Kết quả thí nghiệm Hủy đỉnh sinh trưởng của cây dứa khi cây dứa có 10 lá thì số chồi thân thu được nhiều nhất 9,7 chồi/cây, trọng lượng chồi khi tách khỏi cây mẹ thấp nhất 6,4 g.. Thí
Trang 1KHOA NÔNG HỌC
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH GIỐNG DỨA QUEEN MAURITIUS -
GU044 (Ananas comosus (Linn.) Merr.)
Ngành: NÔNG HỌC Niên khóa: 2009 - 2013 Sinh viên thực hiện: ĐOÀN HỒNG NHI
Tp Hồ Chí Minh, tháng 8/ 2013
Trang 2NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH GIỐNG DỨA QUEEN MAURITIUS
GU044 (Ananas comosus (Linn.) Merr.)
TS Nguyễn Trịnh Nhất Hằng
Tp Hồ Chí Minh, tháng 8/ 2013
Trang 3LỜI CẢM TẠ Chân thành cảm ơn:
- ThS Thái Nguyễn Diễm Hương đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp từ lúc định hướng đề tài cho đến khi hoàn thành bài luận văn cuối khoá
- Ban Chủ Nhiệm Khoa Nông Học đã tạo điều kiện cho tôi được thực hiện đề tài cuối khoá Quý thầy cô trong khoa Nông học trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh đã tận tình dạy bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm trong suốt quá trình tôi học tại trường
- TS: Nguyễn Trịnh Nhất Hằng Trưởng bộ môn Kỹ Thuật Canh Tác của Viện Nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam đã hết lòng giúp đỡ tôi thực trong quá trình thực hiện đề tài
- Những thành viên trong Bộ môn Kỹ Thuật Canh Tác của Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt cho tôi những kinh nghiệm thực tiễn quý báu
- Tập thể Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam đã tạo mọi đều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp tại Viện
Tp Hồ Chí Minh, tháng 8/ 2013
Đoàn Hồng Nhi
Trang 4TÓM TẮT
ĐOÀN HỒNG NHI, sinh viên Khoa Nông học, trường đại học Nông Lâm Tp
Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2013
Đề tài: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống vô tính giống dứa
Queen Mauritius – GU044 (Ananas comosus (Linn.)Merr.) Với sự hướng dẫn của
ThS Thái Nguyễn Diễm Hương và TS.Nguyễn Trịnh Nhất Hằng Đề tài thực hiện từ 11/3/2013 đến 31/7/2013, bao gồm những nội dung chính sau:
Nội dung 1: Khảo sát ảnh hưởng của thời điểm hủy đỉnh sinh trưởng đến khả năng ra chồi thân của giống dứa Queen GU044 bằng biện pháp huỷ đỉnh sinh trưởng Thí nghiệm được bố trí theo khối đầy đủ ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức và 5 lần lặp lại Các nghiệm thức lần lượt là: NT1 (Cây dứa có 10 lá), NT2 (Cây dứa có 15 lá), NT3 (Cây dứa có 20 lá), NT4 (Cây dứa có 25 lá)
Kết quả thí nghiệm
Hủy đỉnh sinh trưởng của cây dứa khi cây dứa có 10 lá thì số chồi thân thu được nhiều nhất 9,7 chồi/cây, trọng lượng chồi khi tách khỏi cây mẹ thấp nhất 6,4 g Hủy đỉnh sinh trưởng khi cây dứa có 25 lá có số chồi thấp nhất 5,6 chồi/cây, trọng lượng chồi khi tách khỏi cây mẹ cao nhất 17,4 g
Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của các loại hoá chất với các mức nồng độ khác nhau đến khả năng ra chồi cuống của giống dứa Queen GU044
Thí nghiệm được bố trí theo khối đầy đủ ngẫu nhiên với 6 nghiệm thức, 4 lần lặp lại
Trang 5- NT6: Xử lý Ethephon nồng độ 6 ml/l
Tiến hành xử lý hóa chất khi cây dứa vào đƣợc 11 tháng tuổi Khi xử lý hóa chất cho cây dứa bằng CaC2 liều lƣợng 5 g/l cho số chồi cuống lớn nhất là (5,5 chồi/cây), trong khi sử dụng Ethephon liều lƣợng 4 ml/l có số chồi cuống thấp nhất là (1,5 chồi/cây) Chiều dài cuống hoa dài nhất khi cây dứa đƣợc xử lý bằng CaC2 liều lƣợng 15 g/l và thấp nhất khi cây dứa đƣợc xử lý bằng Ethephon với liều lƣợng 6 ml/l
Trang 6MỤC LỤC
Trang Trang tựa
LỜI CẢM TẠ i
TÓM TẮT ii
MỤC LỤC iv
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH x
Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục lục 2
1.3 Yêu cầu 2
1.4 Giới hạn đề tài 2
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Giới thiệu cây dứa 3
2.1.1 Nguồn gốc và phân loại dứa 3
2.1.2 Tình hình sản xuất dứa 5
2.1.3 Đặc điểm thực vật học 7
2.1.4 Yêu cầu ngoại cảnh 9
2.2 Kỹ thuật trồng dứa 11
2.2.1 Chuẩn bị đất trồng dứa 11
2.2.2 Vật liệu trồng dứa 11
Trang 72.2.3 Thời vụ trồng dứa 12
2.2.4 Mật độ trồng dứa 12
2.2.5 Chăm sóc 13
2.2.6 Xử lý ra hoa 15
2.2.7 Tỉa chồi 18
2.2.8 Bảo vệ thực vật 19
2.3 Nhân giống dứa 21
2.3.1 Quy trình nhân giống dứa 21
2.3.2 Một số biện pháp nhân giống dứa 22
2.4 Một số hóa chất dùng trong thí nghiệm 23
2.4.1 Canxi cacbua 23
2.4.2 Ethephon 24
Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
3.1 Điều kiện nghiên cứu 26
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 26
3.1.2 Điều kiện thí nghiệm 26
3.2 Phương pháp nghiên cứu 26
3.2.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của tuổi cây đến khả năng ra chồi thân của giống dứa Queen GU044 khi hủy đỉnh sinh trưởng 26
3.2.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của các loại hóa chất đến khả năng ra chồi cuống của giống dứa Queen GU044 khi xử lý ra hoa 28
3.3 Xử lý số liệu 31
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 32
Trang 84.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của tuổi cây đến khả năng ra chồi thân của
giống dứa Queen GU044 khi pháp huỷ đỉnh sinh trưởng 32
4.1.1 Ảnh hưởng của tuổi cây đến thời gian xuất hiện chồi thân và thời gian tách chồi thân của giống dứa Queen GU044 32
4.1.2 Ảnh hưởng của tuổi cây đến số chồi thu được qua các tháng 33
4.1.3 Ảnh hưởng của tuổi cây đến sinh trưởng của chồi dứa 34
4.1.3.1 Ảnh hưởng của tuổi cây đến tăng trưởng chiều cao chồi thân 34
4.1.3.2 Ảnh hưởng của tuổi cây đến tăng trưởng số lá trên chồi thân 35
4.1.4 Ảnh hưởng của tuổi cây đến chất lượng của chồi thân 37
4.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của các loại hoá chất đến khả năng ra hoa đối với giống dứa Queen GU044 38
4.2.1 Ảnh hưởng của các loại hóa chất với liều lượng khác nhau đến thời gian ra hoa và các đặc tính của hoa trên giống dứa GU044 38
