HỒ CHÍ MINH HOÀNG XUÂN BÁCH ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU DÒNG SẢN PHẨM ĐỒ GỖ NGOẠI THẤT SANG THỊ TRƯỜNG MỸ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KỸ NGHỆ GỖ TRƯỜNG THÀNH LUẬN
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
HOÀNG XUÂN BÁCH
ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU DÒNG SẢN PHẨM
ĐỒ GỖ NGOẠI THẤT SANG THỊ TRƯỜNG MỸ
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN
KỸ NGHỆ GỖ TRƯỜNG THÀNH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 06/2012
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
HOÀNG XUÂN BÁCH
ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU DÒNG SẢN PHẨM
ĐỒ GỖ NGOẠI THẤT SANG THỊ TRƯỜNG MỸ
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN
KỸ NGHỆ GỖ TRƯỜNG THÀNH
Ngành: Quản Trị Kinh Doanh
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: GV LÊ VĂN MẾN
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012
Trang 3Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU DÒNG SẢN PHẨM ĐỒ GỖ NGOẠI THẤT SANG THỊ TRƯỜNG MỸ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KỸ NGHỆ GỖ TRƯỜNG THÀNH” do HOÀNG XUÂN BÁCH, sinh viên khóa 34, ngành Quản Trị Kinh Doanh Tổng Hợp, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _
Giảng viên hướng dẫn
Th.S LÊ VĂN MẾN
Ngày tháng năm
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo
Ngày tháng năm Ngày tháng năm
Trang 4LỜI CẢM TẠ
Lời đầu, con xin gửi lời biết ơn tới cha mẹ, và chị gái Con cảm ơn cha mẹ đã sinh ra con, nuôi dưỡng con khôn lớn trưởng thành Cảm ơn chị gái đã ở bên em động viên an ủi, giúp đỡ em trong suốt chặng đường hoc tập
Tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm nói chung và các thầy cô Khoa Kinh Tế nói riêng Thầy cô đã truyền đạt cho tôi những kiến thức giúp tôi vững bước vào đời Cảm ơn thầy cô đã chắp cánh cho ước mơ của tôi được bay cao, bay xa Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Lê Văn Mến, thầy đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu giúp tôi hoàn thành đề tài này
Xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành, xin cảm ơn chị Luy, Diệu, Kim, Nga, anh Cường ở phòng Tiếp Thị Quốc Tế, anh chị đã giúp đỡ tôi rất nhiệt tình, hỗ trợ tôi có cơ hội cọ xát thực tế, cung cấp cho tôi những thông tin bổ ích trong suốt quá trình nghiên cứu
Cảm ơn những người bạn đã luôn bên cạnh động viên, hỗ trợ cho tôi Chúc các bạn may mắn, hạnh phúc và thành công Chúc các bạn sẽ gặt hái được thành công trên con đường sự nghiệp
Tp.HCM,tháng 06 năm 2012
Sinh viên
Hoàng Xuân Bách
Trang 5NỘI DUNG TÓM TẮT
HOÀNG XUÂN BÁCH, Tháng 6 năm 2012, “Đẩy Mạnh Hoạt Động Xuất Khẩu Dòng Sản Phẩm Đồ Gỗ Ngoại Thất Sang Thị Trường Mỹ Tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành”
HOANG XUAN BACH, June 2012 “Promoting Export Activities of Wooden Out-Door Furniture to The United States of Truong Thanh Furniture Corporation”
Khóa luận tìm hiểu về hoạt động xuất khẩu dòng sản phẩm đồ gỗ ngoại thất sang thị trường Mỹ tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành, đánh giá những ưu điểm, khuyết điểm trong từng hoạt động Trên cơ sở đó đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác bán hàng của Công ty
Phương pháp thực hiện khóa luận là:
- Thu thập và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong
Qua khóa luận chúng ta có thể thấy Trường Thành là một trong số những công
ty sản xuất và kinh doanh tốt nhất trên thị trường đồ gỗ ngoại thất trong nước và khu vực Tuy nhiên tại Mỹ, sản phẩm ngoại thất vẫn chưa tương xứng với những gì mà Công ty đang thực hiện Bên cạnh đó, còn tồn tại một số hạn chế trong hoạt động này
và khóa luận đã trình bày được những hạn chế đó, cũng như các giải pháp khắc phục cho công ty
Trang 6MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ix
DANH MUC CÁC HÌNH x
CHƯƠNG 1 1
MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề: 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu: 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu: 2
1.4 Cấu trúc bài luận: 2
CHƯƠNG 2 3
TỔNG QUAN 3
2.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành 3
2.1.1 Giới thiệu chung về Công ty 3
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 4
2.1.3 Sứ mệnh và tầm nhìn 5
2.1.4 Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty: 6
2.2 Cơ cấu tổ chức và nhân sự: 10
2.2.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty: 10
2.2.2 Tình hình nhân sự Công ty: 13
2.3 Định hướng phát triển của Công ty từ năm 2012: 14
2.3.1 Các mục tiêu chủ yếu của Công ty từ năm 2012 14
2.3.2 Chiến lược phát triển trung và dài hạn 14
CHƯƠNG 3 16
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU 16
3.1 Cơ sở lý luận: 16
3.1.1 Khái niệm hoạt động xuất khẩu: 16
Trang 73.1.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu 17
3.1.3 Các phương thức xuất khẩu: 19
3.2 Phương pháp nghiên cứu: 23
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu tại bàn: 23
3.2.2 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: 23
CHƯƠNG 4 24
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24
4.1 Tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành 24
4.1.1 Doanh thu và tốc độ tăng trưởng qua ba năm 2009, 2010, 2011 của Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành 24
4.1.2 Dòng hàng, nguyên liệu và công suất sản xuất 26
4.1.3 Thị trường tiêu thụ của Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành 29
4.1.4 Tình hình ký kết thực hiện hợp đồng 32
4.2 Phân tích tình hình xuất khẩu của Công ty sang thị trường Mỹ trong ba năm 2009, 2010, 2011 32
4.2.1 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu dòng hàng ngoại thất 32
4.2.2 Giá cả - thanh toán 34
4.2.3 Phân tích đối thủ cạnh tranh chính của Trường Thành 35
