1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GỖ SANG THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KỸ NGHỆ GỖ TRƯỜNG THÀNH

90 278 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 12/2012

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

Trang 3

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại

Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Thực trạng và giải pháp

đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ của Công ty cổ phần Tập đoàn

Kỹ Nghệ gỗ Trường Thành” do Võ Thị Mỹ Hòa, sinh viên khóa 35, ngành Quản trị

Kinh doanh Thương mại, chuyên ngành Quản trị Kinh doanh, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _

Nguyễn Thị Bích Phương Người hướng dẫn,

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên cho con xin trân trọng tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến công ơn của gia đình, Qúy thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM, các chị đang làm việc tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ Nghệ gỗ Trường Thành và tất cả bạn bè đã luôn bên cạnh, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận này

Con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến:

Ba mẹ, người đã sinh thành và dưỡng dục con, là nguồn động viên và giúp đỡ con để con có thể vững bước trên đường đời

Quý thầy cô khoa Kinh tế, cùng các thầy cô trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh đã tận tình dìu dắt con từ những ngày đầu bước vào trường Kiến thức quý báu Thầy cô truyền đạt cho con sẽ là hành trang vững chắc nhất để con bước sang một môi trường mới Đặc biệt, con xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Cô Nguyễn Thị Bích Phương, giáo viên trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo giúp con hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

Các chị trong Phòng Tiếp thị Quốc tế, Công ty cổ phần Tập đoàn Kỹ Nghệ gỗ Trường Thành đã nhiệt tình chỉ bảo, quan tâm và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành bài luận văn

Bạn bè, những người luôn sát cánh bên tôi trong suốt quãng đời học sinh – sinh viên Luôn cổ vũ và giúp đỡ tôi trong học tập và hoàn thành bài luận văn này

Tp Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2012 Sinh viên

Võ Thị Mỹ Hòa

Trang 5

NỘI DUNG TÓM TẮT

VÕ THỊ MỸ HÒA Tháng 12 năm 2012 “Thực Trạng và Giải Pháp Đẩy Mạnh Hoạt Động Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Mỹ của Công Ty

Cổ Phần Tập Đoàn Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành”

VO THI MY HOA Dec 2012 “Reality and Solution to Push up The Export

of Wooden Furniture to USA Market at Truong Thanh Furniture Corporation”

Là một trong 10 ngành mũi nhọn xuất khẩu của Việt Nam, ngành chế biến và xuất khẩu đồ gỗ đang mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước

Khóa luận này nghiên cứu tình hình xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ của Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ Nghệ gỗ Trường Thành sang thị trường Mỹ qua các năm Đánh giá tiềm năng thị trường tiêu thụ đồ gỗ tại thị trường này nhờ nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ, những thành quả đạt được, tồn tại thuận lợi và khó khăn Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu đồ gỗ của Công ty

Đề tài được thực hiện trên cơ sở thu thập số liệu thứ cấp ở các phòng ban trong Công ty, internet và tham khảo một số sách và các luận văn khác

Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng: phương pháp mô tả so sánh, phân tích

tổng hợp, phân tích ma trận SWOT, vv

Trang 6

2.2.2 Các thành tựu đã đạt được trong lĩnh vực sản xuất chế biến gỗ 8 

2.2.4 Đặc điểm nguồn nhân lực của Công ty 10 

2.3 Tổng quan về tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam 12 

3.1.2 Mục tiêu, nhiệm vụ, vai trò và ý nghĩa của xuất khẩu 15 

3.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu 17 

Trang 7

3.2 Phương pháp nghiên cứu 21 

3.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 21 

4.1 Kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất KD của Công ty 23 

4.2 Phân tích thực trạng xuất khẩu của Công ty các năm 2009-2011 24 

4.2.1 Doanh thu xuất khẩu của Công ty các năm 2009– 2011 25 

4.2.2 Kim ngạch xuất khẩu theo dòng hàng 26 

4.2.3 Doanh thu xuất khẩu qua các thị trường 28 

4.3 Phân tích thực trạng xuất khẩu của Công ty sang thị trường Mỹ 29 

4.3.2 Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng của Công ty sang thị trường Mỹ 31 

4.3.3 Kim ngạch xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu 33 

4.3.4 Hệ thống bán hàng tại thị trường Mỹ 33 

4.3.5 Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của TTF sang thị trường Mỹ 34 

4.4 Đánh giá hoạt động xuất khẩu của Công ty 55 

4.4.3 Đánh giá của khách hàng về sản phẩm của Công ty 58 

4.4.4 Ma trận SWOT các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của TTF

4.5 Giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Mỹ 63 

4.5.1 Định hướng KD của Công ty trong những năm tới 63 

4.5.2 Giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Mỹ 64 

Trang 8

ISO Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế

ITC Trung tâm thương mại quốc tế

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1 Kết Quả và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh của Công Ty 23 

Bảng 4.3 Tình Hình Thực Hiện Các Hợp Đồng Xuất Khẩu của TTF 26 

Bảng 4.4 Doanh Thu Xuất Khẩu theo Dòng Hàng của TTF 26 

Bảng 4.5 Doanh Thu Xuất Khẩu Qua Các Thị Trường của TTF Năm 2009-2011 28 

Bảng 4.6 Kim Ngạch Nhập Khẩu Đồ Gỗ theo Thị Trường của Mỹ 30 

Bảng 4.7 Kim Ngạch Khập Khẩu Đồ Gỗ theo Mặt Hàng của Mỹ 30 

Bảng 4.8 Top 5 Nhà Bán Lẻ Hàng Nội Ngoại Thất Hàng Đầu tại Mỹ Năm 2011 31 

Bảng 4.10 Các Chỉ Tiêu Tài Chính của Công Ty 35 

Bảng 4.11 Chỉ Số Đánh Giá Tài Chính của TTF 36 

Bảng 4.12 Giá Một Số Sản Phẩm Gỗ Teak Xuất Sang Thị Trường Mỹ 38 

Bảng 4.13 Luật Phải Tuân Thủ Khi Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Mỹ 47 

Bảng 4.14 Khả Năng Cạnh Tranh của TTF với Một Số Công Ty trong Nước 53 

Bảng 4.15 Tình Hình Ký Kết Thực Hiện Hợp Đồng 58 

Bảng 4.16 Đánh Giá Khách Hàng về Chất Lượng SP của TTF với Đối Thủ 58 

Bảng 4.17 Đánh Giá Khách Hàng về Mức Giá của TTF với Các NCC Trong Nước 59 

Bảng 4.18 Thời Gian Giao Hàng của TTF qua Các Năm 60 

Bảng 4.20 Dự Kiến Chi Phí Tham Gia Hội Chợ tại Mỹ 67 

Bảng 4.21 Chương Trình Huấn Luyện Nâng Cao Nghiệp Vụ Chuyên Môn 68 

Bảng 4.23 Các Nhà Bán Lẻ Hàng Ngoại Thất Lớn của Mỹ 70 

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.2 Kim Ngạch Xuất Khẩu theo Dòng Hàng 27 

Hình 4.3 Doanh Thu Xuất Khẩu Qua Các Thị Trường của TTF 28 

Hình 4.4 Mô Hình Hệ Thống Bán Hàng của Công Ty Sang Thị Trường Mỹ 33 

Hình 4.6 Ý Kiến Khách Hàng về Việc Chọn Mẫu Thiết Kế 38 

Hình 4.7 Kênh Phân Phối của Công Ty Sang Thị Trường Mỹ 39 

Hình 4.8 Tỷ Giá Niêm Yết của NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam 41 

Hình 4.9 Tăng Trưởng GDP của Mỹ từ Năm 2008 đến Tháng 09/2012 43 

Hình 4.12 Các Loại Nguyên Liệu Gỗ Của TTF 49 

Hình 4.14 Tỉ Lệ Xuất Khẩu Gỗ Sang Mỹ của Các Nước Năm 2011 54 

Hình 4.15 Kim Ngạch Xuất Khẩu Đồ Gỗ Sang Mỹ 57 

Hình 4.16 Đánh Giá của Khách Hàng về Mức Giá của TTF với Các NCC ASEAN 60 

Trang 11

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Các Hiệp Hội Ngành Gỗ Việt Nam và Các Ngành Liên Quan  

