MỤC LỤCLỜI CẢM ƠN iDANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ivDANH MỤC BẢNG vPHẦN 1: MỞ ĐẦU 11.1. Tính cấp thiết của đề tài 11.2. Mục tiêu nghiên cứu 31.3. Phạm vi nghiên cứu 3Phần 2 :TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 42.1. Khái quát về đánh giá hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất 42.1.1. Sử dụng đất và đánh giá hiện trạng sử dụng đất 42.1.2. Quy hoạch sử dụng đất 52.2. Những vấn đề cơ bản trong QH SDĐ 62.2.1. Cơ sở pháp lý của QH SDĐ 62.2.2. Ý nghĩa của quy hoạch sử dụng đất 72.2.3. Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất 82.2.4. Đối tượng nhiên cứu của quy hoạch sử dụng đất 102.2.5. Nguyên tắc cơ bản của quy hoạch sử dụng đất 102.2.6. Các loại hình quy hoạch sử dụng đất 112.2.7. Nội dung của quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất 122.2.8. Mối quan hệ giữa QHSDĐ với các loại quy hoạch khác 122.3. Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất trong nước và trên thế giới 132.3.1. Vấn đề quy hoạch sử dụng đất trên thế giới 142.3.2. Vấn đề quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam 16Phần 3:VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 183.1. Địa điểm nghiên cứu 183.2. Thời gian nghiên cứu 183.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 183.4. Nội dung nghiên cứu 183.4.1. Điều tra và thu thập số liệu về điều kiện cơ bản 183.4.2. Đánh giá kết quả thực hiện phương án QH SDĐ kỳ đầu 20112015 183.4.3. Điều chỉnh QH SDĐ đến năm 2020 cho huyện Thanh Ba 183.5. Phương pháp nghiên cứu 183.5.1. Phương pháp thu thập số liệu 183.5.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu 19Phần 4:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 214.1. Kết quả điều tra đánh giá về điều kiện cơ bản 214.1.1. Điều kiện tự nhiên 214.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 2634.1.3. Đánh giá chung điều kiện cơ bản của huyện Thanh Ba 344.2. Kết quả thực hiện phương án QH SDĐ kỳ đầu giai đoạn 20112015 364.2.1. Tình hình quản lý đất đai 364.2.2. Hiện trạng và biến động sử dụng đất giai đoạn 20102015 414.2.3. Kết quả thực hiện chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 484.2.4. Đánh giá nguyên nhân tồn tại trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất 514.3. Đề xuất phương án điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm2020 của huyện Thanh Ba 534.3.1. Đánh giá tiềm năng đất đai 534.3.2. Định hướng điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 564.3.3. Phương án điều chỉnh QH, KH SDD đến năm 2020 584.3.4. Đề xuất giải pháp thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất 60Phần 5: 65KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 655.1. Kết luận 655.2. kiến nghị 66TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Thực hiện kế hoạch đào tạo của trường Đại học Lâm nghiệp và nhằm đánhgiá kết quả học tập của sinh viên qua bốn năm học cũng như bước đầu làm quenvới nghiên cứu khoa học, đồng thời tạo cơ hội để mỗi sinh viên có điều kiện vậndụng những kiến thức đã được trang bị trong quá trình học tập một cách linhhoạt và sáng tạo vào thực tế sản xuất Được sự đồng ý của Viện Quản Lý ĐấtĐai và phát triển nông thôn, trường Đại học Lâm Nghiệp, em tiến hành thực
hiện khóa luận tốt nghiệp: “Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất
5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến 2020 tại huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ”
Trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp, bên cạnh sự cố gắngcủa bản thân, em luôn nhận được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo ThS LêTuấn Anh cùng sự giúp đỡ của các thầy cô giáo viện Viện QLĐĐ và PTNTcũng như toàn thể cán bộ UBND huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ
Nhân dịp này cho phép em gửi lời cảm ơn sâu sắc thầy giáo ThS Lê TuấnAnh, người đã hướng dẫn nhiệt tình, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệmquý báu cho tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận Qua đây cũng xin cảm
ơn các thầy cô giáo viện QLĐĐ & PTNT, bộ môn QLĐĐ, trường Đại học Lâmnghiệp cùng với các bộ nhân dân UBND huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ đã tạođiều kiện tốt nhất để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này
Mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng với tinh thần khẩn trương nghiêm túc,song do thời gian, trình độ cũng như kinh nghiệm thực tế trong công tác nghiêncứu còn hạn chế nên bản khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót Em rấtmong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của các thầy cô giáo và bạnđồng nghiệp để bản khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Yến
Trang 2MỤC LỤ
LỜI CẢM ƠN i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC BẢNG v
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.3 Phạm vi nghiên cứu 3
Phần 2 :TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
2.1 Khái quát về đánh giá hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất 4
2.1.1 Sử dụng đất và đánh giá hiện trạng sử dụng đất 4
2.1.2 Quy hoạch sử dụng đất 5
2.2 Những vấn đề cơ bản trong QH SDĐ 6
2.2.1 Cơ sở pháp lý của QH SDĐ 6
2.2.2 Ý nghĩa của quy hoạch sử dụng đất 7
2.2.3 Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất 8
2.2.4 Đối tượng nhiên cứu của quy hoạch sử dụng đất 10
2.2.5 Nguyên tắc cơ bản của quy hoạch sử dụng đất 10
2.2.6 Các loại hình quy hoạch sử dụng đất 11
2.2.7 Nội dung của quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất 12
2.2.8 Mối quan hệ giữa QHSDĐ với các loại quy hoạch khác 12
2.3 Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất trong nước và trên thế giới 13
2.3.1 Vấn đề quy hoạch sử dụng đất trên thế giới 14
2.3.2 Vấn đề quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam 16
Phần 3:VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
3.1 Địa điểm nghiên cứu 18
3.2 Thời gian nghiên cứu 18
3.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 18
3.4 Nội dung nghiên cứu 18
3.4.1 Điều tra và thu thập số liệu về điều kiện cơ bản 18
3.4.2 Đánh giá kết quả thực hiện phương án QH SDĐ kỳ đầu 2011-2015 18
3.4.3 Điều chỉnh QH SDĐ đến năm 2020 cho huyện Thanh Ba 18
3.5 Phương pháp nghiên cứu 18
3.5.1 Phương pháp thu thập số liệu 18
3.5.2 Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu 19
Phần 4:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21
4.1 Kết quả điều tra đánh giá về điều kiện cơ bản 21
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 21
Trang 34.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 26
4.1.3 Đánh giá chung điều kiện cơ bản của huyện Thanh Ba 34
4.2 Kết quả thực hiện phương án QH SDĐ kỳ đầu giai đoạn 2011-2015 36
4.2.1 Tình hình quản lý đất đai 36
4.2.2 Hiện trạng và biến động sử dụng đất giai đoạn 2010-2015 41
4.2.3 Kết quả thực hiện chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 48
4.2.4 Đánh giá nguyên nhân tồn tại trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 51
4.3 Đề xuất phương án điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Thanh Ba 53
4.3.1 Đánh giá tiềm năng đất đai 53
4.3.2 Định hướng điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 56
4.3.3 Phương án điều chỉnh QH, KH SDD đến năm 2020 58
4.3.4 Đề xuất giải pháp thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất 60
Phần 5: 65
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65
5.1 Kết luận 65
5.2 kiến nghị 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
Trang 5DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất huyện Thanh Ba năm 2015 42
Bảng 4.3 Kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2015 48Bảng 4.4: Điều chỉnh QHSDĐ đến năm 2020 của huyện Thanh Ba 59
Trang 6PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, mỗidân tộc Là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môitrường sống, là địa bàn phân bố và nơi diễn ra mọi hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội,
an ninh và quốc phòng Đất đai có giới hạn về diện tích, hình thể nhưng mức độ sảnxuất lại phụ thuộc vào sự đầu tư, hướng khai thác sử dụng của con người Việc sửdụng đất hợp lý, có hiệu quả và sử dụng đất đai, có liên quan chặt chẽ tới mọihoạt động của từng ngàh, từng lĩnh vực, quyết định đến hiệu quả sản xuất và anninh quốc gia
Luật đất đai năm 2013 khẳng định việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất là một trong mười ba nội dung quản lý Nhà nước về đất đai Ở đó nguyên tắclập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định rõ tại Khoản 2, Điều 35 đó là:
“Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải đảm bảo tính đặc thù, liên kết của cácvùng kinh tế của xã hội; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện rõ ràng nộidung sử dụng đất của cấp xã” Quy hoạch sử dụng đất có ỹ nghĩa đặc biệt quantrọng không chỉ cho trước mắt mà cả lâu dài Tùy theo đặc điểm điều kiện tựnhiên, phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của mỗivùng lãnh thổ mà quy hoạch sử dụng đất được tiến hành sao cho phù hợp Qua
đó nhằm định hướng cho các cấp, các ngành trên địa bàn lập quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất chi tiết của mình, tạo cơ sở pháp lý để bố trí sử dụng đất hợp
lý, có hiệu quả, bảo vệ cảnh quan, môi trường, đồng thời đáp ứng đươc yêu cầuthống nhất quản lý Nhà nước về đất đai Đặc biệt trong giai đoạn thực hiệnCNH – HĐH đất nước, việc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất là yêu cầucấp thiết đối với mọi cấp địa bàn lãnh thổ
Mục 3, Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT quy định cụ thể việc lập kếhoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện làm cơ sở pháp lý để quản lý đất đai, làcăn cứ để giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất Mục tiêu của quy hoạch sử dụng đất là quản lý chặt chẽ tài nguyên đất đai theoquy hoạch, kế hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích tiết kiệm,hiệu quả, bảo vệ môi trường sinh thái bền vững, phát huy tối đa tiềm năng,
Trang 7nguồn lực về đất đai, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triểnnông thôn mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực và cácmục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước.
Huyện Thanh Ba là huyện thuộc miền núi tây bắc tỉnh Phú Thọ, với diệntích tự nhiên là 19.484,90 ha, gồm có 27 đơn vị hành chính gồm thị trấn Thanh
Ba và 26 xã Những năm qua tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội của huyện diễn
ra khá nhanh dẫn đến nhu cầu sử dụng đất tăng cao gây áp lực cho việc phân bổđất cho các mục đích sử dụng khác nhau Thực tế trong những năm qua cho thấyviệc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện được triển khai.Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu(2011 – 2015 ) của huyện đã được tỉnh Phú Thọ phê duyệt tại Quyết định số302QĐ – UBND ngày 24 tháng 12 năm 2013 Kế hoạch sử dụng đất đai củahuyện căn cứ vào nhu cầu và tình hình thực tế về việc sử dụng đất và kế hoạchphát triển kinh tế kinh tế - xã hội của địa phương
Trải qua 5 năm trong quá trình thực hiện theo kế hoạch sử dụng đất đã thựchiện được một số chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất theo phương án quy hoạch, tạotiền đề cho phát triển kinh tế, xã hội và cải thiện môi trường sống của nhân dântrên thành phố Tuy nhiên bên cạnh đó trong quá trình thực hiện quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất đã có những phát sinh, dẫn đến một số chỉ tiêu sử dụng đấtthực hiện chưa đúng với quy hoạch, kế hoạch đề ra, chính vì vậy việc đánh giákết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất là hết sức quan trọng Nhận thấy vai tròcấp thiết và quan trọng đặc biệt đó, đồng thời góp phần làm cơ sở cho các cấp,các ngành sắp xếp sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai, tránh được sựchồng chéo trong quản lý sử dụng, gây lãng phí đất của địa phương cũng nhưtoàn tỉnh Phú Thọ trước mắt và tương lai xa hơn, em tiến hành thực hiện nghiên
cứu khóa luận tốt nghiệp: “Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến 2020 cho huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ”
Trang 81.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá tình hình thực hiện kết quả kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu
2011-2015 của huyện Thanh Ba và những vấn đề ảnh hưởng đến thực hiện kết quả sửdụng đất trên địa bàn huyện
- Đề xuất phương án điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và một sốgiải pháp thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 trên địa bànhuyện Thanh Ba
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu trong phạm vi địa giới hành chính của huyện Thanh Ba, tỉnhPhú Thọ
Trang 9Phần 2 :
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
2.1.1 Sử dụng đất và đánh giá hiện trạng sử dụng đất
Sử dụng đất: Là những hình thức mà con người tác động vào đất đai bằng
các phương thức khác nhau để đem lại lợi ích cho mình và cải tạo đất đai saocho đạt hiệu quả cao nhất
Hiện trạng sử dụng đất: Là hình thức phản ánh hoạt động của con người
lên đất đai, là kết quả của quá trình chọn lọc và sử dụng qua nhiều thế kỷ củacon người Hiện trạng SDĐ là kết quả của quá trình sử dụng và chọn lọc của conngười, trải qua một thời gian rất dài có khi hàng chục thế kỷ các loại hình sửdụng đất hiện tại đã được con người chấp nhận, nghĩa là các loại hình này đãđáp ứng được với đặc trưng tự nhiên trong khu vực, đã chấp nhận về mặt xã hội
và hiệu quả đối với người sử dụng đất Hiện trạng SDĐ được phản ánh thôngqua bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Đánh giá hiện trạng sử dụng đất: là mô tả hiện trạng sử dụng từng quỹ
đất (đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng) Từ đó rút ranhững nhận định, kết luận về tính hơp lý hay chưa hợp lý trong sử dụng đất từ
đó làm cơ sở để đề ra những quyết định sử dụng đất có hiệu quả kinh tế cao,nhưng vẫn đảm bảo sử dụng đất theo hướng bền vững Thông qua hình thứcđiều tra, phân tích, hiện trạng sử dụng đất để tìm ra những mặt thuận lợi, khókhăn từ đó căn cứ vào kết quả này ta tiến hành đề xuất phương hướng quy hoạchcho kỳ tiếp theo Đánh giá hiện trạng cần căn cứ vào đặc điểm, điều kiện tựnhiên, kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng; phương hướng, nhiệm vụ và mụctiêu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi vùng lãnh thổ
Kế hoạch sử dụng đất: Chính là việc xác định các biện pháp, các thời
gian để sử dụng đất theo quy hoạch
2.1.2 Quy hoạch sử dụng đất
Trang 10Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và phápchế của nhà nước về tổ chức, sử dụng quản lý đất đai nói chung, đất đai nôngthôn nói riêng một cách đầy đủ hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất thôngqua việc tính toán, phân bổ quỹ đất dành cho ngành, cho các mục đích sử dụngđất, cho các tổ chức và cá nhân sử dụng đất đai nhằm mục đích nâng cao nhiệuquả kinh tế - xã hội và bảo vệ đất đai, môi trường sinh thái
Thực chất quy hoạch sử dụng đất đai là quá trình hình thành các quyết địnhnhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững để mang lại lợi ích caonhất, thực hiện đồng thời hai chức năng: điều chỉnh các mối quan hệ đất đai và
tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích nâng cao hiệuquả sản xuất của xã hội kết hợp bảo vệ đất và môi trường
2.2 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG QH SDĐ
2.2.1 Cơ sở pháp lý của QH SDĐ
Đất nước ta đang trong thời kỳ chuyển mình sang nền kinh tế thị trường với
đa dạng ngành nghề, nhu cầu sử dụng đất của các ngành cũng tăng lên, vì thế đãgây áp lực đến tài nguyên đất đai Do đó việc phân bổ sử dụng đất một cách hợp
lý cho từng lĩnh vực của các ngành là vấn đề cấp thiết của Đảng và Nhà nước tahiện nay điều này được thể hiện thông qua hiến pháp, pháp luật và các văn bảndưới luật tạo cơ sở pháp lý để lập kế hoạch quy hoạch sử dụng đất
Tại Chương II Điều 18 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam năm 1992 đã khẳng định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nướcthống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật đảm việc sửdụng có hiệu quả đúng mục đích nguồn tài nguyên đất đai”
Điều 5 Luật đất đai 2003 quy định: “ Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do dânNhà nước đại diện chủ sở hữu, Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với đấtđai như sau: Quyết định mục đích sử dụng thông qua việc quyết định, xét duyệtquy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất ”
Để thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Bộ Tài nguyên &Môi trường đã có:
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủQuy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
Trang 11- Chỉ thị 21/CT-TTg ngày 01/8/2014 của Thủ tướng chính phủ về việc kiểm
kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014;
- Thông tư số 28/2014/BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ TN&MT quy định
về Thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
- Kế hoạch số 02/KH-BTNMT của của Bộ TN&MT ngày 16/9/2014 thựchiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 01/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ;
- Thông tư số 02/TT/BTNMT ngày 27/01/2015 của Bộ TN&MT quy địnhchi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ
- Thông tư số 42/2014/TT-BTNMT ngày 29/7/2014 của của Bộ TN&MTban hành định mức kinh tế - kỹ thuật thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồhiện trạng sử dụng đất
- Công văn số 1592/TCQLĐĐ-CKSQLSDĐĐ ngày 18/11/2014 của Tổng cụcQuản lý Đất đai – Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện thống
kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014
- Công văn số 629/TCQLĐĐ-CĐKĐĐ ngày 07/5/2015 của Tổng cục Quản
lý Đất đai – Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc sử dụng bản đồ đề điều trakiểm kê ở cấp xã
- Công văn số 308/TNMT-QLĐĐ ngày 17/03/2015 của Sở Tài Nguyên vàMôi trường tỉnh Phú Thọ V/v hướng dẫn bổ sung một số nội dung về công táckiểm kê đất đai
2.2.2 Ý nghĩa của quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất đai có ý nghĩa rất quan trọng cho các ngành, cáclĩnh vực hoạt động trong xã hội Nó định hướng sử dụng đất đai cho các ngành,chỉ rõ các địa điểm để phát triển các ngành, giúp cho các ngành yên tâm trongđầu tư phát triển
- Quy hoạch sử dụng đất đai sẽ tạo ra sự ổn định về mặt pháp lý cho việcquản lý Nhà nước đối với đất đai, làm cơ sở cho việc giao quyền sử dụng đất,cho thuê đất, đầu tư phát triển kinh tế, xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh
Trang 12tế, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và thực hiện nhiệm vụ côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Quy hoạch sử dụng đất đai là công cụ hữu hiệu giúp cho Nhà nước nắmchắc quỹ đất đai và xây dựng chính sách sử dụng đất đai đồng bộ có hiệu quảcao, hạn chế sự chồng chéo trong quản lý đất đai, ngăn chặn các hiện tượngchuyển mục đích sử dụng tuỳ tiện, hiện tượng tiêu cực, tranh chấp, lấn chiếm,huỷ hoại đất đai, phá vỡ cân bằng sinh thái
2.2.3 Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất
- Quy hoạch sử dụng đất đai là một công cụ quản lý khoa học của Nhànước Ở nước ta, quy hoạch sử dụng đất đai nhằm phục vụ cho nhu cầu củangười sử dụng đất đai và quyền lợi của toàn xã hội, góp phần giải quyết tốt cácmối quan hệ trong quản lý và sử dụng đất đai, để sử dụng, bảo vệ đất và nângcao hiệu quả sản xuất xã hội
- Quy hoạch sử dụng đất đai mang đặc điểm tổng hợp, nó vận dụng kiếnthức tổng hợp của nhiều môn khoa học thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên,khoa học kinh tế, khoa học xã hội Mục đích của quy hoạch sử dụng đất đai lànhằm khai thác, sử dụng, cải tạo, bảo vệ toàn bộ tài nguyên đất, bao gồm sáuloại đất chính
- Quy hoạch sử dụng đất đai có tính lịch sử - xã hội: Khi con người mới
xuất hiện cuộc sống chủ yếu dựa và thiên nhiên thì vấn đề quy hoạch sử dụngđất đai chưa được đề cập tới Cho tới khi công việc trồng trọt cùng với nhữngcông cụ sản xuất xuất hiện lúc đó ý thức về QHSDĐ bắt đầu được hình thành
- Quy hoạch sử dụng đất đai có tính chất dài hạn và tính chiến lược, thờihạn thường từ 10 năm đến 20 năm hoặc lâu hơn Việc xây dựng quy hoạch phảiphản ánh được những vấn đề có tính chiến lược như: phương hướng, mục tiêu,chiến lược của việc sử dụng đất đai; cân đối tổng quát nhu cầu sử dụng đất đaicủa từng ngành; điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất đai và việc phân bố đất đai; phânđịnh ranh giới và các hình thức quản lý việc sử dụng đất đai; các biện pháp,chính sách lớn Quy hoạch sử dụng đất đai là cơ sở khoa học cho việc xây dựng
kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm
- Quy hoạch sử dụng đất đai mang đặc điểm khả biến Dưới tác động củanhiều nhân tố khó dự đoán theo nhiều phương diện khác nhau thì QHSDĐ chỉ là
Trang 13một trong những giải pháp biến đổi hiện trạng sử dụng đất sang trạng thái mớithích hợp hơn cho sự phát triển kinh tế cho một thời kỳ nhất định QHSDĐ luôn
là quy hoạch động, một quá trình lặp lại theo chiều xoắn ốc “ Quy hoạch - thựchiện – quy hoạch lại hoặc chỉnh sửa - tiếp tục thực hiện…” Với chất lượng mức
độ hoàn thiện và tính phù hợp ngày càng cao Do vậy việc bổ sung, điều chỉnh
và hoàn thiện quy hoạch là việc làm hết sức cần thiết
- Quy hoạch sử dụng đất đai có tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô: Với đặc
tính trung và dài hạn QHSDĐ chỉ dự kiến trước được các xu thế thay đổiphương hướng, mục tiêu, cơ cấu và phân bố sử dụng đất
- Tính chính sách: QHSDĐ thể hiện rất mạnh mẽ đặc tính chính trị và
chính sách xã hội Khi xây dựng phương án phải quán triệt các chính sách vàquy định có liên quan đến đất đai của Đảng và Nhà nước, đảm bảo thực hiện cụthể trên mặt bằng đất đai các mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân
2.2.4 Đối tượng nhiên cứu của quy hoạch sử dụng đất
Đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất trên một vùng lãnh thổcần xác định bao gồm các yếu tố sau:
- Đặc điểm khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng
- Hình dạng và mật độ khoảnh thửa
- Đặc điểm thủy văn, địa chất
- Đặc điểm thảm thực vật tự nhiên
- Các yếu tố về sinh thái
- Mật độ, cơ cấu và đặc điểm phân bố dân cư
- Tình trạng và sự phân bố cơ sở hạ tầng
- Trình độ phát triển các ngành sản xuất
Nội dung và đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất rất đa dạng
và phức tạp, phụ thuộc nhiều vào các yếu tố của điều kiện tự nhiên, điều kiệnkinh tế - xã hội Trong quy hoạch sử dụng đất cần kết hợp bảo vệ đất và bảo vệmôi trường theo những nguyên tắc, đặc thù riêng về chế độ sử dụng đất, căn cứvào những quy luật đã được phát hiện, tùy theo từng điều kiện và từng mục đíchcần đạt được, như vậy đối tượng của nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất chính là:
- Nghiên cứu các quy luật về chức năng của đất như một tư liệu sản xuấtchủ yếu
Trang 14- Đề xuất các biện pháp tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quảcao kết hợp với bảo vệ đất và môi trường trong các ngành
2.2.5 Nguyên tắc cơ bản của quy hoạch sử dụng đất
Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế
-xã hội, quốc phòng, an ninh
- Được lập từ tổng thể đến chi tiết, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất củacấp dưới phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên, kếhoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhànước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên phải thể hiện nhu cầu sửdụng đất của cấp dưới
- Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả, khai thác hợp lý tài nguyên thiênnhiên và bảo vệ môi trường
- Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của mỗi kỳ phải được quyết định, xétduyệt trong năm cuối của kỳ trước đó và phải dân chủ và công khai
2.2.6 Các loại hình quy hoạch sử dụng đất
Hiện nay có nhiều cách phân loại quy hoạch sử dụng đất với các tên gọikhác nhau nhưng ghép nhóm lại có thể khái quát thành hai loại sau:
- Loại thứ nhất: Xác định mục đích sử dụng cho từng vùng đất ( mục đíchlớn) Các vùng này có thể có các mục đích khác nhau (QHSDĐ liên ngành).Loại này theo các nước thuộc chế độ XHCN trước đây, gọi là quy hoạch phân
bố sử dụng đất đai, còn các nước TBCN gọi là quy hoạch sử dụng đất vĩ mô
- Loại thứ hai: Quy hoạch sử dụng đất bên trong ranh giới của từng vùngđất đã được xác định mục đích sử dụng Các nước XHCN trước đây gọi là quyhoạch sử dụng đất nội bộ xí nghiệp, còn theo các nước TBCN gọi là quy hoạch
sử dụng đất vi mô
Phân loại quy hoạch sử dụng đất đai đối với nước ta, luật đất đai đã quyđịnh rõ: Quy hoạch sử dụng đất được tiến hành theo lãnh thổ và theo ngành
Trang 15Quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ hành chính: Mục đích chung của quy
hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ hành chính bao gồm:
- Đáp ứng nhu cầu đất đai cho hiện tại và cho tương lai một cách tiết kiệm,khoa học hợp lý và có hiệu quả để phát triển ngành kinh tế quốc dân
- Cụ thể hóa một bước quy hoạch sử dụng đất của các ngành và các đơn vịhành chính cấp cao hơn
- Làm căn cứ, cơ sở để các ngành cùng cấp và các đơn vị hành chính cấpdưới triển khai quy hoạch sử dụng đất của ngành và địa phương mình
- Làm cơ sở để lập kế hoạch 5 năm và hàng năm (căn cứ để giao đất, thuhồi đất theo thẩm quyền được quy định trong luật đất đai)
- Phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai
Quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ hành chính có những dạng sau:
1) Quy hoạch sử dụng đất đai cả nước và các vùng kinh tế
2) Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh
3) Quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện
4) Quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã
* Quy hoạch sử dụng đất theo ngành bao gồm:
- Quy hoạch sử dụng đất đai của Bộ Quốc phòng
- Quy hoạch sử dụng đất đai của Bộ Công an
Đối tượng của quy hoạch sử dụng đất đai theo ngành là diện tích đất đaithuộc quyền sử dụng và diện tích đất đai dự kiến cấp thêm cho ngành
2.2.7 Nội dung của quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất
Theo điều 40, Luật đất đai 2013 nội dung của công tác quy hoạch sử dụngđất như sau:
- Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội và hiện trạng sử dụng đất, đánh giá tiềm năng đất đai
- Xác định phương hướng mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch.
- Xác định diện tích các loại đất phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã
hội, quốc phòng an ninh
- Xác định diện tích phải thu hồi để thực hiện các công trình, dự án.
Trang 16- Xác định các biện pháp sử dụng, cải tạo, bảo vệ đất và bảo vệ môi trường.
- Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
2.2.8 Mối quan hệ giữa QHSDĐ với các loại quy hoạch khác
Quan hệ giữa QHSDĐ với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội là một trong những tài liệu
tiền kế hoạch cung cấp căn cứ khoa học cho việc xây dựng các kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội Trong đó, có đề cập đến dự kiến sử dụng đất đai ở mức độphương hướng với một nhiệm vụ chủ yếu Còn đối tượng của quy hoạch sử dụngđất đai là tài nguyên đất Nhiệm vụ chủ yếu của nó là căn cứ vào yêu cầu củaphát triển kinh tế và các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội điều chỉnh cơ cấu vàphương hướng sử dụng đất, xây dựng phương án quy hoạch phân phối sử dụngđất đai thống nhất và hợp lý
Quan hệ giữa QHSDĐ với quy hoạch phát triển nông nghiệp: Quy
hoạch phát triển nông nghiệp là căn cứ chủ yếu của quy hoạch sử dụng đất đai.Quy hoạch sử dụng đất đai tuy dựa trên quy hoạch và dự báo yêu cầu sử dụngcủa các nghành trong nông nghiệp, nhưng chỉ có tác dụng chỉ đạo vĩ mô, khốngchế và điều hòa quy hoạch phát triển nông nghiệp Hai loại quy hoạch này cómối quan hệ qua lại vô cùng cần thiết và không thể thay thế lẫn nhau
Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch đô thị: Quy
hoạch đô thị và quy hoạch sử dụng đất công nghiệp có mối quan hệ diện vàđiểm, cục bộ và toàn bộ Sự bố cục, quy mô sử dụng đất, các chỉ tiêu chiếm đấtxây dựng…., trong quy hoạch sử dụng đô thị sẽ được điều hòa với quy hoạch sửdụng đất đai Quy hoạch sử dụng đất đai sẽ tạo điều kiện tốt cho xây dựng vàphát triển đô thị
Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch các ngành:
Đây là quan hệ tương hỗ vừa phát triển vừa hạn chế lẫn nhau, là quan hệ cá thểvới tổng thể, cục bộ và toàn bộ, không có sự sai khác về quy hoạch theo khônggian ở cùng một khu vực cụ thể Tuy nhiên chúng có sự khác nhau rất rõ về tưtưởng chỉ đạo và nội dung : Một bên là sự sắp xếp chiến thuật, cụ thể, cục bộ( quy hoạch ngành ); một bên là sự định hướng chiến lược có tính toàn diện vàtoàn cục ( quy hoạch sử dụng đất )
Trang 172.3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI
Quy hoạch sử dụng đất đai được thừa nhận trên thế giới cũng như ở ViệtNam là khâu nghiên cứu về đất đai nhằm đưa đất vào sử dụng một cách có hiệuquả Quy hoạch sử dụng đất đai được tiến hành nghiên cứu theo ngành sử dụngđất đai và theo các cấp vùng lãnh thổ rộng lớn tới những nông trường, trang trại
xí nghiệp thậm chí tới từng lô đất, thửa đất Việc nghiên cứu quy hoạch sửdụng đất đai theo góc độ quy hoạch sử dụng đất của một ngành như nông nghiệp
đã có từ rất lâu Sở dĩ như vậy vì lúc đầu đất đai chỉ được chú ý ở khía cạnh là tưliệu sản xuất trong nông nghiệp Quá trình công nghiệp hóa đã tác động ngàycàng mạnh đến sản xuất nông nghiệp Bên cạnh đó, sự gia tăng dân số đã làm chođất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp lại Do đó, vào những năm đầu của thế kỷ
20 đã xuất hiện tư tưởng quy hoạch sử dụng đất đai đối với ngành nông nghiệp,
đã làm xuất hiện tư tưởng quy hoạch sử dụng đất đai cho nhiều mục đích sử dụngkhác nhau trong một ranh giới lãnh thổ nhất định
2.3.1 Vấn đề quy hoạch sử dụng đất trên thế giới
Tại Mỹ: bang Wiscosin đã tạo ra luật sử dụng đất đai vào năm 1929, tiếp
theo là xây dựng kế hoạch sử dụng đất đầu tiên cho vùng Oneide của Wiscosin
Kế hoạch này đã xác định các diện tích cho sử dụng lâm nghiệp, nông nghiệp,nghỉ ngơi giải trí Năm 1966, hội đất học và hội nông dân học Mỹ cho ra đờichuyên khảo hướng dẫn điều tra đất, đánh giá khả năng của đất và ứng dụng quyhoạch sử dụng đất
Tại Đức: cách tiếp cận trong sử dụng đất là theo giai đoạn, chính phủ Liên
bang cùng với sự tham gia của các bang đưa ra hướng dẫn quy hoạch theo vùng.Các hướng dẫn này được sử dụng làm điểm xuất phát để trao đổi ở cấp bang sau
đó được xây dựng thành đồ án tác nghiệp ở cấp vùng
Ở Pháp : Họ lưu ý 2 cơ chế can dự vào việc lập quy hoạch :
- Một là cơ cấu tổ chức ( hay gọi là cơ chế kế hoạch ) giống như là nềntảng về thể chế và các cơ quan phối hợp hợp tác
- Hai là cơ chế ngẫu nhiên ( hay gọi là cơ chế nóng ) được tiến hành bởinhững nhóm tác nghiệp tác động vào sự phát triển ngẫu nhiên
Trang 18Tại Hung gary: Sự thay đổi từ một hệ thống ra quyết định tập trung sang
cơ chế quy hoạch tập trung hóa cùng với hướng tới tư nhân hóa mang lại nhữngthay đổi to lớn về kinh tế, cơ cấu, tổ chức, xã hội Do đó, để có những thay đổicần xây dựng hệ thống pháp luật Tuy nhiên lại đang gặp trở ngại lớn là năng lực
và thể chế còn thiếu và yếu, không để xây dựng những vấn đề có tính chất thủtục của việc lập quy hoạch xây dựng bộ máy quản lý nhà nước
Tại Philipine: tồn tại ba cấp quy hoạch - Cấp quốc gia: Hình thành
những hướng dẫn chỉ đạo chung - Cấp vùng để triển khai một khung chung choquy hoạch cấp vùng - Cấp quận, huyện chịu trách nhiệm triển khai các đồ án tácnghiệp Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc thống nhất giữa các ngành vàcác quan hệ giữa các cấp lập quy hoạch khác nhau, đồng thời cũng tạo điều kiện
để các chủ sử dụng đất tham gia Ở Philipin nhấn mạnh vai trò luật pháp cả ởcấp quốc gia và cấp vùng
Tại Đài Loan: Đài Loan chủ trương lập quy hoạch sử dụng đất đai theo
từng cấp khác nhau, từng vùng khác nhau và tùy thuộc vào tính chất yêu cầu củaquy hoạch sử dụng đất đai trong từng giai đoạn và các cấp quy hoạch được tiếnhành như sau:
- Quy hoạch phát triển tổng hợp khu vực Đài Loan
- Quy hoạch sử dụng đất theo vùng
Quy hoạch phát triển tổng hợp của huyện, thành phố Quy hoạch đô thị Quy hoạch sử dụng đất phi đô thị
-2.3.2 Vấn đề quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam
Các vấn đề nghiên cứu đất đai, quy hoạch sử dụng đất được bắt đầu từ rấtsớm Trong thời kỳ Pháp thuộc, các công trình nghiên cứu về quy hoạch sử dụngđất đã được các nhà khoa học nghiên cứu và phát triển với quy mô rộng
Từ năm 1955 đến 1975, các công tác điều tra và phân loại đất đã tổng hợpmột cách hệ thống trong phạm vi toàn miền Bắc
- Năm 1975, các số liệu nghiên cứu về phân loại đất được thống nhất.
Xoay quanh chủ đề về phân loại đất đã có nhiều công trình triển khai thực hiệntrên vùng sinh thái ( Ngô Nhật Tiến 1986, Đỗ Đình Sâm 1994…) Tuy nhiên cáccông trình này chỉ dừng lại ở mức nghiên cứu cơ bản, chưa có các biện pháp choviệc sử dụng đất
Trang 19- Để góp phần quản lý và sử dụng một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên
đất, trong nhiều năm qua Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật vàcác văn bản dưới luật cũng như thông tư hướng dẫn thực hiện các văn bản quyphạm pháp luật có liên quan đến công tác quy hoạch sử dụng đất cấp xã nhưLuật đất đai năm 1993, Luật đất đai sửa đổi 1998, 2003, 2013 Đây là cơ sởpháp lý làm tiền đề cho quy hoạch cấp xã
- Năm 1996, công trình “ Quy hoạch sử dụng đất ổn định ở vùng trung du
và miền núi nước ta ” do Bùi Quang Toàn đề xuất Cũng trong năm 1996, VũVăn Mễ và Desloges đẽ thử nghiệm phương pháp quy hoạch sử dụng đất và giaođất lâm nghiệp có sự tham gia của người dân tại Quảng Ninh, đã đề xuất 6nguyên tắc và các bước cơ bản của quy hoạch cấp xã
- Năm 1997, chương trình tập huấn dự án hỗ trợ lâm nghiệp xã hội của
trường Đại học Lâm nghiệp đã đề cập đến các phương pháp tiếp cận có sự thamgia của người dân Các tác giả: Lý Văn Trọng, Nguyễn Bá Ngãi, Nguyễn NghĩaBiên và Trần Ngọc Bình đã phối hợp các chuyên gia trong và ngoài nước biênsoạn tài liệu với những vấn đề chính như: Các khái niệm và phương pháp tiếpcận trong quá trình tham gia, công cụ của phương pháp đánh giá nông thôn có
sự tham gia của người dân, tổ chức quá trình đánh giá nông thôn
- Tác giả Trần Hữu Viên (1997) đã xây dựng tài liệu tập huấn về quy
hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp có sự tham gia của người dân đã kếthợp phương pháp quy hoạch sử dụng đất trong nước và của một số dự án quốc tếđang áp dụng tại một số vùng có dự án ở Việt Nam
- Trong giai đoạn 2000 – 2005, dự án phát triển nông thôn Sơn La, Lai
Châu do Liên minh Châu Âu tài trợ bằng nguồn vốn ODA Những hoạt độngchính của dự án đó là: Quy hoạch sử dụng đất và giao đất, quản lý rừng đầunguồn và phân loại đất lâm nghiệp, cải thiện giống cây trồng trên nương, cải tiếnchăn nuôi, tăng cường dịch vụ khuyến nông và đào tạo
Việt Nam đã có những nghiên cứu khá đầy đủ về quy hoạch sử dụng đất cấp vĩ mô, nhưng cấp vi mô còn có nhiều hạn chế Ở cấp vi mô mới chỉ nghiên cứu chủ yếu đối tượng đất phục vụ cho sản xuất mà chưa đưa ra được vai trò quan trọng đối với môi trường sinh thái Công tác quy hoạch thường dựa vào ý kiến chủ quan của các nhà quy hoạch, thiếu sự đóng góp và tham gia của người dân, dẫn đến không khai thác được kinh nghiệm, dó đó tính khả thi không cao
Trang 20Phần 3:
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Tại huyện Thanh Ba – tỉnh Phú Thọ
3.2 THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
- Thời gian nghiên cứu và thực hiện từ tháng 2 – tháng 5
3.3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Khóa luận nghiên cứu toàn bộ tình hình thực hiện phương án quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu trên địa bàn huyện Thanh Ba
3.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.4.1 Điều tra và thu thập số liệu về điều kiện cơ bản
- Điều kiện tự nhiên
- Điều tra phân tích, đánh giá điều kiện kinh tế xã hội
- Đánh giá chung về điều kiện cơ bản của huyện Thanh Ba
3.4.2 Đánh giá kết quả thực hiện phương án QH SDĐ
kỳ đầu 2011-2015
- Điều tra đánh giá tình hình quản lý đất đai trên địa bàn huyện
- Đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất giai đoạn 2010-2015
- Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất
3.4.3 Điều chỉnh QH SDĐ đến năm 2020 cho huyện Thanh Ba
- Xác định mục tiêu, nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất
- Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đế năm 2020
- Đề xuất giải pháp thực hiện phương án điều chỉnh quy hoạch
3.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.5.1 Phương pháp thu thập số liệu
Trang 21Phương pháp kế thừa tài liệu có sẵn: Đây là phương pháp dùng để thu
thập những tài liệu thứ cấp đã có trên địa bàn như các tài liệu liên quan đến hoạtđộng sử dụng đất, tình hình phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã Sử dụng kếthừa những tài liệu:
- Tài liệu điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, đặc điểm địa hình, khí hậu, thủyvăn và đặc điểm nguồn gốc tài nguyên đất, tài nguyên nước
- Tài liệu kinh tế xã hội: Tài liệu về dân số, lao động, thành phần dân tộc,tài liệu về kiến trúc, cơ sở hạ tầng văn hóa xã hội, tài liệu về mức thu nhập, mứcsống của người dân
- Tài liệu về tình hình quản lý, sử dụng đất của huyện
- Các tài liệu về hiện trạng sử dụng đất, bản đồ của huyện
- Tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện
- Thu thập các tài liệu, số liệu về chính sách, các văn bản luật của Nhànước, của địa phương có liên quan đến quy hoạch, tài liệu định hướng phát triểncủa địa phương
Phương pháp khảo sát thực địa: Phương pháp này được dùng để kiểm
tra tính chất kế thừa và bổ sung những tính chất chưa đầy đủ hoặc không còncập nhật Điều tra bổ sung thu thập về các loại đất, cơ sở hạ tầng, địa hình…
Phương pháp chuyên gia: Dùng để thu thập thông tin có liên quan đến
định hướng phát triển của địa phương, dựa trên những tài liệu văn bản pháp lý
có liên quan đến địa phương, xin ý kiến đánh giá xem xét mức độ phù hợp, khảnăng thực hiện chính sách
3.5.2 Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu
Phương pháp đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch: Từ
kết quả thu thập được tiến hành phân tích so sánh với các chỉ tiêu của phương ánquy hoạch đã được đặt ra
Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng phần mềm Excel để thực hiện
thống kê trên cơ sở tài liệu, số liệu thống kê, các tài liệu nghiên cứu, các dự án
có liên quan đến phát triển nông nghiệp, dịch vụ, kết cấu hạ tầng, đã được xâydựng, để tổng hợp, phân tích lựa chọn như số liệu của ngành thống kê, các sốliệu của các cấp quản lý khác Các tài liệu về bản đồ hiện trạng sử dụng đất, các
Trang 22dự án quy hoạch, dự án đầu tư các lĩnh vực có liên quan Đây là những dữ liệu
cơ sở bước đầu rất quan trọng làm nền tảng cho việc phân tích quá trình pháttriển, đồng thời làm cơ sở để chọn lọc tiếp thu một cách đồng bộ và có khoa học
về chiến lược phát triển
Phương pháp so sánh: Từ kết quả thu thập được tiến hành phân tích so
sánh với các chỉ tiêu của phương án quy hoạch được đặt ra
Phương pháp dự tính, dự báo: Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện
Thanh Ba đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ cuối (2016 - 2020)được xây dựng trên cơ sở:
- Căn cứ vào hiện trạng, biến động sử dụng đất và kết quả thực hiện quyhoạch sử dụng đất kỳ đầu (2010 - 2015) để dự báo xu thế biến động về quỹ đấtđai của huyện gắn liền với tốc độ tăng trưởng kinh tế, bảo đảm quốc phòng, anninh, ổn định dân số và nâng cao chất lượng môi trường sống đến năm 2020
- Dựa vào hệ thống bản đồ hiện trạng sử dụng đất, số liệu kiểm kê, thống
kê đất đai 5 năm và hàng năm để đánh giá biến động giai đoạn 2011 - 2015
Phương pháp minh họa bản đồ: Đây là phương pháp đặc thù của công
tác đánh giá hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất đai, mọi thông tin cần thiếtđược biểu diễn thể hiện trên bản đồ có tỷ lệ thích hợp, tạo thành tập bản đồ vớicác thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội hiện tại và tương lai của đốitượng quy hoạch, thường bao gồm có 2 loại bản đồ chính: bản đồ hiện trạng sửdụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất xây dựng trên cơ sở bản đồ địa chính kếthợp với số liệu thống kê đất đai có hiệu chỉnh bản đồ hiện trạng sử đất kỳ trước
- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất được xây dựng trên cơ sở bản đồ hiệntrạng sử dụng đất và định hướng sử dụng đất trong giai đoạn sắp tới
- Hai loại bản đồ trên được xây dựng theo công nghệ bản đồ số, sử dụngmột số phần mềm như: Microstation, Mapinfo
Trang 23
Phần 4:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ VỀ ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN 4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Thanh Ba là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ, huyện có
26 xã và 1 thị trấn, trung tâm huyện lỵ là thị trấn Thanh Ba, cách thành phố Việt Trìkhoảng 40 km về phía Tây Bắc, có tọa độ địa lý trong khoảng 21020’ - 21034’ độ vĩBắc và 105005’ - 105014’ độ kinh Đông, có diện tích tự nhiên 19.484,90 ha Ranhgiới hành chính của huyện được xác định như sau :
- Phía Bắc giáp huyện Hạ Hòa
- Phía Bắc – Đông Bắc giáp huyện Đoan Hùng
- Phía Đông giáp huyện Phù Ninh
- Phía Tây – Tây Nam giáp huyện Cẩm Khê
- Phía Nam giáp huyện Tam Nông
- Phía Đông – Đông Nam giáp thị xã Phú Thọ
Trên địa bàn huyện có các tuyến giao thông chính: Tỉnh lộ 314, 320C, 314B,314C, 320 với tổng chiều dài khoảng 77 km và 14 tuyến huyện lộ dài khoảng 88
km, tuyến đường thủy trên sông Thao chảy dọc trên địa bàn huyện dài 29,5 km.Với vị trí địa lý có giao thông khá thuận lợi, nên sự nghiệp phát triển kinh tế
- xã hội có nhiều lợi thế như: giao lưu kinh tế - văn hoá, khoa học công nghệgiữa các địa phương trong và ngoài huyện, kết hợp giữa các vùng nguyên liệu sẵn
có trong và ngoài huyện với các cơ sở sản xuất công nghiệp (chế biến chè, sảnxuất xi măng, gốm sứ, bia rượu…), vận chuyển và trung chuyển để tiêu thụ hànghóa thuận tiện
4.1.1.2 Địa hình, địa mạo
Địa hình của huyện Thanh Ba có hướng thấp dần từ Đông Bắc xuống TâyNam theo hướng ra sông Hồng Địa mạo chủ yếu là núi thấp và đồi gò thích hợp
Trang 24với việc trồng các loại cây ăn quả: Cam, quýt, vải, dứa và đặc biệt là phát triểncây chè Xen giữa các đồi gò là những vùng ruộng trồng lúa chính của Huyện.Địa hình của huyện có thể chia thành ba tiểu vùng chính là: Vùng đồng bằng vensông, vùng ruộng chiêm trũng có xen các đồi gò thấp và vùng đồi gò xen kẽruộng dộc Theo cấp độ dốc, đất đai của huyện được chia thành các nhóm sau:
- Cấp I: 0 – 30 chiếm 29,88% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện và phân bốchủ yếu ở các xã Thanh Vân, Hanh Cù, Phương Lĩnh, Đỗ Sơn, Đỗ Xuyên,Lương Lỗ và thị trấn Thanh Ba
- Cấp độ II: 3 -80 có diện tích khoảng 1.089 ha, chiếm 5,59% tổng diện tích
tự nhiên và phân bố ở các xã Thanh Hà, Đỗ Sơn, Đỗ Xuyên
- Cấp III: 8 -150 có diện tích khoảng 1.341 ha, chiếm 6,88% tổng diện tích
tự nhiên và phân bố ở các xã Sơn Cương, Đông Lĩnh, Thanh Xá
- Cấp IV: 15 -250 có diện tích 9.431 ha, chiếm 48,40% tổng diện tích tựnhiên, tập trung chủ yếu ở các xã Đông Thành, Sơn Cương, Thanh Vân, Đại An,Thanh Xá, Ninh Dân, Đồng Xuân
- Cấp V: >250 có diện tích khoảng 1.802 ha, phân bố ở các xã Quảng Nạp,Khải Xuân, Năng Yên,…
Do phân cấp địa hình, diện tích đất đồi núi, đất dốc của địa hình bị chiacắt, sườn đất có độ dốc cao gây cản trở cho việc áp dụng cơ giới hóa trong sảnxuất nông nghiệp và phát triển hệ thống thủy lợi, giao thông, giao lưu kinh tế -văn hóa và đời sống của nhân dân
4.1.1.3 Đất đai, thổ nhưỡng
Theo tài liệu điều tra khảo sát cho thấy đất đai của Thanh Ba được chiathành hai nhóm có nguồn gốc phát sinh khác nhau đó là nhóm đất đồng bằng,thung lũng và nhóm đất đồi gò Nhóm đất đồng bằng, thung lũng chịu sự chi phốicủa quá trình tích tụ các sản phẩm rửa trôi, quá trình glây hóa Trong khi đó nhómđất gò lại hình thành và phát triển trên nền đá mẹ biến chất, gơnai lẫn pecmatic vàphiến thạch mica chịu sự tác động của quá trình Feralictic là chủ yếu Tổng diện
tích tự nhiên của Thanh Ba hiện nay là 19.484,90 ha, trong đó diện tích đã được
điều tra lập bản đồ thổ nhưỡng là 15.504 ha chiếm 79,56% tổng diện tích tự nhiên
- Nhóm đất đồng bằng, thung lũng (đất thủy nành): có diện tích 7959 ha
chiếm 51,34% tổng diện tích điều tra và chiếm 40,84% diện tích tự nhiên Các loại
Trang 25đất có diện tích đáng kể trong nhóm này là: Đất phù sa không được bồi hàng năm
có diện tích 2514 ha, chiếm 16,28% diện tích điều tra; đất thung lũng có diện tích
2129 ha, chiếm 13,73%; đất phù sa xen giữa đồi núi 1027 ha, chiếm 6,62% Do độphì tiềm tàng của đất khá nên nếu được cải tạo thì đây là một tiềm năng khai thácrất lớn trong sản xuất nông nghiệp Với các loại đất này yếu tố hạn chế lớn nhất làđịa hình Điều này hoàn toàn có thể khắc phục bằng biện pháp thủy lợi như khoanhvùng sản xuất, quy hoạch lại vùng nông nghiệp, đầu tư xây dựng các công trìnhthủy lợi tiêu úng cho đồng ruộng…
- Nhóm đất đồi gò (đất địa thành): Nhóm đất này có diện tích khoảng 7.545
ha, chiếm 48,66% diện tích điều tra, chiếm 38,72% diện tích tự nhiên, phân bố chủyếu ở các xã ở vùng Đông Bắc của huyện như Đông Lĩnh, Đại An, Năng Yên, TháiNinh, Quảng Nạp… Độ phì của đất thấp, hàm lượng chất hữu cơ, đạm, lân, Kalitổng số, lân dễ tiêu nghèo, dung tích hấp thụ của đất thấp Đối với loại đất này, ởnhững nơi ít dốc có thể dùng vào sản xuất nông nghiệp, trồng sắn, ngô,… còn lạinên trồng rừng như bạch đàn, keo,… và cần thực hiện các biện pháp bảo vệ, chốngthoái hóa đất như phủ xanh thường xuyên, bón đủ phân và giữ ẩm cho đất
4.1.1.4 Khí hậu, thủy văn
Khí hậu: Huyện Thanh Ba chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới
gió mùa nóng ẩm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đếntháng 4 năm sau Đặc điểm chính về khí hậu thời tiết của huyện như sau:
- Nhiệt độ bình quân cả năm 23,20C, trong đó nhiệt độ trung bình tháng caonhất là 29,40C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 14,90C Nền nhiệt độ đượcphân hoá theo mùa khá rõ rệt, trong năm có 4 tháng nhiệt độ trung bình nhỏ hơn
200C (tháng 12 đến tháng 3 năm sau); tổng tích ôn đạt trên 8.5000C Đây là yếu
tố thích hợp cho việc bố trí cơ cấu cây trồng ngắn ngày tương đối đa dạng, đặcbiệt đối với một số rau màu thực phẩm ưa nền nhiệt thấp và các loại cây ăn quảnhiệt đới
- Lượng mưa bình quân hằng năm 1.835 mm nhưng phân bố không đồngđều Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 cho đến tháng 10, lượng mưa chiếmkhoảng 85% tổng lượng mưa cả năm, đặc biệt tập trung vào các tháng 7, 8, 9nên thường gây úng ngập cục bộ ở các vùng thấp trũng Các tháng 11 đến tháng
4 lượng mưa ít, chiếm 15% lượng mưa cả năm
Trang 26- Lượng bốc hơi bình quân 1.284 mm/năm, bằng 70% lượng mưa trungbình hàng năm Đặc biệt trong mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau lượngbốc hơi hàng tháng cao hơn lượng mưa từ 2 - 4 lần, gây khô hạn cho cây trồngtrong vụ đông xuân.
- Độ ẩm không khí bình quân cả năm khoảng 84%, tuy nhiên trong mùakhô, độ ẩm trung bình giảm khá mạnh chỉ còn khoảng 77%
- Gió: Gió mùa Đông Bắc làm nhiệt độ hạ thấp 100 - 120C ảnh hưởng tớisản xuất nông nghiệp
- Bão có 2 - 3 cơn trong một năm, bão thường đi kèm các cơn mưa lớn từ
200 - 300 mm gây thiệt hại đến sản xuất và đời sống của nhân dân
Thủy văn: Chế độ thuỷ văn của các sông, ngòi ở Thanh Ba phụ thuộc
chủ yếu vào chế độ thủy văn của sông Thao Từ tháng 4 khi lượng mưa bắt đầutăng lên thì mức nước sông, ngòi cũng tăng lên và đạt đỉnh vào các tháng 7 và 8,sau giảm dần và kiệt vào tháng 2 hoặc tháng 3 năm sau Mùa lũ trên các sông ởThanh Ba bắt đầu tương đối đồng nhất về thời gian, thường từ tháng 6 đến tháng
9, tuy nhiên có năm lũ xuất hiện sớm hoặc muộn hơn nhưng chỉ dao động trongkhoảng 1 tháng với tần suất không lớn Lượng nước trên các sông trong mùa lũthường chiếm khoảng 75-85% tổng lượng dòng chảy trong cả năm và phân phốikhông đều trong các tháng, lưu lượng lớn nhất thường xuất hiện vào tháng 7.Trong mùa kiệt lượng nước thường chỉ chiếm 20-25% tổng lượng dòng chảytrong năm Tháng có lưu lượng nhỏ nhất thường xảy ra vào các tháng 1, 2 hoặc
3, đây là khó khăn cho sản xuất nông nghiệp do thiếu nước
Nguồn nước của huyện Thanh Ba được cung cấp chủ yếu bởi 3 nguồn chính
là nước mặt, nước ngầm và nước mưa tự nhiên
- Nước mặt: Có nguồn chính từ các sông, ngòi, ao, hồ, đầm lớn nhỏ phân bốkhắp các xã trong huyện với diện tích khoảng 2015 ha Đây là nguồn cấp nướcquan trọng cho sản xuất và đời sống của nhân dân và còn có tác dụng điều hòa khíhậu, cải thiện môi trường sinh thái và phát triển nguồn lợi thủy sản
- Nước ngầm: Hiện nay được khai thác chủ yếu cho các ngành công nghiệp
và sinh hoạt của nhân dân trong toàn huyện thông qua hệ thống giếng đào, giếngkhoan Đối với Thanh Ba đây cũng là nguồn nước tương đối sạch, dễ khai thác và
sử dụng khá nhiều Tuy vậy, đây là nguồn khá quý hiếm, có trữ lượng dồi dào
Trang 27nhưng không phải là vô tận, cần được nghiên cứu trữ lượng để có kế hoạch sử dụnghợp lý.
- Nước mưa: Với trữ lượng nước mưa trung bình 1.835 mm trong năm, đây lànguồn nước bổ sung cho các ao, hồ đầm và cho các sinh hoạt khác của nhân dân.Nước mưa là nguồn cung cấp chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, đặcbiệt là đối với các cây trồng lâu năm và rừng có diện tích lớn, địa hình phức tạp,khó tưới nhân tạo
4.1.1.5 Các nguồn tài nguyên
Tài nguyên rừng: Tài nguyên rừng của huyện có chất lượng không cao,
diện tích rừng chủ yếu là rừng trồng mới, rừng tái sinh chưa đến tuổi được khaithác Trong những năm gần đây, công tác quản lý và bảo vệ rừng được thực hiệnkhá tốt, nên diện tích rừng của huyện đang từng bước được phục hồi Rừng hiệnđang góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giữ nước đầu nguồn, cải thiện cảnhquan khu vực, hạn chế quá trình xói mòn rửa trôi và ngăn cản lũ Hoạt động củasản xuất lâm nghiệp về cơ bản đã hình thành được vùng sản xuất hàng hóa từphát triển kinh tế đồi rừng, kinh tế trang trại, nhiều hộ từng bước đi lên làm giàubằng kinh tế đồi rừng
Tài nguyên khoáng sản: Theo báo cáo kết quả điều tra địa chất, trên địa
bàn huyện Thanh Ba, có 16 mỏ khoáng sản và điểm quặng với các loại chính lànhiên liệu, gồm thủy tinh vật liệu chịu lửa và vật liệu xây dựng Toàn huyện có 3loại khoáng sản chính như sau:
- Than nâu (khoáng sản nhiên liệu), tập trung ở thị trấn Thanh Ba và 2 xã
Ninh Dân (điểm quặng) và Yển Khê (quy mô nhỏ), với trữ lượng khoảng trên12.000 tấn Các mỏ và điểm than nâu có giá trị trong phát triển công nghiệp địaphương và góp phần quan trọng trong phát triển các ngành sử dụng than trên địabàn huyện
- Nguyên liệu gốm sứ, thủy tinh, vật liệu chịu lửa, chủ yếu là Kaolin, bao
gồm 3 điểm quặng, nằm trên địa bàn 3 xã Thái Ninh, Năng Yên, Yển Khê Tổngtrữ lượng loại quặng này ở cả 3 điểm khoảng 150.000 tấn, các điểm quặng nàyđều được phát hiện vào năm 1998, 1999, hiện chưa được khai thác
- Nguyên liệu để sản xuất vật liệu xây dựng bao gồm: Đá vôi xi măng, có 2
điểm quặng tại xã Ninh Dân, trữ lượng khoảng 35 triệu m3, 1 điểm tại khu 6 xã
Trang 28Võ Lao đang được khai thác; đá vôi luyện kim có 1 điểm quặng trên núi Thắm –
xã Võ Lao trữ lượng 8 triệu m3, đang được khai thác; Sét gạch ngói, bao gồm 5
mỏ và điểm quặng, phân bố ở các xã Thanh Vân, Đông Thành, Hoàng Cương,Lương Lỗ với trữ lượng khoảng 40 triệu m3 Các điểm quặng phần lớn đều đượcphát hiện vào những năm 1994 – 1996 và hiện chưa được khai thác nhiều
4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
4.1.2.1 Dân số, lao động và việc làm
Thanh Ba là huyện tương đối đông dân của tỉnh Phú Thọ, theo số liệu tínhđến ngày 30/12/2015 toàn huyện có 32.431 hộ với 182.613 dân Dân cư huyệnThanh Ba có truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, với lực lượng lao độngtrong độ tuổi lao động cao là nguồn lực quan trọng bậc nhất cho phát triển kinh
tế xã hội của địa phương Hàng năm số lao động được giải quyết việc làm tạichỗ ước khoảng 1.645 người trong bao gồm các hoạt động như giải quyết việclàm theo chương trình phát triển kinh tế của địa phương, chương trình vay vốnquốc gia, giới thiệu ra ngoài tỉnh làm việc và xuất khẩu lao động Tỷ lệ lao độngqua đào tạo đạt 16,5%, tỷ lệ thiếu việc làm chiếm 21% ( Nguồn phòng nội vụ - huyện Thanh Ba,2015).
4.1.2.2 Thu nhập và đời sống
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống của đại bộ phận dân cưđược nâng lên, thu nhập bình quân đầu người tăng 2,34 lần so với năm 2010; số
hộ khá, giàu ngày một tăng, tỷ lệ hộ nghèo ngày một giảm xuống năm 2010 tỷ lệ
hộ đói nghèo chiếm 28% đến năm 2015 giảm xuống còn 10% (theo tiêu chímới) Tuy nhiên, Thanh Ba cũng nằm trong một số huyện có thu nhập thấp hơn
so với mức thu nhập bình quân của tỉnh Phú Thọ, khoảng cách về thu nhập vàmức sống giữ các xã và thị trấn trong huyện còn nhiều cách biệt
4.1.2.3 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
Khu vực kinh tế nông nghiệp: Nhận thức được vai trò quan trọng của khu
vực kinh tế nông nghiệp trong việc ổn định xã hội và tăng trưởng kinh tế, trongthời gian qua, huyện đã có nhiều chủ trương đầu tư cho các vùng sản xuất trọngđiểm, triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra cáchành lang cơ chế phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương nên ngành nông
- lâm nghiệp, thuỷ sản của huyện phát triển khá toàn diện
Trang 29- Ngành sản xuất nông nghiệp
+ Trồng trọt: Thực hiện chương trình sản xuất nông – nghiệp theo hướnghàng hóa giai đoạn 2011 – 2015, huyện đã tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơcấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, đồng thời đã trợ giá giống để đưa một sốgiống cây con có giá trị, năng suất, chất lượng cao vào sản xuất và tạo ra sản phẩmhàng hóa góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển Năm 2015 tổng diện tíchgieo trồng cây hàng năm đạt 12.096,50 ha, trong đó: Diện tích gieo trồng vụ Đông2.092,6 ha, vụ Xuân 5.005 ha, vụ Mùa là 4.971,9 ha Cây trồng chính là cây lúangoài ra còn các cây rau màu khác như ngô, khoai, sắn, lạc, đậu tương Năng suấtlúa bình quân năm là 51,1 tạ/ha, năng suất ngô đạt 42 tạ/ha, khoai lang đạt 94,50 tạ/ha Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 40.661 tấn, tăng 13,01% so với năm
2011 (31.249,40 tấn) và đảm bảo bình quân lương thực có hạt theo đầu người đạt
374 kg/người, tăng 90 kg so với năm 2011 (284 kg/người)
Với những chủ trương định hướng của huyện ủy, sự điều hành của UBNDhuyện và các chương trình dự án đầu tư phát triển cây chè của Tỉnh trong thờigian như: Dự án AFD, các chương trình trọng điểm cây chè đã và đang trởthành cây trồng mũi nhọn trong xóa đói giảm nghèo và làm giàu của nhân dânvùng chè Diện tích trồng chè của huyện sắp đạt đến ngưỡng tối đa nên nhữngnăm gần đây diện tích trồng chè không tăng nhiều nhưng với chủ trương trồnglại bằng giống có năng suất, chất lượng cao: chè Ấn Độ, chè Kim Tuyên, Kếthợp với đầu tư thâm canh nên năng suất chè tăng 47% (từ 47 tạ/ha năm 2011 lên69,3 tạ/ha năm 2016) Xã có diện tích trồng chè lớn và năng suất cao như ĐôngLĩnh 165 ha, năng suất 79,8 tạ/ha; Đồng Xuân 124 ha, năng suất 70,10 tạ/ha,Thái Ninh 133 ha, năng suất 78,9 tạ/ha
+ Chăn nuôi: Những năm vừa qua, ngành chăn nuôi đã phát triển theohướng khai thác các lợi thế về điều kiện tự nhiên của huyện và theo mô hình sảnxuất hàng hóa Quy mô các đàn trâu, bò, lợn và gia cầm đều có xu hướng tăng.Đàn trâu, bò năm 2011 có 18.459 con đến năm 2016 tăng lên 23.389 con do có
sự hỗ trợ có hiệu quả của các chương trình phát triển đàn bò, cùng với chươngtrình Sin hóa đàn bò Đàn lợn những năm vừa qua phát triển khá ấn tượng, từ2.083 con năm 2011 đến năm 2016 đã tăng lên 15.266 con Đàn gia cầm cũngphát triển rất mạnh đáp ứng nhu cầu thị trường Trong đó số lượng gà nuôi theophương pháp công nghiệp tăng nhanh và có năng suất cao, nhiều hộ có quy mô
Trang 30tới 1000 con gà, nuôi theo hình thức bán công nghiệp.
- Ngành lâm nghiệp: Thực hiện dự án 661 những năm qua diện tích đất
rừng hàng năm vừa khoanh nuôi, vừa khai thác, vừa được trồng mới bổ sung.Công tác giao đất giao rừng gắn với kinh tế vườn đồi đã hình thành nhiều trangtrại có quy mô vừa và nhỏ, với mô hình nông lâm kết hợp Hiệu quả từ việc đầu
tư trồng rừng không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao, giải quyết việc làm chohàng ngàn lao động mà còn tăng độ che phủ cho đất, phòng chống lũ lụt, xóimòn, tạo nguồn sinh thủy phục vụ sản xuất và bảo vệ môi trường
- Ngành thủy sản: Đất nuôi trồng thủy sản được phân bổ chủ yếu ở tiểu
vùng 2, các xã ven sông, tổng sản lượng thủy sản các loại hàng năm là 1.603tấn, trong đó sản lượng cá nuôi trồng đạt 1.341,5 tấn Giá trị sản xuất của ngànhthủy sản đạt 11,69 tỷ Toàn huyện có 30 trang trại nuôi trồng thủy sản theo quy
mô vừa và nhỏ Chủ trang trại từng bước đưa một số giống cá cho năng suất, sảnlượng thu hoạch cao, thời gian cho thu hoạch nhanh hơn vào nuôi trồng cùng với
kỹ thuật thâm canh được nâng cao, do đó tình hình sản xuất thủy sản toàn huyệnnhìn chung có xu hướng phát triển hơn nữa và đạt được những kết quả cao
Khu vực kinh tế dịch vụ - thương mại: Hoạt động dịch vụ - thương mại
của huyện thời gian qua phát triển khá phong phú và đa dạng, thu hút sự thamgia của nhiều thành phần kinh tế
- Mạng lưới chợ nông thôn được hình thành theo nhu cầu giao lưu hàng hoácủa nhân dân, hàng hoá dịch vụ chủ yếu là các mặt hàng nông sản thực phẩm, hàngtiêu dùng Trong vài năm gần đây một số điểm chợ được cải tạo, nâng cấp và đầu
tư xây dựng mới, hình thành một số điểm giao dịch tương đối có hiệu quả, gópphần thúc đẩy sản xuất phát triển, giao lưu hàng hóa giữa các vùng
- Vận tải: Hệ thống giao thông được nâng cấp và ngày càng hoàn thiện đãtạo điều kiện cho dịch vụ vận tải phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh đápứng nhu cầu sản xuất và nhu cầu đi lại của nhân dân, mức lưu chuyển hàng hoá,hành khách tăng đáng kể trong những năm gần đây Khối lượng hàng hóa vậnchuyển là 32 triệu tấn
4.1.2.4 Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn
Thực trạng phát triển đô thị: Hiện nay huyện Thanh Ba mới chỉ có thị
trấn Thanh Ba được Nhà nước công nhận là đô thị loại V Với xu hướng phát
Trang 31triển trong tương lai mở rộng đô thị và không gian đô thị không tránh khỏi việcchuyển đất nông nghiệp sang đất đô thị Với vị trí nằm ở trung tâm của huyệnThanh Ba, bám dọc theo tỉnh lộ 314, 314B, 314C, thị trấn Thanh Ba là trung tâmchính trị - hành chính – kinh tế - văn hóa – xã hội và cũng là địa bàn xây dựngtrụ sở khối cơ quan, ban ngành của huyện Hiện tại cơ sở hạ tầng như bưu điện,bưu chính, thông tin, vận tải, dịch vụ du lịch của huyện khá phát triển nhưngchưa được xây dựng đồng bộ thiếu các công trình công cộng như: vườn hoa,công viên, trung tâm thể dục thể thao Hệ thống giao thông nội thị phần lớnđang bị xuống cấp và chưa đảm bảo an toàn giao thông, hệ thống cấp thoát nước
đô thị hầu hết còn ở dạng tự chảy Trong thời gian tới, để đẩy mạnh tốc độ đô thịhóa, nâng cao mức sống của người dân địa phương cần phải có sự đầu tư lớn
để đưa thị trấn Thanh Ba thành đô thị loại IV, là trung tâm kinh tế thương mạidịch vụ, làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện và của tỉnhPhú Thọ
Thực trạng phát triển dân cư nông thôn: Do đặc điểm hình thành và lịch
sử phát triển, các khu dân cư nông thôn trên địa bàn huyện ở tập trung thànhthôn, xóm gần các tuyến đường thuận tiện cho sản xuất và lưu thông hàng hoá Hệthống cơ sở hạ tầng nông thôn được quan tâm đầu tư Hầu hết các tuyến giaothông trong các khu dân cư đã được bê tông hoá, giải cấp phối nhưng mặt đường
đã xuống cấp, nhỏ hẹp nên phần nào gây khó khăn cho việc giao lưu hàng hoá
và đi lại của nhân dân Toàn huyện hiện chưa hoàn thiện hệ thống thu gom và xử
lý rác thải, thoát nước thải sinh hoạt chủ yếu là chảy tự do xuống các sông,kênh, rạch thấm vào đất, đã phần nào gây ô nhiễm môi trường sống và đặc biệtgây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nguồn nước
4.1.2.5 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
Về giao thông: Hệ thống giao thông của huyện Thanh Ba có cả giao thông
đường sắt, đường bộ và đường thủy Trong đó:
- Đường bộ bao gồm: QL2 chạy qua địa bàn huyện 2 km, có vai trò quantrọng trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện, là cầu nối quan trọng giữa huyện vớicác huyện khác như: Đoan Hùng, Phù Ninh, xuống thành phố Việt Trì và các tỉnh phíaBắc như Tuyên Quang, Vĩnh Phúc
Trang 32+ Đường tỉnh lộ có 5 tuyến với tổng chiều dài 64,80 km, trong đó 3 tuyến là
314, 314B, 314C đều gặp nhau ở thị trấn Thanh Ba và tỏa đi các phía trong huyện;tuyến 320 chạy theo khu vực vành đai phía Tây Nam cũng nối với thị trấn Thanh Baqua đường 314C từ xã Vũ Yển; tuyến 320C kéo dài nối với đường 314 chạy qua xãĐông Thành sang thị xã Phú Thọ Các tuyến giao thông này đã tạo nên một hệ thốngđường xương sống phủ khá rộng và thuận lợi cho đi lại, lưu thông vận chuyển hànghóa từ các xã đến các xã và thị trấn tới các vùng lân cận
+ Đường huyện lộ 88,8 km đã cứng hóa 74,8 km, đường xã dài khoảng trên
250 km đã cứng hóa được 4 km, đường thôn xóm dài 185 km cứng hóa được 65
km, đường ngõ xóm dài 208 km cứng hóa được 19,30 km, đường ra đồng lênđồi dài 429 km chưa được cứng hóa Các tuyến đường bộ liên thôn, xã, liênhuyện được gắn với hệ thống đường tỉnh, quốc lộ tương đối đồng bộ, cơ bản đápứng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn
- Đường sắt chạy qua địa bàn huyện thuộc tuyến Hà Nội – Lào Cai có tổngchiều dài 25 km bắt đầu từ xã Thanh Hà đến xã Vũ Yển, đây là tuyến đường sắtquan trọng nối huyện với các tỉnh miền núi phía Bắc như Yên Bái, Lào Cai vàcác tỉnh đồng bằng, thủ đô Hà Nội kể cả nhu cầu vận chuyển hành khách và vậnchuyển hàng hóa
- Đường thủy có chiều dài 28 km bao gồm hệ thống Sông Thao chảy quahuyện Thanh Ba bắt đầu từ xã Vũ Yển đến xã Lương Lỗ Đoạn sông này phânđịnh danh giới giữa huyện Thanh Ba với huyện Cẩm Khê, huyện Tam Nôngđồng thời nối huyện Thanh Ba với tỉnh Yên Bái và các địa phương khác bằngđường thủy Tuyến đường thủy này có vai trò quan trọng trong vận chuyển vật liệuxây dựng, nguyên liệu giấy, nguyên liệu sản xuất xi măng…
Về thủy lợi: Hệ thống thủy lợi của huyện Thanh Ba bao gồm hệ thống sinh
thủy sông, hồ, đập (cấp nước), kênh mương đê và các công trình thủy lợi
- Hệ thống hồ đập: Toàn huyện có 9 hồ đập loại vừa với chiều cao đập từ 4 –12m Dung tích chứa từ 100.000 – 800.000m3 nước và trên 100 hồ đập nhỏ Tổngdiện tích được tưới bằng hồ đập là 1.200ha Ngoài ra nguồn sinh thủy trên địa bànhuyện còn là nguồn nước sông Hồng chạy qua địa bàn huyện Nhìn chung hệ thống
hồ đập đã cũ và thiếu chưa đáp ứng được nhu cầu cấp nước phục vụ thủy lợi nhất làcác xã vùng đồi
Trang 33- Về hệ thống dẫn nước: Công trình lớn nhất hiện nay ở Thanh Ba là kênhHoàng Hanh đi qua 4 xã (Vũ Yển , Yển Khê, Mạn Lạn, Phương Lĩnh) với diện tíchkhoảng 35 ha phục vụ trực tiếp cho khoảng 800ha Ngoài ra, các kênh mương nhỏ,phân nhánh phục vụ trực tiếp cho các cánh đồng có tổng chiều dài khoảng 297 km,trong đó kênh cấp I là 70,7 km, kênh cấp II là 79,5 km và kênh mặt ruộng là1.410,5 km.
- Toàn huyện có 25 trạm bơm phân bố đều ở các xã, tổng diện tích tưới tiêutừ 25 trạm bơm này khoảng 1.850ha Hiện nay, Thanh Ba đã cơ bản xây dựngxong hệ thống kênh mương nội đồng cho 5 xã phía Đông và 4 xã phía Nam theo
và tu bổ lại
Về năng lượng, điện: Toàn huyện có 59 trạm biến áp (trong đó khu vực thị
trấn có 9 trạm, các xã là 50 trạm Số hộ sử dụng điện trên mạng lưới điện quốc gia
là 98% Nhìn chung lưới điện quốc gia đã phủ hầu hết các xã, các hộ gia đình, tỷ lệ
hộ dùng điện lưới tương đối cao Tuy vậy hệ thống lưới điện hạ thế (220V) ở phầnlớn các xã chưa đảm bảo tải điện và an toàn điện, ảnh hưởng không nhỏ đến sinhhoạt và phát triển sản xuất
Về bưu chính – viễn thông: Đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, đáp ứng
được nhu cầu của nhân dân; duy trì phát hành báo các loại đảm bảo 100% các cơquan, đơn vị, các xã, thị trấn có báo đọc trong ngày; phát triển tổng số thuê baođiện thoại cố định trên địa bàn toàn huyện 26.000 máy, bình quân 45máy/100dân Ngoài ra trên địa bàn huyện đã phủ sóng các mạng điện thoại di động
Về giáo dục, đào tạo: Toàn huyện Thanh Ba có 85 trường học trong đó: 28
trường Mầm non, 28 trường Tiểu học, 22 trường Trung học cơ sở, 3 trường Trunghọc phổ thông, 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên, 1 trường trung học chuyên
Trang 34nghiệp và 2 trường Dạy nghề) Mạng lưới các cơ sở giáo dục – đào tạo được phân
bố ở 26 xã và thị trấn trong toàn huyện Trong đó có 5 xã không có trường Trunghọc cơ sở là Phương Lĩnh, Quảng Nạp, Hoàng Cương, Yên Nội và Đông Lĩnh,học sinh tại các xã này học ở các trường tại các xã, thị trấn lân cận
Thực hiện triển khai chương trình Giáo dục mầm non mới ở 28 trường trêntoàn huyện Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong các trường mầm non đượcduy trì và nâng cao Tổng số 28/28 trường tổ chức bán trú đảm bảo an toàn thựcphẩm, chế độ dinh dưỡng Tổng số học sinh hoàn thành chương trình tiểu họcđúng độ tuổi đạt 94,9%, tổng số học sinh lớp 9 được công nhận tốt nghiệp Trunghọc cơ sở là 98,6%, tổng số học sinh lớp 12 đỗ tốt nghiệp đạt 99,3% Đối vớicông tác phổ cập giáo dục 27/27 xã, thị trấn đạt chuẩn về phổ cập tiểu học đúng
độ tuổi và phổ cập Trung học cơ sở, 27/27 xã chưa đạt chuẩn về phổ cập Trunghọc phổ thông
Hiện tại huyện có 1.956 giáo viên, đảm bảo cơ bản đủ giáo viên đứng lớp.Huyện đã triển khai và thực hiện cuộc vận động: Nói không với tiêu cực trongthi cử và bệnh thành tích trong giáo dục ở tất cả các trường
Về y tế: Mạng lưới y tế của huyện Thanh Ba có 1 bệnh viện đa khoa huyện
Thanh Ba Huyện có 26 xã, mỗi xã có 1 trạm y tế xã.Công tác chăm sóc sức khỏe
của nhân dân được quan tâm, chỉ đạo Mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở đượccủng cố cả về đội ngũ y, bác sỹ và các trang thiết bị Đẩy mạnh công tác xây dựng
xã chuẩn quốc gia về y tế, chú trọng công tác kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm,kiểm tra việc hành nghề y dược tư nhân của các hộ trên địa bàn Công tác dân số,gia đình và trẻ em được triển khai, tổ chức thực hiện đồng bộ Các hoạt độngtruyền thông về sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được triển khai tích cực
Về văn hóa: Hệ thống thiết chế văn hóa của huyện có nhiều đổi mới, củng
cố và phát triển, trong đó có cả thiết chế văn hóa cấp huyện và thiết chế văn hóacấp cơ sở Những năm vừa qua huyện đã xây dựng Nhà văn hóa trung tâm huyện,
hệ thống phát thanh, truyền hình huyện phục vụ cho đời sống văn hóa và cung cấpkịp thời thông tin về những hoạt động của Đảng bộ và nhân dân trong huyện Kếhoạch triển khai thực hiện việc xây dựng nhà văn hóa ở khu dân cư được chỉ đạosát sao Toàn huyện đã xây dựng được 164/256 nhà văn hóa khu dân cư, trong đó
có 9 xã đã hoàn thành việc xây dựng nhà văn hóa khu dân cư là Khải Xuân, Hoàng