Trong quá trình làm việc nhóm, sinh viên không để xảy ra những cản trở sau: Im lặng, thiếu tự tin, mặc cảm tự ti, sợ hãi, lo lắng, phân biệt đối xử, khó khăn trong truyền thông tin, xấu hổ, e thẹn, sợ bị từ chối, mặc cả tự tôn, quá nhạy cảm, không trung thực, nghi ngờ, lạnh lùng, sợ bị phê bình, có sẵn định kiến.
Trau dồi kỹ năng và rèn luyện tinh thần tự chủ trong học tập. Chủ động và tích cực để hấp thụ được tối đa sự truyền đạt, hướng dẫn của giảng viên.
Sinh viên cần phải thay đổi lại cách tư duy, cách suy nghĩ trong học tập. Để làm được điều đó thì cần có sự nhìn nhận, đóng góp ý kiến thẳng thắn của nhóm trưởng, các thành viên tích cực ở trong nhóm.
Mọi thành viên trong nhóm cần phải có một sự tôn trọng khi ai đó trình bày quan điểm, ý kiến. Giữa các thành viên với nhau nên có sự động viên, sự khen ngợi khi ai đó làm được gì hay, kể cả các bạn đóng góp ít thì cũng tìm cách khen ngợi khích lệ nhau.
Trên đây là những giải pháp cụ thể để khắc phục những hạn chế khả năng làm việc theo nhóm của sinh viên Cơ sở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại miền Trung hiện nay. Nhưng có lẽ giải pháp tốt nhất đối với sinh viên của Cơ sở hiện nay là rèn luyện kỹ năng này ngay từ trên giảng đường. Việc học kiểu này sẽ giúp mỗi sinh viên hiểu sâu vấn đề hơn, học hỏi được nhiều kinh ngiệm phục vụ cho kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả.
KẾT LUẬN
Phương pháp học nhóm là phương pháp học tập phù hợp với phương thức đào tạo tín chỉ hiện nay. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn chưa thực sự phát huy hết tính ưu việt cũng như hiệu quả của nó. Vì thế muốn cho hoạt động nhóm đem lại hiệu quả học tập cao nhất cho sinh viên, đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp hữu hiệu và thiết thực cả về nhận thức và các kỹ năng tổ chức, thực hiện hoạt động học nhóm có hiêu quả.
Sinh viên Cơ sở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Cơ sở miền Trung đã được làm quen với phương pháp phương pháp học nhóm. Do yêu cầu và đòi hỏi của chương trình, nội dung, phương pháp của bậc đại học thì phương pháp học tập theo nhóm là vô cùng cần thiết và phù hợp với đặc điểm hoạt động giảng dạy của giảng viên và hoạt động học tập của học sinh.
Hi vọng những giải pháp nêu trên sẽ góp được phần nào đó vào công tác nâng cao chất lượng của phương pháp học nhóm cho sinh viên Cơ sở.
1. Văn kiện hội nghị lần thứ 2 BCHTƯ khóa VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2000;
2. Đoàn Huy Oánh (2005), Tâm lý học sư phạm, NXB Đại học Quốc gia, tp. Hồ Chí Minh;
3. Nguyễn Ngọc Quang, Nhà sư phạm – Người góp phần đổi mới lý luận dạy
học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 1998;
4. Từ điển Tiếng Việt, Viện khoa học xã hội Việt Nam - Viện ngôn ngữ học;
5. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012; 6. http://www.xn--t-in-1ua7276b5ha.com/h%E1%BB%8Dc%20t%E1%BA %ADp; 7. http://www.wattpad.com/4999268-kh%C3%A1i-ni%E1%BB%87m-ti %C3%AAu-chu%E1%BA%A9n-ph%C3%A2n-lo%E1%BA%A1i-nh %C3%B3m; 8. http://www.vnu.edu.vn/210/210p46.pdf; 9. http://hocmai.vn/tai-nguyen/6887/phuong-phap-hoc-nhom.html.