1. Đặt vấn đề Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế của sản xuất nông nghiệp... Đồng thời đất đai là môi trường hoạt động sản xuất ở nông thôn. Tuy vậy, đất đai là một nguồn tài nguyên có giới hạn về số lượng, cố định về vị trí không gian, không thể di chuyển theo sự sắp đặt chủ quan của con người. Do sức ép gia tăng dân số và nhu cầu khai thác, đất nông nghiệp đang đứng trước nguy cơ giảm về diện tích và chất lượng độ phì nhiêu. Vì vậy, con người cần tìm ra nhiều phương thức sử dụng đất có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, mỗi loại đất có những yếu tố thuận lợi và hạn chế khác nhau nên phương thức sử dụng đất cũng phải khác nhau ở mỗi vùng, mỗi khu vực cụ thể. Tổng diện tích đất tự nhiên của Việt Nam là 33.096.731 ha, trong đó 30.619.824 ha đất đã được sử dụng vào các mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp, chiếm 92,5% tổng diện tích tự nhiên; còn 2.476.908 ha đất chưa được sử dụng vào các mục đích, chiếm 7,5% tổng diện tích tự nhiên (Theo quyết định số 1467QĐ – BTNMT). Trong đó, nhóm đất nông nghiệp có diện tích là 26.822.953 ha, chiếm 81,04% tổng diện tích tự nhiên. Bình quân đất tự nhiên trên đầu người là 0,43 ha bằng 17 mức bình quân thế giới, bình quân đất nông nghiệp trên đầu người là 1,230 m2 bằng 13 mức bình quân thế giới (Bộ TN và MT, 2007). Mặt khác, đất nông nghiệp phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng. Vì vậy, việc sử dụng đất đai hợp lý, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhằm thỏa mãn nhu cầu cho xã hội về lương thực – thực phẩm đang trở thành một trong các mối quan tâm lớn nhất của người quản lý và sử dụng đất. Nông nghiệp là một ngành sản xuất những sản phẩm thiết yếu như lương thực, thực phẩm. Việc tổ chức sử dụng nguồn tài nguyên đất nông nghiệp hợp lý có hiệu quả cao theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề cấp thiết. Mục tiêu của việc sử dụng đất nông nghiệp hợp lý là đảm bảo hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội cao nhất, đảm bảo lợi ích trước mắt và lâu dài. Mục tiêu này góp phần xây dựng một nền nông nghiệp tòa diện về xã hội, kinh tế, môi trường một cách bền vững. Phát triển nông nghiệp bền vững được hiểu là quá trình đảm bảo hài hòa ba nhóm mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường, thỏa mãn nhu cầu về nông nghiệp hiện tại mà không tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của tương lai – Đỗ Kim Chung và cộng sự (2009), … Trong những năm qua đã có nhiều nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp như nghiên cứu về chương trình quy hoạch tổng thể vùng đồng bằng sông Hồng (1994); phân bón cho lúa ngắn ngày trên đất phù sa sông Hồng (Nguyễn Như Hà, 2000); đánh giá hiệu quả một số mô hình đa dạng hóa cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng của Vũ Năng Dũng (1997) cho thấy đã xuất hiện nhiều mô hình luân canh 3 – 4 vụ trong một năm đạt hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt ở các vùng sinh thái ven đô, vùng có điều kiện tưới tiêu chủ động đã có những điển hình về sử dụng đất đai đạt hiệu quả kinh tế cao. Nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao đã được bố trí trong các phương thức luân canh như cây ăn quả, hoa, cây thực phẩm cao cấp. Thông qua đó, việc đánh giá khả năng thích hợp của đất đai để thấy tiềm năng đa dạng hóa của nông nghiệp, khả năng tăng vụ, lựa chọn hệ thống sử dụng đất, loại hình sử dụng đất phù hợp để tiến tới sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả cao hơn. Trong đó, việc thay đổi cơ cấu cây trồng, sử dụng giống mới với năng suất và chất lượng cao, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất có ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu quả sử dụng đất. Huyện Thanh Thủy nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Phú Thọ. Huyện có vị trí tương đối thuận lợi, phía Đông giáp huyện Ba Vì (thành phố Hà Nội), phía Tây giáp huyện Thanh Sơn, phía Nam giáp huyện Thanh Sơn, còn Đông Nam giáp huyện Kỳ Sơn (tỉnh Hòa Bình), phía Bắc giáp huyện Tam Nông. Sản phẩm nông nghiệp vẫn là nguồn thu chính cho nhân dân trong huyện, những năm gần đây kinh tế nông nghiệp – nông thôn tuy có những bước phát triển mới song nhìn chung vẫn còn lạc hậu, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, công cụ sản xuất đa phần là thủ công, năng suất lao động và hiệu quả kinh tế chưa cao.Với tổng diện tích tự nhiên của huyện là 12.568,06 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 9.074,30 ha chiếm 72,2% tổng diện tích đất tự nhiên; dân số là 78.326 nghìn người, mật độ dân số là 623 ngườikm2 (Theo báo cáo thống kê đến ngày 882017). Hiện nay, những chính sách về phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là những chính sách cụ thể để phát triển các ngành sản xuất trên địa bàn huyện còn đang bất cập, không đồng bộ. Mặc dù đã qua nhiều năm đổi mới, song người nông dân vẫn còn tư tưởng bao cấp, nhận thức của nhân dân về sản xuất hàng hóa trong cơ chế thị trường còn hạn chế. Môi trường có dấu hiệu bị ô nhiễm, việc thu hẹp đất nông nghiệp do chuyển đổi mục đích: đất ở, đất chuyên dùng đã có tác động đáng kể đến người dân… dẫn đến sự suy thoái tài nguyên và ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, để huyện Thanh thủy có hướng đi đúng đắn trong phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững, giúp người dân lựa chọn phương pháp sản xuất phù hợp trong điều kiện cụ thể của huyện, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nhằm thỏa mãn nhu cầu về phát triển lương thực – thực phẩm, phát triển nền nông nghiệp bền vững là việc hết sức cần thiết. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở hệ thống hóa đầy đủ cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, đề tài tập trung phân tích thực trạng sử dụng đất nông nghiệp, từ đó đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp nhằm phát triển nông nghiệp bền vững cho huyện trong thời gian tới.
Trang 1MỤC LỤC
A MỞ ĐẦU 1
1 Đặt vấn đề 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
2.1 Mục tiêu chung 3
2.2 Mục tiêu cụ thể 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
3.1 Đối tượng nghiên cứu 4
3.2 Phạm vi nghiên cứu 4
4 Phương pháp nghiên cứu 4
4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 4
4.2 Phương pháp chuyên gia 4
4.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 4
4.4 Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 4
5 Kết cấu đề tài 6
B NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 7
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP 7
1.1 Cơ sở lý luận chung 7
1.1.1 Khái niệm đất nông nghiệp và phân loại đất nông nghiệp 7
1.1.2 Vai trò và đặc điểm của đất nông nghiệp 9
1.1.3 Yêu cầu đặt ra đối với sử dụng đất nông nghiệp hiện nay 10
1.1.4 Nguyên tắc và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp 13
1.2 Cơ sở lý luận về hiệu quả 15
1.2.1 Khái niệm về hiệu quả và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 15
1.2.2 Đặc điểm và phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 18
1.2.3 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 23
1.3 Cơ sở thực tiễn 25
1.3.1 Trên thế giới 25
Trang 21.3.2 Ở Việt Nam 27
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN THANH THỦY, TỈNH PHÚ THỌ 29
2.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Thanh Thủy .29 2.1.1 Điều kiện tự nhiên 29
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 35
2.2 Thực trạng về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Thủy .42
2.2.1 Tình hình sử dụng quỹ đất 42
2.2.2 Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện 45
2.3 Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện 49
2.4 Đánh giá kết quả và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 52
2.4.1 Kết quả và hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp 52
2.4.2 Hiệu quả xã hội 60
2.4.3 Hiệu quả môi trường 63
2.5 Lựa chọn loại hình sử dụng đất nông nghiệp 65
2.6 Đánh giá thực trạng 66
2.6.1 Mặt đạt được 66
2.6.2 Hạn chế 67
2.6.3 Nguyên nhân 67
CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN THANH THỦY, TỈNH PHÚ THỌ 69
3.1 Định hướng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Thủy 69
3.1.1 Mục tiêu chung 69
3.1.2 Định hướng sử dụng đất nông nghiệp 69
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Thủy 71
3.2.1 Giải pháp về quy hoạch 71
3.2.2 Giải pháp về kỹ thuật 73
3.2.3 Giải pháp về chính sách 74
Trang 33.2.4 Giải pháp về cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất 76
3.2.5 Giải pháp về phát triển nông nghiệp công nghệ cao 77
3.2.6 Giải pháp về vốn 78
C KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80
1 Kết luận 80
2 Kiến nghị 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
Trang 4Đơn vị tínhGiá trị gia tăngGiá trị sản xuấtKinh tế - xã hộiLao độngLoại hình sử dụng đấtLúa xuân – lúa màuPhát triển nông thôn
Sử dụng đấtTrung học cơ sởTrung học phổ thông
Ủy ban nhân dân
DANH MỤC BẢNG
Trang 5T
1 Bảng 2.1: Giá trị sản xuất của huyện Thanh Thủy 35
2 Bảng 2.2: Cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành kinh tế của huyện
7 Bảng 2.7: Kết quả và hiệu quả kinh tế của một số cây trồng
8 Bảng 2.8: Kết quả và hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất của
9 Bảng 2.9: Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất 61
Trang 6DANH MỤC BIỂU ĐỒ
ST
T
1 Biểu đồ 2.1: Cơ cấu sử dụng các loại đất năm 2017 của huyện
2 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2017 của huyện
Trang 7DANH MỤC HÌNH
ST
T
1 Hình 2.1: Mô hình chuyên lúa tại xã Đào Xá 51
2 Hình 2.2: Mô hình chuyên ngô tại xã Đồng Luận 51
3 Hình 2.3: Mô hình chuyên chè tại xã Yến Mao 51
4 Hình 2.4: Mô hình chuyên bưởi tại xã Tu Vũ 51
Trang 8A MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế của sản xuấtnông nghiệp Đồng thời đất đai là môi trường hoạt động sản xuất ở nông thôn.Tuy vậy, đất đai là một nguồn tài nguyên có giới hạn về số lượng, cố định về vịtrí không gian, không thể di chuyển theo sự sắp đặt chủ quan của con người Dosức ép gia tăng dân số và nhu cầu khai thác, đất nông nghiệp đang đứng trướcnguy cơ giảm về diện tích và chất lượng độ phì nhiêu Vì vậy, con người cần tìm
ra nhiều phương thức sử dụng đất có hiệu quả hơn Tuy nhiên, mỗi loại đất cónhững yếu tố thuận lợi và hạn chế khác nhau nên phương thức sử dụng đất cũngphải khác nhau ở mỗi vùng, mỗi khu vực cụ thể
Tổng diện tích đất tự nhiên của Việt Nam là 33.096.731 ha, trong đó30.619.824 ha đất đã được sử dụng vào các mục đích nông nghiệp và phi nôngnghiệp, chiếm 92,5% tổng diện tích tự nhiên; còn 2.476.908 ha đất chưa được sửdụng vào các mục đích, chiếm 7,5% tổng diện tích tự nhiên (Theo quyết định số1467/QĐ – BTNMT) Trong đó, nhóm đất nông nghiệp có diện tích là26.822.953 ha, chiếm 81,04% tổng diện tích tự nhiên Bình quân đất tự nhiêntrên đầu người là 0,43 ha bằng 1/7 mức bình quân thế giới, bình quân đất nôngnghiệp trên đầu người là 1,230 m2 bằng 1/3 mức bình quân thế giới (Bộ TN và
MT, 2007) Mặt khác, đất nông nghiệp phân bố không đồng đều, tập trung chủyếu ở vùng đồng bằng Vì vậy, việc sử dụng đất đai hợp lý, nâng cao hiệu quả sửdụng đất nhằm thỏa mãn nhu cầu cho xã hội về lương thực – thực phẩm đang trởthành một trong các mối quan tâm lớn nhất của người quản lý và sử dụng đất
Nông nghiệp là một ngành sản xuất những sản phẩm thiết yếu như lươngthực, thực phẩm Việc tổ chức sử dụng nguồn tài nguyên đất nông nghiệp hợp lý
có hiệu quả cao theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang trở thànhvấn đề cấp thiết Mục tiêu của việc sử dụng đất nông nghiệp hợp lý là đảm bảohiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội cao nhất, đảm bảo lợi ích trước mắt và lâu dài.Mục tiêu này góp phần xây dựng một nền nông nghiệp tòa diện về xã hội, kinh
tế, môi trường một cách bền vững
Trang 9Phát triển nông nghiệp bền vững được hiểu là quá trình đảm bảo hài hòa
ba nhóm mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường, thỏa mãn nhu cầu về nôngnghiệp hiện tại mà không tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của tương lai –
Đỗ Kim Chung và cộng sự (2009), …
Trong những năm qua đã có nhiều nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả sửdụng đất nông nghiệp như nghiên cứu về chương trình quy hoạch tổng thể vùngđồng bằng sông Hồng (1994); phân bón cho lúa ngắn ngày trên đất phù sa sôngHồng (Nguyễn Như Hà, 2000); đánh giá hiệu quả một số mô hình đa dạng hóacây trồng vùng đồng bằng sông Hồng của Vũ Năng Dũng (1997) cho thấy đã xuấthiện nhiều mô hình luân canh 3 – 4 vụ trong một năm đạt hiệu quả kinh tế cao,đặc biệt ở các vùng sinh thái ven đô, vùng có điều kiện tưới tiêu chủ động đã cónhững điển hình về sử dụng đất đai đạt hiệu quả kinh tế cao Nhiều loại cây trồng
có giá trị kinh tế cao đã được bố trí trong các phương thức luân canh như cây ănquả, hoa, cây thực phẩm cao cấp Thông qua đó, việc đánh giá khả năng thích hợpcủa đất đai để thấy tiềm năng đa dạng hóa của nông nghiệp, khả năng tăng vụ, lựachọn hệ thống sử dụng đất, loại hình sử dụng đất phù hợp để tiến tới sử dụng đấthợp lý và có hiệu quả cao hơn Trong đó, việc thay đổi cơ cấu cây trồng, sử dụnggiống mới với năng suất và chất lượng cao, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuậtmới vào sản xuất có ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu quả sử dụng đất
Huyện Thanh Thủy nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Phú Thọ Huyện có vịtrí tương đối thuận lợi, phía Đông giáp huyện Ba Vì (thành phố Hà Nội), phíaTây giáp huyện Thanh Sơn, phía Nam giáp huyện Thanh Sơn, còn Đông Namgiáp huyện Kỳ Sơn (tỉnh Hòa Bình), phía Bắc giáp huyện Tam Nông Sản phẩmnông nghiệp vẫn là nguồn thu chính cho nhân dân trong huyện, những năm gầnđây kinh tế nông nghiệp – nông thôn tuy có những bước phát triển mới songnhìn chung vẫn còn lạc hậu, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, công cụ sản xuất đaphần là thủ công, năng suất lao động và hiệu quả kinh tế chưa cao.Với tổng diệntích tự nhiên của huyện là 12.568,06 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệpchiếm 9.074,30 ha chiếm 72,2% tổng diện tích đất tự nhiên; dân số là 78.326
Trang 10nghìn người, mật độ dân số là 623 người/km2 (Theo báo cáo thống kê đến ngày8/8/2017).
Hiện nay, những chính sách về phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn,đặc biệt là những chính sách cụ thể để phát triển các ngành sản xuất trên địa bànhuyện còn đang bất cập, không đồng bộ Mặc dù đã qua nhiều năm đổi mới,song người nông dân vẫn còn tư tưởng bao cấp, nhận thức của nhân dân về sảnxuất hàng hóa trong cơ chế thị trường còn hạn chế Môi trường có dấu hiệu bị ônhiễm, việc thu hẹp đất nông nghiệp do chuyển đổi mục đích: đất ở, đất chuyêndùng đã có tác động đáng kể đến người dân… dẫn đến sự suy thoái tài nguyên
và ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp Vì vậy, để huyện Thanh thủy có hướng
đi đúng đắn trong phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững, giúp người dân lựachọn phương pháp sản xuất phù hợp trong điều kiện cụ thể của huyện, nâng caohiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nhằm thỏa mãn nhu cầu về phát triển lươngthực – thực phẩm, phát triển nền nông nghiệp bền vững là việc hết sức cần thiết
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ”.
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp;
- Phân tích thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và đánh giá hiệu quả sửdụng đất nông nghiệp tại huyện Thanh Thủy;
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuấtnông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Thủy;
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trang 113.1 Đối tượng nghiên cứu
Đất nông nghiệp và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
+ Thời gian lấy số liệu từ năm 2015 đến 2017
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập số liệu thứ cấp từ các cơ quan như: Cục thống kê tỉnh Phú Thọ,UBND huyện, phòng nông nghiệp và PTNT, phòng tài chính, phòng thống kê,trạm khuyến nông huyện…
Điều tra, thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, điều kiệnkinh tế - xã hội, thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, hiệu quả sử dụngđất nông nghiệp…
Ngoài ra, tham khảo thông tin từ các nguồn internet, sách báo và báo cáotổng kết hàng năm ở huyện
4.2 Phương pháp chuyên gia
Thu thập ý kiến của các chuyên gia, ý kiến của lãnh đạo và cán bộ Phòngnông nghiệp và PTNT, trạm khuyến nông và UBND huyện, các nông dân giỏi để
đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp và đưa ra các giải pháp thực hiện
4.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Đây là phương pháp phân tích, xử lý các số liệu thô đã thu thập được đểthiết lập các bảng biểu để so sánh được sự biến động và tìm ra nguyên nhân, trên
cơ sở đó đưa ra các biện pháp cần thực hiên
4.4 Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Hiệu quả sử dụng đất là tiêu chí đánh giá mức độ khai thác sử dụng đất vàđược đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sau:
Trang 12- Tỷ lệ sử dụng đất đai: là tỷ số giữa hiệu của tổng diện tích đất đai vàdiện tích đất chưa sử dụng với tổng diện tích đất đai.
- Tỷ lệ sử dụng đất đai (%) = (tổng diện tích đất đai – diện tích đất chưa
sử dụng)/ tổng diện tích đất đai
- Tỷ lệ sử dụng loại đất (%) = diện tích của các loại đất/ tổng diện tích đất đai
4.4.1 Kết quả và hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp
Bao gồm các chỉ tiêu đánh giá:
- Giá trị sản xuất (GO) = giá nông sản × sản lượng
- Chi phí trung gian (IC): là khoản chi phí vật chất quy ra tiền sử dụng trựctiếp cho quá trình sử dụng đất (giống, phân bón, thuốc BVTV, nguyên liệu, vậtliệu…)
- Giá trị gia tăng (VA): là giá trị mới tạo ra trong quá trình sản xuất đượcxác định bằng giá trị sản xuất trừ chi phí trung gian
- Hiệu quả kinh tế trên một đồng chi phí: VA/ 1 đơn vị chi phí
4.4.2 Hiệu quả xã hội
Các chỉ tiêu hiệu quả xã hội, gồm có:
- Giá trị một ngày công lao động nông nghiệp
- Mức độ thu hút lao động và giải quyết công ăn việc làm
- Thu nhập bình quân trên đầu người ở vùng nông thôn
- Đảm bảo an toàn lương thực, gia tăng lợi ích của công dân
4.4.3 Hiệu quả môi trường
Gồm các chỉ tiêu:
Trang 13- Độ che phủ = (diện tích trồng cây lâu năm + diện tích đất lâm nghiệp córừng)/ diện tích đất tự nhiên.
- Hệ số sử dụng đất = Tổng diện tích gieo trồng hàng năm/ tổng diện tíchtrồng cây hàng năm
5 Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài có kếtcấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Chương 2: Thực trạng về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bànhuyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ
Chương 3: Định hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sửdụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ
Trang 14B NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
1.1 Cơ sở lý luận chung
1.1.1 Khái niệm đất nông nghiệp và phân loại đất nông nghiệp
1.1.1.1 Khái niệm đất nông nghiệp
Học giả người Nga, Docutraev (1886) cho rằng: “Đất là một vật thể thiênnhiên cấu tạo đọc lập, lâu đời do kết quả quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu
tố hình thành đất đó là sinh vật, đá mẹ, khí hậu, địa hình và thời gian”
Theo quan niệm của các nhà Thổ nhưỡng và quy hoạch Việt Nam lại chorằng: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các yếu
tố cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt bao gồm: khíhậu, thời tiết, thổ nhưỡng, địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt cùngvới nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, động thực vật, trạng thái định cưcủa con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại”
Có thể nói đất đai là cơ sở tự nhiên, là tiền đề đầu tiên của mọi quá trìnhsản xuất Tuy nhiên, đất đai có vị trí quan trọng đối với ngành nông nghiệp Đấtđai tham gia với vai trò là một yếu tố của sản xuất và là tư liệu sản xuất chủ yếu,không thể thay thế được Nếu không có đất đai thì chúng ta không thể tiến hànhsản xuất nông nghiệp vì mọi hoạt động sản xuất của ngành nông nghiệp đều diễn
ra trên một đơn vị diện tích nhất định
Đất nông nghiệp được hiểu là đất được sử dụng chủ yếu vào sản xuất củacác ngành nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hoặc sửdụng vào mục đích nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp Theo luật đất đainăm 2003 đã nêu: “Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất,nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làmmuối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đấtlâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác”
1.1.1.2 Phân loại đất nông nghiệp
Trang 15Theo Luật Đất đai năm 2003 căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai đượcphân thành 3 nhóm: đất nông nghiệp, phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng, cụthể được quy định tại điều 10 Luật Đất đai như sau:
- Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
+ Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chănnuôi, đất trồng cây hàng năm khác
+ Đất trồng cây lâu năm
+ Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ
- Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
+ Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị
+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp
+ Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh
+ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất xây dựng khu côngnghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất sử dụng chohoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm
+ Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông, thuỷ lợi; đấtxây dựng các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục
vụ lợi ích công cộng; đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; đấtxây dựng các công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ
+ Đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng
+ Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ
+ Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa
+ Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng
+ Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ
Trang 16- Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sửdụng.
1.1.2 Vai trò và đặc điểm của đất nông nghiệp
Đất là khoảng không gian lãnh thổ cần thiết đối với mọi quá trình sản xuấttrong các ngành kinh tế quốc dân và hoạt động của con người Nói về tầm quantrọng của đất C Mác viết: “Đất là một phòng thí nghiệm vĩ đại, là một kho tàngcung cấp các tư liệu lao động, vật chất, là vị trí để định cư, là nền tảng của tậpthể” (C Mác – 1949)
Trong quá trình sản xuất nông nghiệp đất đai tham gia vào quá trình sảnxuất không chỉ với tư cách là đối tượng lao động mà nó còn là điều kiện để tiếnhành cho quá trình sản xuất nông nghiệp Nếu không có đất đai thì quá trình sảnxuất không được tiến hành hay nói cách khác muốn cho quá trình sản xuất nôngnghiệp được diễn ra thì phải có đất đai Ngoài ra, đất đai còn vừa là đối tượnglao động vừa là tư liệu lao động, tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thểthay thế được trong nông nghiệp Khi con người sử dụng công cụ lao động tácđộng vào đất đai làm cho đất thay đổi hình dạng, đất đai là đối tượng lao động.Còn khi con người sử dụng công cụ lao động tác động lên đất thông qua cácthuộc tính lý học, hóa học, sinh vật học và các thuộc tính khác của đất đề tácđộng lên cây trồng thì lúc đó đất đai là tư liệu lao động
Hiến pháp sửa đổi năm 2013 quy định: "Đất đai, tài nguyên nước, tàinguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiênkhác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữutoàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý" Trong sảnxuất nông lâm nghiệp, đất đai là tự liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt không thểthay thế với những đặc điểm:
Thứ nhất, đất đai vừa là sản phẩm của tự nhiên, vừa là sản phẩm của laođộng Đất đai vốn đã có sẵn từ khi con người chưa xuất hiện, chỉ từ khi conngười khai phá đưa đất hoang hóa vào sử dụng để tạo ra sử dụng để phục vụ chonhu cầu của con người thì ruộng đất mới trở thành sản phẩm của lao động
Trang 17Thứ hai, đất đai bị giới hạn về mặt không gian nhưng không bị giới hạn vềmặt sản xuất Diện tích đất đai bị giới hạn bởi một không gian nhất định, baogồm cả giới hạn về mặt tương đối và cả giới hạn về mặt tuyệt đối Bên cạnh đó,không phải tất cả diện tích đất tự nhiên đều đưa vào canh tác được, diện tích đấtnông nghiệp đưa vào canh tác chỉ chiếm một tỷ lệ phần trăm nhất định Tuy bịgiới hạn về mặt không gian nhưng sức sản xuất của đất đai là không có giới hạnbởi trên mỗi đơn vị diện tích đất đai chúng ta sử dụng hợp lý, khoa học, đầu tưhợp lý các nguồn vốn, sức lao động, đưa khoa học và công nghệ mới vào sảnxuất thì sản phẩm đem lại trên một đơn vị diện tích đó sẽ cao hơn rất nhiều.
Thứ ba, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế trong quátrình sản xuất, nó sẽ không bị hao mòn cả về số lượng và chất lượng nếu nhưchúng ta sử dụng nó một cách hợp lý Nếu sử dụng hợp lý, đầu tư đúng mức thìchất lượng ruộng đất ngày càng tốt hơn, sức sử dụng ruộng đất ngày càng tốthơn, sức sản xuất của ruộng đất ngày càng lớn hơn, cho nhiều sản phẩm hơn trênmột diện tích đất canh tác
Thứ tư, đất đai có vị trí cố định và chất lượng không đồng đều Các tư liệu sảnxuất khác có thể di chuyển đến bất kỳ một nơi nào cần thiết, còn ruộng đất lại có vịtrí cố định gắn liền với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi vùng
Đất đai có chất lượng không đồng đều giữa các khu vực Chất lượngkhông đồng đều của đất đai một mặt do quá trình hình thành đất ở mỗi khu vựckhác nhau, một mặt do quá trình canh tác, sử dụng của con người Vì thế trongquá trình sử dụng chúng ta cần phải không ngừng cải tạo, bồi dưỡng đất, khôngngừng nâng dần độ đồng đều của đất đai trên từng khu vực để đạt hiệu quả caotrong sản xuất nông nghiệp
1.1.3 Yêu cầu đặt ra đối với sử dụng đất nông nghiệp hiện nay
* Vấn đề suy thoái đất nông nghiệp
Nông nghiệp là một ngành sản xuất chiếm tỷ trọng không nhỏ trong cơcấu kinh tế của nhiều nước trên thế giới Đặc biệt ở các nước đang phát triển,sản xuất lương thực không chỉ đảm bảo lương thực, thực phẩm cho con người
mà còn tạo ra sản phẩm xuất khẩu, thu ngoại tệ cho quốc gia
Trang 18Hiện nay, trên thế giới có khoảng 3,3, tỷ ha đất nông nghiệp, trong đó đãkhai thác được 1,5 tỷ ha còn lại đa phần là đất xấu, sản xuất đất nông nghiệp gặpnhiều khó khăn (Ngô Thế Dân, 2001) Bên cạnh đó, đất nông nghiệp còn phảiđối mặt với hiện tượng suy thoái khá trầm trọng, hiện tượng này có liên quanchặt chẽ đến chất lượng đất và môi trường Để đáp ứng được lương thực, thựcphẩm cho con người trong hiện tại và tương lai thì biện pháp được coi là hữuhiệu nhất đó là thâm canh tăng năng suất cây trồng Trong điều kiện hầu hết đấtcanh tác trong khu vực đều bị nghèo về độ phì, đòi hỏi phải bổ sung cho đất mộtlượng dinh dưỡng cần thiết – sử dụng phân bón
Theo báo cáo của World Bank (1995), hàng năm mức sản xuất so với yêucầu sử dụng lương thực vẫn thiếu hụt từ 150 – 200 triệu tấn, trong khi đó vẫn có
từ 6 – 7 triệu ha đất nông nghiệp bị loại bỏ do xói mòn Trong 1200 triệu ha đất
bị thoái hóa có tới 544 triệu ha đất canh tác bị mất khả năng sản xuất do sử dụngkhông hợp lý
Ở Việt Nam, các kết quả nghiên cứu đều cho thấy đất ở vùng trung dumiền núi đều nghèo các chất dinh dưỡng, để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng đấtkhông bị thoái hóa thì N, P là hai yếu tố cần phải được bổ sung thường xuyên(FAO, 1993) Trong quá trình sử dụng đất do chưa tìm được các loại hình sửdụng đất hợp lý hoặc chưa có công thức luân canh hợp lý cũng gây ra hiện tượngthoái hóa đất như: vùng đất dốc mà trồng cây lương thực, đất có dinh dưỡngkém lại không luân canh với các loại cây có độ dinh dưỡng cao Trong điều kiệnnền kinh tế kém phát triển, người dân tập trung chủ yếu vào trồng cây lươngthực đã gây ra hiện tượng xói mòn, suy thoái đất Điều kiện kinh tế và sự hiểubiết của con người còn thấp dẫn tới việc sử dụng phân bón còn nhiều hạn chế và
sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều gây ảnh
Hiện nay, những vấn đề về môi trường đã trở nên cấp thiết và nó đượcchia làm hai loại chính: một loại gây ra bởi công nghệ hóa học và các kỹ thuậthiện đại, một loại khác gây ra bởi lối canh tác tự nhiên Hệ sinh thái vốn cânbằng một cách mỏng manh rất dễ bị đảo lộn bởi các phương thức canh tác phản
tự nhiên, buộc con người phải chuyển hướng sản xuất nông nghiệp theo hướng
Trang 19sử dụng tài nguyên bảo vệ môi trường, thỏa mãn các yêu cầu của các thế hệtương lai, đó là mục tiêu của việc xây dựng và phát triển nông nghiệp bền vững
và cũng là lối đi trong tương lai
* Yêu cầu đặt ra đối với sử dụng đất nông nghiệp
Sử dụng đất nông nghiệp là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòamối quan hệ giữa người và đất trong tổ hợp với nguồn tài nguyên thiên nhiênkhác và môi trường Sử dụng đất thuộc phạm trù hoạt động kinh tế của nhânloại, trong mỗi phương thức sản xuất nhất định việc sử dụng đất theo yêu cầusản xuất và đời sống cần căn cứ vào thuộc tính tự nhiên của đất đai Mặt khác,
sự vận động của đất đai ngoài việc chịu tác động của quy luật tự nhiên, nó cònchịu sự tác động của quy luật kinh tế Do vậy, trong quá trình sử dụng chúng tacần phải chú ý đến yêu cầu sau:
Một là, phải sử dụng một cách tiết kiệm các quỹ đất nông nghiệp, hạn chếquy luật đất đai ngày càng khan hiếm và xu hướng giảm sút độ màu mỡ tự nhiêncủa đất đai Tổng quỹ đất là có hạn, trong khi đó dân số không ngừng tăng cùngvới sự phát triển ngày càng mạnh của các ngành phi nông nghiệp, việc sử dụng –khai thác thiếu ý thức của con người cùng với việc đất đai bị rửa trôi, xói mòn
do mưa bão làm độ màu mỡ tự nhiên của đất đai có xu hướng giảm sút và ngàycàng kiệt quệ Mặt khác, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vàocanh tác ngoài những tác động tích cực làm tăng năng suất cây trồng thì nó lạilàm chất đất biến đổi, làm mất đi độ màu mỡ tự nhiên của đất đai Chính vì vậy,trong quá trình sử dụng đất đai chúng ta cần phải sử dụng một cách tiết kiệm, sửdụng đúng mức và cần phải luôn bồi dưỡng, cải tạo nhằm hạn chế tối đa sự giảmsút màu mỡ tự nhiên của đất đai
Hai là, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác chuyển đổi đất đai nhằm tập trungđất đai phục vụ yêu cầu phát triển của sản xuất hàng hóa Từ đó tạo điều kiệngiảm bộ phận lao động tất yếu trong nông nghiệp sang các ngành kinh tế khác,trước hết là ngành công nghiệp nhằm đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa đồngthời tác động thúc đẩy nông nghiệp hàng hóa phát triển Bên cạnh đó, khuyếnkhích những người có khả năng và nguyện vọng kinh doanh nông nghiệp, phát
Trang 20triển kinh tế trang trại, tạo điều kiện để người dân phát triển sản xuất theo quyđịnh của pháp luật.
Ba là, phải kết hợp chặt chẽ giữa khai thác với bảo vệ, bồi dưỡng và cảitạo đất đai Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không bị hao mòn và đào thảikhỏi quá trình sản xuất, nếu sử dụng hợp lý thì đất đai sẽ ngày càng tốt hơn
Bốn là, cần tăng cường sự quản lý của Nhà nước đối với đất đai Trongđiều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, việc sử dụng đất sai mục đích rất nhiều(như đất nông nghiệp chuyển sang đất xây dựng, đất ở, đất chuyên dùng khác,
…) Do đó, để quỹ đất nông nghiệp không bị rơi vào tình trạng ngày càng khanhiếm thì Nhà nước cần phải có những biện pháp nhằm quản lý chặt chẽ quỹ đấtnông nghiệp Bên cạnh đó là hệ thống các biện pháp sử dụng đất để khắc phụctình trạng sử dụng đất kém hiệu quả
1.1.4 Nguyên tắc và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là nguồn tài nguyên có hạn trong khi đó nhu cầu sử dụngcủa con người ngày càng tăng, mặt khác đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp
do bị trưng dụng sang các mục đích khác Vì vậy, sử dụng đất nông nghiệp phảiđạt được mục tiêu nâng cao hiệu quả KT – XH trên cơ sở đảm bảo an ninh lươngthực, thực phẩm, tăng cường nguyên liệu cho công nghiệp và hướng tới sản xuấthàng hóa, tận dụng tối đa lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái, không làm ảnhhưởng xấu đến môi trường là những nguyên tắc cơ bản và cần thiết đảm bảokhai thác sử dụng bền vững tài nguyên đất đai Do đó, đất nông nghiệp cần được
sử dụng theo nguyên tắc “đầy đủ, hợp lý và hiệu quả” phù hợp với điều kiện cụthể và hiệu quả của từng vùng (Luật đất đai, 2003)
Để sử dụng đất nông nghiệp một cách “đầy đủ, hợp lý, hiệu quả và bềnvững” chúng ta cần phải thực hiện các nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp vì:
- Sử dụng đất nông nghiệp hợp lý sẽ làm tăng nhanh khối lượng nông sảntrên một đơn vị diện tích, xây cơ cấu cây trồng phù hợp với tiềm năng sẵn cócủa từng địa phương, chế độ bón phân hợp lý góp phần bảo vệ độ phì nhiêu củađất, bảo vệ môi trường
Trang 21- Sử dụng đất nông nghiệp sẽ là tiền đề để sử dụng có hiệu quả cao cácnguồn tài nguyên khác của từng vùng từ đó nâng cao mức sống của người dân,quy mô sản xuất.
- Sử dụng đất nông nghiệp đầy đủ và hợp lý trong cơ chế kinh tế thịtrường phù hợp với quy luật tự nhiên của nó, và gắn với các chính sách vĩ mônhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và phát triển nền nông nghiệpbền vững (Ngô Thế Dân, 2001)
* Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững
Dân số ngày càng gia tăng cùng với nhu cầu phát triển kinh tế ngày cànglớn đã gây ra áp lực đối với đất nông nghiệp Vì vậy, sử dụng đất nông nghiệpkhoa học và hợp lý là mục tiêu của con người Trong quá trình sử dụng lâu dàivới nhận thức còn nhiều hạn chế dẫn tới nhiều vùng đất đang bị thoái hóa, ảnhhưởng tới môi trường sống của con người Những diện tích đất thích hợp chosản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, do đó mà con người phải mở rộngvùng đất canh tác trên các diện tích đất không thích hợp gây ra quá trình thoáihóa, rửa trôi nghiêm trọng
Vì vậy, phát triển nông nghiệp bền vững sẽ vừa đáp ứng nhu cầu của hiệntại, vừa đảm bảo nhu cầu của các thế hệ tương lai (Phạm Vân Đình, Đỗ KimChung và cộng sự, 1997)
Theo Lê Văn Khoa (1997), để phát triển nông nghiệp bền vững cũng phảiloại bỏ ý nghĩ đơn giản rằng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp hóa sẽ đầu tư từbên ngoài vào Để phát triển nông nghiệp bền vững ở nước ta cần nắm vữngmục tiêu về tác dụng lâu bền của từng mô hình để duy trì và phát triển đa dạngsinh học Và để duy trì được sự bền vững của đất đai Smith và Dumanski(1993), đã đưa ra 5 nguyên tắc sử dụng đất bền vững là:
- Duy trì, nâng cao các hoạt động sản xuất
- Giảm mức độ rủi ro đối với sản xuất (an toàn)
- Bảo vệ tiềm năng các nguồn tài nguyên tự nhiên chống lại sự thoái hóađối với chất lượng đất và nước (bảo vệ)
- Có hiệu quả lâu bền
Trang 22- Được sự chấp nhận của xã hội
Năm nguyên tắc trên được coi là trụ cột của sử dụng đất đai bền vững và
là những mục tiêu cần phải đạt được Tuy nhiên, nếu chỉ đạt một hay một vàimục tiêu nêu trên thì khả năng của sự bền vững chỉ mang tính bộ phận
Mục tiêu của nông nghiệp bền vững là xây dựng một hệ thống ổn định vềmặt sinh thái, có tiềm lực về mặt kinh tế, có khả năng thỏa mãn nhu cầu của conngười mà không làm suy thoái đất, không gây ô nhiễm môi trường Nông nghiệpbền vững sử dụng những đặc tính vốn có của cây trồng, vật nuôi, kết hợp với đặctrưng của cấu trúc trên diện tích đất sử dụng một cách thống nhất Nó là một hệthống mà nhờ đó con người có thể tồn tại được, sử dụng được nguồn lương thực vàtài nguyên phong phú của thiên nhiên mà không làm ảnh hưởng đến môi trườngsống
Như vậy, vấn đề sử dụng đất đai thế nào cho hợp lý, bền vững là rất quantrọng, nó được thể hiện trong nhiều hoạt động sản xuất và quản lý đất đai trêntừng vùng đề xác định theo nhu cầu và mục đích sử dụng của con người
1.2 Cơ sở lý luận về hiệu quả
1.2.1 Khái niệm về hiệu quả và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Có rất nhiều các quan điểm khác nhau nói về hiệu quả Trước đây, người
ta cho rằng hiệu quả chính là kết quả, sau này nhận thấy rõ sự khác biệt giữa kếtquả và hiệu quả người ta mới hiểu rằng: hiệu quả chính là kết quả như yêu cầucủa công việc mang lại, cái mà con người mong đợi và hướng tới
Trong lĩnh vực sử dụng đất thì hiệu quả là chỉ tiêu chất lượng đánh giá kếtquả sử dụng đất trong hoạt động kinh tế Nó được thể hiện qua lượng sản phẩm,lượng giá trị thu được bằng tiền Đồng thời về mặt xã hội, nó thể hiện hiệu quảcủa lực lượng lao động được sử dụng trong cả quá trình hoạt động kinh tế cũngnhư để khai thác đất hàng năm Đối với ngành nông nghiệp, cùng với hiệu quảkinh tế về giá trị và hiệu quả về mặt sử dụng lao động trong nhiều trường hợpphải coi trọng hiệu quả về mặt hiện vật là sản lượng nông sản thu hoạch được(như lương thực – thực phẩm, sản phẩm xuất khẩu, …) để đảm bảo cho sự ổnđịnh về mặt kinh tế - xã hội của đất nước
Trang 23Như vậy, hiệu quả sử dụng đất là kết quả của cả một hệ thống các biệnpháp tổ chức sản xuất, khoa học, kỹ thuật, quản lý kinh tế và phát huy các lợithế, khắc phục các khó khăn khách quan của điều kiện tự nhiên, trong nhiềuhoàn cảnh cụ thể còn gắn sản xuất nông nghiệp với các ngành khác của nền kinh
tế quốc dân
Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấu câytrồng là một trong những vấn đề cấp thiết của hầu hết các nước trên thế giới Nókhông chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà kinh doanh mà còn
là mong muốn của những người trực tiếp tham gia sản xuất
Căn cứ vào nhu cầu của thị trường, thực hiện đa dạng hóa cây trồng vật nuôitrên cơ sở lựa chọn các sản phẩm có ưu thế ở từng địa phương, từ đó nghiên cứu ápdụng công nghệ mới nhằm làm cho sản phẩm có tính cạnh tranh cao
Ngày nay, nhiều nhà khoa học cho rằng: xác định đúng khái niệm, bảnchất hiệu quả sử dụng đất phải xuất phát từ luận điểm triết học của Mác vànhững nhận thức lý luận của lý thuyết hệ thống, nghĩa là hiệu quả phải đượcxem xét trên ba mặt: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường
- Hiệu quả kinh tế
Theo C Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể làquy luật tiết kiệm thời gian và phân phối một cách có kế hoạch thời gian laođộng theo các ngành sản xuất khác nhau
Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quảđạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh Kết quảđạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra làphần giá trị của các nguồn lực đầu vào Mối tương quan đó cần xét cả về phần
so sánh tuyệt đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa haiđại lượng đó
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt hiệu quả kinh
tế và hiệu quả phân bổ Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đềutính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp Nếu đạt được
Trang 24một trong hai yếu tố kỹ thuật và phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinhtế.
Bản chất của hiệu quả kinh tế sử dụng đất là trên một diện tích đất nhấtđịnh sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất nhiều nhất, với một lượng đầu
tư chi phí về vật chất và lao động thấp nhất nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càngtăng về vật chất của xã hội để đạt được hiệu quả kinh tế cao
- Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội là phạm trù có liên quan mật thiết với hiệu quả kinh tế vàthể hiện mục tiêu hoạt động kinh tế của con người, việc lượng hóa các chỉ tiêubiểu hiện hiệu quả xã hội còn gặp nhiều khó khăn mà chủ yếu phản ánh bằngcác chỉ tiêu mang tính định tính như tạo công ăn việc làm cho lao động, xóa đóigiảm nghèo, định canh, định cư, công bằng xã hội…
Trong sử dụng đất nông nghiệp, hiệu quả về mặt xã hội chủ yếu được xácđịnh bằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp Hiện nay,việc đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp là vấn
đề đang được nhiều nhà khoa học quan tâm
- Hiệu quả môi trường
Hiệu quả môi trường là một vấn đề mang tính toàn cầu, ngày nay đangđược chú trọng quan tâm và không thể bỏ qua khi đánh giá hiệu quả Điều này
có ý nghĩa là mọi hoạt động sản xuất, mọi biện pháp khoa học kỹ thuật, … đượccoi là có hiệu quả khi chúng không gây tổn hại hay có những tác động xấu đếnmôi trường đất, môi trường nước và môi trường không khí cũng như không làmảnh hưởng xấu đến môi sinh và đa dạng sinh học Có được điều đó mới đảm bảocho một sự phát triển bền vững của mỗi vùng lãnh thổ, mỗi quốc gia
Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả môi trường là hiệu quả mang tínhlâu dài, vừa đảm bảo lợi ích hiện tại mà không làm ảnh hưởng xấu đến tương lai,
nó gắn chặt với quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất và môitrường sinh thái
Sử dụng đất hợp lý, hiệu quả cao và bền vững phải quan tâm tới cả ba hiệuquả trên, trong đó hiệu quả kinh tế là trọng tâm, không có hiệu quả kinh tế thì
Trang 25không có điều kiện nguồn lực để thực thi hiệu quả xã hội và môi trường, và ngượclại không có hiệu quả xã hội và môi trường thì hiệu quả kinh tế sẽ không bềnvững.
1.2.2 Đặc điểm và phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
a Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
* Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên (như đất, nước, khí hậu, thời tiết, vị trí địa lý, địa hình,thổ nhưỡng, môi trường sinh thái, nguồn nước… có ảnh hưởng trực tiếp đến sảnxuất nông nghiệp, các yếu tố này là tài nguyên để sinh vật tạo nên sinh khối.Đặc điểm lý, hóa tính của đất trong sản xuất nông - lâm nghiệp, thành phần cơgiới, kết cấu đất, hàm lượng các chất hữu cơ và vô cơ trong đất quyết định đếnchất lượng đất và sử dụng tài nguyên đất Quỹ đất đai nhiều hay ít, tốt hay xấu
có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Bên cạnh đó,nguồn nước và chế độ sử dụng nước là yếu tố rất cần thiết, nó vừa là điều kiệnquan trọng để cây trồng trao đổi chất dinh dưỡng vừa là vật chất giúp cho sinhvật sinh trưởng và phát triển
Vị trí địa lý của từng vùng cùng với sự khác biệt về điều kiện ánh sáng,nhiệt độ, nguồn nước, gần đường giao thông, khu công nghiệp… sẽ quyết địnhđến khả năng và hiệu quả sử dụng đất Vì vậy, trong thực tiễn sử dụng nông –lâm nghiệp cần tuân thủ quy luật tự nhiên, tận dụng các lợi thế sẵn có nhằm đạtđược hiệu quả cao nhất về mặt kinh tế, xã hội và môi trường
* Nhóm các yếu tố về điều kiện kinh tế, xã hội
Yếu tố điều kiện kinh tế, xã hội bao gồm rất nhiều nhân tố (như chế độ xãhội, dân số, cơ sở hạ tầng, môi trường chính sách…) có ý nghĩa quyết định, chủđạo đối với kết quả và hiệu quả sử dụng đất (Viện quy hoạch và thiết kế nôngnghiệp, 1995)
Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông – lâm nghiệp, đặc biệt là yếu tố giaothông vận tải, nó đã góp phần vào việc trao đổi tiêu thụ sản phẩm cũng như dịch
vụ, những yếu tố đầu vào cho sản xuất Các yếu tố khác như thủy lợi, điện,thông tin liên lạc, dịch vụ, nông nghiệp đều có sự ảnh hưởng không nhỏ đến
Trang 26hiệu quả sử dụng Đồng thời, yếu tố về thị trường tiêu thụ sản phẩm nông – lâmsản là cầu nối giữa người sản xuất và tiêu dùng, ở đó người sản xuất thực hiệnviệc trao đổi hàng hóa, điều này giúp cho họ thực hiện được tốt quá trình tái sảnxuất tiếp theo
Bên cạnh đó, yếu tố về trình độ kiến thức, khả năng và tập quán sản xuấtcủa chủ sử dụng đất thể hiện khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, trình độ sảnxuất, khả năng về vốn lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinhnghiệm truyền thống trong sản xuất và cách xử lý thông tin để ra quyết địnhtrong sản xuất Song, hệ thống các các chính sách (như chính sách đất đai, chínhsách điều chỉnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn, chính sách khuyếnnông…) đã có những tác động lớn đến vấn đề sử dụng đất, phát triển và hìnhthành các loại hình sử dụng đất mới đặc biệt cho đối tượng là đồng bào dân tộctại địa phương
lý và đạt hiệu quả kinh tế cao
- Công tác quy hoạch và bố trí sản xuất: thực hiện phân vùng sinh tháinông nghiệp dựa vào điều kiện tự nhiên (khí hậu, địa hình, tính chất đất, khảnăng thích hợp của cây trồng đối với đất, nguồn nước, thực vật) làm cơ sở đểphát triển hệ thống cây trồng vật nuôi hợp lý, nhằm khai thác đất đai một cáchđầy đủ, hợp lý tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư thâm canh và tiến hành tập trunghóa, chuyên môn hóa, hiện đại hóa nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nôngnghiệp (Dự án quy hoạch tổng thể Đồng bằng Sông Hồng, 1994)
- Hình thức tổ chức sản xuất: Cần phát huy thế mạnh của các loại hình tổchức sử dụng đất trong từng cơ sở sản xuất, thực hiện đa dạng hóa các hình thức
Trang 27hợp tác trong nông nghiệp, xác lập một hệ thống tổ chức sản xuất phù hợp vàgiải quyết tốt mối quan hệ giữa các hình thức đó.
* Nhóm các yếu tố về kỹ thuật canh tác
Biện pháp kỹ thuật canh tác là các tác động của con người vào đất đai, câytrồng, vật nuôi nhằm tạo nên sự hài hòa giữa các yếu tố của các quá trình sảnxuất để hình thành, phân bố và tích lũy năng suất kinh tế Đây là những tác độngthể hiện sự hiểu biết sâu sắc về đối tượng sản xuất, về thời tiết, về điều kiện môitrường và những dự báo Lựa chọn các tác động kỹ thuật, lựa chọn chủng loại vàcách sử dụng các đầu vào nhằm đạt các mục tiêu sử dụng đất đề ra Theo FrankEllis và Douglass C North, ở các nước phát triển, khi có tác động tích cực của
kỹ thuật, giống mới, thủy lợi, phân bón tới hiệu quả thì cũng đặt ra yêu cầu mớiđối với tổ chức sử dụng đất Có nghĩa là ứng dụng công nghiệp sản xuất tiến bộ
là một biện pháp đảm bảo vật chất cho kinh tế nông nghiệp tăng trưởng nhanh.Cho đến giữa thế kỷ XXI, quy trình kỹ thuật có thể góp đến 30% năng suất kinh
tế trong nền nông nghiệp nước ta (Lê Hội, 1996) Như vậy, nhóm các biện pháp
kỹ thuật đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong quá trình khai thác đất đai theochiều sâu và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
b Đặc điểm, tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
- Trên đất nông nghiệp có thể bố trí các cây trồng, các hệ thống luân canh
Do đó, cần phải đánh giá hiệu quả từng loại cây trồng, từng công thức luân canh
- Thâm canh là biện pháp sử dụng đất nông nghiệp theo chiều sâu, tácđộng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trước mắt và lâu dài Vì thế, cần
Trang 28phải nghiên cứu hậu quả của việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu, nghiên cứuảnh hưởng của việc tăng đầu tư thâm canh đến quá trình sử dụng đất.
- Khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần quan tâm đến nhữngảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp đến môi trường xung quanh Cụ thể, khả năngthích hợp của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp có phù hợp với đất đai haykhông? Việc sử dụng hóa chất trong nông nghiệp có để lại tồn dư hay không?
- Hoạt động sản xuất nông nghiệp mang tính xã hội rất sâu sắc Nói đếnnông nghiệp không thể không nói đến nông dân, đến các quan hệ sản xuất trongnông thôn Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần quan tâmđến những tác động của sản xuất nông nghiệp, đến các vấn đề xã hội (như giảiquyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ dân trí trong nông thôn… (NgôThế Dân, 2001)
* Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Việc nâng cao hiệu quả là mục tiêu chung, mục tiêu chủ yếu xuyên suốtmọi quá trình sản xuất của xã hội Tùy theo nội dung hiệu quả mà có những tiêuchuẩn đánh giá hiệu quả khác nhau ở mỗi thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội khácnhau Tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả là một vấn để phức tạp và có nhiều ý kiếnchưa được thống nhất Tuy nhiên, đa số các nhà kinh tế đều cho rằng tiêu chuẩn
cơ bản và tổng quát khi đánh giá hiệu quả là mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội và
sự tiết kiệm lớn nhất về chi phí và tiêu hao các nguồn tài nguyên, sự ổn định lâudài của hiệu quả
Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả đối với toàn xã hội là khả năng thỏa mãnnhu cầu của sản xuất và tiêu dùng cho xã hội bằng của cải vật chất sản xuất ra.Đối với nông nghiệp, tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả là mức đạt được các mụctiêu kinh tế - xã hội, môi trường do xã hội đặt ra như tăng năng suất cây trồng,vật nuôi, tăng chất lượng và tổng sản phẩm hướng tới thỏa mãn tốt nhu cầu nôngsản cho thị trường trong nước và xuất khẩu, đồng thời đáp ứng yêu cầu bảo vệ
hệ sinh thái nông nghiệp bền vững
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cũng có đặc thù riêng, trên 1đơn vị đất nông nghiệp có thể sản xuất đạt được những kết quả cao nhất với chi
Trang 29phí bỏ ra ít nhất, ảnh hưởng ít nhất đến môi trường Sử dụng đất phải đảm bảocực tiểu hóa chi phí các yếu tố đầu vào, theo nguyên tắc tiết kiệm khi cầu sảnxuất ra một lượng nông sản nhất định
Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuấtnông nghiệp, đến hệ thống môi trường, đến những người lao động ngành nôngnghiệp Vì vậy, đánh giá hiệu quả sử dụng đất phải theo quan điểm sử dụng đấtbền vững hướng đến ba tiêu chuẩn:
Thứ nhất, bền vững về mặt kinh tế Trong hoạt động sản xuất nôngnghiệp, năng suất và chất lượng được đặt lên hàng đầu Năng suất, chất lượngcàng cao thì khả năng khai thác, sử dụng càng hiệu quả Hệ thống sử dụng đấtphải có mức năng suất sinh học cao trên mức bình quân vùng có cùng điều kiệnđất đai Một hệ thống nông nghiệp bền vững phải có năng suất trên mức bìnhquân vùng, nếu không sẽ không cạnh tranh được với cơ chế thị trường Mặtkhác, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn tiêu thụ tại địa phương, trong nước vàhướng tới xuất khẩu tùy theo mục tiêu của từng vùng
Thứ hai, bền vững về môi trường Loại hình sử dụng đất phải bảo vệ được
độ phì đất, ngăn ngừa sự thoái hóa đất, bảo vệ môi trường sinh thái Độ phìnhiêu của đất tăng dần là yêu cầu bắt buộc đối với việc quản lý và sử dụng đấtnông nghiệp bền vững
Thứ ba, bền vững về mặt xã hội Thu hút được nguồn lao động trong nôngnghiệp, tăng thu nhập, tăng năng suất lao động, đảm bảo đời sống xã hội Đápứng được các nhu cầu của nông hộ là điều cần quan tâm trước tiên nếu muốn họquan tâm đến lợi ích lâu dài Sản phẩm thu được phải thỏa mãn cái ăn, cái mặc
và nhu cầu hàng ngày của người nông dân, đảm bảo sự hợp tác trong sản xuất vàtiêu thụ sản phẩm, trong cung cấp tư liệu sản xuất có hiệu quả
Tóm lại, việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất phải được xem xét, đánh giámột cách toàn diện cả về mặt không gian và thời gian Nó phải đáp ứng đượcnhu cầu ngày càng cao của xã hội cả về mặt số lượng và chất lượng Vì thế, đánhgiá hiệu quả sử dụng đất phải phù hợp với đặc điểm và khả năng khai thác trongtừng thời kỳ
Trang 301.2.3 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
* Nguyên tắc lựa chọn chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
- Hệ thống chỉ tiêu phải có tính thống nhất, tính toàn diện và tính hệ thống.Các chỉ tiêu có mối quan hệ hữu cơ với nhau, phải đảm bảo tính so sánh có thangbậc
- Để đánh giá được chính xác, toàn diện cần phải xác định các chỉ tiêuchính, các chỉ tiêu cơ bản hiệu quả một cách khách quan, chân thật và biểu hiệnmặt cốt yếu của hiệu quả theo quan điểm và tiêu chuẩn đã chọn, các chỉ tiêu bổsung để hiệu chỉnh chỉ tiêu chính, làm cho nội dung kinh tế biểu hiện đầy đủhơn, cụ thể hơn
- Các chỉ tiêu phải phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển nôngnghiệp ở nước ta, đồng thời có khả năng so sánh quốc tế trong quan hệ đối ngoạinhất là những sản phẩm có khả năng xuất khẩu
- Hệ thống chỉ tiêu phải dựa trên cơ sở khoa học của hiệu quả, đảm bảođược tính thực tiễn, yêu cầu nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp vàphải có tác dụng kích thích sản xuất phát triển
* Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
- Các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế:
+ Hiệu quả kinh tế trên 1 ha đất nông nghiệp:
Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ đượctạo ra trong một thời kỳ nhất định (một vụ, một năm, tính cho từng cây trồng,
…)
Chi phí trung gian (IC): là khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền
mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trongquá trình sản xuất (giống, phân bón, thuốc hóa học, nguyên liệu, vật liệu)
Giá trị gia tăng (VA): là giá trị sản phẩm vật chất mới tạo ra trong quátrình sản xuất hoặc trong một chu kỳ sản xuất và được xác định bằng giá trị sảnxuất trừ chi phí trung gian
VA = GO – IC
Trang 31Giá trị sản xuất/Chi phí trung gian (GO/IC): là giá trị trên 1 đồng chi phítrung gian.
Giá trị gia tăng/Chi phí trung gian (VA/IC): là giá trị gia tăng trên 1 đồngchi phí trung gian
+ Hiệu quả kinh tế trên một ngày công lao động: GTGT/ 1 ngày công laođộng Thực chất là đánh giá kết quả đầu tư lao động sống cho từng kiểu sử dụngđất và từng cây trồng làm cơ sở để so sánh với chi phí cơ hội của người laođộng
+ Hiệu quả kinh tế trên một đồng chi phí: GTGT/ 1 đơn vị chi phí
- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội:
Hiệu quả xã hội chính là mối tương quan so sánh giữa kết quả xã hội vàtổng chi phí bỏ ra Theo hội khoa học đất Việt Nam (2000), hiệu quả xã hội đượcphân tích bởi các chỉ tiêu sau:
+ Thu hút được nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân.+ Đáp ứng được mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của vùng
+ Góp phần định canh, định cư, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật…+ Đảm bảo an toàn lương thực, gia tăng lợi ích của người nông dân
- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường:
Hiệu quả môi trường hiện nay được rất nhiều các nhà môi trường họcquan tâm Hoạt động sản xuất được coi là có hiệu quả khi hoạt động đó không
có những tác động xấu đến vấn đề môi trường, là hiệu quả đạt được khi quá trìnhsản xuất diễn ra không làm cho môi trường xấu đi, đem lại một môi trường tốthơn, xanh sạch đẹp hơn Hiệu quả đó được phân tích qua các chỉ tiêu sau:
- Mức độ ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí, động thực vật)
- Tỷ lệ diện tích đất được cải tạo, bảo vệ, bị ô nhiễm và thoái hóa
- Mức độ phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khi thay đổi kiểu
sử dụng đất Môi trường nông nghiệp chịu ảnh hưởng bởi các biện pháp làm đất,bón phân, tưới tiêu, … vì vậy, nếu như canh tác không hợp lý sẽ làm dẫn đếntình trạng ô nhiễm đất bởi các chất hóa học, đất bị chua, làm giảm độ phì nhiêu
Trang 32của đất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng và làm suy thoái môitrường.
Việc xác định hiệu quả về mặt môi trường của quá trình sử dụng đất nôngnghiệp là rất phức tạp và khó xác định Vì vậy, sử dụng đất hợp lý hiệu quả vàbền vững phải kết hợp chặt chẽ giữa ba hệ thống kinh tế, xã hội và môi trường
1.3 Cơ sở thực tiễn
1.3.1 Trên thế giới
Dân số ngày càng tăng trong khi diện tích đất đai có hạn, việc nâng caohiệu quả sử dụng đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài làvấn đề quan trọng, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới.Các phương pháp đã được nghiên cứu, áp dụng dùng để đánh giá hiệu quả sửdụng đất nông nghiệp được tiến hành ở các nước Đông Nam Á (như phươngpháp phân tích chuyên gia, phương pháp phân tích kinh tế, phương pháp môphỏng, …) Bằng những phương pháp đó, các nhà khoa học đã tập trung nghiêncứu đánh giá hiệu quả đối với từng loại cây trồng, từng giống cây trồng trên mỗiloại đất để từ đó có thể bố trí lại cơ cấu cây trồng phù hợp nhằm khai thác tốthơn lợi thế so sánh của từng vùng
Hàng năm, các Viện nghiên cứu nông nghiệp ở các nước đã đưa ra nhiềugiống cây trồng, công thức luân canh mới giúp sử dụng đất ngày càng có hiệuquả hơn Các nhà khoa học Nhật Bản cho rằng: quá trình phát triển của hệ thốngnông nghiệp nói chung và hệ thống cây trồng nói riêng là sự phát triển đồngruộng đi từ đất cao đến đất thấp, tức là hệ thống cây trồng đã phát triển trên đấtcao trước sau đó mới đến đất thấp Đó là quá trình hình thành của hệ sinh tháiđồng ruộng Nhà khoa học Otak Tanaka đã nêu lên những vấn đề cơ bản về sựhình thành của sinh thái đồng ruộng và từ đó cho rằng yếu tố quyết định của hệthống nông nghiệp là sự thay đổi về kỹ thuật, kinh tế - xã hội Họ cho rằng hiệuquả sử dụng đất thông qua hệ thống cây trồng trên các loại đất canh tác là sựphối hợp giữa các cây trồng và gia súc, các phương pháp trồng trọt và chăn nuôi,vốn đầu tư, cường độ lao động, tổ chức sản xuất, tính chất hàng hóa của sảnphẩm…
Trang 33Kinh nghiệm của Trung Quốc cho ta thấy, việc khai thác và sử dụng đấtđai là yếu tố quyết định để phát triển kinh tế xã hội nông thôn Chính phủ TrungQuốc đã đưa ra các chính sách quản lý và sử dụng đất đai, ổn định chế độ sởhữu, giao đất cho nông dân sử dụng, thiết lập hệ thống trách nhiệm và tính chủđộng sáng tạo của người nông dân trong sản xuất Thực hiện chủ trương “lynông bất ly hương” (Hoàng Đạt, 1995) đã thúc đẩy phát triển KT – XH nôngthôn phát triển toàn diện và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
Ở Thái Lan, Ủy ban chính sách Quốc gia đã có nhiều quy chế mới ngoàihợp đồng cho tư nhân thuê đất dài hạn, cấm trồng những cây không thích hợptrên từng loại đất nhằm quản lý việc sử dụng và bảo vệ đất tốt hơn (FAO, 1990).Nhiều vùng trong điều kiện thiếu nước, từ sử dụng đất thông qua công thức luâncanh lúa xuân – lúa mùa hiệu quả thấp vì chi phí tưới nước quá lớn và độc canhcây lúa làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng đất đã đưa cây đậu thay thế lúa xuântrong công thức luân canh Kết quả là giá trị sản lượng tăng lên đáng kể, hiệuquả kinh tế được nâng cao nhờ đó mà hiệu quả sử dụng đất được nâng cao
Những năm gần đây, cơ cấu kinh tế nông nghiệp của các nước đã gắnphương thức sử dụng đất truyền thống với phương thức hiện đại và chuyển dịchtheo hướng công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn Các nước Châu Á đã rấtchú trọng trong việc đẩy mạnh công tác thủy lợi, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vềgiống, phân bón, các công thức luân canh để ngày càng nâng cao hiệu quả sửdụng đất nông nghiệp, một mặt phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản,gắn sự phát triển công nghiệp với bảo vệ môi trường
Theo xu hướng nông nghiệp trên thế giới, những hạn chế của cuộc cáchmạng xanh và công nghiệp hóa nông nghiệp đã dẫn đến việc nhiều nước quaytrở lại với nền nông nghiệp hữu cơ làm cho nông nghiệp hữu cơ ngày càng đượcnâng cao vị trí Đặc trưng của nông nghiệp hữu cơ là không sử dụng các chấthóa học tổng hợp như phân bón, thuốc trừ sâu và sử dụng hợp lý nguồn tàinguyên thiên nhiên (đất, nước…) Xu hướng nông nghiệp này đang ngày cànglan rộng khắp thế giới, cung cấp một loạt giải pháp để làm giảm nhẹ sự ảnhhưởng cũng như tích lũy tồn lưu lâu dài do sử dụng không đúng hoặc quá liều
Trang 34các hóa chất nông nghiệp làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường vànông sản.
1.3.2 Ở Việt Nam
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới ẩm Châu Á có nhiều thuận lợi chophát triển sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên, nguồn tài nguyên đất có hạn trongkhi dân số ngày càng đông, bình quân đất tự nhiên trên người là 4.093,9 m2, chỉbằng 1/7 mức bình quân thế giới; bình quân đất nông nghiệp trên đầu người là1,230 m2 bằng 1/3 mức bình quân thế giới (Bộ TN và MT, 2007) Mặt khác, dân
số tăng nhanh làm cho bình quân diện tích đất trên đầu người ngày càng giảm
Vì thế, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là vấn đề cần thiết đối vớiViệt Nam trong những năm tới
Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam nhìn chung chưa cao, hệ số
sử dụng đất thấp, năng suất cây trồng thấp (chỉ có lúa, cà phê, ngô đạt và vượtmức trung bình trên thế giới) Ngoài ra, chất lượng dự báo nhu cầu quỹ đất chophát triển để đưa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở các địa phương chưacao Trong những năm qua, các nhà khoa học nước ta đã quan tâm giải quyết tốtcác vấn đề kỹ thuật và kinh tế nhiều công trình nghiên cứu cấp quốc gia đã đượctiến hành, việc nghiên cứu và ứng dụng được tập trung và ngày càng phát huyhiệu quả (như: lai tạo giống cây trồng mới có năng suất cao, bố trí luân canh câytrồng vật nuôi với từng loại đất, thực hiện thâm canh toàn diện, ứng dụng tiến bộ
kỹ thuật vào sản xuất…)
Theo Nguyễn Đình Bồng (2002), đất sản xuất nông nghiệp của nước tachỉ chiếm 28,38% và gần tương đương với diện tích này là diện tích đất chưa sửdụng Đây là tỷ lệ cho thấy cần có nhiều biện pháp thiết thực hơn để phục vụcho các mục đích khác nhau Nước ta là nước có đa phần dân số làn nghề nông,nhưng tỷ lệ dùng đất nông nghiệp lại thấp, bình quân diện tích đất canh tác trênđầu người nông dân lại thấp và manh mún Vì vậy, để phát triển nông nghiệpmột cách toàn diện cần phải khai thác đất đai hợp lý, sử dụng đất có hiệu quảcao trên cơ sở phát triển một nền nông nghiệp bền vững Chính vì thế, việc nângcao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp hiện nay đối với Việt Nam là rất cần thiết
Trang 35Trong những năm qua, ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu
về vấn đề sử dụng đất đai Các nhà khoa học đã chú trong đến công tác lai tạo vàchọn giống cây trồng mới năng suất cao, chất lượng tốt để đưa vào sản xuất, làmphong phú hơn hệ thống cây trồng góp phần vào việc làm tăng năng suất câytrồng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất
GS Bùi Huy Đáp (1960), đã nghiên cứu đưa cây lúa xuân giống ngắnngày và cây vụ đông vào sản xuất Điều này đã tạo ra sự chuyển biến rõ rệt trongsản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng Trong những năm gần đây,chương trình quy hoạch tổng thể vùng đồng bằng sông Hồng đã nghiên cứu đềxuất các dự án phát triển đa dạng sản xuất nông nghiệp đồng bằng sông Hồngnhư:
Chương trình đồng trũng (1985 - 1987) do Ủy ban kế hoạch Nhà nướcchủ trì, chương trình bản đồ canh tác (1988 - 1990) do Ủy ban khoa học Nhànước chủ trì đã đưa ra những quy trình hướng dẫn sử dụng giống và phân bón cóhiệu quả trên các chân ruộng vùng úng trũng đông bằng sông Hồng góp phầntăng năng suất, sản lượng cây trồng
Các đề tài nghiên cứu trong chương trình KN - 01 (1991 - 1995) do Bộnông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì đã tiến hành nghiên cứu hệ thốngcây trồng trên các vùng sinh thái khác nhau như vùng núi và trung du phía Bắc,vùng đồng bằng sông Cửu Long… nhằm đánh giá hiệu quả các hệ thống câytrồng trên từng vùng đất đó
Bên cạnh đó, vấn đề luân canh tăng vụ, trồng gối, trồng xen nhằm sử dụngnguồn lực đất đai, khí hậu để bố trí cây trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng đấtcũng được nhiều tác giả đề cập đến Ở đề tài đánh giá hiệu quả một số mô hình
đa dạng hóa cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng của Vũ Năng Dũng (1997)cho thấy ở vùng này đã xuất hiện nhiều mô hình luân canh 3 - 4 vụ/1 năm đạthiệu quả kinh tế cao Đặc biệt, ở vùng tưới tiêu, vùng ven đô chủ động đã cónhững điển hình về sử dụng đất đai đạt hiệu quả kinh tế cao Nhiều loại câytrồng có giá trị kinh tế lớn đã được bố trí trong các phương thức luân canh
Trang 36Ở vùng đồng bằng Bắc Bộ đã xuất hiện nhiều mô hình luân canh câytrồng 3 - 4 vụ một năm đạt hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt ở vùng sinh thái ven
đô, tưới tiêu chủ động đã có những điển hình về chuyển đổi hệ thống cây trồng,
bố trí lại và đưa vào những cây trồng có giá trị kinh tế cao đạt giá trị sản lượngbình quân từ 30 - 35 triệu đồng/năm
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu mới chỉ giải quyết được phần nàonhững vấn đề được đặt ra trong việc sử dụng đất đai hiện nay Có những môhình cho năng suất cây trồng cao nhưng hiệu quả kinh tế thấp, có mô hình manglại hiệu quả kinh tế cao nhưng ở khía cạnh trước mắt, song chưa có gì đảm bảocho việc khai thác lâu dài, ổn định, đặc biệt còn có nơi làm hủy hoại môi trường,phá hoại đất Vì vậy, cần có các công trình nghiên cứu ở từng vùng, từng điềukiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương để đưa ra các giải pháp thích hợphướng tới một nền nông nghiệp phát triển bền vững
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG
NGHIỆP HUYỆN THANH THỦY, TỈNH PHÚ THỌ
2.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Thanh Thủy
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Thanh Thủy là một trong 13 huyện, thành của tỉnh Phú Thọ, nằm ở phíaĐông Nam của tỉnh Phú Thọ Trung tâm của huyện là thị trấn Thanh Thủy cáchthành phố Việt Trì 40 km, giáp thủ đô Hà Nội mở rộng và cách thị xã Hòa Bình
20 km Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 12.510,42 ha, nằm dọc theo bờ tảsông Đà với tổng chiều dài là 32,5 km Huyện Thanh Thủy bao gồm 14 xã (xãYến Mao, Phượng Mao, Tu Vũ, Trung Nghĩa, Xuân Lộc, Đồng Luận, Trung
Trang 37Thịnh, Hoàng Xá, Sơn Thủy, Đoan Hạ, Bảo Yên, Tân Phương, Thạch Đồng,Đào Xá) và thị trấn Thanh Thủy
Tọa độ địa lý của huyện Thanh Thủy nằm trong khoảng 21ᵒ10᾽14 độ vĩBắc đến 105ᵒ16᾽45 độ kinh Đông Thanh Thủy là một huyện miền núi có vị trítiếp giáp thuận lợi, phí Đông giáp huyện Ba Vì (Hà Nội) với ranh giới tự nhiên
là sông Đà, phía Bắc giáp huyện Tam Nông, phía Tây giáp huyện Thanh Sơn,phía Nam giáp huyện Thanh Sơn, còn Đông Nam giáp huyện Kỳ Sơn (tỉnh HòaBình) Do vị trí của huyện gần đỉnh tam giác đồng bằng Bắc Bộ, nơi tiếp giápgiữa miền núi và đồng bằng Mặc dù là một huyện miền núi, song huyện ThanhThủy có vị trí tương đối thuận lợi về giao thông mở ra khả năng giao lưu vănhóa, kinh tế với các huyện của tỉnh Phú Thọ, các tỉnh phía Tây Bắc và với thủ đô
Hà Nội
2.1.1.2 Địa hình
Thanh Thủy là một vùng trung du của tỉnh Phú Thọ, do đặc điểm cấu tạo
tự nhiên huyện Thanh Thủy dài và hẹp, một phía giáp sông, 3 phía được bao bọcbởi núi cao, tiêu biểu của vùng đất bán sơn địa Với kết cấu địa lý có độ dốc từTây sang Đông, địa hình của huyện Thanh Thủy được chia ra làm hai dạng chủyếu:
- Địa hình đồng bằng phù sa: là dải đất khá bằng phẳng, nằm dọc bờ tả đêsông Đà và phần đất bồi tụ ngoài đê Đây được xem là vùng đất khá phì nhiêu,thuận lợi cho việc gieo trồng các loại cây nông nghiệp ngắn ngày
- Địa hình đồi núi: ở đây chủ yếu là núi thấp và đồi, gò có độ cao dưới400m và có độ dốc từ 8 - 25ᵒ, địa hình này tập trung ở các xã phía Tây củahuyện Đất đồi núi của huyện Thanh Thủy thích hợp cho việc trồng một số câycông nghiệp lâu năm và cây lâm nghiệp
Trang 38mùa này có nhiệt độ trung bình là 26,5ᵒC, lượng mưa trung bình tháng là 218,2mm; số ngày mưa trung bình là 12,3 ngày/tháng, số giờ nắng trung bình là 5,44giờ/ngày, tổng tích ôn toàn mùa khoảng 5.654ᵒC.
Mùa lạnh diễn ra từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau Mùa lạnh nhiệt độtrung bình là 18,4ᵒC, lượng mưa trung bình tháng là 38,2 mm, số ngày mưatrung bình là 7,8 ngày/tháng, số giờ nắng trung bình là 2,08 giờ/ngày và tổngtích ôn năm khoảng 2.782ᵒC
Trên địa bàn huyện thường có 2 loại gió chính Đó là gió mùa Đông Namxuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10 và gió màu Đông Bắc xuất hiện từ tháng 11đến tháng 4 năm sau Điều kiện khí hậu có ảnh hưởng hai mặt tới vấn đề sửdụng đất nông nghiệp của huyện: về mặt tích cực thì huyện Thanh Thủy có nhiệt
độ thích hợp, lượng mưa khá nhiều, tổng tích ôn dồi dào thuận lợi cho việc tiếnhành sản xuất, trồng trọt nhiều vụ trong một năm Điều kiện khí hậu thuận lợi,ruộng đất sẽ được khai thác tốt, hiệu quả sử dụng đất sẽ được nâng cao Về mặttiêu cực, do chế độ mưa nhiều, lượng mưa lại phân bố không đồng đều trongnăm đặc biệt là lượng mưa lớn tập trung chủ yếu vào các tháng 6,7,8,9 thườnggây ra xói mòn, rửa trôi đối với đất đồi, gây lũ lụt và ngập úng đối với đất ruộng.Song, vào các tháng 11, 12, 1 và 2 lượng mưa ít gây hạn hán cho cây trồng vụđông xuân, làm tăng quá trình đá ong hóa ở đất đồi
Theo kết quả đo đạc, lượng nước chảy qua sông Đà tại huyện Thanh Thủyhàng năm là rất lớn Trong các tháng mùa mưa vào khoảng 2.004 m3/giây Trongcác tháng mùa khô khoảng 220 m3/ giây Sông Đà góp phần bồi đắp chủ yếu
Trang 39đồng ruộng cho các xã trên địa bàn huyện và đây cũng là dòng sông đảm nhậnviệc tưới tiêu chủ yếu cho 15 xã, thị trấn huyện Thanh Thủy.
2.1.1.5 Các nguồn tài nguyên thiên nhiên
Huyện Thanh Thủy là một huyện có vị trí tương đối thuận lợi, nguồn tàinguyên thiên nhiên tương đối đa dạng, phong phú bao gồm: tài nguyên đất, tàinguyên nước, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản, …
* Tài nguyên đất
Đất đai ở huyện Thanh Thủy được chia làm 2 loại chính: đất đồi núi vàđất đồng bằng
- Đất đồi núi: gồm 3 loại chính
+ Đất đỏ vàng trên nền đá phiến thạch và đất vàng trên đá sa thạch: đây làloại đất có diện tích lớn trên địa bàn huyện Thanh Thủy, được phân bố chủ yếu ởcác xã Thạch Đồng, Trung Nghĩa, Phượng Mao và Yến Mao Các loại đất nàythường gặp trên đồi cao chạy thành dãy dốc, tầng đất mỏng, đất có màu đỏ vàng,hiện tượng sói mòn mạnh, đất lẫn nhiều sỏi sạn Loại đất này có tầng đất dày vàtrung bình thích hợp cho cây dài ngày, đối với loại có tầng đất mỏng, xói mònmạnh cần cải tạo, phục hồi đưa vào sản xuất để có thể trồng cây lâm nghiệp
+ Đất nâu vàng phát triển trên nền phù sa cổ: loại đất này được phân bố ởcác xã trong toàn huyện như Trung Thịnh, Đồng Luận, Trung Nghĩa Loại đấtnày nằm ở các khu vực đồi thấp, thoải, đất có màu xám, tầng đất mỏng và lẫnnhiều sỏi đá Đất này thích hợp trồng các loại cây ăn quả và cây hoa màu
+ Đất đỏ vàng phát triển trên nền đá phiến: Loại đất này có màu vàng đỏ,thường gặp ở vùng đồi cao, dốc, tầng đất dày Đất này rất thích hợp cho trồngcây lâm nghiệp và cây dài ngày
Trang 40phì tiềm tàng khá nhưng việc tăng vụ còn gặp khó khăn do không chủ độngđược việc tưới tiêu trong mùa mưa Đất phù sa không được bồi đắp hàng năm làloại đất chính để sản xuất hoa màu lương thực Ở chân đất cao thường gieo trồng
1 vụ lúa 2 mụ màu trong năm, ở chân ruộng trũng thường cấy 1 vụ chiêm rồi kếthợp thả cá vụ trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 11 hàng năm
+ Đất phù sa được bồi đắp hàng năm của sông Đà: loại đất này được phân
bố chủ yếu ở các xã nằm ven các triền sông như Thạch Đồng, Tân Cương, thịtrấn Thanh Thủy, Đồng Luận, Trung Nghĩa, Phượng Mao, Yến Mao, Tu Vũ,Đoan Hạ, Bảo Yên Đất này có màu nâu hoặc màu xám, thành phần cơ giới thayđổi phụ thuộc vào chất lượng phù sa bồi đắp hàng năm Độ phì của đất cũng phụthuộc vào chất lượng phù sa bồi đắp hàng năm nhưng nhìn chung độ phì khácao, cây trồng phát triển tốt đặc biệt là cây trồng màu
+ Đất thung lũng dốc tụ: đất này có màu xám hoặc xám đen, thành phần
cơ giới trung bình tùy thuộc vào nguồn gốc bồi tụ Độ phì tiềm tàng còn khánhưng hàm lượng N, P, K dễ tiêu thấp do liên tục bị rửa trôi Trên loại đất này,người dân thường gieo trồng 1 vụ lúa màu đông xuân hoặc cấy 2 vụ lúa Năngsuất thu hoạch ở mức trung bình do canh tác chủ yếu phụ thuộc vào nước mưa
và việc chăm sóc đi lại khó khăn
+ Đất bạc màu trồng lúa: loại đất này có nguồn gốc từ đất phù sa cũ hoặcđất sườn đồi biến đổi do trồng lúa Đất có tầng canh tác mỏng, thành phần cơgiới nhẹ, đất chua, độ phì thấp Trên loại đất này thường trồng 1 vụ lúa 1 vụmàu, năng suất thấp Khó khăn nhất để cải tạo đất này là công tác thủy lợi, nếunguồn nước tưới tiêu được đảm bảo thì loại đất này cũng có thể gieo trồng được
3 vụ/năm và cho sản lượng cao
+ Đất lầy thụt: đặc trưng của loại đất này là được hình thành ở các khuvực dư thừa các chất hữu cơ, địa hình trũng khó thoát nước, đất thường ở trạngthái lỏng phân tán trong nước, đất chua nhiều khí độc, độ phì tiềm tàng khá cao
và là loại đất khó canh tác Trên loại đất này thường cấy 1 hoặc 2 vụ lúa trongnăm, thu hoạch không đáng kể Để cải tạo được loại đất này cần phải điều chỉnh