Các giải pháp tài chính

Một phần của tài liệu Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận tại Công Ty TNHH Trulive Việt Nam (Trang 51)

II. Giải pháp hoàn thiện phân phối lợi nhuận tại công ty 1 Nhóm giải pháp tăng doanh thu

2. Các giải pháp tài chính

a. Nhóm giải pháp giảm chi phí

Ngoài việc tìm các giải pháp tăng doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh thì việc giảm chi phí cũng đóng vai trò không nhỏ trong vấn đề nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu không có chính sách quản lý và tiết kiệm chi phí hợp lý thì có tăng doanh thu đến đâu cũng không thể mang lại hiệu quả cao cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cao làm ảnh hưởng và có tác dụng không tốt đến quá trình thu lợi nhuận của công ty. Vậy, cần phải xác định đúng những chi phí hợp lý và bất hợp lý để giảm thiểu những chi phí từ đó thúc đẩy quá trình hoạt động kinh doanh, tăng doanh thu và hiệu quả kinh tế.

Để phấn đấu giảm bớt chi phí trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong thời gian tới công ty cần phải có những biện pháp tích cực và hữu hiệu. Em xin được nêu ra một số giải pháp góp phần làm giảm chi phí cho công ty như sau:

• Quản lý chi phí nguyên vật liệu đầu vào

Trong những năm gần đây, giá vốn hàng bán của công ty chiếm tỷ trọng rất lớn so với doanh thu thuần. Vì vậy muốn tăng được lợi nhuận thì nhất định phải giảm được giá vốn hàng bán, đối với công ty chủ yếu là sản xuất hàng hóa cung ứng ra thị trường thì muốn giảm được giá vốn hàng bán đồng nghĩa với việc phải giảm được chi phí mua hàng hóa đầu vào (NVL). Do đó, công tác quản lý chi phí mua đầu vào phải hết sức được coi trọng. Để giảm được chi phí NVL, công ty cần tiến hành những biện pháp sau: tìm kiếm nguồn NVL ổn định và giá cả có lợi, ký hợp đồng với nhà cung cấp để đảm bảo dự trữ NVL hợp lý và duy trì sản xuất kinh doanh liên tục, trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh đã vạch ra, tính toán xác định nhu cầu vốn lưu động cho khâu vật tyw, đặt ra định mức tiêu hao vật tư có căn cứ để làm cơ sở cho công tác quản lý dự trữ và tiêu hao vật tư.

Số lao động của công ty không nhiều, mỗi nhóm đều đảm nhận những công việc nhất định, đòi hỏi công ty phải bố trí nhân viên hợp lý, tránh tình trạng nhân viên không đảm đương được công việc được giao, hoặc người thì khối lượng công việc phải giải quyết quá nhiều, có người lại chẳng mấy khi có việc để làm gây nên sự lãng phí nguồn nhân lực và công việc không đạt hiệu quả cao. Công ty cần có chính sách để nhân viên phát huy tối đa khả năng và cống hiến nhiệt tình cho công ty bằng cách gắn kết quả sản xuất kinh doanh với tiền lương tiền thưởng của họ.

• Quản lý chi phí nghiệp vụ kinh doanh (CPBH,CPQLDN)

CPBH, CPQLDN bao gồm các khoản mục như chi phí tiền lương, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí dự phòng trong chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khác bằng tiền.

- Về chi phí tiền lương: tiết kiệm chi phí tiền lương ở đây không có nghĩa là giảm giá trị tổng khoản mục chi phí nhân công, giảm thu nhập trung bình của công nhân viên mà có nghĩa là phải đặt định mức lao động cho các công việc trong dây chuyền sản xuất của công ty để tăng năng suất lao động. Bảo đảm tốc độ tăng năng suất lao động cao hơn tốc độ tăng tiền lương ở cả bộ phận gián tiếp lẫn trực tiếp. Điều này phụ thuộc vào trình độ người lao động, công tác bố trí lao động, để làm được điều này trước hết công ty phải có bộ phận chuyên trách đứng ra tổ chức lao động hợp lý, nhiệm vụ này thuộc về phòng tổ chức hành chính trong công ty. Nhìn chung công ty cần bố trí lao động hợp lý, đúng người đúng việc, chú ý ngay từ công tác tuyển chọn, tránh tình trạng tuyển dụng lao động không cần thiết cho công việc, do nể nang hoặc do quen biết. Công ty cần tuyển thêm hoặc giao trách nhiệm cho một kế toán làm công việc kế toán thanh toán, mạnh dạn chuyển những người nếu không thích hợp với công việc đang làm sang bộ phận khác thích hợp. Chú trọng đến việc nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên trong công ty.

cao trong chi phí quản lý doanh nghiệp, thế nhưng đây lại là khoản chi phí dễ bị sử dụng lãng phí nhất và nếu có biện pháp giảm được chi phí này sẽ là trực tiếp làm giảm chi phí quản lý doanh nghiệp và do đó giảm giá thành toàn bộ của sản phẩm. Trong công ty hiện nay chi phí về tiền điện, tiền điện thoại, điện báo,… thường xuyên bị lãng phí một cách nghiêm trọng khó tiến hành quản lý cho thích hợp, thường xuyên tắt điện khi hết giờ làm việc, … dùng điện thoại công vào việc tư xảy ra trong công ty. Vì thế, để giảm được chi phí dịch vụ mua ngoài công ty nên khoán trên cơ sở xây dựng các định mức chi tiêu một cách khoa học và xây dựng cụ thể những quy định đối với các khoản chi phí này để có thể nâng cao được ý thức, tinh thần, trách nhiệm của cán bộ công nhân viên trong công ty.

- Với chi phí dự phòng trong chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bằng tiền khác, để đảm bảo giảm thiểu số chi phí này thì công ty phải chủ động lập kế hoạch dự phòng hợp lý tùy thuộc vào các khoản nợ không có khả năng thu hồi có nguy cơ tăng hay giảm. Thực tế thì những năm gần đây những khoản phải thu của công ty tăng rất nhanh và đã xuất hiện những khoản phải thu khó đòi. Trong thời gian tới, công ty vẫn cần phải tiếp tục nghiên cứu và xem xét tất cả các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp, bên trong và bên ngoài để từ đó có thể dự kiến được sự biến động của các yếu tố này.

b. Huy động vốn trong và ngoài doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn là điều kiện vật chất không thể thiếu. Nó là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, Vốn quyết định được quy mô, hiệu quả kinh doanh. Trong kinh doanh, vốn phải luôn được duy trì ở mức cần thiết để duy trì quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì thế các giải pháp về vốn cũng cần được quan tâm đúng mức.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp ngày càng phong phú và đa dạng. Tuy nhiên doanh nghiệp cần có chính sách huy động vốn thích hợp để phục vụ và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty TNHH Trulive Việt Nam có lượng vốn không nhiều so với một công ty cổ phần, điều này sẽ gây khó khăn cho công ty trong việc muốn mở rộng quy mô sản xuất. Tăng vốn đồng nghĩa với việc công ty có nhiều cơ hội hơn trong việc đầu tư sản xuất kinh doanh và tự tin linh hoạt hơn trong hoạt động của mình. Công ty muốn thực hiện các giải pháp khác nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cao thì vốn chính là điều kiện tiên quyết. Muốn vậy công ty cần khai thác triệt để các nguồn vốn có thể huy động được cả trong và ngoài công ty.

• Huy động vốn trong công ty

Để tăng nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty có thể kêu gọi các cổ đông của mình góp thêm vốn hoặc có thể kết nạp thêm thành viên mới. Đây là hình thức tăng vốn mà các công ty hiện nay đang làm và có hiệu quả tích cực bởi tăng vốn theo hình thức này chính là tăng vốn chủ sở hữu, như vậy giúp cho doanh nghiệp chủ động hơn trong hoạt động của mình. Hoặc có thể kểu gọi các nhân viên trong công ty trở thành những cổ đông, như vậy công ty có thể huy động được vốn lại vừa nâng cao tinh thần trách nhiệm của nhân viên đối với công việc của công ty.

Công ty có thể sử dụng các khoản nợ tích lũy như nợ lương của nhân viên. Các khoản nợ tích lũy này là nguồn tài trợ miễn phí vì công ty có thể sử dụng mà không phải trả lãi. Tuy nhiên nếu công ty chậm trả lương sẽ ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của các nhân viên. Do đó công ty chỉ nên áp dụng phương thức này trong điều kiện cực kỳ khó khăn về tài chính và chỉ nên áp dụng trong một thời gian ngắn để không ảnh hưởng đến quyền lợi cũng như sinh hoạt của người lao động.

•Huy động vốn ngoài công ty

Chỉ dựa vào nguồn vốn chủ sở hữu còn hạn chế thì công ty khó có thể mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty có thể sử dụng những biện pháp huy động vốn từ bên ngoài sau đây:

- Vay vốn của các ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức thương mại khác. Tuy nhiên việc vay vốn từ các ngân hàng thủ tục rườm rà, phức tạp đòi hỏi công ty phải có tiềm lực tài chính và phương án trả nợ khả thi. Công ty nên sử dụng giải pháp này khi có dự án đầu tư lớn mà chắc chắn đem lại hiệu quả trong tương lai.

- Huy động vốn thông qua liên doanh, liên kết với các công ty khác trong và ngoài nước. Khi tham gia liên doanh, liên kết công ty sẽ vận dụng được lượng vốn góp đồng thời chia bớt độ rủi ro với các bên đối tác khi hoạt động kinh doanh không đạt được hiệu quả như mong muốn

•Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

 Vốn cố định

Vốn cố định hình thành nên TSCĐ nên có chu kỳ thu hồi vốn dài. Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật công nghệ, rất nhiều loại TSCĐ bị hao mòn nhanh dẫn đến giá trị của tài sản bị giảm sút nhiều, ảnh hưởng đến giá trị tài sản chung của công ty. Vì vậy, doanh nghiệp cần đánh giá TSCĐ một cách thường xuyên, xác định mức khấu hao hợp lý, tăng cường củng cố hệ thống TSCĐ, sử dụng TSCĐ hợp lý tránh hao mòn hữu hình do việc sử dụng bảo quản không hợp lý, tìm cách hạn chế, giảm thiểu hao mòn vô hình

 Vốn lưu động

Công ty cần xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động hiện tại, tình hình vốn hiện có để có biện pháp sử dụng và huy động vốn kịp thời. Công ty nên có kế hoạch tiêu thụ hàng hóa, tổ chức tốt các nghiệp vụ kinh doanh để đẩy

nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động. Để đẩy nhanh vòng quay vốn phải tăng cường thu hồi các khoản phải thu, kiểm soát các khoản nợ khó đòi để xử lý kịp thời tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn.

Một phần của tài liệu Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận tại Công Ty TNHH Trulive Việt Nam (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w