4.2.2 Ảnh hưởng của các loại hóa chất với liều lượng khác nhau đến khả năng ra chồi cuống của giống dứa Queen GU044 39
4.2.3 Ảnh hưởng của các loại hóa chất với những liều lượng khác nhau đến sự sinh trưởng của chồi cuống 40
4.3 Thảo luận chung 42
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 44
5.1 Kết luận 44
5.1.1 Thí nghiệm 1 44
5.1.2 Thí nghiệm 2 44
5.2 Đề nghị 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
Trang 9THÍ NGHIỆM 1 48
THÍ NGHIỆM 2 51
PHỤ LỤC THỐNG KÊ 52
THÍ NGHIỆM 1 52
THÍ NGHIỆM 2 65
Trang 11DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Các thành phần dinh dưỡng có trong quả dứa 5
Bảng 2.2: Diện tích và sản lượng dứa của một số nước năm 2008 6
Bảng 3.1: Đặc điểm cây làm thí nghiệm 30
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của thời điểm hủy đỉnh sinh trưởng đến thời gian xuất hiện chồi thân và thời gian tách chồi thân của các nghiệm thức 33
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của thời điểm hủy đỉnh sinh trưởng đến số lượng chồi thân qua thời gian theo dõi 34
Bảng 4.3: Tốc độ tăng trưởng chiều cao của chồi thân trên cây mẹ 36
Bảng 4.4: Tốc độ ra lá của chồi trên thân cây mẹ 37
Bảng 4.5: Chất lượng chồi thân khi tách khỏi cây mẹ 38
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của các loại hoá chất đến khả năng ra hoa của cây dứa 39
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của các loại hoá chất với những liều lượng khác nhau đến khả năng ra chồi cuống của giống dứa Queen GU044 41
Bảng 4.8: Tốc độ tăng trưởng chiều cao của chồi cuống 42
Bảng 4.9: Tốc độ ra lá của chồi cuống 43
Trang 12DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 28
Hình 3.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 31
Hình 4.1 Diễn biến tăng trưởng chiều cao chồi thân ở các nghiệm thức 35
Hình 4.2: Diễn biến tăng trưởng số lá của chồi thân .37
Hình 1: Chồi thân sau khi huỷ đỉnh sinh trưởng 40 ngày 50
Hình 2: Chiều cao chồi thân sau khi huỷ đỉnh sinh trưởng 50 ngày 50
Hình 3: Chồi thân sau khi tách khỏi cây mẹ 50
Hình 4: Phát hoa 30 ngày say khi xử lý 51
Hình 5: Chồi cuống vừa mới xuất hiện 51
Hình 6: Chồi cuống10 ngày sau khi xuất hiện 51
Hình 7: Chồi cuống 20 ngày sau khi xuất hiện 51
Hình 8: Chồi cuống 30 ngày sau khi xuất hiện 51
Hình 9: Chồi cuống 40 ngày sau khi xuất hiện 51
Trang 13Chương 1
GIỚI THIỆU CHUNG 1.1 Đặt vấn đề
Dứa Queen (Ananas comosus L.) hay còn được gọi là khóm, là cây ăn quả
nhiệt đới, có nguồn gốc từ vùng Nam Mỹ (Brazil, Achentina, Paragoay) Tổng sản lượng trên thế giới là 21.582.237 tấn (FAO, 2011) với diện tích trồng dứa là 920.536
ha Dứa được trồng ở hầu hết các nước nhiệt đới và một số nước cận nhiệt đới có mùa đông tương đối ẩm như đảo Hawaii và đảo Đài Loan Các nước trồng nhiều dứa là Philippines, Thái Lan, Malaysia, Hawai, Brazil, Mêhicô, Cuba, Úc, Nam phi
Theo Nguyễn Văn Kế, (2008) ở Việt Nam cây dứa Queen đã được canh tác lâu đời, cách nay hơn 100 năm, trên vùng đất phèn đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) Giống dứa Tây hay dứa Queen được người Pháp đưa đến trồng đầu tiên ở Trại canh nông Thanh Ba năm 1913 sau đó được trồng ở các trại Phú Hộ, Tuyên Quang, Âu Lâu, Đào Giả
Từ nguồn giống nhập nội, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam thực hiện việc khảo nghiệm và đánh giá Kết quả đã thu được giống dứa Queen có tên là Mauritius (GU044) có nguồn gốc từ Pháp có khả năng thích nghi với điều kiện địa phương, năng suất cao và phẩm chất tốt, có triển vọng phục vụ cho sản xuất
Giống dứa Mauritius (GU044) là giống mới được tuyển chọn nên cần tiếp tục thực hiện các thí nghiệm về khảo nghiệm, biện pháp canh tác, xây dựng mô hình sản xuất trên quy mô lớn Để rút ngắn thời gian khảo nghiệm, nhanh chóng đưa giống dứa mới ra sản xuất phải nhân nhanh một lượng lớn con giống và cũng cần phải tìm ra biện pháp nhân nhanh giống dứa này để áp dụng trên ruộng sàn xuất
Vì vậy, được sự chấp thuận của khoa Nông học trường Đại học Nông Lâm Tp HCM với sự hướng dẫn của ThS Thái Nguyễn Diễm Hương và TS Nguyễn Trịnh
Trang 14Nhất Hằng, đề tài “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống vô tính giống
dứa Queen Mauritius GU044 (Ananas comosus (Linn.) Merr.)” được tiến hành
đủ tiêu chuẩn con giống xuất vườn
Giống Mauritius (GU044) trồng trong thí nghiệm, là giống dứa nhập nội mới được khảo nghiệm thành công, chưa có các khuyến cáo về biện pháp kỹ thuật thích hợp trong quá trình thực hiện thí nghiệm
Thí nghiệm thực hiện tại Viện Nghiên Cứu cây ăn quả Miền Nam, Long Định, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, trên loại đất phù sa trung tính nên không phản ánh được các đặc tính của giống trên các loại đất khác nhau của ĐBSCL, đặc biệt là trên loại đất bị nhiễm phèn (pH 4 - 4,5) thuận lợi cho sự phát triển của cây dứa
Trang 15Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Giới thiệu cây dứa
2.1.1 Phân loại cây dứa
Theo Ưng Định (1977), cây dứa được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1493 khi Chirstophe Colomb vừa đổ bộ xuống quần đảo mà ông phát hiện
Theo Đường Hồng Dật (2003), cây dứa có nguồn gốc ở Nam Mỹ, chủ yếu ở miền Nam Braxin, miền Bắc Achentina và Paragoay
Dứa thuộc họ Bromeliaceae, chi Ananas Các giống dứa đang được trồng trọt hiện nay thuộc loài Ananas comosus (Linn.) Merr Loài này được chia thành 7 nhóm
trong đó có 3 nhóm chính là: nhóm dứa Cayenne, nhóm dứa Queen (còn gọi là dứa hoàng hậu), và nhóm dứa Spanish (Còn gọi là dứa Tây Ban Nha)
Nhóm dứa Cayenne: Lá dài, phần lớn không có gai, một số ít có gai ở đầu chóp
lá, phiến lá dày, lòng phiến lá sâu Hoa có màu xanh nhạt hơi đỏ Quả có hình trụ, mắt rất nông Quả có vỏ mỏng rất dễ thối khi vận chuyển đi xa
