1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TƯƠNG QUAN GIỮA LỄ HỘI ĐỀN NHÀ BÀ Ở XÃ TIÊN DU, HUYỆN PHÙ NINH VỚI CÁC LỄ HỘI GẮN VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU TẠI TỈNH PHÚ THỌ

78 250 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 168,38 KB

Nội dung

Quốc gia nào, dân tộc nào cũng có những lễ hội truyền thống. Đó là di sản chứa đựng giá trị tinh tuý luôn được gạn lọc những gì không còn phù hợp với thời đại mới. Việt Nam là quốc gia đã có hàng ngàn năm lịch sử. Cũng như nhiều quốc gia Đông Nam Á, Việt Nam có một nền văn hóa mang đậm bản sắc của nền văn minh nông nghiệp lúa nước, chính những nét đó làm nên cốt cách hình hài và bản sắc của dân tộc Việt Nam. Xuyên suốt chiều dài của lịch sử dựng và giữ nước, lễ hội luôn là yếu tố đặc trưng cho dân tộc vì nó góp phần làm cho văn hóa đặc sắc, đậm đà hơn. Trong kho tàng văn hóa của dân tộc Việt Nam, sinh hoạt tín ngưỡng và lễ hội là những hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian hầu như có mặt ở khắp mọi miền đất nước. Phú Thọ là mảnh đất phát tích cội nguồn của dân tộc Việt Nam. Nơi đây còn lưu giữ và bảo tồn nhiều di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc của dân tộc ta như tín ngưỡng, lễ hội dân gian, dân ca, nghề thủ công truyền thống, ẩm thực. Cũng như các miền quê khác trong cả nước, cứ mỗi độ xuân về, Phú Thọ lại tưng bừng mở lễ hội để tưởng nhớ, tri ân công đức của những vị tiền nhân có công với dân, với nước. Nếu như nói rằng, tín ngưỡng là một nghi lễ thờ cúng, một hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian thì biểu hiện của nó chủ yếu lại được thể hiện qua các lễ hội truyền thống. Lễ hội ở Phú Thọ khá phong phú và đa dạng, song mỗi một lễ hội lại mang một nét riêng, đặc sắc, độc đáo mà ít nơi có được. Mỗi một lễ hội lại gắn với một thời kì lịch sử, một giai thoại, một sự tích, và một công trạng của một người có công với dân, với nước. Nhiều lễ hội đã trở thành biểu tượng văn hóa tâm linh, độc đáo và trong hệ thống lễ hội độc đáo ấy ta không thể không nhắc tới “Lễ hội đền Nhà Bà” tại xã Tiên Du, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Lễ hội đền Nhà Bà là một hoạt động văn hóa còn gìn giữ được nhiều nét đẹp của tín ngưỡng dân gian, đó là tín ngưỡng thờ Mẫu và tín ngưỡng thờ cúng anh hùng. Hằng năm, cứ vào mỗi dịp xuân về, nhân dân Tiên Du lại náo nức tổ chức lễ hội đền Nhà Bà với mong muốn tưởng nhớ tổ tiên, thể hiện lòng biết ơn với tới hai nàng công chúa Tiên Dung, Ngọc Hoa cùng các vị danh tướng thời Hùng Vương những người có công với dân với nước, đồng thời cầu cho một mùa màng tốt tươi, một năm mới thái bình, nhân khang vật thịnh. Tham dự lễ hội tác giả thấy được vai trò, ý nghĩa to lớn của lễ hội đối với đời sống của người dân địa phương cũng như tầm quan trọng của công tác bảo tồn phát huy những giá trị văn hoá của dân tộc. Tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡng quan trọng đối với người dân Việt Nam nói chung và người dân tỉnh Phú Thọ nói riêng, trong đó lễ hội đền Nhà Bà, xã Tiên Du, huyện Phù Ninh là một lễ hội tiêu biểu thể hiện tín ngưỡng thờ Mẫu của nhân dân ta. Tuy nhiên, hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về lễ hội, cũng như đặt nó trong hệ thống các lễ hội gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu tại tỉnh Phú Thọ, để có cái nhìn tổng quan, toàn diện về lễ hội này. Là một sinh viên năm thứ tư, việc nghiên cứu này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc rèn luyện kĩ năng nghiên cứu và tập dượt làm đề tài nghiên cứu văn hóa phục vụ cho quá trình tác nghiệp sau này. Xuất phát từ những lí do nêu trên tác giả mạnh dạn lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Tương quan giữa lễ hội đền Nhà Bà ở xã Tiên Du, huyện Phù Ninh với các lễ hội gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu tại tỉnh Phú Thọ” cho công trình khoá luận của mình.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRIỆU THỊ THU HÀ

TƯƠNG QUAN GIỮA LỄ HỘI ĐỀN NHÀ BÀ

Ở XÃ TIÊN DU, HUYỆN PHÙ NINH VỚI CÁC LỄ HỘI GẮN VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU TẠI TỈNH PHÚ THỌ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ngành: Việt Nam Học

Phú Thọ, năm 2016

1

Trang 2

ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRIỆU THỊ THU HÀ

TƯƠNG QUAN GIỮA LỄ HỘI ĐỀN NHÀ BÀ

Ở XÃ TIÊN DU, HUYỆN PHÙ NINH VỚI CÁC LỄ HỘI GẮN VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU TẠI TỈNH PHÚ THỌ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ngành: Việt Nam Học

Ngưởi hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Hà

Phú Thọ, năm 2016

2

Trang 3

MỤC LỤC

3

Trang 4

Với tấm lòng biết ơn sâu sắc em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo trường đại học Hùng Vương, Ban chủ nhiệm khoa Khoa học xã hội

và Nhân văn, các thầy cô giáo trong khoa, đặc biệt là các thầy cô trong bộ môn Văn hóa – Du lịch đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.

Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Thạc sĩ Nguyễn Thị Hà - Người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và động viên em trong suốt quá trình nghiên cứu tìm hiểu và hoàn thành khoá luận.

Em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cơ quan hữu quan: Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch tỉnh Phú Thọ, Tổng cục thống kê tỉnh Phú Thọ, Phòng Văn hóa huyện Phù Ninh, UBND xã Tiên Du đã giúp đỡ

em trong quá trình thu thập tư liệu, các thông tin có liên quan đến nội dung nghiên cứu khoá luận.

Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực tập cũng như thực hiện khoá luận Em xin chân thành cảm ơn.

Phú Thọ,ngày ,tháng ,năm 2016 Sinh viên thực hiện

Triệu Thị Thu Hà

4

Trang 5

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Quốc gia nào, dân tộc nào cũng có những lễ hội truyền thống Đó là di sảnchứa đựng giá trị tinh tuý luôn được gạn lọc những gì không còn phù hợp vớithời đại mới Việt Nam là quốc gia đã có hàng ngàn năm lịch sử Cũng nhưnhiều quốc gia Đông Nam Á, Việt Nam có một nền văn hóa mang đậm bản sắccủa nền văn minh nông nghiệp lúa nước, chính những nét đó làm nên cốt cáchhình hài và bản sắc của dân tộc Việt Nam Xuyên suốt chiều dài của lịch sử dựng

và giữ nước, lễ hội luôn là yếu tố đặc trưng cho dân tộc vì nó góp phần làm chovăn hóa đặc sắc, đậm đà hơn Trong kho tàng văn hóa của dân tộc Việt Nam,sinh hoạt tín ngưỡng và lễ hội là những hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian hầunhư có mặt ở khắp mọi miền đất nước

Phú Thọ là mảnh đất phát tích cội nguồn của dân tộc Việt Nam Nơi đâycòn lưu giữ và bảo tồn nhiều di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc của dân tộc tanhư tín ngưỡng, lễ hội dân gian, dân ca, nghề thủ công truyền thống, ẩm thực.Cũng như các miền quê khác trong cả nước, cứ mỗi độ xuân về, Phú Thọ lạitưng bừng mở lễ hội để tưởng nhớ, tri ân công đức của những vị tiền nhân cócông với dân, với nước

Nếu như nói rằng, tín ngưỡng là một nghi lễ thờ cúng, một hình thứcsinh hoạt văn hoá dân gian thì biểu hiện của nó chủ yếu lại được thể hiện quacác lễ hội truyền thống Lễ hội ở Phú Thọ khá phong phú và đa dạng, song mỗimột lễ hội lại mang một nét riêng, đặc sắc, độc đáo mà ít nơi có được Mỗi một

lễ hội lại gắn với một thời kì lịch sử, một giai thoại, một sự tích, và một côngtrạng của một người có công với dân, với nước Nhiều lễ hội đã trở thành biểutượng văn hóa tâm linh, độc đáo và trong hệ thống lễ hội độc đáo ấy ta khôngthể không nhắc tới “Lễ hội đền Nhà Bà” tại xã Tiên Du, huyện Phù Ninh, tỉnhPhú Thọ

Lễ hội đền Nhà Bà là một hoạt động văn hóa còn gìn giữ được nhiều nétđẹp của tín ngưỡng dân gian, đó là tín ngưỡng thờ Mẫu và tín ngưỡng thờ cúnganh hùng Hằng năm, cứ vào mỗi dịp xuân về, nhân dân Tiên Du lại náo nức tổchức lễ hội đền Nhà Bà với mong muốn tưởng nhớ tổ tiên, thể hiện lòng biết ơnvới tới hai nàng công chúa Tiên Dung, Ngọc Hoa cùng các vị danh tướng thờiHùng Vương - những người có công với dân với nước, đồng thời cầu cho một

Trang 6

mùa màng tốt tươi, một năm mới thái bình, nhân khang vật thịnh Tham dự lễhội tác giả thấy được vai trò, ý nghĩa to lớn của lễ hội đối với đời sống củangười dân địa phương cũng như tầm quan trọng của công tác bảo tồn phát huynhững giá trị văn hoá của dân tộc.

Tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡng quan trọng đối với người dân ViệtNam nói chung và người dân tỉnh Phú Thọ nói riêng, trong đó lễ hội đền Nhà

Bà, xã Tiên Du, huyện Phù Ninh là một lễ hội tiêu biểu thể hiện tín ngưỡng thờMẫu của nhân dân ta Tuy nhiên, hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứuchuyên sâu về lễ hội, cũng như đặt nó trong hệ thống các lễ hội gắn với tínngưỡng thờ Mẫu tại tỉnh Phú Thọ, để có cái nhìn tổng quan, toàn diện về lễ hộinày

Là một sinh viên năm thứ tư, việc nghiên cứu này có ý nghĩa đặc biệtquan trọng trong việc rèn luyện kĩ năng nghiên cứu và tập dượt làm đề tàinghiên cứu văn hóa phục vụ cho quá trình tác nghiệp sau này Xuất phát từ

những lí do nêu trên tác giả mạnh dạn lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Tương quan

giữa lễ hội đền Nhà Bà ở xã Tiên Du, huyện Phù Ninh với các lễ hội gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu tại tỉnh Phú Thọ” cho công trình khoá luận của mình.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Nghiên cứu về lễ hội không phải là một đề tài mới, từ trước tới nay đã cónhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này:

Công trình “Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại” của tác

giả Lê Hữu Tầng (1993), Nxb Khoa học xã hội, đã khẳng định vai trò của lễ hộitruyền thống trong đời sống đương đại đồng thời chỉ ra và phân tích những tíchcực cũng như hạn chế trong việc tổ chức các lễ hội truyền thống hiện nay.Những biến đổi kinh tế - xã hội sẽ tác động đến nhu cầu lễ hội của người dân

Cuốn “Du lịch lễ hội Việt Nam” của tác giả Lê Thị Tuyết Mai (Trường

Đại học Văn hoá Hà Nội, 2006) đã giới thiệu những địa điểm du lịch nổi tiếngtrên khắp đất nước và các lễ hội truyền thống tiêu biểu của Việt Nam

Trong công trình “Về tín ngưỡng và lễ hội cổ truyền”, tác giả Ngô Đức

Thịnh cũng đã chỉ ra một số nét tiêu biểu, những giá trị văn hoá đặc sắc của lễhội truyền thống ở Việt Nam

Trong nghiên cứu “Lễ hội trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam”, tác

giả Vũ Ngọc Khánh cũng đã đóng góp nhiều ý kiến về vai trò của lễ hội truyền

Trang 7

thống trong xã hội đương đại Tác giả nhấn mạnh lễ hội không phải là một hiệntượng văn hoá bất biến mà nó có sự thay đổi qua thời gian, sự biến đổi và tiếptục của các lễ hội chính là sự hài hoà của nó đối với không gian và thời giannhất định

Trong giáo trình “Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch”,tác giả

Dương Văn Sáu cũng đã chỉ ra khái niệm về lễ hội, đồng thời ông cũng đưa raquan điểm về cách phân loại lễ hội

Trên tạp chí Dân tộc học, số 2, bài viết “Nghiên cứu hội làng ở Việt Nam,

các loại hình hội làng trước cách mạng”, tác giả Lê Thị Nhâm Tuyết đã đưa ra

những khái quát chung về một số lễ hội dân gian Việt Nam thời Pháp thuộc

Trên tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, số 11, tác giả Ngô Đức Thịnh với bài viết

“Mấy nhận thức về lễ hội truyền thống”, đã đánh giá về vai trò, giá trị của lễ hội

truyền thống đối với sự phát triển của xã hội hiện đại

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của các tác giả Nguyễn Thu Linh,

Phan Văn Tú “Quản lý lễ hội cổ truyền: thực trạng và giải pháp”, là một trong

những công trình đánh giá tương đối đầy đủ về thực trạng lễ hội truyền thốngViệt Nam Các tác giả nhấn mạnh rằng lễ hội đang trở thành một sản phẩm quantrọng của ngành du lịch, có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế ởnhiều địa phương

Về lễ hội đền Nhà Bà:

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Phú Thọ, Hội Văn nghệ dân gian có tác

phẩm “Về miền lễ hội cội nguồn dân tộc Việt Nam”do Phạm Bá Khiêm chủ biên,

đã thống kê khá đầy đủ chi tiết các lễ hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, trong đó có

lễ hội đền Nhà Bà và một số lễ hội gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu Tuy nhiên,trong công trình này, các tác giả mới chỉ dừng lại ở việc miêu thuật và giải nghĩacác lễ hội

Ngoài ra, trên trang thông tin điện tử của huyện Phù Ninh cũng có bài

viết: “Lễ hội Đền Nhà Bà xã Tiên Du, huyện Phù Ninh” của tác giả Bùi Thị

Hồng Hạnh đã đề cập trực tiếp tới lễ hội này tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở mức

độ giới thiệu khái quát trong khuôn khổ một bài báo

Như vậy, cho đến nay đã có các công trình nghiên cứu có liên quan đến lễhội đền Nhà Bà, nhưng cho đến nay các công trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ởmức độ giới thiệu về các lễ hội, chứ chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về

Trang 8

lễ hội đền Nhà Bà Cũng như chưa có nghiên cứu nào đặt lễ hội đền Nhà Bà trongtương quan so sánh với các lễ hội gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu tại tỉnh Phú Thọ.

