1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CHI TIẾT PHƯỜNG THỚI AN, QUẬN 12, TP.HCM TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010; TẦM NHÌN SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020

93 215 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 784,09 KB

Nội dung

Để việc phát triển kinh tế-xã hội của phường hiện nay cũng như trong tương lai phù hợp với qui hoạch tổng thể định hướng phát triển KT-XH của quận, trên cơ sở phân tích, đánh giá điều ki

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ BẤT ĐỘNG SẢN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Niên khoá : 2002 - 2006

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ BẤT ĐỘNG SẢN

BỘ MÔN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

Trang 3

Với lòng biết ơn sâu sắc, Tôi xin chân thành cám ơn:

QLĐĐ & BĐS đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khoá học và truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm bổ ích giúp tôi vững bước khi ra trường

thời gian làm đề tài tốt nghiệp

Các cô, chú, anh, chị làm việc tại Phòng Tài Nguyên - Môi Trường Quận 12

đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi được thực tập tốt, cuøng tập thể sinh viên lớp Quản Lý Đất Đai khóa 28 đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập cũng như hoàn chỉnh đề tài này

Đặng Thị Thanh Lan

Trang 4

TÓM TẮT Sinh viên Đặng Thị Thanh Lan, Khoa Quản Lý Đất Đai Và Bất Động Sản, Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM Đề tài: “Quy hoạch sử dụng đất chi tiết của phường Thới

An, Quận 12, TP.HCM từ năm 2006 đến năm 2010 và tầm nhìn sử dụng đất đến năm 2020”

Giáo viên hướng dẫn: KS Đặng Quang Thịnh, KS Ngô Minh Thụy

Đề tài được thực hiện theo quy trình hướng dẫn lập quy hoạch sử dụng đất cấp xã của

Bộ Tài nguyên – Môi trường tại Quyết định số 04/2005/QĐ-BTNMT ngày 30/06/2005 về việc ban hành quy trình lập và điều chỉnh QH,KHSDĐ

Phường Thới An có diện tích tự nhiên là 518.46 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp

là 152.81 ha, diện tích đất phi nông nghiệp là 365.65 ha Phường được xác định là trung tâm hành chính của cả Quận, tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh nhưng diện tích đất nông nghiệp còn lớn nên cần phải lập QHSDĐ để có cơ sở phân bố quỹ đất đai nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH

Để việc phát triển kinh tế-xã hội của phường hiện nay cũng như trong tương lai phù hợp với qui hoạch tổng thể định hướng phát triển KT-XH của quận, trên cơ sở phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, KT-XH, hiện trạng sử dụng đất của phường, định hướng sử dụng đất

chung của quận đề tài đã xây dựng phương án QHSDĐ cho phường đến năm 2010 là: “Tổng

hợp nhu cầu chung (theo định mức sử dụng đất) và nhu cầu phát triển phường”

Phương án quy hoạch sử dụng đất phường Thới An đến năm 2010 có cơ cấu sử dụng đất như sau:

Đất nông nghiệp: 67.41 ha, chiếm 13% tổng diện tích tự nhiên Diện tích đất nông nghiệp giảm đi do chuyển sang đất ở, đất có mục đích công cộng, đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp, đất quốc phòng an ninh

Đất phi nông nghiệp: 457.05 ha, chiếm 87% tổng diện tích tự nhiên Diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên do xây dựng các dự án nhà ở, mở rộng đường giao thông, các công trình phúc lợi công cộng…

Kết quả của đề tài là: việc bố trí cơ cấu sử dụng đất trên, việc sử dụng tài nguyên đất đai hợp lý, có hiệu quả, tạo môi trường sử dụng đất bền vững, góp phần thúc đẩy nền kinh tế-xã hội của phường và của quận phát triển, nhanh chóng đưa phường trở thành trung tâm đô thị của quận

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

Lời cảm ơn

Tóm tắt

Mục lục

Danh sách các bảng, biểu đồ, sơ đồ

Danh sách các chữ viết tắt

PHẦN I : MỞ ĐẦU

I.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

I.2 MỤC ĐÍCH 2

I.3 YÊU CẦU 2

I.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3

I.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

I.6 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 3

PHẦN II : TỔNG QUAN II.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 5

II.1.1 Các khái niệm liên quan đến quy hoạch sử dụng đất 5

II.1.2 Các nguyên tắc trong quy hoạch 6

II.1.3 Quy trình thực hiện 6

II.2 LỊCH SỬ CÔNG TÁC QHSDĐ 6

II.2.1 Tình hình nghiên cứu QHSDĐ ở các nước trên thế giới 6

II.2.2 Tình hình QHSDĐ ở Việt Nam 7

II.3 CƠ SỞ PHÁP LÍ 9

II.4 CƠ SỞ THỰC TIỄN 10

PHẦN III: NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP III.1 NỘI DUNG 11

III.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU IV.1 ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN - CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG 13

IV.1.1 Điều kiện tự nhiên 13

IV.1.2 Tài nguyên thiên nhiên 14

IV.1.3 Cảnh quan môi trường 17

IV.1.4 Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường 17

IV.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 18

IV.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế 18

IV.2.2 Thực trạng xã hội 22

IV.2.3 Thực trạng phát triển đô thị 24

Trang 6

IV.2.5 Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế xã hội gây áp lực đối với đất

đai 29

IV.3 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI VÀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI 30

IV.3.1 Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai 30

IV.3.2 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai 35

IV.4 ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI 42

IV.4.1 Xác định và lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá tiềm năng đất đai phù hợp với từng loại đất, mục dích sử dụng đất 42

IV.4.2 Tiềm năng đất nông nghiệp 44

IV.4.3 Tiềm năng đất phi nông nghiệp 46

IV.5 QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 47

IV.5.1 Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất 47

IV.5.1.1 Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006-2010 47

IV.5.1.2 Phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch 49

IV.5.1.3 Phướng án quy hoạch sử dụng đất 51

IV.5.2 Lựa chọn phương án 60

IV.5.3 Bố trí quĩ đất theo phương án đã chọn 61

IV.5.4 Các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất 65

IV.5.5 Hiệu quả của phương án chọn 66

IV.5.5.1 Hiệu quả về mặt kinh tế 66

IV.5.5.2 Hiệu quả xã hội 68

IV.5.5.3 Hiệu quả môi trường 68

IV.5.6 Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất 68

IV.5.6.1 Kế hoạch sử dụng đất năm 2007 69

IV.5.6.2 Kế hoạch sử dụng đất năm 2008 70

IV.5.6.3 Kế hoạch sử dụng đất năm 2009 72

IV.5.6.4 Kế hoạch sử dụng đất năm 2010 73

IV.5.7 Các biện pháp, giải pháp tổ chức thực hiện 74

IV.6 TẦM NHÌN SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 76

IV.6.1 Tầm nhìn sử dụng đất nông nghiệp 77

IV.6.2 Tầm nhìn sử dụng đất phi nông nghiệp 76

IV.7 DỰ KIẾN CÁC KHOẢN THU CHI LIÊN QUAN ĐẾN ĐẤT ĐAI TRONG KỲ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 78

PHẦN V: KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ V.1 KẾT LUẬN 80

V.2 KIẾN NGHỊ 80

Trang 7

DANH SÁCH CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, BẢN ĐỒ

• Danh sách các bảng

Bảng IV.1 : Một số yếu tố khí hậu của phường Thới An

Bảng IV.2 : Phân loại đất đai phường Thới An

Bảng IV.3 : Giá trị sản xuất của các ngành

Bảng IV.4 : Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp

Bảng IV.5 : Diện tích, năng suất, sản lượng cây rau giai đoạn 2003-2005

Bảng IV.6 : Số lượng các loại vật nuôi

Bảng IV.7 : Giá trị sản xuất ngành công nghiệp

Bảng IV.8 : Giá trị sản xuất ngành Thương mại-Dịch vụ

Bảng IV.9 : Thống kê dân số phường Thới An đến ngày 31/06/2006

Bảng IV.10: Danh mục các dự án đang thực hiện của phường

Bảng IV.11: Danh mục các tuyến đường chính của phường

Bảng IV.12: Danh mục các trường học của phường

Bảng IV.13: Thống kê bản đồ địa chính chính quy phường Thới An

Bảng IV.14: Thống kê kết quả cấp giấy cho hộ gia đình, cá nhân

Bảng IV.15: Hiện trạng sử dụng đất phường Thới An năm 2006

Bảng IV.16: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp phường Thới An năm 2006 Bảng IV.17: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp phường Thới An 2006 Bảng IV.18: Hiện trạng sử dụng đất chuyên dùng phường Thới An năm 2006 Bảng IV.19: Hiện trạng sử dụng đất công cộng phường Thới An năm 2006 Bảng IV.20: Biến động các loại đất phường Thới An giai đoạn 2000-2006

Bảng IV.21: Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá tiềm năng đất nông nghiệp Bảng IV.22: Mô tả chất lượng các đơn vị đất đai