Phụ lục 2: Các Hiệp Hội Ngành Gỗ trên Thế Giới  

Phụ lục 3: Một Số Hội Chợ Lớn về Đồ Nội, Ngoại Thất tại Mỹ  

Phụ lục 4: Danh Sách Các Công Ty Con của Tập Đoàn TTF  

Trang 12

Là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước, ngành chế biến

và xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam thật sự chỉ mới khởi sắc và trở thành một trong những ngành xuất khẩu dẫn đầu của Việt Nam trong 10 năm trở lại đây Giá trị xuất khẩu đồ gỗ có có tốc độ tăng trưởng cao trong một thời gian dài Năm 1996, kim ngạch xuất khẩu gỗ chỉ đạt 61 triệu USD, đến năm 2008 đạt tới 2,8 tỉ USD, tăng 456%

và đến năm 2011 con số này lên đến gần 4 tỷ USD (tăng 43% so với năm 2008)

Trong số các thị trường xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam, Mỹ luôn là thị trường lớn và đầy tiềm năng mà bất kỳ DN chế biến và xuất khẩu gỗ nào của VN cũng muốn hướng tới Kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang thị trường Mỹ năm 2011 đạt khoảng 1,52 tỷ USD, chiếm đến 38% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành Tuy nhiên trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng rất lớn đến sức mua của thị trường Mỹ, người tiêu dùng ngày càng khắt khe hơn với chất lượng sản phẩm

và ngày càng xuất hiện nhiều rào cản thương mại, sản phẩm gỗ của Việt Nam lại còn

bị cạnh tranh khốc liệt từ các nước có thế mạnh về mặt hàng này như: Trung Quốc,Ý,

Trang 13

Canada,…Vậy nên, để có thể đẩy mạnh xuất khẩu, chiếm được thị phần trên thị trường này đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của cả ngành và của từng doanh nghiệp

Tuy mới chỉ hình thành và phát triển hơn 10 năm, Công ty Cổ phần Tập đoàn

Kỹ nghệ gỗ Trường Thành đã có một vai trò, vị trí quan trọng việc sản xuất và xuất khẩu gỗ trong cả nước Và hướng tới một tầm cao mới, đó là không chỉ dẫn đầu trong nước mà còn xâm nhập được vào các thị trường lớn trên thế giới, đòi hỏi Công ty phải

có những giải pháp đúng đắn nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ sang các thị trường khó tính và tiềm năng Từ những phân tích trên, cùng với những kiến thức đã

học, đã tìm tòi, đã xâm nhập thực tế, tác giả mạnh dạn chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ của Công ty cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành” làm đề tài tốt nghiệp

Trong quá trình thực hiện đề tài, do kiến thức và thời gian có hạn Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, quý anh chị trong Công ty và các bạn

bè để đề tài được hoàn thiện hơn

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích thực trạng và tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ của Công ty sang thị trường Mỹ trong 3 năm 2009, 2010 và 2011 và đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục và đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường này

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Phân tích tình hình hoạt động sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ của Công ty

trong 3 năm 2009, 2010 và 2011

- Phân tích thực trạng xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Mỹ

- Phân tích thế mạnh và điểm yếu, cơ hội và thách thức của Công ty trong hoạt

động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Mỹ nói riêng

- Đánh giá hoạt động xuất khẩu của Công ty sang thị trường Mỹ

- Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu đồ gỗ của Công

ty sang thị trường Mỹ

Trang 14

Luận văn gồm có 5 chương: Chương 1: Đề cập sự cần thiết của đề tài, cho biết

nguyên nhân chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, và cấu

trúc luận văn Chương 2: Nêu lên một cách tổng quát các tài liệu được sử dụng và giới

thiệu cụ thể hơn về Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ Nghệ gỗ Trường Thành – nơi thực

hiện đề tài Chương 3: Nội dung nghiên cứu bao gồm những lý thuyết liên quan đến

đề tài: các khái niệm cơ bản về xuất khẩu, mục tiêu – nhiệm vụ - vai trò, các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu và các công cụ thúc đẩy xuất khẩu Ngoài ra, trong Chương này có trình bày các phương pháp thu thập, xử lý số liệu và phương pháp phân tích dữ

liệu được thực hiện trong đề tài Chương 4: Trình bày, giải thích kết quả thu được về

hoạt động xuất khẩu của Công ty sang thị trường Mỹ qua việc sử dụng các phương pháp được đề cập ở Chương 3 Cho thấy mối quan hệ giữa các kết quả và mục tiêu của

khóa luận được đề ra ở Chương 1 Chương 5: Dựa vào những phân tích đã được đề

cập, trình bày những kết quả chính ở Chương 4, đề xuất kiến nghị đối với nhà nước, các hiệp hội gỗ và các tổ chức có liên quan để có những giải pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gỗ tại Công ty, góp phần giúp hoạt động của Công ty ngày càng phát triển và kinh doanh có hiệu quả hơn

Trang 15

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Hiện nay 3 ngành hàng của Việt Nam đang được người mua quan tâm tìm kiếm trên website thương mại điện tử www.alibaba.com là nông lâm sản (20%), đồ nội ngoại thất, thực phẩm và đồ uống (19%), xây dựng và bất động sản (8%) Điểm nổi bật

là có tới 9% số đơn hàng từ Mỹ, 8% từ Trung Quốc và 8% từ Ấn Độ Con số này nói lên những thay đổi đáng kể trong hoạt động tìm nguồn cung toàn cầu hiện nay Theo ông Vincent Wong, Giám đốc Điều hành cao cấp - Bộ phận Phát triển KD và Dịch vụ Người mua của sàn thương mại điện tử (TMĐT) www.alibaba.com cũng cho rằng:

“Trước đây các nhà nhập khẩu lớn thường tìm kiếm nguồn hàng từ các thị trường quen thuộc như Ấn Độ và Trung Quốc Tuy nhiên, xu hướng này đang thay đổi khi họ chuyển sang tìm kiếm sản phẩm từ những thị trường mới tiềm năng với chất lượng và chi phí hợp lý hơn.”

Nhận xét về xu hướng này, trong hội thảo “Xúc tiến xuất khẩu vào thị trường

Mỹ thông qua thương mại điện tử, 2011”, ông Trần Đình Toản, Phó tổng giám đốc Công ty OSB, cho biết: “Chúng ta đã nhận thấy những tín hiệu đáng mừng cho việc tìm kiếm đầu ra của sản phẩm Việt Nam Hiện Việt Nam thuộc top 10 thị trường có sản phẩm được tìm kiếm nhiều nhất trên thế giới Trong đó, ngành chế biến và xuất khẩu gỗ hiện đang chiếm vị trí ưu thế.”

Cũng tại hội thảo trên, Chủ tịch hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM (HAWA), ông Nguyễn Chiến Thắng cho rằng trong 10 nước chế biến và xuất khẩu gỗ lớn nhất thế giới, Việt Nam đứng thứ 5 Cộng với tố chất người lao động phù hợp, ngành chế biến gỗ Việt Nam hoàn toàn có thể tăng kim ngạch xuất khẩu hiện nay lên

15 - 20 tỷ USD trong 10 năm tới, hướng đến mục tiêu là nước dẫn đầu về kim ngạch

Trang 16

xuất khẩu gỗ trên thế giới Và có khả năng cân bằng nhu cầu về tỉ trọng xuất khẩu giữa dòng hàng gỗ nội thất và ngoại thất nhờ vào khả năng tiếp thị bán hàng, kiểu dáng thiết

kế và giá cả Tuy nhiên, Vụ trưởng Vụ thị trường Châu Mỹ, ông Nguyễn Duy Khiên cũng cho biết, năm 2012 doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt các doanh nghiệp xuất khẩu

đồ gỗ phải đối diện với những rào cản thương mại khắt khe Những rào cản này phần nào sẽ giúp cho doanh nghiệp tuân thủ các thông lệ quốc tế Bên cạnh đó, Mỹ là thị trường với dân số đông, thu nhập của người dân Mỹ cũng chênh lệch nhau rất lớn, vì vậy đây là một thị trường lớn, đa dạng và hấp dẫn Tuy nhiên, chính những yếu tố này cũng là một thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu sang Mỹ bởi sẽ có rất nhiều đối thủ

Bên cạnh nghiên cứu thực trạng hiện tại và xu hướng về vấn đề xuất khẩu gỗ trong và ngoài nước thông qua các bài viết, các nhận định tại các cuộc hội thảo, trên internet; đề tài còn tham khảo một số luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản trị Kinh

doanh, Thương mại: “Nghiên cứu tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường

Nhật Bản, thực trạng và giải pháp” của Nguyễn Văn Ba – Đại học Kinh tế Thành phố

Hồ Chí Minh - 2011, “Chiến lược phát triển ngành đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam sang thị

trường Mỹ đến năm 2015” của Trần Thanh Sơn – Đại học Mở TP.HCM, 2009 Các

bài luận văn trên đều nêu lên hiện trạng và chiến lược để đẩy mạnh xuất khẩu đồ gỗ sang các thị trường lớn Nhật Bản, Mỹ, nhưng các giải pháp cũng còn rất chung chung

