Chỉ khi mà các thành viên đều cảm nhận được nhưng lợi ích nhóm mang lại, những trách nhiệm đối với công việc của nhóm và nhu cầu cần thiết của họ thực sự được nhóm đáp ứng một cách tương xứng, thì hoạt động của nhóm mới đạt kết quả cao.
Việc nhận thức như thế nào sẽ chi phối hành động của chúng ta thế ấy. Vì vậy khi làm việc theo nhóm chúng ta cần có suy nghĩ tích cực, không bao giờ có ý nghĩ dựa dẫm, ỷ lại vào người khác. Cần nghĩ rằng, việc làm việc theo nhóm là cần thiết và mang lại cho chúng ta nhiều điều bổ ích, chẳng hạn như học hỏi kinh nghiệm của nhau, có nhiều ý tưởng mới… Cũng cần nghĩ rằng bạn có trách nhiệm với nhóm, là một phần không thể thiếu của nhóm bởi lẻ chỉ khi ấy bạn mới thật sự để tâm vào công việc và có thể đạt được kết quả cao được. Khi đã tìm được cho mình những nhận thức tích cực về làm việc nhóm thì bạn cũng cần có những kỹ năng, kỹ xảo phục vụ cho làm việc nhóm hiệu quả và đáp ứng được những yêu cầu nhất định khi làm việc theo nhóm
Thứ nhất, lựa chọn thành viên cho nhóm. Hầu hết các bạn sinh viên cho rằng nhóm nên có cơ cấu với số lượng các thành viên nam và nữ là bằng nhau. Theo chúng tôi thì cơ cấu của nhóm phụ thuộc vào tính phức tạp của đề tài, mà đặc biệt là các kỹ năng mà đề tài đòi hỏi để có thể hoàn thành một cách nhanh chóng và cho hiệu quả cao nhất. Nếu như đề tài đòi hỏi nhiều ở sự khéo léo và kiên nhẫn thì bạn nên sắp xếp nhóm với cơ cấu nữ nhiều hơn, còn đề tài đòi hỏi nhiều hơn về sức
khỏe và sự nhạy bén thì bạn hãy tổ chức nhóm với nam nhiều hơn nữ… Vì vậy tùy vào đề tài mà tổ chức nhóm có cơ cấu hợp lý.
Nhiều sinh viên cho rằng số lượng thành viên trong nhóm nên từ 3 đến 5 người. Nhìn chung nhóm nhỏ sẽ hiệu quả nhất khi nhiệm vụ phức tạp và đòi hỏi các kỹ năng đặc biệt. Những nhóm lớn hơn có thể hiệu quả nếu nhiệm vụ tương đối đơn giản và các thành viên trong nhóm đồng ý giao nhiệm vụ cho những nhóm nhỏ hơn khi cần thiết. Nên có số thành viên lẻ để thuận lợi cho việc ra quyết định khi cần biểu quyết theo nguyên tắc số đông. Số lượng thành viên trong nhóm chỉ nên vừa đủ để thực hiện công việc. Nếu quá ít người, tiến trình công việc sẽ bị chậm lại và nhóm có thể sẽ thiếu các kỹ năng cần thiết. Ngược lại khi có quá nhiều người, tiến trình công việc cũng sẽ chậm lại vì mọi người phải bỏ thời gian và công sức và điều hành. Vậy số lượng các thành viên trong nhóm phụ thuộc vào từng đề tài, căn cứ vào đề tài để có sự lựa chọn phù hợp.
Thứ hai, nhóm làm việc phải có mục tiêu rõ ràng, hợp lý và được mọi thành
viên chấp nhận. Mục tiêu càng cụ thể hóa và có thể đánh giá được bao nhiêu thì nhiệm vụ của nhóm càng được hoàn thành có kết quả cao bấy nhiêu. Thường thì nhóm sẽ đặt ra nhiều mục tiêu khác nhau kể cả trong ngắn hạn và dài hạn, nhưng có một mục tiêu không thể thiếu và được xem là mục tiêu hàng đầu đó chính là hợp tác để đi đến thành công.
Thứ ba, nhóm hoạt động theo những quy tắc, chuẩn mực rõ ràng. Đó là
những chuẩn mực về giờ giấc, sự phân chia nhiệm vụ và trách nhiệm cho các thành viên….Việc phân chia rõ ràng giúp nhóm tránh được tình trạng đùn đẩy trách nhiệm và thờ ơ với công việc chung của các thành viên, từ đó đưa nhóm hoạt động một cách suôn sẻ hơn, mang lại hiệu quả cao.
Về giờ giấc, các thành viên của nhóm thường làm việc không đúng giờ là điều xãy ra thường xuyên. Mỗi thành viên đều nên thực hiện giờ giấc nghiêm chỉnh, không để hiện tượng giờ cao su xảy ra và không nên để tình trạng chờ đợi nhau.
Thứ tư, nhóm phải có sự hỗ trợ và giúp đỡ từ ban tư vấn, cần được sự quan
tâm của những người có khả năng và kinh nghiệm trong việc làm việc nhóm để nhóm có hướng làm việc đúng đắn. Trong quá trình thực hiện công việc, nhóm sẽ không tránh khỏi gặp phải nhiều khúc mắc khó giải quyết. Bởi vậy nhóm cần phải nhận được sự hỗ trợ từ bên ngoài để công việc được đảm bảo hơn. Người tư vấn ở đây có thể là thầy cô giáo hoặc đại diện của các tổ chức phong trào sinh viên… Cần theo dõi thường xuyên và có phản ứng kịp thời về các khúc mắc khi nhóm làm việc cần giúp đỡ.
Thứ năm, nhóm phải có một nhóm trưởng thực sự có năng lực.
Trưởng nhóm là cầu nối các thành viên trong nhóm với nhau và nối nhóm với bên ngoài. Vì vậy người trưởng nhóm phải được bầu chọn dựa trên sự nhất trí của những thành viên trong nhóm và phải có khả năng, được sự ủng hộ của cả nhóm và bản thân họ phải thích trách nhiệm này.
Ngoài ra, ta cần quan tâm đến cung cách mọi người trong nhóm giao tiếp với nhau, cần biết lắng nghe, không ngắt lời khi người khác đang nói thể hiện sự tôn trọng của mình với người khác, đưa ra lý lẽ thuyết phục cho ý kiến của mình, tranh luận trên Cơ sở vừa lắng nghe vừa xem xét lại ý kiến của mình và đặc biệt là tôn trọng nhau. Cởi mở trước ý tưởng mới và những cách làm việc khác nhau: Trong một nhóm thì các thành viên luôn có những cách suy nghĩ và nhìn nhận vấn đề khác nhau. Cho nên trước một ý tưởng mới các thành viên nên cùng suy nghĩ và thảo luận để đưa ra những kết luận cuối cùng với sự nhất trí của mọi người.
Khi làm việc nhóm, sinh viên cần hiểu rõ những điều cơ bản trong xây dựng nhóm: Không sợ nói sai, hãy là chính mình, cởi mở, hoàn tất lúc này, chớ để ngày mai, suy nghĩ hướng về mặt tích cực, bảo mật những điều bí mật, sẵn sàng chia sẻ kiến thức, tài năng sẵn có