Bảng IV.23: Các chỉ tiêu dân số của phường Thới An

Bảng IV.24: Dân số phường Thới An đến năm 2010

Bảng IV.25: Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực

Bảng IV.26: Chỉ tiêu sử dụng đất theo phương án 1

Bảng IV.27: Danh mục các trường học sẽ nâng cấp, mở rộng

Bảng IV.28: Danh mục các trường học sẽ xây dựng mới

Bảng IV.29: Định hướng sử dụng đất y tế phường Thới An

Bảng IV.30: Cơ cấu định mức sử dụng đất đô thị

Bảng IV.31: Danh mục dự án các khu nhà ở

Bảng IV.32: Danh mục các tuyến đường sẽ mở rộng trên địa bàn phường

Bảng IV.33: Danh mục đất sản xuất kinh doanh

Bảng IV.34: Danh mục đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp

Bảng IV.35: Chỉ tiêu sử dụng đất theo phương án 2

Bảng IV.36: Tổng hợp chỉ tiêu các phương án sử dụng đất đến năm 2010

Trang 8

Bảng IV.39: Khả năng chu chuyển đất nông nghiệp

Bảng IV.40: Quy hoạch đất phi nông nghiệp đến năm 2010

Bảng IV.41: Quy hoạch sử dụng đất chuyên dùng đến năm 2010

Bảng IV.42: Tổng hợp chỉ tiêu các loại đất phường Thới An đến năm 2010 Bảng IV.43: Diện tích đất chuyển mục đích sử dụng đất đến năm 2010

Bảng IV.44: Diện tích đất cần thu hồi đến năm 2010

Bảng IV.45: Dự báo giá trị sản xuất của các ngành vào năm 2010

Bảng IV.46: Dự báo chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực TM-DV

Bảng IV.47: Kế hoạch sử dụng đất phường Thới An giai đoạn 2007-2010

Bảng IV.48: Kế hoạch sử dụng đất năm 2007

Bảng IV.49: Danh mục các dự án năm 2007

Bảng IV.50: Kế hoạch sử dụng đất năm 2008

Bảng IV.51: Danh mục các dự án năm 2008

Bảng IV.52: Kế hoạch sử dụng đất năm 2009

Bảng IV.53: Danh mục các dự án năm 2009

Bảng IV.54: Kế hoạch sử dụng đất năm 2010

Bảng IV.55: Danh mục các dự án năm 2010

• Danh sách các biểu đồ

Biểu IV.1 : Cơ cấu kinh tế phường Thới An năm 2005

Biểu IV.2 : Cơ cấu sử dụng đất phường Thới An năm 2006

Biểu IV.3 : Cơ cấu đất nông nghiệp phường Thới An năm 2006

Biểu IV.4 : Cơ cấu đất phi nông nghiệp phường Thới An năm 2006

Biểu IV.5 : Cơ cấu đất chuyên dùng phường Thới An năm 2006

• Danh sách các bản đồ

Sơ đồ vị trí phường Thới An

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất phường Thới An năm 2006

Bản đồ đất phường Thới An

Bản đồ đơn vị đất phường Thới An

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất phường Thới An đến năm 2010

Trang 9

QH,KHSDĐ : Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Trang 10

PHẦN I: MỞ ĐẦU I.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Đất đai là nguồn tài nguyên vô giá, là cơ sở không gian bố trí lực lượng sản

xuất phát triển đô thị, là đầu vào không thể thiếu của bất cứ quá trình sản xuất nào,

là tư liệu sản xuất trong lĩnh vực nông lâm nghiệp Với các đặc điểm: cố định về vị

trí, giới hạn về diện tích, vô hạn về thời gian sử dụng, tính tăng trị, tính dị biệt thì

đất đai được đánh giá là tài sản có giá trị nhất và là lĩnh vực sôi động nhất hiện nay

Để đảm bảo cho quĩ đất được ổn định, tiềm năng đất đai được phát triển, hiến pháp

nước CHXHCNVN qui định: “Nhà nước thống nhất quản lí đất đai theo qui hoạch

và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả” (Điều 6) Bên cạnh

đó, trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội hiện nay thì nhu cầu sử dụng đất đai

ngày càng tăng, đất đai càng trở nên khan hiếm và sẽ xuất hiện mâu thuẫn giữa các

mục đích sử dụng đất nhất là trong điều kiện các thành phố lớn có tốc độ đô thị hoá

cao như TPHCM Do vậy, quản lí nguồn tài nguyên đất và việc sử dụng đất một

cách có hiệu quả, tiết kiệm, bảo vệ môi trường là những việc làm cần quan tâm.Vì

thế, luật đất đai 2003 qui định công tác QH,KHSDĐ là 1 trong 13 nội dung QLNN

về đất đai (Khoản 2 điều 6)

Hiện nay, đất nước ta đang trong quá trình đổi mới, phát triển từng bước,

thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hoá nên công tác quản lí nhà nước về đất đai rất

được chú trọng Hiện nay, nước ta đang trong giai đoạn phấn đấu trở thành nước

công nghiệp nên chú trọng phát triển kinh tế xã hội, từng ngành từng lĩnh vực đều

đưa ra tiêu chí sử dụng đất cho mình nhưng quĩ đất thì có hạn nên cần phải có biện

pháp để điều hoà mối quan hệ sử dụng đất

Quận 12 là quận thuộc khu vực ngoại ô của thành phố, là quận mới, được

tách ra từ huyện Hóc Môn nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển Hiện

nay thành phố đang có những kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tạo

điều kiện phát triển và thu hẹp khoảng cách giữa quận và các quận nội ô trong

thành phố góp phần xây dựng quận thành “trung tâm Thương mại-Dịch vụ, Công

nghiệp, Văn hoá thể dục thể thao”

Trang 11

Thới An là một trong các phường có tiềm năng phát triển và tốc độ đô thị

hoá diễn ra rất nhanh Trong những năm gần đây, nền kinh tế của phường phát triển

khá mạnh, kèm theo tốc độ gia tăng dân số khá nhanh nên đã tạo ra một áp lực lớn

trong việc sử dụng đất và gây khó khăn trong vấn đề quản lí nhà nước về đất đai

Chính vì vậy, để có thể quản lí, sử dụng đất một cách khoa học hiệu quả, cân đối

được nhu cầu sử dụng đất giữa các ngành đáp ứng mục tiêu phát triển cho toàn

quận thì phường cần có một phương pháp sử dụng đất hợp lí

Xuất phát từ yêu cầu trên, được sự chấp thuận của UBND Quận 12 và sự

phân công của khoa Quản lí đất đai và bất động sản trường Đại học Nông Lâm, tôi

thực hiện đề tài: “QHSDĐ chi tiết phường Thới An, Quận 12, TP.HCM từ năm

2006 đến năm 2010 và tầm nhìn sử dụng đất đến 2020 ”

I.2 MỤC ĐÍCH

Phân bố sử dụng quỹ đất đai tiết kiệm, hợp lí, đúng mục đích, có hiệu quả,

bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái của địa phương cho những

năm trước mắt và lâu dài

Đánh giá thực trạng và tiềm năng đất đai làm cơ sở để lập phương án sử

dụng thích hợp cho mỗi loại đất đáp ứng nhu cầu kinh tế xã hội theo từng giai đoạn

của địa phương

Xác định quĩ đất , dự báo và cân đối nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, các

lĩnh vực

Xác định phương hướng QHSDĐ cho giai đoạn 2006-2020 và phân kì chi

tiết giai đoạn 2006- 2010

Phục vụ công tác quản lí đất đai trên địa bàn phường, làm căn cứ để Nhà

nước giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng của các loại đất

Tạo điều kiện thu hút đầu tư

I.3 YÊU CẦU

Thu thập đầy đủ chính xác các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ nhằm đánh

giá tình hình một cách khách quan

Trang 12

không chồng chéo ảnh hưởng đến quy hoạch của nhau, nhằm sử dụng đầy đủ, hợp lí

và có hiệu quả cao nhất mọi tài nguyên đất đai

Quy hoạch sử dụng đất phải chi tiết hoá từng đơn vị sử dụng đất và phải đáp

ứng được nhu cầu về phân bố sử dụng đất hiện tại và tương lai của các ngành

Phương án sử dụng đất phải mang tính đồng bộ khoa học hiệu quả phù hợp

với nguyện vọng của nhân dân, với các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của

phường và phải đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất của các ngành ở hiện tại cũng

như trong tương lai

Phương án sử dụng đất của phường phải phù hợp với định hướng phát triển

kinh tế xã hội và phải chi tiết hoá được QHSDĐ của quận và của thành phố

Phương án sử dụng đất phải điều hoà giữa lợi ích về kinh tế xã hội và môi

trường

I.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Qui trình xây dựng phương án qui hoạch sử dụng đất

Các điều kiện tự nhiên, các qui luật phát triển kinh tế xã hội, các điều kiện về

cơ sở hạ tầng, các đối tượng sử dụng đất

Tình hình quản lí và sử dụng đất trong các năm qua

I.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Không gian: toàn bộ diện tích tự nhiên của phường theo bản đồ ranh giới

hành chính 364

Thời gian: 5 tháng

• Nghiên cứu ngoại nghiệp: 2 tháng (học tập kinh nghiệm làm việc, thu

thập tài liệu số liệu bản đồ có liên quan)

• Nghiên cứu nội nghiệp: 3 tháng (xử lí số liệu, xây dựng hệ thống bản đồ,

viết báo cáo tổng hợp)

I.6 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài khi được thực hiện sẽ tạo cơ sở để thống nhất quản lí nhà nước về đất

đai Công tác quản lí nhà nước về đất đai được thực hiện thông qua các hoạt động

như: giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cấp

Trang 13

GCNQSDĐ…Ngoài ra, còn là cơ sở để giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về

