NGHIÊN CỨUMỘTSỐBIỆNPHÁP KỸ THUẬTNHÂNGIỐNG
VÀ CANHTÁCGIỐNGCAMSEN(CitrusreticulataBlanco)
TẠI HUYỆNVĂNCHẤNTỈNHYÊNBÁI
Nguyễn Đình Tuệ
1
, Triệu Tiến Dũng
2
và CTV.
Summary
Research of some techniques for propogation by grafting and cultivation
of “cam Sen” (CitrusreticulataBlanco) at VanChan district, YenBai province
During 2006-2007, some experiments applying main techniques for “cam Sen” variety with the age
of 8-10 years have been conducted in the commercial duration at VanChan district, YenBai
province. The results showed that: i) Top graft camSen variety on the stump gained the highest
growth rate (about 90%) which is higher than the eye graft and side graft. In addition, the growth
rate in Spring-Summer is higher than that in Autumn-Winter; ii) Applying fertilizer treatment with 50 kg
mature + 1,5 kg urea + 1,5 kg super phophat + 1,5 kg kali clorua + 2 kg lime)/a tree, this helps Sen
orange variety grow better; iii) Using pesticide Ortus 5SL with dose of 0,12-0,15% is more effective
in spider control; iv) Using pesticide Actara 25WG + DC Tron Plus 98,8EC is more highly effective
and to more prolong in Green hopper control.
Keywords: “Cam Sen” (Citrusreticulata Blanco), techniques, propagation, cultivation.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Phát triển cây ăn quả nói chung, giống
cam Sen nói riêng là một trong những định
hướng quan trọng nhằm khai thác tiềm năng
và phát huy lợi thế so sánh trong phát triển
kinh tế-xã hội của huyệnVăn Chấn, tỉnh
Yên Bái. Những năm gần đây, sản xuất
giống camSen trong vùng đã góp phần nâng
cao thu nhập, ổn định và cải thiện đời sống
cho nhiều hộ dân, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
theo hướng sản xuất nông sản hàng hoá. Tuy
nhiên, trong quá trình phát triển sản xuất, đã
bộc lộ mộtsố tồn tại trong sản xuất cây
giống, năng suất quả hạn chế, sâu bệnh gia
tăng, chất lượng mẫu mã quả giảm, làm cho
hiệu quả sản xuất chưa đúng với tiềm năng.
Chính vì vậy hướng nghiên cứumộtsốbiện
pháp kỹ thuậtnhângiốngvàcanhtácgiống
cam Sen(CitrusreticulataBlanco)tạihuyện
Văn ChấntỉnhYênBái là rất cần thiết, đáp
ứng đòi hỏi của sản xuất.
Đề tài đã tiến hành nghiêncứu thời vụ
và kỹthuậtnhângiốngcamSen bằng
phương pháp ghép; Nghiêncứu ảnh hưởng
của phân bón đến năng suất và chất lượng
quả cam Sen; Nghiên cứubiệnpháp phòng
trừ nhện, rầy chổng cánh trên cam Sen.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Vât liệu
Giống camSen đang được trồng phổ
biến tạihuyệnVăn Chấn, tỉnhYên Bái. Cây
gốc ghép là giống bưởi chua địa phương.
2. Phương phápnghiêncứu
Bố trí các thí nghiệm:
Thí nghiệm 1: Nghiêncứu thời vụ và
kỹ thuậtnhângiốngcamSen bằng phương
pháp ghép.
1,2
ThS., KS. Viện KHKT Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc.
Thời vụ ghép: Vụ xuân hè (tháng
4/2007) và vụ thu (tháng 9/2007).
Phương pháp ghép: Ghép mắt nhỏ có
gỗ (CT1), ghép đoạn cành (CT2) và ghép
nối ngọn (CT3).
Địa điểm: Tại Trung tâm Nghiêncứuvà
Phát triển Rau hoa quả, Phú Hộ, Phú Thọ.
Thí nghiệm 2: Nghiêncứu ảnh hưởng
của phân bón đến năng suất và chất lượng
quả cam Sen.
Thí nghiệm được bố trí trên diện tích
giống camSen kinh doanh ở độ tuổi 8-10
năm theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh với 3
lần nhắc lại. Gồm 3 công thức, mỗi công
thức 9 cây, tại thôn 10 xã Nghĩa Tâm,
huyện Văn Chấn, tỉnhYên Bái.
CT1: Đ/C bón như hộ nông dân (3-5 kg
NPK) ngay sau khi thu hoạch.
CT2: 50 kg phân chuồng + 10 kg NPK
+ 2 kg vôi bột/cây + phân bón lá Flower 95.
