Xuất khẩu hàng hóa trong xu thế hội nhập toàn cầu 1.1.1 Khái niệm xuất khẩu hàng hóa 1.1.2 Vai trò của xuất khẩu hàng hóa + Đối với kinh tế+ Đối với doanh nghiệp Việt Nam1.2 Tổng quan về
Trang 1LỜI CÁM ƠNSau thời gian làm đề án này, em xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến Thầy ThS
Văn Đức Long, Trưởng khoa Thương Mại trường Đại Học Tài Chính – Marketing
đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình làm đề án môn học này
Em chân thành cám ơn các Thầy Cô khoa Thương Mại đã truyền đạt kiến
thức chuyên ngành và em xin cám ơn Thầy Long đã truyền đạt kiến thức và hướng
dẫn, chỉ dạy em qua từng buổi hướng dẫn cụ thể trên lớp Nếu không có những lời
hướng dẫn, dạy bảo của Thầy thì em nghĩ đề án môn học này của em rất khó có thể hoàn thiện được Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn Thầy Bài thu hoạch được thực hiện trong khoảng thời gian 6 tuần, mà kiến thức của em còn hạn chế và còn
nhiều bỡ ngỡ Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, em rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của Thầy để kiến thức của em
trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn
Lời cuối cùng, em xin chúc Thầy luôn dồi dào sức khoẻ để có thể truyền lại
những kiến thức quý báu cho các thế hệ sau này
Em xin chân thành cám ơn!
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 12 năm 2014
Nguyễn Duy Quỳnh
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Trang 3ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
Phần mở đầu
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu thép Việt Nam
1.1 Xuất khẩu hàng hóa trong xu thế hội nhập toàn cầu
1.1.1 Khái niệm xuất khẩu hàng hóa
1.1.2 Vai trò của xuất khẩu hàng hóa
+ Đối với kinh tế+ Đối với doanh nghiệp Việt Nam1.2 Tổng quan về sản xuất – kinh doanh thép Việt Nam
1.2.1 Giới thiệu về sản phẩm thép Việt Nam
1.2.2 Đặc điểm về sản xuất – kinh doanh thép Việt Nam
+ Sản xuất thép Việt Nam-Sản lượng
+ Kinh doanh thép Việt Nam
- Nội địa
- Xuất nhập khẩu1.2.3 Vai trò của kinh doanh xuất khẩu thép đối với nền kinh tế Việt Nam
1.2.4 Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến xuất khẩu thép Việt Nam
+ Nhân tố chính trị + Nhân tố pháp luật+ Nhân tố về kinh tế+ Nhân tố quốc tế+ Nhân tố tự nhiên+ Nhân tố khoa học – kỹ thuật+ Nhân tố văn hoá – xã hội1.3 Cơ hội và thách thức đối với thép Việt Nam khi hội nhập kinh tế toàn cầu
+ Cơ hội+Thách thứcChương 2: Thị trường Thái Lan về sản phẩm thép
2.1 Quốc gia Thái Lan
2.2 Quan hệ thương mại Việt Nam – Thái Lan
2.3 Thị trường Thái Lan về sản phẩm thép
2.3.1 Quy định sản phẩm thép khi nhập khẩu vào thị trường Thái Lan
2.3.2 Tình hình sản xuất – kinh doanh thép của thị trường Thái Lan
Trang 4+ Sản xuất thép Thái Lan+ Kinh doanh thép Thái Lan
- Nội địa
- Xuất nhập khẩu2.3.3 Tình hình xuất nhập khẩu thép của thị trường Thái Lan
2.4 Cơ hội và thách thức của sản phẩm thép Việt Nam khi xuất khẩu vào thị
trường Thái Lan
+ Cơ hội+ Thách thứcChương 3: Thực trạng sản xuất – kinh doanh, xuất khẩu thép Việt Nam vào thị
trường Thái Lan
3.1 Thực trạng sản xuất – kinh doanh thép Việt Nam
3.1.1 Kết quả sản xuất – kinh doanh
+ Sản xuất+Kinh doanh thép
- Nội địa
- Xuất nhập khẫu3.1.2 Đánh giá kết quả sản xuất – kinh doanh
+ Thành tựu+ Tồn tại3.1.3 Phương hướng sản xuất – kinh doanh thép Việt Nam đến năm 2020
3.2 Thực trạng kinh doanh – xuất khẩu thép Việt Nam vào thị trường Thái Lan
3.2.1 Kết quả xuất khẩu
3.2.2 Phân tích kết quả xuất khẩu
+ Phân tích theo thị trường xuất khẩu+ Phân tích theo hình thức xuất khẩu+ Phân tích theo cơ cấu, chủng loại sản phẩm+ Phân tích theo giá cả xuất khẩu
3.2.4 Đánh giá kết quả xuất khẩu
+ Thành tựu+ Tồn tại – Nguyên nhân
Chương 4: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thép Việt Nam vào thị trường Thái Lan
Trang 54.2 Dự báo thị trường Thái Lan về sản phẩm thép đến năm 2020
4.3 Định hướng chiến lược xuất khẩu thép Việt Nam vào thị trường Thái Lan
đến năm 2020
4.4 Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thép Việt Nam vào thị trường Thái Lan đến năm 2020
4.4.1 Các giải pháp từ phía chính phủ Việt Nam
4.4.2 Các giải pháp từ hiệp hội sắt thép Việt Nam (VSA) và doanh nghiệp
Kiến nghị
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, tiến hành chuyển đổi cơ chế quản lý từ tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước
và chính sách mở cửa để hội nhập với khu vực và thế giới đã bước đầu mang lại sự
tiến triển cho nền kinh tế Việt Nam Cùng với đó, việc Việt Nam gia nhập vào tổ
chức thương mại thế giới WTO đã mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho nền kinh tếViệt Nam, cùng với đó là làm cho hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam ngày càng
phát triển Bên cạnh đó đầu tư nước ngoài cũng góp phần tạo môi trường kinh
doanh mới, năng động hơn, cạnh tranh hơn đồng thời tính hiệu quả trong sản xuất
kinh doanh ngày càng phát triển
Ngành thép là một ngành công nghiệp nặng then chốt trong nền kinh tế quốc
dân, là đầu vào cho rất nhiều các ngành công nghiệp khác.Thép được đánh giá là có liên quan đến hầu hết các ngành kinh tế, phục vụ cho công nghiệp quốc phòng và là vật tư chiến lược không thể thiếu của nhiều ngành công nghiệp Đồng thời, ngành
thép còn mang nhiều ý nghĩa kinh tế - xã hội, giải quyết công ăn việc làm cho hàng chục ngàn lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh thế
theo hướng công nghiệp hóa
Sự gia nhập WTO của Việt Nam đã mang lại nhiều cơ hội, thị trường mới cho
ngành thép Việt Nam khi đưa những sản phẩm của thép đến phạm vi toàn thế giới
Khi TPP có hiệu lực, ngành thép Việt Nam có cơ hội để khai thác các thị trường lớn
và tiềm năng như Chile, New Zealand, Mỹ, Úc, Mexico Cùng với đó, lợi thế ưu đãi
về thuế nhập khẩu 0% cho các nước thành viên ASEAN, mà Việt Nam là một thànhviên của ASEAN nên ngành thép nước ta đang đẩy mạnh xuất khẩu chủ yếu tập
trung ở các thị trường ASEAN này, điển hình như Campuchia, Indonesia, Thái
Lan Do đó, việc đẩy mạnh xuất khẩu của ngành thép qua các thị trường này là
vấn đề cấp thiết nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cho Việt Nam Từ đó em chọn đề
tài “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thép Việt Nam vào thị trường
Thái Lan đến năm 2020”.
Trang 72 Mục tiêu nghiên cứu đề tài.