đất đai

Khi phương án sử dụng đất được chấp nhận, UBND sẽ có các căn cứ để sử

dụng đất cũng như bố trí các công trình, dự án nhằm mục tiêu phát triển kinh tế xã

hội của phường

Trang 14

PHẦN II: TỔNG QUAN II.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN

II.1.1 Các khái niệm liên quan đến quy hoạch sử dụng đất

Đất là lớp vỏ tơi xốp của bề mặt quả đất và được giới hạn ở độ sâu 1.5m kể

từ mặt đất Đất có các thành phần cơ bản, thành phần vô cơ và thành phần hữu cơ;

các thành phần này quyết định một thuộc tính quan trọng của đất là độ phì Đất là

một trong những hợp phần của đất đai, nghiên cứu về đất chính là nghiên cứu chất

lượng của đất đai

Đất đai: là vùng không gian đặc trưng được xác định trong đó bao gồm điều

kiện về thổ quyển, thuỷ quyển, thạch quyển, sinh quyển, khí quyển Đất đai còn bao

gồm hoạt động quản trị của con người từ quá khứ dẫn tới hiện tại và triển vọng

trong tương lai Đất là một hợp phần trong đất đai, tuy nhiên là một hợp phần quan

trọng chủ yếu để đánh giá chất lượng đất đai Do đó muốn nghiên cứu đất đai thì

không thể thiếu nghiên cứu về đất

Quy hoạch: là việc xác định một trật tự nhất định bằng những hoạt động

phân bổ, bố trí sắp xếp và tổ chức

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: là hệ thống các biện pháp kinh tế, kĩ thuật

và pháp chế của nhà nước về tổ chức sử dụng đất đai đầy đủ hợp lí khoa học và

hiệu quả cao nhất thông qua việc phân bổ quĩ đất đai và tổ chức sử dụng đất như tư

liệu sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất, bảo

vệ tài nguyên môi trường

QHSDĐ cấp xã là quy hoạch vi mô thể hiện chi tiết đến từng thửa đất, là

khâu cuối cùng của hệ thống QHSDĐ, được xây dựng dựa trên khung chung các chỉ

tiêu định hướng sử dụng đất đai của Huyện Mặt khác, QHSDĐ cấp xã còn là cơ sở

để chỉnh lý QHSDĐ của cấp vĩ mô Kết quả của QHSDĐ là căn cứ để giao đất, cấp

GCNQSDĐ cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định lâu dài, để tiến

hành khoanh vùng đổi ruộng nhằm thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh

cũng như các dự án cụ thể

Trang 15

II.1.2 Các nguyên tắc trong quy hoạch

Chính sách: là căn cứ chủ đạo QHSDĐ phải được căn cứ và chi tiết hoá các

chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về đất đai

Hệ thống: QHSDĐ phải được lập theo 5 cấp: toàn quốc, tỉnh, huyện, xã, khu

kinh tế khu công nghệ cao và QHSDĐ của cấp dưới phải được lập dựa theo

QHSDĐ của cấp trên

Khả biến: là QHSDĐ có khả năng thay đổi

Dân chủ đại chúng: phải được thể hiện xuyên suốt trong quá trình lập qui

hoạch

Triệt để, tiết kiệm và hiệu quả: phân bố cân đối triệt để quĩ đất cho đến năm

đầu ra của vùng qui hoạch, sử dụng các loại đất gắn với đầu tư các công trình đặc

biệt là phát triền cơ sở hạ tầng và phải đạt hiệu quả về kinh tế xã hội môi trường

II.1.3 Qui trình thực hiện: 6 bước theo “Quyết định 04/2005/QĐ-BTNMT về việc

ban hành quy trình lập và điều chỉnh QH,KHSDĐ ngày 30/06/2005

Bước 1: Công tác chuẩn bị

Bước 2: Điều tra thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ

Bước 3: Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, hiện trạng sử dụng đất

và tiềm năng đất đai

Bước 4: Xây dựng và lựa chọn phương án QHSDĐ chi tiết

Bước 5: Xây dựng kế hoạch sử dụng đất chi tiết kì đầu

Bước 6: Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp, hoàn chỉnh tài liệu

QH,KHSDĐ chi tiết; trình thông qua, xét duyệt và công bố QH,KHSDĐ chi tiết

II.2 LỊCH SỬ CÔNG TÁC QHSDĐ

II.2.1 Tình hình nghiên cứu QHSDĐ ở các nước trên thế giới

Ở các nước tư bản phát triển như Anh, Pháp, Mĩ, Nhật… và gần hơn là các

nước Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore, Malaysia… đã hoàn thiện các qui

phạm áp dụng vào công tác đánh giá qui hoạch

Ở Liên Xô: hệ thống qui hoạch ra đời sớm và đã không ngừng phát triển cho

Trang 16

Tổ chức lương nông thế giới (FAO) đã soạn thảo và hướng dẫn nội dung,

trình tự thực hiện QHSDĐ gồm 10 bước:

1 Xây dựng mục tiêu và đề cương

2 Tổ chức và xây dựng kế hoạch thực hiện

3.Tổ chức điều tra nhanh, phân tích xác định lợi thế và hạn chế chính

4 Lựa chọn sơ bộ các giải pháp có triển vọng

5 Đánh giá mức độ thích nghi đất đai

6 Đánh giá các phương án

7 Lựa chọn các giải pháp tốt nhất

8 Soạn thảo QHSDĐ

9 Thực hiện QHSDĐ

10.Theo dõi và sữa đổiQHSDĐ

II.2.2 Tình hình QHSDĐ ở Việt Nam

II.2.2.1 Thời kì trước 1975

Do Bộ Nông Trường thực hiện nhưng chưa có tính pháp lí và chưa có khái

niệm qui hoạch đất đai ở miền Nam Việt Nam, chỉ có dự án qui hoạch phát triển

kinh tế hậu chiến

Hạn chế: qui hoạch chủ yếu phục vụ mục đích hoạt động sản xuất nông-lâm

của các nông trường và các hợp tác xã sản xuất

II.2.2.2 Thời kì 1975-1978

Do Uỷ Ban phân vùng kinh tế nông lâm nghiệp trung ương thực hiện Đối

tượng qui hoạch chủ yếu là đất nông nghiệp, lâm nghiệp

Trang 17

-Kết quả đánh giá các nguồn lực và xây dựng phương án qui hoạch không có tính khả thi cao vì thiếu tài liệu điều tra cơ bản

-Không tính toán được nguồn vốn đầu tư nên tính khả thi không cao

-Có tính toán vốn đầu tư trong phương án qui hoạch

-Lần đầu tiên có báo cáo dành riêng cho QHSDĐ

Hạn chế: chỉ chú trọng qui hoạch từ cấp Huyện trở lên, riêng qui hoạch cấp

xã chưa được đề cập đến

II.2.2.4 Thời kì 1987-1993

Luật đất đai 1987 đã dành một số điều khoảng về công tác lập-thẩm định-phê

duyệt qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai

Tổng cục quản lí ruộng đất ban hành thông tư 106/QH-KH/RĐ ngày

15/04/1991 về việc hướng dẫn công tác lập QH,KHSDĐ đến cấp xã

Cả nước đã trải qua giai đoạn qui hoạch rầm rộ trước đó nên qui hoạch mới

trong thời kì này là chưa cần thiết

Hạn chế: phương pháp luận chưa chặc chẽ do tính khả thi về mặt thực tiễn và

pháp lí chưa cao

Trang 18

II.2.2.5 Thời kì 1993-2004

QHKHSDĐ là một trong bảy nội dung QLNN về đất đai

Chính phủ ban hành nghị định 68/CP chỉ đạo công tác lập QH,KHSDĐ và

tổng cục Địa Chính cũng ban hành 2 thông tư 1814, 1842 hướng dẫn công tác lập

QH,KHSDĐ

II.2.2.6 Thời kì sau năm 2004

QHSDĐ là một trong 13 nội dung QLNN về đất đai

QHSDĐ được thực hiện theo thông tư 30, quyết định 04, quyết định 10 của

Kế hoạch số 4595/UB-ĐT ngày 6/8/2004 của UBND TPHCM về việc triển

khai thực hiện QHKHSDĐ trên địa bàn thành phố

Công văn số 5460/TNMT-KTTH ngày 30/8/2004 của Sở TN-MT TPHCM

hướng dẫn thực hiện kế hoạch số 4595/UB_ĐT của UBND TPHCM

Quyết định 10/2005/QĐ-BTNMT ngày 14/10/2005 về việc ban hành định

mức kinh tế kĩ thuật lập và điều chỉnh QH,KHSDĐ

Quyết định 04/2005/QĐ-BTNMT ngày 30/06/2005 về việc ban hành quy

trình lập và điều chỉnh QH,KHSDĐ

Thông tư 04/2006/TT-BTNMT ngày 22/05/2006 hướng dẫn phương pháp

tính đơn giá dự toán, xây dựng dự toán kinh phí thực hiện lập và điều chỉnh

QH,KHSDĐ

Trang 19

Qui phạm thành lập bản đồ HTSDĐ

II.4 CƠ SỞ THỰC TIỄN

Đồ án điều chỉnh qui hoạch tổng thể mặt bằng TPHCM đến 2020 đã được

thủ tướng chính phủ phê duyệt tại quyết định số 123/1998/QĐ-TTg ngày 10/7/98

Quy hoạch sử dụng đất TP.Hồ Chí Minh đến năm 2010 đã được Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1060/2004/QĐ-TTg, và Kế hoạch sử dụng