Nhóm dứa Queen: Lá hẹp cứng, có nhiều gai ở mép lá Mặt trong của lá có 3 đường vân trắng hình răng cưa chạy song song dọc theo phiến lá Quả có nhiều mắt, mắt nhỏ và lồi, cứng vì vậy tương đối dễ vận chuyển Thịt quả vàng, ít nước vị thơm hấp dẫn thích hợp để ăn tươi
Nhóm dứa Spanish: Lá mềm dài, mép lá cong hơi ngả về phía lưng Thịt quả có màu vàng trắng không đều, mắt sâu, vị hơi chua, chồi cuống nhiều (Đường Hồng Dật, 2003)
Giá trị của cây dứa:
Thành phần dinh dưỡng trong quả dứa
Trang 16Bảng 2.1: Các thành phần dinh dưỡng có trong quả dứa
Nguồn: Phạm Văn Duệ, 2005
Các công dụng khác của cây dứa:
Trong nước dứa còn có chứa men Bromelin có tác dụng phân hủy protein làm kích thích tiêu hóa Trong quả dứa có 60 % ăn được
Dứa được trồng chủ yếu để lấy quả Quả dứa chủ yếu để chế biến thành sản phẩm đóng hộp: dứa cắt khoanh đóng hộp, nước dứa hộp, hay các sản phẩm khác như làm siro, rượu, nước giả khát hay dùng để trích axit citric, men bromeline… Ngoài ra việc xuất khẩu dứa tươi cũng khá quan trọng
- Các phụ phẩm khác của quả dứa cũng được sử dụng:
Chế biến thức ăn gia súc: Sau khi được ép lấy nước, bã quả dứa được dùng để chế biến thức ăn gia súc Thân cây dứa có chứa tinh bột cũng là một nguồn thức ăn tốt cho gia súc
Bromelin (Proteaz dứa) lấy được từ thân cây dứa và nước cốt quả dứa đông lạnh Bromelin là những enzim có tác dụng phân hủy protein, thường được dùng trong chế biến rượu bia và làm mềm thịt
Trang 17 Bột giấy: thân và lá dứa có thể đƣợc dùng làm bột giấy rất tốt
Phân hữu cơ: Xác bã dứa sau khi chế biến đƣợc ủ khoảng một năm có chứa 1,27
% N, 0,09 % P2O5 và 0,18 % K2O là một nguồn cung cấp phân hữu cơ tốt Ngoài ra sau một vụ mùa có thể cày bừa để nghiền nát thân, lá dứa, trộn thêm vôi và chôn vào đất để cung cấp chất hữu cơ cho đất (Chu Thị Thơm và Phan Thị Lài, 2005)
685.805 319.130 2.278.566 2.491.974 2.209.336 900.000 470.000 1.305.800 1.402.060 1.624.568
Nguồn FAOSTAT, 2008
Khoảng thời gian 1980-1991 sản lƣợng dứa toàn thế giới tăng không đáng kể, châu Á chiếm 60 % sản lƣợng Năm 1994 sản lƣợng dứa toàn thế giới là 11.947 triệu tấn (Trần Thế Tục và Vũ Mạnh Hải, 2002)
Năm 2011, trên thế giới có 920.536 ha trồng dứa với sản lƣợng đạt 21.582.237 tấn Trong đó châu Á là nơi có diện tích trồng dứa lớn nhất 406.100 ha, tiếp đến là châu Phi 279.482 ha, diện tích thấp nhất là ở châu Âu 258 ha Sản lƣợng dứa nhiều nhất ở châu Á 3.880.755 tấn, tiếp đến là châu Mỹ 7.989.145 tấn (FAO, 2011)
Trang 18Về sản lượng dứa: Năm 1993 cả nước là 260.509 tấn (Trần Thế Tục và Vũ Mạnh Hải, 2002)
Năm 2011, diện tích trồng dứa trong cả nước là 38.854 ha, đạt sản lượng 533.384 tấn (FAO, 2011)
Theo Bộ Tài nguyên và môi trường Việt Nam thì diện tích trồng dứa ở tỉnh Tiền Giang năm 2005 đã đạt trên 8.600 ha, có 8/13 xã, thị trấn trồng được dứa, diện tích tập trung ở các xã như Mỹ Phước, Thạnh Mỹ, Tân Hoà Tây, Phước Lập 1, Phước Lập 2 Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phước, hiện huyện
có chủ trương chuyển 2.035 ha tràm kém hiệu quả tại các xã: Thạnh Tân, Thạnh Mỹ, Tân Hòa Đông sang trồng dứa nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu Sau khi dự án hoàn thành, diện tích trồng dứa toàn vùng sẽ đạt 15.000 ha, với sản lượng trái dứa cung ứng cho thị trường nội địa và xuất khẩu hàng năm khoảng 200.000 tấn
Các giống dứa phổ biến ở Việt Nam:
- Giống dứa Queen
Giống dứa hoa Phú Thọ: Còn gọi là giống Queen cổ điển Giống này được nhập nội vào Việt Nam khoảng đầu thế kỷ 20, được trồng rải rác ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung
Giống dứa Na Hoa (hoa Bali): Là giống dứa mắt nhỏ, lồi Khi chín vỏ quả và thịt quả đều có màu vàng Giống này được trồng phổ biến ở các vùng trồng tập trung, hệ
số nhân giống tương đối cao
Trang 19Giống dứa Bến Lức và dứa Kiên Giang (dân địa phương gọi là “khóm”): Trong điều kiện khí hậu miền Nam cây dứa sinh trưởng mạnh, quả có kích thước lớn hơn so với trồng ở miền Bắc
- Giống dứa Cayenne:
Giống dứa Cayenne Chân Mộng: đa số lá không có gai (trừ một vài gai ở đầu mút lá), lá dày, lòng máng sâu, có nhiều phấn ở mặt dưới nhất là ở phía gốc Giống này được du nhập vào nước ta đầu những năm 40 ở một số tỉnh miền Bắc chủ yếu trong những đồn điền do người Pháp quản lý (Trần Thế Tục và Vũ Mạnh Hải, 2002)
2.1.3 Đặc điểm thực vật học
Rễ: rễ dứa bao gồm rễ cái, rễ nhánh mọc từ phôi và rễ bất định mọc ra từ các mầm rễ Các mầm này được phân bố trên các đốt của chồi dứa Rễ dứa thuộc loại ăn nông
Do dứa được nhân giống từ chồi nên phần lớn rễ là rễ bất định mọc ra từ các mầm rễ của chồi Rễ dứa nhỏ và phân nhánh nhiều, thường tập trung ở tầng đất mặt
10 – 26 cm, ở các loại đất có tầng canh tác dày rễ dứa có thể ăn sâu đến 0,9 m Rễ dứa thuộc loại háo khí, ưa đất xốp và thoáng
Độ pH thích hợp nhất cho dứa phát triển là 4,0 – 4,5, giới hạn chịu đựng của rễ dứa là pH = 3,5 – 6,0
Ẩm độ đất 10 - 20 % rất thích hợp cho sự phát triển của bộ rễ dứa Rễ dứa bị chết khi bị ngâm nước quá 24 giờ Hạn có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phát triển của rễ dứa
Nhiệt độ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bộ rễ dứa Trong phạm vi
12 - 30oC, nhiệt độ càng tăng, bộ rễ phát triển càng mạnh Giới hạn chịu đựng của rễ dứa là 5 - 43o
C
Thân: Thân dứa có hai phần: Một phần ở trên mặt đất và một phần ở dưới mặt đất Phần trên mặt đất thường bị các lá vây kín nên khó thấy Phần trên mặt đất
Trang 20thường thẳng, phần dưới mặt đất thẳng hay cong tùy theo loại chồi đem trồng Thân trên có đốt, mỗi đốt của thân thường có mầm ngủ Khi cây đã phát triển đến một mức
độ nhất định, có thể dùng các mầm ngủ trên thân để nhân giống
Thân cây dứa trưởng thành cao 20 - 30 cm, đường kính 3 - 7 cm Phần ngọn to hơn phần gốc Ở trung tâm thân là một mô rỗng, mềm, chứa nhiều tinh bột Phía ngoài
là một lớp mô bào có rất nhiều bó mạch dẫn chứa xenlulôza Ngoài cùng là một lớp biểu bì Ở điều kiện nhiệt độ từ 25o