2.1 Mục tiêu chung:
Phân tích tình hình xuất khẩu thép sang thị trường Thái Lan Từ đó đưa ra những
giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thép, góp phần tăng kim ngạch cho quốc gia
2.2 Mục tiêu cụ thể:
Phân tích tình hình sản xuất – kinh doanh, xuất khẩu của thép Việt Nam vào
Thái Lan
Xác định những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thép vào Thái Lan
Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thép vào Thái Lan đến năm 2020
+ Đối tượng phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động sản xuất – kinh doanh – xuất khẩu thép Việt
Nam
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vị không gian: Thị trường thép Việt Nam và Thái Lan
Giai đoạn: từ năm 2010 cho đến 9 tháng đâu năm 2014, dự báo đến năm 2020
3 Phương pháp nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kiến nghị, kết luận, thì đề tài bao gồm 4 chương
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu thép Việt Nam
Chương 2: Thị trường Thái Lan về sản phẩm Thép
Chương 3: Thực trạng sản xuất – kinh doanh, xuất khẩu thép Việt Nam vào thị
trường Thái Lan
Trang 8Chương 4: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thép Việt Nam vào thị trường Thái Lan
đến năm 2020
Trang 9Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ SẢN XUẤT, KINH
DOANH, XUẤT KHẨU THÉP VIỆT NAM.
1.1 Xuất khẩu hàng hóa trong xu thế hội nhập toàn cầu
1.1.1 Khái niệm xuất khẩu hàng hóa
Xuất khẩu hàng hoá là hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế, là hoạt động ngoại thương giữa các quốc gia trên thế giới nhằm khai thác lợi thế của
mình với các quốc gia khác Nó không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà là cả
một hệ thống các quan hệ mua bán trong một nền thương mại có tổ chức cả bên
trong và bên ngoài nhằm bán sản phẩm, hàng hoá sản xuất trong nước ra nước ngoài
để thu lợi nhuận, thu ngoại tệ, chuyển đổi cơ cấu kinh tế ổn định từng bước nâng
cao mức sống nhân dân
Xuất khẩu hàng hoá nằm trong lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hoá củamột quá trình tái sản xuất mở rộng, nhằm mục đích liên kết sản xuất với tiêu dùng
của nước này với nước khác Nền sản xuất xã hội phát triển như thế nào phụ thuộc
rất nhiều vào hoạt động kinh doanh này
Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam
hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật (theo điều 28, mục 1, chương 2 Luật thươngmại Việt Nam 2005)
1.1.2 Vai trò của xuất khẩu hàng hóa
+ Đối với kinh tế Việt Nam:
Thông thường khi một đất nước muốn phát triển và tăng trưởng kinh tế thì
cần bốn điều kiện sau đây: vốn, nguồn lực, tài nguyên và kỹ thuật công nghệ Một
quốc gia khó có thể đáp ứng đầy đủ bốn điều kiện trên, bao gồm các quốc gia đang
phát triển (như Việt Nam) đều thiếu vốn, kỹ thuật công nghệ vì thế hoạt động xuất
khẩu hàng hóa có vai trò tất yếu để tạo ra nguồn vốn ngoại tệ dùng cho nhập khẩu
Trang 10từ bên ngoài những yếu tố mà trong nước chưa có đủ khả năng đáp ứng được và để nhập khẩu công nghệ thiết bị tiên tiến.
Đóng góp vào Công Nghiệp Hóa – Hiện Đại Hóa đất nước thông qua
nguồn vốn để nhập khẩu:
Việc công nghiệp hóa đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường
quan trọng để khắc phục tình trạng nghèo và chậm phát triển của đất nước Vì thế,
đất nước cần các máy móc, thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến từ nước ngoài để
giúp cho đất nước thực hiện trong thời gian ngắn nhưng nguồn ngoại tệ trong nước
lại ít, nguồn vốn lại hạn hẹp nên đất nước cần nhiều nguồn vốn từ các nguồn khác
nhau để nhập khẩu như đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, vay nợ từ các nước, các
khoản viện trợ của nước ngoài, nguồn thu từ du lịch tuy quan trọng nhưng không
đóng góp nhiều vào việc tăng thu ngoại tệ hoặc các quốc gia vẫn phải trả bằng cách này hay cách khác Nguồn vốn quan trọng nhất để nhập khẩu, công nghiệp hóa đất
nước chính là xuất khẩu Vì chỉ có xuất khẩu hàng hoá là nguồn thu ngoại tệ lớn củađất nước, nguồn thu này dùng để nhập khẩu các trang thiết bị hiện đại phục vụ côngnghiệp, xuất khẩu không những nâng cao được uy tín xuất khẩu của các doanh
nghiệp trong nước mà còn phản ánh năng lực sản xuất hiện đại của chính nước đó
Khi thấy được khả năng xuất khẩu của đất nước thì các nước bên ngoài mới
có cơ sở để cho đất nước tiếp tục vay các nguồn vốn vì xuất khẩu chính là nguồn
vốn duy nhất của đất nước để trả nợ
Ví dụ: Trong 10 tháng năm 2014, Việt Nam ước đạt tổng trị giá xuất khẩu là 13,2 tỷ USD và theo thống kê của Cục Đầu tư Nước Ngoài (Bộ Kế Hoạch và Đầu
Tư) thì các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 13,7 tỷ USD,
Trang 11triển của thế giới bằng cách chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế trong quá trình côngnghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuấtkhẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Một là: Xuất khẩu hàng hóa được coi là tiêu thụ những sản phẩm dư thừa màtrong nước đã sản xuất ra vượt quá nhu cầu thực tế, theo cách dễ hiểu là khi cung
vượt quá cầu thì sẽ xuất khẩu Một nước đang phát triển như Việt Nam, nền kinh tế còn lạc hậu và chưa phát triển toàn diện, sản xuất về cơ bản còn khó đáp ứng về yêucầu tiêu dùng và nếu chỉ thụ động chờ sự dư ra của sản xuất thì xuất khẩu vẫn giậm chân tại chỗ, tăng trưởng chậm chạp và sự thay đổi cơ cấu kinh tế sẽ rất chậm
Hai là: Tổ chức sản xuất, các ngành kinh tế Việt Nam hướng về xuất khẩu
coi thị trường thế giới là thị trường tiêu thụ đặc biệt và chỉ sản xuất cái gì thị trườngcẩn Quan điểm thứ hai chính là xuất phát từ nhu cầu của thị trường thế giới để tổ
chức sản xuất Đòi hỏi các ngành kinh tế phải có kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để hàng hoá có đủ sức cạnh tranh khi tham gia thị trường thế giới và mạng lại lợi ích
cho quốc gia Nó tác động đến sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thể hiện ở
chỗ:
+ Giúp các ngành khác có điều kiện thuận lợi để phát triển
Ví dụ: Khi chúng ta xuất khẩu một mặt hàng nào đó kéo theo sau là sự phát
triển của các ngành khác phục vụ cho việc xuất khẩu mặt hàng này Chẳng hạn khi
xuất khẩu các sản phẩm thép thì ngành khai thác khoáng sản nguyên liệu như bùn
đỏ, quặng sắt cũng sẽ phát triển theo quy mô để đáp ứng xuất khẩu sản phẩm thép Chính vì điều này làm cho cơ cấu kinh tế Việt Nam thay đổi một cách đồng bộ,
không có sự mất cân đối giữa các ngành với nhau Như vậy xuất khẩu đã góp phần
tạo ra một cơ cấu kinh tế phù hợp với xu thế phát triển của thế giới
+ Tạo ra những tiền đề về kinh tế và về kỹ thuật để nâng cao năng lực sản
xuất trong nước
Ví dụ: Khi xuất khẩu thì sẽ thu về vốn, cùng với đó là kinh nghiệm và thu
thập các kỹ thuật công nghệ từ các quốc gia trên thế giới Điển hình như nước ta
xuất khẩu gạo sang các nước khác thì sẽ thu về nguồn vốn, cùng với đó ta thu thập,
Trang 12học hỏi các phương pháp kỹ thuật của các quốc gia như Thái Lan để áp dụng vào
xuất khẩu gạo như các phương pháp hạn chế mối mọt, cách bảo quản gạo lâu để
tạo ra năng lực sản xuất ngày càng cạnh tranh với các nước khác
+ Các doanh nghiệp trưởng thành và tích lũy nhiều kinh nghiệm hơn khi xuấtkhẩu hàng hóa ra thị trường thế giới
Ví dụ như tập đoàn thủy sản Minh Phú là doanh nghiệp dẫn đầu thị trường
xuất khẩu tôm Việt Nam, với hoạt động chính là thu mua, chế biến thủy hải sản
cung cấp cho các đơn vị trong tỉnh sau đó chuyển sang chế biến tôm và xuất khẩu
Sau khi rút kinh nghiệm từ các thị trường nước ngoài thì doanh nghiệp đã thay đổi
chất lượng con tôm và đạt chứng nhận tiêu chuẩn Global Gap Từ đó, doanh nghiệp
đã tiếp cận được với nhiều quốc gia khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản để từ đó trở
thành doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn nhất Việt Nam Đóng góp vào kim ngạch
xuất khẩu thủy sản của đất nước
+ Tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần cho sản xuất phát
triển và ổn định
Mở rộng thị trường xuất khẩu là giảm sự phụ thuộc vào thị trường nội địa khithị trường này có sự biến động ảnh hưởng không tốt đến việc kinh doanh của doanh nghiệp Thị trường nước ngoài hầu như là những thị trường có sức tiêu thụ hàng hoálớn hơn so với nhu cầu tiêu dùng trong nước, chính vì vậy mọi doanh nghiệp đều
luôn cố gắng thoả mãn tốt nhất nhu cầu này để tăng doanh thu đạt lợi nhuận cao
nhưng lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn vì thế doanh nghiệp phải tổ chức lại
sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực sản xuất hiện có để nâng cao sức cạnh tranhvới các doanh nghiệp khác
Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và
cải thiện đời sống nhân dân.