đất đai 5 năm (2001 – 2005) TP.Hồ Chí Minh đã được Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt tại quyết định số 844/2004/QĐ-TTg

Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến 2010 của Quận 12

Các loại quy hoạch chuyên ngành: Quy hoạch giáo dục, quy hoạch giao

thông, quy hoạch xây dựng, quy hoạch khu dân cư…

Báo cáo của Đảng bộ phường Thới An tại đại hội lần thứ IX nhiệm kì

2006-2010

Phương hướng phát triển kinh tế xã hội của phường Thới An (giai đoạn

2006-2010)

Các loại tài liệu, số liệu, BĐHTSDĐ của phường năm 2006, bản đồ đất toàn

quận, tình hình biến động đất đai qua các năm

Kết quả thống kê đất đai năm 2006 của phường

Trang 20

PHẦN III: NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

III.1 NỘI DUNG

1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi

trường

2 Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế-xã hội

3 Đánh giá tình hình quản lí nhà nước về đất đai và hiện trạng sử dụng đất

4 Đánh giá tiềm năng đất đai và sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất so

với tiềm năng đất đai, so với xu hướng phát triển kinh tế-xã hội, khoa học- công

nghệ

5 Quy hoạch sử dụng đất:

- Xác định mục tiêu, phương hướng sử dụng đất trong kì qui hoạch

- Xây dựng các phương án qui hoạch sử dụng đất

- Lựa chọn phương án qui hoạch sử dụng đất hợp lí

- Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất và bố trí quỹ đất theo phương án chọn

- Xác định hiệu quả của phương án chọn

- Phân kì qui hoạch

- Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện QH,KHSDĐ

6 Tầm nhìn sử dụng đất đến năm 2020

7 Dự toán thu chi ngân sách trong kỳ kế hoạch

III.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

III.2.1 Phương pháp thống kê

Thống kê gồm 2 loại: thống kê tuyệt đối và thống kê tương đối, được sử

dụng để biểu thị qui mô của một tổng thể hay để biểu thị quan hệ so sánh giữa hai

chỉ tiêu

Trang 21

III.2.2 Phương pháp điều tra

Điều tra là thu thập những tài liệu có liên quan, khảo sát thực địa, đối soát

với những tài liệu thu thập được để kịp thời bổ sung chỉnh sửa, thu thập ý kiến của

người dân làm cơ sở để đưa ra các phương án qui hoạch

III.2.3 Phương pháp dự báo

Dự báo là tính toán để đưa ra các chỉ tiêu trong tương lai, phương pháp này

được sử dụng để để dự báo dân số, dự báo nhu cầu sử dụng đất,dự báo chu chuyển

các loại đất từ hiện trạng đến năm định hình qui hoạch

III.2.4 Phương pháp định mức

Sử dụng các tiêu chuẩn định mức được tổng hợp và xử lí thông qua nhiều

mẫu thực tế kết hợp với dự báo đưa ra diện tích các loại đất mang tính qui ước

trong tương lai, nghiên cứu các chỉ tiêu sử dụng đất hiện trạng tại địa phương,

nghiên cứu các định mức của nhà nước Trên cơ sở này thiết lập một định mức phù

hợp với thực tế của địa phương để tính toán qui hoạch

III.2.5 Phương pháp đánh giá đất đai theo FAO

Là phương pháp trung gian không thể thiếu , dùng để phân tích các đặc điểm

của địa phương nhằm đánh giá tiềm năng đất đai, đánh giá khả năng thích nghi của

từng đơn vị đất đai đối với từng loại hình sử dụng đất và đề xuất loại hình sử dụng

đất hợp lí nhất

III.2.6 Phương pháp công cụ GIS

Là phương pháp trung gian quan trọng, thông qua các phần mềm chuyên

dụng để xây dựng cơ sở dữ liệu không gian và thuộc tính, được sử dụng để phân

tích không gian, biên tập xuất vẽ hệ thống bản đồ chuyên đề phục vụ quản lí sử

dụng đất

III.2.7 Phương pháp phân tích

Dùng để tổng hợp các số liệu thu thập được và nhằm đánh giá đúng tiềm

Trang 22

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU IV.1 ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

- CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG

IV.1.1 Điều kiện tự nhiên

IV.1.1.1 Vị trí địa lý

Phường Thới An được thành lập theo Nghị định số 03/CP ngày 06/01/1997

của Chính phủ trên cơ sở tách ra từ xã Tân Thới Hiệp - huyện Hóc Môn và chính

thức đi vào hoạt động vào ngày 01/04/1997 Trên địa bàn phường có 2 tuyến đường

quan trọng đi ngang qua là quốc lộ 1A và đường Lê Văn Khương tạo điều kiện

thuận lợi cho việc giao lưu và phát triển kinh tế xã hội địa phương

Địa giới hành chính phường như sau:

- Phía Đông giáp : phường Thạnh Xuân - Quận 12

- Phía Tây giáp : phường Tân Thới Hiệp và Hiệp Thành - Quận 12

- Phía Nam giáp : phường 13 - Quận Gò Vấp

- Phía Bắc giáp : xã Đông Thạnh - Huyện Hóc Môn

Xét về vị trí địa lí, phường có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội, là

cửa ngõ nối liền các vùng ven ngoại thành với nội ô của thành phố Trong tương

lai, phường sẽ có khả năng trở thành trung tâm kinh tế-xã hội của quận

IV.1.1.2 Địa hình - Địa mạo

Thới An là một trong bảy phường nằm ở phía Tây rạch Bến Cát, địa hình

cao, sức chịu nén tốt Khu vực này rất thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển các

công trình có qui mô lớn như: cụm công nghiệp địa phương, khu công nghiệp tập

Trang 23

trung, khu thương mại và các khu nhà ở mật độ cao; chi phí đầu tư cho các công

trình hạ tầng kĩ thuật, hạ tầng xã hội thấp như giao thông, trường học, trạm y tế

Với nền địa hình tốt, vững chắc, tương đối bằng phẳng, độ cao nền trung bình từ

1-1.2m, độ dốc từ 0 – 3o; Thới An sẽ trở thành khu vực lí tưởng để bố trí nhiều dự án

đầu tư

IV.1.1.3 Khí hậu

Phường Thới An có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhiệt độ trung bình

năm 28oC, với hai mùa mưa nắng rõ rệt Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô

từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Độ ẩm trung bình 72%, ít có thiên tai, nên rất thuận

lợi cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp

Hướng gió chủ yếu là Đông Nam và Tây Nam, tốc độ gió trung bình là 3 m/s,

gió mạnh nhất là 22,6 m/s, đổi chiều theo mùa

Bảng IV.1: Một số yếu tố khí hậu của phường Thới An

STT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị

1 Nhiệt độ trung bình năm o C 28

2 Số giờ chiếu sáng trong ngày h 6 - 6.5

3 Lượng mưa trung bình năm mm 1.983

4 Lượng bốc hơi bình quân năm mm 1.339

5 Độ ẩm không khí trung bình năm % 77

(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Tân Sơn Nhất)

Biên độ nhiệt giao động nhiệt giữa ngày và đêm từ 5o-10 oC Độ ẩm biến thiên

theo mùa, tỷ lệ nghịch với chế độ nhiệt Số ngày mưa bình quân hàng năm là 159

ngày Số giờ chiếu sáng trong năm trung bình đạt 1203 giờ Bức xạ mặt trời trung bình

hàng năm là 118 Kcal/cm2/tháng

IV.1.1.4 Thuỷ văn

Toàn phường có 31.62 ha đất sông suối và mặt nước chuyên dùng, chiếm 6.1%

tổng diện tích tự nhiên Phường được bao bọc bởi 2 hệ thống sông: Đá Hán, Bến

Thượng và kênh Lê Thị Riêng, rạch Bến Cát phân bố dàn trải trên địa bàn phường

Rạch Bến Cát có chiều dài khoảng 7500m, đầu nguồn nối liền với kênh Trần

Quang Cơ, sau đó đổ vào sông Bến Thượng, từ đây chảy ra sông Sài Gòn

Trang 24

Mật độ sông rạch dày đặc, lượng nước phong phú, tốc độ dòng chảy ổn định là

điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp và sản xuất

IV.1.2 Tài nguyên thiên nhiên

IV.1.2.1 Tài nguyên đất

Từ bản đồ thổ nhưỡng TPHCM, tiến hành xác định ranh giới và đối soát

từng vùng thì trên địa bàn phường có các nhóm đất chính sau:

(a) Nhóm đất vàng nâu feralit trên phù sa cổ

Đất này có thành phần cơ giới nặng, tầng đất trung bình và dày, thoát nước

tốt, hình thái phẩu diện tương đối đồng nhất, cấu trúc khá tốt và bền Ngoài ra, loại