Chính vì vậy, tác giả thực hiện đề tài này với mong muốn khám phánhững nét đẹp trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người dân xã Tiên Du, huyện PhùNinh thể hiện trong lễ hội đền Nhà Bà, góp phần đưa lễ hội này đến gần hơn vớinhân dân tỉnh Phú Thọ nói riêng và nhân dân cả nước nói chung, đồng thời gópphần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của lễ hội này

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu diễn trình của lễ hội Đền Nhà Bà, đồng thời chỉ ra mối tươngquan giữa lễ hội đền Nhà Bà ở xã Tiên Du, huyện Phù Ninh với các lễ hội gắnvới tín ngưỡng thờ Mẫu tại tỉnh Phú Thọ Trong đề tài tác giả cũng lý giải một

số quan niệm, triết lý nhằm làm nổi bật nét đẹp trong tín ngưỡng thờ Mẫu và lễhội đền Nhà Bà, từ đó làm sáng tỏ những giá trị văn hoá đặc sắc của lễ hội cũngnhư đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hoácủa lễ hội này

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài cần thực hiện được nhữngnhiệm vụ nghiên cứu sau:

Nghiên cứu cơ sở lý luận về tín ngưỡng và lễ hội, khái quát chung về đờisống kinh tế - văn hoá của người dân xã Tiên Du

Nghiên cứu, so sánh tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt của lễhội đền Nhà Bà, xã Tiên Du với các lễ hội gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu tại tỉnhPhú Thọ

Nêu ra một số thực trạng của lễ hội để từ đó đề xuất một số giải pháp,kiến nghị nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá tốt đẹp của lễ hội

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Lễ hội đền Nhà Bà và một số lễ hội gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu tại tỉnhPhú Thọ

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: xã Tiên Du, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ

Trang 9

Phạm vi thời gian: Nghiên cứu lễ hội đền Nhà Bà trong hệ thống các lễhội gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu tại tỉnh Phú Thọ, trong giai đoạn hiện nay.

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong khoá luận, tác giả đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp lịch sử

Lễ hội đền Nhà Bà xã Tiên Du là một trong những lễ hội cổ truyền củangười dân ở xã Tiên Du, từ nguồn gốc hình thành và quá trình phát triển của lễhội ta thấy rõ được vai trò lịch sử trong đó Chúng ta tìm hiểu về lễ hội nhưngcũng chính là tìm hiểu về lịch sử, tái hiện về cuộc sống vật chất tinh thần củacha ông ta Phương pháp lịch sử sẽ cho ta đánh giá về lễ hội có căn cứ, xác thực

và thuyết phục bạn đọc

Phương pháp văn hoá học

Đề tài thuộc lĩnh vực nghiên cứu văn hoá, trọng tâm là tìm hiểu và đưa ranhững nhận định, đánh giá các giá trị văn hoá của lễ hội Vì vậy việc ứng dụngcác thành tựu nghiên cứu khoa học của ngành văn hoá học sẽ giúp chúng ta cóđược cái nhìn đánh giá theo đúng chuyên ngành, để qua đó có sự phân tích, tổnghợp vấn đề trong mối tương quan lôgic biện chứng khách quan, từ đó lý giảiđúng các vấn đề hoặc phán đoán dưới góc độ nhân học, văn hoá, địa – văn hoá,khu vực học

Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp

Lễ hội vốn là hình thức sinh hoạt văn hoá có tính phổ quát trong đời sốngnhân dân Giá trị di sản văn hoá trong các lễ hội khác nhau thể hiện trên nhữngbình diện về hệ giá trị khác nhau Điều đó phụ thuộc vào tính “nội sinh”, bản địa

và sự chiếm lĩnh, đồng hoá những nét văn hoá ngoại nhập Gắn với mỗi địa vực

cư trú nhất định, người dân sẽ có cách ứng xử tương ứng với các điều kiện tựnhiên, xã hội Những điều đó thể hiện rõ dấu ấn trong lễ hội, đình đám, phongtục tập quán, đời sống tâm linh, kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ, Thậm chí ở mộtđịa bàn cư trú nhưng mỗi thời đoạn lịch sử cụ thể lại có những “biến tướng”không thể nhận ra Vì vậy một cái nhìn dưới góc độ tương đồng và dị biệt, sosánh đồng đại và lịch đại là cần thiết

Phương pháp điền dã văn hoá

Lễ hội ở Phú Thọ đã sớm được những nhà nghiên cứu như Dương HuyThiện, Nguyễn Khắc Xương, Trần Văn Thục, Nguyễn Phi Nga nghiên cứu kĩ

Trang 10

lưỡng Thậm chí các tác giả còn xem xét các vấn đề dưới nhiều bình diện Đó làđiểm tựa cần thiết cho những người muốn nghiên cứu sâu hơn, chuyên biệt hơn

về vấn đề này Tuy nhiên gắn với một vấn đề nghiên cứu khá đặc thù mà giá trịcủa nó có khi rất rõ ràng, có khi lại ẩn tàng trong chính quan niệm, tâm thứcngười dân thì không thể thiếu điền dã văn hoá và thâm nhập thực tế Bởi vậy,chúng tôi xác định việc cần làm trước hết là sưu tầm để bao quát tài liệu nghiêncứu, điền dã – thâm nhập thực tế rồi tiến hành thống kê, phân loại trang bị mộtcái nhìn toàn diện, có hệ thống về vấn đề nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu liên ngành

Chọn đối tượng nghiên cứu là hệ thống lễ hội, chúng tôi nhận thức rằngđây là một đối tượng thâu nạp trong nó rất nhiều giá trị văn hoá lịch sử, tínngưỡng, tôn giáo Lễ hội bao chứa trong nó vừa là các loại hình nghệ thuật diễnxướng (biểu diễn) vừa là nghệ thuật tạo hình, bên cạnh đó còn là loại hình nghệthuật ngôn từ Trước một đối tượng như vậy, vận dụng phương pháp liên ngànhgiúp chúng tôi có thể kết hợp những cách nhìn dưới góc độ văn hoá, sử học, tínngưỡng phong tục, dân tộc học, nhân học văn hoá nhằm chỉ ra các biểu hiện,các khía cạnh cụ thể của vấn đề nghiên cứu

Trang 11

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÍN NGƯỠNG VÀ LỄ HỘI TẠI XÃ TIÊN DU, HUYỆN

PHÙ NINH, TỈNH PHÚ THỌ 1.1 Khái luận về tín ngưỡng

1.1.1 Khái niệm

Trong cuộc sống xa xưa, trình độ tư duy của con người còn thấp kém,cuộc sống của con người hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên Con người khônggiải thích được những hiện tượng tự nhiên, không biết được quy luật vận động

và biến đổi của tự nhiên nên họ cho rằng tất cả những hiện tượng ấy đều là dothần thánh tạo ra Chính vì lẽ đó mà con người đã thờ cúng thần linh, cầu mong

sự che chở của thần linh Hơn nữa, sự bất công, bất bình đẳng trong đời sống xãhội đã khiến nhiều người phải chịu cảnh khốn cùng, khổ đau, lo âu và sợ sệt.Trước tình cảnh ấy, họ không còn cách nào khác là tìm đến những lực lượng siêunhiên như thần thánh để cầu xin sự ban ơn, che chở và cứu giúp chính vì thế màtín ngưỡng ra đời

Tín ngưỡng cũng như các hiện tượng khác đều được xem như là một yếu

tố nội sinh của văn hoá và là sản phẩm của xã hội, phản ánh nhận thức của một

xã hội Mang trong mình những đặc thù riêng có Tín ngưỡng không chỉ là một

bộ phận của đời sống văn hoá tinh thần mà còn là một bộ phận hữu cơ gắn bómật thiết với sinh hoạt văn hoá cộng đồng

Tín ngưỡng là vấn đề đã và đang được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và

lí giải, song tín ngưỡng là một khái niệm trừu tượng, xung quanh nó có rất nhiềuquan điểm khác nhau Ở Việt Nam, có những hiện tượng nếu xét theo tiêu chítôn giáo thì chúng không đáp ứng đầy đủ mà được xem là các tôn giáo nguyênthuỷ hay các tôn giáo sơ khai Nói đến tín ngưỡng là nói tới quá trình thiêng hoámột nhân vật, hiện tượng được con người gửi gắm niềm tin hay ta gọi đó là niềmtin tôn giáo

Ở nước ta hiện nay, thuật ngữ tín ngưỡng được hiểu theo hai nghĩa, khi nói

tự do tín ngưỡng, chúng ta có thể hiểu đó là tự do về ý thức hay tự do về tín ngưỡngtôn giáo Nếu tín ngưỡng là ý thức thì tín ngưỡng bao trùm lên tôn giáo, là một bộphận chủ yếu nhất cấu thành nên tôn giáo Không có tín ngưỡng sẽ không có tôngiáo.Trong chỉ thị của Bộ Chính trị về công tác tôn giáo ở nước ta, cụm từ “tínngưỡng, tôn giáo” không phân biệt hai phạm trù tín ngưỡng và tôn giáo

Trang 12

“Từ điển tiếng Việt” định nghĩa tín ngưỡng là: “Lòng tin và sự tôn thờ một

tôn giáo” [9;1464], tức là tín ngưỡng chỉ tồn tại trong một tôn giáo.

Theo giải thích của Đào Duy Anh trong tác phẩm “Việt Nam văn hoá sử

cương”, tín ngưỡng là: “Lòng ngưỡng mộ, mê tín đối với một tôn giáo hoặc một chủ nghĩa” [1;283].

Trong cuốn “Cơ sở văn hoá Việt Nam” Trần Ngọc Thêm cho rằng, tín ngưỡng được đặt trong văn hoá tổ chức đời sống cá nhân: “Khi đời sống và trình

độ hiểu biết còn thấp, họ tin tưởng và ngưỡng mộ vào những thần thánh do họ tưởng tượng ra Tín ngưỡng cũng là một hình thức tổ chức đời sống cá nhân rất quan trọng Từ tự phát lên tự giác theo con đường quy phạm hoá thành giáo lý,

có giáo chủ có thánh đường… Tín ngưỡng trở thành tôn giáo” [22;262].

Ở phương Tây, phổ biến là thuật ngữ tôn giáo bình dân (popular religion).Thuật ngữ đó có thể hiểu tôn giáo theo lối bình dân, nghĩa là theo tập quán, theo

dư luận hoặc bị cuốn hút vào các nghi lễ, chứ không theo lối chính thống chủyếu xuất phát từ việc nghiên cứu giáo lí, suy tư rồi giác ngộ mà theo Hoặc cũng

có thể hiểu là các hình thức tôn giáo dân tộc được lưu truyền từ xa xưa, gần gũivới cộng đồng như các lễ hội, các cuộc hành hương, các ngày lễ với các điệumúa, thậm chí là các hình thức bói toán, tướng số… Ở đó có cả tầng lớp trí thức,mặc dù ít tin theo nhưng vẫn tham gia nhưng đa số là tầng lớp bình dân ở nôngthôn hưởng ứng, theo một truyền thống đã có từ rất lâu trong dân tộc Niềm tin tôngiáo hay tín ngưỡng biểu hiện ở những nền văn hoá rất khác nhau và rất đa dạng

Trong công trình nổi tiếng “Văn hoá nguyên thuỷ”, Tylor E.B cho rằng:

“Cần đặc biệt chú ý là những tín ngưỡng và tập quán khác nhau đều có những nền tảng vững chắc trong thuyết vật linh nguyên thuỷ, như thể chúng

đã mọc lên từ đó Trong thuyết vật linh phức tạp, chúng trở thành sản phẩm của sự ngu dốt hơn là của triết học và tồn tại như những tàn tích của cái cũ hơn là những sản phẩm của đời sau khi chuyển từ sức sống đầy đủ sang trạng thái tàn tích” [33;939].

Trong công trình “Cành vàng” của George James Frazer cho rằng: “Tôn

giáo là việc cầu phúc hay là việc hoà giải những thế lực cao cấp hơn con người, những thế lực này, như người ta nghĩ chỉ huy và điều hành dòng chảy của tự nhiên và đời sống con người Tôn giáo được định nghĩa như vậy bao gồm hai thành tố, một mang tính lý thuyết một mang tính thực hành” [34;94].

Trang 13

S.A Tokarev, nhà nghiên cứu tôn giáo nổi tiếng của Nga cho biết: Mặc dùbác bỏ luận thuyết về sự phát triển nội tại của tôn giáo, chúng tôi không bao giờphủ định sự tồn tại của những mối liên hệ nguồn gốc giữa các tín ngưỡng.