Trang 13lao động được sử dụng nhiều hơn, đặc biệt là các ngành sản xuất, chế biến hàng
xuất khẩu, đang trực tiếp là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu
nhập cao Hiện nay việc hàng trăm triệu người lao động đang đổ xô về thành phố
kiếm việc làm đã gây ra nhiều vấn đề xã hội và làm cho sự quản lý của nhà nước
thêm khó khăn Điều đó cũng chứng tỏ người dân, đặc biệt là những người dân ở
các vùng nông thôn đang thiếu việc làm một cách trầm trọng Xuất khẩu đã giải
quyết được vấn đề công ăn việc làm, tạo thu nhập ổn định cho người lao động
+ Cải thiện đời sống nhân dân:
Xuất khẩu làm tăng GDP, làm gia tăng nguồn thu nhập quốc dân, từ đó có
tác động làm tăng tiêu dùng nội địa Điều này dẫn đến việc người dân có nhu cầu vềcác loại hàng hóa cao cấp cũng như sự phong phú, đa dạng của sản phẩm Tạo
nguồn vốn để nhập những hàng hóa chưa sản xuất được đáp ứng các nhu cầu của
người dân
Mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại.
Trong kinh tế, xuất khẩu và các mối quan hệ kinh tế đối ngoại khác có tác
động qua lại phụ thuộc lẫn nhau:
Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại đã làm cho nền kinh tế của mỗi
quốc gia gắn chặt với phân công lao động quốc tế Vì xuất khẩu ra đời sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác nên nó thúc đẩy các quan hệ này phát triển Ví dụ như xuất khẩu và sản xuất hàng hoá sẽ thúc đẩy các quan hệ tín dụng, đầu tư, bảo
hiểm, thanh toán, vận tải quốc tế Mặt khác, chính các quan hệ kinh tế đối ngoại
lại tạo tiền đề, điều kiện để mở rộng xuất khẩu Khi các hoạt động kể trên phát triển
và ngày càng hiện đại, sẽ tạo ra sự tiện lợi, nhanh chóng và dễ dàng hơn cho hoạt
động xuất khẩu, do đó, xuất khẩu sẽ ngày càng được mở rộng và phát triển
Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhất là trong điều
kiện hiện nay xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới và nó là cơ hội cho mỗi quốc gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực
Trang 14+ Đối với doanh nghiệp Việt Nam:
Dưới góc độ vi mô của một nền kinh tế thì hoạt động xuất khẩu đem lại
những lợi ích rất lớn đối với các doanh nghiệp có liên quan hoặc trực tiếp hoạt độngxuất khẩu
Xuất khẩu tạo vốn ngoại tệ cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thêm
nguồn tài chính mạnh để tái đầu tư vào quá trình sản xuất cả về chiều rộng cũng nhưchiều sâu
Thông qua xuất khẩu các doanh nghiệp trong nước có thêm rất nhiều cơ hội
để tiêu thụ sản phẩm của mình với khối lượng lớn và với các chủng loại hàng hoá
phong phú đa dạng khác nhau
Nhờ có xuất khẩu mà doanh nghiệp luôn luôn sẵn sàng đổi mới và hoàn
thiện cơ cấu sản xuất kinh doanh phù hợp với thị trường và theo kịp sự phát triển
chung của thế giới
Doanh nghiệp trong quá trình tiền hành hoạt động xuất khẩu có nhiều cơ hội
mở rộng quan hệ làm ăn buôn bán với nhiều đối tác nước ngoài Qua đó sẽ tiếp thu
được nhiều kinh nghiệm trong việc kinh doanh , quản lý doanh nghiệp của mình
1.2 Tổng quan về sản xuất – kinh doanh thép Việt Nam
1.2.1 Giới thiệu về sản phẩm thépViệt Nam
+ Giới thiệu về sản phẩm thép
Thép là loại vật liệu không thế thiếu trong nhiều ngành công nghiệp do có
nhiều ưu điểm như sự kết hợp giữa độ bền, độ cứng, dễ gia công, dễ tái sinh, có thể
từ hóa Nhờ các tính năng này mà thép đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều ngành
công nghiệp trọng điểm của đất nước như đóng tàu, xây dựng, giao thông, ôtô, thiết
bị điện vì thế, công nghiệp thép là một ngành công nghiệp quan trọng trong nền
kinh tế của một đất nước
+Tầm quan trọng của thép
Sự ra đời của kim loại thép đã góp phần rất lớn vào quá trình phát triển của
loài người Thép dần thay thế các nguyên vật liệu như đá, gỗ…bởi đặc tính vững
Trang 15chắc và dễ tạo hình Thép xuất hiện ngày càng nhiều: công trình cầu đường, nhà
xưởng, đóng tàu, phương tiện vận chuyển, sản phẩm phục vụ sinh hoạt…Nhận biết được tầm quan trọng của ngành thép, hầu hết các quốc gia dành nhiều chính sách ưuđãi để phát triển ngành này Thép được coi là nguyên vật liệu lõi cho các ngành
công nghiệp khác và là ngành công nghiệp trụ cột của nền kinh tế trong quá trình
hiện đại hóa đất nước
+ Phân loại thép
Các sản phẩm thép chủ yếu được chia thành hai nhóm chính là thép dài và
thép dẹt:
Thép dài còn gọi là thép xây dựng (sử dụng trong ngành xây dựng) như:
-Thép thanh: Thanh vằn, thanh tròn trơn, thép hình (H, I, U)
- Thép cuộn: HR, CR
- Thép dây
- Xà gồ thép, thép góc
Thép dẹt được sử dụng trong ngành công nghiệp nặng như đóng tàu, sản
xuất ô tô, sản xuất các máy móc thiết bị công nghiệp, bao gồm:
- Thép tấm, lá cuộn cán nóng
- Thép tấm, lá cuộn cán nguội
- Ống thép
1.2.2 Đặc điểm về sản xuất – kinh doanh thép Việt Nam
+ Đặc điểm sản xuất thép Việt Nam
Sơ lược về quá trình phát triển ngành thép
Ngành thép Việt Nam bắt đầu được xây dựng từ đầu những năm 1960 Khu
liên hợp gang thép Thái Nguyên do Trung Quốc giúp ta xây dựng, cho ra mẻ gang
đầu tiên vào năm 1963 Song do chiến tranh và khó khăn nhiều mặt, 15 năm sau thì Khu Liên hợp Gang Thép Thái Nguyên mới có sản phẩm Thép cán
Sản lượng thép cán của cả nước đã đạt 1,57 triệu tấn vào năm 2000, gấp 3
lần so với năm 1995 và gấp 14 lần so với năm 1990 Đây là giai đoạn có tốc độ tăng
Trang 16trưởng cao nhất Năm 2007, theo thống kê sơ bộ, toàn thế giới tiêu thụ 1400 triệu
tấn Thép Trong đó, Việt Nam tiêu thụ < 10 triệu tấn <1% Bình quân 100 kg/người.Bình quân khối ASEAN tiêu thụ khoảng 200 kg/người Ở những nước tiên tiến, sản lượng tiêu thụ đạt 1000 kg/người
Đến năm 2013 thì ngành thép sản xuất được 10,8 triệu tấn thép, tăng 1,7% sovới cùng kỳ năm trước và cho tới hiện tại thì có hơn 400 doanh nghiệp tham gia vàohoạt động sản xuất thép
Các loại thép mà Việt Nam sản xuất được
Hiện nay thì các doanh nghiệp thép Việt Nam đã sản xuất được các loại thép như thép xây dựng, thép cuộn, thép ống, thép thanh vằn, thép cây, phôi thép, thép
mạ không hợp kim, tôn mạ màu, tôn mạ kẽm, thép tấm lá, ống thép cán nguội
Sản lượng sản xuất thép Việt Nam
Năm 2010, 2011 sản lượng thép sản xuất đều trên 11 triệu tấn thép Đến năm
2012 thì sản lượng sản xuất giảm nhẹ còn 10,6 triệu tấn và năm 2013 sản lượng sản xuất thép lại tăng Đến 9 tháng 2014, sản lượng thép của Việt Nam đã đạt 8,34 triệu tấn và có xu hướng tăng cho đến hết năm 2014
+ Đặc điểm kinh doanh thép Việt Nam
Kênh kinh doanh thép nội địa
Hiện nay, kênh kinh doanh phân phối thép của các doanh nghiệp sản xuất
thép tại Việt Nam hoạt động rất phức tạp với nhiều kiểu kênh phân phối, nhiều hình thức tổ chức kênh và nhiều chính sách phân phối khác nhau Mỗi doanh nghiệp sản xuất thép đều đang lựa chọn cách thức tổ chức và quản lý kênh phân phối riêng phù hợp với đặc điểm của thị trường, đặc điểm của các trung gian thương mại, khả năng nguồn lực của doanh nghiệp Đa số các sản phẩm thép sau khi sản xuất ở các doanh nghiệp thì sẽ được đưa về các đại lý bán buôn, hoặc đưa về các cửa hàng bán lẻ,
một số ít doanh nghiệp chọn cách kinh doanh sản phẩm bằng cách phân phối trực
tiếp cho người tiêu dùng
Trang 17Mô hình 1.1: Cấu trúc kênh kinh doanh phân phối thép của các doanh nghiệp.
