trang 25

- Tổ chức quản lý theo dõi và đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, nội quy của

CB - CNV Theo dõi tổng hợp công tác thi đua, khen thưởng kỷ luật, giải quyết các mâu thuẫn trong nội bộ, đề xuất các biện pháp xử lý khi cần thiết

- Tổ chức các buổi họp, hội nghị tiếp đón, lễ hội, quan hệ đoàn thể, địa phương, tổ chức xã hội Tham mưu các hoạt động xã hội từ thiện, tương trợ, các hoạt động xúc tiến xây dựng hình ảnh về Công ty

- Công tác văn thư lưu trữ: Soạn thảo phát hành, theo dõi hướng dẫn, lưu trữ các văn bản nội bộ theo đúng quy định Thực hiện lưu trữ cẩn thận các hồ sơ CB- CNV trong Nhà máy có kiểm tra tính chính xác và cập nhật thông tin mới

- Tổ chức thực hiện an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, công tác bảo vệ

an toàn trật tự, công tác y tế chăm sóc sức khoẻ cho CB - CNV trong Nhà máy

2.3.5 Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu

Trang 26

- Chịu trách nhiệm tiến hành các thủ tục cần thiết để chuyển hàng về Nhà máy đúng chất lượng, số lượng, tiến độ Khiếu nại và yêu cầu khắc phục, bồi thường đối với nhà cung ứng nếu vi phạm hợp đồng

- Tiến hành nghiên cứu, cải tiến nhằm tối đa hoá các khâu giao nhận trong nhập khẩu

Xuất khẩu

- Thực hiện giao dịch với khách hàng, tiếp nhận thông tin đơn hàng, thiết lập hợp đồng ngoại

- Theo dõi và yêu cầu khách hàng mở L/C tu chỉnh L/C nếu có

- Căn cứ trên kế hoạch và đề xuất xuất hàng để lập bảng tổng hợp xuất hàng làm căn cứ cho việc lập chứng từ thanh toán

- Theo dõi và phối hợp với các phòng ban liên quan để thanh toán các đơn hàng, lô hàng xuất khẩu

- Lập bảng định mức nguyên phụ liệu để khai báo hải quan

- Giám sát việc nhập hàng vào kho ngoại quan

- Thực hiện tất cả các nghiệp vụ liên quan đến xuất khẩu để đảm bảo giao hàng đúng tiến độ theo hợp đồng

- Được quyền tham mưu và ký thay theo sự phân công của BGĐ và giải quyết các phát sinh có liên quan đến chất lượng, công nghệ…

- Được quyền lập biên bản, kỷ luật các trường hợp vi phạm nguyên tắc quản lý chất lượng, công nghệ gây tổn thất cho Nhà máy Khen thưởng các sáng kiến cải tiến

kỹ thuật

2.3.7 Phòng Kế hoạch

- Tổng hợp xây dựng kế hoạch sản xuất tháng, quý, năm

- Lập báo cáo định kỳ

Trang 27

- Theo dõi tình hình thực hiện hợp đồng xuất, tiến độ sản xuất, giao hàng

- Tiếp nhận, xử lý thông tin trong xuất hàng

- Theo dõi lưu trữ hồ sơ, chứng từ liên quan

- Điều động nhân sự trong nội bộ phòng Kế hoạch kinh doanh

- Đề nghị hệ số lương nhân viên phòng Kế hoạch kinh doanh

2.3.8 Xưởng Cơ điện

- Chịu trách nhiệm trước BGĐ về các hoạt động điều hành quản lý cơ điện trong Nhà máy

- Thực hiện việc giám sát, bảo trì sửa chữa MMTB, công cụ của cá xưởng sản xuất, hệ thống điện văn phòng, sửa chữa bên ngoài

2.3.9 Các phân xưởng

a) Chức năng

- Xưởng 1: Tạo phôi, tạo dáng, chà nhám thô

- Xưởng 2: Bả bột, sơn lót sơn lót sealer, chà nhám tinh, sơn topcoat, lắp ráp, đóng kiện, vào thùng

- Xưởng 3: Tạo phôi, tạo dáng, chà nhám thô, bả bột, sơn lót sealer, chà nhám tinh, sơn topcoat, lắp ráp, đóng kiện, vào thùng

- Xưởng 4: tạo dáng, lắp ráp, đóng kiện

- Xưởng 5: tạo dáng, chà thô

- Xưởng 6: bả bột, sơn lót sơn lót sealer, chà nhám tinh, sơn topcoat, lắp ráp, đóng kiện, vào thùng

Trang 28

2.4 Quy trình công nghệ sản phẩm của Nhà máy

Nhà máy đã đầu tư trang thiết bị hiện đại để ngày càng hiện đại hoá các công

đoạn sản xuất: dây chuyền sơn tĩnh điện tự động, máy sơn màng, sơn armix, panel tự

động, các máy CNC… Để tạo ra được sản phẩm đồ gỗ hoàn chỉnh, Nhà máy đã phải

thực hiện tất cả các khâu trong quy trình công nghệ ở hình 2.5

Hình 2.5 Sơ Đồ Quy Trình Công Nghệ Sản Phẩm Gỗ Tinh Chế

Nguồn tin: P.QTNS của Nhà máy

2.5 Tình hình nhân sự Nhà máy năm 2006

Đây là nguồn lực chủ yếu tạo ra thành phẩm của Nhà máy Sau hơn 10 năm

thành lập, hiện nay lực lượng lao động này đã đi vào ổn định với trình độ tay nghề cao,

năng động sáng tạo và có nhiệt huyết với Nhà máy

Bảng 2.1 Tình Hình Lao Động tại Nhà máy Năm 2006

Tổng số lao động 596 100

1 Cơ cấu Lao động

2 Trình độ chuyên môn

CHÀ NHÁM THÔ

CHÀ NHÁM TINH

LẮP RÁP ĐÓNG KIỆN

TẠO DÁNG

BẢ BỘT

SƠN LÓT

SƠN BÓNG

THÙNG

Trang 29

Như đã trình bày ở bảng 2.1, tổng số cán bộ công nhân viên của Nhà máy năm

2006 là 596 người

- Phân theo cơ cấu lao động thì khối lao động trực tiếp là 529 người chiếm 88,76% Hiện nay, hệ thống dây chuyền máy móc của Nhà máy rất hiện đại nhưng không phải tất cả đều tự động hóa, nhiều công đoạn sản xuất cần nhiều đến sự khéo léo của con người nên khối lao động trực tiếp là lực lượng không thể thiếu trong quá trình Nhà máy hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm

- Phân theo trình độ chuyên môn thì công nhân có tay nghề là 313 người chiếm cao nhất 52,52%, gấp hơn 4 lần so với số lượng có trình độ đại học và cao đẳng Lao động phổ thông chiếm tỉ lệ khá cao 21,64%, tiếp đến là công nhân có trình độ trung cấp là 50 người chiếm 8,37% Ít nhất là công nhân kỹ thuật 34 người chiếm 5,7%

- Nhà máy luôn tuyển dụng lao động đáp ứng kịp thời các mùa cao điểm cho sản xuất nhất là 2 tháng 11 và 12 năm 2006 Đặc biệt là việc Tổng Công ty Savimex đề

ra chiến lược mở rộng thị trường Mỹ đã làm hoạt động sản xuất tại Nhà máy khẩn trương và công việc nhiều hơn nên trong năm 2006, Nhà máy quyết định bổ nhiệm thêm 2 Phó GĐ để tăng cường hiệu quả sản xuất và công tác quản lý được tốt hơn Hiện nay, thị trường xuất khẩu mà Nhà máy đang hướng đến là các khách hàng

Mỹ đầy tiềm năng Đây là một thị trường có quy mô lớn, nhu cầu tăng thường xuyên

và đa dạng về sản phẩm

Bắt đầu từ năm 2004, Nhà máy thực hiện xuất sản phẩm sang Mỹ, qua các bước phân tích dưới đây ta sẽ thấy các yêu cầu, đòi hỏi của khách hàng Mỹ có phù hợp với tình hình sản xuất của Nhà máy hay không, để đưa ra các giải pháp thích hợp giúp hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy ngày càng phát triển

Trang 30

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận

3.1.1 Hoạt động xuất nhập khẩu

Xuất khẩu là quá trình bán hàng hóa sản phẩm dịch vụ ra nước ngoài, nhập khẩu là quá trình nhập hàng hoá và dịch vụ từ nước ngoài vào trong nước Trong vấn