C trở lên, thân mọc khỏe
Lá: Lá dứa mọc trên thân theo hình xoắn ốc bao quanh thân Kiểu xếp lá thường thấy là 5/12 – 5/13 (phải qua 5 đường xoắn ốc trên thân mới gặp lại hai lá cùng nằm trên một đường thẳng, trong khoảng đó đếm được 12 - 13 lá) (Chu Thị Thơm và Phan Thị Lài, 2005)
Hình dạng lá: Phiến lá dày, bề ngang hẹp và dài, bên ngoài có lớp phấn trắng hoặc một lớp sáp có tác dụng giảm độ bốc hơi nước cho lá Gai lá thay đổi tùy theo giống Lá không có cuống, hình máng xối, đáy lá hợp với thân thành một vũng chứa nước, có thể chứa được 50 - 100 ml giúp cây nhận được nước hữu hiệu chống được khô hạn Có thể lợi dụng các đặc điểm này của lá dứa để tưới nước, phun thuốc hay bón phân cho dứa (Nguyễn Văn Kế, 2008)
Một cây trưởng thành có 60 - 70 lá Số lượng lá thay đổi tùy theo giống Diện tích lá ảnh hưởng lớn đến năng suất quả Diện tích lá lớn thì quả to, khối lượng quả cao, ngược lại lá bé thì quả nhỏ Nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của lá
Ở vùng nhiệt đới, có độ cao so với mặt nước biển thấp cây dứa phát triển khỏe, lá dài
và cứng, quả to, mắt quả bằng và nông, thịt quả đậm, độ trong tốt, hàm lượng đường cao, độ axit thấp (Đường Hồng Dật,2003)
Dựa vào hình thái và vị trí mọc của lá mà người ta chia lá dứa làm 2 nhóm:
- Nhóm chỉ có ở chồi dứa lúc mới trồng: Nhóm lá A, B (lá A ngắn, gốc loe; lá B
có chỗ thắt lại trên bản lá
Trang 21- Nhóm có ở cây trưởng thành: C, D, E, F (lúc này lá thường thì A và B đã bị hoại đi) Các lá C, D mọc từ gốc lên đến chỗ rộng nhất của thân Đặc điểm chung là có gốc
lá phình to ra Trong nhóm này cần phải chú ý đến lá D, thường là lá dài nhất, hợp với thân một góc 45o, mọc ở chỗ lớn nhất của thân, có cạnh bên gần vuông góc với cạnh đáy Lá D nói lên tình trạng sinh lý của cây nên người ta thường lấy lá D để đánh giá tình trạng sinh trưởng của cây dứa Nhón lá E, F thường mọc từ vai thân trở lên, có gốc lá nhọn và phần không có diệp lục tố dài khoảng ½ chiều dài lá (Nguyễn Văn Kế, 2008)
Hoa: Gồm có 3 lá đài, 3 cánh hoa, 6 nhị xếp thành hai vòng, 1 nhụy có 3 tâm bì
Quả: Quả dứa là loại quả kép do 100 - 150 quả hợp lại mà thành Hình dáng quả kép và mắt quả (hay các quả đơn) tùy thuộc vào giống Thịt quả dứa chính là trụ của chùm hoa và lá bắc phát triển thành Khi hoa tàn thì quả bắt đầu phát triển Quả dứa to hay nhỏ tùy thuộc vào giống, loại chồi đem trồng, sức sinh trưởng của cây, kỹ thuật chăm sóc và điều kiện khí hậu thời tiết Nhiệt độ thích hợp cho quả chín là 25o
C Nhiệt độ quá cao làm cho độ chua trong quả tăng lên
Hạt: Dứa thường không có hạt khi để thụ phấn tự do Với mục đích tạo ra các giống dứa mới, người ta có thể tiến hành thụ phấn nhân tạo để tạo ra hạt Hạt dứa rất
bé, có màu tím đen, hình trứng, tròn, dài 3 mm Mỗi quả con chỉ có vài hạt, hạt dứa nảy mầm rất yếu
2.1.4 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
Nhiệt độ: Nhiệt độ bình quân hàng năm là 24 - 27o
C thích hợp nhất cho dứa sinh trưởng Dứa rất mẫn cảm với nhiệt độ thấp Nếu quả chín vào thời kỳ lạnh và ẩm,
Trang 22độ chiếu sáng yếu thì quả thường bé, không cân đối, ăn rất chua, hàm lượng đường thấp và nhiều trường hợp xuất hiện các vết nâu trong ruột quả Nhiệt độ cao từ 38o
C trở lên, thường xảy ra hiện tượng lớp biểu bì và một bộ phận dưới biểu bì của quả bị
“cháy” gây ra triệu chứng nám quả Hiện tượng này hay xảy ra với nhóm dứa Cayenne
Nước: Lượng mưa hàng năm và sự phân bố mưa qua các tháng có ý nghĩa rất lớn đối với sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây dứa Đối với những vùng có chế
độ nhiệt thuận lợi cho cây dứa thì chế độ mưa trở thành yếu tố quyết định cho sự phát triển của cây dứa
Lượng mưa hàng năm thích hợp cho cây dứa là 1000 - 1500 mm Ở những nơi có lượng mưa thấp, dứa cũng có thể phát triển được nếu có ẩm độ không khí cao, tưới giữ ẩm thường xuyên hoặc cần phải áp dụng một số biện pháp đặc biệt như dùng nilon che phủ, dùng các loại cây phủ đất…
Độ ẩm không khí: Ba yếu tố độ ẩm không khí, sự bốc thoát hơi nước, gió có liên quan mật thiết với nhau và có ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây dứa Ở nững vùng khô hạn vào mùa có gió tây, cần áp dụng những biện pháp tăng độ ẩm không khí như trồng xen với các loại cây phân xanh, cây họ đậu Ở những vùng có gió mạnh cần trồng những hàng cây chắn gió xung quanh vườn dứa và giữa các lô
Ánh sáng: Dứa là loại cây thích hợp với ánh sáng tán xạ hơn là ánh sáng trực xạ Lượng chiếu sáng thích hợp làm tăng năng suất, cải thiện phẩm chất, nâng cao hương
vị của dứa Thiếu ánh sáng cây mọc yếu, quả nhỏ, khả năng ra quả thấp
Đất đai: Dứa có bộ rễ phát triển yếu, 90 % số lượng rễ tập trung ở lớp đất mặt trong khoảng 0 - 30 cm và cách gốc 40 cm Do đó để dứa phát triển tốt cần có đất tơi xốp, thoáng khí, có kết cấu hạt, không có nước đọng Đặc tính vật lý của đất rất quan trọng đối với dứa Các giống dứa khác nhau có yêu cầu khác nhau đối với độ pH của đất Giống Cayenne trơn yêu cầu pH = 5,6 – 6,0 và có thể chịu được pH = 7,5 Giống dứa Tây (nhóm dứa Queen) có thể sinh trưởng tốt trên đất phèn có độ pH ≤ 4,0 Giống dứa ta thuộc nhóm Spanish đỏ yêu cầu pH = 4,5 – 5,0 (Đường Hồng Dật, 2003)
Trang 23Hiện nay dứa chủ yếu được nhân giống bằng chồi dứa Chồi dứa là những loại mầm phát triển trên cây dứa sau một thời gian phát triển, có thể tách khỏi cây mẹ đem trồng và phát triển thành một cây dứa mới Theo Đường Hồng Dật (2003) có 3 loại chồi dứa:
- Chồi ngọn nằm trên đỉnh quả dứa có rất nhiều lá Chồi ngọn có ưu điểm là khỏe,
ra quả to Nhưng nhược điểm là thời gian từ khi trồng đến lúc ra quả tương đối dài, chồi dễ bị thối khi vận chuyển do chồi to và có nhiều lá non
- Chồi cuống: Phát sinh từ cuống quả dứa, ngay dưới chân quả Loại chồi này thường yếu, kích thước nhỏ Muốn làm giống phải qua giai đoạn giâm và chăm sóc trong vườn ươm