Kênh trực tiếp Kênh một cấp
Kênh hai cấp
Xuất khẩu thép
Ngành thép do sản xuất nhiều hơn nhu cầu tiêu dùng nên đã xuất khẩu sang
thị trường nước khác để giải quyết vấn đề tồn kho của các doanh nghiệp Các doanhnghiệp đã xuất khẩu qua 26 thị trường khác nhau trên thế giới một số thị trường
như Mỹ, Úc, Lào, Thái Lan, Indonesia Năm 2012 ngành thép sản xuất hơn 10,63 triệu tấn thép, trong đó đã xuất khẩu đạt 1,96 triệu tấn thu về 1,94 tỷ USD Đến năm
2013 thì tổng sản lượng xuất khẩu đạt 2,5 triệu tấn tăng 27,5% so với năm 2012 và
đem lại giá trị trên 2 tỷ USD Cho tới 9 tháng 2014 xuất khẩu tăng 18,18% và giá trịtăng 11,37% so với cùng kỳ năm 2013
Bảng 1.1: Thị trường xuất khẩu thép 9 tháng năm 2014
Đơn vị: Tấn (lượng), USD (trị giá)
Tổng KN 1.941.406 1.486.502.238 1.642.805 1.334.710.777 18,18 11,37
Nguồn: Tổng Cục Hải Quan
1.2.3 Vai trò của kinh doanh xuất khẩu thép đối với nền kinh tế Việt Nam
Việc kinh doanh xuất khẩu thép có nhiều vai trò với nền kinh tế Việt Nam
trong giai đoạn phát triển đất nước và nâng cao chất lượng đời sống cho người dân, đồng thời cũng đẩy nhanh các hoạt động đối ngoại với các nước khác
Người sử dụng(Công ty xâydựng, chủ thầu,
Cửa hàng bán lẻCửa hàng bán lẻ
Trang 18+ Xuất khẩu thép tạo nguồn ngoại tệ cho nền kinh tế và giúp cải thiện được
cán cân thanh toán
Ví dụ là xuất khẩu thép đã đóng góp trị giá 2 tỷ USD trong năm 2013 Giúp
phần nào thay đổi cán cân thanh toán và từng bước giúp Việt Nam trở thành nước
xuất siêu
+ Xuất khẩu thép giúp Việt Nam mở rộng mối quan hệ hợp tác với các quốc gia khác, đồng thời tạo điều kiện để giao lưu hàng hóa, văn hóa
Điển hình như thép Việt Nam khi xuất qua các thị trường lớn như
Campuchia, Indonesia, Thái Lan không chỉ mở rộng mối quan hệ với các nước
mà từ đó còn mở rộng các quan hệ ngoại thương với nước ngoài, tăng cường giao
lưu và trao đổi hàng hóa qua nước ngoài
+ Giải quyết được nguồn hàng tồn kho của doanh nghiệp, giúp tăng kim
ngạch xuất khẩu của kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu thép 9 tháng 2014 theo hiệp hội thép Việt Nam (VSA) là lượng
thép xây dựng bán ra của các doanh nghiệp thành viên VSA đạt hơn 443.000 tấn,
so với tháng trước tăng 8,71% và so với cùng kỳ 2013 tăng 25,28% Giảm lượng
thép tồn của doanh nghiệp còn hơn 410.000 tấn
+ Vì là ngành trọng điểm của đất nước nên sẽ thúc đẩy quá trình công nghiệphóa, hiện đại hóa, tạo công ăn việc làm cho người lao động, giúp giảm tỉ lệ thất
nghiệp trong nước
Thí dụ như ngành thép trong những năm gần đây, giá trị xuất khẩu ngày càngtăng tạo ra nhiều làm mới nên tỷ lệ thất nghiệp trong lĩnh vực ngành này giảm Và
bên cạnh đó ngành thép cũng đang tái cấu trúc lại cơ cấu sao cho phù hợp với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước
1.2.4 Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến xuất khẩu thép Việt Nam
+ Nhân tố chính trị
Xuất khẩu sẽ chịu ảnh hưởng của tình hình chính trị Việt Nam và tình hình
chính trị của thị trường nhập khẩu thép Chính trị Việt Nam ổn định thì mới tạo
Trang 19thuận lợi cho các doanh nghiệp tự do kinh doanh mà không lo ngại những vấn đề
như: bị phong tỏa tài sản, cấm xuất khẩu hay quốc hữu hóa tài sản Ngược lại, nếu
tình hình chính trị của nước nhập khẩu thép mà không ổn định thì mặt hàng thép
của nước ta sẽ khó thâm nhập và sản lượng sẽ giảm, thậm chí không xuất khẩu qua
được (ví dụ: nếu chính trị nhà nước không ổn định, xảy ra các cuộc bạo động, biểu tình thì sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế của đất nước, các chính sách hỗ trợ và thúc
đẩy các ngành kinh tế sẽ không thực hiện được do tình hình chính trị trong nước
chưa ổn định, sẽ làm ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu thép của Việt Nam, vì khi
chính trị chưa ổn định thì hoạt động thương mại rất khó phát triển được)
+ Nhân tố pháp luật
Pháp luật cũng là yếu tố tác động đến xuất khẩu thép Việt Nam, vì đây là
ngành công nghiệp trọng điểm của đất nước nên nhà nước cũng đã có những quy
định pháp luật tương đối thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu thép Nhà nước
cũng khuyến khích xuất khẩu khi áp dụng giảm thuế xuất khẩu nhằm mục đích cho nhiều nhà doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu hiệu quả hơn Và bên cạnh đó, hàng
rào bảo hộ thị trường nội địa cho các loại sắt, thép cán dùng trong xây dựng cũng rấtcao đã làm cho các nhà đầu tư khai thác được lợi ích từ chế độ bảo hộ này (ví dụ:
ngày 5/10/2014 Tổng Cục Hải Quan chính thức áp dụng thuế chống bán phá giá củamặt hàng thép không gỉ nhập khẩu vào Việt Nam, điều này giúp cho các doanh
nghiệp xuất khẩu thép Việt Nam phần nào yên tâm vào sản xuất, hạn chế sự cạnh
trạnh không công bằng của các nước khác trong thị trường nội địa)
+ Nhân tố về Kinh tế
Các nhân tố Kinh tế của thị trường Việt Nam ảnh hưởng tới xuất khẩu thép
Việt Nam bao gồm:
Trang 20Ngược lại, lãi xuất thấp thì doanh nghiệp sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong việc đầu tư
mở rộng sản xuất, tăng hàng hóa xuất khẩu
Ví dụ: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Quốc dân (NCB) cũng vừa triển
khai chương trình 2.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi doanh nghiệp xuất nhập khẩu, kéo
dài đến hết 31-12-2014 áp dụng với tín dụng bằng đồng USD Theo đó, doanh
nghiệp xuất-nhập khẩu vay vốn bằng USD sẽ được hưởng mức lãi suất ưu đãi
3,5-4%/năm, thời gian ưu đãi tối đa 6 tháng Sau thời gian ưu đãi, NCB tiếp tục áp dụngmức lãi suất tín dụng hợp lý nhất cho các khoản vay, dựa trên lãi suất tiết kiệm cộngbiên độ thấp Giúp cho các nhà xuất khẩu có vốn để mở rộng và tăng lượng hàng
hóa xuất khẩu