CT3: 50 kg phân chuồng + 1,5 kg urê +
1,5 kg lân supe + 1,5 kg kali clorua + 2 kg
vôi bột/cây + phân bón lá Flower 95.
Thí nghiệm 3: Nghiêncứubiệnpháp
phòng trừ nhện hại cam Sen.
Thí nghiệm được bố trí trên diện tích
cam Sen kinh doanh ở độ tuổi 8-10 năm
theo khối ngẫu nhiên với 3 lần nhắc lại.
Gồm 3 công thức, mỗi công thức 9 cây, tại
thôn 10 xã Nghĩa Tâm, huyệnVăn Chấn,
tỉnh Yên Bái. Các loại thuốc sử dụng trong
thí nghiệm được phun theo đúng nồng độ
khuyến cáo của từng loại thuốc, CT1 (Đ/C)
không phun; CT2 Confidor 100SL, hoạt
chất Imiplaclorid, liều lượng 1,5 ml/8 lít
nước, thời gian cách ly 7 ngày; CT3 Ortus
5SL, hoạt chất Fengrosimate, liều lượng 2,0
ml/8 lít nước, thời gian cách ly 7 ngày.
Thí nghiệm 4: Nghiên cứubiệnpháp
phòng trừ rầy chổng cánh trên cam Sen.
Thí nghiệm được bố trí trên diện tích
cam Sen kinh doanh ở độ tuổi 8-10 năm
theo khối ngẫu nhiên với 3 lần nhắc lại. Ba
công thức, mỗi công thức 9 cây, tổng số 27
cây tại thôn 10 xã Nghĩa Tâm-Huyện Văn
Chấn-Yên Bái. CT1: Đối chứng, không
phun; CT2: Comite 73EC + DC Tron Plus
98,8EC; CT3: Actara 25WG + DC Tron
Plus 98,8EC.
Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu:
Đánh giá tỷ lệ bật mầm, tốc độ tăng
trưởng của cành ghép bằng cách đo đếm
trực tiếp. Theo dõi và đánh giá sinh
trưởng năng suất, chất lượng quả trực tiếp
tại đồng ruộng và phân tích chất lượng
quả tại phòng sinh hóa của Viện Khoa học
kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía
Bắc. Theo dõi và đánh giá ảnh hưởng của
sâu bệnh đến mẫu mã quả của mỗi công
thức trên giốngcamSen theo phương
pháp của Viện Bảo vệ thực vật. Mỗi công
thức thu thập số lượng 150 quả để phân
tích đánh giá.
Xử lý số liệu theo phương pháp thống
kê sinh học tương ứng trên các phầm mềm
EXCEL và IRRISTAT trong Windows 4.0.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. ghiên cứu thời vụ vànhângiốngcam
Sen bằng phương pháp ghép
Kết quả theo dõi, đánh giá tỷ lệ bật
mầm của mắt ghép sau khi ghép 30 và 60
ngày trong 2 thời vụ cho thấy, tỷ lệ bật
mầm của các công thức ở hai thời vụ ghép
đều đạt ở mức trung bình đến khá. Tuy
nhiên, ở công thức ghép cành bên (CT2) tỷ
lệ bật mầm kém hơn (đạt 44%) so với ghép
mắt và ghép nối ngọn (85,0%).
Bảng 1. So sánh tỷ lệ mầm bật của cây camSen sau khi ghép tại 2 thời vụ
Thời vụ Công thức
Tỷ lệ bật mầm ghép (%)
Sau 30 ngày Sau 60 ngày
Vụ xuân hè
CT1 75 78
CT2 44 44
CT3 86 86
Vụ thu đông
CT1 80 80
CT2 58 58
CT3 83 84
Tốc độ sinh trưởng của cây giống vào
các thời điểm sau 15 ngày, 30 ngày, 45 ngày
và 60 ngày sau ghép trình bày ở bảng 2 cho
thấy, tốc độ tăng trưởng của cành ghép ở 3
công thức tại cả 2 thời vụ ghép đều đạt mức
khá. Sau 60 ngày ghép, chiều cao cây đã đạt
20,75 cm-22,45 cm. Công thức ghép nối
ngọn (CT3) có tốc độ tăng trưởng trung bình
cao nhất đạt 22,70 cm. Tuy nhiên ở vụ xuân
hè, thời gian bật mầm của mắt ghép nhanh
hơn, tốc độ tăng trưởng của cành ghép cũng
cao hơn so với ghép vụ thu đông.