- Chồi nách (còn gọi là chồi thân): phát sinh ra từ nách lá Chồi nách có ưu điểm là sinh trưởng khỏe, sớm ra hoa kết quả
Ngoài ra còn có chồi ngầm (chồi rễ, chồi đất): mọc ra từ phần thân dưới mặt đất hoặc nơi cổ rễ Chồi có lá dài, hẹp, mọc yếu do bị các lá bên trên che ánh sáng Trồng lâu thu hoạch khoảng 18 - 20 tháng
Tiêu chuẩn chọn giống dứa:
Trang 24- Loài dứa phải có sức sống cao
- Thời gian từ khi trồng đến lúc thu hoạch phải ngắn ngày
- Sức kháng bệnh (nhất là bệnh Wilt) tốt
- Lá ít gai (dứa Queen), không gai (dứa cayenne), lá ngắn và rộng
- Quả hình trụ, mắt dẹp, màu quả đẹp
và vụ thu (tập trung vào các tháng 8, 9) (Đường Hồng Dật, 2003)
2.2.3 Mật độ trồng dứa
Mật độ trồng dứa phụ thuộc vào địa hình, tính chất đất đai, điều kiện khí hậu thời tiết, đặc tính sinh học của giống, điều kiện thâm canh chăm sóc Cây con trên hàng kép có thể bố trí theo hình chữ nhật hoặc hình vuông, mỗi cạnh là 30 - 35 cm, hàng cách hàng 80 cm Có thể trồng theo hình nanh sấu khoảng cách là 35 cm
Ở miền Bắc Việt Nam với giống dứa hoa Phú Thọ hoặc Na Hoa thuộc nhóm dứa Queen, mật độ phổ biến là 50.000 – 55.000 cây/ha (cây cách cây 30 - 40 cm, trên hàng kép, hàng cách hàng khoảng 80 cm) (Trần Thế Tục và Vũ Mạnh Hải, 2002)
Trang 252.2.5 Chăm sóc
Bón phân: Bón phân là một biện pháp kỹ thuật quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến năng suất của cây dứa Mật độ trồng trên một đơn vị diện tích lớn, tổng lượng sinh khối lớn, bộ rễ nhiều và hoạt động mạnh, vì vậy dứa hút nhiều chất dinh dưỡng từ đất Trong chu kỳ sinh trưởng của cây dứa, thời gian đầu (từ khi trồng đến 6 tháng sau đó) nhu cầu dinh dưỡng của cây chỉ khoảng 7 % so với tổng lượng dinh dưỡng mà cây cần trong suốt chu kỳ sinh trưởng Chỉ sau khi cây đã mọc tốt, dứa mới hút nhiều thức ăn để nuôi cây, trong đó điều đáng chú ý là việc dứa hút kali nhiều gấp 4 - 5 lần đạm (Đường Hồng Dật, 2003)
Thời kỳ bón phân
Bón lót trước khi trồng đối với vụ đầu tiên và bón lót ngay sau khi thu hoạch đối với các vụ sau Phân dùng để bón lót chủ yếu là phân lân (100 % lượng lân) Nơi có điều kiện có thể bón thêm phân chuồng hoai mục hoặc phân rác ủ kỹ với lượng 10 -
15 tấn/ha tùy thuộc vào khả năng và điều kiện ở từng nơi
Bón thúc cho dứa tiến hành theo theo 3 đợt: Đợt 1 sau khi trồng 3 - 4 tháng giúp cho cây hồi xanh nhanh; Đợt 2 sau khi trồng 6 - 7 tháng giúp tăng nhanh tốc độ ra lá cũng như làm xòe rộng tán; Đợt 3 sau khi trồng 9 – 10 tháng kích thích sự phân hóa hoa tự, tạo điều kiện cho cây ra hoa kết quả tốt, quả phát triển nhanh
Trang 26 Lượng phân bón cho dứa: Đối với nhóm dứa Queen tốt nhất là bón với tỷ lệ NPK
là 2:1:3 với lượng cụ thể cho một cây là 10 g N, 5 g P2O5, 15 g K2O Bón 3 g Magie cho tác dụng tốt với bất kỳ tỷ lệ NPK nào
Tưới nước và giữ ẩm cho dứa:
Dứa là cây chịu hạn Tuy vậy, nước đối với dứa có ý nghĩa rất lớn trong việc đảm bảo sinh trưởng và phát triển tốt Thiếu nước, cây phát triển kém, năng suất và phẩm chất quả đều giảm Đặc biệt ở các vùng trồng dứa trên đồi, thiếu nước là một trong những hạn chế sự phát triển của dứa
Có thể giữ ẩm cho dứa bằng các vật liệu phủ đất: nilon, cây phân xanh, rơm rạ, thân lá dứa sau khi thu hoạch
Một số loại cỏ dại nguy hiểm trong ruộng dứa : Cỏ tranh (Imperata cylindrica),
cỏ ống (Panicum repens), cỏ sâu rọm (Paspalum spp.), cỏ lác (Cyperus spp.), cỏ bông tua (Digitaria spp.) và một số cỏ lá rộng khác
Trang 27- Làm cỏ bằng tay : vẫn là biện pháp phổ biến hiện nay, nên theo dõi cỏ mọc và làm cẩn thận, không để cỏ quá nhiều và cỏ đã ra hoa rồi mới làm Khi cây dứa lớn hay trồng giống dứa có gai thì việc làm cỏ bằng tay trở nên khó khăn hơn
- Phủ bạt : Là biện pháp phòng trừ cỏ rất hiệu quả Trước đây bạt là cuộn nilon màu đen, rộng 60 cm, dày 0,03 mm Hiện nay bạt được sử dụng trên nhiều loại cây trồng khác nhau Bạt được bán rất phổ biến với nhiều khổ khác nhau, có hai mặt đen
và bạc Có thể phủ bạt bằng ta hay bằng máy kéo nhỏ (như ở Malaysia) Bạt có tác dụng phòng trừ cỏ dại, tiết kiệm phân và nước tưới, điều hòa ẩm độ và nhiệt độ đất
Trong thời kỳ cây dứa sinh trưởng : cây dứa đã lớn, rễ bám vào đất nên phải giảm lượng thuốc xuống còn 1 – 1,5 kg Diuron/ha Nếu trên ruộng có cỏ lá rộng thì cần kết hợp với Ametryne (0,8 – 1 kg a.i /ha)
Khi chuyển vụ : Phun thuốc trừ cỏ sau khi đã tách con chèo, 3 kg Diuron/ha (Đường Hồng Dật, 2003)
2.2.6 Xử lý ra hoa
Điều kiện xử lý ra hoa :
Cây dứa phải trưởng thành, tùy theo con giống và chế độ chăm sóc…mà tuổi cây
có thể thay đổi, thông thường mùa tơ từ 12 tháng đến 15 tháng tuổi
Trang 28Kích thước cây: cây lớn sẽ cho quả lớn, cây nhỏ sẽ cho quả nhỏ Kích thước có thể dựa vào:
- Trọng lượng lá D: Đối với dứa Queen > 70 g ; đối với dứa Cayenne trong vùng lạnh 80 – 90 g, vùng nóng vào mùa mưa > 95 g và vào mùa khô > 90 g
- Số lá trưởng thành: dứa Queen > 30 lá ; dứa Cayenne > 40 lá
- Trọng lượng cây: đối với dứa Queen >3 kg ; dứa Cayenne 4 – 5 kg
- Chất lượng lá D: chẳng hạn lúc xử lý hàm lượng K ở gốc lá D cần đạt 2700 ppm (chất tươi) để quả có chất lượng tốt (Nguyễn Văn Kế, 20008)
Yếu tố ngoại cảnh:
Nhiệt độ và ẩm độ: Nhiệt độ cao hơn 28o
C tỷ lệ ra hoa giảm Điều này có thể cải thiện khi ẩm độ cao, mây nhiều
Quang độ: Xử lý khi trời nhiều mây, xế chiều, ban đêm hay tảng sáng thì cây dễ
ra hoa hơn Khi trời nóng khí khổng đóng lại làm cho khí CO2 bị tích lũy trong lá làm cho phản ứng sinh ra khí etylen chậm và khó khăn hơn
Sử dụng các loại hóa chất kích thích dứa ra hoa:
- Acetylen:
Thường sử dụng là đất đèn (CaC2) Khi đất đèn gặp nước thì xảy ra phản ứng hóa học sinh ra: CaC2 + 2H2O → C2H2 + Ca(OH)2 Khí acetylen sinh ra trong nước làm nước nóng lên, nên cần để nguội trước khi dùng Có 2 cách xử lý:
Xử lý ướt: dùng thùng 200 lít đổ vào ¾ nước rồi thả vào đó đất đèn đã đập nhỏ