T giá h i đoáiỷ giá hối đoái ối đoái
“T giá h i đoái là giá c a m t lo i ti n t đối đoái ủa một loại tiền tệ được biểu hiện qua một tiền ột loại tiền tệ được biểu hiện qua một tiền ại tiền tệ được biểu hiện qua một tiền ền tệ được biểu hiện qua một tiền ệ được biểu hiện qua một tiền ược biểu hiện qua một tiền c bi u hi n qua m t ti n ểu hiện qua một tiền ệ được biểu hiện qua một tiền ột loại tiền tệ được biểu hiện qua một tiền ền tệ được biểu hiện qua một tiền
t khác”ệ được biểu hiện qua một tiền 1
Tỉ giá hối đoái tăng, tức là số lượng tiền nội tệ đổi lấy một đơn vị tiền ngoại
tệ tăng lên, còn gọi là đồng tiền nội tệ mất giá Khi đó khuyến khích xuất khẩu và
hạn chế nhập khẩu Nhà xuất khẩu sẽ thu được lợi nhuận từ việc chênh lệch tỉ giá
Tuy nhiên, tỉ giá tăng đến một mức nào đó thì mới có lợi cho xuất khẩu, vì nhà xuất khẩu đồng thời cũng là nhà sản xuất hàng hóa xuất khẩu thì giá nguyên vật liệu
nhập khẩu tăng do tỉ giá tăng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh xuất khẩu Do phần lớn nguồn nguyên liệu đầu vào của ngành (thép phế liệu) phải nhập khẩu từ 70– 80% Và các doanh nghiệp còn phải nhập khẩu máy móc để cải tiến công nghệ Vìvậy, doanh nghiệp thép cũng chịu tác động không nhỏ bởi biến động của tỷ giá
Ví dụ: Ông Nguyễn An – Tổng Giám Đốc Công ty Thép Thái Bình Dương
cho biết, để có thể xuất khẩu thép hiệu quả doanh nghiệp phải “canh” những biến
động về tỉ giá trong nước để ký hợp đồng với các đối tác “Do phần lớn nguyên liệu chúng tôi buộc phải nhập khẩu từ nước ngoài nên chỉ tính riêng việc tìm nguồn
USD thanh toán cho việc nhập nguyên liệu đã làm cho DN mất một khoản tiền
chênh lệch về tỉ giá quy đổi không nhỏ, chưa kể việc tỉ giá trong nước biến động
liên tục” - ông An chia sẻ
Trang 21 Lạm phát
Lạm phát là hiện tượng giá cả hàng hóa tăng lên quá cao so với giá trị thực
của nó Nếu tốc độ lạm phát cao sẽ làm cho giá trị của đồng nội tệ bị giảm sút và
khi đó các doanh nghiệp sẽ không đầu tư vào sản xuất kinh doanh Còn nếu tốc độ
lạm phát được kìm chế thấp và ổn định thì sẽ làm tăng giá trị đồng tiền trong nước
ổn định, các doanh nghiệp sẽ yên tâm sản xuất kinh doanh và mở rộng đầu tư
Ví dụ: Năm 2013 do ảnh hưởng của lạm phát nên nhiều doanh nghiệp thép
đang phải đối mặt với sản lượng hàng tồn kho ngày càng lớn, nhiều công trình
ngưng trệ, thị trường tiêu thụ chậm, không bán được hàng, sản xuất bị đình trệ, côngnhân mất việc
+Nhân tố quốc tế.
Việc hình thành các khối liên kết về kinh tế đã góp phần làm tăng hoạt động xuất khẩu, kinh doanh buôn bán và đầu tư giữa các quốc gia thành viên trong khối,
cách làm này đã giúp cho các nước thuận lợi hơn trong việc giao thương hàng hóa
với nhau nói chung và xuất khẩu thép Việt Nam vào thị trường các nước thành viên nói riêng
Ví dụ: Khi Việt Nam gia nhập vào WTO (Tổ chức thương mại Thế Giới) thì các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam (trong đó có ngành thép) sẽ không còn bị
phân biệt đối xử, bị các hàng rào thuế quan từ các thị trường mà nước ta xuất khẩu, không chịu các hạn ngạch xuất khẩu khi xuất khẩu vào các nước thành viên nữa
+ Nhân tố tự nhiên
Môi trường tự nhiên tốt, các khoáng sản dồi dào là những yếu tố đầu vào
của ngành thép Không những thế, nếu chúng ta biết khai thác hợp lý thì sẽ nâng
cao năng suất, từ đó khả năng cạnh tranh sản phẩm so với các nước khác sẽ tăng
lên Thuận tiện cho xuất khẩu sản phẩm thép Bên cạnh đó, khoảng cách địa lý cũngảnh hưởng tới chi phí vận tải, ảnh hưởng tới lựa chọn nguồn hàng, thị trường xuất
khẩu
Ví dụ như bùn đỏ, quặng sắt là các nguyên liệu đầu vào để sản xuất thép
Nhà nước có những quy định khai thác khoáng sản hợp lý, không phung phí, giúp
Trang 22cho các doanh nghiệp có nguyên liệu để sản xuất, hạ thấp giá thành để cạnh tranh,
xuất khẩu qua các thị trường khác
+ Nhân tố khoa học – công nghệ.
Khoa học và công nghệ có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp nói chung cũng như hoạt động kinh doanh xuất khẩu nói riêng Khoa học và công nghệ quyết định đến lĩnh vực kinh doanh cũng như quy mô hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, giúp cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh
nghiệp được thực hiện có hiệu quả cao
Ví dụ: Doanh nghiệp thép khi thay đổi, áp dụng công nghệ tiên tiến thì sẽ cảitiến được sản phẩm, nâng cao chất lượng thép cùng với đó sẽ giảm được giá thành
sản phẩm, tạo điều kiện cho xuất khẩu vào các thị trường nước ngoài dễ dàng hơn
+Nhân tố văn hóa – xã hội.
Người Việt Nam luôn cần cù, chịu khó và luôn tiếp thu, học hỏi kinh nghiệmcũng như công nghệ của các nước phát triển Mặt khác, Việt Nam có khoảng 63%
người trong độ tuổi lao động và tiền công trả cho người lao động ở Việt Nam so vớicác nước khác thì tương đối thấp Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất, xuấtkhẩu thép tận dụng chi phí nhân công này để giảm một phần nào đó chi phí sản
phẩm thép
Ví dụ: Theo tính toán của các doanh nghiệp thì với mức lương công nhân
khoảng 3 - 4 triệu đồng/tháng doanh nghiệp sẽ giảm khoảng 10% chi phí sản
xuất Lợi thế của lĩnh vực sản xuất thép tại Việt Nam hiện thời là chi phí như thuế, nhân công, điện, nước đều rẻ hơn so với nước ngoài Do vậy ngoài thị trường trong nước, các doanh nghiệp cũng có thể mở rộng xuất khẩu
1.3 Cơ hội và thách thức đối với thép Việt Nam khi hội nhập kinh tế toàn
cầu
1.3.1 Cơ hội
Trang 23Khi tham gia hội nhập vào kinh tế khu vực và toàn cầu, ngành thép cũng có
cơ hội của riêng mình nhưng điều quan trọng là phải tìm ra hướng đi khi hội nhập
kinh tế Các cơ hội đó là:
+ Giúp ngành thép Việt Nam có chỗ đứng trong ngành công nghiệp thép
toàn cầu.