đất này có phản ứng chua, độ no bazơ và dung tích thấp, thích hợp với cây trồng

cạn, cây ăn quả và cây công nghiệp nhưng cần quan tâm chống xói mòn, bảo vệ đất,

giữ ẩm, bón cân đối các loại phân khoáng kết hợp với phân hữu cơ phù hợp với môi

trường sinh thái và yêu cầu của cây

Nhóm đất này có diện tích 21.3128 ha, chiếm 4.11 % tổng diện tích tự nhiên

(b) Nhóm đất xám: có 2 loại

Đất xám có tầng loang lỗ: diện tích khá lớn 146.5382 ha, chiếm 28.26 %

diện tích đất toàn phường Đất này có thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, độ

xốp trung bình < 40 %, phẩu diện đất thường có tầng kết von đá ong ở độ sâu hơn

50 cm, đất nghèo các chất dinh dưỡng tổng số và dễ tiêu, thích hợp để trồng 1 vụ

lúa, 1 vụ màu hoặc trồng 2 vụ màu, cây công nghiệp ngắn ngày nhưng cần lưu ý

ngăn chặn nước chảy tràn bờ vì dễ dẫn đến thoái hoá bạc màu

Đất xám điển hình : chiếm diện tích ít 1.0380 ha Đất có thành phần cơ giới

nhẹ, tỉ trọng 2.65-2.70 g/cm3, độ ẩm héo cây 5-7 %, phản ứng của đất chua vừa đến

rất chua, nghèo cation kiềm trao đổi, độ no bazơ và dung tích hấp thu thấp, hàm

lượng mùn tầng đất mặt nghèo Đất này thích hợp với nhu cầu sinh trưởng, phát

triển của nhiều cây trồng cạn như khoai lang, sắn, đậu, rau quả, lúa cạn, cây ăn

quả…

(c) Nhóm đất phèn

Trang 25

Bảng IV.2: Phân loại đất đai phường Thới An

STT hiệu Ký Tên Việt Nam hiệu Ký Tên theo FAO- UNESCO tích (ha) Diện Cơ cấu (%)

1 Sp Đất phèn tiềm tàng, phèn trung bình FLtp Proto-thionic Fluvisols 343.76 61.03

2 Xl Đất xám có tầng loang lỗ Acp Plintic Acrisols 151.30 28.26

3 X Đất xám điển hình Ach Haplic Acrisols 1.10 0.21

4 Fx Đất vàng nâu feralit trên phù sa cổ FRx Xanthic Ferralsols 22.30 4.11

Đại bộ phận các loại đất trên địa bàn phường là đất phèn tiềm tàng, phèn

trung bình với qui mô diện tích lớn 316.4346 ha, chiếm 61.03 ha Loại đất này có

hàm lượng mùn khá cao, hữu cơ cao, trị số pH thấp (thường < 3.5, thích hợp để

trồng khoai mỡ ,điều, dứa, tràm…

IV.1.2.2 Tài nguyên nước

(a) Nguồn nước mặt:

Nguồn nước mặt chủ yếu của phường do hệ thống sông Đá Hàn, sông Bến

Thượng, kênh Lê Thị Riêng và rạch Bến Thượng cung cấp Đây là hệ thống nước

chính của vùng nông nghiệp Thới An, tuy nhiên nguồn nước mặt này chưa được sử

dụng triệt để

(b) Nguồn nước ngầm:

Nguồn nước ngầm mang đặc tính chung của nguồn nước ngầm thành phố có

độ sâu từ 30-100 m nhưng phổ biến từ 20-50 m đóng vai trò quan trọng trong việc

cung cấp nước sinh hoạt sản xuất cho một bộ phận lớn dân cư và các cơ sở trên địa

bàn, với các tầng chứa nước:

+ Nước thuỷ cấp tầng mặt: Nguồn nước này có độ sâu từ 0-10m, đặc

tính là có mặt thoáng tự do, không áp và nhận nước bổ sung từ nước mưa thấm

xuống trực tiếp

+ Nước ngầm tầng một: Có ở độ sâu phổ biến từ 20-60m, áp lực yếu,

nước được bổ sung từ tầng mặt qua các cửa sổ địa chất và từ sông rạch qua mặt cắt

ngang tầng cát, sạn

Trang 26

+ Nguồn nước ngầm tầng hai: Hiện diện ở độ sâu từ 60 đến hơn

100m, áp lực cao, trữ lượng nước dồi dào, nguồn nước sạch nên được sử dụng

nhiều

Trong những năm gần đây nguồn nước bị ô nhiễm do nước thải sinh hoạt và

chất thải xí nghiệp trên địa bàn phường cũng như các vùng lân cận đã làm ảnh

hưởng đến vùng sản xuất nông nghiệp của phường Ngoài ra, bãi rác Đông

Thạnh-huyện Hóc Môn cũng là mối đe doạ nghiêm trọng đến mạch nước ngầm

IV.1.3 Cảnh quan môi trường

Hiện nay, công viên cây xanh chưa được qui hoạch nên phát triển chủ yếu

theo hướng tự phát, cục bộ hoặc theo qui hoạch của từng công trình riêng lẽ hoặc

các vườn cây do dân tự làm Thảm xanh phân bố chưa hợp lí và việc phát triển

thảm xanh công cộng chưa được quan tâm đầu tư phát triển

Vấn đề thu gom và xử lí rác: lượng rác thải trên địa bàn phường khá nhiều

Viêc tổ chức thu gom rác tại các chợ còn kém, hiện nay chỉ có thể thực hiện ở

những nơi có mật độ dân cư cao và các khu thương mại Hiện tượng vứt rác ra

đường còn khá phổ biến ở nhiều hộ dân Việc tập trung rác để vận chuyển còn tuỳ

tiện, việc xử lí rác chưa được coi trọng làm cho môi trường càng bị ô nhiễm nặng

Nhà vệ sinh công cộng mới chỉ có ở các chợ và khu dân cư qui mô lớn, còn

lại đa số không có Việc xây dựng nhà vệ sinh trong các hộ gia đình chưa có sự

hướng dẫn của cơ quan chức năng nên tùy tiện tự phát

IV.1.4 Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh

quan môi trường

IV.1.4.1 Lợi thế

Phường có vị trí thuận lợi, tiếp giáp với hệ thống sông rất thích hợp cho phát

triển du lịch sinh thái, hình thành các khu biệt thự khu nhà vườn kết hợp giữa phát

triển du lịch và nuôi trồng các loại sản phẩm có giá trị kinh tế cao như cây cảnh, cá

kiểng

Trang 27

Phường nằm trong khu vực năng động, thuận lợi cho việc giao lưu, buôn

bán, trao đổi hàng hoá với các khu vực thương mại lớn và là cửa ngõ thông thương

giữa nội ô trung tâm thành phố với các huyện vùng ven

Điều kiện khí hậu, địa hình rất thích hợp cho các hoạt động sản xuất, đầu tư

phát triển công trình, dự án

IV.1.4.2 Hạn chế

Một phần nguồn nước mặt bị ô nhiễm làm ảnh hưởng đến đời sống một bộ

phận dân cư sống gần sông, làm mất vẻ đẹp mĩ quan đô thị

Nhiều kênh, mương nước nhỏ phân bố dàn trải đòi hỏi cần nhiều nguồn vốn

đầu tư cho hệ thống thoát nước nếu không sẽ bị ô nhiễm

Những năm gần đây, tình hình khí hậu thời tiết diễn biến phức tạp làm ảnh

hưởng đến việc sản xuất nông nghiệp của nông dân trên địa bàn

IV.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

IV.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế

IV.2.1.1 Khái quát tăng trưởng kinh tế

Bảng IV.3: Giá trị sản xuất của các ngành

Đơn vị tính : triệu đồng

Số tuyệt đối Tốc độ tăng (%) Các ngành kinh tế

2002 2003 2004 2005 2003 2004 2005 Bình quân

Nông nghiệp (Khu vực I) 970 883 877 872 0.91 0.99 0.99 0.96

Công nghiệp-TTCN (Khu vực II) 2589 3259 3818 4423 1.26 1.17 1.16 1.19

Thương mại-Dịch vụ (Khu vực III) 425 447 534 634 1.05 1.19 1.19 1.14

Tổng số 3984 4589 5229 5929 3.22 3.35 3.34 3.29

(Nguồn : UBND phường Thới An)

Kinh tế trên địa bàn phường trong những năm qua tăng trưởng không đều

Năm 2003 tốc độ tăng giá trị sản xuất là 3.22%, năm 2004 đạt tốc độ tăng trưởng

3.35% và năm 2005 ước tính tăng 3.34% Tốc độ tăng bình quân ước tính là 3.29 %

/năm Tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn phường phụ thuộc nhiều vào ngành

Trang 28

IV.2.1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm qua, diện tích đất nông nghiệp đã giảm nhưng giá trị kinh

tế nông nghiệp vẫn được nâng lên đáng kể thông qua việc ứng dụng khoa học kĩ

thuật, chuyển đổi cây trồng vật nuôi phù hợp Ngoài ra, nông dân còn phát triển

thêm các mô hình chăn nuôi cá thịt, cá kiểng, gà công nghiệp và chim cút, tuy

không phát triển cao nhưng đã góp phần đa dạng hoá ngành nghề chăn nuôi tại địa

phương

Bên cạnh đó, Phường tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và các hộ

kinh doanh đầu tư nhiều ngành nghề mới như: cơ khí, vật liệu xây dựng, gỗ gia

dụng xuất khẩu, may xuất khẩu… Tình hình phát triển các ngành nghề TMDV ngày

càng tăng Kết quả đó khẳng định hướng chuyển dịch kinh tế của phường “Từng

bước giảm dần diện tích đất nông nghiệp, chú trọng phát triển các ngành nghề

TMDV và TTCN” là đúng

Năm 2005, tỉ trọng khu vực kinh tế nông nghiệp (khu vực I) chiếm 14.71 %

tổng giá trị sản lượng, khu vực kinh tế công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp (khu vực

II) là 74.60 % và còn lại 10.69 % là của khu vực thương mại-dịch vụ (khu vực III)

Biểu IV.1: Cơ cấu kinh tế phường Thới An năm 2005

Hiện nay, cơ cấu kinh tế của phường là: Thương mại, dịch vụ - công nghiệp, tiểu

thủ công nghiệp – nông nghiệp

IV.2.1.3 Thực trạng phát triển các ngành

(a) Khu vực kinh tế nông nghiệp

Vị trí vai trò ngành nông nghiệp trong tổng thể kinh tế trên địa bàn: là một

phường đang trong quá trình đô thị hoá, vị trí của ngành nông nghiệp ngày càng

hạn chế và mang tính chất là bước đệm trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế

14.71%

74.60%

10.69%

Khu vực I Khu vực II Khu vực III

Trang 29

Duy trì sự phát triển của ngành nông nghiệp trong giai đoạn trước mắt góp phần

giảm áp lực chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang các ngành khác

Bảng IV.4: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp

Đơn vị tính: triệu đồng

2003 2004 2005 Lĩnh vực

Giá trị Tỉ lệ (%) Giá trị Tỉ lệ (%) Giá trị Tỉ lệ (%)

(Nguồn: UBND phường)

Giá trị sản xuất: hoạt động sản xuất nông nghiệp giảm mạnh theo tốc độ đô

thị hoá Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp trong năm qua giảm đáng kể và trong

nội bộ ngành cũng diễn ra sự chuyển dịch cơ cấu: chăn nuôi có xu hướng gia tăng

trong khi trồng trọt giảm xuống

i Trồng trọt

Diện tích đất gieo trồng giảm do thực hiện đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế

cùng với các dự án được duyệt đã và đang tiến hành san lấp mặt bằng, dẫn đến giá

trị ngành trồng trọt giảm (từ 343 triệu đồng năm 2003 còn 296 triệu đồng năm

2005)

Giá trị ngành trồng trọt thu được chủ yếu từ cây rau, cây bông kiểng

Bảng IV.5: Diện tích, năng suất, sản lượng cây rau giai đoạn 2003-2005

Năm Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Năng suất (tấn/ha)

(Nguồn : UBND phường)

Trong xu thế đô thị hoá ngày càng nhanh, việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng

diễn ra khá rõ nét và theo chiều hướng tốt Hiện nay, phường đã xác định được

mhóm cây trồng chủ yếu tạo ra giá trị kinh tế cao là hoa kiểng và cây rau sạch

Trang 30

trồng, kĩ thuật canh tác được chuyển giao đến nông dân, và đã tổ chức nhiều lớp tập

huấn và tham quan các mô hình đạt hiệu quả trong nghề trồng hoa kiểng

ii Chăn nuôi

Sản phẩm chăn nuôi chủ yếu là bò sữa, heo, gia cầm

Bảng IV.6: Số lượng các loại vật nuôi

(Nguồn:UBND phường)

Hiện nay trên địa bàn phường số lượng các loại vật nuôi giảm do giá thức ăn

tăng cao, các nguồn thức ăn như cỏ rơm ngày càng khan hiếm vì diện tích đất trồng

bị thu hẹp Mặc dù lượng sữa bò tươi vẫn được các trạm trung chuyển thu mua hết

và công ty cũng đã tăng thêm 400 đồng/kg nâng giá thu mua sữa lên 3900 đồng/kg

nhưng số lượng vẫn giảm Chăn nuôi heo chủ yếu ở qui mô hộ gia đình và do ảnh

hưởng của quá trình đô thị hóa vấn đề ô nhiễm môi trường nên đàn heo ngày càng

giảm Song song với việc phát triển đàn gia súc, gia cầm hiện có, hiện nay đang

phát triển mô hình bồ câu thả lồng, nuôi cá kiểng, cá thịt, cá giống khá hiệu quả

nhưng qui mô còn thấp

(b) Khu vực công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp

Vị trí của ngành công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn đối với sự

phát triển kinh tế của phường: ngành công nghiệp-TTCN có vị trí vô cùng quan

trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội Giá trị sản xuất của ngành chiếm tỉ trọng

khá cao so với các ngành kinh tế khác và đây được xem là một trong những ngành

quan trọng thu hút lao động ngành nông nghiệp trong những giai đoạn tới

Giá trị sản xuất: công nghiệp trên địa bàn phường lệ thuộc rất lớn vào ngành

sản xuất thực phẩm và đồ uống nên khi các sản phẩm này gặp khó khăn trong tiêu

thụ lập tức tác động xấu đến tốc độ tăng trưởng của ngành

Bảng IV.7: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp

Trang 31

2003 2004 2005 Lĩnh vực

Giá trị Tỉ lệ (%) Giá trị Tỉ lệ (%) Giá trị Tỉ lệ (%)

Sản xuất thực phẩm-đồ uống 2474 75.91 3088 80.88 3511 79.38

Sản xuất khác 785 24.09 730 19.12 912 20.62

Tổng số 3259 100 3818 100 4423 100

(Nguồn : UBND phường)

Công nghiệp trên địa bàn phường, xét về thành phần kinh tế, là doanh nghiệp có

vốn đầu tư nước ngoài với qui mô lớn như nhà máy bia Việt Nam, công ty nước giải

khát quốc tế (IBC) Tính đến nay phường có 61 doanh nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 80

cơ sở Hiện nay các cơ sở sản xuất công nghịêp-TTCN có xu hướng phân bố vào các

cụm công nghiệp và khu công nghiệp tập trung Tân Thới Hiệp

(c) Khu vực thương mại-dịch vụ

Qui mô khu vực thương mại dịch vụ trên địa bàn còn khá thấp Hầu hết các cơ

sở thương mại có qui mô nhỏ, kinh doanh gia đình, chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng

tại chỗ Các loại hình dịch vụ có khả năng thu hút khách từ nơi khác đến như du lịch

chưa phát triển Sự gia tăng về dân số, các cơ sở sản xuất kinh doanh có tác dụng thúc

đẩy sự tăng trưởng các loại dịch vụ như ăn uống, khách sạn, phòng trọ Doanh thu ăn

uống gia tăng đáng kể trong những năm qua và tỷ trọng loại hình này ngày càng tăng

Bảng IV.8: Giá trị sản xuất ngành Thương mại-Dịch vụ

Đơn vị tính : triệu đồng

(Nguồn : UBND phường)

Trong giai đoạn tới, dân số tăng nhanh và mức sống dân cư dự kiến cũng tăng

đáng kể Mặt khác, xét về vị trí, phường tiếp giáp với khu công nghiệp tập trung Tân

Thới Hiệp - nơi có khả năng thu hút một bộ phận lớn đầu tư mới cũng như tiếp nhận di

dời các doanh nghiệp từ nơi khác đến Đây là những yếu tố quan trọng góp phần tăng

trưởng khu vực thương mại dịch vụ trong những năm sắp tới

2003 2004 2005 Lĩnh vực

Giá trị Tỉ lệ (%) Giá trị Tỉ lệ (%) Giá trị Tỉ lệ (%)

Thương mại 360 80.54 406 76.03 491 77.44

Dịch vụ 86 19.46 128 23.97 143 22.56

Tổng số 447 100 534 100 634 100

Trang 32

IV.2.2 Thực trạng xã hội

IV.2.2.1 Dân số, lao động

(a) Dân số

Dân số của phường tăng khá nhanh trong thời gian qua, chủ yếu là do dân nhập

cư Mức tăng trưởng cơ học này khá cao là do một phần lao động ở các khu vực lân

cận đến tìm kiếm việc làm và do chính sách giãn dân ở các quận trung tâm nên kéo

theo các hộ gia đình mới đến định cư

Ảnh hưởng của sự gia tăng dân số đối với sự phát triển kinh tế xã hội:

+ Dân số tăng nhanh sẽ tạo ra nguồn lao động ngày càng lớn , đây là một trong những yếu tố nội lực cơ bản quan trọng nhất góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế

địa phương

+ Dân số tăng nhanh trong khi hệ thống hạ tầng kĩ thuật - xã hội còn thấp kém chưa kịp đáp ứng nhu cầu về nhà ở, đi lại, học hành, chăm sóc sức khoẻ, đào tạo

nghề của người dân

+ Sự chuyển dịch cơ cấu dân số từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp diễn ra càng mạnh, tình trạng nhập cư ngày càng tăng dẫn đến việc quản lí dân cư trên

địa bàn trở nên phức tạp hơn, phát sinh nhiều điểm nóng về trật tự xã hội, ô nhiễm môi

trường và giải quyết việc làm

Bảng IV.9: Thống kê dân số phường Thới An đến ngày 31/06/2006

Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng

Bình quân số người một hộ Người/hộ 4.5

Tỉ lệ tăng tự nhiên % 1.22

Tỉ lệ tăng cơ học (dự báo) % 8.63

(Nguồn: UBND phường)

(b) Lao động:

Phần lớn dân số nằm trong độ tuổi lao động Dân số trong độ tuổi lao động là

11.209 người, chiếm 62.08% tổng dân số Dân số ngoài tuổi lao động chiếm 37.92%

Trang 33

trong đó từ 10-18 tuổi chiếm 17.14%, đây là lực lượng có thể bổ sung vào lực lượng

lao động của phường nhất là lao động trong các hộ gia đình

Lao động trên địa bàn chủ yếu là lao động trẻ Lao động trong độ tuổi lao

động chiếm tỉ trọng lớn Trong những năm qua không có sự biến động về cơ cấu

lao động đang làm việc và lao động dự trữ, tuy nhiên có sự chuyển dịch lao động

khá rõ nét giữa các ngành kinh tế Lao động nông nghiệp đang xu hướng giảm, lao

động công nghiệp và dịch vụ xu hướng tăng lên, điều này phù hợp với xu hướng

của một phường đô thị

IV.2.2.2 Việc làm, thu nhập

Sự phát triển kinh tế trong thời gian qua đạt mức tăng trưởng khá cao nhưng

các ngành kinh tế chưa có khả năng thu hút hết lao động trên địa bàn Nhiều chỗ

làm mới được hình thành nhưng vẫn còn ít so với nhu cầu tìm kiếm việc làm Trình

độ văn hoá và chuyên môn của người lao động hiện nay cũng là trở ngại lớn để làm

việc tại các xí nghiệp

Thu nhập bình quân của người lao động phụ thuộc vào tay nghề nhưng vẫn

còn ở mức thấp 600-700 ngàn đồng/tháng

IV.2.3 Thực trạng phát triển đô thị

Để xây dựng phường trung tâm, đến nay các khu qui hoạch dự kiến vẫn được

quan tâm cân nhắc và phát triển ổn định Thành phố và Quận đã thuận chủ trương

cho 22 dự án đầu tư với tổng diện tích 125.6 ha được các nhà đầu tư triển khai

thuận lợi, đặc biệt là vị trí các công trình công ích được quản lí tốt không để bị lấn

chiếm hay vi phạm qui hoạch

Trong những năm qua tốc độ tăng dân số bình quân khá cao nhưng khả năng

đáp ứng cho sự gia tăng đó chưa được đáp ứng nên phần lớn dân cư phát triển theo

hướng tự phát Đa số dân cư xây dựng nhà ở không theo qui hoạch và tiêu chuẩn

xây dựng hoặc xây dựng trái phép Điều này đã gây hệ quả nghiêm trọng trong việc

qui hoạch đô thị Nhiều khu dân cư mới hình thành nhưng không có cơ sở hạ tầng

Trang 34

trường Tình trạng xây dựng tự phát có nguy cơ hình thành khu nhà ổ chuột mới,

nhiều dự án phát triển khu dân cư mới qui mô lớn chậm triển khai

Bên cạnh đó, công tác quản lý đô thị còn mang tính chủ quan chưa phù hợp

với thực tế và chưa được điều chỉnh kịp thời nên tính khả thi chưa cao, chưa thật sự

tạo sức thuyết phục và đồng thuận trong nhân dân Cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhất là

hạ tầng giao thông còn nhiều hạn chế, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh

doanh đặc biệt là trong khâu lưu thông và ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trên địa

bàn Tốc độ đầu tư hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển đô thị

hoá, tiến độ thực hiện các công trình xây dựng cơ bản, các dự án đầu tư còn chậm

chất lượng chưa cao

IV.2.4 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

IV.2.4.1 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

(a) Xây dựng cơ bản

Hiện nay các công trình xây dựng cơ bản đang được đầu tư và từng bước

hoàn thiện Các dự án đã và đang được triển khai thực hiện nhằm hoàn thiện hệ

thống cơ sở hạ tầng

Bảng IV.10: Danh mục các dự án đang thực hiện của phường

1 Khu thương mại-dịch vụ Thới An Các tổ công tác đang tiến hành kiểm kê khảo sát hiện trạng 4 hộ không đồng ý bồi thường để giải toả

2 Trung tâm hành chính quận Đã tiến hành khởi công xây dựng

3 Đường Lê Thị Riêng Ban quản lí dự án quận 12 đã xét duyệt được 205/355 hồ sơ đền bù giải toả, đạt 57.74%

4 Trường tiểu học Thới An Ban quản lí dự án quận 12 đã kết hợp phường xác minh hiện trạng nguồn gốc tạo lập nhà, đất được 14 hộ

5 Đường TA 14 Đã khởi công và đang thực hiện thi công công trình

(Nguồn UBND phường)

(b) Giao thông

Hệ thống mạng lưới giao thông trên địa bàn đủ đáp ứng cho nhu cầu đi lại

nhưng chất lượng chưa được đảm bảo Trên địa bàn phường hiện có 3 tuyến đường

giao thông chính là quốc lộ 1A (do thành phố quản lí), Lê Văn Khương và Lê Đức

Trang 35

Thọ (do quận quản lí) đã được nhựa hoá hoàn chỉnh và phục vụ tốt cho nhu cầu đi

lại Đường Lê Thị Riêng đang được tiến hành mở rộng, nâng cấp để có thể thực

hiện tốt chức năng nối kết toàn phường Hệ thống các đường nội bộ chủ yếu là

đường cấp phối, đường đất đang được đề xuất nâng cấp trong tương lai để phục vụ

cho việc phát triển các khu dân cư Ngoài ra, mạng lưới đường giao thông trong nội

bộ khu dân cư cũng dần được hoàn chỉnh

Bảng IV.11: Danh mục các tuyến đường chính của phường

Chiều rộng (m)

Diện tích (ha)

1 Quốc lộ Quốc lộ 1A Cầu Bến Cát Cầu vượt Tân Thới

Hiệp Nhựa

Thành

2 Tỉnh lộ Khương Lê Văn Cầu Dừa Cầu vượt Tân Thới

Hiệp Nhựa Quận 3650 20 7,3

3 Tỉnh lộ Lê Đức Thọ Cầu Trường Đai Cầu vượt Tân Thới

4 Huyện lộ Lê Thị Riêng Công ty Tân Nhã Vinh Đường TA 13 Nhựa Quận 2325 15 3,49

5 Đường nội bộ TA 13 Đường Lê Thị Riêng Đường TA 32 Đất, sỏi đỏ Phường 330 8 0,26

6 Đường nội bộ TA 21 Lê Văn Đường

Khương

Đường Lê Thị Riêng Đất, sỏi đỏ Phường 640 8 0,50

7 Đường nội bộ TA 32 Lê Văn Đường

Khương

Đường

TA-TX 01 Nhựa Phường 2100 8 1,68

8 Đường nội bộ TA 14 Văn Khương Đường Lê Đường TA 32 Nhựa Phường 220 10 0,22

9 Đường nội bộ TA 09 Lê Văn Đường

Đất, sỏi

đỏ Phường 1040 10 1,04

12 Đường thôn xóm đường nội Các tuyến

Trang 36

(c) Hệ thống cấp, thoát nước

i Cấp nước:

Trên các tuyến đường chính đã có hệ thống ống cấp nước của thành phố

nhưng đa số dân cư trên địa bàn phường vẫn sử dụng nước giếng khoan để sinh

hoạt sản xuất

ii Thoát nước:

Hiện nay, việc thoát nước mưa và nước sinh hoạt chủ yếu theo mương rạch

Hệ thống cống thoát nước chỉ có ở các tuyến đường chính, các tuyến đường khác

chưa có nên vào mùa mưa mặt đường bị đọng nước và gây cản trở cho việc đi lại

Ngoài ra, việc san lấp mặt bằng xây dựng nhà ở không theo qui hoạch đã dẫn đến

tình trạng ngập úng khi mưa lớn

(d) Hệ thống điện và chiếu sáng

i Hệ thống điện :

Phường được cung cấp điện từ trạm biến áp Hóc Môn theo lưới điện phân

phối 15 KV Nhìn chung, mạng lưới điện đã phủ kín toàn phường và đáp ứng đủ

nhu cầu sử dụng của người dân Tình trạng lưới điện được xem ở mức trên trung

bình do trong 10 năm trở lại đây quận đã đầu tư xây dựng và phát triển cải tạo hệ

thống điện khá tốt

Tốc độ gia tăng phụ tải nhanh nên xảy ra tình trạng quá tải Trạm và lưới hạ

thế khá tốt nhưng quá trình đô thị hoá nhanh nên sẽ có nguy cơ xảy ra tình trạng

câu móc chằng chịt Hiện nay trên toàn phường đã phủ kín hệ thống điện và tất cả

các hộ dân đều được sử dụng điện

ii Hệ thống chiếu sáng:

Hệ thống chiếu sáng còn kém phát triển, chưa đáp ứng đủ nhu cầu Hiện nay

chỉ trên các trục lộ chính mới có hệ thống chiếu sáng Một vài đường nội bộ trong

khu dân cư cũng được trang bị nhưng rất rời rạc chưa phục vụ tốt cho việc đi lại

vào buổi tối

(e) Bưu chính viễn thông

Trang 37

Nhu cầu sử dụng điện thoại trong những năm gần đây tăng nhanh, bình quân

gần 6 máy/100 dân Trên các trục lộ chính đều có hệ thống điện thoại công cộng,

bán kính phục vụ trung bình 1.5-2 km Tuy nhiên, mạng lưới điện thoại hiện nay

còn thưa nên chưa thể đáp ứng hết nhu cầu sử dụng của người dân ngày càng cao

IV.2.4.2 Cơ sở hạ tầng xã hội

(a) Giáo dục

Phường đã thực hiện tốt công tác vận động trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo đạt từ

98% trở lên, riêng trẻ 6 tuổi vào lớp 1 và học sinh tốt nghiệp tiểu học vào lớp 6 đạt

100% Tỉ lệ học sinh lên lớp và học sinh tốt nghiệp tiểu học hàng năm đạt trên

99% Năm 2002, hoàn thành công tác phổ cập giáo dục bậc THCS và đến 2004

hoàn thành công tác phổ cập bậc THPT, duy trì việc dạy và học của 12 lớp phổ cập

với 171 học sinh

Hiện nay trên địa bàn phường có 3 trường mẫu giáo, 3 trường tiểu học, 1

trường tin học, 1 trường kĩ thuật giao thông vận tải, 1 trường sát hạch lái xe Diện

tích đất dành cho giáo dục khá lớn với 15.8258 ha chiếm 3.05% tổng diện tích tự

nhiên

Tổng số học sinh hệ mầm non và hệ tiểu học của phường trong năm học

2005-2006 là 2340 tăng 4.29% so với năm học trước, tổng số phòng học là 52

phòng

Nhìn chung, mạng lưới trường lớp chưa đáp ứng đủ nhu cầu học tập của học

sinh Sĩ số học sinh bình quân trên lớp vượt quá mức qui chuẩn Bình quân diện

tích cho 1 học sinh chỉ đạt 3.4 m2 trong khi qui chuẩn là 6 m2/học sinh Toàn

phường không có lớp học ca 3 và phường cũng đang từng bước thực hiện chế độ

học 2 buổi/ngày

Bảng IV.12 : Danh mục các trường học của phường

STT Tên trường Diện tích (ha) Số phòng

Trang 38

5 Tiểu học Thới An III 0.05 5

Hiện nay, phường có 1 trạm y tế với diện tích là 931.2 m2 với 2 giường bệnh

và 5 cán bộ (trong đó có 1 bác sĩ, 1 y tá, 2 điều dưỡng và 1 hộ lý) được trang bị đầy

đủ các dụng cụ khám chữa bệnh và tiểu phẩu Ngoài ra trên địa bàn còn có một số

phòng khám tư nhân, có thể phục vụ công tác khám chữa bệnh ban đầu cho nhân

dân

Các chỉ tiêu về dịch vụ y tế: trong năm, trạm y tế đã tổ chức khám chữa bệnh

cho 18.299 lượt người đạt 124.78%, tiêm chủng mở rộng được 2.034 trẻ, tiêm

chủng đủ 6 loại bệnh được 293 trẻ, tổ chức uống Vitamin A cho 1203 trẻ và cho trẻ

dưới 5 tuổi đi uống sa bin ngừa bại liệt được 1945/1414 trẻ đạt 137.55%

(c) Văn hóa - Thể dục thể thao

Phường đã được trang bị 1 trạm phát thanh Ngoài ra còn có 1 sân vận động

với 12.501 m2 ở khu phố 2A Các hoạt động văn hoá như đêm hội văn hoá, văn

nghệ “mừng Đảng, mừng Xuân”, Đại hội TDTT được tổ chức thường xuyên hằng

năm nhằm nâng cao mức hưởng thụ văn hoá cho người dân với nhiều loại hình

phong phú đa dạng Phường thường xuyên tổ chức các hoạt động thông tin tuyên

truyền các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước góp phần hoàn thành nhiệm

vụ chính trị xã hội

Nguồn kinh phí đầu tư để xây dựng các công trình phục vụ hoạt động TDTT

chưa có, chỉ có kinh phí hoạt động chuyên môn Tuy nhiên, phường cũng đã vận

động được một nguồn kinh phí khá ổn định để thực hiện việc xã hội hoá hoạt động

văn hoá TDTT

Trang 39

IV.2.5 Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế xã hội gây áp lực đối với

đất đai

IV.2.5.1 Thuận lợi

Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng đóng góp của khu

vực III và giảm tỉ trọng khu vực I Sự chuyển biến này phù hợp với quan điểm phát

triển kinh tế - xã hội chung của quận và thuận lợi để xây dựng phường đô thị trong

thời gian tới

Nguồn lao động hiện trạng dồi dào, có trình độ và tay nghề cao Lực lượng

lao động dự trữ lớn, đang được đào tào một cách có hệ thống

Cơ sở hạ tầng đang được đầu tư xây dựng, nhất là hệ thống giao thông đang

được đặt lên vị trí hàng đầu Đây là chìa khoá để phát triển kinh tế - xã hội và ổn

định dân cư trên địa bàn

IV.2.5.2 Khó khăn

Dân số ngày càng tăng làm gia tăng áp lực giải quyết việc làm Ngoài ra,

việc gia tăng dân số sẽ dẫn đến sự phát triển các khu dân cư, nhưng trong thời gian

qua việc phát triển trên vượt ra ngoaì sự kiểm soát của chính quyền địa phương nên

gây khó khăn cho việc phát triển đô thị theo qui hoạch trong tương lai

Cơ sở hạ tầng đã được đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát

triển kinh tế-xã hội trên địa bàn Hệ thống giao thông vừa thiếu về mạng lưới vừa

kém về chất lượng, hệ thống trường lớp chưa đủ về số lượng và chưa đáp ứng được

chất lượng Đây là 2 yếu tố hàng đầu của sự phát triển, điều này gây nhiều trở ngại

cho sự phát triển trong thời gian tới

Vấn đề ô nhiễm môi trường đã ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực phát triển

nông nghiệp, và về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ dân cư

Việc chậm triển khai các dự án đã được xác định gây ra những khó khăn

trong phát triển kinh tế và sinh hoạt của một bộ phận dân cư

Trang 40

IV.3 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI VÀ

HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

IV.3.1 Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai

Tại Khoản 2 Điều 6, Luật đất đai năm 2003 quy định 13 nội dung quản lý

nhà nước về đất đai Việc phân tích đánh giá công tác quản lí được thực hiện theo

các nội dung chính sau:

IV.3.1.1 Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai

và tổ chức thực hiện các văn bản

Để thực hiện Luật Ðất đai năm 2003, UBND Phường tổ chức triển khai các văn

bản quy phạm pháp luật của Quận, Thành phố, Trung ương và ban hành các văn bản

thuộc thẩm quyền

IV.3.1.2 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính,

lập bản đồ hành chính

Thành phố đã cho thực hiện Chỉ thị 364-CT ngày 6/11/1991 của Chủ tịch

Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về giải quyết những tranh chấp

đất liên quan đến địa giới hành chính các cấp tỉnh, huyện, xã Về cơ bản đã hoàn

chỉnh bộ hồ sơ địa giới hành chính các cấp

Vào năm 2000, toàn phường có tổng diện tích tự nhiên là 518.38 ha Đến

năm 2005, diện tích tự nhiên là 518.46 ha do tiến hành đo đạc lại theo địa giới

chính xác hơn

Bản đồ hành chính cấp phường đã được xây dựng lưu trữ, quản lý sử dụng

theo đúng quy định pháp luật và có tỷ lệ 1/5.000, 1/2.000, 1/1.000

IV.3.1.3 Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ

hiện trạng sử dụng đất, bản đồ địa hình

(a) Về khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất

Ngày đăng: 27/02/2019, 09:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Tài nguyên-Môi trường. “Kí hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỷ lệ 1: 1000, 1 : 2000, 1: 5000, 1 : 10000, 1 : 25000, 1 : 50000, 1 : 100000, 1 : 250000, 1 : 1000000 (tạm thời) ”, nhà xuất bản bản đồ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kí hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỷ lệ 1: 1000, 1 : 2000, 1: 5000, 1 : 10000, 1 : 25000, 1 : 50000, 1 : 100000, 1 : 250000, 1 : 1000000 (tạm thời)
Nhà XB: nhà xuất bản bản đồ
2. Đoàn Công Quỳ, trường Đại học Nông Nghiệp I. “Giáo trình quy hoạch sử dụng đất ” xuất bản năm 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quy hoạch sử dụng đất
3. Hội khoa học đất Việt Nam. “ Đất Việt Nam ”, nhà xuất bản Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đất Việt Nam
Nhà XB: nhà xuất bản Nông nghiệp
4. KS. Phan Văn Tự, trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh “Bài giảng môn quy hoạch sử dụng đất” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng môn quy hoạch sử dụng đất
5. Nguyễn Thành Vũ. “ Luận văn tốt nghiệp: Quy hoạch sử dụng đất đai xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ, TP.HCM thời kỳ 2005 – 2010 ” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận văn tốt nghiệp: Quy hoạch sử dụng đất đai xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ, TP.HCM thời kỳ 2005 – 2010
6. PGS. PTS. Đào Châu Thu - PGS.PTS. Nguyễn Khang, trường Đại Học Nông nghiệp I Hà Nội. “Giáo trình Đánh giá đất” xuất bản năm 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Đánh giá đất
7. TS. Đào Thị Gọn, trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh “Bài giảng môn quy hoạch sử dụng đất” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng môn quy hoạch sử dụng đất
8. Tổng cục địa chính. “Hội nghị tập huấn công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất” (Đà nẵng 22-26/10/1998) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội nghị tập huấn công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
9. Viện nghiên cứu địa chính-Bộ TN-MT, Trung tâm nghiên cứu chính sách pháp luật đất đai. “Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ cán bộ địa chính”, nhà xuất bản Tư pháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ cán bộ địa chính
Nhà XB: nhà xuất bản Tư pháp

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w