Bảng 2. Tốc độ tăng trưởng mắt ghép sau khi mở mắt ghép
Thời vụ Công thức
Tốc độ tăng trưởng cành ghép sau ngày
15 30 45 60
Cao cây (cm) Cao cây (cm) Cao cây (cm) ĐK cành (cm)
Vụ xuân hè
CT1 5,95±0,12 10,85±0,2 22,45±0,3 0,40±0,02
CT2 5,87±0,13 11,15±0,2 21,44±0,2 0,39±0,03
CT3 6,07±0,12 12,02±0,3 22,70±0,3 0,41±0,02
Vụ thu đông
CT1 5,68±0,13 10,88±0,3 21,18±0,2 0,39±0,03
CT2 5,58±0,12 10,07±0,2 20,75±0,3 0,39±0,02
CT3 5,95±0,13 11,43±0,1 21,94±0,2 0,40±0,02
Kết quả về tỷ lệ cây đạt tiêu chuNn
xuất vườn của các công thức ở hai thời vụ
ghép không có sự khác biệt nhiều. Ghép ở
vụ xuân hè tỷ lệ cây xuất vườn thấp hơn
nhưng cây ghép sinh trưởng phát triển
nhanh hơn và thời gian cho xuất vườn
ngắn hơn so với vụ thu đông (tiêu chuNn
cây xuất vườn: cao cây trên 20 cm, đường
kính cây đạt 0,35 cm, sinh trưởng khá).
Bảng 3. Tỷ lệ xuất vườn ở các công thức qua hai thời vụ ghép
Thời vụ CT Số cây ghép
Số cây
chết/không bật
mầm (cây)
Cây xuất vườn
(cây)
Tỷ lệ cây
xuất vườn
(%)
Vụ xuân hè
CT1 100 35 75 75
CT2 100 58 42 42
CT3 100 20 80 80
Vụ thu đông
CT1 100 12 78 78
CT2 100 45 55 55
CT3 100 16 84 84
2. Ảnh hưởng của phân bón đến năng
suất và chất lượng quả của giốngcamSen
Kết quả nghiêncứu về kích thước và
năng suất quả cho thấy, các chỉ tiêu nghiên
cứu của CT2 và CT3 có xu hướng tăng so
với đối chứng. Đặc biệt, chỉ tiêu năng suất
quy đổi (tạ/ha) ở CT3, bón 50 kg phân
chuồng + 1,5 kg urê + 1,5 kg lân supe +
1,5 kg kali clorua + 2 kg vôi bột)/cây +
phân bón lá Flower 95, đạt 132,6 tạ quả/ha,
tăng 19,68% so với đối chứng. Như vậy,
khi bón phân cân đối, liều lượng hợp lý
cho cam giai đoạn kinh doanh sẽ làm tăng
năng suất cam Sen.
Bảng 4. Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất quả camSen
CT
Chiều cao quả
(cm)
ĐK quả (cm)
Năng suất (tạ/ha)
(500 cây/ha)
Năng suất tăng so
với Đ/C (%)
CT1 (Đ/C) 5,29 6,61 109,58 c -
CT2 5,48 6,72 125,8 b 14,35
CT3 5,54 6,80 132,6 a 19,68
LSD (0,05) 0,35 0,14 6,54
Kết quả trình bày ở bảng 5 cho thấy,
các công thức bón phân ảnh hưởng không
đáng kể đến các chỉ tiêu hoá sinh quả so với
đối chứng.
Bảng 5. Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến chất lượng quả
Công thức
Chỉ tiêu
Độ Brix (%) Vitamin C (mg/100 g) Axit tổng số (%) Đường tổng số (%)
CT1 (Đ/C) 12,05 60,25 0,86 8,5
CT2 12,30 62,50 0,87 8,6
CT3 12,50 65,80 0,85 8,7
LSD (0,05)
0,62 2,48 0,25 0,28
3. Kết quả nghiên cứubiệnpháp phòng trừ nhện hại camSen
Bảng 6. Hiệu lực mộtsố loại thuốc phòng trừ nhện trên camSen
CT Nội dung
Mật độ nhện
Trước phun Sau phun 3 ngày Sau phun 9 ngày
CT1 Đ/C (không phun) 19,36 22,5 27,4
CT2 Confidor 100SL 18,96 5,06 9,08
CT3 Ortus 5SL 17,42 2,54 3,58
Nhện thường sống tập trung trên lá non,
hoa và quả non với mật độ bình quân 18,58
con/lá, chúng có đặc tính cắn phá, chích hút
nhựa lá non, triệu chứng nặng là làm cho lá
cam vàng, cứng, nhỏ lại và rụng, ở quả
chúng gây nên vết sần làm giảm mẫu mã quả
và làm khô tép quả. Kết quả đánh giá hiệu
lực của mộtsố loại thuốc trình bày ở bảng 6.