Khi Việt Nam mở cửa thị trường thì các doanh nghiệp thép Việt Nam phải
cạnh tranh với các doanh nghiệp thép từ nước ngoài ngay trên thị trường nội địa, vì vậy, doanh nghiệp cần phải đầu tư cho công nghệ, trang thiết bị, nâng cao trình độ
nhân công, đào tạo nhân lực để theo kịp với tiến trình của nền kinh tế thế giới
Chính thời cơ này doanh nghiệp nào chủ động nắm bắt được thì sẽ đứng vững trên
thị trường, còn doanh nghiệp nào không nắm bắt được thì sẽ bị loại bỏ, vậy nên cần
tổ chức lại cơ cấu sao cho hiệu quả hơn Tuy trước mắt thì chưa cạnh tranh ngay
được với các nước trong khu vực nhưng ngành thép hoàn toàn có khả năng cạnh
tranh với các nước
+ Phục vụ cho việc nâng cao đời sống nhân dân, tăng thu hút vốn đầu tư
nước ngoài, nâng cao trình độ công nghệ.
Việt Nam sẽ mở cửa thị trường để kích thích đầu tư trong nước cũng như
ngoài nước Việc cơ cấu ngành thép hợp lý hơn sẽ giúp hạn chế những sai sót, đồng thời, khi tham gia vào các tổ chức thế giới hay khu vực như WTO, ASEAN,
AFTA thì các rào cản thuế quan sẽ không còn, có sức hấp dẫn đối với đầu tư trựctiếp từ nước ngoài, các nhà đầu tư có thể chuyển vốn đầu tư vào Việt Nam để khai
thác tài nguyên thiên nhiên, luyện thép sau đó có thể sản xuất những sản phẩm đáp
ứng nhu cầu thế giới và xuất khẩu qua các nước khác, nhờ như vậy mà Việt Nam cóthể tiếp nhận những thành tựu khoa học tiên tiến , các công nghệ hiện đại và các
phương pháp quản lý hiện đại Từ đó mà đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao
+ Tạo điều kiện mở rộng thương mại, nâng cao sức hiệu quả và cạnh tranh
trong nền kinh tế.
Trang 24Giảm thuế và cắt giảm phi thuế quan, mở cửa thị trường dịch vụ sẽ khiến
môi trường nước ta trở nên cạnh tranh hơn, thương mại giữa các nước ngày càng
mở rộng và cũng giúp doanh nghiệp tiếp cận đầu vào với giá thành và chi phí hợp lýhơn, từ đó thêm cơ hội nâng cao sức cạnh tranh không những trong nước mà còn thịtrường quốc tế
1.3.2 Thách thức
Việt Nam đang tham gia đàm phán các Hiệp định thương mại tự do (FTA)
quan trọng với Liên minh châu Âu (EFTA), tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN,
Liên minh Hải quan NgaưBelarusưKazakhstan (VCUFTA), Hiệp định Đối tác kinh
tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) Trước ngưỡng cửa hội nhập với
nền kinh tế thì ngành thép phải đối mặt với nhiều thách thức sau:
+ Ngành thép được bảo hộ sản xuất quá nhiều
Bảo hộ là rất cần thiết nhưng chính điều này đã gây ra mặt trái của nó làm
tăng sức ì của các doanh nghiệp Các nước ASEAN đã có nền công nghiệp phát
triển bao gồm cả ngành thép, lại mở cửa thị trường sớm hơn Việt Nam, vì thế mà họrất có nhiều thế mạnh về khoa học công nghệ, mà còn trình độ quản lý và kinh
doanh quốc tế
Từ năm 2014 trở đi ngành thép trong nước sẽ hết bảo hộ, theo cam kết WTO thuế suất nhập khẩu mặt hàng sắt thép chỉ còn 5%, năm 2017 là 0% Khi đó mức độ cạnh tranh giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước sẽ càng khốc liệt hơn hiện nay
+ Nguồn lực về vốn, con người còn hạn chế, công nghệ lạc hậu.
Nguồn vốn đầu tư cho ngành thép đòi hỏi rất lớn Trong thời gian qua, Việt
Nam cũng đã thu hút vốn đầu tư vào ngành này nhưng vẫn chưa đạt kết quả Các
nhà đầu tư trong nước thì không đủ nguồn lực, các nhà đầu tư nước ngoài muốn đưacông nghệ tiên tiến, nguồn vốn vào nhưng còn e dè do chính sách của Chính Phủ
chưa rõ ràng, vậy nên muốn thu hút đầu tư vào ngành thép thì Chính Phủ phải có
chính sách khuyến khích đầu tư, mở rộng cho việc phát triển ngành thép
Lao động trong ngành thép đông về lượng nhưng lại kém về chất, trình độ
chuyên môn chưa cao, đội ngũ chuyên gia lành nghề và công nhân có tay nghề cao
Trang 25rất ít Theo báo cáo chỉ số phát triển nguồn nhân lực (HDI) 2014 cho biết, Việt Namxếp hạng 121 trong năm 2013, thứ hạng như năm 2012 Tuy nhiên, hầu hết các quốcgia ở châu Á đều có thứ hạng cao hơn của Việt Nam, như Trung Quốc thứ 91, Thái Lan 89, Indonesia 108, Phillipines 117, Malaysia 62, và Hàn Quốc 15 (2) Do đó
Việt Nam cần đẩy nhanh cải cách cơ cấu lao động nhằm đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực trong ngành thép
+ Sự canh tranh gay gắt của các nước thành viên trong nền kinh tế toàn cầu
Sau khi hiệp định thương mại tự do giữa Trung Quốc và các nước ASEAN
được ký kết, thép giá rẻ nhập khẩu từ khu vực này đã gây rất nhiều khó khăn cho
các doanh nghiệp thép trong nước Tuy nhiên, thép xuất khẩu của Việt Nam sang
Indonesia, Malaysia, Thái Lan… lại không dễ dàng vì bị áp thuế chống bán phá giá.Bây giờ lại có thêm thép từ Nga mà giá thành có thể rẻ hơn cả thép Trung Quốc,
cạnh tranh giữa thép trong nước và thép nước ngoài sẽ rất khốc liệt, sẽ gây khó khănrất nhiều cho các nhà sản xuất thép nội địa (3)
+ Nguồn cung thép luôn lớn hơn cầu nội địa.
Theo đại diện của Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) cho biết tính chung trên cảnước, công suất của các nhà máy cán thép là hơn 11 triệu tấn thép xây dựng: 9,29
triệu tấn phôi thép, trên 2,1 triệu tấn ống thép, 3,28 triệu tấn tôn mạ và trên 4 triệu
tấn thép cán nguội Với lượng thép sản xuất ra trong một năm lớn như vậy, nhưng
theo thống kê, trong năm 2013, ngành thép chỉ tiêu thụ được khoảng 11 triệu tấn
Với số lượng tiêu thụ hạn chế như vậy thì lượng cung đã vượt quá cầu trong khi đó vẫn có không ít các nhà máy đang trong giai đoạn xây dựng và chuẩn bị đi vào sản
xuất nên chênh lệch cung – cầu trên thị trường sẽ còn tiếp tục được nới rộng
+ Trong bối cảnh hội nhập, ngành thép cũng đang phải đối mặt với nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại, chống bán phá giá và chống trợ giá, từ các nước.