Khác với luận văn trên, khóa luận “Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản

phẩm gỗ sang thị trường Mỹ của Công ty cổ phần Tập đoàn Kỹ Nghệ gỗ Trường Thành” của tác giả nghiên cứu thực trạng xuất khẩu gỗ của một Công ty và đề xuất

các giải pháp khá cụ thể để công ty có thể thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong thời gian tới Hy vọng khóa luận sẽ là tài liệu tham khảo có ích cho Công ty nói riêng và doanh nghiệp xuất khẩu gỗ của Việt Nam nói chung

2.2 Tổng quan về Công ty

2.2.1 Giới thiệu chung

Tên Công ty: Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành

Tên tiếng Anh: Truong Thanh Funiture Corporation

Tên viết tắt: TTFC hoặc TTF

Mã chứng khoán: TTF

Trang 17

- Đại lý kí gửi hàng hóa

- Mua bán thủy hải sản, sản phẩm nông lâm sản, phân bón

- Vận tải hàng hóa đường bộ

- KD bất động sản

- Xây dựng nhà các loại, xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng

- Hoạt động xây dựng chuyên dụng

b) Quá trình hình thành và phát triển

Năm 1993, Xí nghiệp Tư nhân chế biến gỗ Trường Thành được thành lập ở vùng cao nguyên tỉnh Đăk Lăk, gọi tắt là TTDL1 Xí nghiệp có khoảng 30 công nhân cùng cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị còn khá thô sơ nên việc sản xuất chỉ đủ cung cấp cho các công trình xây dựng ở một số tỉnh trong nước và một số xuất khẩu thông qua

các Công ty trung gian – thương mại có chức năng xuất khẩu

Năm 2000, Công ty mua lại nhà máy VINAPRIMART của DN 100% vốn nước ngoài đầu tiên ở Bình Dương, chuyên sản xuất đũa gỗ, để chuyển thành nhà máy chế ván sàn và đồ gia dụng nội – ngoại thất bằng gỗ cho thị trường xuất khẩu Chính thức

thành lập Công ty TNHH Kỹ nghệ gỗ Trường Thành, gọi tắt là TTBD1

Năm 2002, thành lập Công ty TNHH Kỹ nghệ gỗ Trường Thành tại Thủ Đức,

Thành phố Hồ Chí Minh, gọi tắt là TTTĐ

Trang 18

Năm 2005, thành lập Công ty Cổ phần Chế biến gỗ Trường Thành tại Đăk Lăk,

gọi tắt là TTDL2

Năm 2006, thành lập Công ty Cổ phần Quản lý cụm Công nghiệp Trường Thành Eah’leo, Đăk Lăk, gọi là TTDL3 Bên cạnh đó, Công ty tiếp tục mở rộng đầu

tư, nâng cao quy mô sản xuất của mình thông qua việc đầu tư vào 3 nhà máy chế biến

gỗ tại Đăk Lăk và Bình Dương Ngoài ra, Công ty còn thực hiện chiến lược hội nhập

về phía sau thông qua việc đầu tư vào Công ty Lidovit – một nhà cung cấp vật tư lớn của Công ty Vào ngày 31/12/2006, quỹ Aureos Đông Nam Á (ASEAF) đã trở thành

cổ đông nước ngoài đầu tiên của Công ty, đây là bước ngoặc quan trọng cho sự phát

triển của Công ty

Năm 2007, Công ty tiến hành tăng vốn điều lệ lên 150 tỷ đồng cùng với thặng

dư vốn 470 tỷ đồng thông qua phát hành IPO cho cổ đông riêng lẻ trong và ngoài nước Bên cạnh đó đầu tư vào mảng chế biến gỗ vào 1 Công ty tại Phú Yên và 1 Công

ty tại Thành phố Hồ Chí Minh Trong năm này, Công ty cũng đầu tư tài chính vào một

số Công ty ngoài ngành như sông Hậu, quỹ Bản Việt, bất động sản Phú Hữu Gia với

tổng số vốn đầu tư dài hạn trong năm năm lên đến 250 tỷ đồng

Ngày 1/2/2008, Công ty nhận được quyết định số 24/QD – SGDHCM của Sở Giao dịch Chứng Khoán TP.HCM (HOSE) cho phép niêm yết chính thức 15.000.000

cổ phần TTF Ngày 18/02/2008, là giao dịch chính thức đầu tiên của TTF trên HOSE Đây là cột mốc quan trọng của TTF Hơn nữa, Công ty là một trong 30 DN vinh dự được chọn vào chương trình Thương hiệu quốc gia

Năm 2009, tiếp tục đầu tư tài chính dài hạn vào các Công ty đã nêu trên và đầu

tư thêm 74 tỷ đồng vào các Công ty con

Năm 2010, Công ty tiếp tục đầu tư thêm 54 tỷ đồng vào các Công ty con, mở rộng đầu tư vào Công ty làm bao bì cho sản phẩm gỗ, đạt tổng trị giá đầu tư dài hạn đến hết năm 2010 khoảng 450 tỷ đồng Và là một trong 43 DN tham gia vào chương trình Thương hiệu Quốc gia lần thứ 2

Năm 2011, Công ty tăng lương 3 lần/năm tổng cộng tương đương 20% nhằm giữ chân công nhân, cán bộ sản xuất và QLCL Thành lập phòng thí nghiệm phục vụ công tác nghiên cứu và phát triển của Công ty và xây dựng tổng kho của TFF tại Tân Uyên, Bình Dương, tổng đầu tư 90 tỷ đồng

Trang 19

2.2.2 Các thành tựu đã đạt được trong lĩnh vực sản xuất chế biến gỗ

Với gần 20 năm hoạt động và phát triển không ngừng, Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành đã xây dựng Trường Thành trở thành một thương hiệu nổi tiếng không chỉ trong nước mà còn gây được tiếng vang trên trường thế giới,

mang thương hiệu Việt đi khắp năm Châu và đạt được một số thành tựu nổi bật

- Giải vàng chất lượng Việt Nam các năm 2002, 2005 và 2007

- Giải thưởng Sao Vàng đất Việt các năm 2003, 2005, 2007, 2009

- Danh hiệu “DN xuất khẩu uy tín 6 năm liên tục 2004 – 2009”

- “Cúp vàng chất lượng quốc tế” & “Huy chương vàng quản lý chất lượng toàn

cầu” (International Trophy For Quality 2005)

- Giải thưởng Sao Vàng chất lượng quốc tế năm 2006

- Giải thưởng Sao Bạch Kim chất lượng quốc tế 2007 (International Platinum

Star For Quality 2007) do Tổ chức B.I.D (Business Initiative Directions) trao tặng

- “Cúp vàng chất lượng Châu Âu 2005” (International Europe for Quality 2005)

- Được vinh danh là một trong 30 thương hiệu Quốc gia năm 2008

- Được vinh danh là một trong 43 thương hiệu Quốc gia năm 2010

- Danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao năm từ năm 2006-2011

- Top ten Cúp vàng Chất lượng hội nhập WTO năm 2007

- Thương hiệu mạnh 2007

- Giải thưởng và cúp “Thương hiệu xanh” 2010

Những chứng nhận Công ty đạt được

- Chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008

- Chứng nhận Hệ thống Chuỗi hành trình sản phẩm (CoC) từ năm 2002

- Chứng nhận BRC cho nhóm sản phẩm đồ gỗ và ván sàn

2.2.3 Sứ mệnh và tầm nhìn

Sứ mệnh

Mang “cơ hội lợi nhuận” đến cho nhiều nhà nhập khẩu, bán sỉ và phân phối đồ

gỗ trên thế giới, cũng như các đại lý và hệ thống liên kết phân phối tại Việt Nam

Luôn gia tăng sự thỏa mãn của khách hàng theo các tiêu chí đã đề ra: giá cả cạnh tranh, giao hàng đúng hẹn, chất lượng đúng thỏa thuận, luôn cải tiến – sáng tạo

và phục vụ tốt nhất

Trang 20

Mang đến cho cuộc sống những sản phẩm gỗ đẹp mắt, tiện dụng, an toàn, làm

cho người sử dụng cảm thấy thoải mái, hạnh phúc và tự tin hơn

Tạo ra và nuôi dưỡng một văn hóa Trường Thành, một môi trường làm việc thật khỏe khoắn, sáng tạo, tôn trọng và vui vẻ, mà trong đó công lao của CBCNV luôn được đền đáp công bằng, và CBCNV cũng được khuyến khích luôn tôn trọng khách hàng cũng như chất lượng sản phẩm của Công ty

Tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông nhưng luôn có trách nhiệm với cộng đồng xã hội, và luôn nỗ lực đền đáp xứng đáng cho những nhà đầu tư dài hạn của TTF

Phát triển trồng rừng sản xuất tại Việt Nam, góp phần bảo vệ môi trường, chống phá rừng trên toàn thế giới, để TTF nói riêng và ngành chế biến gỗ nói chung có thể phát triển bền vững

Trang 21

2.2.4 Đặc điểm nguồn nhân lực của Công ty

a Cơ cấu bộ máy quản lý năm 2012 Hình 2.1 Sơ Đồ Tổ Chức Công Ty

Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự

Chú thích ĐHĐCĐ: Đại hội đồng cổ đông HĐQT: Hội đồng quản trị

IR: Quan hệ nhà đầu tư TGĐ: Tổng giám đốc

TK – TL VP TGĐ: Thư ký –

Trợ lý VP Tổng giám đốc

QLCL: Quản lý chất lượng QLNL: Quản lý nguyên liệu PX: Phân xưởng

KD – TT: Kinh doanh – Tiếp thị XNK: Xuất nhập khẩu

HC – NS: Hành chính – nhân sự

TC – KT: Tài chính – Kế toán CNTT: Công nghệ thông tin

Ban kiểm soát

TGĐ HĐQT ĐHĐCĐ

KD –

TT Nội

KD –

TT Sản xuất

Nguyên liệu

Kho vận Kiểm

soát tuân

Cung ứng QLCL 1

Kỷ thuật – Thiết ế

Kiểm toán nội

Đào tạo Ban

QLNL

Thi công công trình

CNTT QLCL 2

PX Tận

dụng

Trang 22

Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của

Công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết và được cổ đông ủy quyền

Hội đồng Quản trị: Hội đồng Quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ

quan quản lý cao nhất của Công ty, quản trị Công ty giữa 2 kỳ Đại hội Hiện tại Hội đồng Quản trị Công ty có 6 thành viên, nhiệm kỳ mỗi thành viên 5 năm

Ban kiểm soát: Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ

kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động KD và báo cáo tài chính của Công ty Hiện tại Ban kiểm soát Công ty có 3 thành viên, có nhiệm kỳ 5 năm

Tổng giám đốc: Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổ

chức điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất KD hàng ngày của Công ty theo những chiến lược và kế hoạch đã được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua Tổng giám đốc có nhiệm kỳ là 3 năm

Phó tổng giám đốc: Phó tổng giám đốc do Tổng giám đốc bổ nhiệm, có nhiệm

vụ tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất KD hàng ngày của Công ty trong phạm vi được Tổng Giám đốc chỉ định phụ trách theo những chiến lược và kế hoạch đã được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua

b Một số phòng ban chức năng chính của Công ty

Khối quản lý chất lượng: Hoạch định, tổ chức thực hiện các hoạt động kiểm tra

chất lượng thử nghiệm và các loại nguyên vật liệu và thành phẩm

Khối sản xuất: Tổ chức thực hiện các hoạt động sản xuất – chế biến gỗ trong

Công ty, từ sơ chế đến tinh chế ra thành phẩm

Khối kế hoạch – Nguyên liệu: Hoạch định kế hoạch sản xuất, phân bổ đơn

hàng, theo dõi tiến độ sản xuất, kế hoạch thu mua – cưa xẻ – cấp phát nguyên liệu

Khối KD – Tiếp thị: Hoạch định và tổ chức thực hiện nghiên cứu thị trường,

triển lãm, tổ chức sự kiện, bán hàng và đo lường thỏa mãn của khách hàng

Khối hành chính – Nhân sự: Hoạch định và tổ chức thực hiện các hoạt động

quản lý nguồn lực và quản trị hành chính

Trang 23

Đồ gỗ nội thất có nhiều dòng sản phẩm mang tính ứng dụng cao, mẫu mã đẹp với nhiều kiểu dáng đa dạng như bàn uống trà, ghế, sofa, bộ bàn ăn, giường, kệ, tủ, rương, cửa, vv Bên cạnh các sản phẩm nội thất làm từ gỗ thiên nhiên, TTF còn linh hoạt sử dụng nguyên liệu gỗ nhân tạo vào sản xuất như MDF/PB và gỗ dán (E1/ E0/ CARB)

Ván sàn, PB, vv hiện tại TTF đang cung cấp sản phẩm ván sàn, đường chỉ, trần

và panel tường kể cả mới qua công đoạn chà nhám lẫn đã phủ qua lớp sơn Những sản phẩm này được sản xuất chủ yếu từ những nguyên liệu thiên nhiên hoặc nguyên liệu chế biến nhân tạo như gổ teak, còng, căm xe, dầu, chò chỉ và nhiều nguyên liệu gỗ quý khác Chính dòng sản phẩm đa dạng kiểu dáng, đa dạng nguyên liệu này đã cho phép TTF ứng yêu cầu đa dạng của người tiêu dùng

2.3 Tổng quan về tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam

Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gỗ trên thế giới tăng đáng kể, với mức tăng tối thiểu 8%/năm Trong đó, nước nhập khẩu nhiều nhất là Mỹ, Đức, Pháp, Anh và Nhật Bản Trước tình hình đó, ngành công nghiệp chế biến hàng mộc của thế giới cũng đã thay đổi đáng kể, đặc biệt là ở Trung Quốc và một số nước Châu Á khác như Inđonêxia, Thái Lan, Malaysia đã phát triển vô cùng nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng

Hầu hết các sản phẩm đồ gỗ của các DN Việt Nam chịu sự cạnh tranh gay gắt

từ các DN của Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, các nước Đông Âu và Mỹ

La Tinh Chỉ tính riêng Trung Quốc đã có trên 50.000 cơ sở sản xuất với hơn 50 triệu nhân công và sản xuất với doanh số gần 20 tỷ USD

Ngành chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam đang phát triển với tốc độ rất nhanh trong những năm gần đây, vươn lên là một trong 7 mặt hàng đem lại kim ngạch xuất khẩu hàng gỗ chế biến lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á

Trang 24

Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu xấp xỉ 3,9 tỷ USD (tăng 500 triệu USD so với 2010) nhưng ngành gỗ đã và đang bộc lộ nhiều điểm yếu

Theo đánh giá của Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP Hồ Chí Minh, trong năm

2011 có đến 55% DN gỗ trong nước bị lỗ trong sản xuất KD và đang sản xuất cầm chừng, khoảng 30% DN đang hoạt động ở mức hòa vốn, chỉ còn khoảng 15% DN có lãi, nhưng hầu hết lãi ở mức rất thấp Dù trong năm ngành này đã về đích khoảng 3,9

tỷ USD, nhưng lợi nhuận mà các DN thu về không nhiều

Năm 2012, thị trường cũng gặp nhiều thách thức như quy chế tăng cường lâm luật, quản lý và thương mại lâm sản (FLEGT) của Liên minh châu Âu (EU), đạo luật Lacey của Mỹ Thêm vào đó, việc xuất khẩu sang Mỹ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn do các chính sách thắt chặt tiền tệ của Mỹ sau khi gỡ bỏ trần nợ công

Xu hướng trong năm 2013 của ngành xuất khẩu gỗ là chuyển từ bàn ghế ngoài trời sang làm bàn ghế trong nhà Điều quan trọng là DN phải tính toán hợp lý, tập trung vào dòng hàng có giá cả phù hợp với từng thị trường và nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm

Trong những năm tới, ngoài việc duy trì và phát triển các thị trường truyền thống (cả thị trường trung chuyển và thị trường người tiêu dùng trực tiếp) để thông qua

đó uy tín và chất lượng của sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam tiếp cận nhanh hơn tới người tiêu dùng; ngành gỗ Việt Nam sẽ tập trung phát triển mạnh một số thị trường mục tiêu, có nền kinh tế phát triển, sức mua ổn định và nhu cầu liên tục tăng, các thể chế về KD, thương mại hoàn thiện, hệ thống phân phối rộng khắp và năng động, bao gồm: EU, Mỹ, Nhật Bản và Cộng hòa Liên bang Nga

Trang 25

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lí luận

3.1.1 Khái niệm xuất khẩu

Hoạt động xuất khẩu hàng hóa là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương thức thanh toán Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc với cả hai quốc gia Mục đích của hoạt động này là thu được một khoảng lợi nhuận ngoại tệ dựa trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế

Hoạt động xuất khẩu là một mặt của hoạt động thương mại quốc tế và liên quan đến các hoạt động thương mại quốc tế khác như bảo hiểm quốc tế, vận tải quốc tế, thanh toán quốc tế

Hoạt động xuất khẩu diễn ra rất rộng về thời gian và không gian, trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện của nền kinh tế nhằm mục tiêu đem lại lợi ích cho các DN tham gia nói riêng và quốc gia nói chung

Ngoài ra hoạt động xuất khẩu còn thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc tế giữa các nước và đẩy mạnh tiến trình hội nhập nền kinh tế toàn cầu

Hay xuất khẩu là hoạt động buôn bán trên phạm vi quốc tế bao gồm một hệ thống các mối quan hệ trong một nền kinh tế có tổ chức cả bên trong lẫn bên ngoài nhằm đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa và phát triển cơ cấu kinh tế của một quốc gia

Đẩy mạnh xuất khẩu: là biện pháp nhằm đẩy mạnh các hoạt động buôn bán

hàng hóa và DV cho các quốc gia khác trên thế giới và thu ngoại tệ hoặc trao đổi ngang giá

Ngày nay các quốc gia trên thế giới dù là nước siêu cường hay nước đang phát triển như Việt Nam thì việc thúc đẩy xuất khẩu vẫn là việc làm cần thiết Bởi một lý do

Trang 26

hết sức quan trọng là thúc đẩy xuất khẩu đi đôi với tăng tổng sản phẩm của kinh tế quốc dân, tăng tiềm lực kinh tế, quân sự

Hoạt động xuất khẩu nói chung và hoạt động thúc đẩy xuất khẩu nói riêng là

một việc làm hết sức có ý nghĩa trước mắt và lâu dài

3.1.2 Mục tiêu, nhiệm vụ, vai trò và ý nghĩa của xuất khẩu

Mục tiêu

Trước tình hình toàn cầu hóa nền kinh tế, muốn tồn tại và phát triển bền vững các nước cần thiết lập mối quan hệ giao thương, hữu nghị trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội, khoa học công nghệ, vv để giao lưu và phát triển Hơn nữa, thông qua hoạt động XK, các nước tạo dựng được mối quan hệ quốc tế và gắn kết bền chặt với nhau, cùng nhau phát triển bền vững trong xu thế hội nhập toàn cầu

Mục tiêu quan trọng nhất của hoạt động xuất khẩu nói chung đối với nền kinh

tế quốc dân là để đáp ứng nhu cầu nên kinh tế Còn DN thực hiện hoạt động xuất khẩu

để hưởng lợi nhuận nhờ lợi thế trao đổi giữa các quốc gia trên thế giới

Vai trò

Tăng trưởng kinh tế tỷ lệ thuận với tăng trưởng xuất khẩu và để tăng trưởng cao thì phải đẩy mạnh xuất khẩu hơn nữa Xuất khẩu là nguồn thu ngoại tệ lớn của một quốc gia giúp cân bằng cán cân thương mại

Đối với nền kinh tế

- Tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hóa đất nước

- Đóng góp vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển

Trang 27

- Tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất trong nước

- Đảm bảo thống nhất giữa kinh tế và chính trị trong hoạt động ngoại thương

Đối với DN

- Tham gia hoạt động xuất khẩu, các DN có cơ hội cạnh tranh cũng như học hỏi

để đầu tư, nghiên cứu, cải tiến công nghệ, mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm Từ

đó giúp DN có tầm nhìn xa hơn, vươn lên một trình độ cao hơn

- DN có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng mới, chủ động hơn trong đầu ra sản phẩm, tăng lợi nhuận, uy tín nâng cao, mở rộng quy mô sản xuất

3.1.3 Các hình thức xuất khẩu chủ yếu

Xuất khẩu trực tiếp: là một hình thức xuất khẩu mà trong đó các nhà sản xuất,

Công ty xí nghiệp và các nhà xuất khẩu, trực tiếp kí kết hợp đồng mua bán trao đổi hàng hóa với các đối tác nước ngoài

Xuất khẩu gián tiếp (ủy thác): là một hình thức dịch vụ thương mại, theo đó

DN ngoại thương đứng ra với vai trò trung gian thực hiện xuất khẩu hàng hóa cho các đơn vị ủy thác và được hưởng phí trên việc xuất khẩu đó

Xuất khẩu gia công ủy thác: là hình thức KD mà trong đó có một đơn vị đứng

ra nhập nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho xí nghiệp gia công, sau đó thu hồi sản phẩm để xuất khẩu cho nước ngoài Đơn vị này được hưởng phí ủy thác theo thỏa thuận với các xí nghiệp sản xuất

Xuất khẩu đổi hàng (buôn bán đối lưu): là một phương thức giao dịch trong

đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua Khối lượng hàng hóa được trao đổi có giá trị tương đương Tiền tệ không được thanh toán trực tiếp nhưng nó được làm vật ngang giá chung cho giao dịch này

Xuất khẩu theo nghị định thư: đây là hình thức mà DN xuất khẩu theo chỉ tiêu

của nhà nước giao cho để tiến hành xuất một hoặc một số mặt hàng nhất định cho nước ngoài trên cơ sở nghị định thư đã kí giữa hai nước

Xuất khẩu tại chỗ: đây là hình thức KD xuất khẩu mới đang có xu hướng phát

triển và phổ biến rộng rãi do ưu điểm của nó đem lại Đặc điểm của loại hàng xuất này

là hàng hóa không cần phải vượt qua biên giới quốc gia mà khách hàng vẫn có thể đàm phán trực tiếp với người mua mà chính người mua lại đến với nhà xuất khẩu

Trang 28

Gia công quốc tế: là một hình thức KD, trong đó một bên nhập nguồn nguyên

liệu, bán thành phẩm (bên nhập gia công) của bên khác (bên đặt gia công) để chế biến thành phẩm giao lại cho bên đặt gia công và qua đó thu được phí gia công

Tái xuất khẩu: là sự tiếp tục xuất khẩu ra nước ngoài những mặt hàng trước

đây đã nhập khẩu với điều kiện hàng hóa phải nguyên dạng như lúc đầu nhập khẩu Hình thức này được áp dụng khi một DN không sản xuất được hay sản xuất được nhưng với khối lượng ít, không đủ để xuất khẩu nên phải nhập vào để sau đó tái xuất

Giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa: sở giao dịch hàng hóa là một thị trường

đặc biệt, tại đó thông qua những người môi giới do sở giao dịch chỉ định, người ta mua bán hàng hóa với khối lượng lớn, có tính chất đồng loại và có phẩm chất có thể thay

đổi được nhau

3.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu

a Môi trường bên trong

Nguồn nhân lực: là yếu tố quyết định của các hoạt động sản xuất kinh doanh

Ban giám đốc của DN: là những người trực tiếp tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát hoạt động KD của DN đồng thời hoạch định các chiến lược KD và phát triển của DN

Họ không những đem lại cho các DN các lợi ích trước mắt như doanh thu, lợi nhuận

mà còn cả uy tín và lợi ích lâu dài

Các cán bộ quản lý cấp trung gian, cán bộ kỹ thuật và đội ngũ công nhân viên: giữ vai trò rất quan trọng trong DN Đội ngũ cán bộ kỹ thuật, trình độ tay nghề của công nhân viên ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm, tới hiệu quả hoạt động

KD của DN

Kết hợp và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực là yếu tố cần thiết cho mỗi DN để

hoạt động sản xuất KD nhịp nhàng, ổn định, và hiệu quả hơn

Vốn, tài chính của DN

Vốn, tài chính được xem như là huyết mạch của cơ chế DN Mạch máu tài chính yếu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của DN Một DN mà có tiềm năng về tài chính lớn sẽ có nhiều thuận lợi trong việc đổi mới công nghệ, đầu tư mua sắm trang thiết bị

để nâng cao chất lượng, sản lượng sản phẩm

Trang 29

Cơ sở hạ tầng kĩ thuật

Yếu tố máy móc thiết bị và công nghệ ảnh hưởng một cách sâu sắc tới hoạt động sản xuất KD của DN Nó là yếu tố vật chất quan trọng bậc nhất thể hiện năng lực sản xuất của DN và tác động trực tiếp tới chất lượng sản phẩm Ngoài ra, công nghệ sản xuất, máy móc thiết bị cũng ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm

Nguồn cung ứng nguyên vật liệu

Nếu cung ứng đầu vào tốt thì quá trình sản xuất KD sẽ tạo ra những sản phẩm

có chất lượng cao đạt tiêu chuẩn thỏa mãn nhu cầu khách hàng Ngược lại, nếu nguồn cung ứng đầu vào không đảm bảo số lượng, chất lượng, tính liên tục, vv sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đầu ra

Chất lượng, tính đa dạng và giá cả sản phẩm

Là tổng thể các chỉ tiêu đặc trưng của sản phẩm thể hiện sự thỏa mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng nhất định, phù hợp mong muốn của người tiêu dùng

Biện pháp Marketing

Biện pháp này nâng cao hiệu quả của DN trong các hoạt động xuất khẩu Marketing giúp DN quảng cáo các sản phẩm của mình cho nhiều người biết, mở rộng thị trường Biện pháp marketing giúp cho DN nâng cao uy tín, quảng cáo, xúc tiến bán hàng giới thiệu cho người tiêu dùng biết chất lượng, giá cả của sản phẩm mình

Hệ thống phân phối

Việc tổ chức hệ thống phân phối tốt có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động xuất khẩu của DN Nếu DN tổ chức hệ thống phân phối hợp lý và quản lý tốt chúng thì sẽ

cung cấp sản phẩm của DN rộng khắp trên các thị trường, đến nhiều khách hàng

b Môi trường bên ngoài

Là môi trường bao trùm lên tất cả các hoạt động của DN, ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến các DN Môi trường này có tác động lâu dài đến DN, các DN khó có thể kiểm soát được và phụ thuộc hoàn toàn vào nó

Trang 30

Môi trường này bao gồm các yếu tố: môi trường vĩ mô và môi trường vi mô

Môi trường vĩ mô

Môi trường kinh tế: những thay đổi của môi trường này bao giờ cũng chứa đựng những cơ hội và đe dọa khác nhau đối với từng DN Bao gồm các vấn đề như: tỷ

lệ lạm phát, GDP bình quân đầu người, vấn đề hội nhập, tỷ giá hối đoái, lãi suất, vv

Môi trường chính trị pháp luật: hoạt động XK chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các quy định về thuế, chủng loại, khối lượng, quy cách, quyền sở hữu trí tuệ, các quy chế

sử dụng lao động Quy định về cạnh tranh độc quyền, bán phá giá, quy định về mậu dịch tự do hay xây dựng hàng rào thuế quan, vv Bên cạnh đó, tình hình chính trị xã hội của mỗi quốc gia hay khu vực đều ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình xuất khẩu

Môi trường văn hóa xã hội: các yếu tố văn hóa xã hội tạo nên các loại hình khác nhau của nhu cầu thị trường, là nền tảng cho sự xuất hiện thị hiếu tiêu dùng, sự yêu thích trong tiêu dùng sản phẩm cũng như sự tăng trưởng của các đoạn thị trường mới Đồng thời xu hướng vận động của các yếu tố văn hóa xã hội cũng thường xuyên phản ánh những tác động do những điều kiện về kinh tế và khoa học công nghệ mang lại

Môi trường khoa học công nghệ: các yếu tố khoa học công nghệ quan hệ chặt chẽ với hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng Sự phát triển của khoa học công nghệ đẩy mạnh sự phân công và hợp tác lao động quốc tế, mở rộng quan hệ giữa các khối quốc gia tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu

Môi trường vi mô: Là những yếu tố thuộc môi trường KD riêng của từng DN

như: khách hàng, các đối thủ cạnh tranh, các sản phẩm thay thế, và nhà cung cấp

Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu của DN

Khách hàng: tác động đến DN thông qua đòi hỏi các nhà sản xuất phải giảm giá bán sản phẩm, nâng cao chất lượng của hàng hóa Tuy nhiên, sản phẩm của DN có tiêu thụ được hay không phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng

Nhà cung cấp: là cá nhân hoặc tổ chức cung cấp các nguồn lực (sản phẩm, dịch

vụ, nguyên vật liệu, thiết bị, nguồn nhân lực) cần thiết cho sự hoạt động của DN

Các đối thủ cạnh tranh: bao gồm cả các đối thủ cạnh tranh tiềm năng và hiện tại Đối thủ cạnh tranh chia sẻ thị phần với công ty, có thể họ sẽ vươn lên nếu có vị thế cạnh tranh cao hơn Càng có nhiều DN tham gia thì áp lực cạnh tranh giữa các đơn vị

Trang 31

này càng gay gắt Mức độ cạnh tranh càng tăng sẽ làm tăng nguy cơ mất thị phần cũng như sự tồn tại của DN

Các sản phẩm thay thế: là những sản phẩm có cùng công dụng như sản phẩm của DN trong ngành Sự ra đời của sản phẩm thay thế sẽ làm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm đang sử dụng bởi những sản phẩm thay thế ra đời sau nên có nhiều lợi thế về công dụng và giá cả

Thương hiệu: là tên hay biểu tượng để nhận biết và phân biệt sản phẩm của các

DN trên thị trường Nó đại diện cho những nhận thức của khách hàng khi nghĩ về tên sản phẩm hoặc DN Thương hiệu chính là linh hồn của DN

3.1.5 Chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu

a Khái niệm

Theo Michael E.Porter, chiến lược là:

- Sự sáng tạo ra vị thế có giá trị và độc đáo bao gồm các hoạt động khác biệt

- Sự chọn lựa, đánh đổi trong cạnh tranh

- Việc tạo ra sự phù hợp giữa tất cả các hoạt động của Công ty

Theo John I Thompson: chiến lược là sự kết hợp các nguồn lực – môi trường

và các giá trị cần đạt được

Thông qua một số khái niệm chiến lược của các nhà kinh tế, chúng ta có định nghĩa chung về chiến lược: chiến lược là tổng hợp các động thái cạnh tranh và phương

pháp KD sử dụng bởi những người quản lý để vận hành Công ty

b Nội dung các loại hình chiến lược chủ yếu

Chiến lược kết hợp: là chiến lược kết hợp về phía trước, kết hợp về phía sau, kết hợp theo chiều ngang Chiến lược này cho phép một Công ty có được sự kiểm soát đối với các nhà phân phối sản phẩm, nhà cung cấp nguyên liệu và đối thủ cạnh tranh

Chiến lược thâm nhập thị trường: nhằm làm tăng thị phần cho các sản phẩm, dịch vụ hiện có tại thị trường hiện có bằng nỗ lực tiếp thị lớn hơn

Chiến lược phát triển thị trường: là chiến lược liên quan đến việc đưa những sản phẩm hoặc dịch vụ hiện có vào những khu vực địa lý mới

Chiến lược phát triển sản phẩm: là chiến lược nhằm tăng doanh thu bằng việc cải tiến hoặc sửa đổi những sản phẩm hoặc dịch vụ hiện tại

Trang 32

Chiến lược liên doanh: là chiến lược phổ biến thường xảy ra khi hai hay nhiều công ty thành lập nên một hợp doanh hay một công ty thứ ba (độc lập với các công ty mẹ) nhằm mục đích khai thác một cơ hội nào đó

c Vai trò của chiến lược đối với hoạt động xuất nhập khẩu

Trong hoạt động xuất nhập khẩu, nếu có một chiến lược đúng sẽ giúp cho các nhà quản lý DN thấy được hướng đi, hướng phát triển cho tương lai Từ đó đề ra các hành động cụ thể để đạt được mục tiêu đề ra, giúp cho DN ngày càng phát triển Bên cạnh đó, khi có thách thức mới, nguy cơ mới sắp xảy ra, các nhà quản lý sẽ nhanh chóng đưa ra các quyết định giải pháp ứng phó kịp thời

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

Thu thập dữ liệu thứ cấp: Thu thập các dữ liệu cần thiết về xuất khẩu đồ gỗ

tại các phòng ban của Công ty đang thực tập Thu thập thêm thông tin có liên quan đến doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh trên các bài báo, tạp chí về lĩnh vực gỗ và các website liên quan về ngành gỗ và xuất khẩu trong các năm gần đây Bên cạnh đó, tìm hiểu thêm và trao đổi với các cán bộ công nhân viên đang làm việc và có kinh nghiệm

về các vấn đề liên quan để bổ sung cho bài viết

Xử lý dữ liệu: từ những dữ liệu đã có được, tiến hành thống kê, tập hợp tài liệu,

sử dụng các phần mềm excel để lập các bảng biểu, vẽ biểu đồ nhằm làm rõ hơn các dữ

liệu thu thập được, phân tích chúng theo mục tiêu nghiên cứu

3.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

Phương pháp so sánh: là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất

trong phân tích hoạt động KD Phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên một chỉ tiêu gốc Trong phạm vi đề tài này, phương pháp được sử dụng để so sánh tình hình thực hiện KD các kỳ KD đã qua, chỉ tiêu của các DN tiêu biểu cùng ngành, các thông số thị trường, vv Từ đó, rút ra kết luận về kết quả của quá trình