đề XNK cần nắm vững những khái niệm sau:

- Thị trường trực tiếp: là thị trường mà ở đó hàng hoá của doanh nghiệp sẽ được tiêu thụ trực tiếp Ở thị trường này, giá bán xuất khẩu thường cao, lợi nhuận cao nhưng kèm theo đó là điều kiện chất lượng sản phẩm, bao bì sản phẩm xuất khẩu thường được đòi hỏi rất khắc khe…

- Thị trường trung gian: là thị trường mua hàng xuất khẩu của doanh nghiệp dưới dạng thô, ít qua chế biến hoặc là thành phẩm xuất khẩu qua chế biến hoặc không qua chế biến ở nước mua hàng, sau đó tái bán qua các nước khác Giá bán qua các thị trường này thường thấp nhưng có khả năng tiêu thụ với khối lượng xuất khẩu lớn, chất lượng và bao bì không đòi hỏi cao

- Thị trường ngách: là những khoảng trống trong những “khe nhỏ” trên thị trường, ở đó đã xuất hiện về một loại hàng hoá nào đó Nhu cầu này đã được phát hiện hay chưa được các nhà kinh doanh phát hiện hoặc đã phát hiện nhưng họ không có lợi thế đầu tư hoặc không muốn đầu tư để thoả mãn Song nhu cầu này lại được các nhà kinh doanh khác phát hiện và đầu tư vào để khai thác tức là đưa hàng hoá đến nơi tiêu thụ (Phó Tiến Sĩ Lê Ngọc Tòng, Thạc Sĩ Đỗ Trọng Nhân, 1999)

3.1.2 Vai trò xuất nhập khẩu

Hoạt động XNK cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị máy móc cho quá trình sản xuất, đồng thời cung ứng những mặt hàng thiết yếu cần thiết cho tiêu dùng

Trang 31

Hoạt động XNK tạo điều kiện cho nền sản xuất trong nước tiếp cận với những công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng và sản lượng sản phẩm tạo thế cạnh tranh trên thị trường, đồng thời có thể rút ngắn khoảng cách về công nghệ giữa các quốc gia trên thế giới

Hoạt động XNK gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới, vừa là đầu vào cho quá trình sản xuất như cung cấp máy móc thiết bị, đồng thời tìm đầu ra cho sản phẩm hàng hoá sản xuất trong nước, làm quá trình sản xuất diễn ra liên tục và ổn định

Hoạt động XNK tạo động lực cạnh tranh cho tất cả nhà sản xuất trong nước và nước ngoài

Quá trình kinh doanh XNK tạo cho người tiêu dùng sử dụng sản phẩm tốt hơn với giá rẻ hơn

Thông qua hoạt động XNK còn có thể hình thành các định chế tài chính theo tiêu chuẩn quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình kinh doanh quốc tế

3.1.3 Các khái niệm

a) Khái niệm chiến lược

Chiến lược là tổng thể các quyết định, các hoạt động liên quan tới việc lựa chọn các phương tiện và phân bổ nguồn lực nhằm đạt được những mục tiêu nhất định Chiến lược kinh doanh có thể gồm có sự phát triển về địa lý, đa dạng hoá hoạt động,

sở hữu hoá, phát triển sản phẩm, thâm nhập thị trường, cắt giảm chi tiêu, thanh lý và liên doanh

b) Khái niệm quản trị chiến lược

Quản trị chiến lược được hiểu như là một nghệ thuật và khoa học nó thiết lập, thực hiện và đánh giá các quyết định liên quan với nhiều chức năng cho phép một tổ chức đạt được những mục tiêu đề ra Như vậy, quản trị chiến lược tập trung vào việc hợp nhất việc quản trị, tiếp thị, tài chính kế toán, sản xuất, nghiên cứu phát triển và các

hệ thống thông tin trong các lĩnh vực kinh doanh để đạt được thành công của tổ chức

c) Môi trường kinh doanh

Môi trường kinh doanh là bao gồm các định chế và định lượng bên ngoài, các tổ chức hữu quan và các yếu tố cấu thành nên doanh nghiệp, tác động tới doanh nghiệp một cách tích cực hay tiêu cực

Trang 32

d) Vai trò của quản trị chiến lược

Chiến lược có vai trò hết sức to lớn trong việc quyết định sự thành công của doanh nghiệp, là kim chỉ nam trong hoạt động sản xuất giúp doanh nghiệp thấy rõ mục tiêu, hướng đi của mình, chủ động trong kinh doanh và có thể đối phó kịp thời với những rủi ro Chiến lược giúp khai thác điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, hạn chế những đe doạ, xác lập vị thế cạnh tranh phù hợp để đưa đến sự thành công của doanh nghiệp

3.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị chiến lược

a) Môi trường bên trong

Phân tích môi trường bên trong gồm có: nguồn nhân lực, các yếu tố sản xuất, marketing, tài chính kế toán, hệ thống thông tin, nghiên cứu phát triển… nhằm tìm ra những điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp Qua đó, xác định được năng lực chuyên biệt và những lợi thế của doanh nghiệp

- Quản trị nguồn nhân lực

Con người là yếu tố quan trọng trong việc quyết định sự thành bại của doanh nghiệp Bởi vì, từ hoạt động sản xuất cho tới nơi tiêu thụ luôn luôn phụ thuộc vào con người, phụ thuộc vào trình độ quản lý, kỹ thuật của con người cùng với niềm hăng say trong lao động Do đó, việc phân công lao động và quản lý con người là một vấn đề hết sức quan trọng

- Các yếu tố sản xuất

Đây là nhân tố quan trọng và là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất Các yếu tố này quyết định phần lớn giá thành của sản phẩm và tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm đó so với các sản phẩm cùng loại khác bao gồm: nguyên vật liệu, con người, máy móc thiết bị…

- Tài chính kế toán

Phân tích các tỷ số tài chính là phương pháp được sử dụng thường xuyên, xác định điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp về đầu tư, tài chính, lãi suất cổ phần, khả năng thanh toán…

Trang 33

- Hệ thống thông tin

Hệ thống thông tin tiếp nhận các giữ liệu thô từ bên trong và bên ngoài của tổ chức Từ đó phân tích, xử lý thông tin và đưa ra các chiến lược cải tiến sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến sản xuất…

- Marketing

Marketing đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong hệ thống kinh tế thị trường

Nó là công cụ mạnh mẽ và ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Marketing bao gồm các chính sách như: chính sách sản phẩm, chính sách giá, phân phối, xúc tiến, bán hàng, chiêu thị cổ động

b Môi trường cạnh tranh

Môi trường cạnh tranh luôn luôn diễn ra đối với mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường, môi trường cạnh tranh càng trở nên gay gắt và quyết liệt

Hình 3.1 Sơ Đồ Mô Hình Năm Áp Lực Cạnh Tranh của Micheal E.Porter

Nguồn tin: Phó Giáo sư Tiến Sĩ Nguyễn Thị Liên Diệp, 1998

- Đối thủ tiềm năng

Là những doanh nghiệp chưa gây nguy hiểm hiện tại, nhưng trong tương lai sẽ

là những doanh nghiệp gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong ngành, bởi

họ là những người nắm bắt rất rõ các thông tin trong ngành, nắm vững kỹ thuật và thuận lợi trong việc sử dụng công nghệ mới Khi đối thủ tiềm năng xuất hiện, họ cạnh tranh trực tiếp với Nhà máy trên cả 3 mặt: giành giật thị trường tiêu thụ, thu mua nguyên vật liệu, lôi kéo lực lượng lao động có tay nghề

Đối thủ tiềm năng (Potential Entrants)

Sản phẩm thay thế (Subtitutes)

Trang 34

- Đối thủ cạnh tranh

Là những đơn vị cùng chia khách hàng với Nhà máy, luôn tìm cách lôi kéo khách hàng của Nhà máy, mức độ cạnh tranh mạnh hay yếu tuỳ thuộc vào số lượng doanh nghiệp tham gia trong ngành, tốc độ tăng trưởng của ngành, mức độ cạnh tranh càng cao càng đe doạ đến vị trí và sự tồn tại của Nhà máy

- Nguồn cung ứng

Nguồn cung ứng là tất cả các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất tạo

ra sản phẩm, nguồn cung ứng chính bao gồm: nguyên vật liệu, tài chính và lao động

- Sản phẩm thay thế

Là những sản phẩm có cùng công dụng và giá trị sử dụng nhưng có đặc tính tốt hơn hoặc công dụng hơn gây sự chú ý tới khách hàng Sản phẩm thay thế có khả năng thu hẹp thị phần của Nhà máy hoặc làm mờ nhạt hình ảnh sản phẩm của Nhà máy trên thị trường, đẩy sản phẩm Nhà máy nhanh tới thời kì suy thoái

3.1.5 Một số chỉ tiêu sử dụng trong quá trình nghiên cứu

a Doanh thu

Doanh thu = Giá bán một đơn vị sản phẩm * Sản lượng Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ Nhà máy thu được bao nhiêu đồng từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm

b Lợi nhuận

Lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí Đây là chỉ số mà doanh nghiệp quan tâm hàng đầu, nó thể hiện doanh nghiệp kinh doanh lãi hay lỗ

c Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Tỷ suất LN/TDT = Lợi nhuận

Tổng doanh thu Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cho biết một đồng doanh thu bỏ ra thì

có bao nhiêu đồng lợi nhuận

c Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí

Tỷ suất LN/TCP = Lợi nhuận

Tổng chi phí

Trang 35

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí cho biết khả năng sinh lời của một

đồng vốn đầu tư của Nhà máy

3.1.6 Ma trận QSPM

Ma trận QSPM là công cụ cho phép đánh giá khách quan các chiến lược có thể thay thế, nó dựa trên các yếu tố thành công chủ yếu bên trong và bên ngoài đã được xác định Cũng như các công cụ phân tích việc hình thành chiến lược khác, ma trận QSPM đòi hỏi sự phán đoán tốt bằng trực giác

Đối với những thị trường khác nhau các điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội, thách thức dành cho Nhà máy là hoàn toàn khác nhau Mục đích của việc phân tích ma trận QSPM là để thấy rõ những điểm mạnh và cơ hội của Nhà máy ở thị trường nào là hấp dẫn nhất và những thị trường nào có nhiều thách thức, rủi ro Trên cơ sở, đó giúp Nhà máy có những chiến lược định hướng thâm nhập thị trường thích hợp

Bảng 3.1 Ma Trận QSPM

CÁC YẾU TỐ CHÍNH

(1)

Phân loại (2)

Các chiến lược lựa chọn

(3) Thâm

nhập TT Nhật Bản

Thâm nhập TT

Mỹ

Thâm nhập TT Châu Âu

1 Các yếu tố bên trong Nhà máy:

Quản trị, Marketing, Tài chính,

Sản xuất, Nghiên cứu và phát

triển, Hệ thống thông tin

2 Các yếu tố bên ngoài Nhà máy

Trang 36

Ma trận QSPM được thành lập theo trình tự các bước sau:

Bước 1: Liệt kê các cơ hội/ mối đe dọa bên ngoài và các điểm yếu/ mạnh quan trọng

bên trong ở cột (1) của ma trận QSPM

Bước 2: Phân loại cho mỗi yếu tố thành công quan trọng bên trong và bên ngoài của

Nhà máy ở cột (2) của ma trận QSPM

– Các yếu tố bên trong

1 = yếu nhất; 2 = ít yếu nhất; 3 = ít mạnh nhất; 4 = mạnh nhất – Các yếu tố bên ngoài

1 = phản ứng của Nhà máy còn nghèo nàn;

2 = phản ứng của Nhà máy là trung bình;

3 = phản ứng của Nhà máy trên mức trung bình;

4 = phản ứng của Nhà máy rất tốt;

Bước 3: Tập hợp các chiến lược có thể lựa chọn ở cột (3)

Bước 4: Xác định số điểm hấp dẫn (AS), số điểm hấp dẫn được phân cho mỗi chiến

lược để biểu thị tính hấp dẫn tương đối của mỗi chiến lược so với các chiến lược khác

- Các tư liệu, đề tài có giá trị nghiên cứu về hoạt động xuất nhập khẩu đồ gỗ nội thất ở khoa Kinh Tế, Thư viện trường Đại học Nông Lâm

Trang 37

- Những thông tin về thị trường, tình hình đồ gỗ trên thế giới, giá cả chủng loại sản phẩm trong ngành được thu thập từ mạng, báo cáo của Hiệp Hội Xuất Nhập Khẩu

so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng

- Phương pháp so sánh tĩnh: so sánh vị thế của Nhà máy với các đối thủ cạnh tranh trong ngành về khả năng chiếm lĩnh thị trường

- Vận dụng kiến thức và cơ sở lý luận liên quan để đưa đưa các ma trận phù hợp, từ đó đưa ra các đề xuất hợp lý

Trang 38

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Tổng quan thị trường đồ gỗ

4.1.1 Tổng quan thương mại đồ gỗ thế giới

Gỗ là mặt hàng nguyên liệu có quy mô buôn bán lớn thứ ba thế giới, chỉ sau dầu lửa và than đá Có khoảng 12.000 dạng sản phẩm gỗ được trao đổi buôn bán trên thị trường thế giới và được dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội

Bảng 4.1 Thương Mại Đồ Gỗ Thế Giới

Trang 39

hẹp, nhưng tăng trưởng đã trở lại vào năm 2002 Trong năm 2005 và 2006, mức GDP thế giới tăng trưởng với tốc độ không cao, làm thương mại đồ gỗ thế giới cũng tăng nhẹ so với những năm trước, vào năm 2005 tăng 6,67% tương ứng 80 tỷ USD và năm

2006 là 6,25% ứng với 85 tỷ USD

Trao đổi thương mại đồ gỗ diễn ra chủ yếu ở 60 quốc gia, với các nhà nhập khẩu hàng đầu là Hoa Kỳ, Đức, Anh Quốc, Pháp và Nhật Bản, các nhà xuất khẩu chính bao gồm Italy, Trung Quốc, Đức, Ba Lan và Canada

Trong năm 2007, dự báo xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sẽ tăng trưởng với tốc

độ khoảng 40% so với 2006.Đề án xuất khẩu 2007 – 2010, đã đặt ra cho mặt hàng đồ

gỗ của Việt Nam xuất khẩu đạt giá trị 5,5 tỉ USD vào năm 2010, tăng bình quân 28,9%/năm

Đồ gỗ xuất khẩu của nước ta gồm 5 chủng loại sản phẩm:

- Đồ gỗ nội thất

- Đồ gỗ mỹ nghệ

- Bàn ghế ngoài trời

- Đồ gỗ kết hợp với vật liệu khác (gỗ với song mây, sắt thép, đệm mút )

- Và các loại ván nhân tạo (ván dăm, ván sợi )

Trang 40

Bảng 4.2 Cơ Cấu Kim Ngạch Xuất Khẩu Đồ Gỗ của Việt Nam

Tỷ trọng (%) Giá trị

Tỷ trọng (%)

Thị trường Mỹ 318,9 31,9 680,4 45,4 902,5 45,1 361,5 113,4 222,1 32,6 Thị trường Nhật 180 18 240 16 291,5 14,6 60 33,3 51,5 21,5 Thị trường khác 501,1 50,1 579,6 38,6 806 40,3 78,5 15,7 226,4 39,1

Kỳ đã vươn lên vị trí cao nhất, chiếm trên 45% trong cơ cấu thị trường xuất khẩu đồ

gỗ của Việt Nam Xuất khẩu đồ gỗ nội thất của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ tăng nhanh, do thuế nhập khẩu đồ gỗ từ Việt Nam giảm mạnh trung bình từ 50-55% xuống còn 0-3% Một số công ty Hoa Kỳ đang có xu hướng khai thác thêm nguồn hàng ngoài Trung Quốc để đối phó với thuế chống bán phá giá đối với hàng đồ gỗ dùng trong phòng ngủ nhập từ nước này và để tránh phụ thuộc quá nhiều vào một nguồn cung Năng lực cung ứng hàng đồ gỗ của Việt Nam được tăng cường mạnh, công tác xúc tiến thương mại và quảng bá về năng lực ngành công nghiệp đồ gỗ Việt Nam nói riêng

Ngày đăng: 27/02/2019, 14:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w