“Chúng ta đã thấy rõ những tín ngưỡng đó có tính bảo thủ tới mức nào.Bất kì

một tín ngưỡng nào đã bắt rễ vững chắc cũng đều tốn tại trong nhân dân rất lâu bền, thậm chí tồn tại ngay cả lúc những điều sinh sản ra nó đã thay đổi”

[35;55] Theo ông các hình thức tôn giáo sơ khai là: Tô tem giáo, bùa mã, lễ ámhại, chữa bệnh bằng bùa phép, sự thờ cúng tổ tiên, sự thờ cúng của thị tộc mẫuhệ…

Như vậy ở Phương Tây các nhà nghiên cứu thường dùng khái niệm tôngiáo bao hàm các tôn giáo có hệ thống, tôn giáo dân gian và tôn giáo nguyênthuỷ Do vậy theo họ tín ngưỡng là bộ phận quan trọng của tôn giáo, là cơ sởhình thành tôn giáo Tuy nhiên niềm tin vào cái tin đó còn tuỳ thuộc vào hoàncảnh và trình độ phát triển của mỗi quốc gia dân tộc, mà thể hiện ra dưới cáchình thức tín ngưỡng và tôn giáo khác nhau

Ở Việt Nam, trong công trình “Về tín ngưỡng và lễ hội cổ truyền”GS.TS Ngô Đức Thịnh đã đưa ra quan điểm rõ ràng hơn, ông cho rằng: “Cơ sở của mỗi

tín ngưỡng tôn giáo là niềm tin của con người vào thực tế, lực lượng siêu nhiên hay nói một cách khác đó là niềm tin, sự ngưỡng vọng vào “cái thiêng” đối lập với cái “trần tục” hiện hữu mà có thể sờ mó quan sát được” [27;35] Do vậy,

niềm tin vào “cái thiêng” thuộc về bản chất của con người, nó ra đời và tồn tạicùng với bản chất của con người, nó là nhân tố cơ bản tạo nên đời sống tâmlinhcủa con người, tồn tại bên cạnh đời sống vật chất, đời sống tinh thần, tưtưởng tình cảm

Tuỳ vào hoàn cảnh, trình độ phát triển kinh tế xã hội của mỗi dân tộc, địaphương, quốc gia mà niềm tin vào cái thiêng đó được cụ thể hoá thành những tínngưỡng và những tôn giáo khác nhau Các hình thức tôn giáo tín ngưỡng này dùrộng hẹp khác nhau, phổ quát hay đặc thù cho mỗi quốc gia dân tộc, địa phươngthì cũng là một thực thể biểu hiện niềm tin chung vào cái thiêng của con người

Do vậy, các hình thức tôn giáo tín ngưỡng hiện hữu này chỉ là một thực thểmang tính lịch sử hay nói cách khác là một phạm trù lịch sử

Từ niềm tin vào lực lượng siêu nhiên mà những cái đó được biểu trưng

bằng các thần linh dưới nhiều dạng vẻ khác nhau, con người “tìm cách thông

Trang 14

quan” với thần linh đó bằng vô vàn những cách thức khác nhau như thông qua

lời khấn, phép thuật, bằng các vật dâng cúng, bằng âm thanh, vũ đạo thông quanhững con người có năng lực siêu phàm … để cầu mong cho thần linh phù trợ,

độ trì Đó chính là các hành vi thực hành tôn giáo, tín ngưỡng Các hành vi

nhằm thông quan với thần linh cũng được biểu hiện bằng vô vàn cách thức, mànhững cái đó phụ thuộc vào các hình thức tôn giáo, tín ngưỡng, vào truyền thốngvăn hoá của mỗi dân tộc, địa phương, phụ thuộc vào trình độ phát triển của mỗiquốc gia, dân tộc

Cũng từ niềm tin và hành vi thực hành tín ngưỡng ấy dần hình thành nên

ở con người những những tình cảm tôn giáo tín ngưỡng Trong xã hội hiện đại

có thể có niềm tin vào cái siêu nhiên, tức vào thần linh có thể thay đổi, nhưngcác hành vi tình cảm tín ngưỡng vẫn tồn tại lâu bền, như một thói quen một quántính của con người

Như vậy, tôn giáo, tín ngưỡng với tư cách là các hình thái cụ thể như Kitôgiáo, Đạo giáo, Phật giáo, đạo thờ tổ tiên, thờ Thành hoàng … có thể thay đổi đi,song niềm tin vào cái siêu nhiên, niềm tin vào tín ngưỡng thì không bị mất đi,vẫn là một trong những nhân tố mang bản chất con người

Từ đây quan niệm về tôn giáo và tín ngưỡng có thể được hiểu rằng: “Đó

là một bộ phận của đời sống văn hoá tinh thần con người mà ở đó con người cảm nhận được sự tồn tại của các vật thể, các lực lượng siêu nhiên mà những cái đó chi phối, khống chế con người, nó nằm ngoài hiểu biết của con người hiện tại, sự tồn tại của các phương tiện biểu trưng giúp con người thông quan với các thực thể, các sức mạnh siêu nhiên, đó là chất kết dính tập hợp con người thành một cộng đồng nhất định phân biệt với cộng đồng khác” Tất cả những

niềm tin, thực hành và tình cảm tôn giáo tín ngưỡng trên đều là sản sinh và tồntại trong một môi trường tự nhiên, xã hội và văn hoá mà con người đang sống,theo cách suy nghĩ và cảm nhận nền văn hoá đang chi phối họ

Ở trên khái niệm tôn giáo, tín ngưỡng được hiểu với ý nghĩa là niềm tinvào một thế lực hay sức mạnh siêu nhiên Tuy nhiên, khái niệm tôn giáo, tínngưỡng cũng được hiểu theo nghĩa là các hình thức tôn giáo - tín ngưỡng cụ thể.Hiện tại, có nhiều ý kiến khác nhau khi sử dụng hai khái niệm “tôn giáo” và “tínngưỡng”.Theo quan điểm truyền thống người ta có ý thức phân biệt tôn giáo vàtín ngưỡng, thường coi tín ngưỡng là sản phẩm của xã hội phát triển thấp hơn so

Trang 15

với tôn giáo Có loại quan điểm khác lại đồng nhất tôn giáo và tín ngưỡng đềugọi chung là tôn giáo, tuy có phân biệt tôn giáo dân tộc, tôn giáo nguyên thuỷ,tôn giáo địa phương, tôn giáo thế giới.

Ngoài ra, trong nghiên cứu của mình PGS TS Ngô Đức Thịnh còn chỉ ra

rất rõ về sự khác nhau căn bản giữa tôn giáo và tín ngưỡng:“Tín ngưỡng chưa

có hệ thống giáo lý mà chỉ có các huyền thoại, thần tích, truyền thuyết Tín ngưỡng chưa hình thành hệ thống thần điện còn mang tính chất đa thần, tản mạn, còn có sự hoà nhập nhất định giữa thế giới thần linh và con người, chưa mang tính cứu thế Ngoài ra tín ngưỡng gắn với cá nhân là cộng đồng, làng xã chưa hình thành giáo hội, nơi thờ cúng và nghi lễ còn phân tán chưa thành quy ước chặt chẽ; tín ngưỡng mang tính chất dân gian, sinh hoạt dân gian gắn với đời sống nông dân” [30; 35].

Trong khi đó tôn giáo đã có hệ thống giáo lý kinh điển thể hiện quan niệm

vũ trụ và nhân sinh, truyền thụ qua học tập ở tu viện và thánh đường.Thần điệncủa tôn giáo đã thành hệ thống dưới dạng đa thần hay nhất thần giáo; tách biệtthế giới thần linh và con người, xuất hiện hình thức cứu thế.Tôn giáo có tổ chứcgiáo hội, hội đoàn khá chặt chẽ, hình thành hệ thống giáo chức, nơi thờ cúngriêng, nghi lễ thờ cúng chặt chẽ (chùa, nhà thờ, thánh đường) Trong quá trìnhtồn tại và phát triển tôn giáo không mang tính dân gian có chăng chỉ là sự biếndạng theo kiểu dân gian hoá như Phật giáo dân gian Khác biệt giữa tôn giáo vàtín ngưỡng còn ở chỗ, tín ngưỡng mang tính dân tộc, dân gian nhiều hơn tôngiáo, tín ngưỡng không có tổ chức chặt chẽ như tôn giáo Khi nói đến tínngưỡng người ta nói ngay tới tín ngưỡng của một dân tộc hay một số dân tộc cóđặc điểm chung còn tôn giáo thường là không mang tính dân gian

Tín ngưỡng là một sản phẩm văn hoá được hình thành do mối quan hệgiữa con người với tự nhiên, xã hội Tín ngưỡng là niềm tin về những điều linhthiêng, sức mạnh huyền bí, vĩ đại mà con người chỉ cảm nhận được mà khó cóthể nhận thức được Các hình thức tín ngưỡng mang đặc trưng riêng theo từngvùng văn hoá, chủ thể văn hoá khác nhau nhưng vẫn là biểu hiện niềm tin vàocái thiêng, sự ngưỡng mộ và sùng bái con người

Tóm lại, chúng ta có thể hiểu: “Tín ngưỡng là niềm tin của con người và

cách thể hiện sự tin tưởng nhằm cầu mong giúp đỡ, chở che từ đối tượng mà họ

Trang 16

suy tôn, thờ phụng (một nhân vật lịch sử, người có công lập làng hoặc những hiện tượng tự nhiên liên quan đến đời sống của họ)”.

1.1.2 Phân loại

Tín ngưỡng ra đời từ rất lâu, ăn sâu bám rễ trong tâm thức của mỗi người

Ở nước ta, tín ngưỡng được phân ra thành nhiều hình thức khác nhau.Cũng nhưnhiều lĩnh vực khoa học khác, việc phân loại tín ngưỡng, tôn giáo là một vấn đề

cơ bản của khoa tôn giáo học và cũng chính ở đó tồn tại nhiều quan điểm khácnhau Người ta đã từng đưa ra các cách phân loại khác nhau như phân loại tôngiáo, tín ngưỡng theo các hình thức phát triển nối tiếp nhau của tiến trình lịch

sử Một số khác lại từ bỏ nguyên tắc lịch sử mà lại theo đặc trưng địa lý vàchủng tộc, theo các khu vực văn hoá, theo nội dung tín ngưỡng… Mỗi cáchphân loại như vậy đều chứa đựng những hạt nhân hợp lý, tuy nhiên cũng khôngtránh khỏi sự phiến diện và nhiều lúc khá cực đoan

S.A Tokarew, nhà dân tộc học, tôn giáo học nổi tiếng người Nga đã phêcách phân loại tôn giáo từ trước tới nay và từ đó đưa ra cách phân loại của mìnhdựa trên cơ sở hình thái học của tôn giáo Đó là cách phân loại dựa trên cơ sở:

Một là đặc trưng và thực chất của tôn giáo.Hai là coi tôn giáo là một hiệntượng xã hội.Ba là tôn giáo mang tính lịch sử và tính kế tục lịch sử.Bốn là tínhtương quan giữa các hình thức tôn giáo, tín ngưỡng

Có rất nhiều quan điểm khác nhau liên quan đến cách phân loại tínngưỡng, song tác giả đồng tình với quan điểm của GS.TS Ngô Đức Thịnh vềcách phân loại tín ngưỡng ở nước ta như sau:

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên (gia tộc, dòng họ, quốc gia) Tôtem giáo.Tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng

Tín ngưỡng vòng đời người (Nghi lễ sinh đẻ, nghi lễ cưới xin, thờ thầnmệnh, tang ma và thờ cúng người chết)

Tín ngưỡng nghề nghiệp (tín ngưỡng nông nghiệp, thờ Thánh sư, thờ Tamtài, các tín ngưỡng ngư dân)

Tín ngưỡng thờ Thần (Đạo Mẫu, Đức Thánh Trần, Tứ Bất Tử, thờ các anhhùngdân tộc)

1.1.3 Tín ngưỡng thờ Mẫu

Tín ngưỡng thờ Mẫu là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân tồntại trong lịch sử và cả trong thời đại ngày nay.“Mẫu” là một hình tượng, một sự

Trang 17

biểu trưng và là sự kết tinh sống động của đời sống văn hoá tinh thần của conngười Việt Nam “Mẫu” có sức hấp dẫn đặc biệt, nhưng cũng đặt ra không ít cácvấn đề cho nhiều nhà khoa học, nhiều người nghiên cứu quan tâm theo nhiềuhướng khác nhau và trong toàn xã hội

Đến với “Mẫu” không chỉ dừng lại ở việc đáp ứng những nhu cầu đờisống tâm linh, tín ngưỡng thờ Mẫu còn là hiện tượng sinh hoạt văn hoá dân gianphong phú hấp dẫn, có sức lôi cuốn con người Người ta đến với Mẫu còn có cả

sự đồng cảm về giá trị văn hoá và góp phần củng cố ý thức cộng đồng của dântộc Việt Nam

Ở Việt Nam, đa phần các nhà nghiên cứu văn hoá cho rằng tín ngưỡng thờMẫu là một tín ngưỡng dân gian, đã thu hút khá nhiều sự quan tâm của các nhànghiên cứu thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau Nội hàm của tín ngưỡng thờMẫu được dùng để biểu thị sự tôn vinh một nhân vật nào đó hay có thể đồngnhất với việc thờ các nữ thần hiển linh, được phong là Mẫu như: Quốc Mẫu,Thánh Mẫu, Vương Mẫu…

Tín ngưỡng thờ Mẫu còn được hiểu theo một nghĩa hẹp hơn đó chỉ làdạng hình thức tín ngưỡng với tên gọi là Mẫu Tam phủ - Tứ phủ, hình thức thờnhững vị Mẫu cai quản trong vũ trụ

Vấn đề thờ Mẫu là loại hình gì? Đã có rất nhiều câu trả lời khác nhau chocâu hỏi này Hiện nay, chưa có cách đánh giá thống nhất về thờ Mẫu nhưng cơ

bản có bốn quan điểm về thờ Mẫu:

Quan điểm thứ nhất: Xem thờ Mẫu đã và đang trở thành một tôn giáo

sơ khai

Quan điểm thứ hai: Xem thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian

Quan điểm thứ ba: Xem thờ Mẫu vừa là tín ngưỡng dân gian, vừa là tập

Trang 18

Tác giả Đặng Văn Lung cho rằng: “Đạo Mẫu trong quá trình nảy sinh,

vận động và biến đổi đã và đang chuyển hoá từ tín ngưỡng nguyên thuỷ để trở thành một tôn giáo sơ khai” [17;88].

Và ông cũng khẳng định: “Đã là một tôn giáo chứ không còn là một tín

ngưỡng, kiểu như thờ cúng tổ tiên trong gia đình hay thờ cúng anh hùng dân tộc tại một số đền riêng lẻ Đạo Mẫu đã có những hoạt động mang tính đặc trưng tôn giáo” [17;102].

Nếu nhìn tục thờ Mẫu trong cội nguồn và trong quá trình phát triển tác giả

Ngô Đức Thịnh cho rằng: “Về phương diện điện thần của Đạo Mẫu ta thấy

bước đầu đã được hệ thống hoá tiến từ đa thần của tín ngưỡng nguyên thuỷ đến thần điện của tôn giáo, mà Mẫu giữ vị trí trung tâm như Đức Phật hay chúa Jesu” [25;22].

Có lý do để có quan điểm như vậy, bởi vì thờ Mẫu đã từng hình thành mộtcộng đồng tín đồ với các thứ bậc khác nhau Từ trước những năm 1975 ở miềnNam đã từng hình thành một cộng đồng mang tính giáo hội, mang tên TiênThiên Thánh Mẫu Giáo, tập hợp các tín đồ toàn miền Nam (sau 1975 tổ chứcnày không còn nữa) Còn ở miền Bắc, tuy hình thức thờ Mẫu đã có từ rất sớmnhưng cũng chỉ hạn chế trong phạm vi các đền, phủ dù những nơi đó đã trởthành trung tâm thờ Mẫu

Quan điểm thứ hai: Xem thờ Mẫu là một loại hình tín ngưỡng dân gian.

Tác giả Hoàng Quốc Hải cho rằng tín ngưỡng thờ Mẫu ở nước ta là một

tín ngưỡng và tác giả này viết: “Về mặt tâm linh, cũng như quy mô tín đồ nó đầy

đủ yếu tố của một tôn giáo, nhưng nó lại thiếu hẳn một triết thuyết để đủ sức trở thành một tôn giáo hoàn chỉnh” [8;27].

Quan điểm thứ ba: Xem thờ Mẫu là tín ngưỡng tập tục truyền thống.

Theo tác giả Đinh Gia Khánh: “Trường hợp tục thờ Mẫu ở Việt Nam

biểu hiện rất rõ, phát triển đến mức gần như một tôn giáo của người Kinh ”

[16;78]

Tác giả Mai Thanh Hải với quan niệm thờ Mẫu là một tục lệ Tác giả cho

rằng: “Tục thờ Mẫu có sức lan truyền mạnh tới mức nhiều nơi đã lan toả mạnh

mẽ” [7;151].

Quan điểm thứ tư: Coi thờ Mẫu là một Đạo nhưng “Đạo” là con đường cách thức chứ không theo nghĩa tôn giáo.

Trang 19

Một số nhà nghiên cứu gọi việc thờ Mẫu là đạo Mẫu, “Đạo” ở đây không

có nghĩa là một tôn giáo như đạo Kito, đạo Phật…, mà phải hiểu như là đạo làmcon, làm người, đạo hiểu…

Theo quan điểm của chúng tôi và quan niệm truyền thống, khá phổ biếnthì thờ Mẫu vẫn được coi là một tín ngưỡng dân gian với những lí do cơ bản sau:

Một là,thờ Mẫu được hình thành trong chế độ mẫu hệ, nó bắt nguồn từ thờ

Nữ thần

Hai là, thờ Mẫu thiếu những tiêu chí cơ bản để cấu thành một tôn giáo như

sáng thế luận, giáo luật, giáo hội, hệ thống tổ chức… theo nghĩa đầy đủ của nó

Ba là, trong thờ Mẫu yếu tố niềm tin còn dựa vào sự cảm nhận của chủ

thể, chưa mang tính hệ thống

Bốn là, trong các văn bản pháp luật của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam chỉ thừa nhận 6 tôn giáo ở Việt Nam hiện nay: Phật giáo, Cônggiáo, Hồi giáo, đạo Tin Lành, đạo Cao Đài, đạo Hoà Hảo

Với những quan điểm trên, tác giả đồng tình với quan điểm thứ 2 vì vậytrong khoá luận của mình tác giả xin sử dụng thuật ngữ: “Tín ngưỡng thờ Mẫu”

“Mẫu” là từ ngữ xuất phát từ Hán Việt, còn thuần Việt là mẹ, mụ, mạ, mếdùng để chỉ người phụ nữ đã sinh thành ra một người nào đó Nghĩa ban đầuMẫu đều chỉ người phụ nữ sinh ra con Mẫu còn có ý nghĩa tôn vinh, xưng nhưMẫu nghi thiên hạ, Mẫu Âu Cơ, Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn, Hai BàTrưng…Các Mẫu mẹ đó mang trong mình những truyền thuyết, huyền thoạikhác nhau, song đều phản ánh được vai trò và vị thế hết sức to lớn của ngườiphụ nữ Việt Nam trong lịch sử dựng và giữ nước Ta cần phân biệt rõ giữa Mẫu

và Nữ thần bởi không phải tất cả các Nữ thần đều là Mẫu Chỉ những Nữ thầnnào là chủ thể của sự sinh sôi nảy nở, gắn với chức năng sinh đẻ, giáo dục concái, có những công trạng đặc biệt mới được nhân dân tôn thờ là Mẫu

Vậy có thể hiểu: “Tín ngưỡng thờ Mẫu là một loại hình tín ngưỡng bắt

nguồn từ tín ngưỡng thờ Nữ thần (nhưng không phải tất cả các Nữ thần đều là Mẫu), là một bộ phận của ý thức xã hội, được hình thành từ chế độ thị tộc Mẫu

hệ, để tôn vinh những người phụ nữ có công với nước, với cộng đồng tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hoá, đạo đức, xã hội như Thánh Mẫu, Vương Mẫu… và qua đó người ta gửi gắm niềm tin vào sự che chở, giúp đỡ của các lực lượng siêu nhiên thuộc Nữ thần”.

Trang 20

1.2 Khái luận về lễ hội

1.2.1 Khái niệm

“Từ điển Tiếng Việt” định nghĩa rằng: “Lễ hội là một cuộc vui tổ chức

chung, có hoạt động lễ nghi mang tính chất văn hóa truyền thống của dân tộc”

[13; 678]

Trong đó lễ là những nghi thức tiến hành nhằm đánh dấu hoặc kỉ niệmmột sự việc, sự kiện có ý nghĩa nào đó”.Lễ mang hai nghĩa cơ bản là tế lễ và lễgiáo Nghi lễ là những nghi thức tiến hành theo những quy tắc, luật tục nhất địnhmang tính biểu trưng để đánh dấu, kỉ niệm một sự kiện, một nhân vật nào đónhằm mục đích cảm tạ, tôn vinh ước nguyện về sự kiện nhân vật đó với mongmuốn nhận được sự may mắn, tốt lành, nhận được sự giúp đỡ từ những đốitượng mà người ta thờ cúng Như vậy “lễ” trong lễ hội là một hệ thống các hành

vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của dân làng đối với thần linh, lựclượng siêu nhiên nói chung, với Thành hoàng nói riêng Đồng thời, lễ cũng phảnánh những nguyện vọng ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống đầykhó khăn mà bản thân họ chưa có khả năng cải tạo

Lễ có thể được hiểu là những nghi thức được thực hiện trong lễ hội gắnliền với hoạt động của cá nhân hoặc một tập thể người, phù hợp với một tínngưỡng nào đó mà họ và cộng đồng thừa nhận, tin theo và tôn kính Hội lànhững cuộc vui tổ chức chung cho đông đảo người dự theo phong tục hoặc nhândịp đặc biệt Với ý nghĩa này chúng ta có thể hiểu đến với hội là vui chơi, giảitrí, để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ của đông đảo quần chúng, là đến với mộtsinh hoạt văn hóa dân gian dân dã, phóng khoáng diễn ra trên bãi sân để dânlàng cùng bình đẳng vui chơi với hàng loạt các trò, tục hấp dẫn do mình chủđộng tham gia

Trong công trình “Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại” tác giả Lê Hữu Tầng cho rằng: “Lễ hội là một pho tàng lịch sử khổng lồ, ở đó tích

tụ vô số những lớp phong tục, tín ngưỡng, văn hóa, nghệ thuật và cả các sự kiện

xã hội - lịch sử quan trọng của dân tộc Lễ hội là một bộ sách bách khoa đồ sộ,

là một bảo tàng sống về đời sống tinh thần của người Việt” [25;72].

Trong cuốn “Văn hóa, văn học dân gian Phú Thọ” Thạc sĩ Trần Văn Thục

đã cho rằng: “Lễ hội là một sinh hoạt văn hóa - tín ngưỡng của cộng đồng, một

Trang 21

sản phẩm đặc biệt của làng quê Nhìn ở góc độ văn hóa tinh thần lễ hội có hai tính chất, đặc điểm cở bản: chất thiêng liêng và chất thế tục” [34;32].

Trong bài viết “Mấy nhận thức về lễ hội cổ truyền” tác giả Ngô Đức Thịnh quan niệm: “Lễ hội cổ truyền là một hiện tượng văn hoá dân gian tổng

thể, lễ hội là một hình thức diễn xướng tâm linh” [26;15].

Nghiên cứu “Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch” tác giả Dương Văn Sáu cho rằng:“Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng diễn ra

trên một địa bàn dân cư trong thời gian và không gian xác định; nhằm nhắc lại một sự kiện, nhân vật lịch sử hay huyền thoại; đồng thời là dịp để biểu hiện cách ứng xử văn hoá của con người với thiên nhiên – thần thánh và con người trong xã hội” [24; 35] Đây cũng là khái niệm về lễ hội mà tác giả đồng tình

Về cơ bản, những lễ hội truyền thống của Việt Nam là những “lễ hội làng”cũng có nhiều lễ hội do nội dung và tính chất của nó nên được diễn ra trongkhông gian rộng lớn hơn, có tính liên làng, liên vùng Những hoạt động lễ hội nàykhông diễn ra thường xuyên mà chỉ ở một vài thời điểm nhất định mùa Xuân haymùa Thu trong năm Đây là thời điểm chuyển giao thời tiết, cũng là thời điểmchuyển giao mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp Người ta tổ chức lễ hội nhằmcác mục đích khác nhau.Trước hết là những hoạt động mang tính nghi lễ nhằmnhắc lại các nhân vật lịch sử, các sự kiện hay huyền thoại đã diễn ra trong quá

khứ Đây chính là biểu hiện của đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc thể

hiện cách ứng xử văn hoá với thiên nhiên, thần thánh, con người thông qua cáchoạt động trong lễ hội Nó phản ánh mối quan hệ giao thoa giữa siêu và thực, giữacon người với con người trong những hoàn cảnh tác động cụ thể

Trang 22

Như vậy, lễ hội là hình thức văn hóa cộng đồng diễn ra trên địa bàn dân

cư trong thời gian, không gian xác định nhằm nhắc lại một sự kiện, nhân vật lịch

sử hay huyền thoại…đồng thời là dịp biểu hiện cách ứng xử văn hóa của conngười với thiên nhiên, thần linh và con người trong xã hội

Lễ hội thực sự là một kho tàng tri thức khổng lồ, càng lễ hội cổ thì càng cónhiều giá trị truyền thống và nhiều mật mã chưa được giải đáp.Vậy khi nghiêncứu về lễ hội thì chúng ta phải nắm rõ các đặc điểm lễ hội của dân tộc ta để chúng

ta có cái nhìn khách quan nhất và khái quát hơn trong quá trình nghiên cứu

1.2.2 Phân loại

Hiện tại ở nước ta có nhiều loại lễ hội, bên cạnh lễ hội cổ truyền còn có lễhội mới (lễ hội hiện đại, lễ hội gắn với các sự kiện lịch sử…) lễ hội sự kiện (gắnvới du lịch, quảng bá du lịch, lễ hội nhân kỉ niệm những năm chẵn thành lậpthành phố, tỉnh, huyện…) trong đó lễ hội cổ truyền có số lượng nhiều nhất(khoảng trên 7000 lễ hội truyền thống trong tổng số gần 9000 lễ hội), phạm viphân bố rộng ở cả nông thôn, đô thị, vùng núi các dân tộc, có lịch sử lâu đời nhất

Người ta có thể phân loại lễ hội theo thời gian các mùa trong năm, trong

đó quan trọng nhất là mùa xuân, mùa thu (xuân thu nhị kỳ); phân chia theophạm vi lớn nhỏ: lễ hội làng, vùng, quốc gia; phân loại theo tính chất của lễ hội:

lễ hội nghề nghiệp (nông, lâm, ngư…), lễ hội tôn vinh anh hùng dân tộc, người

có công với quê hương đất nước, lễ hội gắn với các tôn giáo tín ngưỡng cụ thểnhư lễ hội của phật, Kitô, tín ngưỡng dân gian

Lễ hội cổ truyền là những mốc đánh dấu chu trình trong đời sống sản xuất

và đời sống xã hội của mỗi cộng đồng người, mà một khi cái mốc mang tính lễnghi đó chưa được thực hiện thì các quá trình sản xuất và quá trình xã hội đó sẽ

bị đình trệ, sự sinh tồn và các quan hệ xã hội sẽ bị phá vỡ Ví dụ người Việt vàngười Tày chưa thực hiện nghi lễ “hạ điền”, “lồng tồng” thì việc gieo hạt đầu mùa

sẽ không thể thực hiện; đứa trẻ sinh ra nếu chưa được thực thi nghi lễ “thổi tai”,đặt tên thì nó chưa thể trở thành con người; một chàng trai đến tuổi trưởng thành

mà chưa trải qua nghi lễ thành đinh, cấp sắc thì chưa trở thành một thành viênthực sự của cộng đồng; một đôi nam nữ thanh niên chưa làm lễ tơ hồng, lễ trìnhgia tiên thì không trở thành vợ chồng… Do vậy, một nghi lễ, lễ hội bao giờ cũngmang tính chuyển tiếp của một chu trình sản xuất vật chất hay xã hội nhất định

Trang 23

Trong số hơn 7000 lễ hội truyền thống ở nước ta, xét về nguồn cội đều là

lễ hội nông nghiệp, quy mô ban đầu là hội làng Tuy nhiên trong tiến trình lịch

sử các lễ hội nông nghiệp này dần biến đổi làm phong phú hơn bằng những nộidung lịch sử, (nhất là lịch sử chống ngoại xâm), nội dung lễ hội (nhất là quan hệcộng đồng), nội dung văn hóa tạo nên diện mạo vô cùng phong phú và đa dạngnhư ngày nay

1.2.2.1 Phân loại lễ hội theo không gian, lãnh thổ

Đây là hình thức phân loại theo quy mô, mức độ và phạm vi ảnh hưởng,chi phối tác động của các lễ hội