Phương pháp quy nạp: phương pháp đi từ những vấn đề nhỏ nhất sau đó mới

đi đến kết luận chung Đề tài áp dụng phương pháp này chủ yếu khi phân tích các nhân

tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Công ty Dựa vào những phân tích đó, đưa

ra kết luận chung về ưu điểm, hạn chế và khó khăn của Công ty

Trang 33

Phương pháp mô tả: là phương pháp lập bảng biểu, vẽ đồ thị và tính toán số

nhằm tóm tắt tổng hợp dữ liệu Mục đích là tổng quan Công ty, ngành, hiện trạng, hoạt động KD và thực trạng xuất khẩu của Công ty

Phương pháp phân tích SWOT: ma trận SWOT là một công cụ xác định các

thế mạnh, điểm yếu, những cơ hội, thách thức đối với một tổ chức Đây là một công cụ trong lập kế hoạch chiến lược cho tổ chức Phân tích các thế mạnh và điểm yếu là phân tích những yếu tố bên trong ảnh hưởng tới khả năng đạt mục tiêu Còn phân tích những

cơ hội và thách thức là phân tích các yếu tố của môi trường xung quanh Từ việc xác định các yếu tố đó sẽ kết hợp chúng lại để giúp cho các nhà quản trị đưa ra những quyết định trong lãnh đạo DN

Trong phạm vi đề tài, mô hình ma trận SWOT được xây dựng sau khi phân tích hoạt động kinh doanh, các nhân tố ảnh hưởng, năng lực của Công ty và định hướng chiến lược của Công ty Đây là cơ sở cho việc hoạch định chiến lược phát triển của Công ty thông qua việc tận dụng được các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu, nắm bắt thời cơ, vượt qua những thách thức và xem đó là cơ hội để phát triển

Bảng 3.1 Ma Trận SWOT

SWOT

Cơ hội (Opportunities)

Đánh giá những cơ hội từ bên ngoài đem lại thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của DN

Đe dọa (Threats)

Liệt kê những thách thức từ bên ngoài mà

Kết hợp WO: Khắc phục điểm yếu để nắm lấy cơ hội

Điểm Yếu (Weaknesses)

Liệt kê ra những lĩnh vực

yếu kém mà DN đang gặp

phải

Kết hợp ST: Dùng điểm mạnh vượt qua đe dọa

Kết hợp WT: Khắc phục điểm yếu vượt qua đe dọa

Nguồn: Quản trị chiến lược – Lê Thành Hưng

Trang 34

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất KD của Công ty

Bảng 4.1 Kết Quả và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh của Công Ty

Đơn vị: Triệu VNĐ

Nguồn: Báo cáo thường niên TTF qua các năm Giai đoạn 2009 – 2011, nền kinh tế thế giới khủng hoảng trầm trọng Các ngân hàng và hàng loạt các công ty tuyên bố vỡ nợ và phá sản Nhưng qua bảng ta thấy tình hình hoạt động KD của công ty qua các năm 2010, 2011 đem lại nhiều kết quả khả quan So với năm 2009, doanh thu liên tục tăng trong 2 năm 2010 và 2011, đặc biệt

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch

% (10/09) % (11/10)

Doanh thu hàng bán

Doanh thu thuần

1.971.4011.969.536

2.187.582 2.167.743

3.014.8792.998.947

10,97 10,06

37,8238,34Tổng chi phí SXKD 1.951.469 2.126.740 2.983.151 8,98 40,27

LN thuần 18.067 41.003 15.796 126,95 (61,47)

LN hoạt động TC 18.115 17.038 82.677 (5,95) 385,22Lợi nhuận khác 12.216 2.845 1.579 (76,71) (44,46)

LN trước thuế 30.283 43.720 16.994 44,37 (61,13)Chi phí thuế TNDN 4.579 2.742 6.576 (40,12) 139,82

LN sau thuế/DTT(%) 1,31 1,89 0,36

LN sau thuế/CP(%) 1,32 1,93 0,37

Trang 35

năm 2011 tăng 831.204 (triệu VNĐ) so với năm 2010 (tăng 38,34%) và tăng 1.029.411 (triệu VNĐ) so với năm 2009 (tăng 52,27%) Tuy nhiên doanh thu cao hơn giữa các năm chưa thể khẳng định được rằng Công ty hoạt động sản xuất KD có hiệu quả hay không hiệu quả Điều đó phụ thuộc vào việc Công ty đã tận dụng tối đa những nguồn lực của mình để mang lại phần lợi nhuận cao nhất hay chưa

Số liệu trong bảng 4.1 cũng cho thấy hiệu quả KD qua các năm của Công ty nhìn chung còn thấp và còn biến động nhiều

Năm 2009, nhằm mở rộng thị phần, tìm kiếm khách hàng ở các nước, Công ty chủ động bán huề vốn với lợi nhuận ít Tỷ suất LN/DT đạt được 1,31% (trong 100 đồng doanh thu có được 1,31 đồng lợi nhuận) Trong khi đó, chỉ số LN/CP là 1,32

Sang năm 2010 công ty áp dụng chiến lược “lựa gạo trên sàn” – chọn lựa khách hàng có giá tốt, nâng cao hiệu suất lao động, tăng cường quản lý nguyên liệu thô, vv Nên tốc độ tăng lợi nhuận khá lớn (59,43%), tốc độ tăng của chi phí thấp hơn tốc độ tăng của lợi nhuận, chỉ tăng 8,98% Vì vậy, tỷ suất LN/DT năm 2010 đạt được 1,89%, tăng 0,58% so với năm 2009 Hệ số LN/CP cũng tăng lên 1,93%

Tuy nhiên, vào năm 2011, hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty lại giảm

vì tốc độ tăng chi phí khá cao (40,27%), trong khi đó lợi nhuận giảm 73,07% Tỷ suất LN/CP giảm xuống còn 0,37% Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do chi phí đầu vào của TTF tăng cao do tăng chi phí để mở rộng quy mô, đồng thời có thanh lý một

số nguyên liệu tồn kho và tăng lương cho công nhân nhiều hơn để giữ chân nhân viên

Nhìn chung, trong năm 2010, Công ty hoạt động có hiệu quả, kết quả và hiệu quả KD đều cao hơn năm trước Sang năm 2011, do sự lan rộng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động KD của Công ty Chi phí đầu vào, chi phí cho hoạt động sản xuất KD đều tăng rất cao, kéo theo giảm kết quả và hiệu quả kinh doanh của Công ty

4.2 Phân tích thực trạng xuất khẩu của Công ty các năm 2009-2011

Tuy vẫn gặp khó khăn do ảnh hưởng biến động của nền kinh tế thế giới nhưng với phương thức kinh doanh bền vững và có trách nhiệm với cộng đồng, TTF thực sự hướng sự phát triển của mình vươn ra toàn khu vực ASEAN và thế giới Doanh thu xuất khẩu của Công ty hàng năm đều tăng với mức ổn định

Trang 36

4.2.1 Doanh thu xuất khẩu của Công ty các năm 2009– 2011

Bảng 4.2 Doanh Thu Xuất Khẩu của TTF

Đơn vị: Triệu VNĐ

Nguồn: Báo cáo thường niên TTF qua các năm

Hình 4.1 Biến Động Doanh Thu Các Năm

Đơn vị: Triệu VNĐ

Từ năm 2008, với sự ra đời của nhà máy 18 hecta tại Tân Uyên – Bình Dương, cùng với sự kiện khủng hoảng kinh tế toàn cầu, TTF bắt đầu gia tăng sản lượng cho thị trường trong nước để giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu Doanh thu nội địa đạt đến 40% tổng doanh thu trong năm 2011 so với 30% tổng doanh thu trong năm

2209, 2010 Hiện nay, trong cơ cấu doanh thu của TTF, doanh thu xuất khẩu vẫn chiếm tỉ trọng rất lớn (70% năm 2009, 2010 và 60% năm 2011) và tăng nhanh qua các năm Năm 2010 tăng 151.326 triệu đồng so với năm 2009 (tăng 11%), năm 2011 tăng mạnh so với năm 2010, ứng với mức tăng 277.620 triệu đồng (tăng 18%)