cứ 4 - 6 g/l nước Đậy nắp lại không cho khí bay ra, xớt ra thùng đem đi xử lý, cần để nguội Tưới hỗn hợp vào nõn dứa, mỗi cây khỏang 50 - 60 ml dung dịch (tùy chất lượng đất đèn) Xử lý kép đối với dứa Cayenne vào mùa nóng Chú ý rằng lần xử lý sau cách lần đầu 3 ngày
Trang 29 Xử lý khô (dưới dạng hạt nhỏ): Cách dùng này áp dụng cho cây dứa Queen trồng trên đồi và các nơi thiếu nước Đập tảng đất đèn cho nhỏ bằng hạt đậu xanh, cho vào túi nilon bọc kỹ không cho hút nước Sáng sớm lợi dụng lúc nõn dứa còn sương đọng người ta thả vào nõn dứa vài hạt Bất lợi của kiểu xử lý này là nõn dứa dễ bị cháy Để giảm bớt sự cháy nõn người ta tẩm xơ dầu diesel vào đất đèn như vậy phản ứng acetylen từ từ hơn (Nguyễn Văn Kế, 2008)
- Ethephon:
Thường được sử dụng dưới dạng thuốc Ethrel, có công thức hóa học là 2- Chloroetyl phosphonic axit Khi chất này vào tới mô cây phản ứng sinh etylen xảy ra Ethrel có nhiều loại, loại 48 % a.i thì cần độ 2,5 l/ha ở mật độ 40.000 cây/ ha, mỗi cây cần 50 – 60 ml dung dịch Tăng Ethrel lến tới 4 l/ha thì tỷ lệ ra hoa cao hơn và ra hoa tập trung hơn Nhưng khi tăng ethrel thì con nảy ra ít hơn, quả bé hơn và chồi ngọn to hơn Người ta có thêm ure 2 % vào dung dịch xử lý hay dùng borat đến 5 % Tuy nhiên cần lưu ý biure trong phân ure có thể gây độc cho nõn dứa Thêm ure vào thuốc xử lý sẽ làm giảm bớt độ chua của trái, quả lớn nhưng cuống quả dài hơn nên quả dễ bị gẫy cuống
- Các chất khác làm dứa ra hoa:
B.O.H (β –hydroxyetylhydrazin) cũng là một chất sinh ra etylen sử dụng với nồng độ 1000 - 3000 ppm, lượng dung dịch thuốc sử dụng là 2000 - 3000 l/ha Phải sử dụng về đêm và bất lợi là dễ gây độc cho người
NAA (Naphthalen acetic axit) hay sử dụng ở dạng muối SNA lượng dùng 0,25 –
1 mg/ cây Thường chỉ dùng cho các vùng xa xích đạo hay trên cao nguyên
Các loại hóa chất này sử dụng phức tạp và kém hiệu quả hơn dùng acetylene hay ethephon nên ít được áp dụng (Nguyễn Văn Kế, 2008)
- Ngoài các biện pháp dùng thuốc hóa học còn có biện pháp xử lý ra hoa thủ công như:
Trang 30Đạp dứa: Khi tiến hành tỉa chồi ngọn cho dứa chính vụ, nếu gặp những cây dứa
đã lớn mà chưa ra hoa thì người ta nhấc cây lên khỏi mặt đất cho đứt bớt một số rễ, sau đó theo hướng chồi mọc, dùng chân đạp cho cây ngã xuống đất Về sau cây dứa từ
từ vươn dậy và trở về trạng thái tự nhiên Sau 50 – 60 ngày kể từ lúc xử lý cây bắt đầu phân hóa hoa tự vào khoảng tháng 5, tháng 6 và cho thu hoạch vào tháng 9, tháng 10,
Riêng đối với chồi ngọn việc dùng tay bẻ có thể ảnh hưởng tới quả Chồi ngọn
có thể tỉa bằng dụng cụ cầm tay hoặc dùng hóa chất Công cụ cầm tay là một dụng cụ gần giống cái đục thợ mộc có lưỡi cong hình bán nguyệt Hóa chất là acid hidrit malic
2000 - 3000 ppm dội vào đỉnh quả làm chậm sự phát triển của chồi ngọn
Có thể làm nhỏ kích thước của chồi ngọn bằng biện pháp dùng lưỡi dao nhỏ chọc vào nõn dứa khoét đỉnh sinh trưởng và lấy di một miếng bằng hạt ngô Hay dùng acid sunfuric đặc nhỏ một giọt vào tâm điểm của nõn
Việc đánh tỉa chồi cần được tiến hành vào những ngày nắng ráo để hạn chế sự xâm nhập và lây lan của nấm và vi khuẩn gây bệnh thối trái, đồng thời vết thương trên quả chóng lành (Đường Hồng Dật, 2003)
Trang 312.2.8 Bảo vệ thực vật
Côn trùng hại dứa:
Rệp sáp (Dymycocus sp): Xuất hiện nhiều trong mùa nắng ấm, gây hại trên rễ,
chồi, thân, lá, hoa, quả của cây dứa Rệp sáp là tác nhân truyền bệnh virut Wilt
Phòng trị: Xử lý chồi tước khi trồng Thu nhặt sạch các tàn dư cây ngay từ giai đoạn làm đất Các tàn dư thực vật thu gom được đem đốt Phòng trừ kiến sống cộng sinh với rệp sáp Phun thuốc phòng trị như Butyl 10 WP 25 g/ bình 8 lít, Oncol 20 EC
25 - 30 g/ bình 8 lít, Supracide 40 ND 10 – 15 ml/ bình 8 lít
Bọ cánh cứng (Antitrogus sp): Bọ cánh cứng sống và đẻ trứng dưới đất, ấu trùng
tấn công vào bộ rễ làm cây bị héo và dễ đổ ngã
Phòng trị: Xử lý đất trước khi trồng, thường xuyên rải thuốc dạng hạt như Regent, hoặc dùng các loại thuốc nước như Pyrinex 20 EC, Fenbis 25 EC, Oncol 25
EC, Basudin 10 H tưới vào gốc dứa để phòng trừ bọ cánh cứng
Nhện đỏ: thường xuất hiện trong mùa nắng, tập trung ở các bẹ lá để chích hút nhựa Cây bị nhện tấn công lá có màu nâu xám, sần sùi, phần ngọn lá bị khô héo Ngoài ra nhện đỏ còn tấn công trên trái non làm trái bị biến dạng, kém phát triển và giảm giá trị kinh tế
Phòng trị: Nên thăm vườn thường xuyên để phát hiện nhện đỏ Khi thấy có nhện
đỏ xuất hiện phun thuốc trừ nhện như: Comite 73 EC 5 – 10 ml/ bình 8 lít; Sulox 80
WP 50 g/ bình 8 lít; Kumulus 80 DF 10 – 20 g/ bình 8 lít (Nguyễn Minh Châu, 2003)
Bệnh hại dứa:
Bệnh héo khô đầu lá dứa (Wilt) do virut:
Triệu chứng: Từ chóp lá xuống đến nửa lá chuyển sang màu đỏ nhạt sau đó chuyển sang màu đỏ đậm, hai rìa lá bị cuốn lại từ chóp lá xuống, lá bị héo dần, cây sẽ không trổ hoa Rễ non bị thối sau đó lan ra cả bộ rễ Bệnh chỉ xuất hiện ở một số cây
Trang 32trong lô trồng dứa Tác nhân gây bệnh là virut, bệnh lan truyền nhờ rệp sáp Thời gian
ủ bệnh từ 3 - 8 tháng
Phòng trị: Trồng giống sạch bệnh, tích cực phòng trị rệp sáp, khoanh vùng cây bị bệnh, vệ sinh vườn và tiêu hủy các cây có triệu chứng nghi ngờ bị nhiễm bệnh (Nguyễn Minh Châu, 2003)
Bệnh thối rễ và thối ngọn dứa (do nấm Phytophthora sp): Bệnh thường xuất hiện
trong mùa mưa ở các vùng có hệ thống thoát nước kém hoặc quá ẩm ướt
Triệu chứng thối ngọn đầu tiên xuất hiện trên các lá ở giữa, lá có màu vàng hoặc hơi nâu, phần tâm ngọn dứa bị thối làm cho ngọn dứa bị héo Thối rễ triệu chứng cũng tương tự như thối ngọn, điểm khác là toàn bộ lá bị chuyển sang màu nâu, toàn bộ rễ bị thối, cây dễ đổ ngã
Phòng trị: Mặt líp trồng cần được làm cao ráo, thoát nước tốt trong khi tưới hoặc sau khi mưa không để bộ rễ dứa bị ngập úng Con giống cần phải được xử lý thuốc trừ nấm trước khi đem trồng Sau khi trồng cần phun thuốc định kỳ để ngăn ngừa như: Alpine 80 WP, Mexyl MZ 72 WP, Aliette, Ridomyl… (Nguễn Minh Châu, 2003)
Bệnh thối nõn: Bệnh do vi khuẩn Pseudomonas ananas gây ra Bệnh phát triển
mạnh trong điều kiện nhiệt độ thấp (12 - 20oC), độ ẩm không khí cao (trên 80 %) Phòng trừ: Làm đất kỹ, thu gom và tiêu hủy tàn dư thực vật Dùng chồi giống khỏe mạnh, không nhiễm bệnh Phun thuốc Maneb 0,5 % khi bệnh xuất hiện Có thể phun Sumieight hoặc Alliet theo hướng dẫn
Tuyến trùng hại dứa: Trên các vùng trồng dứa thường gặp các loại tuyến trùng sau đây
Pratylenchulus brachyurus là loại gây hại mạnh nhất đối với dứa
Meloidoyne incognita tương đối phổ biến nhưng chỉ gây hại ở những ruộng vụ
trước trồng cây lương thực, cây thực phẩm
Trang 33Phòng trừ: Luân canh dứa với các loại cây trồng hàng rộng (sắn, đậu đỗ, mía,…) Đất cần cày bừa kỹ, phơi nắng trước khi trồng ít nhất là một tháng Thu dọn và tiêu hủy tàn dư thực vật Phun thuốc chung quanh gốc dứa bị tuyến trùng gây hại Có thể dùng các loại thuốc trừ tuyến trùng như Nemagon, Captafon theo hướng dẫn trên bao
bì (Đường Hồng Dật, 2003)
2.3 Nhân giống dứa
2.3.1 Quy trình nhân giống dứa
Gom giống: Theo Nguyễn Văn Kế (2008), có thể sử dụng nhiều loại chồi: chồi thân (con chèo), chồi cuống (con đeo) và chồi ngọn lấy từ ruộng sản xuất hay từ nhà máy Chồi thân thường tách ra từ các cây có trên hai chồi thân Chồi cuống thường được tách sau thu hoạch quả Tránh thu gom chồi từ ruộng có trên 10 % số cây bị bệnh đỏ đầu lá (Wilt) Phân loại chồi theo loại chồi (chồi thân, chồi cuống, chồi ngọn)
và theo trọng lượng chồi (loại 1: 270 g - 330 g, loại 2: 180 g – 220 g, loại 3: 90 g –
110 g)
Theo Hoàng Ngọc Thuận (2000), sau khi cây dứa đã xuất hiện hoa tự và trong thời kỳ quả non, các chồi thân và chồi ngầm đã đạt tiêu chuẩn chồi đem trồng (chồi có trọng lượng trung bình 200 – 250 g, chiều cao 25 – 30 cm và có 7 – 8 lá thật) Khi quả dứa đã lớn, ta có thể tách chồi cuống đem giâm trong vườn ươm
Bảo quản chồi: không nên chất đống, nên bó thành từng bó 10 cây, lật ngược gốc lên trời cho mau ráo Không nên để chồi quá 1 tháng nó sẽ sinh trưởng chậm
Xử lý chồi cuống: Bóc lá vảy ở gốc chồi cho rễ mau mọc, khử kiến và rệp sáp hiệu quả hơn
Khử giống để trừ rệp sáp và bệnh thối nõn Nhúng từng sọt vào dung dịch thuốc cho ngập con giống trong 5 phút, vớt ra theo chiều thuận
Giâm chồi cuống: Chồi cuống thường nhỏ nên thường phải thu gom lại rồi giâm
để nâng cao khả năng sống và rút ngắn chu kỳ sinh trưởng của cây Đất để giâm cành cần tơi, mịn, bón phân hữu cơ rồi đem chồi dứa giâm ở khoảng cách 10 – 15 cm, ghim
Trang 34chồi sâu 3 – 4 cm Định kỳ (3 - 4 ngày nếu trời không mưa) tưới 1 lần và bón thúc ure 0,5 – 1 % 10 ngày/ lần Chăm sóc cho tới khi chồi đạt trọng lượng khoảng 150 g thì nhổ lên, phân loại để trồng (Nguyễn Văn Kế, 2008)
2.3.2 Một số biện pháp nhân giống dứa
Tách chồi trên vườn sản xuất
Bón phân thúc và bẻ chồi định kỳ: sau khi thu hoạch quả cây được bón phân N định kỳ (1 g/ tháng) và hàng tháng đi tách chồi Biện pháp này thích hợp khi sản xuất quy mô nhỏ
Tách chồi trên vườn nhân giống
Hủy hoa tự hay hủy đỉnh sinh trưởng tận cùng: lựa chồi nặng 400 g đem trồng ở mật độ dày 100.000 cây/ha, 2 tuần sau thì hủy đỉnh sinh trưởng (có thể dùng sợi kẽm hay một cái đục để ngoáy sâu vào tâm chồi), có thể thu được 6 - 8 chồi (100 g) sau 6 tháng (Nguyễn Văn Kế, 2008)
Trồng cây con với mật độ dày 60.000 – 70.000 cây/ha, sau trồng 12 tháng xử lý cho dứa ra quả Khi quả non xuất hiện được 2 tuần thì tiến hành bẻ quả non, bón phân thúc và các chất điều hòa sinh trưởng để kích thích chồi phát triển Bẻ các chồi đạt tiêu chuẩn đem trồng hoặc có thể tách chồi khi còn nhỏ rồi giâm trong vườn ươm cho đến khi đạt tiêu chẩn đem trồng (Hoàng Ngọc Thuận, 2000)
Nguyên lý: Áp dụng ảnh hưởng của hoocmon thực vật trong hiện tượng ưu thế ngọn ở cây dứa Theo Nguyễn Kim Thanh (2005), Auxin điều chỉnh hiện tượng ưu thế ngọn Đó là hiện tượng chồi ngọn hoặc rễ chính sẽ ức chế sự sinh trưởng của chồi bên hoặc rễ phụ Ngoài ra sự ra chồi thân của cây còn chịu ảnh hưởng của hoocmon Xytokinin Xytokinin là hoocmon hình thành chồi vì nó kích thích mạnh mẽ sự phân hóa chồi, giải phóng các chồi bên khỏi sự ức chế tương quan của chồi ngọn Hiệu quả này của Xytokinin là đối kháng với Auxin (phụ thuộc vào tỷ lệ Auxin/Xytokinin) Auxin được tổng hợp từ ngọn của cây dứa, Xytokinin được tổng hợp từ bộ rễ của cây
Do đó khi ta hủy đỉnh sinh trưởng hay hủy hoa tự của cây dứa là hủy đi nguồn tổng
Trang 35hợp nên Auxin qua đó làm tăng mức ảnh hưởng của Xytokinin lên các mầm ngủ trên thân cây dứa
Giâm thân:
Giâm thân dứa già đã được chẻ dọc hay cắt thành từng khúc Thân già đã được cắt bỏ lá sau đó cắt dọc, cắt thành từng khúc, hay cắt nhỏ ra thành từng miếng thân có mang theo mắt, xử lý thuốc trừ nấm bằng cách ngâm trong dung dịch thuốc 30 - 40 giây Giâm trong cát sạch, cứ 1 thân dứa cho 10 - 20 chồi sau 120 ngày giâm
Theo Huỳnh Văn Chánh (2002) thì áp dụng biện pháp giâm thân đã cho quả vụ
1 của giống dứa Smooth Cayenne có thể thu được hệ số nhân 9,5 chồi không có xử lý hoá chất kích thích ra rễ
Giâm lá: dứa Cayenne có chồi ngọn lớn, 1 chồi có thể tách được 15 - 20 lá có đeo theo mầm đem giâm sẽ cho 12 - 14 chồi sau 2,5 tháng
Theo Huỳnh Văn Chánh (2002) thì biệp pháp giâm lá áp dụng trên chồi ngọn của giống dứa Smooth Cayenne thu được hệ số nhân cao 14,4 chồi ( không xử lý chất kích thích ra rễ), 7,7 chồi (có xử lý chất kích thích ra rễ 25 %)
Nuôi cấy mô là phương pháp mới đang được nghiên cứu ở Việt Nam
2.4 Hóa chất xử lý
2.4.1 Canxicacbua
Khái niệm: Canxi cacbua hay đất đèn là hợp chất hóa học có công thức là CaC2 Màu sắc của đất đèn phụ thuộc vào kích cỡ và tạp chất, từ đen cho đến trắng xỉn Cấu trúc tinh thể Canxi cacbua tinh khiết có dạng rắn gần như không màu Ở nhiệt độ trong phòng, cấu trúc tinh thể phổ biến là cấu trúc giống muối với hai ion cacbon (C22-) nằm song song
Trang 36 Tính chất: đất đèn thương phẩm là dạng tinh thể có màu xám đen, không tan trong các loại dung môi, nhiệt độ nóng chảy 2.300o
C, phản ứng mạnh với nước sinh ra khí acetylene có tác dụng như ethylene (Wikipedia)
Công dụng: Đất đèn dùng để sản xuất acetylen, có tác dụng để kích thích cây dứa
ra hoa Ngoài ra còn được dùng để thúc trái cây chín nhanh nhờ khí axetylen là chất
làm trái cây chín nhanh (tương tự như Etylen) (Wikipedia)
2.4.2 Ethephon
Khái niệm: Ethephon (hay Ethrel) là một chất điều hòa sinh trưởng thực vật thuộc nhóm Phosphonate, có tác dụng kích thích sự rụng lá và phóng thích Ethylen Ethylen được hình thành trong cơ thể thực vật có tác dụng thúc đẩy chín trái cây hiệu quả
Ethephon có công thức hóa học: 2-Clorethylen phosphonic acid (2-CEPA) Tên thương phẩm: Ethrel (Mỹ); Flodimex (Đức); Ethephon (Nga)…
Tính chất:
Ethephon là mô ̣t chất lỏng không màu , không mùi Nó được ổn định trong dạng axit và bị phá hủy ở pH lớn hơn 3,5, dễ tan trong nước , ít đô ̣c với người và gia sú c Ethephon không độc hại với ong, ít độc hại với cá Đối với chuột cống LD50 qua miệng là 7.00 mg/kg, ít tan trong nước Hàm lượng hoạt chất: 400 mg/l, tỉ trọng 1,2 g/ml, pH = 3 Ethephon không liên kết chặt chẽ trong mô cây trồng Nó có thể loại bỏ dễ dàng bằng cách rửa
Cơ chế phóng thích Ethylen từ Ethephon:
Trang 37
Trong đó hàm lượng H3PO4 và HCl cực nhỏ, dễ tan trong nướ c và nhỏ hàng trăm lần nồng đô ̣ acid H 3PO4 và HCl dùng trong công nghệ dược và thực phẩm Vậy Ethephon hoàn toàn không độc
Tác động của ethylen đến cây trồng:
Ethylen tham gia vào nhiều quá trình sinh lý, sinh hóa súc tiến quá trình già hóa của hoa cắt
Đối với một số loài, ethylen khích thích sự nảy mầm của hạt đang ngủ nghỉ trong khi thông thường gibberellin mới gây ra tác động này
Chất auxin với nồng độ cao kích thích quá trình hình thành ethylene trong cây Ethylen kích thích sự ra rễ bất định của các cành giâm, cành chiết Tuy nhiên, cơ chế của quá trình này vẫn chưa được hiểu biết đầy đủ Ở một số cành giâm, cành chiết, nếu phối hợp với auxin sẽ cho kết quả ra rễ bất định tốt hơn
Sự cảm ứng hình thành hoa ở một số cây trồng có thể hiểu như một phản ứng đáp lại của cây trồng đối với điều kiện ngoại cảnh bất lợi Xử lý ethylene trên cây trồng đang sống trong môi trường khí hậu, thời tiết thuận lợi vẫn có thể làm cho chúng ra hoa (Nguyễn Quang Thạch và cvt, 1999)
Trang 38Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Điều kiện nghiên cứu
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
- Khí hậu: khí hậu nhiệt đới gió mùa Nhiệt độ bình quân trong năm là 26o
C - 27,9oC Có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô Mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11
- Lượng mưa trung bình 1.210 - 1.424 mm/năm
- Đất phù sa trung tính, ít chua dọc sông Tiền, có nguồn nước ngọt Tổng diện tích 236.663 ha
3.1.2 Điều kiện thí nghiệm
Giống dứa thí nghiệm là giống Queen có tên là Mauritius (GU044) có nguồn gốc
từ Pháp, được Viện Cây ăn quả miền Nam khảo nghiệm, chọn ra năm 2010 Giống có khả năng thích nghi với điều kiện địa phương, năng suất cao và phẩm chất tốt, có triển vọng phục vụ cho sản xuất
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của tuổi cây đến khả năng ra chồi thân của giống dứa Queen GU044 bằng biện pháp hủy đỉnh sinh trưởng
Vật liệu thí nghiệm
Giống dứa Queen GU044 trong giai đoạn có 10 lá, 15 lá, 20 lá, 25 lá Cây dứa làm thí nghiệm được nhân giống từ chồi cuống được trồng trong bầu PE có đường kính 20 cm, có 8 lỗ với giá thể gồm : tro trấu, mùn hữu cơ hoai mục từ giá thể trồng nấm, bột xơ dừa, đất theo tỷ lệ 1:1:1:1
Thí nghiệm được bố trí ngoài đồng theo hàng đơn, cây cách cây 25 cm, hàng cách hàng 25 cm, lối đi 30 cm
Trang 39 Phương pháp bố trí
Thí nghiệm được bố trí theo khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD) có 4 nghiệm thức
và 5 lần lặp lại, mỗi NT/LLL có 6 cây Tổng số cây làm thí nghiệm 4 NT x 5 LLL x 6 cây/NT/LLL = 120 cây
Nghiệm thức
Nghiệm thức 1: Cây dứa có 10 lá
Nghiệm thức 2: Cây dứa có 15 lá
Nghiệm thức 3: Cây dứa có 20 lá
Nghiệm thức 4: Cây dứa có 25 lá
NT2
NT3 NT4
NT3
NT1 NT4
NT2
NT4 NT1
NT1
NT2 NT3 NT4 NT1 NT2 NT3
Trang 40Rút bớt một vài lá trên ngọn của cây dứa, dùng đục chuyên dụng ngoáy sâu vào tâm nõn của cây dứa 1 vòng rồi lấy đi một phần thịt trong ngọn dứa Sau khi hủy đỉnh sinh trưởng của cây dứa dùng bông tẩm dung dịch thuốc Ridomil GOLD pha ở nồng
độ khuyến cáo trên bao bì nhét vào nõn dứa, ngưng tưới nước 7 ngày để vết thương mau lành và hạn chế thối nõn Sau 7 ngày tưới nước và chăm sóc như bình thường
Chỉ tiêu theo dõi
- Thời gian xuất hiện chồi (NSXL): Thời gian từ lúc hủy đỉnh sinh trưởng đến khi bắt đầu thấy xuất hiện chồi ở các nghiệm thức
- Thời gian tách chồi (NSXL): Thời gian từ lúc hủy đỉnh sinh trưởng đến khi tách chồi lần 1 ở các nghiệm thức
Theo dõi các chỉ tiêu về chồi của cây dứa định kỳ 1 tuần 1 lần
- Hệ số nhân giống: Tổng số chồi/ số cây theo dõi
- Chiều cao chồi (cm): Đo từ gốc chồi lên đến chóp lá cao nhất
- Số lá trên chồi (lá): Đếm các lá trên chồi trừ 3 lá ở gốc chồi
- Trọng lượng chồi khi được tách khỏi cây mẹ (g): cân trọng lượng chồi sau khi chồi đạt chiều cao 6,5 - 15 cm
- Chiều cao chồi khi tách khỏi cây mẹ
- Số lá của chồi khi tách khỏi cây mẹ
3.2.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của các loại hóa chất đến khả năng ra chồi cuống đối với giống dứa Queen GU044
Vật liệu thí nghiệm:
Giống dứa Queen GU044 khoảng 11 tháng tuổi
Bảng 3.1 cho thấy vật liệu thí nghiệm tương đối đồng đều, các chỉ tiêu về sinh trưởng của cây khác biệt không có ý nghĩa thống kê Chiều cao cây từ 39,50 – 48,65
cm, số lá từ 27,40 – 30,15 lá, chiều dài lá D trong khoảng 48,23 - 55,70 cm và chiều