Tính từ năm 1994 đến năm 2013, Việt Nam đã phải đối mặt với 52 vụ việc bịđiều tra chống bán phá giá bởi 15 nước khác nhau trên thế giới, trong đó, sản phẩm ngành thép bị kiện lên đến 15 vụ việc Tính riêng trong 3 năm gần đây (từ 2011 đến
Trang 262013), Việt Nam đã phải ứng phó với 8 vụ điều tra chống bán phá giá sản phẩm về
thép (4)
Trên thực tế, cũng có không ít doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm và coi
các biện pháp phòng vệ thương mại như chiến lược trong kinh doanh Bên cạnh đó
thì sự chuẩn bị của các doanh nghiệp trong các vụ kiện là chưa tốt Khi vụ kiện xảy
ra, cơ quan điều tra thông báo doanh nghiệp liên quan, đăng ký để có thể tiếp nhận
hồ sơ vụ kiện thì rất nhiều doanh nghiệp không đăng ký, thậm chí là không quan
tâm Chưa có sự phối hợp với các cơ quan điều tra để cung cấp số liệu, thông tin
giúp quá trình điều tra chính xác, thuận lợi và sự hiểu biết về luật pháp quốc tế của
doanh nghiệp còn nhiều hạn chế
Vì thế, các doanh nghiệp cũng phải nâng cao sự hiểu biết, tăng cường phối
kết hợp với cơ quan chức năng để mỗi khi có vấn đề xảy ra, có thể đảm bảo quyền
lợi của chính doanh nghiệp
Trang 27Chương 2: THỊ TRƯỜNG THÁI LAN VỀ SẢN PHẨM THÉP
2.1 Quốc gia Thái Lan
Vương quốc Thái Lan ở vị trí trung tâm Đông Nam Á, phía bắc giáp Lào và
Myanma, phía đông giáp Lào và Campuchia, phía nam giáp Malaysia và vịnh Thái
Lan, phía tây giáp Myanma và biển Andaman, là cửa ngõ tự nhiên đi vào Đông
Dương, Miến Điện và miền Nam Trung Hoa, được chia thành bốn vùng tự nhiên
theo hình thể và địa lý: rừng núi phía Bắc, ruộng lúa bao la đồng bằng miền Trung, cao nguyên đất nông trại nửa khô hạn miền Đông bắc, và các đảo vùng nhiệt đới
nằm dọc bờ biển và bán đảo ở miền Nam Thái Lan bao gồm 76 tỉnh được phân
thành các huyện, phường và xã
+ Tên nước: Vương quốc Thái Lan (Kingdom of Thailand)
+ Thủ đô: Băngcốc (Bangkok)
+ Ngày quốc khánh: 02/01/1954
Chính trị:
Trang 28+Thể chế nhà nước: quân chủ lập hiến.
+Cơ cấu các cơ quan quyền lực:
+Quốc hội : Theo Hiến pháp ngày 24 tháng 8 năm 2007, Quốc hội Thái Lan
là Quốc hội lưỡng viện Hạ viện (cơ quan lập pháp) gồm 480 ghế và Thượng viện
gồm 150 ghế
+Chính phủ : bao gồm 36 thành viên gồm 3 Phó Thủ tướng, 21 Bộ trưởng và
11 Thứ trưởng Ngoài ra còn có một số Ủy ban của Chính phủ được lập ra để phối
hợp thực hiện các chính sách chung
Văn hóa:
Văn hóa Thái Lan chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các tư tưởng Phật giáo – tôn
giáo chính thức được công nhận là quốc giáo ở đất nước này và từ nền sản xuất phụ thuộc vào nguồn nước Có thể thấy rõ hai điểm trên qua các ngày lễ hội Trong văn hóa ứng xử, người Thái tỏ rõ sự sùng đạo, tôn kính hoàng gia và trọng thứ bậc cũng như tuổi tác (5)
Văn hoá tiêu dùng của người Thái Lan ảnh hưởng từ văn hoá phương Tây,
mọi nhu cầu về thực phẩm, quần áo, sở thích thì người Thái Lan luôn chi tiêu ưu
tiên cho những nhu cầu cần thiết trong cuộc sống Sự thay đổi về mặt xã hội cũng
ảnh hưởng đến sự thay đổi về cá nhân Tại Thái Lan có 83% người nhận thức về sảnphẩm quen thuộc, chất lượng, giá trị của mặt hàng mình sẽ mua (theo báo cáo của
Nielsen – công ty thông tin truyền thông và đo lường hàng đầu thế giới)
Kinh tế
Thái Lan là một nền kinh tế đang nổi lên và được coi là một quốc gia mới
công nghiệp hóa Nền kinh tế của Thái Lan năm 2010 đã tăng trưởng vượt bậc, tốc
độ tăng trưởng nhanh qua các năm nhưng do trận lũ lụt kéo dài năm 2011mà nền
kinh tế Thái Lan chỉ tăng trưởng 1,1% Năm 2012 và 2013, nền kinh tế Thái Lan
bùng nổ sau khi đất nước phục hồi sau trận lũ lụt tàn phá năm 2011, thất nghiệp
chiếm dưới 1% lực lượng lao động và là một trong những nước có mức tỉ lệ thấp
nhất trên thế giới Thái Lan cũng thu hút gần 2,5 triệu lao động nhập cư từ các nước
Trang 29láng giềng Chính phủ Thái Lan trong năm 2013 đã thực hiện trên toàn quốc chươngtrình 300 baht (10 USD) cho chính sách tiền lương tối thiểu trong một ngày làm
việc Giữa năm 2014, nền kinh tế Thái Lan đã tránh được suy thoái kinh tế của quý
1 năm 2014 gây ra Các sản phẩm xuất khẩu chính của Thái Lan là gạo, hàng dệt
may và giày dép, sản phẩm thủy sản, cao su, đồ trang sức, xe hơi, máy tính và các
thiết bị điện Thái Lan là nước trong nhóm 3 nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới
Hiện nay, Ấn Độ là nước đứng đầu xuất khẩu gạo trên thế giới nhưng Thái Lan
đang có cơ hội giành lại vị thế số 1 khi chính sách chính phủ của nước này ban
hành Dự báo cuối năm 2014 Thái Lan sẽ xuất khẩu khoảng 11 triệu tấn
Quan hệ thương mại Việt Nam – Thái Lan
Việt Nam và Thái Lan thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 6/8/1976 Từ năm
1991 đến nay, quan hệ hai nước được cải thiện và phát triển, nhất là sau khi Việt
Nam chính thức gia nhập ASEAN Quan hệ hai nước đang phát triển tốt đẹp, hai
bên đã tăng cường trao đổi đoàn cấp cao Năm 2011, hai nước đã tổ chức nhiều hoạtđộng kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, đã nối lại cuộc họp Nội các
chung lần thứ 2 (10/2012) Quan hệ kinh tếưthương mại Việt NamưThái Lan ngày
càng mở rộng, nhất là trên các lĩnh vực hợp tác sản xuất và xuất khẩu gạo, tài chính,vận tải, dầu khí Thương mại hai chiều năm 2012 đạt 8,62 tỷ USD Thái Lan hiện
là nhà đầu tư lớn thứ 10/96 của Việt Nam với 300 dự án, trị giá 6,11 tỷ USD Về
phía Việt Nam, cho đến nay Việt Nam có 7 dự án đầu tư sang Thái Lan với tổng
vốn đầu tư 11,35 triệu USD Ngoài ra, hàng năm Việt Nam cũng đã cử hàng trăm
lượt cán bộ tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn tại Thái Lan trong khuôn khổ các
chương trình đào tạo tại nước thứ ba và các chương trình hợp tác khu vực Thái Lanủng hộ Đề án thành lập Trung tâm Ngôn ngữ và Giáo dục Việt Nam tại Thái Lan và
đề xuất thành lập Trung tâm Nghiên cứu Thái Lan trong các trường đại học tại Việt Nam Hợp tác song phương trên các lĩnh vực khác cũng có những bước phát triển
tích cực.(6)
Bảng 2.1: Số liệu xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Thái Lan từ 2005 đến 10 tháng 2014.
Trang 30Nguồn: Tổng cục Hải quan, Trung tâm thương mại quốc tế (ITC)
Ta có thể nhìn thấy trên bảng 2.1, từ năm 2005 cho đến năm 2009, xuất khẩuhàng hoá từ Việt Nam qua Thái Lan tăng đều qua từng năm từ 0,8 tỷ USD đến 1,3
tỷ USD Bên cạnh đó thì nhập khẩu từ Thái Lan vào Việt Nam cũng tăng đều trong thời gian 2005 tới 2008 (2,4 tỷ USD nhập khẩu năm 2005 đến 4,9 tỷ USD nhập
khẩu năm 2008) Khiến cho kim ngạch 2 chiều của hai quốc gia luôn tăng trong giaiđoạn 2005 – 2008 Riêng năm 2009, nhập khẩu Thái Lan vào Việt Nam giảm nhẹ
xuống 4,5 tỷ USD làm cho kim ngạch 2 chiều giữa 2 nước giảm còn 5,8 tỷ USD
Sao đó năm 2010 đến năm 2012, giá trị xuất khẩu vào Thái Lan luôn tăng (1,1 tỷ
USD đến 2,8 tỷ USD) nhưng nhập khẩu Thái Lan vào Việt Nam từ năm 2010 đến
năm 2011 tăng và tới năm 2012 thì giảm (đạt 5,6 tỷ USD vào năm 2010 và tăng lên 6,4 tỷ USD năm 2011 nhưng giảm xuống còn 5,8 tỷ USD năm 2012) Năm 2013
xuất khẩu hàng hóa sang Thái lan tăng 9,5% về kim ngạch so với năm 2012, đạt 3,1
tỷ USD; và nhập khẩu lại 6,3 tỷ USD
Theo số liệu của Bộ Công Thương thì 10 tháng năm 2014 kim ngạch song
phương giữa Việt Nam và Thái Lan đạt khoảng 8,6 tỷ USD Trong đó, Việt Nam
xuất khẩu vào thị trường Thái Lan đạt 2,8 tỷ USD Các mặt hàng xuất khẩu vào thị
trường Thái Lan chính là điện thoại và các linh kiện, dầu thô, phương tiện vận tải vàphụ tùng, sắt thép Điện thoại và các linh điện đứng đầu trong danh sách xuất khẩu
Việt Nam vào Thái Lan với giá trị 589 triệu USD, giảm 3,75% so với cùng kỳ năm
trước Đứng sau là dầu thô với giá trị trong 10 tháng năm 2014 là 358 triệu USD
Trang 31tăng nhiều với 52,34% so với cùng kỳ năm trước Tiếp theo là phương tiện vận tải
và phụ tùng đạt 247 triệu USD, giảm 5,63% so với cùng kỳ năm 2013 Sắt thép
cũng đóng góp vào 199 triệu USD cho xuất khẩu Việt Nam vào thị trường Thái
Lan, tăng 5,69% so với cùng kỳ năm 2013 Ngoài ra thì các mặt hàng như máy móc thiết bị phụ tùng, hàng thuỷ sản, máy vi tính, cà phê cũng đóng góp lớn vào kim
ngạch giá trị xuất khẩu Việt Nam vào Thái Lan Riêng cà phê thì có mức tăng
trưởng cao nhất trong các mặt hàng xuất khẩu vào Thái Lan với 258,78% so với
Kim ngạch xuất khẩu 10T/2013
So với cùng kỳ(%)
Tổng kim ngạch 2.845.869.660 2.600.720.063 +9,43Điện thoại các loại và linh kiện 589.277.306 612.259.718 -3,75Dầu thô 358.805.157 235.526.593 +52,34Phương tiện vận tải và phụ tùng 247.467.777 262.236.803 -5,63Sắt thép 199.422.630 188.690.546 +5,69Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ
tùng khác
199.336.886 202.733.099 -1,68
Hàng thuỷ sản 149.117.667 120.375.038 +23,88Máy vi tính, sản phẩm điện tử và
phẩm
38.102.103 42.774.863 -10,92
Hàng dệt may 35.109.379 39.576.469 -11,29Chất dẻo nguyên liệu 30.952.524 33.212.268 -6,80Xăng dầu các loại 29.913.443 31.160.404 -4,00
Trang 32Sản phẩm Gốm sứ 29.651.222 30.546.239 -2,93Vải mành, vải kỹ thuật khác 29.351.215 - -Hàng rau quả 26.117.905 25.481.262 +2,50Nguyên phụ liệu dệt may, da giày 21.348.096 15.463.803 +38,05Hạt tiêu 20.333.691 13.615.907 +49,34Giày dép 19.117.103 20.582.305 -7,12Phân bón các loại 16.578.086 12.574.055 +31,84Than đá 15.340.163 9.738.535 +57,52Dây điện và cáp điện 14.425.605 16.371.128 -11,88Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ
cốc
13.368.325 12.025.480 +11,17
Gỗ và sản phẩm gỗ 11.619.970 9.631.017 +20,65Giấy và sản phẩm từ giấy 10.996.649 9.537.687 +15,30Thức ăn gia súc và nguyên liệu 10.674.194 -sản phẩm từ cao su 9.631.179 7.351.792 +31,00Túi xách, ví, vali, mũ ô dù 8.533.221 5.168.762 +65,09Hoá chất 5.559.839 5.770.875 -3,66Thuỷ tinh và sản phẩm từ thuỷ
tinh
4.544.022 3.678.790 +23,52
Quặng và khoáng sản 1.794.056 1.348.054 +33,08
Đá quí, kim loại quí và sản phẩm 1.609.773 1.396.652 +15,26
Nguồn: Tổng Cục Hải QuanCòn đối với tình hình nhập khẩu, các hàng hoá nhập khẩu chủ yếu từ Thái
Lan sang Việt Nam chủ yếu là xăng dầu các loại, máy móc thiết bị dụng cụ, linh
kiện phụ tùng ôtô, chất dẻo nguyên liệu, hàng điện gia dụng, hoá chất, máy vi tính
và sản phẩm điện tử và linh kiện, ôtô nguyên chiếc các loại, giấy các loại nhưng
mặt hàng xăng dầu đạt giá trị cao nhất với 566 triệu USD, tăng 48,45% so với cùng
kỳ năm trước Sau xăng dầu thì đứng thứ 2 nhập khẩu từ Thái Lan là máy móc thiết
bị, dụng cụ với 516 triệu USD, tăng 1,53% so với cùng kỳ năm trước Tiếp đến là
linh kiện, phụ tùng ôtô với kim ngạch nhập khẩu 450 triệu USD, tỷ trọng chiếm
8,65% tổng kim ngạch nhập khẩu, tăng 12,05% so với cùng kỳ năm trước
Một số mặt hàng nhập khẩu từ Thái Lan tuy kim ngạch đóng góp cũng khônglớn nhưng tốc độ tăng trưởng lại cao như mặt hàng sắt thép các loại đạt 71,9 triệu
USD nhưng lại tăng cao nhất với 72,26% so với cùng kỳ năm trước Ngô cũng có
kim ngạch nhập khẩu 50 triệu USD tăng 69,76% so với cùng kỳ năm trước
Trang 33Ngoài ra thì một số mặt hàng đã giảm kim ngạch nhập khẩu từ Thái Lan như dầu mỡ động thực vật với mức giảm cao nhất 75,45% so với cùng kỳ, kim ngạch
đạt 6 triệu USD Nguyên phụ liệu dược phẩm và thức ăn gia súc cũng giảm với mứcgiảm cùng đạt 28,14% so với cùng kỳ, nguyên phụ liệu dược phẩm có kim ngạch
nhập khẩu 7 triệu USD và thức ăn gia súc đạt kim ngạch 85,9 triệu USD
Bảng 2.3 Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan về nhập khẩu hàng hóa từ Thái Lan 10 tháng năm 2014.
Đơn vị: USD
Mặt hàng
Kim ngạch nhập khẩu 10T/2014
Kim ngạch nhập khẩu 10T/2013
so với cùng kỳ (%)
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ
Linh kiện, phụ tùng ô tô 450.563.896 402.123.677 +12,05
Chất dẻo nguyên liệu 441.014.109 443.235.176 -0,50
Hàng điện gia dụng và linh kiện 428.627.206 397.286.060 +7,89
Xơ, sợi dệt các loại 104.939.141 119.557.628 -12,23
Kim loại thường khác 92.973.648 58.806.146 +58,10
Thức ăn gia súc và nguyên liệu 85.903.983 119.548.747 -28,14