Qua khảo nghiệm 2 loại thuốc phun trừ
nhện trên camSen cho thấy: Thuốc Ortus
5SL phun có hiệu lực cao hơn so với
Confidor 100SL. Sau khi phun định kỳ theo
thí nghiệm ở công thức CT3 (Ortus 5SL)
với nồng độ 0,2% mật độ nhện giảm nhiều
(2,54-3,58), so với đối chứng không phun.
4. Kết quả nghiêncứu phòng trừ rầy
chổng cánh trên giốngcamSen
Qua theo dõi cho thấy: Rầy chổng cánh
là đối tượng chủ yếu, vector truyền bệnh
vàng lá cam; rầy xuất hiện quanh năm, song
hại mạnh vào hai thời kỳ chính, là thời gian
ra lộc xuân (tháng 3, 4) và lộc thu vào tháng
(9, 11, 12) với mật độ bình quân từ 2-4
con/lá. Thí nghiệm tiến hành sử dụng 02
loại thuốc: Comite 73EC + DC Tron Plus
98,8EC và Actara 25WG + DC Tron Plus
98,8EC trình bày tại bảng 7.
Bảng 7. Hiệu lực của mộtsố loại thuốc trừ rầy chổng cánh trên camSen
CT Nội dung
Mật độ rầy
Trước phun
Sau phun 3 ngày Sau phun 9 ngày
CT1 Đ/C (không phun) 2,54 2,17 3,42
CT2 Comite 73EC + DC Tron Plus 98,8EC 3,72 0,08 0,40
CT3 Actara 25WG + DC Tron Plus 98,8EC 3,11 0,05 0,10
T¹p chÝ khoa häc vµ c«ng nghÖ n«ng nghiÖp ViÖt Nam
6
Kết quả nghiêncứu cho thấy: Thuốc trừ rầy Actara 25WG + DC Tron Plus 98,8EC
có hiệu lực cao và kéo dài hơn với mật độ rầy giảm đáng kể sau khi phun có định kỳ (0,1
con/lá), có thể dùng cả hai loại thuốc này phun cho cam vào các thời điểm lộc rộ ở tất cả
các đợt lộc để trừ rầy chổng cánh.
IV. KẾT LUẬN
1. Ghép camSen nối ngọn trên gốc ghép bưởi chua địa phương đạt tỷ lệ sống cao
nhất 90%, cao hơn so với ghép mắt và ghép cành bên. Trong vụ xuân hè cây sinh trưởng,
phát triển nhanh và cho tỷ lệ ghép sống cao hơn so với vụ thu đông.
2. Sử dụng công thức phân bón với
50 kg phân chuồng + 1,5 kg urê + 1,5 kg lân supe + 1,5 kg kali clorua + 2 kg vôi bột/cây,
cây camSen sinh trưởng phát triển mạnh hơn. Các chỉ tiêu về độ Brix, đường tổng số,
năng suất quả đều cao hơn so với công thức đối chứng.
3. Sử dụng 02 loại thuốc Confidor 100SL hoặc Ortus 5SL để phun phòng trừ nhện,
tuy nhiên đối với Ortus 5SL nồng độ 0,12-0,15% có hiệu lực hơn.
4. Sử dụng thuốc Actara 25WG + DC Tron Plus 98,8EC để phòng trừ rầy có hiệu
lực cao và kéo dài hơn. Có thể dùng loại thuốc này phun cho cam vào các thời điểm
lộc rộ (tháng 3, 4, 8, 11) và ở tất cả các vụ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bùi Huy Đáp, 1960. Cây ăn quả nhiệt đới, Tập 1, NXB. Nông thôn.
2 Phạm Thanh Giang, 1978. Mộtsố đặc điểm kinh tế vườn cây ăn trái ở các tỉnh phía
Nam, Báo cáo Hội nghị khoa học Cây ăn quả Việt Nam.
3 Cao Anh Long, 1979. Nhângiống vô tính cây ăn quả, NXB. Nông thôn.
4 Phạm Chí Thành, 1976. Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng, NXB. Nông thôn.
5 Chen C. H, R. C. Lie, 1989; Chen Z. S, J. Bay, 2001. Food and Fertilizer Techonology
Center
6 Huang M. H, G. S. Chen, D. R. Liu, 1995. The extension and outlook on the project
for reducing cost of Passiflora edulis production and marketing.
gười phản biện: Trần Duy Quý
. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG
VÀ CANH TÁC GIỐNG CAM SEN (Citrus reticulata Blanco)
TẠI HUYỆN VĂN CHẤN TỈNH YÊN BÁI
Nguyễn. vậy hướng nghiên cứu một số biện
pháp kỹ thuật nhân giống và canh tác giống
cam Sen (Citrus reticulata Blanco) tại huyện
Văn Chấn tỉnh Yên Bái là rất