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

DT xuất khẩu 1.379.981 70 1.531.307 70 1.808.927 60

DT nội địa 591.420 30 656.275 30 1.205.952 40 Tổng 1.971.401 100 2.187.582 100 3.014.879 100

Trang 37

Bảng 4.3 Tình Hình Thực Hiện Các Hợp Đồng Xuất Khẩu của TTF

Nguồn: Phòng Tiếp thị Quốc tế

Số lượng hợp đồng xuất khẩu Công ty ký kết được ngày càng tăng Năm 2009,

số hợp đồng xuất khẩu TTF đã hoàn thành là 482 hợp đồng, giá trị bình quân mỗi hợp đồng là 2.863 triệu VNĐ/HĐ Năm 2011 dù tình hình kinh tế của các nước nhập khẩu còn nhiều khó khăn nhưng TTF cũng hoàn thành được 568 hợp đồng, bình quân mỗi hợp đồng 3.185 triệu VNĐ/HĐ, tăng hơn 11% so với năm 2009 và 2010 Điều này cho thấy, khả năng tìm kiếm và thương lượng với khách hàng lớn của Công ty rất mạnh

4.2.2 Kim ngạch xuất khẩu theo dòng hàng

Công ty xuất khẩu sang các nước ba dòng hàng: dòng sản phẩm ngoại thất, dòng sản phẩm nội thất và sản phẩm gỗ khác Biến động doanh thu xuất khẩu theo dòng hàng thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.4 Doanh Thu Xuất Khẩu theo Dòng Hàng của TTF

Đơn vị: Triệu VNĐ

Giá trị % Giá trị % Giá trị % % (10/09) % (11/10)

SP ngoại thất 510.593 37 290.948 19 271.339 15 (43) (7)

SP nội thất 703.790 51 964.723 63 1.320.517 73 37 37

SP gỗ khác 165.598 12 275.635 18 217.071 12 66 (21) Tổng 1.379.981 100 1.531.307 100 1.808.927 100 11 18

Nguồn: Báo cáo thường niên TTF qua các năm TTF luôn đa dạng hóa các dòng hàng sản phẩm, điều này giúp TTF có khoản doanh thu bù đắp cho nhau khi có sự tăng giảm về doanh thu của các dòng hàng

Dòng hàng nội thất có tốc độ tăng tương đối nhanh về giá trị và tỷ trọng Tăng

từ 51% năm 2009 lên 63% năm 2010 và đạt tỷ trọng 73% năm 2011, trở thành dòng hàng mang lại doanh thu xuất khẩu chủ yếu cho Công ty trong những năm gần đây

Giá trị bình quân mỗi HĐ Triệu VNĐ 2.863 2.945 3.185

Trang 38

Trong khi đó, dòng hàng ngoại thất có xu hướng giảm mạnh, doanh thu xuất khẩu năm 2010 đạt 290.948 triệu VNĐ, giảm 43% so với năm 2009 Sang năm 2011, tình hình xuất khẩu dòng hàng này cũng gặp nhiều khó khăn, tỷ trọng xuất khẩu giảm 7% và chỉ chiếm 15% trong tổng doanh thu xuất khẩu

Nguyên nhân dòng hàng ngoại thất có xu hướng giảm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới và sự khắc nghiệt của thời tiết làm giảm nhu cầu đối với dòng hàng này Hơn nữa, dòng hàng ngoại thất thường không được sơn phủ kín mít hoặc đậm như màu sơn trong nhà và không được ghép nên tỉ lệ tiêu hao gỗ nhiều hơn và nguyên liệu gỗ phải thuộc dòng cao cấp, trong khi đó, giá nguyên liệu gỗ ngày càng tăng và phần lớn nguyên liệu được thu mua từ nước ngoài, nên Công ty gia tăng dần dòng hàng nội thất để giảm vốn vay và tồn kho trong những năm sắp tới

Hình 4.2 Kim Ngạch Xuất Khẩu theo Dòng Hàng

Đơn vị: Triệu VNĐ

Trang 39

4.2.3 Doanh thu xuất khẩu qua các thị trường

Bảng 4.5 Doanh Thu Xuất Khẩu Qua Các Thị Trường của TTF Năm 2009-2011

Đơn vị: Triệu VNĐ

Thị

trường

Mỹ 482.993 35 842.219 55 904.464 50 74 7 Châu Âu 620.992 45 382.827 25 633.125 35 (38) 65 Nhật Bản 137.998 10 153.131 10 90.446 5 11 (41) Khác 137.998 10 153.131 10 180.893 10 11 18 Tổng 1.379.981 100 1.531.308 100 1.808.927 100 11 18

Nguồn: Báo cáo thường niên qua các năm Hình 4.3 Doanh Thu Xuất Khẩu Qua Các Thị Trường của TTF

Đơn vị: %

Số liệu xuất khẩu 3 năm của TTF cho thấy Mỹ luôn là thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ lớn nhất của Công ty Năm 2010, với giá trị xuất khẩu 842.219 triệu VNĐ tăng 74% so với năm 2009, chiếm 55% doanh thu xuất khẩu của Công ty Trong năm

2011, tỉ trọng xuất khẩu sang Mỹ chiếm 50%, giảm 5% về tỉ trọng vì tình hình kinh tế khó khăn nên người dân thắt chặt chi tiêu hơn và chuyển sang dùng những mặt hàng thay thế có giá trị thấp hơn

Thị trường EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của TTF Công ty đã thâm nhập thành công các thị trường khó tính Anh, Pháp, Đức, vv Tuy nhiên, năm 2010, tỷ trọng xuất khẩu sang những EU giảm 20% so với năm 2009, làm sụt giảm doanh thu 238.165 triệu VNĐ Nguyên nhân chính là do sự khủng hoảng của hàng loạt các quốc

Trang 40

gia lớn trong khối EU (Ý, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, vv) Kéo theo đó là sự sụt giảm mạnh đồng Euro đã ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của các nước khác là Anh, Pháp, Đức,

vv Sự sụt giảm doanh thu xuất khẩu đã kiềm chế sự gia tăng doanh thu xuất khẩu nói chung của toàn Công ty Nhưng nhờ sự uy tín và danh tiếng của Công ty, mức doanh thu xuất khẩu sang EU đã có dấu hiệu phục hồi và tăng nhẹ vào năm 2011, chiếm 35% tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty, ứng với tổng doanh thu thu được 633.125 triệu VNĐ (tăng 65% so với năm 2010 và 2% so với năm 2009)

Nhật Bản cũng là một trong những thị trường truyền thống lớn của Công ty vì vậy Công ty đặc biệt quan tâm đến thị trường này Những năm 2010 về trước, thị trường tiêu thụ Nhật Bản rất ổn định, chiếm 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của Công

ty Nhưng từ sau khủng hoảng kinh tế thị trường và trận động đất, sóng thần vào 03/2011 đã tàn phá hầu hết nền kinh tế của Nhật vì vậy tổng giá trị doanh thu năm

2011 đạt 90446 triệu USD (giảm 41% so với năm 2010)

Ngoài các thị trường lớn trên, Công ty đang chú trọng đầu tư mở rộng các thị trường tiềm năng như Nga, Ấn Độ và các nước Trung Á để giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường Mỹ, EU và Nhật Bản Những khu vực này có nhiều dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng phát triển nên nhu cầu về các sản phẩm đồ gỗ rất lớn Thuận lợi cho Công ty khi xuất khẩu là những thị trường này không quá khắt khe yêu cầu về mẫu

mã, chuẩn mực hàng hóa cũng không ở mức cao như những thị trường khó tính khác

4.3 Phân tích thực trạng xuất khẩu của Công ty sang thị trường Mỹ

4.3.1 Đặc điểm thị trường Mỹ

Từ năm 2009 đến năm 2011, thương mại đồ gỗ thế giới đạt 95 tỷ USD năm

2009 (giảm 20% so với năm 2008), tăng 8% năm 2010 (102 tỷ USD) và năm 2011 tăng 5% (đạt 107 tỷ USD) Trong đó, tại Mỹ, đồ gỗ nhập khẩu hiện chiếm 1/3 thị phần

đồ gỗ

Với sức tiêu thụ khổng lồ và sự đa dạng của mình, thị trường Mỹ luôn là đích nhắm hấp dẫn đối với các Công ty trên thế giới và cả doanh nghiệp Việt Nam Đặc biệt trong ngành đồ gỗ, Mỹ là nước nhập khẩu xếp hạng thứ nhất trên thế giới với thị trường nhập khẩu đa dạng

Ngày đăng: 27/02/2019, 09:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w