4.2.4 Cách thức thâm nhập chủ yếu của Công ty vào thị trường Mỹ 38
4.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xuất khẩu dòng sản phẩm đồ gỗ ngoại thất của Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành vào thị trường Mỹ 39
4.3.1 Nghiên cứu thị trường Mỹ 39
4.3.2 Thị trường tiêu thụ đồ gỗ ngoại thất Mỹ 49
4.3.3 Tình hình cạnh tranh trên thị trường Mỹ về ngành đồ gỗ ngoại thất 60
4.3.4 Tình hình chung về ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam 62
4.4 Phân tích ma trận SWOT 63
4.5 Giải pháp thực hiện đẩy mạnh xuất khẩu dòng sản phẩm đồ gỗ ngoại thất vào Mỹ của Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành 65
Trang 84.5.1 Xây dựng kế hoạch và xúc tiến chương trình Marketing cho sản
phẩm và thương hiệu Trường Thành đến với người tiêu dùng Mỹ 65
4.5.2 Thu hút và đào tạo nguồn nhân lực có năng lực và trình độ chuyên môn cao 66
4.5.3 Đầu tư nghiên cứu và phát triển, đầu tư sản xuất đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng Mỹ 66
CHƯƠNG 5 68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68
5.1 Kết luận 68
5.2 Kiến nghị 69
5.2.1 Kiến nghị đối với Công ty 69
5.2.2 Kiến nghị đối với Nhà nước 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
Trang 9DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
B2C Doanh nghiệp với người tiêu dùng
CBCNV Cán bộ công nhân viên
CPI Chỉ số giá cả tiêu dùng
ĐKKD Đăng ký kinh doanh
EPS Lợi nhuận trên một cổ phiếu
GDP Tổng thu nhập quốc dân
HOSE Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh ILO Tổ chức Lao động Quốc tế
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Một Số Chỉ Tiêu Kết Quả Kinh Doanh Của TTF 9
Bảng 2.2: Cơ Cấu Lao Động Theo Trình Độ Của Công Ty năm 2011 13
Bảng 4.1: Doanh Thu Và Tốc Độ Tăng Trưởng Qua 3 Năm 2009, 2010, 2011 24
Bảng 4.2: Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh 2011 25
Bảng 4.3: Giá Trị Và Tỷ Lệ Dòng Sản Phẩm Của TTF Năm 2010, 2011 27
Bảng 4.4 : Thị Trường Của TTF Qua Ba Năm 2009, 2010, 2011 29
Bảng 4.5: Thị Trường Xuất Khẩu Của TTF Giai Đoạn 2009-2011 31
Bảng 4.6: Tình Hình Ký Kết Hợp Đồng Của TTF Giai Đoạn Từ 2008 đến 2011 32
Bảng 4.7: Sản Lượng Và Kim Ngạch Xuất Khẩu 33
Bảng 4.8: Giá Cả Một Số Sản Phẩm Cho Dòng Hàng Ngoài Trời 34
Bảng 4.9: So Sánh Khả Năng Cạnh Tranh Của Trường Thành Với Một Số Công Ty 37
Bảng 4.10: Dự Báo Nhu Cầu Nhà Xây Dựng Tại Mỹ Trong Năm 2011-2012 44
Bảng 4.11: Kim Ngạch Nhập Khẩu Của Thị Trường Mỹ Giai Đoạn 2000 – 2011 50
Bảng 4.12: Các Quốc Gia Xuất Khẩu Đồ Gỗ Hàng Đầu Vào Thị Trường Mỹ Năm 2011: 52
Bảng 4.13: Nhập Khẩu Nhóm Hàng Đồ Nội Ngoại Thất Và Đồ Gỗ Của Mỹ (HTS94) Năm 2011 54
Trang 11DANH MUC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 - Hình Minh Họa Về Dòng Sản Phẩm Gỗ Ngoài Trời 7
Hình 2.2 - Hình Minh Họa Về Dòng Sản Phẩm Gỗ Trong Nhà 7
Hình 2.3: Hình Minh Họa Về Dòng Sản Phẩm Ván Sàn Gỗ 8
Hình 2.4 – Sơ Đồ Tổ Chức Của Công Ty: 11
Hình 4.1- Doanh Thu Và Tốc Độ Tăng Trưởng Qua 3 Năm 2009, 2010, 2011 25
Hình 4.2: Cơ Cấu Dòng Hàng Theo Doanh Thu Của TTF Năm 2011 27
Hình 4.3: Tỷ Trọng Xuất Khẩu Đến Các Nước Của TTF Năm 2009, 2010, 2011 31
Hình 4.4: Biểu Đồ Tăng Trưởng GDP Của Mỹ Giai Đoạn Từ Năm 2006 đến 2012 40
Hình 4.5: Biểu Đồ Tỉ Lệ Thất Nghiệp Của Mỹ Trong Giai Đoạn Từ Năm 2006 Đến 2012 41
Hình 4.6:So Sánh Tỷ Lệ Thất Nghiệp Của Mỹ Và Một Số Quốc Gia Trong Tháng 2/2012 42
Hình 4.7: Biểu Đồ Thể Hiện Mức Lạm Phát Của Nền Kinh Tế Mỹ Giai Đoạn Từ Năm 2007 đến 2012 42
Hình 4.8: Nhu Cầu Xây Dựng Nhà ở Tại Mỹ Trong Năm 2011-2012 44
Hình 4.9: Bốn Quốc Gia Chính Nhập Khẩu Đồ Gỗ Nội Ngoại Thất 2009- 2012 50
Hình 4.10: Nhập Khẩu Gỗ Và Sản Phẩm Đồ Gỗ Vào Thị Trường Mỹ Từ Năm 2003 – 2011 51
Hình 4.11: Các Quốc Gia Xuất Khẩu Vào Thị Trường Mỹ Năm 2011 52
Hình 4.12: Tỷ Lệ Nội Ngoại Thất Nhập Vào Thị Trường Mỹ Theo Từng Quốc Gia Năm 2011 60
Trang 12là rào cản kỹ thuật từ các nước nhập khẩu đồ gỗ và những hạn chế nội tại của các doanh nghiệp trong nước đang đặt ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam trước những thách thức không nhỏ và nguy cơ giảm mạnh tăng trưởng Tìm kiếm giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế và ứng phó với sự thay đối của thị trường gỗ thế giới
là vấn đề cấp thiết đối với ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam hiện nay
Ngành công nghiệp chế biến gỗ vẫn đang phát triển rất mạnh và trở thành một ngành quan trọng của Việt Nam và Thế giới Với tiềm năng của nước ta, ngành công nghiệp này đã được mở ra nhiều triển vọng phát triển Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành (Công ty Trường Thành) và các công ty, doanh nghiệp khác trong ngành đang kinh doanh trong lĩnh vực chế biến gỗ đều có nhiều cơ hội để đẩy mạnh hoạt động của mình và tạo dựng vị thế riêng trên thương trường
Nhận thấy công ty Trường Thành hiện nay đang có rất nhiều đơn hàng đồ gỗ xuất khẩu vào thị trường Mỹ, đặc biệt sản phẩm ngoại thất của công ty đã được cấp chứng nhận chất lượng khung tiêu chuẩn châu Âu và Mỹ nhưng hiệu quả tiêu thụ chưa cao, thương hiệu của Công ty chưa được người tiêu dùng Mỹ biết đến rộng rãi Tuy nhiên đây là một thị trường rất tiềm năng với sức tiêu dùng đồ gỗ rất cao
Trên cơ sở đó, đề tài “Đẩy Mạnh Hoạt Động Xuất Khẩu Dòng Sản Phẩm Đồ
Gỗ Ngoại Thất Sang Thị Trường Mỹ Tại Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Kỹ Nghệ
Gỗ Trường Thành” sẽ đưa ra những chiến lược, hướng đi mới nhằm nâng cao năng
Trang 13lực kinh doanh, năng lực cạnh tranh trên thị trường Mỹ và đưa thương hiệu Trường Thành đến với người tiêu dùng trên toàn thế giới
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu hoạt động bán hàng dòng sản phẩm đồ gỗ ngoại thất sang thị
trường Mỹ của Công ty Trường Thành Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hơn nữa dòng sản phẩm này giúp Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao và phát triển ngày càng bền vững