Không gian lễ hội không chỉ là phạm vi về mặt hành chính mà còn nằmtrong không gian chịu tác động và ảnh hưởng của sự kiện văn hoá đó Khônggian lễ hội được quyết định bởi nội dung và những hình thức biểu hiện, thể hiệnnội dung hoạt động thực tiễn của nó Không gian sinh tồn của cộng đồng cư dânđồng thời là không gian lịch sử và không gian văn hoá, lễ hội cộng đồng phảnánh lịch sử, lưu giữ tưởng niệm lịch sử và là biểu trưng văn hoá của tộc ngườisống trong không gian đó Căn cứ và không gian có thể chia lễ hội theo các hìnhthức sau đây:

Những lễ hội mang tính chất quốc tế: là những lễ hội thường được dunhập từ bên ngoài vào, trong đời sống văn hoá, chính trị của người Việt Nam,được cả người Việt và thế giới tổ chức Những lễ hội này trước hết là lễ hội củacác tôn giáo như Kito giáo, Phật giáo, Hồi giáo… Bên cạnh đó là những ngày lễ

kỉ niệm của các giai cấp, tầng lớp như giai cấp công nhân có ngày Quốc tế laođộng, tầng lớp phụ nữ có Quốc tế phụ nữ…

Những lễ hội mang tính chất quốc gia như: Những lễ hội mà nhân vật hay

sự kiện được thờ cúng có liên quan ảnh hưởng sâu sắc tới cả dân tộc và đấtnước Những lễ hội đó thường được gọi là “quốc hội”, “quốc lễ”, “quốc tự” ví

dụ như lễ hội Đền Hùng ngày 10/3 âm lịch Hoặc những lễ hội mà ảnh hưởngcủa nó lan toả sâu rộng, có sức hút lớn trong các tầng lớp nhân dân của mọimiền đất nước như lễ hội chùa Hương Hoặc các lễ hội hiện đại phản ánh các sựkiện lịch sử có vai trò to lớn Tác động và ảnh hưởng sâu sắc đến tiến trình pháttriển của lịch sử dân tộc như các lễ hội chào mừng Quốc khánh 2/9, lễ hội mừngngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh…

Trang 24

Lễ hội mang tính vùng miền: Là những lễ hội mà nhân vật hoặc sự kiệnđược thờ tự khá nổi tiếng Khi tổ chức lễ hội được sự tham gia có mặt của nhândân trên một địa bàn của nhiều địa phương ở gần nhau trên một vùng rộng lớn.

Ví dụ như lễ hội Trường Yên – Hoa Lư cờ lau tập trận ngày 10/3 âm lịch, lễ hộiCôn Sơn 15 tháng Giêng, lễ hội Đồng Nhân thờ Hai Bà Trưng vào các ngàymồng 5, mồng 6 tháng hai âm lịch Lễ hội dạng này mang hai hình thức: Hìnhthức thứ nhất là việc tổ chức lễ hội tại một tuyến điểm trong một địa phươngnhưng có sức hút với cư dân của vùng đến tham dự như lễ hội Phủ Giầy mồng3/3, lễ hội Kiếp Bạc 20/8 Hình thức thứ hai là cùng một thời điểm, hay trongmột khoảng thời gian gần nhau, tất cả các địa phương lân cận cùng đồng loạt mởhội cùng kỉ niệm về một nhân vật hay sự kiện lịch sử nào đó.Ví dụ tháng 2 âmlịch xứ Kinh Bắc cùng mở hội thờ Thánh Tam Giang (trong tổng số 307 làng thờthánh Tam Giang ở vùng sông Cầu)

Lễ hội làng: Với người Việt, làng là một đơn vị cư dân sống tụ cư, mangtính cộng đồng cao trên một lãnh thổ xác định, có mỗi liên hệ huyết tộc và lánggiềng chặt chẽ Làng là một đơn vị hành chính, một cộng đồng kinh tế chung,một cộng đồng được tổ chức mang tính đẳng cấp và là một cộng đồng văn hoáhoàn chỉnh Làng là gốc của nước, bản sắc văn hoá làng góp phần quy tụ và lan

toả tạo ra văn hoá của quốc gia và dân tộc “Làng là một quốc gia thu nhỏ” và

“Nước là một làng lớn”, chúng luôn tồn tại và vận hành cùng lịch sử dân tộc, Lễ

hội ở làng là hình thức phổ biến, rộng rãi với số lượng nhiều có nội dung phongphú, đa dạng và sinh động nhất

1.2.2.2 Phân loại lễ hội theo thời gian, mùa vụ sản xuất

Giống như nhiều quốc gia Á đông khác, cư dân Việt Nam chủ yếu là cưdân nông nghiệp, đến nay 70% dân số vẫn lầ nông dân Trong lịch sử đại đa số

cư dân sinh sống ở làng, vì vậy những lễ hội này chủ yếu phản ánh cuộc sốngnông nghiệp Điều đó thể hiện qua việc thời gian mở hội thường gắn với mùa vụsản xuất, các lễ hội là một phần của cuộc sống nó gắn bó mật thiết, chặt chẽ vớisinh hoạt, lao động, sản xuất của người nông dân Tiến trình phát triển ở mộtcộng đồng cư dân nông nghiệp chính là quá trình gắn với khai hoang, canh tácđất đai đi từ quảng canh – thâm canh – chuyên canh – độc canh Khi bắt đầukhai phá đất đai hay vào mùa vụ mới, người ta tổ chức lễ hội cầu xin cho gặp

Trang 25

được đất tốt, khai phá an toàn Bước vào mùa gieo cấy thì làm lễ khai canh độngthổ, tổ chức “lễ xuống đồng” cầu cho mùa màng bội thu

Trong quá trình chăm sóc, bón lúa, hoa màu lại cầu mưa thuận gió hoàcho cây cối đâm hoa kết trái Đến khi thu hoạch lại tổ chức cúng cơm mới, cũngphần hoa quả đầu tiên Mùa vụ của người Việt thường bắt đầu và kết thúc vàodịp Xuân Thu, do vậy lễ hội cũng thường diễn ra vào mùa Xuân và mùa Thu gọi

là Xuân – Thu nhị kỳ Mùa xuân mùa của vạn vật sinh sôi nảy nở, mùa thu làmùa của trăng thanh gió mát thư thái an nhàn, cả hai dịp ấy người ta cùng mởhội để vui chơi, thưởng ngoạn

Tuy nhiên, vẫn có một số lễ hội không tuân theo thời gian xuân thu nhưthông lệ mà mở vào thời gian bất kì trong năm Những ngày lễ hội như vậythường gắn với ngày sinh, ngày hoá của các nhân vật có công với dân với nướcnhư các vị Thần, các anh hùng dân tộc, thuỷ tổ, thành Hoàng làng… Chẳng hạn

lễ hội đình Chèm thờ Lý Ông Trọng được tổ chức vào ngày 15/5 âm lịch chínhgiữa mùa hè

1.2.2.3 Phân loại lễ hội theo tôn giáo

Lễ hội của các tôn giáo không giới hạn về thời gian, không gian mà chỉgiới hạn về thời gian tổ chức lễ hội Thời gian lễ hội diễn ra vào các dịp kỉ niệm,gắn với mốc thời gian có liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp của Đấng Giáo chủ,

lễ hội của các tôn giáo thường diễn ra ở Thánh đường, những nơi thờ tự tôn giáo

và phạm vi ảnh hưởng của nó Không gian lễ hội tôn giáo thường diễn ra rấtrộng ví dụ như ngày lễ Giáng sinh của Kito giáo chỉ diễn ra vào ngày 24, 25tháng 12 nhưng khắp mọi nơi trên trái đất

Lễ hội tôn giáo thường nặng về nghi thức hành lễ, phần hội diễn ra sau đóthường đơn giản Dù với quy mô và hình thức như thế nào thì lễ hội tôn giáo đều

có được lòng tin tuyệt đối của đội ngũ giáo dân, tín đồ đến tham dự

Lễ hội của Kito giáo:

Với Kito giáo, những hình thức nghi lễ tôn giáo mang tính toàn cầu vàđược thực hiện nghiêm túc, thống nhất Khi hành lễ, Linh mục là người thay mặtChúa giảng kinh Phúc âm và làm các phép bí tích như rửa tội, giải tội, các tín đồbiểu hiện đức tin bằng cách cầu nguyện, xưng tội… Kito giáo lấy việc thờ phụng

và kính trọng Đức Chúa trời trên hết mọi sự, do vật nhưng lễ nghi tôn giáo dề cóliên quan đến Đức Kito và các tông đồ của Ngài Kito giáo tổ chức những ngày

Trang 26

lễ quan trọng như: Lễ phục sinh, lễ Chúa thăng thiên, lễ Chúa hiển linh, lễ Đức

Mẹ hồn xác lên trời, lễ Chúa nhật, lễ các Thánh tổ.

Hiện nay, Việt Nam có khoảng 25 giáo phận được chia làm 2030 giáo xứ,

5390 nhà thờ, trong đó có nhà thờ đá Phát Diệm được xếp hạng Di tích kiến trúcnghệ thuật cấp quốc gia

Lễ hội của Phật giáo:

Là một tôn giáo có số giáo dân lớn nhất trong các tôn giáo ở Việt Nam,Phật giáo là tôn giáo du nhập sớm nhất vào Việt Nam và có ảnh hưởng sâu rộngnhất trong các tầng lớp dân chúng Trong một năm Phật giáo có khá nhiều nhữngngày lễ gắn với Đức Giáo chủ Thích Ca Mâu Ni Như ngày lễ Đản sinh 15/4 âmlịch, ngày lễ Vu Lan 15/7 âm lịch, lễ Phật xuất gia 8/2 âm lịch, lễ Phật thành đạo8/12 âm lịch, lễ Phật thập Niết bàn 15/2 âm lịch…

1.2.2.4 Phân loại lễ hội theo tín ngưỡng

Tín ngưỡng dân gian không có hệ thống giao lý, tín điều quy chuẩn, cũngkhông có bậc giáo chủ chính thống cũng không có hệ thống cơ sở thờ tự thốngnhất mà tuy vào điều kiện văn hoá, xã hội của từng địa phương, lễ vật thờ cúng

có cả đồ mặn và đồ chay nhưng chủ yếu là đồ mặn

Lễ hội của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên: Lễ hội thờ cúng tổ sư, tổ nghề

trong đó có lễ hội Đền Hùng được coi là lễ hội liên quan tới tín ngưỡng thờ cúng

tổ tiên lớn nhất của người Việt tổ chức vào 10/3 âm lịch hằng năm

Lễ hội của tín ngưỡng thờ Thành Hoàng làng: Những lễ hội này phổ biến

trên khắp mọi miền đất nước, ở nhiều thời điểm khác nhau trong năm và chiếm

số lượng nhiều nhất trong các loại hình lễ hội Đây không chỉ là sinh hoạt vănhoá mà còn là tài sản văn hoá của các địa phương góp phần vào sự phát triển củatừng vùng

Lễ hội của tín ngưỡng thờ Mẫu: Người Việt rất tôn thờ những “Mẫu” có

công với dân với nước như Mẫu Âu Cơ, mẫu Liễu Hạnh… Lễ hội thờ mẫu LiễuHạnh diễn ra ở các phủ điện thờ Mẫu như phủ Tây Hồ, phủ Giầy vào đầu nhữngngày tháng 3 âm lịch

Lễ hội của tín ngưỡng thờ cúng động vật: Với quan niệm “vạn vật hữu

linh” người Việt thờ khá nhiều thần động vật như thờ Ngư thần, Xà thần, Tượngthần, Mã thần, Hổ thần… Việc thờ cúng này có ở nhiều nơi, đặc biệt là lễ hội thờ

Trang 27

cúng cá Voi có vị trí vô cùng đặc biệt trong đời sống tâm linh của ngư dân vùngbiển.

Lễ hội của tín ngưỡng thờ nhiên thần (các vị thần tự nhiên): Thường diễn

ra ở các nơi thờ thần tự nhiên như Sơn thần, Địa/thổ thần, Thuỷ thần, Mộc thần,Thạch thần hoặc các thần trong tự nhiên Mây – Mưa – Sấm – Chớp Chúng tagặp các lễ hội này của người Việt ở các chùa thờ Tứ pháp: Pháp Vân, Pháp Vũ,Pháp Lôi, Pháp Điện Đây là những lễ hội khá đặc biệt mà trong đó có sự kếthợp giữa đạo Phật và tín ngưỡng dân gian của cư dân nông nghiệp lúa nước

Lễ hội của tín ngưỡng phồn thực: Trong xã hội cũ, lễ giáo phong kiến với

những luật lệ khắt khe trong quan hệ nam nữ, nếu vi phạm phải chịu búa rìu từ

dư luận cùng với những hình phạt tàn bạo nặng nề như “gọt gáy bôi vôi”, “thả

bè trôi sông” Vì vậy dân gian đã khôn khéo tìm ra cách giải toả, biểu đạt tượngtrưng, nhằm thể hiện khát vọng duy trì sự sinh sôi nảy nở mà vẫn không vi phạmnhững cấm kỵ của lễ giáo phong kiến Tín ngưỡng phồn thực ra đời từ đó vàluôn hiện hữu trong đời sống của nhân dân lao động Những biểu hiện của tínngưỡng phồn thực trong lễ hội luôn có sức lôi cuốn, hấp dẫn đông đảo các tầnglớp đời sống nhân dân, lễ hội Trò Trám là một ví dụ điển hình

Tín ngưỡng phồn thực được biểu hiện qua việc thờ cơ quan sinh dục nam

và nữ, sinh thực khí là công cụ để vạn vật sinh tồn và phát triển Cùng với việcthờ sinh thực khí là việc thờ hành vi giao phối của con người thông qua hệ thốngcác biểu tượng hoặc tả thực Trong khu vực hệ thống di tích của người Việtthường có các giếng nước để cân bằng âm dương, được coi là các long mạch,huyệt mạch biểu hiện cho yếu tố âm

1.2.2.5 Phân loại theo tính chất của lễ hội

Lễ hội phân theo tính chất của nó có thể kể tới các loại hình lễ hội như lễhội nông nghiệp, lễ hội lịch sử cách mạng, các lễ hội khác…

Thứ nhất là loại hình lễ hội nông nghiệp chúng thường là hội làng, diễn ra

ở những vùng cư dân có lịch sử lâu đời Đây là những lễ tiết nông nghiệp rất cổ,gắn liền với thời kì đầu mới đầu xuất hiện những hoạt động sản xuất nôngnghiệp Thuộc loại hình lễ hội này có những trò diễn nghệ thuật tín ngưỡng,nhắc lại những hoạt động sản xuất như cày bừa, gieo hạt, cấy hái; hoặc rướcnhững sản phẩm nông nghiệp như bông lúa, bánh trái, gia súc hoặc rước nước,vẩy nước cầu mưa làm mùa…

Trang 28

Lễ hội nông nghiệp là các lễ hội có liên quan đến các nghi thức thờ cúng,

tế lễ trong đó có sử dụng các nghi thức để cầu mùa, cầu nước, cầu mưa… Lễ hộinông nghiệp là những lễ hội mà nội dung và hình thức chứa đựng những yếu tốtrực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến diện mạo đời sống của cư dân nông nghiệp

Nói theo PGS TS Trần Ngọc Thêm: “Lễ hội nông nghiệp là những lễ hội có liên

quan đến cuộc sống trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên” Nhìn chung lễ

hội của người Việt phổ biến là hội mùa có thể là nông nghiệp, lâm nghiệp hayngư nghiệp Bản chất của hội mùa là mong có sự trợ giúp của các thế lực siêunhiên để mùa màng tươi tốt là dịp để bày tỏ sự biết ơn tới Thánh Thần

Thứ hai là loại hình là loại hình lễ hội phồn thực giao duyên, những lễ hộinày thường gắn liền với rất cổ của quan niệm tín ngưỡng và hôn nhân Ở nhữnghội làng này dân làng thờ cúng hoặc rước những đồ vật được gọi là hình “cáigiống” của nam nữ, hoặc hình tượng nam nữ làm các động tác tính giao, hoặc tổchức tranh cướp các hình thức sinh thực khí, hoặc biểu diễn những hình tượngtính giao hạn chế

Thứ ba là loại hình lễ hội lịch sử, có nguồn gốc từ các trò diễn để nhắc lạihoặc biểu dương một hành động, một sự tích trong cuộc sống thường ngày của

xã hội cổ sơ, về sau xoay quanh tín ngưỡng Thành hoàng về một nhân vật lịch

sử liên quan đến cộng đồng Lễ hội lịch sử cách mạng là lễ hội liên quan đếnnhững nhân vật, sự kiện lịch sử mà vai trò của nó có tác động ảnh hưởng đếntiến trình phát triển của lịch sử xã hội, của lịch sử địa phương hay quốc gia dântộc như: lễ hội Đống Đa mồng 5 tháng Giêng, lễ hội Phồn Xương – Yên Thế.Hoặc các lễ hội kỉ niệm ngày sinh, ngày hoá của các thánh thần Ngoài ra còn cócác lễ hội thuộc loại hình văn nghệ giải trí, ở hội làng lưu giữ nhiều làn điệu dân

ca, trò chơi dân gian, sản phẩm của một lối sống cũng từ rất lâu đời được đảmbảo, bảo lưu bằng hội làng như: thi tài kéo co, chọi gà, đấu vật, bơi chải, đánhphết, cướp cầu…

1.3 Khái quát về đời sống con người xã Tiên Du, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ

1.3.1 Đời sống kinh tế

Tiên Du cũng giống như nhiều địa phương khác của huyện Phù Ninh làđịa bàn cư trú của người Việt cổ Với hệ thống các di tích lịch sử văn hóa, các di

Trang 29

tích khảo cổ, lễ hội, trò diễn, hèm tục, tập quán, văn nghệ dân gian và có mộtkho tàng tri thức dân gian phong phú mang đậm sắc thái nguồn cội.

Tiên Du là một xã thuộc vùng trung du của huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ,nằm dọc theo ven bờ sông Lô, có chiều dài trên 5 km, chiều rộng bình quân 1,5

km Tiên Du tiếp giáp với xã Hạ Giáp, xã Phú Nham, xã An Đạo, Gia Thanh…Năm 1999 dân số của xã Tiên Du là 4852 người, mật độ dân số đạt 774 người/km2 Do nằm dọc theo ven bờ sông Lô nên mặc dù ở xa trung tâm huyện nhưngTiên Du có rất nhiều lợi thế về giao thông đường thủy Đây là điều kiện để pháttriển kinh tế, giao lưu buôn bán với nhiều địa phương trong và ngoài xã Nơi đây

có dòng sông Lô chảy qua cung cấp nước tưới cho đồng ruộng, đồng thời hìnhthành nên các điểm, bến bãi khai thác cát sỏi góp phần không nhỏ vào phát triểnkinh tế - xã hội của xã

Cư dân ở xã Tiên Du nghề nghiệp thuần nông, chăn nuôi và trồng trọt làhai ngành chính, trên đồi trồng sắn, sơn, xưa, cọ, và một ít là những đồi chèxanh mướt, dưới ruộng cấy lúa, trồng ngô, rau màu các loại và đặc biệt là ở xãTiên Du có làng trồng hoa là khu 6 xóm Thượng Theo thống kê của UBND xãTiên Du, năm 2014 trên địa bàn xã có tổng diện tích gieo trồng là 542 ha, trong

đó diện tích lúa là 249 ha, diện tích trồng ngô là 238 ha, diện tích trồng màu là

55 ha Ngành chăn nuôi rất phát triển, tính đến nay cả xã có khoảng 1002 contrâu, bò Nhiều hộ gia đình đã tập trung phát triển chuồng trại chăn nuôi theoquy mô trang trại lớn, nhiều hộ gia đình đã có mức thu nhập khá ổn định

Tình hình sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn cơ bản

ổn định Các doanh nghiệp đã quan tâm đến quyền lợi của người lao động, tạoviệc làm và đảm bảo thu nhập cho người lao động, giải quyết việc làm ở địaphương, tăng thu nhập cho kinh tế hộ gia đình và phát triển kinh tế xã hội củađịa phương Tính đến nay, trên địa bàn có 60 tàu vận chuyển cát sỏi, 20 chiếc ô

tô, 25 máy xay sát, 12 máy xúc, 21 máy làm đất và máy cày bừa, 8 máy tuốt lúagặt đập liên hoàn, 3 xưởng xẻ gỗ, 6 tổ làm mộc, 10 cơ sở dịch vụ cơ khí Có 13công ti doanh nghiệp đóng trên địa bàn: công ty trách nhiệm hữu hạn XuânThành Phù Ninh, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xây dựng và vậntải Gia Lợi, công ty trách nhiệm hữu hạn khai thác và chế biến khoáng sản Hồng

Hà, công ty cổ phần An Phát Phú Thọ, công ty cổ phần thương mại PhongPhương, doanh nghiệp tư nhân Tiền Giang…, 5 hộ kinh doanh cá thể, nhờ vậy

Trang 30

thu nhập từ tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ cũng phát triển khá tốt Toàn xã có 137

hộ kinh doanh và làm dịch vụ tập trung các nghành nghề may mặc, ăn uống dịch

vụ bán buôn, bán lẻ các loại vật tư nông nghiệp Địa phương luôn chú trọng đếnphát triển dịch vụ thương mại, vì vậy thu nhập từ ngành này đã không ngừngphát triển và có tốc độ tăng trưởng khá nhanh

Xã Tiên Du có nhiều tiềm năng để phát triển một nền kinh tế toàn diện,đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

1.3.2 Đời sống văn hoá

Về đời sống tinh thần, người dân xã Tiên Du vẫn duy trì một số hình thứcsinh hoạt văn hoá cộng đồng lưu truyền trong dân gian như tục thờ cúng tổ tiên,

ăn Tết Nguyên Đán, tết rằm tháng riêng, tết hàn thực (3/3 âm lịch) làm bánh trôi,bánh chay, tết Đoan ngọ (5/5 âm lịch) giết sâu bọ, tết xá tội vong nhân (rằmtháng bảy) và tết cơm mới (10/10)

Về tôn giáo, tín ngưỡng xã Tiên Du có tới 90% dân số là có thiênhướng Đạo Phật, 10% còn lại là đồng bào theo đạo Công giáo Roma và một

số tôn giáo khác

Tôn giáo, tín ngưỡng hoà quyện với lễ thức trong đời sống cư dân trồnglúa nước, tạo nên một đời sống tinh thần văn hoá tâm linh đặc sắc Người dânluôn đề cao ý thức cộng đồng, thể hiện trong hệ thống lễ nghi, tín ngưỡng phongtục, đặc biệt trong các nghi lễ ma chay, cưới hỏi, lễ hội Cá nhân mỗi người khitham gia vào các nghi thức, lễ hội là một lần thế hệ trước trao truyền lại tập tục,quy ước của cộng đồng, các truyền thống văn hoá mà cha ông ta đã gìn giữ từhàng ngàn đời nay

Tiểu kết chương 1

Ngày nay, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu, sự hợp tác giao lưu và hộinhập đã tạo nên những cơ hội và không ít thách thức cho việc giữ gìn truyềnthống và bản sắc dân tộc Chúng ta càng thấy tầm quan trọng của sự hiểu biết vànắm vững về gốc tích lịch sử, cũng như Bác Hồ đã từng dạy:

“Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”

Trang 31

Lễ hội chính là nơi lưu giữ những dấu ấn lịch sử sâu đậm nhất, những nétđẹp thuần Việt nhất Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa bậc cao của cưdân nông nghiệp lúa nước, gắn liền với lịch sử dân tộc

Trong chương 1 tác giả đã nghiên cứu về cơ sở lí luận của tín ngưỡng và

lễ hội, nêu ra một số quan điểm, nhận định về cách nhận diện tín ngưỡng, lễ hội,cũng như cách phân loại chúng Đồng thời tác giả cũng đã khái quát về đời sốngkinh tế - văn hoá của người dân xã Tiên Du để có cái nhìn tổng quan về đời sốngcủa con người nơi đây

Chương 2

SO SÁNH LỄ HỘI ĐỀN NHÀ BÀ Ở XÃ TIÊN DU, HUYỆN PHÙ NINH VỚI CÁC LỄ HỘI GẮN VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU TẠI

TỈNH PHÚ THỌ 2.1 Lễ hội đền Nhà Bà

2.1.1 Tổng quan khu di tích

Đền Nhà Bà - Tiên Du thuộc tổng Hạ Giáp phủ Lâm Thao xưa, nay làxóm Núi, xã Tiên Du, huyện Phù Ninh Làng Tiên Du đã kết nghĩa với xóm Nội,xóm Quỳnh, xã Hạ Giáp vì cùng thờ Cao Sơn và Quý Minh Làng cũng kếtnghĩa với xóm Thượng, làng Nha Môn (nay cũng nằm trong xã Tiên Du) và làngBạch Lưu , huyện Lập Thạch vì cùng thờ Lữ Gia (một viên tướng nước NamViệt đã kiên gan chống giặc Hán)

Tiên Du có một đình ở xóm Làng, một đền Thượng ở xóm Núi và QuýMinh và thờ thần có tên là Quý Liệu Đền Hạ thuộc xóm núi thờ hai con gái vuaHùng gọi là Mị nương Ngọc Hoa công chúa và Mị nương Tiên Dung

Đền Nhà Bà, xã Tiên Du được xây dựng từ bao đời nay không ai biết(theo sắc phong vua ban là Miếu Hùng Vương).Năm 1938 và năm 2012 dânlàng xã Tiên Du đã trùng tu tôn tạo đền

Trong quần thể di tích đền Nhà Bà gồm có đình Tối Linh, chùa Thái Bình,công trình chính là đền Nhà Bà Đền thờ hai công chúa con vua Hùng Vươngthứ 18 là Tiên Dung và Ngọc Hoa Đây là những nhân vật huyền thoại của thờiđại Hùng Vương dựng nước, gắn liền với những truyền thuyết tốt đẹp có ý nghĩabiểu trưng cho truyền thống nhân ái, sức mạnh đoàn kết của dân tộc Việt Namtrong buổi bình minh lịch sử Ngôi đền này từ lâu đã trở thành trung tâm sinhhoạt văn hóa tinh thần của cộng đồng cư dân làng xã, nơi tổ chức lễ hội truyền

Trang 32

thống từ bao đời nay Ngoài tên gọi chính là đền Nhà Bà (tên gọi xuất phát từtính chất thờ tự của di tích) thì đền còn có nhiều tên gọi khác nhau: Đền Mẫu,Đền Hạ, hay Miếu Dui, Miếu Hùng Vương.

Ngôi đền tọa lạc trên một quả gò cao ở một xóm cổ ở xã Tiên Du có tên làxóm Núi, thuộc khu dân cư số 1, nằm ở phía Đông Nam huyện Phù Ninh Đềnđược xây dựng từ rất lâu cho đến năm Bảo Đại thứ 13 (tức năm 1938) thì đượcnhân dân tu sửa, dựng theo kiểu chữ Đinh, gồm hai tòa Tiền Tế và hậu cung, mặttiền của đền còn bảo lưu được hoàn toàn những kiến trúc cổ thời Nguyễn Lối đilên có tới 7 bậc với hình tượng hai con sư tử quỳ chầu hai bên, mặt hướng rangoài; phía ngoài hai bên đắp cột, ô đèn, chim phượng, đầu dốc mái trước cửatiền tế ke đắp cột trụ biểu với hình tượng các con: rồng, nghê chầu phía trên rấtchắc chắn Dấu ấn của phần kiến trúc kiểu ngói ống với kiểu nhà 4 mái cong nhỏnhắn ở hai đầu hồi tiền tế, đã tạo cho chúng ta sự liên tưởng đến kiến trúc ngóiống Trung Hoa Phần kiến trúc mặt tiền của di tích cho chúng ta thấy được hìnhảnh của một ngôi đền thờ Mẫu trang nghiêm, bề thế, vững trãi xưa kia Hiện nay,trong đền còn lưu giữ được rất nhiều hiện vật, di vật cổ có giá trị về mặt kiếntrúc nghệ thuật Năm 1999 di tích đền Nhà Bà, xã Tiên Du đã được công nhận là

di tích lịch sử văn hóa cấp Tỉnh

2.1.2 Vai trò, ý nghĩa của lễ hội đền Nhà Bà

Lễ hội là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, từ bao đời nay nó đã trở thànhmột bộ phận không thể thiếu trong đời sống văn hoá cộng đồng, giống nhưnhững lễ hội dân gian khác lễ hội đền Nhà Bà luôn giữ vai trò như một sợi dâygắn kết cộng đồng

Lễ hội đền Nhà Bà tưởng nhớ tới công đức của hai nàng công chúa TiênDung và Ngọc Hoa cùng các vị tướng lĩnh thời Hùng Vương Đến với lễ hội,người dân không chỉ đến với lịch sử cha ông, trở về với nguồn cội dân tộc,tưởng nhớ công ơn của người đi trước, cầu mong những điều tốt lành mà còn lànơi người dân được vui chơi, giải toả, bù đắp về mặt tinh thần

Tham dự lễ hội, mọi gianh giới giữa con người đều bị xoá nhoà, khôngcòn sự phân biệt giữa người giàu với người nghèo, giữa những người có địa vịkhác nhau trong xã hội Khi đến với lễ hội mọi người bị cuốn hút và ràng buộclẫn nhau, gắn bó tình cảm cộng đồng với nhau, chính vì thế mà những cách biệt

xã hội, những mâu thuẫn hàng ngày được xoa dịu

Trang 33

Lễ hội cũng như một dịp giáo dục tới thế hệ trẻ truyền thống uống nướcnhớ nguồn của cha ông, nhắc nhở con cháu phải biết giữ gìn những nét đẹp vănhoá của truyền thống dân tộc Đồng thời là dịp để quảng bá nét đẹp văn hoá củađịa phương với khách thập phương tham dự lễ hội.

Lễ hội đền Nhà Bà cùng với hàng trăm lễ hội khác của người Việt là sợidây vô hình gắn kết sức mạnh đoàn kết dân tộc Cộng đồng vui chơi, cộng đồnglao động, cộng đồng biết ơn tổ tiên, nguồn cội Đó là ý nghĩa thiêng liêng màngười xưa muốn giáo dục con cái mình về sức mạnh đoàn kết dân tộc

2.1.3 Diễn trình lễ hội

2.1.3.1 Công tác chuẩn bị

Đền Nhà Bà là trung sinh hoạt văn hóa tâm linh của cả huyện Phù Ninhnói chung và của nhân dân xã Tiên Du nói riêng Do vậy, hàng năm, gần đếntháng hai âm lịch, nhân dân xã Tiên Du lại nô nức chuẩn bị cho lễ hội Với vaitrò, vị trí và quy mô của lễ hội truyền thống nơi đây, dưới sự chỉ đạo trực tiếpcủa sở Văn hoá –Thể thao tỉnh Phú Thọ, phòng Văn hoá– Thể thao huyện PhùNinh đã kết hợp với UBND xã Tiên Du và nhân dân trong vùng chuẩn bị lễ hộiđền Nhà Bà một cách cẩn thận và chu đáo, với quy mô phù hợp với vị thế của lễhội Đó không đơn thuần là lòng thành kính của nhân dân dâng lên thần linh, cầumong được sự che chở trong cuộc sống, mà còn là nơi thể hiện “bộ mặt” củangười dân nơi đây trước đông đảo du khách thập phương về dự lễ hội, thể hiện

sự chu đáo và lòng mến khách của người dân xã Tiên Du, đó cũng là phẩm chấtcao quý trong truyền thống văn hóa của người dân nơi đây

Để lễ hội diễn ra một cách thuận lợi và tốt đẹp, thể hiện bản sắc văn hóacủa con người nơi đây, các cấp chính quyền, các ban, ngành cùng nhân dântrong vùng đã xây dựng kế hoạch và chương trình lễ hội từ một tháng trước đó

Phòng Văn hóa -Thể thao huyện Phù Ninh kết hợp với Ban tuyên giáoHuyện ủy đề ra kế hoạch tổ chức lễ hội, và xã Tiên Du là nơi triển khai kế hoạch

đó UBND xã đã cùng nhà đền (chủ từ hiện nay là bà Nguyễn Thị Nghi) có lờimời tới các đội kiệu, đội dâng hương, đội tế và cùng toàn thể nhân dân trong xãTiên Du tổ chức buổi rước từ nhà văn hóa khu 1 lên đền làm lễ dâng hương khaihội vào sáng mùng 9 tháng 2 âm lịch

Gần đến ngày lễ hội, không khí ở Tiên Du bận rộn tấp nập hẳn lên TạiUBND xã các đồng chí đang gấp rút hoàn thành nốt công tác chuẩn bị mọi mặt

Trang 34

cho lễ hội như: công tác an ninh trật tự, treo băng rôn, khẩu hiệu chào mừng trênnhững ngả đường du khách thập phương về dự lễ hội Quy hoạch những khudịch vụ phục vụ khách thập phương về dự lễ hội sao cho đáp ứng được nhu cầucủa họ mà không làm ảnh hưởng đến không gian lễ hội Còn tại quần thể di tích,các khu dân cư, các đội tế, các đội rước, đội dâng hương,…thường xuyên tổchức các buổi luyện tập sao cho buổi lễ diễn ra bài bản và đẹp nhất, để khi vào

lễ hội họ không còn bỡ ngỡ và thể hiện một màn lễ hội hoàn hảo trước thần linh,trước quan khách và du khách thập phương về dự lễ hội

Còn tại quần thể khu di tích đền Nhà Bà nơi mà ngày thường rất thanhtĩnh cũng có phần tấp nập, từ chủ từ, các nhà sư, các vãi mỗi người một việcchuẩn bị hoàn tất công việc cho lễ hội và đón khách thập phương, và trước ngàydiễn ra lễ hội thì đã có rất nhiều khách thập phương

Sự chuẩn bị chu đáo của nhân dân, các cấp chính quyền cùng nhà đền đãthể hiện vai trò to lớn của lễ hội này đối với người dân nơi đây và đó cũng làmột yếu tố quan trọng làm nên thành công của lễ hội

2.1.3.2 Diễn trình phần lễ

Lễ hội đền Nhà Bà chính thức được khai mạc vào sáng ngày mùng 9 tháng

2 âm lịch và kéo dài đến hết ngày hôm đó Tuy nhiên ngày mùng 8 tháng 2 âmlịch du khách thập phương và nhân dân trong vùng đã đến quần thể khu di tíchlịch sử đền Nhà Bà rất đông, cầu mong các bậc thần thánh phù hộ độ trì cho bảnthân, gia đình, bạn bè Theo niềm tin tâm linh của mọi người, đền Nhà Bà rấtlinh thiêng, đền là nơi thờ hai nàng công chúa là Ngọc Hoa và Tiên Dung, cáctướng lĩnh dưới thời Vua Hùng Vương thứ 18

Lễ hội đền Nhà Bà là một lễ hội tín ngưỡng dân gian bản địa của người dânnơi đây, đó là tín ngưỡng thờ Mẫu và các vị anh hùng thể hiện lòng biết ơn thànhkính của nhân dân đối với hai nàng công chúa và các vị tướng lĩnh Trong nhữngnăm gần đây vào ngày 8/2 âm lịch, nhân dân trong vùng cùng du khách thậpphương đến đền làm lễ và chuẩn bị những công tác cuối cùng cho lễ hội diễn ravào sáng ngày hôm sau

Sáng ngày 9/2 lễ hội bắt đầu khai mạc Sáng sớm tinh mơ, từ các nẻo đườngdòng người tấp nập đổ về đền Nhà Bà để tham gia lễ hội Đứng trên núi cao, nơi

có ngôi đền Nhà Bà, ta thấy được cảnh dòng người tấp nập từ các nơi nô nức vềđây, khi về cỏ ven lối lên đền vẫn còn ướt đẫm sương đêm Người về dự lễ hội

Trang 35

đền Nhà Bà đủ già trẻ, gái trai, đủ các loại phương tiện giao thông, đủ các thànhphần Không khí lễ hội rất linh thiêng nhưng đồng thời cũng rất thân mật giữangười dân bản địa giữa người dân bản địa và du khách thập phương

Còn tại các ngả đường, các đội bê lễ của từng khu cùng nhân dân trong xãtập trung tại nhà văn hóa khu 1 để chuẩn bị cho phần rước kiệu Không khí rộn

rã của lễ hội bao trùm một không gian rộng lớn mà tâm quy tụ là ngôi đền Nhà

Bà trên xóm Núi

Sáng sớm mùng 9, trước sân đình, trống rong cờ mở,kiệu văn được lauchùi sạch sẽ chuẩn bị sẵn sàng Phần lễ được tổ chức gồm 3 nội dung: Phần rướckiệu, phần hành lễ, và phần cơm chay

Khoảng 7 giờ 30 phút, các nam thanh nữ tú trong đội rước kiệu, đội lễ, cómặt ở sân nhà văn hóa khu 1 để chuẩn bị rước kiệu và mặc những bộ trang phụctruyền thống Sự tham gia, cổ động nhiệt tình của nhân dân địa phương như mộtmàn chào mừng thân thiết du khách về với lễ hội đền Nhà Bà, đồng thời thể hiệnvăn hóa hiếu khách của con người nơi đây

Vào lúc 8 giờ, thì tiếng trống khai hội vang lên, lễ hội chính thức đượckhai mạc và sau đó là những tiết mục văn nghệ chào mừng đặc sắc

Sau những lễ nghi đã được chuẩn bị khá chu đáo thì lễ rước kiệu được bắtđầu vào lúc 9 giờ sáng Đi đầu đoàn rước là hai cai cơ dẹp đường, sau là cờ thần,

cờ ngũ sắc, các chấp kích mang bát bửu và đồ lễ bộ rồi tới phường bát âm và sau

là kiệu võng đặt đồ lễ gồm: xôi gà, hoa quả, bánh chưng,bánh dày…đi bên cạnh làbốn thiếu nữ cầm tàn tía lọng vàng, đi sau kiệu là hai hàng quan viên, các bậc caoniên và những nam thanh, nữ tú đội lễ đi sau, cùng toàn thể dân làng và du kháchthập phương Đoàn rước đi làm hai hàng, quần áo sặc sỡ xuất phát từ sân nhà vănhóa khu 1 đi lên đền Nhà Bà Khi đoàn rước về đến đền Nhà Bà, đoàn tế sửa soạnbắt đầu cho nghi lễ chính tại sân đền Ban tế gồm 9 người, trong đó có một chủ tế

là người có tuổi, gia đình song toàn, con cái làm ăn phát đạt, chủ tế có tráchnhiệm lễ thần, bồi tế có trách nhiệm giúp chủ tế hành lễ, Đông xướng, Tây xướngphụ trách nghi thức trong lúc tế Ban tổ chức mời một đồng chí lãnh đạo địaphương dâng hương và đánh ba hồi trống bắt đầu hành lễ, vị chủ tế xướng Chúcvăn, sau đó các đại biểu và nhân dân vào thắp hương trong đền

Phần rước kiệu và phần hành lễ giao cho ban tổ chức hội người cao tuổi tổchức thực hiện, phối hợp với đoàn thanh niên tuyển chọn lấy 9 đôi nam thanh,

Trang 36

nữ tú tham gia rước kiệu Công tác chuẩn bị lễ vật: giao cho mỗi khu dân cư sắmsửa một lễ, trong đó có một lễ ngọt và một lễ chay (bánh chưng, bánh dày),tuyển chọn nam thanh, nữ tú rước lễ cùng với đoàn rước kiệu

Phần lễ là một nội dung rất quan trọng của lễ hội, thể hiện nét đẹp văn hóatruyền thống của quê hương, lòng thành kính của nhân dân, khắc ghi công đứccủa tổ tiên trong lịch sử dựng nước, kính dâng tổ tiên những sản vật truyềnthống của nền văn minh lúa nước, được làm ra từ chính bàn tay và sức lao độngcủa nhân dân quê hương

Thông qua việc hành lễ, đây cũng là dịp để nhân dân Tiên Du kính báovới tổ tiên quá trình một năm phấn đấu phát triển kinh tế xã hội, xây dựng quêhương đồng thời cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, người ngườikhỏe mạnh, nhà nhà hạnh phúc, đoàn kết, thi đua xây dựng quê hương, ngàycàng giàu đẹp để ngày càng xứng đáng với công lao phá thạch, xây nền tạo dựnggiang sơn của cha ông chúng ta từ hơn bốn ngàn năm lịch sử và nó thể hiệntinh thần hiếu khách của nhân dân Do đó, cần phải được chuẩn bị hết sức chuđáo, công phu, các lễ vật phải được sắm sửa một cách trang trọng

Cuối cùng trong phần lễ của lễ hội là phần cơm chay Đây là một trongnhững nét đẹp văn hóa của lễ hội, cơm chay được nhân dân trong xã Tiên Du tựnguyện cung tiến cho lễ hội, sẽ được tổ chức tiếp nhận tại sân đền Nhà Bà đểmời các đại biểu và nhân dân về dự lễ hội thụ lộc

2.1.3.3 Diễn trình phần hội

Phần hội được tổ chức thông qua các trò chơi, diễn xướng dân gian, cáccuộc thi văn nghệ, thể thao tạo nên không khí vui tươi, sôi nổi, vun đắp tìnhđoàn kết gắn bó trong cộng đồng dân cư trước của đền Theo tục truyền ngàyxưa, phần hội có hát đúm, múa con loan (12 người con gái đẹp chưa chồng) đêmhôm trước ngày chính, lễ trai gái hát giao duyên tại cửa đền và trao quả đúm chonhau Đây cũng là một nét văn hóa rất riêng của lễ hội đền Nhà Bà thể hiện tínngưỡng phồn thực, xong ngày nay phần hát Đúm không còn nữa

Ngoài sân đền, dân làng nô nức phấn khởi tham gia các trò chơi: Đu tiên,

cờ người, cờ tướng, chọi gà, vật dân tộc, kéo co… Phần hội là phần vui nhất vàsôi động nhất không chỉ có nhân dân trong xã Tiên Du, nhân dân từ các nơi vềtrảy hội tham gia cổ vũ rất đông Tìm hiểu về phần hội đền Nhà Bà trước hếtchúng ta phải nói tới trò chơi Đu tiên Cây đu được làm bằng trồng các cọc tre,

Trang 37

hai bên chôn bốn cọc tre, mỗi bên hai cọc bắt chéo nhau, trên các đầu tre đóngthen ngang Trên thanh then ngang có đục hai lỗ và có chốt để treo hai cây đu,hai cây đu làm bằng tre nhỏ vừa tay cầm Phía dưới hai cây đu có tấm ván hoặcthanh tre then ngang để làm bàn đạp.

Người tham gia thường là những đôi nam nữ Càng nhún mạnh đu cànglên cao, cần đu đưa vun vút, bên nọ sang bên kia Cần đu lên ngang với ngọn đu

là đẹp nhất Đu tiên là một trò chơi ngoài yếu tố thể lực người chơi phải là thanhniên khỏe mạnh, khéo léo và cần sự đồng nhất của hai người chơi để đu bay lêncao và đẹp mắt Ngày hội người ta thường tổ chức thi đu tiên tạo ra một khôngkhí rất náo nhiệt Hình thức đu tiên của Tiên Du rất giống với đu quay của đồngbào Mường, huyện Thanh Sơn

Tiêu biểu của lễ hội đền Nhà Bà, xã Tiên Du là trò bắt chạch trong chumcòn gọi là “Leo cầu bắt chạch” là một nghi lễ biến tướng của tín ngưỡng phồnthực Người ta tổ chức không chỉ mang ý nghĩa vui chơi giải trí mà còn thể hiệntục cầu đinh Trong vùng này vẫn truyền tụng câu ca:

“Bồ đề họp chợ mồng mườiTrên đánh cờ người, dưới thổi cơm thi

Ba bốn năm nay anh bận việc gì

Để em bắt chạch thổi cơm thi một mình”

Người ta chôn ở giữa sân một giàn giáo cao 2m, trên kê một cánh phảnthật chắc, giữa phản để một chum to cao khoảng ngang thân người được đổ đầynước, bên trong có hai con chạch bơi lội Người bắt chạch là những đôi namthanh, nữ tú tiêu biểu của làng được chọn từ trước, trong trang phục nữ mặc áoyếm đào, váy đụp, nam mặc quần áo lễ hội, đầu chít khăn Đôi nam nữ khoác vainhau vừa đi vừa hát huê tình rồi bước lên bậc thang, đi vòng quanh chum, sau đócúi xuống thò tay bắt chạch Nam quàng tay trái qua vai nữ, tay phải thò vào trongchum bắt chạch; nữ làm ngược lại, những người tham gia đứng vây quanh hò gieo

cổ vũ và hát đối đáp với lời ca giao duyên hay bóng gió đến chuyện tính giao

Cờ Người là một trò chơi dân gian truyền thống cònđược bảo lưu cho tớihôm nay, thể hiện tài năng và trí tuệ của con người nơi đây Cờ người là mộtmôn đấu trí tuệ khá độc đáo và phức tạp, thường thu hút sự chú ý và tham giacủa những người cao tuổi Tuy nhiên trò chơi này không phân biệt lứa tuổi, ai điqua cũng có thể cống hiến những nước cờ đẹp mắt cho khán giả Trong một lễ

Trang 38

hội người ta không nặng về chuyện thắng thua mà với tinh thần vui là chínhngười ta có thể đưa tiếng trống vào góp phần thêm sinh động

Kéo co là một trò chơi truyền thống thể hiện tình đoàn kết cũng như tinhthần thượng võ của người dân xã Tiên Du Số người tham gia thi kéo co chialàm hai phe đều nhau, mỗi phe cùng dùng sức mạnh để kéo cho được bên kiangã về phía mình Có khi cả hai bên đều là nam, có khi một bên nam một bên

nữ, và cũng có khi là một nửa nam, một nửa nữ ở một đội

Một vạch ở giữa sân chơi, có dây thừng buộc dài và ở giữa có một dâymàu đỏ để phân chia giữa hai đội Dây thừng thường dài khoảng 20m căng đều

ra hai phía, hai bên xúm nhau lại nắm lấy dây thừng để kéo Khi tiếng trốngvang lên, chủ trò ra hiệu lệnh Hai bên ra sức kéo, sao cho sợi dây màu đỏnghiêng về bên mình là thắng Bên ngoài dân làng cổ vũ hai bên bằng hai tiếng

“dô ta”, “cố lên” Chủ trò tổ chức lấy ba lượt kéo và tính điểm, bên nào thắngliền hai, ba lượt là bên ấy được Để cho công bằng chủ trò đổi bên, bên thắngsang đầu dây bên thua và ngược lại, bên thua lại sang đầu dây của bên thắng.Trò chơi lại tổ chức thành ba keo như trước, nếu bên thắng lại thắng thì coi như

là chiến thắng tuyệt đối, nếu bên thắng thua cuộc thì hòa nhau (tỉ số 1- 1), chủtrò lại phải tổ chức kéo đợt ba để phân thắng bại Bên thắng phải thắng hai trận

và sẽ nhận được phần thưởng của ban tổ chức Trò chơi kéo co không nhữnggiúp người dân rèn luyện thể lực mà còn tăng thêm tình đoàn kết, làm cho khôngkhí ngày hội thêm náo nhiệt

Bên cạnh các trò chơi dân gian, ngày hội cũng là dịp để người dân xãTiên Du thể hiện các loại hình diễn xướng dân gian độc đáo, mang đậm bảnsắc của dân tộc mình Đó là các điệu hát Xoan, hát ghẹo…và biểu diễn vănnghệ quần chúng

Yếu tố tạo nên sức lan tỏa, thổi hồn cho lễ hội đền Nhà Bà chính là phầnhội với các hoạt động văn hóa vô cùng đặc sắc, phong phú Trong đó đặc sắcnhất là màn diễn xướng dân gian “Bắt chạch trong chum” mang đậm tínhphồn thực, phản ánh rõ nét sinh hoạt văn hóa của cư dân nông nghiệp trồnglúa nước Thực chất của trò chơi này nhằm lôi kéo nam nữ gần gũi vớinhau để cuộc đời sinh sôi nảy nở “Bắt chạch trong chum” là một trongnhững cổ tục hấp dẫn, sôi nổi nhất và chứa đựng cả triết lý, quan niệm về

Trang 39

sự hòa hợp âm dương, luôn mang lại những điều may mắn, mưa thuận gióhòa, cuộc sống no đủ, vạn vật sinh sôi nảy nở.

Bên cạnh các trò chơi dân gian và các hoạt động thể thao, lễ hội đền Nhà

Bà còn tổ chức hoạt động văn nghệ phong phú, đa dạng mang nhiều phong cáchtruyền thống và hiện đại, nhằm thỏa mãn nhu cầu giao lưu tình cảm của conngười đến với lễ hội và để mỗi cá nhân, con nguời thể hiện tài năng của mìnhtrước đám đông quần chúng Điều mà thường ngày không mấy có cơ hội để hiểunhau hơn, cảm thấy gần nhau hơn, cảm thấy cuộc đời đẹp hơn dù họ là nhữngngười không quen biết

Sáng ngày 9 tháng 2, UBND xã Tiên Du tổ giao lưu văn nghệ quần chúngtrước sân nhà văn hóa khu 1 Các tiết mục văn nghệ được dàn dựng công phu từtruyền thống đến hiện đại để tô điểm cho không khí của lễ hội, thu hút đông đảongười dân và du khách thập phương về tham dự Các nghệ nhân hát Xoan của xãTiên Du đem đến cho lễ hội những làn điệu Xoan cổ ca ngợi tình yêu đôi lứa vàvăn hóa của con người nơi đây, làm cho lễ hội thêm đậm nét văn hóa truyềnthống xưa

Những trò chơi dân gian, hoạt động văn nghệ thể thao mang lại những giátrị thiết thực ngay trong lễ hội Đó là đem lại tiếng cười sảng khoái cho nhữngngười tham dự lễ hội, mang lại những giây phút thư giãn để mọi người lấy lạicân bằng và sức lực trong cuộc sống sau những ngày lao động vất vả Mặt khác

nó còn là những hoạt động nhằm tái hiện và giáo dục những giá trị truyền thốngquý báu của dân tộc cho thế hệ trẻ, trau dồi tự hào, trân trọng và gìn giữ nhữnggiá trị đích thực của ông cha ta từ bao đời nay, đó cũng là những giá trị chân –thiện – mỹ trong cuộc sống mà con người vươn tới Đó cũng là giá trị đích thựccủa lễ hội truyền thống nơi đây

2.2 Giá trị của lễ hội đền Nhà Bà trong mối tương quan với các lễ hội gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu tại tỉnh Phú Thọ

2.2.1 Các lễ hộigắn với tín ngưỡng thờ Mẫu tại tỉnh Phú Thọ

2.2.1.1 Lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ

Đền Mẫu Âu Cơ thuộc thôn Việt Hồng, xã Hiền Lương, huyện Hạ Hoà,nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ Với địa bàn vùng giáp ranh có núi sông,đồng bằng và đường giao thông thuận lợi, Hiền Lương được coi như một cửangõ đi từ vùng trung du Bắc Bộ lên miền Tây Bắc rộng lớn của Tổ quốc

Ngày đăng: 23/02/2019, 16:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Đào Duy Anh (1992), Việt Nam văn hoá sử cương, Nxb TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn hoá sử cương
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb TP. Hồ Chí Minh
Năm: 1992
[2]. Vũ Kim Biên (1999), Văn hiến làng xã vùng Đất Tổ Hùng Vương, Sở Văn hoá Thông tin Thể thao Phú Thọ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hiến làng xã vùng Đất Tổ Hùng Vương
Tác giả: Vũ Kim Biên
Năm: 1999
[3]. Phan Kế Bính (1990), Việt Nam phong tục, Nxb TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam phong tục
Tác giả: Phan Kế Bính
Nhà XB: Nxb TP. Hồ Chí Minh
Năm: 1990
[4]. Vũ Cao Đàm (2007), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Giáo Dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Tác giả: Vũ Cao Đàm
Nhà XB: Nxb GiáoDục Việt Nam
Năm: 2007
[5]. Phạm Đức Dương (1982), Cội nguồn mô hình Văn hoá – Xã hội lúa nước của người Việt qua cứ liệu ngôn ngữ, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí nghiên cứu lịch sử
Tác giả: Phạm Đức Dương
Năm: 1982
[6]. Lê Quý Đức (2005), Vai trò của Văn hoá trong Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng, Nxb Văn hoá thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của Văn hoá trong Công nghiệp hoá – Hiện đạihoá nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng
Tác giả: Lê Quý Đức
Nhà XB: Nxb Văn hoá thông tin
Năm: 2005
[7]. Mai Thanh Hải (2005), Tìm hiểu tín ngưỡng truyền thống Việt Nam, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu tín ngưỡng truyền thống Việt Nam
Tác giả: Mai Thanh Hải
Nhà XB: NxbVăn hoá Thông tin
Năm: 2005
[8]. Hoàng Quốc Hải (2001), Văn hoá phong tục, Nxb Văn hoá Thôngtin Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá phong tục
Tác giả: Hoàng Quốc Hải
Nhà XB: Nxb Văn hoá Thôngtin HàNội
Năm: 2001
[9]. Viện ngôn ngữ học (1992), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm từ điển ngôn ngữ Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Tác giả: Viện ngôn ngữ học
Năm: 1992
[10]. Đỗ Trình Huệ (biên khảo) (2006), Văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam dưới nhãn quan học giả L. Cadiere, Nxb Thuận Hoá Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng Việt Namdưới nhãn quan học giả L. Cadiere
Tác giả: Đỗ Trình Huệ (biên khảo)
Nhà XB: Nxb Thuận Hoá
Năm: 2006
[11]. Đinh Gia Khánh (1989), Trên đường tìm hiểu văn hoá dân gian Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trên đường tìm hiểu văn hoá dân gian Việt Nam
Tác giả: Đinh Gia Khánh
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1989
[12]. Đinh Gia Khánh (1992), Tục thờ Mẫu và những truyền thống văn hoá dân gian Việt Nam, Tạp chí Văn học, (5) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tục thờ Mẫu và những truyền thống văn hoá dângian Việt Nam
Tác giả: Đinh Gia Khánh
Năm: 1992
[13]. Vũ Ngọc Khánh (2004), Lễ hội trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, Nxb Văn hoá Thông tin Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ hội trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam
Tác giả: Vũ Ngọc Khánh
Nhà XB: Nxb Văn hoá Thông tin Hà Nội
Năm: 2004
[14]. Vũ Ngọc Khánh (2011), Tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Nxb Văn hoá dân tộc Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tín ngưỡng dân gian Việt Nam
Tác giả: Vũ Ngọc Khánh
Nhà XB: Nxb Văn hoá dântộc Hà Nội
Năm: 2011
[15]. .Phạm Bá Khiêm (chủ biên) (2007), Về miền lễ hội cội nguồn dân tộc Việt Nam, Nxb Sở Văn hoá Thông tin tỉnh Phú Thọ và Hội Văn nghệ dân gian Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về miền lễ hội cội nguồn dân tộc ViệtNam
Tác giả: Phạm Bá Khiêm (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Sở Văn hoá Thông tin tỉnh Phú Thọ và Hội Văn nghệ dân gian
Năm: 2007
[16]. Phan Huy Lê (1998), Tìm về nguồn cội, Nxb Thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm về nguồn cội
Tác giả: Phan Huy Lê
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 1998
[17]. Đặng Văn Lung (2004), Văn hoá Thánh Mẫu, Nxb Văn hoá Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá Thánh Mẫu
Tác giả: Đặng Văn Lung
Nhà XB: Nxb Văn hoá Thông tin
Năm: 2004
[18]. Lê Thị Tuyết Mai (2006), Du lịch lễ hội Việt Nam, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch lễ hội Việt Nam
Tác giả: Lê Thị Tuyết Mai
Năm: 2006
[19]. Nguyễn Minh San (2001), Lễ hội về nữ thần của người Việt, Nxb Văn hoá dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ hội về nữ thần của người Việt
Tác giả: Nguyễn Minh San
Nhà XB: Nxb Văn hoádân tộc
Năm: 2001
[20]. Dương Văn Sáu (2004), Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch
Tác giả: Dương Văn Sáu
Năm: 2004

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w