1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÊN TRẦN Deroceras agreste HẠI CÂY DÂU TÂY TẠI TP. ĐÀ LẠT, TỈNH LÂM ĐỒNG

80 358 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 831,33 KB

Nội dung

Trong các đối tượng dịch hại xuất hiện trên dâu tây như thối trái, nhện đỏ, sâu ăn tạp thì sên trần là một trong những loài gây nhiều thiệt hại cho cây dâu tây, chúng gây hại phổ biến tr

Trang 1

KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

SÊN TRẦN Deroceras agreste HẠI CÂY DÂU TÂY

Trang 2

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

SÊN TRẦN Deroceras agreste HẠI CÂY DÂU TÂY

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Con xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến bố mẹ kính yêu đã sinh thành, nuôi nấng, dạy dỗ con nên người

Chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông lâm TP Hồ Chí

Minh, Ban Chủ nhiệm Khoa Nông Học, cùng toàn thể thầy cô giáo của Trường Đại

học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu

Chân thành biết ơn Cô TS Trần Thị Thiên An, giảng viên khoa Nông học,

Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh và KS Lại Thế Hưng, Chi cục trưởng chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu, cũng như đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực tập và làm khóa

luận tốt nghiệp

Chân thành cảm ơn Ban giám đốc, cùng các cô chú, anh chị trong chi cục bảo

vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng, cùng các gia đình tại thành phố Đà Lạt đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian tôi làm khóa luận tốt nghiệp

Cuối cùng xin cảm ơn các cô chú, anh chị, bạn bè trong và ngoài lớp DH07BVB đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này

Cao Thanh Bình

Trang 4

TÓM TẮT

Cao Thanh Bình – Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh – Tháng 7/2011 Đề tài

“Nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ sên trần Deroceras agreste hại cây dâu tây tại Tp Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng”

Giáo viên hướng dẫn: TS Trần Thị Thiên An và KS Lại Thế Hưng

Việc nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ sên trần nhằm góp phần bổ sung cơ

sở khoa học và thực tiễn xây dựng biện pháp quản lí sên trần trên dâu tây một cách có hiệu quả Đề tài được thực hiện từ tháng 2/2011 đến tháng 6/2011 tại Tp Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng Đề tài ghi nhận một số kết quả:

Trong các bẫy, bả đã thí nghiệm thì bẫy cám rang + bột vani + Nokaph 20EC cho hiệu quả tiêu diệt sên trần rất cao 100 %

Thí nghiệm trong phòng và ngoài đồng cho thấy, trong các loại thuốc thí nghiệm Dioto 250 EC (hoạt chất Niclosamide), Dioto 830 WDG (hoạt chất Niclosamide – olamine), Padan 95SP (hoạt chất Cartap), thuốc Osbuvang 800 WP (hoạt chất Metaldehyde) có hiệu lực cao nhất

Trang 5

MỤC LỤC

MỤC LỤC iii

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT vii

DANH SÁCH CÁC BẢNG viii

DANH SÁCH CÁC HÌNH ix

Chương 1 GIỚI THIỆU 1 

1.1 Đặt vấn đề 1 

1.2 Mục đích và yêu cầu 1 

1.2.1 Mục đích của đề tài 1 

1.2.2 Yêu cầu của đề tài 2 

1.3 Đối tượng nghiên cứu 2 

1.4 Phạm vi giới hạn đề tài 2 

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 

2.1 Một số kết quả nghiên cứu về sên trần 3 

2.1.1 Giới thiệu chung về sên trần 3 

2.1.2 Một số nghiên cứu về sên trần ở nước ngoài 4 

2 1.3 Một số kết quả nghiên cứu về sên trần ở trong nước 12 

2.2 Giới thiệu về cây dâu tây 15 

2.2.1 Nguồn gốc cây dâu tây 15 

2.2.2 Phân bố 16 

2.2.3 Lịch sử dâu tây ở Đà Lạt 16 

2.2.4 Đặc điểm thực vật học của dâu tây 17 

2.2.5 Đặc điểm sinh thái cây dâu tây 17 

2.2.6 Giá trị dinh dưỡng của dâu tây 18 

2.3 Một số sâu hại khác trên cây dâu tây 19 

2.4 Giới thiệu các loại thuốc thí nghiệm 22 

2.4.1 Thuốc Osbuvang 800 WP (hoạt chất Metaldehyde) 22 

2.4.2 Thuốc Dioto 250 EC (hoạt chất Niclosamide) 22 

2.4.3 Thuốc Dioto 830WDG (hoạt chất Niclosamide – olamine) 22 

Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 24 

Trang 6

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 24 

3.2 Nội dung nghiên cứu 24 

3.3 Điều kiện khí hậu 24 

3.4 Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm 24 

3.5 Phương pháp nghiên cứu 24 

3.5.1 Nghiên cứu phòng trừ sên trần hại dâu tây bằng biện pháp bẫy, bả 24 

3.5.2 Nghiên cứu phòng trừ sên trần hại dâu tây bằng biện pháp hóa học 26 

3.5.2.1 Trong phòng thí nghiệm 26 

3.5.2.2 Thí nghiệm ngoài đồng 28 

3.6 Xử lý số liệu và phân tích thống kê 30 

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 31 

4.1 Nghiên cứu phòng trừ sên trần hại dâu tây bằng biện pháp bẫy bả 31

4.1.1 Tỉ lệ sên trần chết ở các bẫy 31

4.2 Phòng trừ sên trần hại dâu tây bằng biện pháp hóa học 32 

4.2.1 Trong phòng thí nghiệm 32 

4.2.2 Thí nghiệm ngoài đồng 35 

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 39 

5.1 Kết luận 39 

5.2 Đề nghị 39 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 40 

Tiếng Việt 40 

Tiếng Anh 40 

Trang Web 41 

PHỤ LỤC 41

Trang 7

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

SVBL1 Sên trần vào bẫy lần 1

SVBL2 Sên trần vào bẫy lần 2

SVBL3 Sên trần vào bẫy lần 3

Trang 8

Bảng 4.3 Hiệu lực của các loại thuốc phòng trừ sên trần 34 

Bảng 4.4 Tỉ lệ trái bị hại ở các thời điểm điều tra 35 

Bảng 4.5 Mật số sên trần sống trên các nghiệm thức thí nghiệm ở trước và sau khi xử

lí thuốc 36

Bảng 4.6 Hiệu lực của các loại thuốc phòng trừ sên trần 37

Trang 9

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2.1 Cấu tạo chung của sên trần 4

Hình 2.2 Cây dâu tây Fragaria virginiana 16

Hình 2.3 Cây dâu tây Fragaria chiloensis 16

Hình 3.1 Bố trí thí nghiệm bẫy, bả 26

Hình 3.2 Cách đặt chén 26

Hình 3.3 Bố trí thí nghiệm trong phòng 28

Hình 3.4 Bố trí thí nghiệm ngoài đồng 29

Trang 10

Chương 1 GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề

Dâu tây là một trong những loại cây ăn quả đặc sản quan trọng của Đà Lạt, với đặc điểm dễ trồng, thời gian thu hoạch dài từ 8 – 12 tháng, giá cả tương đối ổn định nên diện tích trồng dâu tại Đà Lạt có xu hướng tăng trong những năm gần đây Năm

2010, Đà Lạt có 130 ha dâu tây, sản lượng dâu tây Đà Lạt chủ yếu phục vụ du khách đến thăm Đà Lạt, làm mứt và cung cấp cho các tỉnh, thành phố trong cả nước Trong nhiều năm qua, công tác nghiên cứu về giống, phân bón, quản lý sâu bệnh hại trên cây dâu tây tại Đà Lạt chưa được chú trọng nên nông dân còn gặp nhiều khó khăn trong việc nâng cao năng suất, chất lượng loại cây đặc sản này Đặc biệt, vấn đề quản lý sâu bệnh hại còn rất nhiều hạn chế, bệnh thối trái, thối đen rễ, sên trần hại dâu tây là những đối tượng dịch hại rất quan trọng chưa có biện pháp phòng trừ hiệu quả và an toàn Trong các đối tượng dịch hại xuất hiện trên dâu tây như thối trái, nhện đỏ, sâu ăn tạp thì sên trần là một trong những loài gây nhiều thiệt hại cho cây dâu tây, chúng gây hại phổ biến trên dâu tây trong vụ thu hoạch chính (tháng 4 – 9 hàng năm) Cho đến nay tài liệu trong nước nghiên cứu về các loài sên trần rất ít, vì vậy các cơ quan chuyên môn vẫn chưa tìm được các phương pháp phòng trừ hữu hiệu và an toàn để khuyến cáo cho nông dân Việc phòng trừ sên trần chưa có biện pháp thích hợp kèm theo nguyên nhân sên gây hại vào lúc trời tối, ban ngày ẩn nấp nên rất khó phòng trừ Hiện nay để trừ sên trần hại dâu tây, nông dân Đà Lạt chủ yếu dùng biện pháp hóa học bằng cách rải thuốc vào luống dâu tây gây ảnh hưởng đến môi trường, phẩm chất và

chất lượng của dâu tây Từ thực tế đó, đề tài “Nghiên cứu một số biện pháp phòng

trừ sên trần Deroceras agreste hại cây dâu tây tại Tp Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng” đã

Trang 11

1.2.2 Yêu cầu của đề tài

- Xác định được hiệu quả phòng trừ sên trần hại dâu tây ngoài đồng của các loại bẫy, bả sử dụng trong thí nghiệm

- Xác định được hiệu lực của các loại thuốc hóa học trừ sên trần dùng trong phòng thí nghiệm

- Xác định được hiệu quả phòng trừ sên trần hại dâu tây ngoài đồng của các loại thuốc hóa học sử dụng trong thí nghiệm

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Sên trần Deroceras agreste trên dâu tây tại Tp Đà Lạt

1.4 Phạm vi giới hạn đề tài

Đề tài được thực hiện tháng 2/2011 đến tháng 6/2011

Trang 12

lớp phủ

lỗ thởchân

tua chânđuôi

xúc tua nhỏ

xúc tua lớn

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Một số kết quả nghiên cứu về sên trần

2.1.1 Giới thiệu chung về sên trần

Sên trần thuộc giới Animalia, ngành Mollusca, lớp Gastropoda, là loài động vật không có vỏ cứng, hoặc có một vỏ nhỏ bên trong Sên trần thường xuyên có mặt trên đồng ruộng, sống trong môi trường ẩm ướt Khi thời tiết khô, sên trần ẩn nấp dưới bất

cứ vật gì có bóng mát và ẩm ướt, đồng thời là nơi trú ẩn hoặc đẻ trứng

Giống như ốc sên, hầu hết sên trần có hai cặp xúc tu trên đầu, cặp trên dùng để cảm ứng ánh sáng, cặp thấp hơn giúp cho sên trần có cảm giác về mùi Cả hai cặp đều

có thể thu vào và được tái sinh nếu bị mất Ngay phía sau đầu của sên trần, có lớp phủ

dạng hình yên ngựa, dưới lớp này có bộ phận sinh dục và hậu môn, bên phải lớp mai

có một lỗ thở và có thể đóng mở

Sên trần di chuyển nhờ sự co duỗi phần cơ ở mặt dưới của chân, và tiết ra một lớp chất nhờn để sên trần di chuyển dễ dàng, bảo vệ các mô chân và giúp sên trần chống lại kẻ thù Sên trần là loài lưỡng tính, có cả cơ quan sinh dục đực và cái trong cơ thể Sau khi bắt cặp một vài ngày, sên trần đẻ khoảng 30 trứng ở dưới mặt đất, hoặc dưới vỏ cây

Hình 2.1 Cấu tạo chung của sên trần

Phần lớn các loài sên trần không gây hại đến lợi ích của con người, nhưng một

số ít loài thì ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành nông nghiệp và nghề làm vườn Sên trần ăn trái cây và rau quả trước khi thu hoạch, làm cho cây trồng có lỗ hổng, không đủ

Trang 13

tiêu chuẩn để bán vì lý do thẩm mỹ, và có thể làm cho lá hoặc quả dễ bị thối và tạo điều kiện cho nhiều bệnh gây hại

2.1.2 Một số nghiên cứu về sên trần ở nước ngoài

o Nghiên cứu thành phần loài và cây kí chủ của một số loài sên trần

• Bernhard và ctv (2001) ghi nhận có 4 nhóm sên trần khác nhau

- Nhóm sên trần ngoài đồng gồm có các loài chính như Deroceras reticulatum,

D panormitanum (D carnanae), D laeve Các loài này hoạt động trên và dưới mặt

đất, ở nơi có nhiệt độ thấp và ẩm ướt Trong các loài trên Deroceras reticulatum là loài

sên trần phân bố hầu hết khắp thế giới, và gây ra dịch hại mùa màng nguy hiểm hơn nhiều loài sên trần khác

- Nhóm sên trần lớn (large roundback) bao gồm các loài chính Arion

lusitanicus, A ater, A rufus và A subfuscus Các loài trong nhóm sên trần này hoạt

động trên mặt đất, thích hợp nhất tại nhiệt độ trên 10 0C Hoạt động của sên trần nhóm này ít phụ thuộc vào ẩm độ môi trường sống, và có thể sống trong tối một thời gian ngắn

- Nhóm sên trần nhỏ (small roundback) gồm có các loài chính Arion hortensis,

A distinctus, A circumscriptus, A silvaticus Các loài sên trần này hoạt động trên và

dưới mặt đất, nơi có nhiệt độ trên 10 0C

- Ngoài ra còn nhóm sên trần khác gồm các loài khác Milax gagates, M

sowerbyi, Limax flavus, L maximus, L marginata, Tandonia budapestensis, và Lehmannia valentiana Những loài sên trần nhóm này gây hại ít hơn các nhóm sên

trần kể trên

• Sverlova và ctv (2005) phân loại sên trần ra 5 họ:

- Họ Arionidae có 11 loài là Arion lusitanicus (Mabille, 1868), A ater, A rufus (Linnaeus, 1758), A flagellus (Noble, 1992), A subfuscus (Draparnaud, 1805), А

circumscriptus (Johnston, 1828), А silvaticus (Lohmander 1937), А fasciatus

(Nilsson, 1823), А distinctus (Mabille, 1868), và A hortensis (Ferussac, 1819)

- Họ Milacidae bao gồm 4 loài là Tandonia cristata (Kaleniczenko, 1851), T

kaleniczenkoi (Clessin, 1883), Т kusceri (Н Wagner, 1931), và T budapestensis

(Hazay, 1881)

Trang 14

- Họ Limacidae gồm 10 loài là Limax maximus (Linnaeus, 1758), L

cinereoniger (Wolf, 1803), L bielzi (Seibert, 1873), L macroflagellata (Grossu et

Lupu, 1962), L maculatus (Kaleniczenko, 1851), Limacus flavus (Linnaeus, 1758),

Malacolimax tenellus (Muller, 1774), Lehmannia marginata (Muller, 1774), L valentiana (Ferussac, 1823), và Bielzia coerulans (М Bielz, 1851)

- Họ Аgriolimacidaе có 13 loài là Deroceras laeve (Muller, 1774), D sturanyi (Simroth, 1894), D agreste (Linnaeus, 1758), D reticulatum (Muller, 1774), D

turcicum (Simroth, 1894), D tauricum (Simroth, 1901), D rodnae (Grossu et Lupu,

1965), D caucasicum (Simroth, 1901), D moldavicum (Grossu et Lupu, 1961), D

occidentale (Grossu Lupu, 1966), D panormitanum (Lessona và Pollonera, 1882), D

lothari (Giusti, 1971), và Krynickillus melanocephalus (Kaleniczenko, 1851)

- Họ Boettgerillidae có 1 loài là Boettgerilla pallens (Simroth, 1912)

• Bernhard và ctv ( 2001) đã ghi nhận sên trần gây hại trên một số loại cây trồng như sau:

- Họ thập tự

Phần lớn cây họ thập tự rất dễ bị sên trần gây hại nhất là các loại cải như cải bông xanh, cải bông trắng Những loại cải này thường bị sên trần gặm và không đạt yêu cầu để đem bán Riêng đối với cải bông trắng, thiệt hại do sên trần gây ra trong suốt tuần đầu được cất trong kho và không tiêu chuẩn để đem bán ngoài thị trường Cây con của các loại cải bắp rất dễ bị sên trần ăn rụng lá, và khó phát triển

- Rau ăn lá

Hầu hết các giống rau ăn lá như xà lách rất dễ bị sên trần gặm lá trong suốt thời

kì sinh trưởng và phát triển của cây Sên trần gây hại rau ăn lá vào giữa mùa hè hoặc trên các lá của rau bina trong suốt mùa vụ, làm cho rau không đủ tiêu chuẩn để bán

- Măng tây xanh

Các mầm của cây măng tây bị sên trần tấn công bên dưới mặt đất cho đến khi các mầm xuất hiện trên mặt đất Mặc dầu sên trần chỉ ăn một phần rất nhỏ, nhưng làm cho các mầm trở nên biến dạng và không đạt tiêu chuẩn khi đem bán Ở Hà Lan, Bỉ, và Đức thiệt hại do sên trần gây ra trên măng tây xanh rất lớn

- Dâu tây

Trang 15

Sên trần gặm những trái dâu tây chín tạo nên các lỗ thủng trên trái làm cho trái dâu tây không đủ tiêu chuẩn để bán mà còn tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt động của các nấm mốc tấn công trái dâu tây

o Đặc điểm hình thái và sinh học của một số loài sên trần phổ biến

• Loài Arion lusitanicus (Mabille, 1868) tên khác Arion vulgaris

(Anderson, 2005; Moquin – Tandon, 1855)

Họ Arionidae _ Bộ Stylommatophora

Kết quả nghiên cứu của Inger (2006) cho thấy cơ thể của Arion lusitanicus có

màu nâu, nhưng có khi cũng có màu nâu sẫm, đỏ, hoặc vàng Con chưa trưởng thành

có một dãy màu đậm dọc theo hai bên thân, trong khi sên trưởng thành có màu đồng nhất Các cơ ở chân lớn giống như một vân ren và có một màu nâu sẫm Chiều dài cơ

thể con trưởng thành từ 7 – 15 cm, ở phía bên phải và giữa mai có lỗ hô hấp Loài sên trần A lusitanicus lưỡng tính, giao phối thường diễn ra vào mùa xuân Một con sên trần A lusitanicus trưởng thành có thể đẻ đến 400 trứng vào mùa thu và thường chết

sau khi đã đẻ xong Trứng được tạo thành từng khối từ 20 – 30 trứng trong đường đất nứt hoặc trong đống phân ủ, trứng có thể chịu đựng được điều kiện bất lợi của tự nhiên Sau 3,5 – 5 tuần trứng nở, giai đoạn phát triển từ sên trần con đến sên trần trưởng thành trong khoảng 1 hoặc 2 năm

Con chưa trưởng thành có thể sống qua mùa đông trong đống phân ủ và đường đất nứt, nhưng rất ít một số sên trưởng thành có thể tồn tại mùa đông Sên trần loài này còn ăn thịt đồng loại khi mật độ nhiều, và chỉ có những con yếu mới bị tấn công

• Loài Tandonia cristata (Kaleniczenko, 1851)

Họ Milacidae _ Bộ Stylommatophora

Cơ thể loài này hơi dẹp và thu hẹp ở sau, mảnh lưng có màu xanh xám tro hoặc màu xám tro, màu vàng, màu xám nhạt hoặc xanh xám tro, rãnh dưới da có màu hơi tối hơn Chiều dài lên đến 30 mm, sống lưng nổi bật, đầu và xúc tu có màu đen, chất nhầy dày, trong suốt không màu hoặc hơi vàng Hầu hết loài này được tìm thấy trên vùng đất sét nặng, trong rừng rụng lá, trong số các cây bụi, phía dưới thung lũng và đáy thung lũng, và trong vườn nhà Loài này có thể sống lên đến độ cao 1500 m, thông thường sống khoảng giữa 500 m và 1000 m

Trang 16

• Loài Limax maximus (Linnaeus, 1758)

Họ Limacoidea _ Bộ Stylommatophora

Loài Limax maximus (Linnaeus, 1758) được phát hiện ở Philadelphia

Phân bố ở Châu Âu, Tiểu Á và Algeria Nơi xuất hiện đầu tiên là Bắc Mỹ, Nam Mỹ,

Úc, Hawaii

Hầu hết loài này luôn được tìm thấy trong bãi cỏ, vườn hoa, hoặc trong đất ẩm Con trưởng thành có chiều dài 10 – 20 cm và thường có một màu xám sáng hoặc màu nâu xám với những đốm sẫm màu hơn, hoặc sọc với màu đen, hoặc đồng nhất màu nâu sẫm Trứng có màu trong suốt, đàn hồi và có màu hơi vàng Trứng có kích thước được

6 x 4,5 mm, và nở trong khoảng 1 tháng Các con nhỏ nở ra cần ít nhất hai năm để đạt

tới mức độ trưởng thành Limax maximus (Linnaeus, 1758) có thể sống từ 2,5 – 3 năm

Giao phối vào đầu mùa hè (tháng 6 – tháng 7) và đẻ trứng vào giữa tháng 7 và tháng 10, không đẻ trứng bên trong đất mà đẻ dưới rêu Có thể đẻ từ 400 – 800 trứng trong 1 đợt (vài tuần 1 lần), một lần 40 – 250 trứng Trứng nở ít nhất sau 20 ngày, có thể lâu hơn nếu nhiệt độ lạnh hơn Sau 1 năm sên có màu tối, cũng có khi sau 2 – 3 tháng, sên trần sẽ trưởng thành sau 1,5 – 2 năm, và có thể sống sót qua thời kỳ sinh sản đầu tiên và đẻ trứng một lần nữa vào năm sau, loài sên trần này có thể sống đến 3 năm Sên trần loài này hoạt động được vào mùa đông (Kerney và Cameron, 1979)

• Loài Deroceras reticulatum (Muller, 1774)

Họ Limacoidea _ Bộ Stylommatophora

Phân bố rộng rãi ở Châu Âu, và nhiều vùng như Bắc Mỹ, Peru, Tasmania, New Zealand, Trung Á Sên trần trưởng thành có nhiều màu, màu kem hoặc màu cà phê kem sáng, có khi phát hiện màu đen Phía sau lưng có chấm đen tạo thành một hình dạng có dạng mặt lưới Chiều dài cơ thể 40 – 60 mm, kích thước thay đổi tùy theo môi trường sống Trứng có dạng hình cầu, màu trắng, được đẻ thành từng cụm từ 20 –50

Trang 17

trứng Sên non dài 4 – 5 mm, có màu hồng tím Sên trần có vòng đời một vài tháng, sinh sản vào mùa hè và mùa thu, loài sên trần này sống tối đa khoảng 1 năm và chết vào thời điểm sương giá đầu tiên Thông thường chỉ có trứng qua đông, đôi khi còn có sên con

Hoạt động vào ban đêm, sống hầu như chỉ giới hạn trong các vùng canh tác, ngoài ra sên còn sống trong đồng cỏ, gần lề đường, khu vườn và công viên Sên trần không đào hang trong đất mà trú ẩn dưới mặt đất, đá và rác Là loài ăn tạp, ăn chủ yếu

là lá, quả tươi hoặc hạt giống Loài sên trần này là một dịch hại nghiêm trọng của cây

trồng nông nghiệp và canh tác vườn Không thể được phân biệt Deroceras reticulatum

với nhiều loài Deroceras khác nếu chỉ dựa trên hình dáng bên ngoài (http://en.wikipedia.org/wiki/Deroceras_reticulatum)

• Loài Boettgerilla pallens (Simroth, 1912)

Họ Boettgerillidae _ Bộ Stylommatophora

Boettgerilla pallens không phải là loài khó tìm thấy Tại Anh loài này được cho

là loài có khả năng phân tán và nhanh chóng lan rộng

Loài sên trần này có cơ thể rất hẹp và thanh mảnh, gần giống như con sâu Cơ thể có màu xám hoặc màu xanh, đầu có màu hơi tối, chất nhờn không màu Chiều dài

cơ thể lên đến 60 mm, chiều rộng lên đến 3 mm Lưng có các vỏ nhỏ, dễ vỡ, có kích thước 1,5 – 3 x 0,8 – 1,5 mm

Giao phối và đẻ trứng vào khoảng thời gian cuối mùa hè và mùa thu ở Anh (tháng 10, ở Đức) Trứng đẻ được thành ổ từ 1 – 6 trứng cách mặt đất 9 – 27 cm, sên trưởng thành đẻ trứng xong thì chết ngay sau đó Các sên con nở sau 20 – 22 ngày ở

17 0C (ở Đức), giữa tháng 10 và tháng 12 (ở Anh) Sên con biến đổi màu từ trắng đến xám vào khoảng tháng 5 và tháng 6

Boettgerilla pallens ăn phân trùn, mảnh vụn, trứng arionid và được coi là một

dịch hại trong nhà kính ở châu Âu và các khu vườn bởi vì sên ăn mô thực vật mềm sên trần thường sống ở sườn núi, rừng ẩm ướt, vùng đồng bằng gần sông, trên nền đá vôi, và thỉnh thoảng cũng có trong các khu vườn Loài này thích nghi với việc di chuyển ngầm qua hang trùn cách bề mặt đất 2 – 20 cm (tối đa lên đến 60 cm) Ở Caucasus loài này sống lên đến độ cao 1.750 m, ở Thụy Sĩ loài này sống ở độ cao lên đến 1600 m, thường là dưới 700 m (http://www.animalbase.uni-goettingen.de)

Trang 18

• Loài Deroceras agreste (Linnaeus, 1758)

Họ Limacoidea _ Bộ Stylommatophora

Phân bố toàn bộ châu Âu, Trung Á, Anh, Ailen, Scandinavia Cơ thể loài này

tương tự như D reticulatum, nhưng nhỏ hơn, mỏng hơn có màu nâu nhạt, đôi khi màu

xám, hoàn toàn không có đốm trên lưng, đầu và xúc tua có màu tối Cơ thể có chiều dài từ 35 – 40 mm, mảnh lưng dài chiếm 1/3 chiều dài cơ thể, vỏ cứng dài 3 mm, chất nhầy không màu Sên trần con lúc mới nở có màu trắng nhạt, cơ thể dài 3,5 mm Trứng có màu trắng nhạt bên ngoài, kích thước từ 2,2 x 2,5 mm – 2,5 x 2,25 mm, một

ổ trứng có từ 10 – 20 trứng Tại Anh, trứng được đẻ vào mùa thu, sên trần trưởng thành chết sau khi giao phối, đến mùa xuân năm sau sên trần con xuất hiện và trưởng

thành vào mùa thu Sên trần Deroceras agreste (Linnaeus, 1758) có vòng đời khoảng

1 năm Sên trần sống từ vùng đất thấp, vườn nhà, đồng cỏ, đầm lầy đến độ cao 2.500

Biện pháp cơ giới, vật lí

- Theo Bernhard và ctv (2001), bã bia có hiệu quả rất tốt dùng để phòng trừ sên, mùi của bã bia có thể thu hút các sên trần tập trung lại Bã bia được dùng khoảng một nữa cốc vại, và 2 – 3 ngày thay một lần

- Thu bắt sên trần bằng tay được thực hiện vào lúc sáng sớm hay chạng vạng, đòi hỏi phải chăm chỉ, tốn công nên chỉ được thực hiện trên khu vực nhỏ như vườn nhà và vườn canh tác hữu cơ Có thể kết hợp thu bắt với hàng rào để đạt hiệu quả cao

- Sử dụng màng phủ hoặc rơm rạ để phủ trên luống trồng cây Nên sử dụng màng phủ để có hiệu quả cao hơn vì rơm rạ tạo ẩm độ cao, điều kiện thuận lợi cho sên trần gây hại

Trang 19

- Sử dụng các hàng rào để làm giảm sự xâm nhập của sên trần, nhưng không có

hiệu quả khi số lượng sên trần quá lớn (Bernhard và ctv, 2001) Hàng rào được xây dựng có mép trên 1 góc 900 hoặc 450

- Dùng các vòng khía quanh chậu cây, vòng kim loại quanh chậu hoa, hoặc vòng kim loại cắt khía quanh thân cây để ngăn chặn sên trần