1.3 Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Đề tài được thực hiện tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ
gỗ Trường Thành, đường DT747, khu phố 7, thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
Về thời gian: Đề tài được thực hiện từ 28/02/2012 đến 28/04/2012
1.4 Cấu trúc bài luận:
Chương 1: Mở đầu, nêu lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu và cấu trúc bài luận Chương 2: Tổng quan, sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Công ty, chức
năng của các phòng ban, tình hình sản xuất, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm 2009, 2010, 2011, định hướng phát triển trung và dài hạn
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu, sơ sở lý luận về hoạt động xuất
khẩu, vai trò của hoạt động xuất khẩu, các phương thức xuất khẩu và vận dụng những kiến thức liên quan vào việc nghiên cứu đề tài
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận, phân tích hoạch động sản xuất kinh
doanh của Công ty, nghiên cứu môi trường bên trong và yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Công ty, đề ra các giải pháp thực hiện đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp của Công ty vào thị trường Mỹ
Chương 5: Kết luận và kiến nghị, nêu lên kết luận tổng quát và đưa ra những kiến ghị
đối với Công ty, đối với Nhà nước
Trang 14
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành
2.1.1 Giới thiệu chung về Công ty
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KỸ NGHỆ GỖ TRƯỜNG THÀNH Tên tiếng Anh: TRUONG THANH FURNITURE COPORATION
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
4603000078 do sở kế hoạch và đầu tư
tỉnh Bình Dương cấp, đăng ký lần đầu
ngày 18/08/2003, đăng ký thay đổi lần 1
Trang 15ngày 10/02/2004 (chuyển đổi từ Công ty TNHH Kỹ nghệ gỗ Trường Thành, giấy chứng nhận ĐKKD số 460200062 ngày 24/05/2000), thay đổi mới nhất (lần 6) ngày 14/12/2009
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
a) Lịch sử hình thành
Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành được khởi nguồn từ một xưởng sơ chế gỗ ở vùng cao nguyên tỉnh Daklak vào năm 1993 với khoảng 30 công nhân cùng cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị thô sơ nên việc sản xuất chỉ đủ cung cấp cho các công trình xây dựng ở các tỉnh trong nước và một số xuất khẩu thông qua các công ty trung gian – thương mại có chức năng xuất nhập khẩu Sau 7 năm hoạt động, vào năm 2000, Công ty đã lần đầu tiên mua lại nhà máy Vinaprimart của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại tỉnh Bình Dương
Hiện nay, với sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập đoàn – Ông Võ Trường Thành cùng với sự đồng tâm hiệp lực của đội ngũ CBCNV chuyên nghiệp và tay nghề giỏi, Công
ty đã phát triễn thành Công ty mẹ của Tập đoàn Trường Thành bao gồm 08 đơn vị thành viên với hơn 6500 CBCNV và cơ sở hạ tầng, hệ thống máy móc hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu, đã trở thành một trong những nhà sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất Việt Nam Tập đoàn Trường Thành có hội sở chính tại tỉnh Bình Dương và 06 nhà máy chế biến sản xuất gỗ trải dài từ Daklak, thành phố Hồ Chí Minh, và Bình Dương
b) Quá trình phát triển:
Năm 1993 thành lập Xí nghiệp tư doanh chế biến gỗ Trường Thành tại Daklak, nay đã
chuyển thành Công ty Cổ phần Trường Thành Gọi tắt là TTDL1
Năm 2000 thành lập Công ty TNHH Kỹ nghệ gỗ Trường Thành tại Bình Chuẩn,
Thuận An, Bình Dương Năm 2003 chuyễn thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ
gỗ Trường Thành Gọi tắt là TTBD1
Năm 2002 thành lập Công ty TNHH Kỹ nghệ gỗ Trường Thành tại Thủ Đức, Thành
phố Hồ Chí Minh Gọi tắt là TTTĐ
Trang 16Năm 2005 thành lập Công ty Cổ phần Chế biến gỗ Trường Thành tại Daklak Gọi tắt
là TTDL2
Năm 2006 thành lập Công ty Cổ phần quản lý cụm công nghiệp Trường Thành
Eah’leo tại Daklak Gọi tắt là TTDL3
Cũng trong năm này, thành lập Công ty Cổ phần Chế biến gỗ Trường Thành tại Bình Dương Gọi tắt là TTBD2 tuy nhiên do thiếu vốn nên theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông ngày 07/02/2007, Công ty sẽ đựơc xây dựng vào 06/2007 với tổng mức đầu tư cố định gần 200 tỷ đồng
Năm 2007 thành lập Công ty Cổ phần Trường Thành TNXP tại Phú Yên Gọi tắt là
TTPY
Năm 2008 nằm trong danh sách 30 doanh nghiệp đầu tiên có thương hiệu đựơc Chính
phủ chọn vào chương trình Thương hiệu Quốc gia
Ngày 01/02/2008 Công ty đã nhận được quyết định số 24/QD-SGDHCM của Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) cho phép niêm yết chính thức 15.000.000 cổ phần TTF
Năm 2009 tiếp tục đầu thêm 74 tỷ đồng vào các công ty đã nêu, 1 công ty chế biến gỗ
tại Bình Dương, 1 công ty quản lý cụm công nghiệp tại DakLak, đạt tổng giá trị đầu tư dài hạn đến 31/12/2009 là khoảng 390 tỷ đồng
Năm 2010, tiếp tục được lựa chọn là một trong 43 doanh nghiệp tham gia vào chương
trình Thương hiệu Quốc gia lần 2
Năm 2011 Công ty đầu tư nhiều vào các công trình trồng rừng; tiêu biểu là việc ra đời
Công ty TNHH trồng rừng Trường Thành Oji (TTO) – liên doanh giữa TTF với Tập đoàn trồng rừng và sản xuất giấy Oji của Nhật vào ngày 14/12/2011 tại Phú Yên với mục tiêu đầu tiên là trồng 17.890 ha rừng kinh tế ngoài ra, Công ty còn tiếp tục đầu tư vào hệ thống phân phối tại thị trường nội địa khi ra mắt thêm siêu thị nội thất thứ năm tại thành phố Hồ Chí Minh
2.1.3 Sứ mệnh và tầm nhìn
a) Sứ mệnh:
Mang cơ hội lợi nhuận đến cho nhà nhập khẩu, bán sỉ và phân phối đồ gỗ trên thế giới, cũng như các đại lý tại Việt Nam
Trang 17 Luôn gia tăng sự thỏa mãn của khách hàng theo các tiêu chí: giá cả cạnh tranh, giao hàng đúng hẹn, chất lựơng đúng thỏa thuận, luôn cải tiến và phục vụ tốt nhất
Mang đến cho cuộc sống những sản phẩm gỗ đẹp mắt, tiện dụng, chắc chắn, làm cho người sử dụng cảm thấy hạnh phúc, thoải mái và an toàn
Tạo ra và nuôi dưỡng một văn hóa Trường Thành, một môi trường làm việc thật khỏe khoắn, sáng tạo, tôn trọng mà vui vẻ, mà trong đó CBCNV luôn được đền
b) Tầm nhìn:
o Duy trì vị thế dẫn đầu ngành chế biến gỗ của Việt Nam, và trở thành TOP 5 nhà sản xuất , thương mại và xuất khẩu sản phẩm gỗ có doanh số lớn nhất khu vực ASEAN từ năm 2014
o Trở thành TOP 3 thưong hiệu cung cấp sản phẩm gỗ tại thị trường nội địa từ năm 2013
o Trở thành TOP 3 nhà trồng rừng tư nhân (có hoạt động chế biến gỗ) có diện tích trồng rừng lớn nhất khu vực ASEAN từ năm 2017
2.1.4 Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty:
Hoạt động kinh doanh cốt lõi: sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu đồ gia dụng trong nhà, ngoài trời và ván sàn gỗ từ năm 1993
Trang 18Hình 2.1 - Hình Minh Họa Về Dòng Sản Phẩm Gỗ Ngoài Trời
Hình 2.2 - Hình Minh Họa Về Dòng Sản Phẩm Gỗ Trong Nhà
Trang 19Hình 2.3: Hình Minh Họa Về Dòng Sản Phẩm Ván Sàn Gỗ
Trang 20Hoạt động kinh doanh khác:
Mua bán các sản phẩm mộc, phụ tùng, phụ kiện ngành chế biến gỗ
Sản xuất bao bì
Mua bán các sản phẩm nông, lâm, thủy, hải sản, phân bón
Đại lý kí gởi hàng hóa
Vận tải hàng hóa đừơng bộ
Kinh doanh bất động sản
Xây dựng nhà các loại, xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng
Hoạt động xây dựng chuyên dụng
Bảng 2.1: Một Số Chỉ Tiêu Kết Quả Kinh Doanh Của TTF
Trang 21 Nhìn chung, việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ hứa hẹn tăng trưởng mạnh hơn về nguồn vốn đầu tư nước ngoài, và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa vào thị trường quốc tế cũng như được hưởng những điều kiện đối xử tối huệ quốc của tất cả các thành viên WTO, cải thiện cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại, hàng rào thuế quan đựơc cắt giảm, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập thị trường quốc tế Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập, các doanh nghiệp ngành chế biến sản phẩm gỗ xuất khẩu cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro nhất định như mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt với không ít đối thủ từ các nước thành viên có nền kinh tế phát triển, với trình độ kỹ thuật cao hơn, đã và đang đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gỗ tại Việt Nam với quy mô lớn
2.2 Cơ cấu tổ chức và nhân sự:
2.2.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty:
Trang 22Hình 2.4 – Sơ Đồ Tổ Chức Của Công Ty:
Trong đó:
TGĐ: Tổng Giám Đốc
Ban TK – TL: Ban Thư Ký – Trợ Lý Văn Phòng
HĐQT: Hội Đồng Quản Trị
Khối QLCL: Khối Quản Lý Chất Lượng
Khối KH- NL: Khối Kế Hoạch - Nguyên Liệu
Phòng CNTT: Phòng Công Nghệ Thông Tin
Khối KD – TT: Khối Kinh Doanh – Tiếp Thị
Khối KT – TC: Khối Kế Toán – Tài Chính
Khối KT – TK: Khối Kỹ Thuật – Thiết Kế
Khối XNK: Khối Xuất Nhập Khẩu
Khối HC – NS: Khối Hành Chính – Nhân Sự
PX Tận dụng
Trang 23 Cơ cấu bộ máy quản lý Công ty:
Đại hội đồng cổ đông: đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của Công
ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết và người được cổ đông ủy quyền
Hội đồng quản trị: hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản
lý cao nhất của Công ty Hiện tại hội đồng quản trị của Công ty có 8 thành viên, nhiệm
kỳ mỗi thành viên 5 năm
Ban kiểm soát: Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh và báo cáo tài chính của Công ty Hiện tại ban kiểm soát của Công ty gồm 4 thành viên, mỗi thành viên có nhiệm kỳ 5 năm
Tổng giám đốc: Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty theo những chiến lược và kế hoạch đã được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua Tổng giám đốc có nhiệm kỳ là 3 năm
Phó Tổng Giám đốc: Phó Tổng giám đốc do Tổng Giám đốc bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày Của công ty trong phạm vi được Tổng Giám đốc chỉ định phụ trách, theo những chiến lược và kế hoạch đã được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua
Một số phòng ban chức năng chính của Công ty:
Khối quản lý chất lượng: hoạch định, tổ chức thực hiện các hoạt động kiểm tra
chất lượng và thử nghiệm các loại nguyên vật liệu và thành phẩm
Khối sản xuất: hoạch định, tổ chức thực hiện các hoạt động sản xuất – chế biến
gỗ trong công ty, từ sơ chế đến tinh chế ra thành phẩm
Khối kế hoạch – nguyên liệu: hoạch định kế hoạch sản xuất, phân bổ đơn hàng,
theo dõi tiến độ sản xuất, kế hoạch thu mua – cưa xẻ - cấp phát nguyên liệu
Trang 24Khối kinh doanh – tiếp thị: hoạch định và tổ chức các hoạct động nghiên cứu thị
trường, triển lãm, tổ chức sự kiện, bán hàng, và đo lường thỏa nãm của khách hàng
Khối hành chính – nhân sự: hoạch định và tổ chức thực hiện các hoạt động
quản lý nguồn nhân lực và quản trị hành chính
2.2.2 Tình hình nhân sự Công ty:
Tổng số lao động trong Công ty (chỉ tính riêng Công ty mẹ) tại thời điểm 31/12/2011
là 1605 người cơ cấu lao động theo trình độ được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.2: Cơ Cấu Lao Động Theo Trình Độ Của Công Ty Năm 2011
Đơn vị: Người
Trình độ học vấn Cán bộ Nhân viên gián
tiếp
Công nhân trực tiếp
Tổng cộng
Thu nhập của nhân sự gián tiếp trung bình khoảng 9.600.000 đồng/người/tháng (tăng
khoảng 10% so với năm 2010)
Thu nhập của nhân sự trực tiếp trung bình khoảng 3.720.000 đồng/ người/tháng (tăng
khoảng 20% so với năm 2010)
Chính sách đối với người lao động
+ Chế độ làm việc:
Công ty thực hiện chế độ làm việc 44giờ/tuần (làm việc 5 ngày/tuần) đối với lực lượng
gián tiếp Căn cứ trên nhu cầu công việc thực tế và để hạn chế vấn đề tăng ca,tạo điều
kiện cho công nhân được học tập nghỉ ngơi, công nhân sản xuất chia thành hai ca
( sáng và tối)
Trang 25+ Chính sách tuyển dụng:
Đảm bảo rằng chính sách tuyển dụng của Công ty không phân biệt giới tính và địa vị, phù hợp với qui định của Nhà nước, của SA 8000 ( Social Acountability – Trách nhiệm xã hội) và ILO ( International Labor Organization – Tổ chức Lao động Quốc tế) + Ưu tiên tuyển dụng những người trẻ và thông minh có trình độ học vấn cao để công
ty đào tạo trong chương trình cán bộ nguồn nhằm đáp ứng cho nhu cầu liên tục phát triển và mở rộng quy mô Công ty, cũng như tăng cường cho các công ty con
2.3 Định hướng phát triển của Công ty từ năm 2012:
2.3.1 Các mục tiêu chủ yếu của Công ty từ năm 2012
- Doanh số tăng trên 15%/năm
- Lợi nhuận ròng sau thuế tăng trên 20%/năm
- Cổ tức 20% trở lên
- EPS trung bình cả năm trên 3000 đồng
- Kinh doanh có trách nhiệm với cộng đồng, với môi trường
- Duy trì vị trí Top 3 nhà sàn xuất, thương mại và xuất khẩu sản phẩm gỗ có doanh số cao nhất Việt Nam vào năm 2012
- Top 5 nhà sản xuất, thương mai và xuất khẩu sản phẩm gỗ có doanh số cao nhất ASEAN từ năm 2012
- Top 3 nhà trồng rừng tư nhân có diện tích trồng rừng lớn nhất ASEAN từ năm 2015
2.3.2 Chiến lược phát triển trung và dài hạn
TTF sẽ luôn tập trung trên 70% các nguồn lực cho ngành nghề cốt lõi của Công
ty là trồng rừng và chế biến gỗ ( kể cả sản xuất nguyên liệu gỗ xẻ và các loại ván nhân tạo, veneer, ván ép kỹ thuật cao để cung cấp cho tập đoàn và các bạn đồng ngành)
Tiếp tục giữ vững và phát triển vị trí dẫn đầu trong ngành chế biến sản phẩm gỗ xuất khẩu tại Việt Nam đạt doanh số trên 5000 tỷ vào năm 2015
Xúc tiến việc cung cấp dịch vụ trang trí nội thất cho các công ty bất động sản lớn và sản phẩm cao cấp cho các công ty bất động sản hàng đầu của Việt Nam
và quốc tế tại thị trường Việt Nam, song song với việc bán lẻ các dịch vụ này
Trang 26cho các hộ gia đình thượng lưu, các đại lý và các cửa hàng tự doanh của TTF Bán hàng mạnh mẽ hơn tại thị trường trong nước với doanh thu trên 30% tổng doanh số
Đưa thương hiệu ra thị trường thế giới thông qua mạng lưới bán lẻ đến tận tay người tiêu dùng tại các nước như Mỹ, Pháp, và Anh Quốc thực hiện dự án trồng rừng sản xuất 100.000 ha tại Việt Nam
Riêng lĩnh vực kinh doanh bất động sản: dự án Trung Tâm Thương Mại và Chung Cư tại Bình Dương có diện tích hơn 10.000m2 đất tọa lạc được dự định khởi công trong cuối năm nhằm đón đầu đà phục hồi của nền kinh tế nói chung
và lĩnh vực bất động sản nói riêng TTF còn đầu tư vào Công ty Cổ phần Quản
lý cụm công nghiệp Trường Thành – Ea H’leo Cụm công nghiệp này sẽ được tài trợ xây dựng cơ sở hạ tầng bởi UBND tỉnh Daklak, công ty chỉ đầu tư ở giai đoạn sau cùng với việc cho các nhà đầu tư khác thuê
Niêm yết trên thị trường chứng khoán quốc tế, để đảm bảo nguồn huy động vốn lớn,đáp ứng các mục tiêu của Công ty
Trang 27CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận:
3.1.1 Khái niệm hoạt động xuất khẩu:
Hoạt động xuất khẩu là việc bán hàng hóa, dịch vụ cho một quốc gia khác trên
cơ sở dùng tiền tệ để thanh toán Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hay đối với hai quốc gia Mục đích của hoạt động xuất nhập khẩu là khai thác được lợi thế của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế Và khi trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia là có lợi thì các quốc gia đều tích cực tham gia vào hoạt động này
Hoạt động xuất khẩu là một hình thức cơ bản của thương mại quốc tế, nó được hình thành từ rất lâu đời và ngày càng phát triển cho đến giai đoạn hiện nay Hoạt động xuất khẩu sơ khai chỉ là hàng đổi hàng và sau đó phát triển ra nhiều hình thức khác nhau như xuất khẩu trực tiếp, buôn bán đối lưu, xuất khẩu ủy thác
Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên phạm vi rất rộng cả về không gian và thời gian:
nó có thể diễn ra trong thời gian rất ngắn song nó cũng có thể kéo dài hàng năm, nó có thể được tiến hành trên phạm vi một quốc gia hay nhiều quốc gia Nó diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện kinh tế, từ xuất khẩu hàng tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị và công nghệ kỹ thuật cao Tất cả các hoạt động trao đổi đó đều nhằm mục đích đem lại lợi ích cho các nước tham gia
Trang 283.1.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu
a) Đối với nền kinh tế thế giới:
Là một nội dung chính của hoạt động ngoại thương và là hoạt động đầu tiên của thương mại quốc tế, xuất khẩu có một vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của từng quốc gia cũng như của toàn thế giới Do những điều kiện khác nhau nên một quốc gia có thể mạnh về lĩnh vực này nhưng lại yếu về lĩnh vực khác Vì vậy để có thể khai thác được lợi thế, tạo ra sự cân bằng trong quá trình sản xuất và tiêu dùng thì các quốc gia phải tiến hành trao đổi với nhau dựa trên lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricacdo, ông nói rằng: “ nếu một quốc gia có hiệu quả thấp hơn so với các quốc gia khác trong sản xuất hầu hết các loại sản phẩm thì quốc gia đó vẫn có thể tham gia vào thương mại quốc tế để tạo ra lợi ích của chính mình”, và khi tham gia vào thương mại quốc tế thì “ quốc gia có hiệu quả thấp trong sản xuất các loại hàng hóa sẽ tiến hành chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những loại mặt hàng mà việc sản xuất ra chúng là ít bất lợi nhất và nhập khẩu những loại mặt hàng mà việc sản xuất
ra chúng là có bất lợi lớn hơn” Nói cách khác, một quốc gia trong tình huống bất lợi vẫn có thể tìm ra điểm có lợi để khai thác Bằng việc khai thác các lợi thế này, các quốc gia tập trung vào sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế tương đối Sự chuyên môn hóa đó làm cho mỗi quốc gia khai thác được lợi thế của mình một cách tốt nhất giúp tiết kiệm được nguồn lực như vốn, kỹ thuật, nhân lực trong quá trình sản xuất hàng hóa Do đó, tổng sản phẩm trên quy mô toàn thế giới cũng sẽ được gia tăng
b) Đối với nền kinh tế quốc gia:
Đối với nền kinh tế quốc gia, xuất khẩu tạo nguồn vốn chính cho nhập khẩu, phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Sự tăng trưởng kinh
tế của mỗi quốc gia đòi hỏi phải có đủ bốn điều kiện: nhân lực, tài nguyên, vốn, và kỹ thuật Song, không phải quốc gia nào cũng có đủ những điều kiện trên Và để giải quyết tình trạng này buộc họ phải nhập từ bên ngoài những yếu tố mà trong nước chưa
có đủ khả năng đáp ứng Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có đủ ngoại tệ cho việc nhập khẩu
Trang 29Thực tiễn cho thấy, để có đủ nguồn vốn nhập khẩu, một nước và đặc biệt là các nước đang phát triển có thể sử dụng các nguồn vốn chính như: đầu tư nước ngoài, vay
nợ, viện trợ, và thu từ hoạt động xuất khẩu
Tầm quan trọng của nguồn vốn đầu tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ thì không ai
có thể phủ nhận đựơc Nhưng khi sử dụng những nguồn vốn này thì những nước đi vay phải chấp nhận những thiệt thòi nhất định và dù bằng cách này hay cách khác cũng phải hoàn lại vốn cho nước ngoài Bởi vậy nguồn vốn quan trọng nhất mà mỗi quốc gia có thể trông chờ là vốn thu được từ hoạt động xuất khẩu Vì vậy, xuất khẩu là hoạt động chính tạo tiền đề cho nhập khẩu, quyết định đến qui mô và tăng trưởng của nhập khẩu
Ở các nước kém phát tiển, vật cản trở sự tăng trưởng kinh tế là thiếu tiềm lực và vốn Ngoài vốn huy động từ nước ngoài được coi là cơ sở chính, mọi cơ hội đầu tư hoặc vay nợ từ nước ngoài và các tổ chức quốc tế chỉ tăng lên khi chủ đầu tư và người cho vay thấy khả năng xuất khẩu của các nước Vì đây là nguồn chính đảm bảo cho một nước có thể trả được nợ Xuất khẩu góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sẽ giúp các nước kém phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới
c) Đối với doanh nghiệp:
Thông qua xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng sản phẩm – những yếu tố đòi hỏi doanh nghiệp phải hình thành một cơ cấu sản xuất phù hợp với thị trường
Xuất khẩu buộc các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản trị kinh doanh, đồng thời có ngoại tệ để đầu tư lại quá trình sản xuất không những về chiều rộng mà còn cả về chiều xâu
Ngoài ra, sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tạo ra ngoại tệ để nâng cấp máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu, đem lại giá trị cao
Trang 303.1.3 Các phương thức xuất khẩu:
Có 2 loại là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp Để quyết định nên xuất khẩu trực tiếp hay gián tiếp, doanh nghiệp xuất khẩu cần phải xem xét một số yếu tố như sau:
Tầm vóc của công ty
Đặc tính của sản phẩm do công ty làm ra
Kinh nghiệm và xuất khẩu đã qua và khả năng chuyên môn của công ty
Các điều kiện kinh doanh tại các thị trừơng đã được tuyển chọn ở nước ngoài
a) Xuất khẩu gián tiếp
Khái niệm:
Hình thức xuất khẩu gián tiếp không đòi hỏi có sự tiếp xúa trực tiếp giữa người mua nước ngoài và người sản xuất trong nước Để bán được sản phẩm ra nước ngoài, người sản xuất phải nhờ vào tổ chức trung gian có chức năng xuất trực tiếp Xuất khẩu gián tiếp thường được sử dụng tại các cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ, chưa đủ điều kiện xuất khẩu trực tiếp, chưa quen biết thị trường, khách hàng, và chưa thông thạo các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu
Ưu điểm: loại hình này giúp các công ty nhỏ có một phương thức để thâm nhập vào
thị trường nước ngoài mà không phải đương đầu với những rắc rối và rủi ro như trong xuất khẩu trực tiếp
Nhược điểm: giá bán thấp, lợi nhuận không cao, không tự chủ trong quá trình sản xuất
và bán hàng
Nhà sản xuất có thể xuất khẩu gián tiếp thông qua các tổ chức và cá nhân như sau:
Các công ty quản lý xuất khẩu (EMC – Export Management Company)
Công ty quản lý xuất khẩu là công ty quản trị xuất khẩu cho công ty khác Các nhà xuất khẩu nhỏ thường thiếu kinh nghiệm bán hàng ra nước ngoài hoặc không đủ khả năng về vốn để tự tổ chức bộ máy xuất khẩu riêng Do đó họ thường phải thông qua EMC để xuất khẩu sản phẩm của mình
Các EMC không mua bán trên danh nghĩa của mình Tất cả các đơn chào hàng, hợp đồng chuyên chở hàng hóa, lập hóa đơn và thu tiền hàng đều thực hiện với danh nghĩa chủ hàng
Trang 31Thông thường, chính sách giá cả, các điều khiện bán hàng, quảng cáo… là do chủ hàng quyết định Các EMC chỉ giữ vai trò cố vấn thực hiện các dịch vụ liên quan đến xuất nhập khẩu, và khi thực hiện các dịch vụ trên thì EMC sẽ được thanh toán bằng hoa hồng
Một khuynh hướng mới của EMC hiện nay, đặc biệt là những công ty có quy
mô lớn là thường mua hàng trực tiếp từ nhà sản xuất và mang bán ra nước ngoài để kiếm lời Nói chung, khi sử dụng EMC, vì các nhà sản xuất hàng xuất khẩu ít có quan
hệ trực tiếp với thị trường, cho nên sự thành công hay thất bại của công tác xuất khẩu phụ thuộc rất nhiều vào chất lựơng dịch vụ của EMC mà họ lựa chọn
Thông qua khách hàng nước ngoài (Foreigner Buyer)
Đây là hình thức xuất khẩu thông qua các nhân viên của các công ty nhập khẩu nước ngoài Họ là những người có hiểu biết về điều kiện cạnh tranh trên thị trường thế giới Khi thực hiện hình thức này, các doanh nghiệp xuất khẩu cần phải tìm hiểu kỹ khách hàng để thiết lập quan hệ làm ăn bền vững với thị trường nước ngoài
Qua ủy thác xuất khẩu (Export Commission House)
Những người hoặc tổ chức ủy thác thường là đại diện cho những người mua nước ngoài cư trú trong nước của nhà xuất khẩu Nhà ủy thác xuất khẩu hành động vì lợi ích của người mua và người mua trả tiền ủy thác Khi hàng hóa chuẩn bị được đặt mua, nhà ủy thác lập phiếu đặt hàng với nhà sản xuất được chọn và họ sẽ quan tâm đến mọi chi tiết có liên quan đến quá trình xuất khẩu
Bán hàng cho các nhà ủy thác là một phương thức thuận lợi cho xuất khẩu Việc thanh toán thường được bảo đảm nhanh chóng cho người sản xuất và những vấn đề về vận chuyển hàng hóa hoàn toàn do các nhà được ủy thác xuất khẩu chịu trách nhiệm
Qua môi giới xuất khẩu (Export Broker)
Mô giới xuất khẩu thực hiện chức năng liên kết giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu Người mô giới được nhà xuất khẩu ủy nhiệm và trả hoa hồng cho hoạt động của
họ Người mô giới thường chuyên sâu vào một số mặt hàng hay một món hàng nhất định
Trang 32Qua hãng buôn xuất khẩu ( Export Merchant)
Hãng buôn xuất khẩu thường đóng tại nước xuất khẩu và mua hàng của người chế biến hoặc nhà sản xuất và sau đó họ tiếp tục thực hiện các nghiệp vụ để xuất khẩu
và chịu mọi rủi ro liên quan đến xuất khẩu Như vậy các nhà sản xuất thông qua các hãng buôn xuất khẩu để thâm nhập thị trường nước ngoài Phương thức thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất trong nước là một chiến lược được nhiều doanh nghiệp nước ta sử dụng
b) Xuất khẩu trực tiếp
Khái niệm:
Hình thức này đòi hỏi doanh nghiệp phải tự bán sản phẩm của mình ra nước ngoài Xuất khẩu trực tiếp thích hợp với các doanh nghiệp thông thạo nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, có kinh nghiệm trên thương trường và nhãn hiệu hàng hóa truyền thống của doanh nghiệp đã từng có mặt trên thị trường thế giới Hình thức này thường đem lại lợi nhuận cao nếu doanh nghiệp hiểu rõ nhu cẩu thị trường, thị hiếu khách hàng… Ngược lại, rủi ro trong hình thức này không phải là thấp
Ưu điểm: các lợi thế đối với một công ty trực tiếp xuất khẩu là kiểm soát được nhiều hơn tiến trình xuất khẩu, có khả năng thu được nhiều lợi nhuận và nắm được một cách chặt chẽ hơn mối quan hệ với người mua bên ngoài và thị trường liên quan
Nhược điểm: công ty mất nhiều thời gian, tốn nhiều nhân sự và sử dụng nhiều nguồn tài lực của công ty hơn xuất khầu gián tiếp Xuất khẩu trực tiếp đòi hỏi các công
ty phải đảm trách toàn bộ hoạt động marketing xuất khẩu như: chọn thị trường nước ngoài thích hợp, chọn sản phẩm cho thị trường mục tiêu, thành lập một bộ phận xuất khẩu (phòng xuất khẩu), hoàn chỉnh bộ chứng từ xuất khẩu
Để thực hiện xuất khẩu trực tiếp, các doanh nghiệp cần có tổ chức trong nước đảm nhận nghiệp vụ xuất khẩu và hình thành kênh phân phối ở nước ngoài
Tổ chức xuất khẩu ở trong nước của doanh nghiệp:
Bộ phận xuất khẩu: bộ phận thực hiện chức năng xuất khẩu trực thuộc phòng
kinh doanh Trong trường hợp này, phòng kinh doanh sẽ bao gồm hai bộ phận chính là
Trang 33bộ phận kinh doanh trong nước và bộ phận xuất khẩu Cơ cấu tổ chức này chỉ phủ hợp với doanh nghiệp mới xuất khẩu, và kim ngạch xuất khẩu chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Phòng xuất khẩu: phòng xuất khẩu trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ xuất khẩu,
tự tìm kiếm khách hàng, thị trường cho đến tổ chức soạn thảo, chuẩn bị cho giám đốc
ký hợp đồng xuất khẩu và tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu Tổ chức phòng xuất khẩu thường thấy ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta khi xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài Có công ty tổ chức phòng xuất khuẩ thực hiện cả chức năng marketing xuất khẩu
Công ty con ( Công ty chi nhánh): khi quy mô xuất khẩu lớn, sẽ xuất hiện
công ty con đảm nhiệm việc xuất khẩu trực thuộc công ty mẹ ( thường là các Tổng công ty) Công ty con có quyền tự chủ nhất định theo phân cấp của công ty mẹ cách tổ chức này tạo điều kiện cho công ty con luôn chủ động trong việc tìm kiếm thị trường, khách hàng và thực hiện đơn hàng nước ngoài, tách kinh doanh xuất khẩu với kinh doanh trong nước nên có thể đánh giá hiệu quả hoạt động của kinh doanh xuất khẩu trong tổng thể hoạt động kinh doanh của công ty
Kênh phân phối ở nước ngoài:
Chi nhánh bán hàng: chi nhánh thực hiện chức năng bán hàng xuất khẩu ở thị
trường nước ngoài Chi nhánh có điều kiện tiếp cận trực tiếp với thị trường nước ngoài, nhanh chóng nắm bắt nhu cầu khách hàng, tình hình thị trường và có điều kiện phục
vụ tốt khách hàng nước ngoài Chi nhánh bán hàng xuất khẩu thường được hình thành
ở những thị trường tiềm năng nhằm đảm bảo hoạt động của chi nhánh
Kho bán hàng ở nước ngoài: kho này vừa là nơi dự trữ bán hàng, vừa là nơi
bán hàng Kho bán hàng ở nước ngoài thường bố trí ở trung tâm phát luồng hàng cho các khu vực ở thị trường nước ngoài
Trang 34Công ty con xuất khẩu: các Tổng công ty hình thành công ty con xuất khẩu ở
những thị trường có nhiều tiềm năng xuất khẩu so với chi nhánh, công ty con có quyền tự chủ cao hơn trong việc ký kết và thực hiện các hợp đồng bán hàng Giá bán giữa công ty con và công ty mẹ theo giá chuyển giao
Đại lý và nhà phân phối ở nước ngoài: Đại lý đại diện cho doanh nghiệp ở thị
trường nước ngoài bán hàng, bán hàng theo quy định của doanh nghiệp trong nước và được hưởng hoa hồng Nhà phân phối là một tổ chức kinh doanh độc lập với thương
hiệu của mình và chịu trách nhiệm về kết quả tài chính
3.2 Phương pháp nghiên cứu:
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu tại bàn:
+ Phương pháp phân tích: thu thập số liệu sơ cấp, thứ cấp bằng cách quan sát thực tế trong công ty, thu thập từ báo cáo thường niên, tài liệu của cơ quan thực tập, các niên giám thống kê, thông tin trên báo chí, trưyền hình, internet
+Phương pháp so sánh tổng hợp: so sánh một số chỉ tiêu cơ sở đối với kết quả kinh doanh, các thông số môi trường, các chỉ tiêu bình quân, các chỉ tiêu có thể so sánh khác Điều kiện so sánh là các số liệu phải phù hợp về không gian, thời gian, nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán, quy mô và điều kiện kinh doanh
+ Phương pháp so sánh bằng bảng biểu: thống kê tìm ra xu hướng hay đặc điểm của các yếu tố phân tích
+ Phương pháp phân tích SWOT: tìm ra điểm mạnh và điểm yếu bên trong doanh nghiệp, cơ hội và rủi ro bên ngoài doanh nghiệp
3.2.2 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia:
Tham khảo ý kiến của một số chuyên gia để rút ra kinh nghiệm
Trang 35CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường
đối
Tương đối
Tuyệt đối
Tương đối
Doanh thu 1,903.486 2,187.582 2,998.947 284.096 14.90% 811.365 37.09%
(Nguồn: Báo cáo thường niên TTF năm 2009, 2010, 2011)
Trang 36Hình 4.1- Doanh Thu Và Tốc Độ Tăng Trưởng Qua 3 Năm 2009, 2010, 2011
Bảng 4.2: Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh 2011
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Diễn giải Thực hiện
năm 2010
Kế hoạch năm 2011
Thực hiện năm 2011
So với năm 2010
So với kế hoạch 2011
(Nguồn: Báo cáo thường niên TTF năm 2011)
● Mức doanh số tăng hơn so với kế hoạch do:
+ Tỷ giá tiền USD tăng hơn 9% trong năm
+ Tăng giá được trung bình 2-3%
+ Tăng bán hàng tại nội địa và bán ván nhân tạo do Trường Thành Bình Dương 3
(TTBD3) sản xuất
Trang 37● Mức lợi nhuận ròng giảm mạnh vì một số nguyên nhân sau:
+ Chi phí tài chính quá cao (9.74%) xuất phát từ những nguyên nhân chính sau:
- Lãi suất vay từ ngân hàng tăng cao trong 3 Quý đầu năm (17-22%), và chỉ giảm nhẹ trong Quý 4 (16-19%) Do đó, mức lãi suất trung bình trong năm 2011 cao hơn năm
2010
- Việc tồn kho nguyên liệu cao từ năm 2008 đến nay vẫn chưa thanh lý được nhiều
vì ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế
- Việc đầu tư tài chính dài hạn nhiều mà chủ yếu là cho trồng rừng và bất động sản chưa
mang lại hiệu quả trong ngắn hạn cho doanh nghiệp
+ Lạm phát, CPI và chi phí nhân công đều tăng hơn 20%, trong khi chỉ có thể đàm phán
tăng giá được trung bình 2-3%
4.1.2 Dòng hàng, nguyên liệu và công suất sản xuất
Công ty có ba dòng sản phẩm chính:
Ván sàn trong nhà và ngoài trời
Hàng đồ gỗ nội thất
Hàng đồ gỗ ngoài trời
Trang 38Bảng 4.3: Giá Trị Và Tỷ Lệ Dòng Sản Phẩm Của TTF Năm 2010, 2011
Hình 4.2: Cơ Cấu Dòng Hàng Theo Doanh Thu Của TTF Năm 2011
Thông tin chung:
Hàng ngoại thất yêu cầu phải dự trữ nguyên vật liệu nhiều và Công ty phải sử dụng vốn vay khá lớn Do đó, Công ty đã tăng dần dòng hàng nội thất để giảm được vốn vay và hàng tồn kho trong những năm sắp tới
Thuận lợi:
Công ty có thế mạnh về sản xuất dòng hàng ngoài trời bằng gỗ Teak (Giã tỵ)
Ván sàn trong nhà và ngoài
20%
Nội thất 70%
Trang 39Mặc dù tỷ lệ dòng hàng không theo như kế hoạch nhưng hoàn toàn phù hợp công nghệ đang có sẵn của TTF
Khó khăn:
Các nhà cung cấp vật tư tại Việt Nam chưa đáp ứng được hoàn toàn yêu cầu của dòng hàng ngoài trời hoặc thời gian hoàn thành vật tư khá lâu nên ảnh hưởng đến chậm trễ ngày giao hàng nếu TTF không có kế hoạch trù bị tốt Do đó, khi dòng hàng này chiếm tỷ lệ cao thì TTF cũng phải chịu áp lực cao hơn khi đặt mua các vật tư này
Việc giảm dòng hàng ngoại thất và không tăng trưởng mạnh ở dòng ván sàn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thanh lý nguyên liệu Teak
Dòng hàng trong nhà có tỷ lệ trị giá nguyên liệu gỗ trên doanh thu không cao
mà bị chi phối nhiều đối với chi phí nhân công, chi phí sơn, chi phí vật tư… Do đó, khi lạm phát, CPI tăng mạnh thì giá vốn hàng bán tăng mạnh theo mà Công ty không thể đàm phán tăng giá bán theo tương ứng
a) Ván sàn trong nhà và ngoài trời
■ Ván sàn trong nhà có 2 loại chính: bằng gỗ thịt nguyên tấm, hoặc bằng ván kỹ thuật cao với nguyên liệu chủ yếu là gỗ Hương, Gõ đỏ, Căm xe, Teak, Cherry, Oak, Ash
■ Ván sàn ngoài trời (hay còn gọi là decking) chủ yếu làm bằng gỗ Chò chỉ, gỗ Teak Công suất: 50 container/tháng hay trên 500 container/năm
b) Dòng hàng trong nhà
Đồ gỗ nội thất như bàn, ghế, tủ, giường, kệ….chủ yếu làm bằng gỗ Cao su, Keo, Tràm, Teak, Oak, Ash, Beech, ván sợi (MDF), ván dăm (PB), ván ép (plywood) dán veneer Gần đây, Công ty sản xuất và thi công một số sản phẩm bằng gỗ dính liền với kết cấu khung xương trong nhà như cửa, phào trần, cầu thang, vách lộng chủ yếu bằng gỗ cherry, chò chỉ, căm xe, hương, gõ đỏ
Sản phẩm phòng ngủ: 150 container/tháng
Sản phẩm phòng ăn và sản phẩm khác: 150 container/tháng
Công suất tổng cộng: 300 container/tháng hay trên 3000 container/năm
c) Dòng hàng ngoài trời
Đồ gỗ ngoại thất như bàn, ghế, băng, ghế nằm, xe đẩy rượu…chủ yếu là bằng
gỗ Tràm, Keo, Bạch đàn, Xoan đào, Dầu, Chò chỉ, Teak… Công ty đã sản xuất và thi
Trang 40công một số sản phẩm bằng gỗ dính liền với kết cấu khung xương ngoài trời như diềm
mái, lan can, hàng rào, cầu gỗ trang trí, nhà chòi chủ yếu bằng gỗ chò chỉ, căm xe,
teak
Công suất: 200 container/tháng hay trên trên 2000 container/năm
4.1.3 Thị trường tiêu thụ của Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường
Giá trị Tỷ
trọng (%)
Giá trị Tỷ
trọng (%)
Thị trường xuất khẩu 1,332.440 70 1,531.307 70 1,799.368 60
(Nguồn: Báo cáo thường niên TTF năm 2009, 2010, 2011)
a) Thị trường nội địa
Trước năm 2008, do công suất của Công ty vẫn còn ít hơn đơn hàng xuất khẩu
nhận được hằng năm, nên chỉ dưới 10% sản lượng là dành cho thị trường nội địa, mặc
dù Công ty đã chính thức thâm nhập tại Việt Nam từ năm 2005
Đối với thị trường nội địa, kế hoạch của Công ty là phát triển trên 20 đại lý cấp
1 trên toàn quốc, với mục tiêu duy trì doanh số tiêu thụ nội địa chiếm 30% tổng doanh
thu sản phẩm của Công ty Từ năm 2008, với sự ra đời của nhà máy 18 hecta tại Tân
Uyên – Bình Dương, cùng lúc với sự kiện khủng hoảng kinh tế toàn cầu, TTF đã bắt
đầu gia tăng nhiều hơn sản lượng cho thị trường trong nước Đây cũng là một giải
pháp chia sẻ rủi ro của TTF và công ty cũng bắt đầu phát triển thương hiệu mạnh mẽ
hơn tại Việt Nam từ năm 2010 Trong năm 2010, công ty đã phát triển mạng lưới:
6 cửa hàng tự doanh tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Buôn Ma Thuột: