CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG THCS THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP.... THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THEO C
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM HỒNG QUANG
THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 2 h t t p ://www.lrc-t n u. e d u v n/
Trang 3i h t t p ://www.lrc-t n u e d u v n/
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá
nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Phạm Hồng Quang.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình
Học viên
Trần Đức Phước
Trang 4Xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm - Đai họcThái Nguyên, khoa Tâm lý giáo dục, khoa sau đại học Đại học Sư phạm - Đaihọc Thái Nguyên, UBND huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang, Sở Giáo dục vàĐào tạo Bắc Giang, Phòng GD&ĐT Lục Ngạn, các trường THCS trên địa bànhuyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang cùng bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp
đỡ và tạo điều kiện thuân lợi cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu
để hoàn thành được luận văn
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phạm HồngQuang đã trực tiếp tận tình dạy bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốtquá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này
Mặc dù cũng có nhiều cố gắng, nhưng trong luận văn này cũng khótránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết Kính mong sự góp ý, chỉ bảo củacác quý thầy, cô cùng các bạn đồng nghiệp
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2014
Tác giả luận văn
Trần Đức Phước
Trang 53 h t t p ://www.lrc-t n u e d u v n/
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
NHỮNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN iv
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ vi
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3
3.1 Khách thể nghiên cứu 3
3.2 Đối tượng nghiên cứu 3
3.3 Khách thể điều tra
4 4 Giả thuyết nghiên cứu 4
5 Phạm vi nghiên cứu 4
6 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
7 Phương pháp nghiên cứu 5
8 Dự kiến cấu trúc luận văn
5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG THCS THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP 6
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 6
1.1.1 Trên thế giới 6
1.1.2 Trong nước 8
Trang 64 h t t p ://www.lrc-t n u e d u v n/
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
1.2 Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu 10
1.2.1 Khái niệm quản lý 10
Trang 7h t t p ://www.lrc-t n u e d u v n/
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu iv 1.2.2 Hoạt động 12
1.2.3 Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên 14
1.2.4 Chuẩn nghề nghiệp giáo viên 17
1.3.Vai trò của đội ngũ giáo viên trong phát triển giáo dục 21
1.3.1 Vai trò, vị trí của giáo dục trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước 21
1.3.2 Đội ngũ giáo viên- nhân tố quyết định chất lượng giáo dục 22
1.3.3 Yêu cầu đối với đội ngũ giáo viên THCS 22
1.4 Trường THCS, Hiệu trưởng trường THCS 24
1.4.1 Trường THCS 24
1.4.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng 26
1.5 Một số vấn đề lí luận về bồi dưỡng giáo viên và quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên 27
1.5.1 Vai trò hoạt động bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên THCS 27
1.5.2 Nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng cho giáo viên THCS
30 1.5.3 Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên 32
1.6 Đổi mới giáo dục phổ thông và các yêu cầu đặt ra về hoạt động quản lý bồi dưỡng cho giáo viên THCS 35
1.6.1 Đổi mới giáo dục phổ thông 35
1.6.2 Yêu cầu đổi mới hoạt động quản lý bồi dưỡng giáo viên ở trường THCS hiện nay 40
Tiểu kết chương 1 41
Chương 2 THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG 42
2.1 Vài nét về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang 42
Trang 8h t t p ://www.lrc-t n u e d u v n/
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang 42
Trang 9h t t p ://www.lrc-t n u e d u v n/
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 2.1.2 Đặc điểm kinh tế huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang 43
2.1.3 Đặc điểm văn hoá - xã hội huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang 43
2.2 Tình hình phát triển giáo dục THCS huyện Lục Ngạn 44
2.2.1 Tình hình hình chung về giáo dục Lục Ngạn 44
2.2.2 Tình hình phát triển giáo dục THCS huyện Lục Ngạn 46
2.2.3 Thực trạng đội ngũ giáo viên các trường THCS huyện Lục Ngạn so với quy định chuẩn giáo viên 49
2.3 Thực trạng hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên các trường THCS huyện Lục Ngạn - tỉnh Bắc Giang
55 2.3.1 Thực trạng hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường THCS huyện Lục Ngạn - tỉnh Bắc Giang 55
2.3.2 Thực trạng công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường THCS huyện Lục Ngạn - tỉnh Bắc Giang 57
Tiểu kết chương 2 63
Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG 64
3.1 Phương hướng và nguyên tắc đề xuất biện pháp 64
3.1.1 Phương hướng về quản lý hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên của hiệu trưởng các trường THCS huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang 64
3.1.2 Nguyên tác đề xuất biện pháp 65
3.2 Biện pháp cụ thể 67
3.2.1 Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức cho tập thể cán bộ quản lý và giáo viên về hoạt động bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên
67 3.2.2 Thường xuyên nắm bắt nhu cầu của giáo viên trong việc bồi dưỡng
70 3.2.3 Xây dựng nội dung cần bồi dưỡng Chuẩn nghề nghiệp 71
Trang 10h t t p ://www.lrc-t n u e d u v n/
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
3.2.4 Sử dụng và kết hợp các loại hình bồi dưỡng theo Chuẩn nghề nghiệp 74
3.2.5 Xây dựng các nguồn lực phục vụ bồi dưỡng 77
Trang 11h t t p ://www.lrc-t n u e d u v n/
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu vi 3.2.6 Định kỳ đánh giá kết quả bồi dưỡng 79
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 82
3.4 Khảo nghiệm các biên pháp đề xuất 83
3.4.1 Quy trình khảo nghiệm 83
3.4.2 Kết quả khảo nghiệm 84
3.5 Đánh giá tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
87 Tiểu kết chương 3 89
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 90
1 Kết luận 90
2 Khuyến nghị 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
PHỤ LỤC 95
Trang 124 h t t p ://www.lrc-t n u e d u v n/
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
NHỮNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
CB Cán bộ
CT Chỉ thị
TW Trung ương
CBQL, QLGD Cán bộ quản lý, Quản lý giáo dục
CNH-HĐH Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
HĐND Hội đồng nhân dân
UBND Uỷ ban nhân dân
CĐSP Cao đẳng sư phạm
BDGV Bồi dưỡng giáo viên
BGH Ban giám hiệu
CNTT Công nghệ thông tin
CHXHCN Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
PTDTNT Phổ thông dân tộc nội trú
TTGDTX&DN Trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề
KH Kế hoạch
TB Trung bình
Trang 135 h t t p ://www.lrc-t n u e d u v n/
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Số trường học của các cấp học giai đoạn 2010 - 2014 45
Bảng 2.2 Số lớp và số học sinh của các cấp học giai đoạn 2010-2014 45
Bảng 2.3 Thống kê số lớp, số học sinh THCS huyện Lục Ngạn trong 4 năm
46 Bảng 2.4 Số liệu thống kê qua một số tiêu chí về dội ngũ GV THCS huyện Lục Ngạn 49
Bảng 2.5 Tự đánh giá của GV ở các trường THCS theo 6 tiêu chuẩn quy định theo 4 mức độ đạt được 51
Bảng 2.6 Kết quả đánh giá của tổ chuyên môn và hiệu trưởng về GV 53
Bảng 2.7 Đánh giá hình thức bồi dưỡng giáo viên 56
Bảng 2.8 Thống kê đội ngũ cán bộ quản lý của các trường THCS 57
Bảng 3.1 Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp đã đề xuất
84 Bảng 3.2 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất 85
Bảng 3.3 Bảng xếp thứ bậc giá trị trung bình của từng biện pháp về tính cần thiết và tính khả thi 87
Trang 15Điều 9- Luật Giáo dục qui định: Phát triển giáo dục là quốc sách hàngđầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài [18].
Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư Trungương Đảng cộng sản Việt Nam nêu rõ: Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo
và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về sốlượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩmchất, lối sống, lương tâm, tay nghề nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước [1]
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: Đổi mớicăn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá,
xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lýgiáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu thenchốt; Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhânlực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nềnvăn hóa và con người Việt Nam [7]
Trong nhiều năm qua chúng ta đã có nhiều cố gắng trong công tác xâydựng phát triển đội ngũ GV kể cả trong lĩnh vực nghiên cứu lý luận cũng nhưtrong chỉ đạo thực tiễn Tuy nhiên, cho đến nay chất lượng đội ngũ GV vẫnchưa đồng đều, còn nhiều hạn chế không chỉ về mặt trình độ, chuyên môn màcòn cả về tinh thần, thái độ, về trình độ dạy học và giáo dục Có nhiều nguyênnhân dẫn đến thực trạng trên, trong đó phải kể đến chất lượng và hiệu quả quản
Trang 16lý giáo dục nói chung và quản lý công tác bồi dưỡng GV nói riêng còn hạn chế
và bất cập, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, miền núi và hải đảo Thực trạngnày đang đặt ra yêu cầu cấp thiết phải tìm tòi những biện pháp quản lý giáodục, quản lý nhà trường và công tác bồi dưỡng GV phù hợp, khả thi và có tínhhiệu quả
Thách thức đòi hỏi với giáo dục THCS là cần có thêm những yêu cầunâng cao về năng lực nghề nghiệp sau khi đã đạt chuẩn đào tạo như: tiêu chuẩn
về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của giáo viên gồm: phẩm chất chínhtrị, đạo đức nghề nghiệp, ứng xử với học sinh, ứng xử với đồng nghiệp, lốisống, tác phong; tiêu chuẩn về năng lực tìm hiểu đối tượng (đối tượng giáo dục
và môi trường giáo dục (bao gồm: năng lực giáo dục qua môn học, giáo dụcqua các hoạt động khác và hoạt động trong cộng đồng, v.v…); năng lựckiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục; năng lực hoạt động xã hội; năng lựcphát triển nghề nghiệp
Chuẩn nghề nghiệp có chức năng giúp giáo viên THCS tự đánh giáphẩm chất, năng lực nghề nghiệp của bản thân, từ đó xây dựng kế hoạchrèn luyện, phấn đấu, học tập nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyênmôn nghề nghiệp
Chuẩn nghề nghiệp còn giúp cho Hiệu trưởng đánh giá, xếp loại giáoviên hằng năm để có kế hoạch phục vụ công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng,
sử dụng đội ngũ giáo viên, làm cơ sở để xây dựng, phát triển chương trình đàotạo giáo viên, là một căn cứ để xây dựng chính sách, chế độ đãi ngộ đối vớigiáo viên THCS
Trong những năm qua các trường THCS ở huyện Lục Ngạn - Bắc Giang
đã chú ý đến hoạt động bồi dưỡng GV cả về mặt nội dung lẫn phương phápgiảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GV của các trường THCS Tuynhiên công tác bồi dưỡng GV còn có hạn chế về chất lượng và hiệu quả do việcxác định mục tiêu, nội dung, hình thức và phương pháp bồi dưỡng chưa phù
Trang 17hợp; đặc biệt là còn có những hạn chế, bất cập về biện pháp quản lý công tácnày Ngay cả trong đội ngũ GV vẫn còn nhiều người nhận thức về vị trí, vai tròcủa công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng còn hạn chế Chính vì vậy ở các trườngTHCS của huyện Lục Ngạn đội ngũ GV chất lượng chưa cao, chưa đáp ứngđược mức độ yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp Cơ cấu độ ngũ GV ở một sốtrường chưa hợp lý, có bộ môn thừa, có bộ môn còn thiếu Nhìn chung chấtlượng đội ngũ giáo viên của nhà trường còn hạn chế nên đã ảnh hưởng đến chấtlượng dạy học và giáo dục, chưa đáp ứng với nhu cầu phát triển ngày càng caocủa xã hội Có thể nói việc đổi mới công tác bồi dưỡng nhằm nâng cao chấtlượng đội ngũ giáo viên ở các trường THCS huyện Lục Ngạn đang trở thành
một nhu cầu cấp thiết Với lý do trên chúng tôi chọn đề tài: “Quản lý hoạt động
bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS huyện Lục Ngạn - Bắc Giang” làm đề tài luận văn thạc sỹ theo chuyên ngành quản
lý giáo dục với mong muốn đóng góp công sức nhỏ bé của mình đối vớiviệc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường THCS trên địa bànhuyện Lục Ngạn góp phần đưa giáo dục tỉnh Bắc Giang xứng tầm với tốc
độ phát triển của một tỉnh miền núi
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động quản lý bồi dưỡng đội ngũ GV của hiệu trưởng các trường THCS
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GV ở các trườngTHCS huyện Lục Ngạn - Bắc Giang
Trang 183.3 Khách thể điều tra
Các nội dung nghiên cứu được điều tra qua đội ngũ GV và cán bộ quản
lý của các trường THCS huyện Lục Ngạn-Bắc Giang
4 Giả thuyết nghiên cứu
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chất lượng giáo dục của các trườngTHCS Lục Ngạn - Bắc Giang còn nhiều hạn chế, trong đó có nguyên nhân cơbản là do việc quản lý nhà trường nói chung và quản lý hoạt động bồi dưỡngđội ngũ GV của hiệu trưởng các trường THCS còn kém hiệu quả Nếu đề xuấtđược các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GV phù hợp, có tínhkhả thi sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ GV, dần đáp ứng được chuẩnnghề nghiệp mà Bộ Giáo dục - Đào tạo đã quy định
5 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý của người hiệu trưởng đốivới hoạt động bồi dưỡng GV nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ này dựa trêncác yêu cầu, quy định Chuẩn nghề nghiệp
- Khảo sát 10 trường THCS công lập trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnhBắc Giang
- Đối tượng khảo sát là các giáo viên, hiệu trưởng và phó hiệu trưởng ởcác trường
- Các số liệu được thu thập từ năm học 2009-2010 đến 2013-2014
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1 Nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài, làm cơ sở chođiều tra thực trạng vấn đề nghiên cứu
6.2 Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên của hiệutrưởng các trường THCS huyện Lục Ngạn - Bắc Giang
6.3 Đề xuất các biện pháp quản lý của hiệu trưởng các trường THCShuyện Lục Ngạn - Bắc Giang trong công tác bồi dưỡng GV nhằm nâng caochất lượng đội ngũ này theo hướng chuẩn hóa
Trang 197 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nghiên cứu lý luận
- Thu thập, hồi cứu các tư liệu, các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhànước và của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các công trình khoa học liên quan
7.2 Nghiên cứu thực tiễn
- Tiến hành khảo sát thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũgiáo viên của hiệu trưởng và chất lượng đội ngũ ở trường THCS trên địa bànhuyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang;
- Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý của một số hiệu trưởng có năng lực;
- Khảo sát lấy ý kiến của một số cán bộ, giáo viên các trường THCS vềbiện pháp đề xuất của tác giả luận văn
7.3 Các phương pháp bổ trợ
- Tham khảo chuyên gia;
- Sử dụng thống kê toán học xử lý kết quả nghiên cứu
8 Dự kiến cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, luận văn có cấu trúc:
Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo
viên trường THCS theo Chuẩn nghề nghiệp
Chương 2: Thực trạng đội ngũ giáo viên và hoạt động bồi dưỡng đội ngũ
giáo viên ở trường THCS huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
Chương 3: Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo
viên trường THCS huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang theo Chuẩn nghề nghiệp
Kết luận và khuyến nghị
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 20Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG
ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG THCS THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP 1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Trên thế giới
Các nghiên cứu quản lý giáo dục Xô Viết trong những công trình nghiêncứu của mình đã cho rằng "Kết quả toàn bộ hoạt động của nhà trường phụthuộc rất nhiều vào việc tổ chức đúng đắn và hợp lý công tác hoạt động của độingũ giáo viên"
Các tác giả như P.V.Khuđôminxki, M.I.Kônđacốp (Liên Xô cũ) đã quantâm tới việc nâng cao chất lượng dạy học thông qua các biện pháp quản lý cóhiệu quả Phải có đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn tốt thì mới có thểnâng cao được chất lượng dạy học, việc tổ chức đúng đắn công tác quản lý, bồidưỡng, đào tạo và phát triển đội ngũ sẽ quyết định kết quả toàn bộ mọi hoạtđộng của nhà trường
Với kinh nghiệm thực tiễn 26 năm làm Hiệu trưởng V.A XUKHOMLinxki đã tổng kết được những thành công cũng như thất bại của mình, cùngvới nhiều tác giả khác ông đã đưa ra một số biện pháp quản lý của Hiệu trưởngtrường THCS Các tác giả nhấn mạnh đến sự phối hợp chặt chẽ sự thống nhấtquản lý giữa Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng để đạt mục tiêu đề ra Các tác giảđều khẳng định vai trò lãnh đạo toàn diện của Hiệu trưởng Tuy nhiên, trongthực tế cùng tham gia quản lý nhà trường với Hiệu trưởng còn có vai trò củaPhó hiệu trưởng, đặc biệt là Phó hiệu trưởng phụ trách công tác chuyên môn.Tất nhiên công việc của Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng đều nhằm tiến tới mụctiêu chung của nhà trường Song, làm thế nào để công việc của Hiệu trưởng vàPhó hiệu trưởng đạt hiệu quả cao nhất, tránh "dẫm chân" lên nhau, tránh bị "lấnsân" của nhau, mà làm thế là huy động tốt nhất sức mạnh của tập thể giáo viên
Đó là vấn đề các tác giả đặt ra trong những công trình nghiên cứu của mình Vìvậy V.A.Xukhom linxki cũng như các tác giả trước chú trọng đến
Trang 21Trong những trang viết của mình V.A.Xukhom linxki cũng như cáctác giả V.P xtrezicodin, Gigoocscaia, Zakhanôp đều cho rằng một trongnhững chức năng của Hiệu trưởng nhà trường là phải xây dựng và bồidưỡng đội ngũ giáo viên, phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong laođộng và tạo ra khả năng ngày càng hoàn thiện vì tay nghề sư phạm củamình Muốn xây dựng được đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn tâmhuyết với nghề, người Hiệu trưởng phải có quyền lựa chọn đội ngũ giáoviên cho trường mình đó là những người mà nói theo V.A.Xukhom linxkithì "Người giáo viên tốt nhất phải là người yêu trẻ, phải biết giao tiếp vớitrẻ, nắm vững chuyên môn giảng dạy, nắm vững các khoa học có liên quanđến các môn trong nhà trường, vận dụng linh hoạt lý luận dạy học, lý luậngiao tiếp, tâm lý học trong thực tiễn công tác của mình, đồng thời phảithành thạo kỹ năng trong lĩnh vực đó"
Tác giả V.A.Xukhom linxki đã nêu lên rất cụ thể cách tiến hành dự giờ
và phân tích bài học Theo ông trước hết phải giúp giáo viên chuẩn bị bài dạybằng việc phân tích sư phạm của sách giáo khoa, nội dung dạy trong chươngtrình Sau đó giáo viên và Hiệu trưởng dự giờ lẫn nhau và cùng nhau dự giờgiáo viên giỏi, cứ như vậy, giáo viên đã được Hiệu trưởng dạy cho rất nhiều vềphương pháp dạy học, về cách thức tổ chức dạy học để nâng cao trình độ họcvấn của học sinh
Đối với giáo dục Âu- Mỹ, xuất phát từ quan điểm giáo dục liên tục, xãhội hóa giáo dục và coi trong giáo dục nền tảng, nên trong công tác đào tạogiáo viên cũng có nhiều thay đổi Xu hướng đào tạo một lần ngày càng giảmthay thế cho hướng đào tạo lại, đào tạo liên tục Xuất phát từ mô hình đào tạogiáo viên từ các trường khoa học hoặc theo mô hình 2 + 2, việc bồi dưỡng đàotạo lại giáo viên được xem trọng Công tác tự bồi dưỡng được coi như bổnphận của người giáo viên và việc quản lí hoạt động này hoàn toàn tự giác; chấtlượng và kết quả của hoạt động này phụ thuộc vào hoạt động trong thực tiễncủa người giáo viên
Trang 221.1.2 Trong nước
Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu chủ yếu về mặt lý luậnnhư quản lý và chức năng quản lý, về tiêu chuẩn và các phẩm chất cần có củangười quản lý, về vai trò của Hiệu trưởng trường THCS, về sự liên hệ giữakhoa học quản lý và khoa học khác
Trong các công trình đó các tác giả đã nhấn mạnh vai trò của quản lýtrong việc thực hiện mục tiêu giáo dục
Các nhà nghiên cứu về quản lý giáo dục như Vũ Ngọc Hải, Đặng QuốcBảo, Bùi Minh Hiền, Trần Kiểm, Nguyễn Văn Lê, v.v… Các tác giả cũng đãnêu lên những nguyên tắc chung trong việc quản lý hoạt động dạy học của Hiệutrưởng đối với giáo viên như sau:
- Giáo viên bộ môn chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng nói riêng và Nhànước nói chung về chất lượng giảng dạy, giáo dục đối với học sinh lớp mìnhphụ trách
- Khẳng định trách nhiệm của mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp trước Hiệutrưởng và Nhà nước về thực hiện các nhiệm vụ trong Điều lệ trường phổ thông
- Giúp đỡ thiết thực và cụ thể cho giáo viên để họ hoàn thành tốt cácnhiệm vụ của mình
Các tác giả đã chỉ rõ một số biện pháp quản lý nhà trường:
Để nâng cao chất lượng dạy học tác giả Nguyễn Văn Lê đã đề cập đếncác biện pháp phòng ngừa, khắc phục hiện tượng học sinh học kém, các biệnphát giáo dục tư tưởng chính trị cho giáo viên và bồi dưỡng chuyên mônnghiệp vụ để xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên
Để xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên, tác giả Bùi Minh Hiền đãquán triệt các yêu cầu về phát triển nguồn nhân lực trong cuốn “Quản lý giáodục, Nxb Đại học Sư phạm, 2006” như sau
- “Đủ về số lượng: Số lượng giáo viên nhìn trên sự điều hành vĩ mô phải
cân đối với lao động xã hội trong nền kinh tế
Trang 23- Đồng bộ về cơ cấu: Được xét trên các sự tương thích, tương thích vềgiới nam nữ; tương thích về giảng dạy theo bộ môn; tương thích về tuổi đời;tương thích về trình độ nghiệp vụ sư phạm”
Trong công tác quản lý và lãnh đạo nhà trường, tác giả Trần Kiểm đãbày tỏ quan điểm của mình: “Người hiệu trưởng quản lý và lãnh đạo nhàtrường là quản lý và lãnh đạo toàn diện: các hoạt động giáo dục trong nhàtrường; phát triển đội ngũ giáo viên, nhân viên giáo dục; tổ chức bộ máy; tổchức, chỉ đạo hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; phát triển, sử dụng,bảo quản, nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục của nhà trường; quản lý
sử dụng ngân sách giáo dục, tổ chức nghiên cứu khoa học giáo dục; v.v…”trong cuốn “Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, Nxb Đạihọc Sư phạm, 2008” [13;269]
Các nhà nghiên cứ quản lý giáo dục đã nêu lên biện pháp quản lý củaHiệu trưởng, song mới chỉ đề cập đến những biện pháp chung trong nhàtrường phổ thông Một số tác giả của các luận văn thạc sỹ chuyên ngànhkhoa học Quản lý Giáo dục đã đề cập đến các giải pháp bồi dưỡng giáo viênTHCS Luận văn đã nghiên cứu hoạt động quản lý của Hiệu trưởng trongviệc bồi dưỡng giáo viên nhưng cũng chưa đề cập đến việc bồi dưỡng vàphát triển đội đội ngũ giáo viên THCS để đạt được các yêu cầu như trongChuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học
Việc bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên THCS là một việc làmcần thiết trong giai đoạn hiện nay để từ đó giúp cho giáo viên thực hiện cóhiệu quả trong việc cải tiến nội dung, phương pháp dạy học, nâng cao chấtlượng giáo dục ở cấp trung học phổ thông Do vậy, đòi hỏi cần phải pháttriển đội ngũ giáo viên một cách toàn diện theo Chuẩn nghề nghiệp, đây vừa
là nhiệm vụ trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài
Trên cơ sở đó đề tài này chúng tôi đã khảo sát thực trạng một số biệnpháp quản lý đã thực hiện của Hiệu trưởng để bồi dưỡng và phát triển độingũ giáo viên trường trung học cơ sở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang từ đó
Trang 24làm cơ sở để đề xuất một số biện pháp quản lý bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp trong giai đoạn hiện nay
1.2 Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.2.1 Khái niệm quản lý
Nói đến hoạt động QL, người ta thường nhắc đến ý tưởng sâu sắc củaC.Mác: Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hànhtrên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hoànhững hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sựvận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những khí quanđộc lập của nó Một nghệ sỹ vĩ cầm thì tự điều khiển mình, còn dàn nhạc thìcần có nhạc trưởng [10]
Hiện nay vẫn còn tồn tại khá nhiều những khái niệm, định nghĩa về QL.Trong tác phẩm “Những vấn đề cốt yếu của quản lý”, tác giả người Mỹ Harold
Koont đã đưa ra khái niệm “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo
phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được mục đích của nhóm Mục tiêu của mọi nhà quản lý là nhằm hình thành một môi trường mà trong đó con người
có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất Với tư cách thực hành thì cách quản lý là một nghệ thuật; còn kiến thức có tổ chức về quản lý là một khoa học” [14, tr 49].
Theo quan điểm chính trị xã hội: “Quản lý là sự tác động liên tục có tổchức, có định hướng của chủ thể quản lý (người QL, người tổ chức QL) lênkhách thể QL (đối tượng QL) về các mặt chính trị, văn hoá, xã hội, kinh tế…bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp
và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triểncủa đối tượng”
Theo tác giả Trần Kiểm: Quản lý là những tác động của chủ thể QLtrong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối cácnguồn lực trong và ngoài tổ chức một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổchức với hiệu quả cao nhất [12]
Trang 25Xét quản lý dưới góc độ là một hành động, tác giả Vũ Ngọc Hải cho
rằng: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý
tới đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra” [9, tr.1].
Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau, song có thể khái quát: Quản lý là
những tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể QL đến đối tượng QL nhằm bảo đảm cho sự vận động, phát triển của hệ thống phù hợp với quy luật khách quan, trong đó sử dụng và khai thác có hiệu quả nhất các tiềm năng, các
cơ hội để đạt được mục tiêu đã xác định theo ý chí của chủ thể QL.
Quản lí có các chức năng sau đây:
Theo tác giả Trần Kiểm thì: “Để thực hiện một chủ trương, chương trình,
dự án… kế hoạch hóa là hành động đầu tiên của người quản lý, là việc làm cho
tổ chức phát triển theo kế hoạch Trong quản lý, đây là căn cứ pháp lý quy địnhhành động của cả tổ chức Kế đó là chức năng tổ chức (nhân sự, bộ máy) Thựchiện chức năng này, người quản lý phải hình thành bộ máy, cơ cấu các bộ phận(tuỳ theo tính chất công việc, có thể tiến hành phân công, phân nhiệm cho các
cá nhân), quy định chức năng nhiệm vụ từng bộ phận, mối quan hệ giữa chúng.Lãnh đạo (chỉ đạo, tổ chức, thực hiện) là nhiệm vụ tiếp theo của người quản lý.Đây là khâu quan trọng tạo nên thành công của kế hoạch dự kiến Chính ở khâunày đòi hỏi người quản lý phải thực hiện chức năng kiểm tra nhằm đánh giáviệc thực hiện các mục tiêu đề ra Điều cần lưu ý rằng khi kiểm tra phải tuântheo chuẩn Chuẩn phải xuất phát từ mục tiêu, là đòi hỏi bắt buộc đối với thànhviên của mọi tổ chức
Cuối cùng, tất cả các chức năng trên đều cần đến yếu tố thông tin Thôngtin đầy đủ, khách quan, kịp thời, cập nhật, chính xác là một căn cứ để hoạchđịnh kế hoạch Thông tin cũng cần cho các bộ phận trong cơ cấu tổ chức, làchất liệu tạo quan hệ giữa các bộ phận trong tổ chức Trong thông tin truyền tảimệnh lệnh chỉ đạo (thông tin xuôi) và phản hồi (thông tin ngược) diễn biếnhoạt động của tổ chức Và thông tin từ kết quả hoạt động của tổ chức giúp chongười quản lý xem xét các mức độ đạt được mục tiêu của toàn tổ chức
Trang 26Chức năng lãnh đạo (chỉ đạo) Chức năng kiểm tra
Thông tin phục vụ quản lý
1.2.2 Hoạt động
Sơ đồ 1.1 Chu trình quản lý
1.2.2.1 Khái niệm hoạt động
Theo Từ điển tiếng Việt thuật ngữ hoạt động được định nghĩa là: “Tiếnhành những việc làm có quan hệ với nhau chặt chẽ nhằm một mục đích nhấtđịnh trong đời sống xã hội” [25,tr.536]
Hoạt động là phương thức tồn tại của con người Theo tâm lý học Macxit,cuộc sống con người là một dòng hoạt động, con người là chủ thể của các hoạtđộng thay thế nhau Hoạt động là quá trình con người thực hiện các quan hệgiữa con người với thế giới tự nhiên, xã hội Đó là quá trình chuyển hoá nănglực lao động và các phẩm chất tâm lý khác của bản thân thành sự vật, thànhthực tế và quá trình ngược lại là quá trình tách những thuộc tính của sự vật,của thực tế quay trở về với chủ thể, biến thành vốn liếng tinh thần của chủ thể
Chúng ta có thể hiểu hoạt động là quá trình tác động qua lại giữa conngười với thế giới xung quanh để tạo ra sản phẩm về phía thế giới và sản phẩm
về phía con người
Trong quá trình tác động qua lại đó, có hai chiều tác động diễn ra đồngthời, thống nhất và bổ sung cho nhau:
Chiều thứ nhất: là quá trình tác động của con người với tư cách là chủthể vào thế giới (thế giới đồ vật) Quá trình này tạo ra sản phẩm mà trong đóchứa đựng các đặc điểm tâm lý của người tạo ra nó Hay nói khác đi, con người
Trang 27đã chuyển những đặc điểm tâm lý của mình vào trong sản phẩm Sản phẩm lànơi tâm lý của con người được bộc lộ Quá trình này được gọi là quá trình xuấttâm hay quá trình đối tượng hóa.
Chiều thứ hai: là quá trình con người chuyển những cái chứa đựng trongthế giới vào bản thân Đó là quá trình con người có thêm kinh nghiệm về thếgiới, những thuộc tính, những quy luật của thế giới… được con người lĩnh hội,nhập vào vốn hiểu biết của mình Đồng thời con người cũng có thêm kinhnghiệm tác động vào thế giới, rèn luyện cho mình những phẩm chất cần thiết đểtác động hiệu quả vào thế giới Quá trình này là quá trình hình thành tâm lý ởchủ thể Còn gọi là quá trình chủ thể hóa hay quá trình nhập tâm
Như vậy, trong hoạt động, con người vừa tạo ra sản phẩm về phía thếgiới, vừa tạo ra sản phẩm của chính mình
1.2.2.2 Các đặc điểm của hoạt động
- Hoạt động bao giờ cũng là hoạt động có đối tượng Hoạt động là quá
trình tác động vào thế giới, cụ thể vào một cái gì đó Như vậy, bản thân kháiniệm hoạt động đã bao hàm cả đối tượng của hoạt động Hoạt động học tập lànhằm vào tri thức, kỹ năng, kỹ xảo… để biết, hiểu, tiếp thu và đưa vào vốnkinh nghiệm của bản thân, tức là lĩnh hội các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo ấy Do
đó, nói một cách đầy đủ về khái niệm là hoạt động có đối tượng
- Hoạt động bao giờ cũng do chủ thể tiến hành Nói lao động trước hết
nghĩ ngay tới người lao động là yếu tố quan trọng nhất trong sản xuất Giáo viên
là chủ thể của hoạt động dạy Học sinh là chủ thể của hoạt động học tập Chủthể có khi là một người, có khi là một số người Chẳng hạn, thầy tổ chức,hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động dạy và học, trò thực hiện hoạt động đó, tức làthầy và trò cùng nhau tiến hành một hoạt động để đi đến một loại sản phẩm lànhân cách học sinh Như vậy cả thầy và trò là chủ thể của hoạt động dạy và học
- Trong hoạt động lao động người ta dùng công cụ lao động để tác độngvào đối tượng lao động Công cụ lao động giữ vai trò trung gian giữa chủ thểlao động và đối trượng lao động, tạo ra tính chất gián tiếp trong hoạt động laođộng
Trang 28Tương tự như vậy, tiếng nói, chữ viết, con số và các hình ảnh tâm lýkhác là công cụ tâm lý được sử dụng để tổ chức, điều khiển thế giới tinh thần ởmỗi con người Công cụ lao động và công cụ tâm lý đều giữ chức năng trunggian trong hoạt động và tạo ra tính chất gián tiếp của hoạt động.
- Hoạt động bao giờ cũng có mục đích nhất định Trong mọi hành động
của con người tính mục đích nổi lên rất rõ rệt Lao động sản xuất ra của cải vậtchất, sản phẩm tinh thần, để đảm bảo sự tồn tại của xã hội và bản thân, đáp ứngnhu cầu về ăn, mặc, ở,… Học tập để có tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thỏa mãn nhucầu nhận thức và chuẩn bị hành trang bước vào cuộc sống Mục đích của hoạtđộng thường là tạo ra sản phẩm có liên quan trực tiếp hay gián tiếp với việcthỏa mãn nhu cầu của chủ thể
1.2.3 Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
1.2.3.1 Bồi dưỡng
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về bồi dưỡng:
UNESCO định nghĩa: "Bồi dưỡng với ý nghĩa là nâng cao nghềnghiệp, quá trình này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng caokiến thức hoặc kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của bản thân nhằm đáp ứngnhu cầu lao động nghề nghiệp"
"Bồi dưỡng có thể coi là quá trình cập nhật kiến thức và kỹ năng cònthiếu hoặc đã lạc hậu trong một cấp học, bậc học và thường được xác nhậnbằng một chứng chỉ"
Qua 2 quan niệm trên cho chúng ta khẳng định các vấn đề sau:
* Chủ thể bồi dưỡng đã được đào tạo, có trình độ chuyên môn nhất định
* Bồi dưỡng thực chất là quá trình bổ sung tri thức, kỹ năng để nângcao trình độ trên lĩnh vực hoạt động chuyên môn nào đó
* Mục đích bồi dưỡng nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực chuyênmôn để người lao động có cơ hội củng cố, mở mang hoặc nâng cao hệ thống trithức, kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn nghiệp vụ có sẵn nhằm nâng cao chất lượng
và hiệu quả công việc đang làm
Trang 29Trong cả ba quá trình trên, vai trò chủ thể người học là yếu tố quyết địnhchất lượng các hoạt động nói trên, thông qua con đường tự học, tự đào tạo, tựbồi dưỡng nhằm phát huy nội lực mới của mỗi cá nhân.
Theo "Từ điển Tiếng Việt": "Bồi dưỡng là làm cho tăng thêm năng lực
hoặc phẩm chất" Bồi dưỡng là làm nâng cao trình độ nghề nghiệp Quá trình
này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hoặc kỹnăng chuyên môn của bản thân để đáp ứng nhu cầu lao động nghề nghiệp
Bồi dưỡng có thể coi là quá trình cập nhật kiến thức, kỹ năng vận dụngkiến thức để bù đắp kiến thức còn thiếu hoặc đã lạc hậu so với nhu cầu pháttriển của xã hội, thường được xác định bằng chứng chỉ Do đó bồi dưỡng bồidưỡng có những yếu tố cơ bản là:
- Bổ sung kiến thức, kỹ năng, phương pháp để từ đó nâng cao trình độtrong lĩnh vực chuyên môn qua hình thức học tập đào tạo nào đó
- Bồi dưỡng có mục đích, mục tiêu, nội dung, chương trình và phươngthức thực hiện cụ thể
- Đối tượng được bồi dưỡng phải có một trình độ chuyên môn nhất định,cần được bồi dưỡng thêm về chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị, tin học, ngoạingữ để đáp ứng sự nghiệp giáo dục phục vụ CNH, HĐH đất nước
- Mục đích bồi dưỡng là nhằm nâng cao phẩm chất, chuyên môn đểngười lao động có cơ hội củng cố, mở mang hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo
để đạt được hiệu quả công việc đang làm
Tóm lại, khái niệm "bồi dưỡng" thường chỉ cho hoạt động dạy học
nhằm bổ sung, bồi đắp thêm kiến thức, kỹ năng cho cả người dạy và ngườihọc Xét về mặt thời gian thì đào tạo thường có thời gian dài hơn, nếu cóbằng cấp thì bằng cấp chứng nhận về mặt trình độ, còn bồi dưỡng có thờigian ngắn và có thể có giấy chứng nhận đã học xong khóa bồi dưỡng Tuynhiên, khái niệm đào tạo và bồi dưỡng chỉ là tương đối
1.2.3.2 Bồi dưỡng giáo viên
Là quá trình tác động của các nhà quản lý GD tới tập thể giáo viên,tạo cơ hội cho các giáo viên tham gia hoạt động dạy học, GD, học tập trong
Trang 30và ngoài nhà trường để cập nhật bổ sung kiến thức, kỹ năng, chuyên mônnghiệp vụ, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm nghề nghiệp nhằm nâng cao phẩmchất và năng lực sư phạm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp
GD - ĐT
* Hoạt động bồi dưỡng GV gồm 4 loại hình:
+ Hoạt động bồi dưỡng chuẩn hóa và nâng chuẩn
+ Hoạt động bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ do Bộ GD- ĐT và Bộchủ quản chủ trì
+ Hoạt động bồi dưỡng cập nhật tại cơ sở GD (nhà trường) của tập thể
sư phạm
+ Hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên
* Phương pháp bồi dưỡng GV:
Có nhiều dạng khác nhau như: Tập trung, không tập trung, tập thể, cánhân, trong giờ, ngoài giờ, trao đổi rút kinh nghiệm, tham quan, hội thảo
1.2.3.3 Quản lý hoạt động bồi dưỡng GV
* Khái niệm quản lý hoạt động
Là một mặt của công tác quản lý đội ngũ GV, là quản lý quá trình lập kếhoạch, tổ chức thực hiện, lãnh đạo và kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡngcủa các cấp, các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình đểđạt được mục tiêu bồi dưỡng đề ra
* Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng GV
- Quản lý mục tiêu và nội dung bồi dưỡng
- Quản lý nền nếp hoạt động bồi dưỡng của các cấp (Sở trường, tổchuyên môn ) và cá nhân giao viên trong thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng (chấphành các nội quy, quy chế, chế độ )
- Quản lý chất lượng hoạt động bồi dưỡng
+ Kiểm tra đánh giá
+ Phát hiện nguyên nhân yếu kém
Trang 31+ Đề xuất biện pháp thực hiện.
+ Tổ chức thực hiện
1.2.4 Chuẩn nghề nghiệp giáo viên
1.2.4.1 Khái niệm “chuẩn”
Khái niệm chuẩn được hiểu là những yêu cầu, tiêu trí tuân thủ nhữngnguyên tắc nhất định, được dùng làm thước đo đánh giá công việc, hoạt động,sản phẩm của con người trong một lĩnh vực nào đó
1.2.4.2 Chuẩn nghề nghiệp giáo viên
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên là văn bản quy định các yêu cầu cơ bản
về phẩm chất, năng lực đối với người giáo viên nhằm đáp ứng mục tiêu củagiác dục Chuẩn nghề nghiệp giáo viên quy định năng lực tổ chức và thựchiện các hoạt động giáo dục và dạy học nhằm đạt được kết quả phù hợp vớimục tiêu giáo dục; là sự thể chế hóa các yêu cầu về năng lực nghề nghiệpcủa giáo viên sau khi đã được đào tạo
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên có tỉnh ổn định tương đối trong một thờigian nhất định, nó sẽ có sự thay đổi và phát triển tùy thuộc vào yêu cầu thựctiễn của xã hội trong từng giai đoạn cụ thể, thay đổi theo sự phát triển củakhoa học kỹ thuật, kinh tế, yêu cầu về trình độ đào tạo
1.2.4.3 Lý do của việc xây dựng chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học quy định năng lực tổ chức vàthực hiện các hoạt động giáo dục và dạy học nhằm đạt được kết quả phù hợpvới mục tiêu giáo dục của mỗi giáo viên trên cương vị công tác cụ thể, là sự thểchế hóa các yêu cầu về năng lực nghề nghiệp của giáo viên sau khi đã được đàotạo, vào nghề và suốt quá trình giảng dạy Chuẩn nghề nghiệp giáo viên có thểphân loại được giáo viên, có tính ổn định tương đối trong một thời gian nhấtđịnh và sẽ có sự thay đổi mang tính phát triển theo yêu cầu thực tiễn của xã hội,theo sự phát triển của thời kỳ khoa học kỹ thuật
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học là một hệ thống các yêu cầu cơbản với tiêu chí về năng lực dạy học và giáo dục học sinh ở cấp THCS củangười giáo viên nhằm đáp ứng nhu cầu của mục tiêu giáo dục trung học
Trang 32Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ “Chuẩnhóa, hiện đại hóa, xã hội hóa” là những biện pháp chiến lược nhằm thực hiệnmục tiêu giáo dục Chuẩn hóa là một tiêu chuẩn của công nghiệp hóa, hiện đạihóa, văn minh hiện đại Trong nhà trường thì chuẩn hóa về mọi mặt là điềukiện cho giáo dục toàn diện và nâng cao chất lượng giáo dục, muốn chuẩn hóađội ngũ giáo viên thì trước hết phải xây dựng được Chuẩn nghê nghiệp giáoviên.
- Mối quan hệ giữa Chuẩn trình độ đào tạo và Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học.
+ Chuẩn theo trình độ đào tạo: là trình độ học vấn về nghề nghiệp
được đào tạo theo quy định của Nhà nước đối với người lao động của mộtngành nghề ở một giai đoạn nhất định Văn bằng, chứng chỉ đào tạo là hìnhthức xác nhận trình độ ban đầu của người lao động, đáp ứng yêu cầu cầnthiết ban đầu khi tham gia làm việc ở một ngành nghề cụ thể Chuẩn trình
độ đào tạo có ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực làm việc của người laođộng, Chuẩn trình độ đào tạo được thay đổi tùy theo sự phát triển chungcủa xã hội và sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong từng lĩnh vực,ngành nghề cụ thể
+ Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học: là hệ thống các yêu cầu cơ
bản về phẩm chất chính trị đạo đức lối sống năng lực chuyên môn nghiệp
vụ mà nhà giáo cần phải đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu của giáo dục
+ Chuẩn nghề nghiệp gồm: Chuẩn đào tạo và các tiêu chuẩn về phẩm
chất chính trị, đạo đức lối sống; tiêu chuần về năng l ực tìm hiểu đối tượnggiáo dục, năng lực xây dựng kế hoạ ch; năng lực dạy học; năng lực kiểm trađánh giá kết quả giáo dục; năng lực hoạt động xã hội; năng lực phát triểnnghề nghiệp
1.2.4.4 Nội dung của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở
Nội dung chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học gồm 6 tiêu chuẩnđược tổ hợp từ 25 tiêu chí, mỗi tiêu chí chỉ có 4 mức độ được thể hiện các
Trang 33yêu cầu từ thấp đến cao, mức 1 là yêu cầu tối thiểu, mức 2, tiếp đó là mức 3
và mức 4 là yêu cầu cao nhất, mỗi mức cao hơn bao gồm các yêu cầu củamức thấp hơn liền kề cộng thêm vài yêu cầu mới đối với mức đó
(Chi tiết các Tiêu chuẩn, tiêu chí của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học được thể hiện ở phụ lục số 01)
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở là sự kết hợp mô hìnhnhân cách với mô hình hoạt động nghề nghiệp Mô hình nhân cách bao gồmphẩm chất và năng lực của người giáo viên, mô hình hoạt động nghề nghiệpbao gồm các công đoạn hành nghề như: tìm hiểu đối tượng và môi trườnggiáo dục; thiết kế kế hoạch giáo dục thực hiện kế hoạch giáo dục; kiểm trađánh giá kết quả
1.2.4.5 Áp dụng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở
- Mục đích: Tạo điều kiện để giáo viên tự đánh giá lại toàn bộ côngviệc đã thực hiện sau một năm học Giáo viên tự tin, chủ động trình bày ýkiến, quan điểm và các minh chứng về sự phần đấu của bản thân Xác địnhchính xác khách quan mức độ năng lực nghề nghiệp của giáo viên ở thờiđiểm đánh giá theo các tiêu chí trong Chuẩn Trên cơ sở đó đưa ra nhữngkhuyến nghị cho giáo viên và các cấp quản lý giáo dục trong việc tổ chứcđào tạo, bồi dưỡng, nâng cáo năng lực cho giáo viên Trên cơ sở xác địnhmức độ năng lực nghề nghiệp giáo viên, tiến hành xếp loại giáo viên, cungcấp thông tin xác đáng làm cơ sở cho việc xây dựng và thực hiện chínhsách đối với giáo viên
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở là sự kết hợp mô hìnhnhân cách với mô hình hoạt động nghề nghiệp Mô hình nhân cách bao gồmphẩm chất và năng lực của người giáo viên, mô hình hoạt động nghề nghiệpbao gồm các công đoạn hành nghề như: tìm hiểu đối tượng và môi trườnggiáo dục; thiết kế kế hoạch giáo dục thực hiện kế hoạch giáo dục; kiểm trađánh giá kết quả
Trang 34- Quy trình đánh giá, xếp loại giáo viên
Bước 1 Giáo viên tự đánh giá xếp loại: Đối chiếu với văn bản Chuẩn,
mỗi giáo viên tự đánh giá và ghi mức đạt được ở từng tiêu chí vào phiếu tự
đánh giá (phiếu số 1- phụ lục 2) Ở từng tiêu chuẩn giáo viên ghi nguồn minh
chứng có thể xuất trình khi được yêu cầu Căn cứ vào số tổng điểm và mức độđạt được theo từng tiêu chí giáo viên tự xếp loại, được phân chia thành 4 loại:
Loại kém: dưới 25 điểm hoặc tự 25 điểm trở lên nhưng có tiêu chí khôngđạt mức 1 trong đánh giá
Loại trung bình: tất cả các tiêu chí đều đạt từ mức 1 trở lên và tổng sốđiểm từ 25 đến 64
Loại khá: tất cả các tiêu chí đạt từ mức 2 trở lên, trong đó phải có ít nhất
15 tiêu chí đạt từ mức 3 trở lên và tổng số điểm đạt từ 65 đến 89
Loại xuất sắc: tất cả các tiêu chí đạt từ mức 3 trở lên, trong đó phải có ítnhất 15 tiêu chí đạt mức 4 và tổng số điểm từ 90 đến 100
Từ đó giáo viên tự nhận xét điểm mạnh, điểm yếu, nêu hướng phát huy
và khắc phục
Bước 2 Tổ chuyên môn đánh giá, xếp loại: Căn cứ vào kết quả tự đánh
giá của giáo viên, tập thể tổ chuyên môn góp ý, kiểm tra minh chứng, xác địnhmức độ đạt được ở từng tiêu chí của giáo viên, ghi kết quả vào phiếu đánh giá,đồng thời chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu và khuyến nghị giáo viên xâydựng kết hoạch rèn luyện, học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp.Các nội dung trên được ghi vào phiếu số 2 (phụ lục số 3), tổ trưởng chuyênmôn tổng hợp kết quả của cả tổ vào phiếu số 3 (phụ lục số 4)
Bước 3 Hiệu trưởng đánh giá, xếp loại: Hiệu trưởng xem xét kết quả
của từng giáo viên ở các phiếu số 2, số 3 để đưa ra quyết định đánh giá củamình đối với từng giáo viên ( khi cần thiết có thể tham khảo từ các nguồnthông tin khác như trao đổi lại với tổ chuyên môn, các Phó hiệu trưởng, các
tổ chức trong trường, kiểm trả lại nguồn minh chứng… trước khi đưa ra
Trang 35quyết định cuối cùng) Kết quả đánh giá xếp loại giáo viên được ghi v ào
phiếu số 4 (phụ lục số 5) Hiệu trưởng công bố công khai kết quả đánh giá,
xếp loại giáo viên trước hội đồng trường và báo cáo với cơ quan quản lý cấptrên bằng văn bản
1.3.Vai trò của đội ngũ giáo viên trong phát triển giáo dục
1.3.1 Vai trò, vị trí của giáo dục trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước
Giáo dục Việt Nam phải hướng tới mục tiêu vì con người, tạo mọi điềukiện cho con người tự do phát triển nhân cách phù hợp với sở thích và năng lực
của từng cá nhân.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định cần đổi mới căn bản
và toàn diện giáo dục và đào tạo, đồng thời xác định đào tạo nguồn nhân lực,nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao kết hợp với phát triển khoa học -côngnghệ (KH-CN) là một trong ba khâu đột phá của chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội (KT-XH) giai đoạn 2011-2020 Việc thực hiện nhiệm vụ trọng đạinói trên cần xuất phát từ việc xác lập triết lý giáo dục với tư cách là nền tảng
tư tưởng chỉ đạo và tầm nhìn để định hướng quá trình đổi mới giáo dục nướcnhà trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Xác định được vai trò của đội ngũ đối với sự nghiệp phát triển nhàtrường và vai trò của hiệu trưởng trong việc bồi dưỡng và phát triển đội ngũcủa nhà trường Nhận biết được một số nội dung cơ bản về phát triển đội ngũđáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay và trong tương lai, trong đó trọng tâm là vấn
đề phát triển chuyên môn cho đội ngũ giáo viên và tạo động lực cho cán bộviên chức Có được một số ý tưởng mới trong lãnh đạo phát triển đội ngũ đápứng yêu cầu của giáo dục phổ thông Việt Nam hiện nay
Đề xuất được một số ý tưởng, biện pháp lãnh đạo và quản lý phát triểnđội ngũ trong nhà trường có hiệu quả Biết tạo động lực làm việc cho cán bộviên chức bằng hình thức phù hợp, biết cách hỗ trợ giáo viên phát triển chuyênmôn và nhân cách Mong muốn, tích cực trong đổi mới lãnh đạo và thực hiệncác hoạt động phát triển đội ngũ của nhà trường
Trang 361.3.2 Đội ngũ giáo viên- nhân tố quyết định chất lượng giáo dục
Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong nhữngđộng lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người Đây là trách nhiệm củatoàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượngnòng cốt, có vai trò quan trọng
Đội ngũ cán bộ, viên chức là lực lượng cơ bản tham gia xây dựng vàphát triển nhà trường, trong đó đội ngũ giáo viên có vai trò quyết định chấtlượng giáo dục của nhà trường
Trong quá trình lãnh đạo và quản lý trường học, hiệu trưởng khôngthể tự mình đổi mới các hoạt động của nhà trường Bởi một trong nhữngkhía cạnh của quản lý là thực hiện các công việc qua nỗ lực của nhữngngười khác Muốn mọi người tham gia thì các chủ trương đổi mới phảiđược đội ngũ hiểu rõ và chấp nhận Đội ngũ cán bộ, viên chức là lực lượngủng hộ và tạo động lực cho Hiệu trưởng triển khai thực hiện các thay đổinếu các chủ trương đổi mới là đúng đắn Có thể nói cán bộ, viên chức làlực lượng chính tham gia vào mọi hoạt động của nhà trường và có vai tròquyết định thành công của nhà trường
Hoạt động trung tâm của nhà trường là dạy học và giáo dục Để pháttriển toàn diện học sinh thầy giáo, cô giáo sẽ là lực lượng trực tiếp thực hiệnchương trình giáo dục của cấp học Chất lượng giáo dục của nhà trường phầnlớn là do đội ngũ giáo viên quyết định Do đó phát triển đội ngũ vừa là mụctiêu, vừa là động lực phát triển nhà trường
1.3.3 Yêu cầu đối với đội ngũ giáo viên THCS
1.3.3.1 Phẩm chất chính trị và đạo đức
- Chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật, chủ trường chính sáchcủa Đảng và Nhà nước Thực hiện nghiêm túc các quy định của địa phương.Liên hệ thực tế để giáo dục học sinh ý thức chấp hành pháp luật và giữ gìn trật
tự an ninh xã hội nơi công cộng Vận động gia đình chấp hành các chủ trươngchính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương
Trang 37- Chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường, có nghiên cứu
và có giải pháp thực hiện Thái độ lao động nghiêm túc, đảm bảo ngày công;lên lớp đúng giờ, không tùy tiện bỏ lớp học, bỏ tiết dạy; chịu trách nhiệm vềchất lượng giảng dạy và giáo dục ở lớp được phân công
- Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo;
có tinh thần đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; có ý thức phấn đấu vươnlên trong nghề nghiệp; được đồng nghiệp, học sinh và cộng đồng tín nhiệm