Biện pháp sinh học

- Sử dụng tuyến trùng Phasmarhabditis hermaphrodita, các tuyến trùng này sẽ

tìm kiếm sên trần và xâm nhập thông qua một lỗ nhỏ gần lỗ hô hấp của sên trần Khi vào bên trong thì tuyến trùng và các vi khuẩn cộng sinh làm cho sên trần ngừng ăn, sau 1 hoặc 2 tuần, sên trần sẽ chết Biện pháp này được áp dụng trong khi gieo hạt

hoặc trước trồng vài ngày và không có hiệu quả đối với sên trần Arion lusitanicus

(Bernhard và ctv, 2001) Trong biện pháp này, phải chú ý đến nhiệt độ, ẩm độ đất, nhiệt độ phù hợp từ 5 – 20 0C, tốt nhất nên sử dụng vào buổi tối và dùng trên các loại đất thoát nước tốt Sử dụng tuyến trùng với số lượng: 300.000 – 500.000 tuyến trùng/m2 Ở cây măng tây xanh, cải bruxen, cải bắp, cải Trung Quốc, cải trắng và rau

xà lách, phương pháp này đạt được kết quả tốt nhất

- Có thể sử dụng giống vịt Ấn Độ (Anas platynchos) để tiêu diệt và kiểm soát

sên trần có hiệu quả (Bernhard và ctv, 2001) Thả vịt sau mỗi lần làm đất vào lúc sáng sớm và chạng vạng, thả trong suốt mùa mưa Phương pháp này được sử dụng ở các ruộng canh tác hữu cơ, và đạt hiệu quả rất cao

- Các loài bọ cánh cứng Carabus nemoralis, Pterostichus melanarius và

Pterostichus niger (Carabidae) có thể dùng để ăn sên trần Arion lusitanicus, riêng loài Nebria brevicollis không ăn trứng sên trần hoặc sên trần con mới nở (Hatteland và ctv,

2010)

Biện pháp hóa học

- Có 2 nhóm thuốc hóa học được sử dụng trừ sên trần trên thế giới là metaldehyde và carbamate Các hợp chất hóa học này thường dùng ở dạng bã viên và tác động diệt sên trần theo cơ chế vị độc Ở Na Uy và Thụy Điển các chất này bị cấm hoặc hạn chế sử dụng vì rất độc hại với chim, động vật có vú

+ Metaldehyde không độc đối với các vi sinh vật có lợi như giun đất, kiến, bọ cánh cứng Ở Argentina, thuốc trừ sên trần quan trọng nhất là các loại thuốc Clartex

Trang 20

(Rizobacter Argentina S.A), Acay (Acay Agro S.R.L) và Babotox (Huagro S.A) Các loại thuốc này có dạng bã viên chứa metaldehyde, chất dẫn dụ như cám hay bột ngũ cốc, chất xua đuổi, và chất chống nấm

+ Các hợp chất carbamate chỉ độc với động vật thân mềm Ưu điểm của thuốc nhóm carbamate cao hơn nhóm metaldehyde, ít bị tác động của môi trường, hiệu quả trong thời tiết ẩm ướt Ở nơi nhiệt độ thấp, một số thuốc nhóm carbamate có tác dụng lâu dài và tăng độc tính

- Sắt (III) phosphate là một trong những hóa chất tiêu diệt sên được bày bán ở dạng viên và ức chế khả năng tiêu hóa của sên trần làm cho sên chết Là hoạt chất có hiệu quả diệt sên trần tương đối an toàn hơn metaldehyde và methiocarb, ít độc với môi trường và côn trùng có ích (Speiser, 2001)

Biện pháp khác

- Cafein có nồng độ 1 – 2 % thì sau 2 ngày tất cả sên trần đều bị chết Với nồng

độ cafein 0,01 %, sau 1 tuần thì không thấy sự xuất hiện của sên trần và một số côn trùng (Robert và cvt, 2002)

- Lindqvist và ctv (2010) chứng minh rằng hỗn hợp Birch tar oil (BTO) và VaselineReg có khả năng ngăn chặn sên trần từ bên ngoài vào khu vực trồng cây cho kết quả trong vài tháng

- Nghiên cứu của Laznik và ctv (2010) cho thấy tỉ lệ sên trần Arion spp chết

100% khi xử lí sodium dodecyl sulfate ở nồng độ 0,5 % với cây carvone đã được cắt nhỏ từng khúc và sắp xếp tạo thành một đường để ngăn chặn sên trần

- Sử dụng các dịch nước ngâm từ củ tỏi tươi đã tạo ra chất độc hại làm sên trần

Arion sp chết 45 %, còn với các nước trái cây và nước chiết xuất của tỏi khô tỉ lệ sên

trần Arion sp chết là 5 % (Pisarek, 2005)

- Dùng muối ăn có thể trừ sên trần nhưng chỉ áp dụng được trên cây măng tây,

không sử dụng được với cây trồng khác do cây măng tây cây chịu được nồng độ muối cao trong đất trong khi đó sên trần rất nhạy cảm với muối Phương pháp này được thực hiện bằng cách rải muối khô theo hàng trên các luống, sử dụng 2 lần hoặc 4 lần với liều lượng 4000 kg/ha (Bernhard và ctv, 2001)

Trang 21

2 1.3 Một số kết quả nghiên cứu về sên trần ở trong nước

o Nghiên cứu về sự phân bố, kí chủ, và thành phần loài

Sên trần là loài thích nơi ẩm ướt và gây hại trên nhiều loại cây trồng như cải bắp, xà lách, dâu tây Ở Việt Nam thì sên trần được tìm thấy chủ yếu ở Đà Lạt (Nguyễn Ru, 1965)

Ghi nhận của Ngô Văn Quyền và Nguyễn Ru (1965), ở Việt Nam có một số

loài sên trần như Girasia hookeri (Gray), Philomycus bilineatus (Benson), Atopos

tourannensis (Souleyet), Deroceras reticulatum (Muller) Trong các loài trên kể trên

thì loài Deroceras reticulatum (Muller) thích hợp với môi trường ở Đà Lạt nên chúng

sinh sản nhanh chóng, xuất hiện với mật số cao cắn phá gây thiệt hại trầm trọng trên các vườn trồng dâu tây và rau cải Trong khi đó, sự xuất hiện của các loài sên trần còn lại có sức tàn phá mạnh nhưng do với một mật độ thấp nên không gây thiệt hại nặng

như loài D reticulatum

Kết quả điều tra của Phạm Thị Thuỳ và ctv (2008) tại Lâm Đồng cho thấy có 3

loài sên trần Deroceras reticulatum, Deroceras caruanae và Milax gagates Các loài

này gây hại chủ yếu trên lá và quả cây dâu tây với tần xuất bắt gặp phổ biến > 20 %, gây hại ở mức độ trung bình

o Đặc điểm hình thái và sinh học một số loài sên trần phổ biến

• Loài Girasia hookeri (Gray)

Họ Ariphantidae_ Bộ Stylommatophora

Thân mình mềm, có màu nâu nhạt, chân màu trắng trong, chiều dài từ đầu đến đuôi đo được từ 60 – 120 mm Ban ngày chúng ẩn nấp trong các bẹ chuối, dọc hai bên mương nước hay mặt dưới các ván để rải rác ngoài vườn rau cải Ban đêm chúng xuất hiện cắn phá lá rau cải thành các lỗ tròn hay đục khoét biểu bì trái dâu tây đã chín chỉ còn lại phần vỏ bên ngoài (Nguyễn Ru, 1965)

• Loài Philomycus bilineatus (Benson)

Họ Philomycidae_ Bộ Stylommatophora

Thân sên trần mềm, chất nhờn luôn tẩm ướt mai và chân Cơ thể có màu trắng vàng nhạt đôi khi có màu nâu nhạt và có hình dáng giống đáy ghe Chiều dài từ đầu đến đuôi khoảng 67 mm, chiều rộng ngang qua lỗ thở (nơi rộng nhất) 20 mm Gần lỗ

Trang 22

thở chân sên bầu ra và thon dần về phía đầu và đuôi Loài này thích nơi đất thịt xốp và

ẩm ướt, ban ngày ẩn trú vào những bẹ Actiso, mặt dưới những tấm ván bỏ rải rác, những luống trồng dâu tây hay ở dưới những hang nhỏ sâu khoảng 50 mm

Sên trần Philomycus bilineatus (Benson) chỉ tấn công và phá hại những luống

rau cải vào trời mát và ban đêm Sên trần ít di chuyển đi xa, ăn từng lỗ trên khắp lá cải nếu nặng chỉ còn trơ lại gân lá Do ít di động nên sên trần chỉ thích tàn phá những lá rau nằm sát mặt đất, sên trần chỉ ăn những lá rau ở ngọn khi lá rau sát mặt đất bị chúng

hư hại và không thể làm thức ăn cho chúng được nữa (Nguyễn Ru, 1965)

• Loài Atopos tourannensis (Souleyet)

Họ Rathouisiidae _ Bộ Stylommatophora

Cơ thể ít chất nhờn, khô, có màu đen và có hình dáng hao hao giống chiếc tàu Giữa hơi bầu ra và hai bên thon lại, chiều dài toàn thân đo được khoảng 50 – 70 mm

Tại Đà Lạt những thế hệ loài Atopos tourannensis (Souleyet) không phân biệt rõ ràng,

lúc nào cũng có thể tìm thấy đầy đủ các cở sên trần khác nhau trong cùng một thời điểm (Nguyễn Ru, 1965)

• Loài Deroceras reticulatum (Muller)

Họ Limacoidea _ Bộ Stylommatophora

Tại Đà Lạt, sên trần xuất hiện và ăn rau cải vào lúc ban đêm, ban ngày sên chui xuống đất hay ẩn nấp giữa những bẹ lá rau cải Sên trần có thân màu đen đôi khi có màu vàng nâu nhạt, chiều dài trung bình đo được 23 mm tối đa lên đến 28 – 30 cm, bề ngang đo được 5 – 6 mm, chân sên trần có màu trắng ngà Con trưởng thành cũng như sên trần con thích sống nơi ẩm ướt và bóng tối

Trứng được đẻ vào ban đêm tại những nơi đất ẩm, có màu trắng trong suốt, bên trong trứng chứa chất nước màu trắng trong, nhờ lớp vỏ mỏng và dẻo che cho nên trứng khó vỡ khi đánh rơi Trứng được đẻ thành từng khối từ 3 – 4 trứng (trứng hình bầu dục đường kính lớn hơn 2 mm) 9 – 12 trứng (trứng hình cầu đường kính nhỏ khoảng 0,5 mm), xếp thành lớp sát cạnh nhau như hình vẩy cá, bên trên phía trứng này được che bằng một lớp đất mỏng nên rất khó tìm thấy

Con nhỏ mới nở rất nhỏ, giống như con trưởng thành nhưng có màu trắng trong suốt chiều dài đo được 3 mm Sên trần con tăng trưởng theo chiều dài và chiều ngang, đồng thời màu sắc cũng biến đổi từ màu trắng sang màu đen sậm hay màu vàng nhạt

Trang 23

Râu sên cũng dần dần dài ra, cuối cùng sên trần con lớn lên và phát triển thành sên trần trưởng thành (Nguyễn Ru, 1965)

o Nghiên cứu về biện pháp phòng trừ các loài sên trần

Để diệt trừ sên trần các Nông hộ thường áp dụng các biện pháp sau:

Biện pháp canh tác

Thường xuyên vệ sinh vườn, làm giảm những nơi sên trần có thể trú ẩn, dọn sạch lá bị bệnh, cây chết giữ cho ruộng dâu tây luôn sạch sẽ Hạn chế bớt chiều cao của cỏ dại bằng cách cắt cỏ, chỉ để lại chiều cao từ 5 – 8 cm, hoặc cắt tỉa bớt những cành lá già rậm rạp vì đây là nơi sên trần có thể ẩn nấp

Biện pháp cơ giới vật lí

- Dùng những dây bìm bìm đem bỏ từng đống trong vườn vào lúc chiều mát Ban đêm, sên trần đến ăn lá bìm bìm sáng hôm sau thu gom và tiêu diệt

- Dùng cám rang trộn với bột vani và Mocap 10G vào buổi tối đặt bả trên các khu vực có nhiều sên trần để tiêu diệt

- Bắt giết khi sên trần ra ăn vào khoảng 20 giờ và vào lúc sáng sớm Có thể dùng vài loại rau xanh hay cám đặt ở những vị trí có nhiều sên trần để dẫn dụ chúng ra rồi bắt giết

Biện pháp sinh học

- Bắt vài con cóc nuôi trong vườn (số lượng cóc nuôi ít hay nhiều tuỳ theo vườn rộng hay hẹp) Đêm đến những con cóc này sẽ ăn sên trần và còn ăn những loại sâu bọ, mối, kiến cánh nhưng không phá hoại cây trồng

- Nuôi vịt thả trong vườn, chúng sẽ tìm trứng sên trần để ăn và tiêu diệt dần

- Xử lý đất với thuốc Mocap 3G (50 kg/ha) trước khi trồng rồi cày trộn đều vào đất và dùng lưới phủ đất để ngăn chặn sên trần

Trang 24

- Có thể trộn thuốc Bolis 5B với cám rang, vãi thành từng đám trên bề mặt luống dâu tây để diệt sên trần, nên rải thuốc vào chiều tối và sau khi tưới nước

- Theo Nguyễn Trần Oánh và ctv (2007), các hoạt chất dùng để trừ sên trần gồm có:

+ Metaldehyde: dùng để trừ nhiều loài sên trần trên ruộng vườn nhờ tác dụng

tiếp xúc và vị độc Bị trúng độc, tế bào nhầy của sên trần bị phá hủy dẫn đến mất nước

và chết Không nên dùng metadehyde để trừ sên trần khi trời mưa nặng hạt vì sên trần

có thể tự phục hồi khi có nước

+ Methiocarb: là chất độc thần kinh, kìm hãm men cholinesterase của sên trần làm cho sên trần chết Ngoài trừ sên trần, hoạt chất còn diệt sâu, nhện, và có tác dụng xua đuổi chim Độc với động vật có vú, ít độc với động vật hoang dã, không độc với ong, độc vừa với cá

+ Niclosamid và Niclosamid – olamine: cả 2 hoạt chất đều tác động đến hệ hô hấp và tiêu hóa của sên trần Độ độc trung bình với động vật có vú, ít độc với động vật hoang dã, không độc với ong, độc vừa với cá

+ Ngoài ra còn có một số hoạt chất khác cũng dùng để trừ sên trần như Aminocarb, Fentinhydroxid, Ferric phosphate, Mexcarbat

2.2 Giới thiệu về cây dâu tây

2.2.1 Nguồn gốc cây dâu tây

Dâu tây có tên khoa học là Fragaria vesca L., một chi thuộc họ hoa hồng

(Rosaceae) xuất xứ từ châu Mỹ và được các nhà làm vườn châu Âu lai tạo vào thế kỷ

18 để tạo nên giống dâu tây được trồng rộng rãi hiện nay Cây dâu tây là kết quả của

sự lai ghép giống Fragaria chiloensis Duch và Fragaria virginiana Duch Người Anh

gọi dâu tây là “Strawberry”, người Pháp gọi là “Fraisier”

Các dạng dâu tây hiện đại của chi Fragaria, có nguồn gốc từ châu Mỹ, và là loại cây lai ghép giữa các dạng của Bắc và Nam Mỹ Các nhà làm vườn châu Âu chỉ đem

về các cây cái từ Nam Mỹ, và tạp giao chúng với các dạng Bắc Mỹ nhằm mục đích cho cây lai ra quả và hạt

Trang 25

Hình 2.3 Cây dâu tây Fragaria chiloensis Hình 2.2 Cây dâu tây Fragaria virginiana

Từ Fragaria có nghĩa là “thơm”, nghĩa là có mùi thơm, để chỉ phần cùi thịt có hương thơm của quả Có trên 20 loài dâu tây khác nhau trên khắp thế giới, tại Việt Nam, dâu tây được trồng nhiều ở Đà Lạt và ngoại thành Hà Nội Chìa khóa để phân loại các loài dâu tây dựa trên số lượng nhiễm sắc thể, dâu tây tất cả 7 kiểu nhiễm sắc thể nhưng thể hiện tính đa bội khác nhau, lưỡng bội có 2 tập hợp chứa 7 nhiễm sắc thể (2n=14), tứ bội (4 tập hợp, 4n=28), lục bội (6 tập hợp, 6n=42), bát bội (8 tập hợp, 8n=56), và thập bội (10 tập hợp, 10n=70)

2.2.2 Phân bố

Ngày nay, dâu tây được trồng hầu như tại mọi nơi trên thế giới: suốt vùng Bắc

Mỹ từ Alaska sang đến Florida, tại Trung và Nam Mỹ, Âu Châu, Đông và Nam Phi Châu, Úc, Tân Tây Lan, Nhật

2.2.3 Lịch sử dâu tây ở Đà Lạt

Dâu tây do người Pháp mang sang đầu tiên trái nhỏ, màu sắc nhạt nhưng có mùi đặc trưng Ðến năm 1963, một số giống mới được du nhập từ Mỹ sang, trái có màu đậm cho năng suất cao, mùi vị không thơm bằng giống dâu Pháp Để đáp ứng khẩu vị

và nhu cầu của thị trường, trong quá trình mở rộng diện tích, hai giống dâu này phát triển song song với nhau Sau đó 30 năm, vào tháng 3/1994, Phân viện sinh học Ðà Lạt nhân giống thành công giống HO của Nhật và tiếp sau đó các công ty nghiên cứu giống tại Lâm Ðồng đã cho du nhập vào nhiều giống như Xuân Hương, Mỹ Đá Càng

Trang 26

về sau, chất lượng và sản lượng dâu càng được nâng cao, đặc biệt các giống này có thể vận chuyển đi xa nhờ thịt quả cứng và chắc

2.2.4 Đặc điểm thực vật học của dâu tây

Theo Phạm Hoàng Hộ (2002), cây dâu tây có những đặc điểm sau:

o Rễ: hệ rễ dâu tây dài khoảng 15 cm, nằm ở tầng đất trên tầng đất trên

o Thân: dâu tây là một loài cỏ sinh trưởng và phát triển mạnh, thuộc loại cây đa niên có chồi dài, thân ngắn lá mọc rất gần nhau Nằm giữa lá là chồi nách, các chồi này tùy thuộc vào điều kiện môi trường và dinh dưỡng có thể phát triển thành thân bò, các cây hoặc mọc cụm

o Thân bò: từ gốc mọc lên những nhánh, bò sát mặt đất được gọi là ngó (thân bò) Ngó không có lá và từng khoảng một lại cho những mầm hình thành cây con và phát triển hoàn thiện hệ rễ Cây con này cũng tiếp tục hình thành thân bò và cây con khác

o Lá: lá dâu tây mọc ra từ cổ cây, có 3 thùy, mép lá có răng cưa và có khía sâu, dài khoảng 10 – 20 cm, và có nhiều lông tơ Cuống thường có màu trắng xanh khi còn non và biến thành màu đỏ khi lá đã già

o Hoa: phát hoa là chum, dài hơn lá một ít, xuất phát từ gốc, khi lên được 5 – 7

cm bắt đầu phân chia nhiều nhánh, mỗi nhánh có một hoa, một chùm có khoảng 7 – 15 hoa, tùy thuộc vào giống và điều kiện canh tác Hoa có màu trắng, từ 5 – 6 cánh hoa,

20 tiểu nhụy, đế hoa lồi

o Quả: quả dâu tây là quả giả, có màu đỏ trên cọng đứng, mang nhiều đế quả nhỏ lồi trên đài (mà ta thường gọi là “hạt”) Qủa bế tụ trên trục đế hoa và mọng nước thành khối màu đỏ Qủa dâu tây khi còn nhỏ có màu xanh hình bầu dục không hoàn toàn, đường kính khỏng 1cm khi con nhỏ và 5 cm khi quả đã chín Khi quả chín biến thành màu hồng hoặc đỏ, tùy thuộc vào đặc điểm từng giống Là một phì quả, chứa nhiều đường hoặc các khoáng chất có mùi thơm dùng để ăn chín

2.2.5 Đặc điểm sinh thái cây dâu tây

o Đất đai: dâu tây thích hợp với các loại đất thịt nhẹ, hàm lượng chất hữu cơ cao, đất ấm, giữ ẩm nhưng thoát nước tốt Cây dâu tây thích hợp với đất trung tính có độ

pH từ 6 – 7

o Nhiệt độ: dâu tây thích hợp với khí hậu mát lạnh Nhiệt độ phù hợp cho cây dâu

từ 18 – 22 0C Thời kỳ cây phân hóa chồi non và ra hoa cần nhiệt độ từ 15 – 24 0C,

Trang 27

thời kỳ hình thành trái cần biên độ nhiệt ngày đêm cao, nhiệt độ ngày từ 20 – 25 0C,

nhiệt độ ban đêm 10 – 15 0C Thời kỳ trái chín nhiệt độ thích hợp là 15 – 22 0C

o Độ ẩm: độ ẩm cần thiết cho sự phát triển của cây dâu tây trên 4 %, ẩm độ không

khí cao và mưa kéo dài thường gây bệnh cho cây

o Ánh sáng: cây dâu tây đòi hỏi ánh sáng dồi dào thì mới sinh trưởng mạnh, thiếu

ánh sáng thường ảnh hưởng đến khả năng ra hoa kết quả

2.2.6 Giá trị dinh dưỡng của dâu tây

Theo KS Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2002), trung tâm khuyến nông tỉnh Lâm Ðồng:

- Dâu tây rất giàu vitamin C cao hơn cả cam, dưa hấu giúp kích thích cơ thể hấp

thu chất sắt tốt hơn, giúp tăng sức đề kháng, chống rối loạn tiêu hoá, nhiễm độc, cảm

cúm và chống stress Thêm vào đó, lượng managan, axit folic, vitamin B5, B6, Omega

– 3 dồi dào giúp cải thiện và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể

Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng trong 100g dâu tây

Thành phần dinh dưỡng Đơn vị 100 g ăn được

Trang 28

- Một chất chống oxy hoá tự nhiên có tên Fisetin đã được tìm thấy trong dâu tây giúp tăng cường trí nhớ, chống lão hoá, bảo vệ các nơ ron thần kinh và sự liên hệ giữa các nơ ron này Trong dâu tây cũng chứa nhiều pectin, được xem như một loại kháng sinh tự nhiên ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây hại Bên cạnh đó, dâu tây còn rất giàu sali-cylate, một chiết xuất không thể thiếu trong các loại kem trị nhiễm trùng, tổn thương da Dâu tây thực sự là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, bảo vệ và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể

- Trong 100g dâu tây có khoảng 34 Kcalo nhưng cung cấp nhiều loại sinh tố cần thiết cho cơ thể con người Trong phần thịt của quả dâu tây có các loại sinh tố A, B1, B2, và nhiều chất dinh dưỡng khác như: caroten, axit malic, axit citric, salicilic, các loại vitamin, tinh dầu và các vi nguyên tố đồng, mangan, crom Ngoài ra, dâu tây đặc biệt rất giàu chất sắt ở trong những hạt nhỏ bên ngoài vỏ

2.3 Một số sâu hại khác trên cây dâu tây

o Nhện đỏ

- Triệu chứng và mức độ gây hại

Nhện non và nhện trưởng thành sống ở mặt dưới cạnh gân chính lá bánh tẻ và lá già, tạo nên các vết chích nhỏ li ti không có hình dạng nhất định Vết chích ban đầu có màu trắng nhạt sau đó chuyển sang màu trắng vàng Khi mật độ cao, các vết hại liên kết vào nhau tạo thành các mảng trắng vàng, nếu gặp mưa hoặc gió mạnh, chỗ bị hại sẽ bị thủng và sau đó một thời gian lá sẽ bị rụng Khi ở mật độ cao, chúng tấn công cả trên

lá non và ngọn cây, tạo nên một lớp tơ dày bao kín toàn bộ ngọn và lá non Cây bị hại còi cọc, không ra hoa và kết quả được Chúng thường gây hại nặng khi thời tiết nóng

và khô hạn

- Đặc điểm hình thái

Nhện đỏ có các pha phát triển là: trứng, nhện non tuổi 1 (Larva), nhện non tuổi 2 (Protonymph), nhện non tuổi 3 (Deutonymph) và trưởng thành Cơ thể hình cầu khá lớn, có thể nhìn thấy bằng mắt thường Kích thước trưởng thành cái là 440 x 237 µm

và trưởng thành đực là 335 x 147 µm Cơ thể có màu đỏ son hoặc màu đỏ hơi vàng Trên lưng mỗi bên có 1 vệt đỏ sẫm Trên lưng có nhiều lông, lông không có u lông Con đực có cơ thể thon nhỏ, cuối, bụng nhọn, cơ thể màu đỏ vàng Đoạn thắt lại của dương cụ có chiều dài bằng chiều rộng, phía ngoài vắt chéo, phía trong tù hay hơi tròn

Trang 29

- Tập quán sinh sống và qui luật phát sinh gây hại

Nhện đỏ đẻ trứng ở mặt dưới lá Sau 3 ngày trứng nở thành nhện non có 3 đôi chân Sau 1,8 ngày nhện non lột xác sang tuổi 3, có 4 đôi chân Trong các giai đoạn phát triển thì giai đoạn trưởng thành dài nhất Một năm có thể có 20 – 25 thế hệ

- Biện pháp phòng trừ

+ Ngưỡng phòng trừ chung được khuyến cáo là 4 – 6 con/lá

+ Một số loại thuốc có tác dụng trừ nhện đỏ là Vertimec 1,8EC/ND, Comite 73EC, Nissorun 5SC, Danitol 50EC, Bi-58, Pegasus 500SC Sherpa 10EC Chú ý phun ướt đều 2 mặt lá nhất là mặt dưới lá Liều lượng phun 600 – 800 lít/ha tức là khoảng 2 – 3 bình bơm tay cho 1 sào Bắc Bộ Nồng độ thuốc phun theo khuyến cáo

+Một số nước sử dụng nhện bắt mồi Phytoseiulus persimilis để trừ nhện đỏ hại cây cà

chua, dưa chuột cho hiệu quả rất tốt

+ Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ

+Bón phân cân đối NPK giúp cây sinh trưởng tốt

o Bọ trĩ

- Triệu chứng gây hại

+ Bọ trĩ trưởng thành và non đều hút nhựa lá làm cho lá có màu vàng đỏ Khi mật độ thấp xuất hiện những chấm nhỏ xếp theo hàng dọc trên lá, lá non hầu như bị quăn lại, không hồi phục được

+ Phá hoại búp lá, lá non, thân non, chích hút nhựa làm cây suy kiệt, sinh trưởng kém, giảm nụ hoa, giảm năng suất, phẩm chất kém

- Đặc điểm hình thái

+ Trưởng thành nhỏ, dài 1 – 2 mm có màu đen, râu đầu dài, chiếm 1/3 thân, 2 đuôi cánh hẹp, cánh trước ở phần giữa thắt lại Trưởng thành đẻ trứng rải rác trong mô lá + Trứng nhỏ mới đẻ màu trắng sữa, gần nở có màu vàng nhạt Bọ trĩ non rất giống thành trùng nhưng không cánh màu vàng nhạt

+ Vòng đời: trứng 3 – 4 ngày, ấu trùng 10 – 14 ngày

Trưởng thành: có thể sống đến 3 tuần, bọ trĩ hoạt động cả ban ngày và ban đêm, ban ngày chúng hoạt động tương đối nhanh nhẹn khi bị khua động chúng lẫn tránh sang lá khác hoặc giả chết rơi xuống đất Chúng ẩn lấp trong lá nõn hoặc các chót lá quăn do không ưa ánh sáng trực xạ Khi trời râm mát chúng bò ra ngoài

Trang 30

- Biện pháp phòng trừ

+ Giữ mực nước ổn định, bón phân cân đối

+ Đối với những ruộng lúa non, cạn nước, khi mật số bọ trĩ cao cần điều tra số lượng thiên địch trước khi quyết định xử lý thuốc

+ Khi bọ trĩ phá hại nặng có thể sử dụng các loại thuốc gốc Imidacloprid (Confidor, Gaucho), Fipronil (Regent) để phòng trừ

o Sâu ăn tạp

- Triệu chứng gây hại

Sâu ăn tạp ký sinh trong phần gốc phá hoại chủ yếu vào ban đêm, ăn lá và phần thân non của cây Sâu non tuổi nhỏ thường gây hại nghiêm trọng nhất bởi vì hàng trăm con sâu non tập trung lại ăn lá cây và nhanh chóng làm lá cây xơ xác Sâu non còn có thể gặm ăn vỏ quả làm giảm phẩm chất

- Đặc điểm hình thái

+ Sâu khoang có nhiều loại, trưởng thành là loại ngài có màu xám hoặc nâu xám, cánh trước có màu nâu vàng, có các vân ngang bạc trắng óng ánh, cánh sau màu hơi trắng + Trứng hình bán cầu, mới đẻ màu vàng, sau màu tro tối xếp với nhau thành ổ, có phủ một lớp lông màu vàng rơm

+ Sâu non mới nở có màu xanh sáng, Sâu tuổi lớn có màu từ xám xanh đến nâu đen với những sọc vàng hoặc trắng, đốt bụng thứ nhất có một vết đen to bao quanh, trên mỗi mảnh lưng có vân hình trăng khuyết

+ Nhộng màu đỏ sẫm, cuối bụng có một đôi gai ngắn

+ Vòng đời: 25 – 48 ngày, trứng: 3 – 7 ngày, sâu non: 12 – 27 ngày, nhộng: 8 – 10 ngày, trưởng thành: 2 – 4 ngày

- Biện pháp phòng trừ

+ Vệ sinh đồng ruộng trước và sau khi trồng, cày ải phơi đất

+ Dẫn nước ngập ruộng trước khi làm đất

+ Diệt ổ trứng và sâu non bằng tay

+ Hạn chế phun thuốc để bảo tồn các loài thiên địch thường xuất hiện trên ruộng như nhện, bọ rùa, ong kí sinh

+ Dùng bẫy pheromone hoặc bẫy chua ngọt có hiệu quả

Trang 31

+ Dùng các loại thuốc ít độc như nhóm Abamectin (Abamectin, Tập kỳ 1.8EC, Abatin 1.8EC, Silsau 3.6EC), các loại chế phẩm vi sinh: thuốc có nguồn gốc từ Bt (V – BT, Biocin 8000SC, Dipel 32WP), có nguồn gốc NPV như Vicin-S, hoặc thuốc thảo mộc (Rotenone, Neem) Có thể dùng thuốc nhóm Cúc tổng hợp như (Karate 2.5EC, SecSaigon 5EC)

2.4 Giới thiệu các loại thuốc thí nghiệm

2.4.1 Thuốc Osbuvang 800 WP (hoạt chất Metaldehyde)

Thuốc kỹ thuật ở dạng kết tinh hoặc bột, có mùi ngọt, không tan trong nước, tan trong methanol (1,73 g/l ở 220C) Thuộc nhóm độc II, LD50 qua miệng 283 mg/kg Hoạt chất khá phổ biến để dẫn dụ và diệt sên, sên trần, độc với chó và các loài thú cưng khác, ít độc với người, cá và côn trùng Metaldehyde nhanh phân hủy dưới ánh sáng mặt trời

Là thuốc diệt ốc có tác dụng tiếp xúc và vị độc, tác động lên hệ thần kinh Thuốc có hiệu lực cao để phòng trừ ốc bưu vàng hại lúa, ốc nhớt (sên trần), ốc sên hại rau màu, cây cảnh Thuốc có dạng bột mịn, hòa tan trong nước, dùng để phun xịt Liều lượng sử dụng: gói 25 g/bình 8 lít phun 4 bình cho 1000 m2 Thuốc không làm chết cá,

an toàn cho môi trường

2.4.2 Thuốc Dioto 250 EC (hoạt chất Niclosamide)

Thuốc nguyên chất dạng tinh thể óng ánh, phân hủy ở nhiệt độ 2080C Thuốc

tan trong hexan, dichloromethane, propanol, toluene

Thuộc nhóm độc III, LD50 qua miệng > 5.000 mg/kg, qua da > 1.000 mg/kg,

thuốc độc với tôm, cá Liều lượng sử dụng thuốc dạng nước, nhũ dầu từ 1 – 2 kg/ha, dạng thuốc bột hòa nước phun từ 0,25 – 0,35 kg/ha

Thuốc xâm nhập qua đường tiêu hóa, ngăn cản chức năng hô hấp và tiêu hoá khiến sên trần không hấp thu được ôxy và thức ăn mà chết Pha 50 ml/bình 8 lít nước (hoặc pha 100 ml/ bình 16 lít nước) Phun 2 bình 8 lít hay 1 bình 16 lít cho 1000 m2

2.4.3 Thuốc Dioto 830WDG (hoạt chất Niclosamide – olamine)

Thuộc nhóm độc III, phân huỷ nhanh trong môi trường (dễ phân huỷ bởi ánh sáng) do đó rất an toàn cho cây trồng và ít ảnh hưởng đến hệ sinh thái đồng ruộng Ở nồng độ cao thuốc độc với tôm, cá, phiêu sinh vật, không độc cho ong, chim, dê, cừu Độc tính thấp đối với động vật có vú

Trang 32

Thuốc Dioto 830WDG xâm nhập vào sên trần ốc qua đường tiêu hóa ngăn cản chức năng hô hấp và tiêu hoá, khiến sên trần không hấp thu được oxy và thức ăn mà chết Thuốc có dạng cốm, khi pha trong nước nhanh chóng khuếch tán tạo thành dung dịch huyền phù, nên hiệu quả diệt rất nhanh, triệt để Liều lượng sử dụng 200 gam/ha

2.4.4 Thuốc Padan 95SP (hoạt chất Cartap)

Thuốc kĩ thuật dạng tinh thể, điểm nóng chảy 187 – 188 0C, tan trong nước, cồn methylic và ethylic bền vững trong môi trường acid nhưng bị thủy phân trong môi trường trung tính và kiềm, hút ẩm mạnh Không ăn mòn kim loại Thuộc nhóm độc II, LD50 qua miệng 354 mg/kg, LD50 qua da 1000 mg/kg

Dư lượng tối đa với chè đen 20 mg, cải bắp 0,2 mg, gạo, ngũ cốc, khoai tây 0,1

mg, sản phẩm khác 0,05 mg/kg Độc với cá, độc trung bình với ong Dễ gây mẫn ngứa

da, độc với tằm Tác động tiếp xúc, vị độc, có khả năng thấm sâu và một phần nội hấp Phổ tác dụng rộng

Trang 33

Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian: Đề tài được tiến hành từ tháng 2/2011 đến tháng 6/2011

- Địa điểm nghiên cứu: phường 7, phường 8 – thành phố Đà Lạt và Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng

3.2 Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu phòng trừ sên trần hại dâu tây bằng biện pháp bẫy, bả

- Nghiên cứu phòng trừ sên trần hại dâu tây bằng biện pháp hóa học

3.3 Điều kiện khí hậu

- Phòng nuôi sên trần có nhiệt độ 22 ± 2 0C, ẩm độ 75 ± 5 % Hộp nhựa nuôi sên

trần Sên trần thu thập từ các vườn trồng dâu tây ở phường 6, 7, 8, 11 thành phố Đà

Lạt – Lâm Đồng Đất nuôi sên trần, dâu tây làm thức ăn cho sên trần

- Vườn dâu tây dùng để thí nghiệm Chén nhựa dùng để bẫy sên trần Cám, bột

vani, sữa tươi Vinamilk, bia Sài Gòn, cà phê Trung Nguyên Các loại thuốc hóa học

Máy ảnh, cân điện tử, bảng ghi tên nghiệm thức

3.5 Phương pháp nghiên cứu

3.5.1 Nghiên cứu phòng trừ sên trần hại dâu tây bằng biện pháp bẫy, bả

o Đặc điểm vườn dâu tây thí nghiệm

Ruộng thí nghiệm có diện tích 1000 m2 Giống dâu tây thí nghiệm là giống Mỹ đá

được trồng trên đất đỏ badan Dâu tây được trồng trên luống có kích thước 16 m x 0,9

m, cao 0,2 m, rãnh 0,3 m Mỗi luống trồng 2 so le nhau theo kiểu nanh sấu, khoảng

cách giữa 2 hàng trong 1 luống là 0,4 m, cây cách cây trong hàng là 0,28 m

Trang 34

o Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức, 3 lần lặp lại và được bố trí theo kiểu khối đầy

đủ ngẫu nhiên một yếu tố với diện tích ô thí nghiệm 50 m2, diện tích khu thí nghiệm là

1000 m2 Thí nghiệm đặt bẫy, bả được thực hiện 3 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày Một tuần trước khi thí nghiệm ruộng dâu tây không sử dụng thuốc trừ sên trần

2 Sữa tươi Vinamilk Pha 600 ml sữa tươi Vinamilk với 2400 ml nước theo tỉ lệ

1/5 Cho vào 100 ml hỗn hợp/chén

3 Bia chai Sài Gòn Pha 600 ml bia chai Sài Gòn với 2400 ml nước theo tỉ lệ

1/5 Cho vào mỗi chén 100 ml hỗn hợp trên

4 Cám rang + bột vani Trộn vào 3 g bột vani 600 g vào cám đã được rang cho đến

khi có mùi thơm và để nguội Cho vào mỗi chén 20 g

Cách đặt bẫy: mỗi nghiệm thức đặt 10 bẫy trên mặt luống dâu tây được sắp xếp theo đường ziz zac, mỗi bẫy cách mép ô nghiệm thức 1 m, khoảng cách giữa các bẫy

là 2 m Mỗi bẫy là 1 chén nhựa (đường kính 11,5 cm, chiều cao 4,3 cm, thể tích 255 ml) chôn sâu xuống đất sao cho mép chén ngang bằng với mặt đất Bẫy được đặt vào lúc 17 giờ Theo dõi, ghi nhận và thu sên trần sau khi đặt bẫy 12 giờ

Trang 35

Sau khi đặt bẫy 12 giờ tiến hành đếm số lượng sên trần trong bẫy, và số lượng

sên trần chết trong bẫy Từ đó tính tỉ lệ sên trần chết theo công thức:

Tỉ lệ sên trần chết (%) = (số sên trần chết trong bẫy / tổng sên trần vào bẫy) x 100

3.5.2 Nghiên cứu phòng trừ sên trần hại dâu tây bằng biện pháp hóa học

3.5.2.1 Trong phòng thí nghiệm

o Thời gian - địa điểm thí nghiệm

- Thời gian triển khai thí nghiệm: từ tháng 3/2011 – tháng 4/2011

- Thí nghiệm tiến hành tại phòng kĩ thuật – Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng

o Vật liệu thí nghiệm

- Phòng nuôi sên trần có nhiệt độ (22 ± 2 0C, ẩm độ 75 ± 5 %)

- Dâu tây thí nghiệm là dâu tây sạch mua từ các vườn không phun thuốc trừ sên trần

Trang 36

- Hộp nhựa nuôi sên trần có kích thước 25 cm x 15,9 cm x 8cm (phần trên của hộp được cắt bỏ theo hình chữ nhật với kích thước 18,4cm x 9,3 cm và được thay bằng lưới) Các loại thuốc trong thí nghiệm: Osbuvang 800 WP (hoạt chất Metaldehyde), Dioto 250 EC (hoạt chất Niclosamide), Dioto 830 WDG (hoạt chất Niclosamide – olamine), Padan 95SP (hoạt chất Cartap)

o Phương pháp nghiên cứu

• Chuẩn bị cho thí nghiệm

Thu bắt sên trần từ các vườn trồng dâu tây của thành phố Đà Lạt Sau đó nuôi sên trần vào hộp nhựa có phủ 1 lớp đất cao từ 1 – 2 cm đã được xử lí nhiệt và cho sên trần ăn dâu tây mua từ các vườn không sử dụng thuốc trừ sên trần Nuôi sau 3 – 4 tuần cho sên trần sống ổn định và phát triển tốt thì tiến hành thí nghiệm Trước khi thí nghiệm cho sên trần nhịn ăn từ sáng sớm

• Thực hiện thí nghiệm

Thí nghiệm tiến hành gồm 5 nghiệm thức và 3 lần lặp lại được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên

Các nghiệm thức:

1.Osbuvang 800WP Metaldehyde Công ty TNHH BVTV

2,5 ml/l

3.Dioto 830WDG Niclosamide –

olamine (min 98 %)

Công ty CP BVTV Sài Gòn

0,5 g/l

4.Padan 95SP Cartap (min 97 %) Sumitomo Chemical

Co., Ltd

1,5 g/l

Pha thuốc theo nồng độ như trên, mỗi nghiệm thức lấy 50 ml dung dịch phun ướt đều 6 trái dâu tây chín mua từ các vườn không dùng thuốc trừ sên trần và có trọng lượng tương đương Sau đó đặt 6 trái dâu tây trên vào 3 hộp có cùng nghiệm thức, mỗi hộp 2 trái dâu tây và 15 con sên trần có kích thước tương đương đã nuôi trước đó Làm như trên cho tất cả các nghiệm thức, tổng số dâu tây thí nghiệm là 30 trái

Trang 37

• Hình 3.3 Bố trí thí nghiệm trong phòng

• Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

- Diện tích vết ăn:

Theo dõi vết ăn của sên trần trên 2 trái dâu tây trước và sau khi xử lí 6, 12, 18,

24, 36, 72 giờ Quan sát, ghi nhận, ước lượng tỉ lệ (%) diện tích vết ăn của sên trần trên

2 trái dâu tây sau các thời gian xử lí như trên và lấy trung bình tỉ lệ (%) diện tích vết ăn của sên trần trên 2 trái dâu tây làm tỉ lệ (%) diện tích vết ăn của sên trần trong 1 hộp

-Hiệu lực của thuốc thí nghiệm:

Theo dõi số sên trần sống sau khi xử lí 6, 12, 18, 24, 36, 72 giờ Đếm số lượng sên trần sống sau các thời gian xử lí, và tính hiệu lực của thuốc theo thời gian bằng công thức Abbott:

H (%) = [(C- T)/C ] x 100

Trong đó:

T: số lượng sên trần sống ở nghiệm thức sau xử lý

C: số lượng sên trần sống ở nghiệm thức đối chứng sau xử lý

3.5.2.2 Thí nghiệm ngoài đồng

o Thời gian - Địa điểm thí nghiệm

- Thí nghiệm được tiến hành tại phường 8 – Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

- Thời gian triển khai thí nghiệm: Từ tháng 4/2011 – Tháng 5/2011

Trang 38

Phương pháp nghiên cứu

• Bố trí thí nghiệm

- Thí nghiệm được tiến hành gồm 4 nghiệm thức, 3 lần lặp lại được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên một yếu tố Diện tích ô thí nghiệm là 40 m2 , diện tích toàn khu thí nghiệm là 1000 m2 Trước khi thí nghiệm không sử dụng thuốc trừ sên trần 1 tuần

- Các nghiệm thức

1 Osbuvang 800WP Metaldehyde Công ty TNHH BVTV An

Hưng Phát

1kg/ha

2 Dioto 250EC Niclosamide

(min 96 %)

Công ty CP BVTV Sài Gòn 1 l/ha

3 Padan 95SP Cartap (min 97

%)

Sumitomo Chemical Co., Ltd 600 g/ha

Lượng nước phun 400 l/ha

Xử lí thuốc vào thời điểm mật độ trung bình của sên trần ≥ 1 con/m2 Trên mỗi nghiệm thức chọn 10 điểm theo đường ziz zac để điều tra, mỗi điểm cách mép luống

40 – 50 cm, mỗi điểm điều tra 4 cây cố định và phần diện tích trong 4 cây điều tra

- Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Hình 3.4 Bố trí thí nghiệm ngoài đồng

Trang 39

• Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

- Mật độ sên trần, hiệu lực thuốc thí nghiệm:

Vào lúc 5 giờ đếm số sên trần sống trong điểm điều tra trước và sau khi xử lí thuốc 1, 3, 5, 7 ngày Từ đó tính mật độ sên trần qua các thời gian theo dõi và tính hiệu lực thuốc theo thời gian bằng công thức Henderson – Tilton:

H (%) = [1- (Ta x Cb/Tb x Ca)] x 100

Trong đó:

Ta: số lượng sên trần sống ở nghiệm thức sau xử lý

Cb: số lượng sên trần sống ở nghiệm thức đối chứng trước xử lý

Tb: số lượng sên trần sống ở nghiệm thức trước xử lý

Ca: số lượng sên trần sống ở nghiệm thức đối chứng sau xử lý

- Tỉ lệ trái bị hại:

Đếm số lượng trái dâu tây bị sên trần hại và tổng số trái chín trên 4 cây cố định của 1 điểm điều tra và tính tỉ lệ trái bị hại theo thời gian bằng công thức:

Tỉ lệ trái bị hại (%) = (số trái bị hại / tổng số trái điều tra) x 100

3.6 Xử lý số liệu và phân tích thống kê

- Số liệu tính toán và vẽ đồ thị bằng phần mềm Micorosoft Excel 2003

- Mật độ sên trần được chuyển thành (x)1/2, các tỉ lệ % được chuyển qua arcsin (x)½ trước khi xử lí thống kê, xử lý thống kê bằng phần mềm MSTATC

Trang 40

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Nghiên cứu phòng trừ sên trần hại dâu tây bằng biện pháp bẫy bả

Ghi chú: ĐC: Đối chứng

Sau khi đặt bẫy lần 1, tỉ lệ sên trần chết ở các bẫy, bả có sự khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê, bẫy cám rang + bột vani + Nokaph 20EC có sự khác biệt với các bẫy còn lại, bẫy bia chai Sài Gòn không có sự khác biệt đối với bẫy cám rang + bột vanivà có sự khác biệt với các nghiệm thức khác Tỉ lệ sên trần chết ở bẫy cám rang + bột vani + Nokaph 20EC cao nhất đạt 100 %, tiếp theo là bẫy cám rang + bột vani (82,98 %), bẫy bia chai Sài Gòn (64,17 %), và thấp nhất ở bẫy sữa tươi Vinamilk (28,89 %)

Ở lần đặt bẫy thứ 2, sự khác biệt giữa các bẫy, bả thí nghiệm giống như lần đặt bẫy thứ 1, tỉ lệ sên trần chết ở bẫy cám rang + bột vani + Nokaph 20EC vẫn cao nhất (100 %), kế tiếp bẫy cám rang + bột vani (83,81 %), bẫy bia chai Sài Gòn (64,64 %), thấp nhất ở bẫy sữa tươi Vinamilk (33,33 %)

Ngày đăng: 10/06/2018, 21:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w