Trong những năm qua đã có nhiều nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp như nghiên cứu về chương trình quy hoạch tổng thể vùng đồng bằng sông Hồng (1994); phân bón cho lúa ngắn ngày trên đất phù sa sông Hồng (Nguyễn Như Hà, 2000); đánh giá hiệu quả một số mô hình đa dạng hóa cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng của Vũ Năng Dũng (1997) cho thấy đã xuất hiện nhiều mô hình luân canh 3 – 4 vụ trong một năm đạt hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt ở các vùng sinh thái ven đô, vùng có điều kiện tưới tiêu chủ động đã có những điển hình về sử dụng đất đai đạt hiệu quả kinh tế cao. Nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao đã được bố trí trong các phương thức luân canh như cây ăn quả, hoa, cây thực phẩm cao cấp. Thông qua đó, việc đánh giá khả năng thích hợp của đất đai để thấy tiềm năng đa dạng hóa của nông nghiệp, khả năng tăng vụ, lựa chọn hệ thống sử dụng đất, loại hình sử dụng đất phù hợp để tiến tới sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả cao hơn. Trong đó, việc thay đổi cơ cấu cây trồng, sử dụng giống mới với năng suất và chất lượng cao, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất có ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu quả sử dụng đất. Huyện Thanh Thủy nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Phú Thọ. Huyện có vị trí tương đối thuận lợi, phía Đông giáp huyện Ba Vì (thành phố Hà Nội), phía Tây giáp huyện Thanh Sơn, phía Nam giáp huyện Thanh Sơn, còn Đông Nam giáp huyện Kỳ Sơn (tỉnh Hòa Bình), phía Bắc giáp huyện Tam Nông. Sản phẩm nông nghiệp vẫn là nguồn thu chính cho nhân dân trong huyện, những năm gần đây kinh tế nông nghiệp – nông thôn tuy có những bước phát triển mới song nhìn chung vẫn còn lạc hậu, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, công cụ sản xuất đa phần là thủ công, năng suất lao động và hiệu quả kinh tế chưa cao.Với tổng diện tích tự nhiên của huyện là 12.568,06 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 9.074,30 ha chiếm 72,2% tổng diện tích đất tự nhiên; dân số là 78.326 nghìn người, mật độ dân số là 623 ngườikm2 (Theo báo cáo thống kê đến ngày 882017). Hiện nay, những chính sách về phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là những chính sách cụ thể để phát triển các ngành sản xuất trên địa bàn huyện còn đang bất cập, không đồng bộ. Mặc dù đã qua nhiều năm đổi mới, song người nông dân vẫn còn tư tưởng bao cấp, nhận thức của nhân dân về sản xuất hàng hóa trong cơ chế thị trường còn hạn chế. Môi trường có dấu hiệu bị ô nhiễm, việc thu hẹp đất nông nghiệp do chuyển đổi mục đích: đất ở, đất chuyên dùng đã có tác động đáng kể đến người dân… dẫn đến sự suy thoái tài nguyên và ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, để huyện Thanh thủy có hướng đi đúng đắn trong phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững, giúp người dân lựa chọn phương pháp sản xuất phù hợp trong điều kiện cụ thể của huyện, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nhằm thỏa mãn nhu cầu về phát triển lương thực – thực phẩm, phát triển nền nông nghiệp bền vững là việc hết sức cần thiết. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
LÊ THỊ DUNG
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN THANH THỦY, TỈNH PHÚ THỌ
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Phú Thọ, năm 2018
Trang 2A MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế của sản xuất nôngnghiệp Đồng thời đất đai là môi trường hoạt động sản xuất ở nông thôn.Tổngdiện tích đất tự nhiên của Việt Nam là 33.096.731 ha, trong đó 30.619.824 ha đất
đã được sử dụng vào các mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp, chiếm 92,5%tổng diện tích tự nhiên; còn 2.476.908 ha đất chưa được sử dụng vào các mục đích,chiếm 7,5% tổng diện tích tự nhiên (Theo quyết định số 1467/QĐ – BTNMT).Trong đó, nhóm đất nông nghiệp có diện tích là 26.822.953 ha, chiếm 81,04% tổngdiện tích tự nhiên Bình quân đất tự nhiên trên đầu người là 0,43 ha bằng 1/7 mứcbình quân thế giới, bình quân đất nông nghiệp trên đầu người là 1,230 m2 bằng 1/3mức bình quân thế giới (BTNMT, 2007) Mặt khác, đất nông nghiệp phân bốkhông đồng đều, tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng Vì vậy, việc sử dụng đất đaihợp lý, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhằm thỏa mãn nhu cầu cho xã hội về lươngthực – thực phẩm đang trở thành một trong các mối quan tâm lớn nhất của ngườiquản lý và sử dụng đất
Huyện Thanh Thủy nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Phú Thọ Huyện có vị trítương đối thuận lợi, phía Đông giáp huyện Ba Vì (thành phố Hà Nội), phía Tâygiáp huyện Thanh Sơn, phía Nam giáp huyện Thanh Sơn, còn Đông Nam giáphuyện Kỳ Sơn (tỉnh Hòa Bình), phía Bắc giáp huyện Tam Nông Sản phẩm nôngnghiệp vẫn là nguồn thu chính cho nhân dân trong huyện, những năm gần đây kinh
tế nông nghiệp – nông thôn tuy có những bước phát triển mới song nhìn chung vẫncòn lạc hậu, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, công cụ sản xuất đa phần là thủ công, năngsuất lao động và hiệu quả kinh tế chưa cao.Với tổng diện tích tự nhiên của huyện là12.568,06 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 9.074,30 ha chiếm 72,2%tổng diện tích đất tự nhiên; dân số là 78.326 nghìn người, mật độ dân số là 623người/km2 (Theo báo cáo thống kê đến ngày 8/8/2017)
Trang 3Mặc dù đã qua nhiều năm đổi mới, song người nông dân vẫn còn tư tưởngbao cấp, nhận thức của nhân dân về sản xuất hàng hóa trong cơ chế thị trường cònhạn chế Môi trường có dấu hiệu bị ô nhiễm, việc thu hẹp đất nông nghiệp dochuyển đổi mục đích: đất ở, đất chuyên dùng đã có tác động đáng kể đến ngườidân… dẫn đến sự suy thoái tài nguyên và ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.Vìvậy, để huyện Thanh thủy có hướng đi đúng đắn trong phát triển kinh tế nôngnghiệp bền vững, giúp người dân lựa chọn phương pháp sản xuất phù hợp trongđiều kiện cụ thể của huyện, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Xuất phát
từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ”.
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở hệ thống hóa đầy đủ cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng đất nôngnghiệp, đề tài tập trung phân tích thực trạng sử dụng đất nông nghiệp, từ đó đánhgiá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất các giải pháp sử dụng đất sản xuất
nông nghiệp nhằm phát triển nông nghiệp bền vững cho huyện trong thời gian tới.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đất nông nghiệp và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Trang 4- Phạm vi nội dung: nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở huyệnThanh Thủy, tỉnh Phú Thọ.
- Phạm vi không gian: huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ
- Phạm vi thời gian:
+ Thời gian lấy số liệu từ năm 2015 đến 2017
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
- Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nôngnghiệp ở huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ
Trang 5B NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT
NÔNG NGHIỆP 1.1 Cơ sở lý luận chung
1.1.1 Khái niệm đất nông nghiệp và phân loại đất nông nghiệp
1.1.1.1 Khái niệm đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp được hiểu là đất được sử dụng chủ yếu vào sản xuất của cácngành nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hoặc sử dụng vàomục đích nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp Theo luật đất đai năm 2003 đãnêu: “Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thínghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đíchbảo vệ, phát triển rừng bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôitrồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác”
1.1.1.2 Phân loại đất nông nghiệp
Theo Luật Đất đai năm 2003 căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai đượcphân thành 3 nhóm: đất nông nghiệp, phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng, cụ thểđược quy định tại điều 10 Luật Đất đai như sau:
- Nhóm đất nông nghiệp
- Nhóm đất phi nông nghiệp
- Nhóm đất chưa sử dụng
1.1.2 Vai trò và đặc điểm của đất nông nghiệp
Trong quá trình sản xuất nông nghiệp đất đai tham gia vào quá trình sản xuấtkhông chỉ với tư cách là đối tượng lao động mà nó còn là điều kiện để tiến hànhcho quá trình sản xuất nông nghiệp
Ngoài ra, đất đai còn vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động, tưliệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế được trong nông nghiệp
Trong sản xuất nông lâm nghiệp, đất đai là tự liệu sản xuất chủ yếu và đặcbiệt không thể thay thế với những đặc điểm:
Trang 6- Thứ nhất, đất đai vừa là sản phẩm của tự nhiên, vừa là sản phẩm của lao động.
- Thứ hai, đất đai bị giới hạn về mặt không gian nhưng không bị giới hạn vềmặt sản xuất
- Thứ ba, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế trong quátrình sản xuất, nó sẽ không bị hao mòn cả về số lượng và chất lượng nếu như chúng
ta sử dụng nó một cách hợp lý
- Thứ tư, đất đai có vị trí cố định và chất lượng không đồng đều
1.1.3 Yêu cầu đặt ra đối với sử dụng đất nông nghiệp hiện nay
* Vấn đề suy thoái đất nông nghiệp
Được chia làm hai loại chính: một loại gây ra bởi công nghệ hóa học và các
kỹ thuật hiện đại, một loại khác gây ra bởi lối canh tác tự nhiên
* Yêu cầu đặt ra đối với sử dụng đất nông nghiệp
- Phải sử dụng một cách tiết kiệm các quỹ đất nông nghiệp, hạn chế quy luậtđất đai ngày càng khan hiếm và xu hướng giảm sút độ màu mỡ tự nhiên của đất đai
- Cần tiếp tục đẩy mạnh công tác chuyển đổi đất đai nhằm tập trung đất đaiphục vụ yêu cầu phát triển của sản xuất hàng hóa
- Phải kết hợp chặt chẽ giữa khai thác với bảo vệ, bồi dưỡng và cải tạo đất đai
- Cần tăng cường sự quản lý của Nhà nước đối với đất đai
1.1.4 Nguyên tắc và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững
* Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp
- Sử dụng đất nông nghiệp hợp lý sẽ làm tăng nhanh khối lượng nông sảntrên một đơn vị diện tích, xây cơ cấu cây trồng phù hợp với tiềm năng sẵn có củatừng địa phương, chế độ bón phân hợp lý góp phần bảo vệ độ phì nhiêu của đất,bảo vệ môi trường
- Sử dụng đất nông nghiệp sẽ là tiền đề để sử dụng có hiệu quả cao cácnguồn tài nguyên khác của từng vùng từ đó nâng cao mức sống của người dân, quy
mô sản xuất
Trang 7- Sử dụng đất nông nghiệp đầy đủ và hợp lý trong cơ chế kinh tế thị trườngphù hợp với quy luật tự nhiên của nó, và gắn với các chính sách vĩ mô nhằm nângcao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và phát triển nền nông nghiệp bền vững(Ngô Thế Dân, 2001).
* Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững
- Duy trì, nâng cao các hoạt động sản xuất
- Giảm mức độ rủi ro đối với sản xuất (an toàn)
- Bảo vệ tiềm năng các nguồn tài nguyên tự nhiên chống lại sự thoái hóa đốivới chất lượng đất và nước (bảo vệ)
- Có hiệu quả lâu bền
- Được sự chấp nhận của xã hội
1.2 Cơ sở lý luận về hiệu quả
1.2.1 Khái quát về hiệu quả và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Hiệu quả là chỉ tiêu chất lượng đánh giá kết quả sử dụng đất trong hoạt độngkinh tế Nó được thể hiện qua lượng sản phẩm, lượng giá trị thu được bằng tiền
Hiệu quả sử dụng đất là kết quả của cả một hệ thống các biện pháp tổ chứcsản xuất, khoa học, kỹ thuật, quản lý kinh tế và phát huy các lợi thế, khắc phục cáckhó khăn khách quan của điều kiện tự nhiên, trong nhiều hoàn cảnh cụ thể còn gắnsản xuất nông nghiệp với các ngành khác của nền kinh tế quốc dân
1.2.2 Đặc điểm và phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
a Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
- Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên
- Nhóm các yếu tố về điều kiện kinh tế, xã hội
- Nhóm các yếu tố tổ chức
- Nhóm các yếu tố về kỹ thuật canh tác
b Đặc điểm, tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
* Đặc điểm
Khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần xem xét, lưu ý các mặt sau:
Trang 8- Quá trình sản xuất trên đất nông nghiệp phải sử dụng nhiều yếu tố đầu vàokinh tế như phân bón, lao động… Khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệptrước tiên phải được xác định bằng kết quả thu được trên một đơn vị diện tích cụthể (thường là 1 ha) tính trên một đồng chi phí, trên một công lao động.
- Trên đất nông nghiệp có thể bố trí các cây trồng, các hệ thống luân canh
Do đó, cần phải đánh giá hiệu quả từng loại cây trồng, từng công thức luân canh
- Thâm canh là biện pháp sử dụng đất nông nghiệp theo chiều sâu, tác độngđến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trước mắt và lâu dài
- Khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần quan tâm đến những ảnhhưởng của sản xuất nông nghiệp đến môi trường xung quanh
- Hoạt động sản xuất nông nghiệp mang tính xã hội rất sâu sắc
* Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất phải theo quan điểm sử dụng đất bền vữnghướng đến ba tiêu chuẩn:
- Bền vững mặt kinh tế
- Bền vững mặt môi trường
- Bền vững mặt xã hội
1.2.3 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
* Nguyên tắc lựa chọn chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
- Hệ thống chỉ tiêu phải có tính thống nhất, tính toàn diện và tính hệ thống
- Để đánh giá được chính xác, toàn diện cần phải xác định các chỉ tiêu chính,các chỉ tiêu cơ bản hiệu quả một cách khách quan, chân thật và biểu hiện mặt cốtyếu của hiệu quả theo quan điểm và tiêu chuẩn đã chọn, các chỉ tiêu bổ sung đểhiệu chỉnh chỉ tiêu chính, làm cho nội dung kinh tế biểu hiện đầy đủ hơn, cụ thểhơn
- Các chỉ tiêu phải phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển nông nghiệp ởnước ta, đồng thời có khả năng so sánh quốc tế trong quan hệ đối ngoại nhất lànhững sản phẩm có khả năng xuất khẩu
Trang 9- Hệ thống chỉ tiêu phải dựa trên cơ sở khoa học của hiệu quả, đảm bảo đượctính thực tiễn, yêu cầu nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và phải có tácdụng kích thích sản xuất phát triển.
* Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
- Các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế:
+ Hiệu quả kinh tế trên 1 ha đất nông nghiệp: GO, IC, VA, GO/IC, VA/IC.+ Hiệu quả kinh tế trên một ngày công lao động: GTGT/ 1 ngày công laođộng
+ Hiệu quả kinh tế trên một đồng chi phí: GTGT/ 1 đơn vị chi phí
- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội
- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường
Qua tìm hiểu, nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới, Việt Nam
đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về vấn đề sử dụng đất đai:
- Đã chú trong đến công tác lai tạo và chọn giống cây trồng mới năng suấtcao, chất lượng tốt để đưa vào sản xuất, làm phong phú hơn hệ thống cây trồng gópphần vào việc làm tăng năng suất cây trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất
- Đã nghiên cứu đưa cây lúa xuân giống ngắn ngày và cây vụ đông vào sảnxuất
- Đã đưa ra những quy trình hướng dẫn sử dụng giống và phân bón có hiệuquả trên các chân ruộng vùng úng trũng đông bằng sông Hồng góp phần tăng năngsuất, sản lượng cây trồng
Trang 10CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG
NGHIỆP Ở HUYỆN THANH THỦY, TỈNH PHÚ THỌ 2.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở huyện Thanh Thủy
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý
- Địa hình
- Khí hậu
- Thủy văn
- Các nguồn tài nguyên thiên nhiên
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
- Tình hình phát triển kinh tế
- Tình hình cơ sở hạ tầng, kỹ thuật
- Tình hình dân số, lao động
- Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
2.2 Thực trạng về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Thanh Thủy
2.2.1 Tình hình sử dụng quỹ đất
Diện tích đất nông nghiệp 9.074,30 ha chiếm 72,2% tổng diện tích tự nhiên,trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 5.602,92 ha, đất lâm nghiệp là2.972,14 ha, đất nuôi trồng thủy sản là 468,60 ha, đất nông nghiệp khác là 30,64ha.Đất phi nông nghiệp với diện tích là 3.265,45 ha chỉ chiếm 25,98% tổng diệntích đất tự nhiên của huyện, trong đó đất ở có diện tích là 689,68 ha, đất chuyêndùng có diện tích là 1.313,69 ha, đất tôn giáo, tín ngưỡng có diện tích 13,79 ha, đấtnghĩa trang có diện tích 70,27 ha, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng có diệntích 1.178,01 ha Đất chưa sử dụng có diện tích 228,31 ha chiếm 1,82% diện tíchđất tự nhiên của huyện
Trang 11Bảng 2.4: Tình hình sử dụng đất của huyện Thanh Thủy năm 2017
(Nguồn: Phòng tài nguyên và môi trường huyện Thanh Thủy, 2017)
2.2.2 Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện
2.2.2.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2017, diện tích đất nông nghiệp trên địabàn huyện là 9.074,30 ha, chiếm 72,2% tổng diện tích đất tự nhiên Trong đó:
- Đất sản xuất nông nghiệp là 5.602,92 ha, chiếm 44,58% tổng diện tích đấtnông nghiệp
- Đất lâm nghiệp là 2.972,14 ha, chiếm 23,65% tổng diện tích đất nôngnghiệp
Trang 12- Đất nuôi trồng thủy sản là 468,60 ha, chiếm 3,73% tổng diện tích đất nôngnghiệp.
- Đất nông nghiệp khác là 30,64 ha, chiếm 0,44% tổng diện tích đất nông nghiệp
2.2.2.2 Biến động sử dụng đất nông nghiệp
Bảng 2.5: Biến động diện tích đất nông nghiệp giai đoạn 2015 - 2017
Chỉ tiêu
Diện tích (ha) So sánh (%) Tốc độ
pháttriểnbìnhquân (%)
9.074,3
0 108,96 99,89 104,33Đất sản xuất nông nghiệp 4.941,3
5
5.609,13
5.602,9
2 113,51 99,88 106,48Đất trồng cây hàng năm 3.369,6
9
3.652,80
2.453,5
Đất rừng phòng hộ 406,57 518,64 518,64 127,56 100 112,94Đất nuôi trồng thủy sản 247,24 468,90 468,60 189,65 99,94 137,67
Trang 13được chuyển sang đất nông nghiệp và do huyện đã chú trọng được đến công tác thủylợi để cải tạo các vùng đất mà trước đây bỏ hoang hóa Tuy nhiên đến 2017 diện tíchđất lại giảm đi và được sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp như đất ở, đất cơ sở tôngiáo, … Nguyên nhân tình trạng này là do sự phát triển của nền kinh tế huyện, do điềuchỉnh địa giới hành chính cấp huyện và do yêu cầu của quy hoạch sử dụng đất hàngnăm phải chuyển vào mục đích sử dụng cho sự phát triển của xã hội.
2.3 Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện
Bảng 2.6: Các loại hình sử dụng đất chính của huyện Thanh Thủy
Nhóm Loại hình SDĐ Kiểu sử dụng đất Diện tích (ha)
(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Nông thôn huyện Thanh Thủy, năm 2017)
Qua bảng 2.6 ta thấy toàn huyện có 6 loại hình sử dụng đất chính với 12 kiểu
sử dụng đất khác nhau
2.4 Đánh giá kết quả và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
2.4.1 Kết quả và hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp
2.4.1.1 Kết quả và hiệu quả kinh tế của các cây trồng chính
Bảng 2.7: Kết quả và hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính tại huyện
Thanh Thủy
Trang 14(Đơn vị tính trên 1 ha)
Loại
CT
Năng suất (tạ)
GO (1000đ)
IC (1000đ)
VA (1000đ)
Lao động (công)
GO/LĐ (1000đ)
VA/LĐ (1000đ)
GO/IC (lần)
VA/IC (lần)
Nhóm 1: Lúa – màu
LX 57,32 36.650 24.684 11.966 265 138,3 45,2 1,5 0,5
Ngô mùa 47,5 30.875 17.908 12.967 245 126,0 52,9 1,7 0,7Ngô đông 50,0 35.000 19.250 15.750 250 140,0 63,0 1,8 0,8Lạc 21,59 25.230 16.463 8.767 148 170,5 59,2 1,5 0,5Đậu tương 14,43 17.526 10.744 6.782 215 81,5 31,5 1,6 0,6Khoai lang 53,10 27.450 11.234 16.216 230 119,3 70,5 2,4 1,4Sắn 147,2 50.971 32.164 18.807 196 260,1 95,9 1,6 0,6Rau các loại 121,8 24.360 7.367 16.993 277 87,9 61,1 3,3 2,3
Nhóm 2: cây ăn quả và cây công nghiệp
Bưởi 54,5 82.100 51.949 30.151 348 235,9 86,6 1,6 0,6Táo 47,0 71.000 40.040 30.960 410 173,2 75,5 1,8 0,8Chè 70,0 57.360 19.774 37.586 485 118,3 77,5 2,9 1,9
Nhóm 3: Nuôi trồng thủy sản
(Nguồn: Phòng Nông Nghiệp và nông thôn huyện Thanh Thủy, 2017)
Qua bảng trên ta thấy:
* Về kết quả kinh tế: Kết quả của các cây trồng chính của huyện có sự khácbiệt về hiệu quả kinh tế Nhóm cây như lúa xuân, lạc, đậu tương, khoai lang, raucác loại cho giá trị không cao, điển hình như cây đậu tương với giá trị sản xuất là17.526 nghìn đồng/ha, giá trị gia tăng là 6.782 nghìn đồng/ha; cây lạc với giá trịsản xuất 25.230 nghìn đồng/ha, giá trị gia tăng là 8.767 nghìn đồng/ha Nhóm câytrồng mang lại giá trị cao nhất tại vùng là cây chè và cây ăn quả, giá trị gia tăng của
Trang 15cây chè đạt 37.586 nghìn đồng/ha và cây ăn quả (cây bưởi) đạt 30.960 nghìn đồng/ha.
* Về hiệu quả kinh tế
Các loại cây ăn quả, cây màu (sắn), cây chè đều mang lại hiệu quả kinh tếcao, cho năng suất tốt Tuy nhiên những loại cây này chỉ mang tính thời vụ, và chỉtrồng được ở các xã có điều kiện về đất đai và địa hình cho phép như: Yến Mao, Tu
Vũ, Đoan Hạ… Chính vì vậy, các loại cây trồng như lúa, cây thực phẩm, rau màucác loại vẫn được chú trọng trong phát triển đáp ứng nhu cầu lương thực, thựcphẩm tại địa phương
2.4.1.2 Kết quả và hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất
Qua bảng 2.8 cho thấy tại huyện có 6 loại hình sử dụng đất với 12 kiểu sửdụng đất Trong đó, LUT chuyên lúa có 1 kiểu sử dụng đất, LUT lúa – màu có 4kiểu sử dụng đất, LUT chuyên màu có 3 kiểu sử dụng đất, LUT cây CN lâu năm có
1 kiểu sử dụng đất, LUT cây ăn quả có 2 kiểu sử dụng đất, LUT nuôi trồng thủysản có 1 kiểu sử dụng đất
* Về kết quả kinh tế:
LUT lúa – màu cho tổng giá trị sản xuất ở mức cao (từ 81.720 – 99.194nghìn đồng/ha), mức sử dụng chi phí trung gian từ 55.641 – 69.257 nghìn đồng/ha,lợi nhuận thu được ở mức trung bình (từ 26.079 – 36.290 nghìn đồng/ha), nguyênnhân là do chi phí đầu vào cao (giá các loại sản phẩm đầu vào cao như phân đạm,lân, thuốc bảo vệ thực vât…)
* Về hiệu quả kinh tế:
Loại hình sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao nhất là loại hình sử dụng đấtcây ăn quả đạt 82.100 triệu đồng/ha, giá trị sản xuất trên 1 ngày công lao động là235,9 nghìn đồng Các loại hình sử dụng đất chuyên lúa, LUT lúa – màu, LUTchuyên màu, LUT nuôi trồng thủy sản, LUT cây công nghiệp lâu năm cho hiệu quảkinh tế ở mức trung bình; thấp nhất là loại hình sử dụng đất chuyên màu với kiểu
sử dụng đất rau các loại có giá trị gia tăng chỉ đạt 16.993 nghìn đồng/ha