- Trung thực trong công tác; đoàn kết trong quan hệ đồng nghiệp; hếtlòng phục vụ nhân dân và học sinh
- Kiến thức cơ bản trong các tiết dạy đảm bảo đủ, chính xác, có hệ thống
Có khả năng hướng dẫn đồng nghiệp một số kiến thức chuyên sâu về môn học,hoặc có khả năng bồi dưỡng học sinh giỏi, hoặc giúp đỡ học sinh yếu hay họcsinh còn nhiều hạn chế trở nên tiến bộ
- Có kiến thức cơ bản về tâm lý học sư phạm và tâm lý học lứa tuổi, giáodục của cấp học và vận dụng được vào việc lựa chọn phương pháp giảng dạy,cách ứng xử trong giáo dục phù hợp với từng đối tượng học sinh
- Có kiến thức về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của họcsinh và vận dụng phù hợp với cấp học, đánh giá học sinh chính xác, khách quantheo đúng các quy định hiện hành
- Có kiến thức phổ thông về chính trị, xã hội và nhân văn, kiến thức liênquan đến ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, tiếng dân tộc để đáp ứngnhu cầu dạy học
Trang 381.3.3.3 Nghiệp vụ sư phạm
- Lập được kế hoạch dạy học trong năm học và từng học kỳ nhằm cụ thểhóa chương trình giáo dục cấp học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạophù hợp với đặc điểm của trường và lớp được phân công giảng dạy Biết cáchsoạn giáo án theo hướng đổi mới, thể hiện các hoạt động dạy học tích cực củathầy và trò
- Xây dựng môi trường học tập thân thiện, hợp tác, lựa chọn và kết hợptốt các PPDH thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp phát huy được tính năngđộng sáng tạo, chủ động học tập của học sinh
- Sử dụng hình thức kiểm tra đánh giá phù hợp đối tượng học sinh, sửdụng kết quả kiểm tra điều chỉnh việc học tập của học sinh một cách tích cực
- Biết khai thác và sử dụng tốt thiết bị, đồ dùng dạy học nhằm hỗ trợ quátrình học tập của học sinh
- Có các biện pháp giáo dục cá biệt phù hợp
- Có khả năng phối hợp với gia đình và các đoàn thể ở địa phương đểtheo dõi, làm công tác giáo dục học sinh
- Tổ chức các buổi ngoại khóa hoặc tham gia học tập, sinh hoạt tập thểthích hợp
- Biết cách xử lý tình huống cụ thể để giáo dục học sinh và vận dụng vàotổng kết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục; ứng xử với đồng nghiệp, cộng đồngluôn giữ đúng phong cách nhà giáo
- Xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng dạy
1.4 Trường THCS, Hiệu trưởng trường THCS
Trang 39Như vậy, có thể nói THCS có vai trò và vị trí trọng yếu trong hệ thốnggiáo dục quốc dân, trong đời sống kinh tế, xã hội của đất nước Một số họcsinh THCS sẽ tiếp tục học lên THPT hoặc các trường Trung học chuyênnghiệp (THCN), số còn lại bước vào cuộc sống lao động, vào các ngành nghềtrong xã hội.
1.4.1.2 Vai trò của trường THCS
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, trường THCS là cấp học ở giữa củabậc học phổ thông, là khâu trung gian chuyển tiếp từ Tiểu học lên THPT, đểđạt được mục tiêu cấp học từng bước hình thành nhân cách sống mà xã hội yêucầu HS THCS là lớp thanh, thiếu nên có kiến thức cơ bản phổ thông vững chắc
về tự nhiên và xã hội, biết tư duy sáng tạo, năng động Lớp thiếu niên này sẽtiếp tục học lên THPT hoặc sẽ được đào tạo nghề để trở thành những côngnhân kỹ thuật cung cấp cho mọi lĩnh vực lao động mà xã hội yêu cầu Do đóTHCS là điểm tựa của giáo dục phổ thông, là cơ sở của bậc trung học, gópphần hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN
1.4.1.3 Mục tiêu đào tạo của trường THCS
Luật Giáo dục (2005) ghi rõ: Mục tiêu của GD phổ thông là giúp HSphát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơbản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhâncách con người Việt Nam
Xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bịcho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xâydựng và bảo vệ Tổ quốc
Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quảcủa giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biếtban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học THPT, trung cấp, họcnghề hoặc đi vào cuộc sống lao động [18]
1.4.1.4 Nhiệm vụ của trường THCS
Nhiệm vụ trường THCS được qui định tại điều 3, Điều lệ trường phổthông năm 2011:
Trang 40Trường THCS có nhiệm vụ tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động
GD khác của Chương trình giáo dục phổ thông, tổ chức hướng nghiệp và thamgia lao động chuẩn bị nghề cho HS; tổ chức cho GV và HS tham gia các hoạtđộng văn hoá, thể thao và các hoạt động xã hội, phổ biến kiến thức khoa học,thực hiện kế hoạch phổ cập THCS trong phạm vi cộng đồng; quản lí GV, cán
bộ nhân viên, tham gia tuyển dụng và điều động GV, cán bộ, nhân viên; Huyđộng, quản lí, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động GD; Phối họp với gia đìnhhọc sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động GD; Quản lí, sử dụng và bảoquản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo qui định của Nhà nước; Tự đánh giáchất lượng GD và chịu sự kiểm định chất lượng GD của cơ quan có thẩmquyền kiểm định chất lượng GD
Bảo vệ môi trường, vận động nhân dân và các tổ chức cộng đồng xâydựng môi trường GD lành mạnh, tham gia thực hiện mục tiêu GD cụ thể là:
GD toàn diện nhằm hình thành và phát triển nhân cách XHCN cho HS, chuẩn
bị đội ngũ lao động và chiến sỹ trẻ sẵn sàng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Pháttriển bồi dưỡng HS có năng khiếu góp phần chuẩn bị đào tạo nhân lực cho đấtnước, tạo nguồn cho THPT, THCN và đào tạo nghề
1.4.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng
Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;
Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường được quy định tại khoản
3 Điều 20 của Điều lệ này;
Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thựchiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trướcHội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;
Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấntrong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hộiđồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;
Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác,kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen