Trong thực tế, có 2 kiểu sắp xếp kho:→ Kiểu 1: Sắp xếp kho theo chủng loại NPL. Kiểu này áp dụng cho kho có diện tích nhỏ,phân chia chủng loại nguyên liệu, phụ liệu thành 2 khu vực riêng biệt.→ Kiểu 2: sắp xếp kho theo chủng loại mã hàng. Kiểu này áp dụng cho những kho códiện tích lớn, sắp xếp bằng cách chia diện tích kho thành nhiều phần chứa NPL riêng cho mộtloại mã hàng.
Trang 1NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY
……….……….……….……….………
……….……….……….……….………
……….……….……….……….………
……….……….……….……….………
……….……….……….……….………
……….……….……….……….………
……….……….……….……….………
……….……….……….……….………
……….……….……….……….………
……….……….……….……….………
……….……….……….……….………
……….……….……….……….………
……….……….……….……….………
……….……….……….……….………
……….……….……….……….………
……….……….……….……….………
……….……….……….……….………
……….……….……….……….………
……….……….……….……….………
……….……….……….……….………
……….……….……….……….………
TP.HCM, ngày…….tháng…….năm 2016 Xác nhận của công ty Xác nhận của bộ phận thực tập
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
……….……….……….……….………
……….……….……….……….………
……….……….……….……….………
……….……….……….……….………
……….……….……….……….………
……….……….……….……….………
……….……….……….……….………
……….……….……….……….………
……….……….……….……….………
……….……….……….……….………
……….……….……….……….………
……….……….……….……….………
……….……….……….……….………
……….……….……….……….………
……….……….……….……….………
……….……….……….……….………
……….……….……….……….………
……….……….……….……….………
……….……….……….……….………
TP.HCM, ngày…….tháng…….năm 2016
Xác nhận của Giáo viên hướng dẫn (Ký, ghi rõ họ tên)
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Trong quá trình hội nhập công nghiệp hóa – hiện đại hóa hiện nay, ngành dệt may đang chứng tỏ là một ngành mũi nhọn trong nền kinh tế, thể hiện qua kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục trong mấy năm gần đây, đồng thời là ngành giải quyết được nhiều việc làm cho xã hội Việt Nam hiện đang là nước xuất khẩu dệt may lớn thứ tư trên thế giới Tính đến tháng 2/2016, ngành dệt may nước ta hiện có 6.000 doanh nghiệp đang hoạt động, thu hút khoảng 450.000 lao động cả trực tiếp lẫn gián tiếp
Ngành may mặc nước ta đang ngày càng khẳng định vị trí của mình trong khu vực cũng như trên Thế Giới Do đó, để ngành may giữ được vị trí và không ngừng phát triển hiện tại cũng như trong tương lai thì yêu cầu cấp bách đặt ra là phải có lực lượng cán bộ kỹ thuật và lực lượng lao động có tay nghề đông đảo, đòi hỏi cán bộ công nhân viên trong ngành không ngừng học hỏi các kinh nghiệm mới và hoàn thiện mình cũng như hoàn thiện thực tiễn yếu kém của ngành để ngành may mặc thực sự xứng đáng với vai trò và vị thế của mình
Trong quá trình thực tập tại công ty TNHH Dinsen Việt Nam, em được biết mặt hàng mà công ty gia công là đồ thể thao của các thương hiệu lớn trên Thế Giới như adidas, Reebok, TNF Với mục đích nghiên cứu, tìm hiểu về các phụ liệu liên quan đến đồ thể thao mang thương
hiệu nổi tiếng đó, em đã chọn đề tài “Quy trình làm việc của các nhân viên phụ trách kho
phụ liệu tại xưởng B, công ty TNHH Dinsen Việt Nam” Nội dung của đồ án được chia làm
3 phần:
• Phần 1: Tổng quan về chuẩn bị nguyên phụ liệu trong doanh nghiệp may
• Phần 2: Quy trình làm việc của các nhân viên phụ trách kho phụ liệu tại xưởng B, công
ty TNHH Dinsen Việt Nam
• Phần 3: Kết luận – đề nghị
• Phần 4: Phụ đính
Hi vọng đề tài này phản ánh phần nào những vấn đề về phụ liệu tại kho trong Công ty nói riêng và trong ngành may cả nước nói chung, từ đó đề ra những giải pháp khắc phục những vấn đề tồn đọng trong công tác quản lý, bố trí nhân lực nhằm đem lại hiệu suất cao trong công việc
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Qua gần 6 tháng tại công ty, em không chỉ được học tập những kiến thức chuyên môn mà còn là kinh nghiệm, kĩ năng và cả đạo đức làm việc; tập làm quen với môi trường khuôn khổ,
tự giác ở đây, học cách làm việc với tác phong công nghiệp Đó là điều kiện để rèn luyện tính
tự giác, kỉ luật của bản thân - một trong những hành trang quý báu làm nền tảng cho công việc sau này
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám Hiệu nhà trường, quý thầy cô khoa Công Nghệ May & Thời Trang Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM đã tạo môi trường hợp tác đào tạo mới này cho em có điều kiện thực tập tốt nhất tại công ty Em xin cảm ơn đặc biệt đến cô Trần Thanh Hương đã hướng dẫn, chia sẻ và giúp đỡ em rất tận tình trong thời gian thực tập tại công ty, nhất là quá trình hoàn thành báo cáo đồ án công nghệ lần này Dù bận nhưng cô rất nhiệt tình chỉ dẫn em, từ việc chọn đề tài đến sửa đề cương chi tiết và cách khai thác đề tài Em chân thành cảm ơn cô
Đồng thời em cũng trân trọng cảm ơn ban Giám đốc, tập thể cán bộ, công nhân viên, các
bộ phận thuộc xưởng B, công ty TNHH Dinsen Việt Nam thời gian qua đã tạo kiều kiện để em được tiếp xúc với thực tiễn sản xuất Cảm ơn các anh chị trong các bộ phận Công ty đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, truyền đạt những kinh nghiệm trong suốt quá trình thực tập Đặc biệt, với
đề tài môn Đồ án công nghệ lần này, em xin cảm ơn tập thể các nhân viên trong Kho phụ liệu tại Công ty đã nhiệt tình chỉ bảo em rất nhiều điều, giúp em học hỏi được nhiều điều mới mẻ
để hoàn thành đồ án Trong quá trình thực tập chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, mong Quý công ty thông cảm Em kính chúc Công ty ngày càng phát triển vững mạnh, hi vọng phía Công ty sẽ tiếp tục hợp tác đào tạo cùng nhà trường để nhiều thế hệ sinh viên ngành may như chúng em có cơ hội được học tập, trải nghiệm thực tế trong môi trường công việc tại Công ty
Do thời gian thực tập và kiến thức còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những sai sót Vì vậy, em mong nhận được sự góp ý của thầy cô và Quý công ty để hoàn thiện thêm bài báo cáo và có thêm những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho công việc sau này
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 5MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY 1
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 2
LỜI NÓI ĐẦU 3
LỜI CẢM ƠN 4
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 8
1 Lý do chọn đề tài 8
2 Mục đích nghiên cứu 9
3 Ý nghĩa của đề tài 9
4 Phương pháp nghiên cứu 9
5 Địa điểm nghiên cứu 10
6 Phạm vi đề tài 10
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CHUẨN BỊ NGUYÊN PHỤ LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP MAY 11
I Giới thiệu về qui trình công nghệ sản xuất hàng may công nghiệp 11
I.1 Cấu trúc quá trình sản xuất may công nghiệp 11
I.2 Giới thiệu chung về chuẩn bị NPL tại doanh nghiệp may 11
I.3 Các nội dung chính trong công tác tổ chức quản lý kho NPL trong doanh nghiệp may 12
II Giới thiệu vắn tắt về Công ty TNHH Dinsen Việt Nam 12
II.1 Lịch sử hình thành và phát triển 12
II.2 Cơ cấu tổ chức 15
II.3 Thế mạnh của công ty 16
II.4 Sơ đồ lưu trình sản xuất chung 16
II.5 Sản phẩm chủ lực 17
III Tầm quan trọng của công tác tổ chức quản lý Kho phụ liệu đến hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp may 20
PHẦN II: QUY TRÌNH LÀM VIỆC CỦA CÁC NHÂN VIÊN PHỤ TRÁCH KHO PHỤ LIỆU TẠI XƯỞNG B, CÔNG TY TNHH DINSEN VIỆT NAM 22
Trang 6I Giới thiệu bộ phận chuyên trách công tác phụ liệu tại Công ty TNHH Dinsen 22
I.1 Sơ đồ tổ chức và cơ cấu nhân sự Kho phụ liệu 22
I.2 Cách sắp xếp kho NPL tại công ty và vị trí Kho phụ liệu 25
I.3 Chức năng, nhiệm vụ của kho phụ liệu tại công ty 27
I.4 Lưu trình làm việc chung tại Kho phụ liệu 27
I.5 Nhiệm vụ của các nhân viên Kho phụ liệu 27
II Quy trình làm việc của các thành viên phụ trách các khu vực trong Kho phụ liệu 29 II.1 Nhân viên nhận hàng về kho 29
II.2 Nhân viên phụ trách từng khu vực chứa phụ liệu 31
II.3 Nhân viên phát hàng phụ liệu 42
II.4 Nhân viên khu vực dán thẻ bài, dán bao 45
II.5 Nhân viên khu vực cắt, nối thun 46
II.6 Khối văn phòng phụ trách các giấy tờ, chứng từ liên quan 50
III Mối liên hệ giữa kho phụ liệu và các bộ phận liên quan trong công ty 59
III.1 Chuyền may 59
III.2 Tổ NPL 59
III.3 Bộ phận BV 59
III.4 Quản lý sản xuất 59
III.5 Thu mua và Xuất nhập khẩu 59
III.6 HSE (Health & Safety Excutive) 60
IV Thuận lợi và khó khăn trong quá trình làm việc tại kho phụ liệu, Công ty TNHH Dinsen Việt Nam 60
V Xử lý các sự cố phát sinh trong kho phụ liệu 61
VI Những vấn đề tồn tại và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công việc của nhân viên tại kho phụ liệu trong công ty 61
PHẦN III: KẾT LUẬN-ĐỀ NGHỊ 63
I Kết luận 63
II Đề nghị 64
PHẦN IV: PHỤ ĐÍNH 65
Trang 7Các phụ liệu đính kèm 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
Trang 8GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1 Lý do chọn đề tài
Đất nước ngày càng phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực khoa học, công nghệ, dịch vụ, trong đó có ngành may công nghiệp Để ngành may Việt Nam có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong và ngoài nước thì đòi hỏi chúng ta phải tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nghiêm ngặt các yêu cầu từ phía khách hàng
Có rất nhiều yếu tố quyết định đến một sản phẩn may như nguyên phụ liệu(NPL), thiết kế, gia công… Trong đó quan trọng nhất là NPL vì nó chiếm 56% tổng giá thành của sản phẩm, cho nên việc chuẩn bị NPL là công tác hết sức quan trọng trước khi sản xuất một mã hàng NPL không chỉ được xem là loại vật tư cần thiết trong quá trình sản xuất mà còn được coi là tài sản lớn của doanh nghiệp Do vậy quy trình làm việc tại kho cần được tuân thủ chặt chẽ và hoạt động có hiệu quả để đem lại năng suất làm việc cũng như chất lượng cho NPL tại kho
Là một sinh viên ngành may, ý thức được tầm quan trọng đó, em đã quyết định chọn
đề tài “QUY TRÌNH LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN PHỤ TRÁCH KHO PHỤ LIỆU TẠI XƯỞNG B, CÔNG TY TNHH DINSEN VIỆT NAM” Có lợi thế được thực tập, tìm hiểu ở một công ty lớn như Dinsen, với 100% vốn đầu tư từ Đài Loan, công nghệ sản xuất tiên tiến,
em được có cơ hội hơn trong việc quan sát thực tế, học hỏi được những kiến thức chuyên sâu,
bổ sung thêm về chuyên ngành mình học Hơn nữa, với đề tài này, em được tạo điều kiện thực tập, tìm hiểu thực tế về môi trường làm việc tại kho – một trong những là bộ phận quan trọng nhất của công ty, là nơi mà từ trước tới giờ em chưa có điều kiện để tìm hiểu Ngoài ra, với đề tài này em được trực tiếp tìm hiểu về những sự cố và cách giải quyết trong quá trình làm việc tại kho đồng thời hiểu biết thêm mối liên hệ giữa kho với những bộ phận khác trong công ty trong quá trình làm việc
Đặc biệt, bản thân em từ lâu đã yêu thích và muốn tìm hiểu về những loại phụ liệu trong ngành may Phụ liệu là yếu tố quan trọng giúp cho sản phẩm đẹp hơn và tăng tính giá trị của nó, nhất là phụ liệu nhãn - đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo dựng lòng tin với khách hàng và là dấu hiệu thương hiệu, bản quyền của sản phẩm, giúp công ty có thể chống lại nạn làm giả làm nhái sản phẩm.Vì vậy em đã chọn đề tài liên quan đến lĩnh vực phụ liệu, bao gồm cả việc kiểm tra chất lượng phụ liệu tại kho
Trên đây là một số lý do quan trọng để em quyết định chọn đề tài này để nghiên cứu
Trang 92 Mục đích nghiên cứu
Biết được quy trình làm việc tại kho phụ liệu của một công ty may mặc
Biết được quy trình xử lý các sự cố phát sinh trong quá trình làm việc tại kho
Hiểu biết về các loại phụ liệu kèm theo của mặt hàng thể thao
Chưa có kiến thức thực tế về môi trường làm việc trong kho NPL tại công ty nên em muốn có cơ hội được tiếp cận, học tập từ thực tế
Em đã được học qua về các loại phụ liệu may, đặc điểm, cách tổ chức và các công việc tại kho NPL … trong môn “Chuẩn bị sản xuất may” nhưng chưa hiểu lắm về những công việc đó lại kho, chưa được tìm hiểu nhiều về các loại phụ liệu may nên em muốn được tiếp cận trực tiếp để tìm hiểu, học tập từ thực tế
3 Ý nghĩa của đề tài
Đề tài đem lại những kiến thức bổ ích từ môi trường thực tế công ty mà hầu
như không có lý thuyết nào đề cập tới Đồng thời nó giúp cho sinh viên có được nhận
thức đúng đắn hơn về thực tế quy trình, môi trường làm việc tại kho của một công ty
may lớn Nhìn chung, đề tài có ý nghĩa tích cực qua các khía cạnh sau:
→ Đối với bản thân: đề tài mang lại cho em nhiều kiến thức bổ ích về kho
phụ liệu, môi trường cũng như quy trình làm việc trong thực tiễn sản xuất, giúp em
hiểu rõ hơn kiến thức lý thuyết về kho NPL, cụ thể là phụ liệu
→ Đối với Công ty TNHH Dinsen Việt Nam: đây là cơ hội để doanh nghiệp
nhìn lại những vấn đề còn bất hợp lý trong việc tổ chức quản lý, điều hành công việc
của nhân viên trong kho Từ đó có những biện pháp điều chỉnh, khắc phục hợp lý
nhằm thực hiện tốt hơn, tạo môi trường làm việc hiệu quả và thân thiện cho tất cả mọi
người
4 Phương pháp nghiên cứu
Sưu tầm và tham khảo tài liệu, thu thập và xử lý thông tin từ giáo trình và internet
Quan sát thực tế từ môi trường làm việc tại kho phụ liệu
Hỏi nhân viên phụ trách từng công việc trong kho những vấn đề mà mình chưa biết, chưa am hiểu
Thống kê, tổng hợp và xử lý những thông tin thu thập được vào bài báo cáo
Trang 105 Địa điểm nghiên cứu
Kho phụ liệu cho hàng lớn và hàng đặt trước, xưởng B, công ty TNHH Dinsen
Việt Nam
6 Phạm vi đề tài
Do hạn chế về thời gian cũng như kiến thức, bài làm chỉ nghiên cứu sâu về quy trình làm việc của nhân viên kho phụ liệu, cụ thể là phụ liệu cho hàng lớn và hàng đặt trước tại xưởng B, công ty TNHH Dinsen Việt Nam Kho nguyên liệu và phụ liệu cho hàng may mẫu, hàng mẫu sẽ không được đề cập đến trong phạm vi đề tài này
Trang 11PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CHUẨN BỊ NGUYÊN PHỤ LIỆU
TRONG DOANH NGHIỆP MAY
I Giới thiệu về quy trình công nghệ sản xuất hàng may công nghiệp
I.1 Cấu trúc quá trình sản xuất may công nghiệp
Hình 1.1: Sơ đồ cấu trúc quá trình may công nghiệp
I.2 Giới thiệu chung về chuẩn bị NPL tại doanh nghiệp may
Trong 1 doanh nghiệp may, việc chuẩn bị NPL là 1 công tác hết sức quan trọng trước khi sản xuất 1 mã hàng NPL không chỉ được xem là những vật tư cần thiết trong quá trình sản xuất mà còn được coi là tài sản lớn của doanh nghiệp Do vậy việc chuẩn bị tốt NPL trước khi sản xuất sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất ở các mặt sau:
• Xử lý và sử dụng NPL hợp lý
• Hạch toán được NPL chính xác
• Tiết kiệm một lượng lớn NPL dư thừa trong sản xuất
• Tránh nhầm lẫn, hư hỏng, mất mát, và suy giảm chất lượng NPL
• Hạ giá thành sản phẩm
• Đảm bảo được chất lượng NPL theo đúng yêu cầu của sản xuất
Trang 12• Nâng cao uy tín và lợi nhuận cho doanh nghiệp
Như vậy muốn chuẩn bị tốt NPL cần hiểu rõ các tính chất, đặc điểm cơ bản của NPL, từ đó
có thể kiểm tra, phân loại và sử dụng tốt NPL trong quá trình sản xuất
I.3 Các nội dung chính trong công tác tổ chức quản lý kho NPL trong doanh nghiệp may
• Tất cả NPL nhập về công ty đều phải được cho vào kho tạm chứa Sau đó người ta tiến hành đo đếm để phân loại NPL, góp phần xử lý và sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm NPL và
hạ giá thành sản phẩm Trong tình hình hiện nay, chất lượng vải chưa cao và không ổn định, cho nên khâu chọn vải đang chiếm một vị trí rất quan trọng trong quá trình sản xuất
• Trong xí nghiệp may thường tồn tại 2 kho chứa NPL:
→ Kho tạm chứa: chứa NPL nhập vào chưa qua đo đếm
→ Kho chính thức: gồm NPL đã được đo đếm, kiểm tra phân loại số lượng, chất lượng chính xác, hợp quy cách, có thể đưa vào sản xuất được
Dưới đây là sơ đồ tổ chức của kho NPL:
Kho chính thức
Kiểm tra số lượng, chất lượng
Phá kiện
Phân loại
Hành không hợp quy cách
Kho tạm chứa chờ
xử lý
Trang 13may mặc còn gặp nhiều khó khăn, công ty phải tìm cách mở rộng hơn để khẳng định vị thế của mình Do vậy, năm 1991 ban lãnh đạo công ty quyết định đầu tư tại Việt Nam
Ở thị trường này, Dintsun đã cộng tác với các công ty Trách nhiệm Hữu hạn Frank Wood và công ty Trách nhiệm Hữu hạn QMI industrial (Frank Wood sát nhập với QMI) Khoảng thời gian này (1992 – 2004) Công ty đã được phát triển và mở rộng hơn rất nhiều Đó là tiền đề để công ty xây dựng nhà xưởng đầu tiên với cái tên Công ty may thêu Dintsun (DTA) vào năm
2001, mục đích để phục vụ tốt hơn cho việc sản xuất của mình
Không dừng lại ở đó, công ty đã áp dụng LEAN vào lưu trình sản xuất, hiện đại hóa trang thiết bị của mình Những nỗ lực không ngừng đó, vào năm 2005 hợp đồng đầu tiên với adidas
đã được ký kết Cũng vào năm đó, Công ty hợp tác với tập đoàn POU YUEN xây dựng xưởng DTB Dinsen Năm 2006 đến 2007 hợp tác xây dựng xưởng in thêu hoa, đồng thời thành lập xưởng DTC Proking Tex Sau đó, đến năm 2008, công ty tiến hành mua NPL tại Việt Nam, chỉnh hợp dọc các xưởng vải, đồng thời dựa trên yêu cầu của GASA, sản lượng tăng lên 1.25 lần Một năm sau, năm 2009 Ban Giám Đốc dự trù xây dựng nhà máy tại Trung Quốc và tiếp tục mở rộng phạm vi sản xuất
Sau đó không lâu, công ty quyết định mua lại xưởng Bảo Nhân và được chuyển tên thành xưởng DTD Sự phát triển, mở rộng đó không dừng lại ở đây, khi xưởng Dinling DTE vừa mới hoàn thành cách đây không lâu tại Củ Chi Năm 2015, Công ty đang trong quá trình hoàn tất các giấy tờ, giấy phép để chuyển đổi thành Công ty TNHH Dinsen Việt Nam, tên giao dịch bằng tiếng anh là DINSEN ENTERPRISE CO.,LTD Công ty chính thức hoạt động từ ngày cấp giấy phép (giấy phép điều chỉnh mới nhất số 999 GPDC - HCM cấp ngày 06/06/2006) bao gồm các xưởng: DTA, DTB, DTC, DTD tại KCN Tân Tạo, quận Bình Tân, DTE tại huyện Củ Chi, TP HCM
Trang 14Hình 1.3: Xưởng DTB, Công ty TNHH Dinsen Việt Nam
Trang 15II.2 Cơ cấu tổ chức
Hình 1.4: Cơ cấu tổ chức xưởng DTB
CHỦ TỊCH
VĂN PHÒNG TỔNG GĐ
KHỐI SỰ NGHIỆP 1
KẾ HOẠCH PHÒNG KHAI
THÁC
DTA DTB DTC DTE
Cambodia
PHÒNG SẢN XUẤT
CI
CHẤT LƯỢNG
KỸ THUẬT
NHÓM KHAI THÁC
NHÓM SẢN XUẤT
ZHONGSHAN
UNIQLO
QUẢN
LÝ ĐƠN HÀNG
BÁO GIÁ
NHÓM PHÁT TRIỂN
BẢO NHÂN
TỔNG VỤ
PHÒNG KHAI THÁC
KHỐI SỰ NGHIỆP 2
Trang 16II.3 Thế mạnh của công ty
Với 100% vốn đầu tư nước ngoài, xí nghiệp được trang bị máy móc hiện đại, quy trình sản xuất quốc tế và được đánh giá là hiện đại so với các doanh nghiệp khác Hợp tác lâu dài, vững mạnh với các tập đoàn may mặc lớn trên thế giới như adidas, The North Face, Reebok
Nguồn lực cán bộ, công nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp Nguồn lao động đông đảo, môi trường làm việc an toàn và thân thiện Công nhân viên chức của công ty được đào tạo thường xuyên về các kiến thức cần thiết, về an toàn lao động và các kiến thức chuyên môn khác Hằng năm, các cuộc thi kỹ năng được tổ chức ở tất cả các bộ phận khác nhau, với cuộc thi này, cán bộ công nhân viên có cơ hội được củng cố, nâng cao kiến thức, trách nhiệm của mình và hơn có cơ hội thăng tiến cao trong công việc, từ đó tạo động lực cho cán bộ công nhân chuyên tâm hết mình làm việc, cùng xây dựng công ty ngày càng phát triển
Về cơ sở hạ tầng, xưởng DTB bao gồm 5 tầng (kho, văn phòng quản lý, bộ phận cắt và chuyền may, bộ phận cắt và chuyền may, xưởng in thêu) mỗi tầng được trang bị các máy móc hiện đại, hệ thống thông gió đầy đủ, nhà vệ sinh hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy với các cửa thoát hiểm được bố trí thuận lợi
Trong tương lai, cùng với những lợi thế sẵn có, công ty sẽ đi theo hướng mới là ODM, với hướng đi này, công ty sẽ tự thực hiện tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất (từ đầu đến cuối)
• Một số điểm nổi bật của công ty:
→ Ước tính năng lực sản xuất: 20.000.000 sản phẩm/năm
→ Số lượng nhân viên : khoảng 14.158 người
→ Tổng số chuyền may tại DTB : 13 chuyền
→ Doanh thu mỗi năm: hơn 170.000.000 USD
→ Công ty TNHH Dinsen Việt Nam xếp hạng vào Top đầu những nhà cung ứng cho adidas và TNF tại Việt Nam
II.4 Sơ đồ lưu trình sản xuất chung
Trang 17Hình 1.5: Lưu trình sản xuất chung tại công ty
II.5 Sản phẩm chủ lực
Do có uy tín trên thị trường may mặc, cùng với đội ngũ cán bộ công nhân viên chức giỏi, nên từ năm 2005 công ty Dinsen Việt Nam chính thức nhận đơn hàng từ adidas và sau đó bắt đầu chuyên sản xuất các đơn hàng chủ yếu cho adidas và Reebok và The North Face
Mặt hàng chủ yếu gia công là đồ thể thao vải dệt kim
Các sản phẩm chủ yếu là quần áo thể thao, trong đó được chia ra nhiều loại khác nhau như T-shirt, Polo T-shirt, Shorts, Pants (quần dài), Jersey (áo T-shirt biến kiểu, có nhiều đường cắt
rã và ghép nối), Jacket, Suit (nguyên bộ), yoga, quần bơi… Các sản phẩm này có chất liệu chủ yếu là vải dệt kim, một số loại khác là vải chống thấm dùng để sản xuất quần áo đi mưa Bên cạnh đó, nhà máy còn sản xuất các đơn hàng áo khoác trượt tuyết, áo chần bông
Những khách hàng thường xuyên, có quan hệ hợp tác lâu dài với công ty: adidas, Reebok, THE NORTH FACE
Siêu thịBảo trì
Chuyển mã nhanh QCO
Kiểm nghiệm
& Gia công
TP vào kho Kiểm hàng
Trang 18
Hình 1.6: Logo của các thương hiệu mà công ty thường xuyên gia công
Hình 1.7: Một số sản phẩm gia công cho adidas
Trang 19Hình 1.8: Một số sản phẩm gia công cho Reebok
Trang 20Hình 1.9: Một số sản phẩm gia công cho The North Face
III Tầm quan trọng của công tác tổ chức quản lý Kho phụ liệu đến hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp may
Công tác tổ chức quản lý có vai trò quan trọng, nó quyết định toàn bộ hoạt động của tổ chức Một cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tốt sẽ giúp cho mọi người thực hiện được chức năng ,nhiệm vụ của mình một cách thuận lợi và có hiệu quả hơn Hơn nữa còn gắn mục tiêu riêng
Trang 21của từng bộ phận với nhau và phục vụ mục tiêu chung của tổ chức Đó là nhân tố quyết định
sự thành công trong hoạt động của doanh nghiệp
Đối với Kho phụ liệu, công tác tổ chức quản lý tại có ý nghĩa quan trọng trong việc quản
lý chung các hoạt động tại Kho NPL của công ty, doanh nghiệp Cụ thể là:
→ Phụ liệu đóng vai trò rất lớn đối với chất lượng và góp phần tăng giá trị cho sản phẩm may nên tổ chức quản lý tốt Kho phụ liệu sẽ góp phần nâng cao hiệu suất công việc, giảm thời gian và chi phí trong quá trình làm việc của kho
→ Vì Kho phụ liệu và các bộ phận khác trong công ty có quan hệ trực tiếp, chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất nên việc tổ chức quản lý Kho hiệu qủa giúp các bộ phận khác hoạt động tốt, đặc biệt giúp chuyền may đúng tiến độ lên chuyền, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động cho tất cả các bên
Trang 22PHẦN II: QUY TRÌNH LÀM VIỆC CỦA CÁC NHÂN VIÊN PHỤ TRÁCH KHO PHỤ LIỆU TẠI XƯỞNG B, CÔNG TY TNHH
DINSEN VIỆT NAM
I Giới thiệu bộ phận chuyên trách công tác phụ liệu tại Công ty TNHH Dinsen
I.1 Sơ đồ tổ chức và cơ cấu nhân sự Kho phụ liệu
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Kho phụ liệu
Trang 23Hình 2.2: Cơ cấu nhân sự Kho phụ liệu
Cơ cấu nhân sự từng bộ phận trong Kho phụ liệu:
Hình 2.3: Cơ cấu nhân sự nhóm phụ trách phụ liệu
Trang 24Hình 2.4: Cơ cấu nhân sự nhóm xuống cont và làm bảng màu
Trang 25I.2 Cách sắp xếp kho NPL tại công ty và vị trí Kho phụ liệu
Trong thực tế, có 2 kiểu sắp xếp kho:
→ Kiểu 1: Sắp xếp kho theo chủng loại NPL Kiểu này áp dụng cho kho có diện tích nhỏ, phân chia chủng loại nguyên liệu, phụ liệu thành 2 khu vực riêng biệt
→ Kiểu 2: sắp xếp kho theo chủng loại mã hàng Kiểu này áp dụng cho những kho có diện tích lớn, sắp xếp bằng cách chia diện tích kho thành nhiều phần chứa NPL riêng cho một loại mã hàng
Cách sắp xếp theo kiểu 2 có nhiều thuận lợi hơn hẳn kiểu 1 về tính chính xác khi cấp phát, ít tốn nhiều thời gian và công sức sắp xếp dọn dẹp, dễ dàng kiểm tra được lượng hàng tồn,… Tuy nhiên cách sắp xếp này đòi hỏi kho có diện tích rộng Do điều kiện diện tích thực
tế kho tại công ty khá nhỏ nên cách sắp xếp NPL giống như kiểu 1, nghĩa là phân chia nguyên liệu, phụ liệu thành 2 khu riêng biệt Kho phụ liệu nằm ở tầng lửng, kho nguyên liệu nằm ở tầng trệt Kho nguyên liệu và phụ liệu thông nhau bởi 3 cầu thang lên xuống được đặt ở mỗi đầu của Kho phụ liệu:
Phụ liệu
Nguyên liệu
NPL A
NPL B
NPL E NPL D NPL C
Trang 26Hình 2.8: Cầu thang lên xuống giữa kho nguyên liệu và kho phụ liệu
Sơ đồ bố trí Kho phụ liệu tại xưởng B của công ty:
Phụ liệu tồn
Dây kéo
Trang 27I.3 Chức năng, nhiệm vụ của kho phụ liệu tại công ty
Bảo quản phụ liệu tránh mất mát, hư hỏng, tránh ẩm thấp, côn trùng và đảm bảo chất lượng của phụ liệu nguyên vẹn, không bị bất cứ tác động mạnh nào
Quản lý mẫu mã, thông tin bản quyền trên phụ liệu nhập về, phát hiện sai sót về hàng nhập về Với những phụ liệu tồn yêu cầu cần hủy bỏ thì tuân thủ nghiêm ngặt, tuyệt đối không đưa ra ngoài công ty, nhất là các loại nhãn vì rất có thể bị làm giả hàng của công ty và gắn nhãn mác lên
Cấp phát phụ liệu cho chuyền may, tổ đóng gói, in thêu, ép…
Nhận và kiểm hàng phụ liệu từ những xưởng cung ứng và các xưởng ngoài chuyển sang như xưởng A, xưởng E, xưởng C
I.4 Lưu trình làm việc chung tại Kho phụ liệu
Trước khi hàng đặt từ xưởng cung cấp đến kho, văn phòng kho sẽ nhận được mail báo list và đưa cho nhân viên giữ khu một bản để sắp xếp trước vị trí để hàng Nhân viên giữ khu
có nhiệm vụ báo thông tin về vị trí hàng mới nhập trong kho cho nhân viên nhập hàng cập nhật trên hệ thống Sau khi hàng về tới kho, nhân viên giữ khu phụ liệu tiến hành kiểm tra hàng dựa vào packing list (PL) và sắp xếp hàng hóa theo đúng vị trí đã cập nhật
Trước 10 ngày lên chuyền, nhân viên làm chi tiết nhận tờ phát công từ QLSX, vào hệ thống ADS và đánh số lượng trên hệ thống ra đúng với yêu cầu lãnh hàng mà chuyền may cần Làm xong, in ra đưa cho người giữ hàng để chuẩn bị phụ liệu phát hàng Sau khi phát hàng xong cho người lãnh liệu, các bên kí nhận rõ ràng và tiến hành trừ sổ trên hệ thống, xác nhận hàng đã được chuyển lên chuyền may đồng thời biết được số lượng còn lại của những loại phụ liệu hiện trong kho
Riêng đối với nhân viên làm bảng màu phụ liệu nếu có thông báo của đơn hàng xuống sẽ tiến hành làm bảng màu, bảng màu sẽ được làm trước và đưa cho bộ phận BV duyệt BV duyệt xong sẽ được cất vào tủ, phát cho người lãnh hàng trên chuyền sau này
I.5 Nhiệm vụ của các nhân viên Kho phụ liệu
I.5.1 Nhân viên xuống hàng, nhận hàng về kho
Kiểm tra đủ số kiện hàng nhập về cũng như các thông tin trên PL và trên kiện hàng Kí nhận đầy đủ với bên giao hàng
Phân loại phụ liệu nhập về thuộc chủng loại nào và giao cho nhân viên phụ trách các khu vực trong kho
Báo cho tổ NPL nếu như gặp các sự cố trong quá trình kiểm tra hàng nhập về
Trang 28I.5.2 Nhân viên trực tiếp phụ trách các khu vực phụ liệu:
Kiểm hàng ngay sau khi hàng mới về khu, nhập vị trí
Sau khi hàng về, đưa phụ liệu cho nhân viên làm bảng màu (đối với những nhân viên phụ trách các khu vực có phụ liệu cần mang đi làm bảng màu để BV duyệt trước khi sản xuất)
Sắp xếp hàng hóa trong kho có khoa học, phù hợp với điều kiện công ty và dễ tìm thấy khi cần
Thường xuyên lau chùi, dọn dẹp sạch sẽ các kệ, ngăn chứa phụ liệu và bảo quản phụ liệu
Bị liệu để phát hàng cho chuyền may khi có tiến độ
Khi lấy hàng ra khỏi khu (phát cho lãnh liệu hoặc xuất hàng xưởng ngoài) phải báo cho nhân viên trong văn phòng để bên trừ hàng nhập sổ
Báo cho cán bộ quản lý nếu có các sự cố phát sinh đối với hàng hóa trong quá trình làm việc
Soạn hàng tồn theo yêu cầu từ cấp trên và sắp xếp vào khu vị trí riêng dành cho hàng tồn đồng thời phụ trách khu vực chứa hàng tồn đó Khi có yêu cầu cần sử dụng hàng tồn cho đơn hàng sau này thì nhân viên trực tiếp phụ trách loại phụ liệu đó soạn hàng, bị liệu cho chuyền may
Khi có lệnh xuất hàng xưởng ngoài, các nhân viên phụ trách khu vực soạn hàng ra để người giao hàng giao cho các xưởng khác
Đến thời gian kiểm kê mỗi tháng phải trả tài liệu so với hàng thực tế, nếu có vấn đề phải báo xử lý gấp trong tháng
Luôn theo dõi trong khu vị trí của mình để tránh xảy ra tình trạng thất thoát
I.5.3 Nhân viên phát hàng phụ liệu
Dựa vào bảng phát công lãnh liệu mỗi giờ và đơn lãnh liệu phát cont từ QLSX ghi tên đơn hàng cần phát, mã chất liệu của phụ liệu và số lượng cần lấy cho người giữ khu soạn và chuẩn bị hàng
Vận chuyển hàng từ khu đến khu vực cắt nối thun và dán bao, thẻ bài để tiến hành việc cắt nối thun cũng như dán phụ liệu bao gói
Khi lãnh liệu trên chuyền may xuống kho để nhận hàng thì tiến hành giao hàng
I.5.4 Nhân viên khu vực dán thẻ bài, dán bao:
Phụ trách dán giấy dán lên thẻ bài và bao PE dựa vào bảng phát công hàng giờ và dán theo yêu cầu của tác nghiệp
Trang 29I.5.5 Nhân viên khu vực cắt nối thun:
Sử dụng thành thạo các máy móc thiết bị ở đây để tiến hành cắt, nối thun và giải quyết các sự cố thông thường của máy
Tại bàn cắt thun không có máy móc thì nhân viên trực tiếp đo và cắt thun theo yêu cầu của chuyền may
I.5.6 Nhân viên thuộc khu văn phòng kho:
Phụ trách giấy tờ, chứng từ liên quan đến quy trình nhận, xuất, kiểm, giao hàng tại kho
Phụ trách liên hệ trực tiếp với các bộ phận liên quan trong công ty nếu có sự cố phát sinh trong quá trình làm việc của kho
Làm bảng màu về phụ liệu
Kết luận: Nhân viên tại mỗi khu vực trong Kho phụ liệu phụ trách các mảng công việc khác
nhau, tuy nhiên nếu khu vực nào hàng nhiều thì nhân viên các khu vực khác có trách nhiệm hỗ trợ khu vực đó để hoàn thành công việc, tránh trường hợp ứ hàng, tăng ca không cần thiết và chênh lệch lượng công việc giữa các nhân viên trong kho
II Quy trình làm việc của các thành viên phụ trách các khu vực trong Kho phụ liệu
II.1 Nhân viên nhận hàng về kho
Quy trình làm việc:
II.1.1 Trước khi hàng về tới kho sẽ có thông báo từ phía khách hàng, nhân viên nhận hàng của kho phải có kế hoạch để nhận hàng, chuẩn bị trước các trang thiết bị dụng cụ cần thiết để nhận hàng
II.1.2 Khi hàng về tới kho, dựa theo PL từ xưởng cung cấp, tiến hành đếm số lượng kiện hàng nhận về, kí nhận với bên giao hàng
Hình 2.10 Nhân viên nhận hàng kiểm số lượng kiện và kí tên
Trang 30II.1.3 Vận chuyển hàng vào kho, kiểm tra đối chiếu với các thông tin ghi trên mỗi kiện với
PL từ nhà cung cấp phụ liệu: số SO, số lượng hàng trong mỗi kiện, mã số chất liệu và màu sắc của kiện hàng… xem có khớp nội dung ghi trên kiện hàng đó hay không
Hình 2.11: Đối chiếu kiểm tra hàng mới nhập về kho
Nếu kiểm tra thấy các thông tin không khớp thì báo ngay cho tổ NPL xuống chụp hình
và kiểm tra thực tế hàng mới nhận về để có biện pháp xử lý phù hợp
Nếu kiểm tra thấy các thông tin khớp nhau thì ghi lại số bill, chủng loại, ngày nhận, số kiện vào sổ để lưu lại về sau, sau đó tiến hành phân loại và giao hàng cho các nhân viên phụ trách khu phụ liệu kèm theo PL để kiểm hàng đồng thời người giữ khu nhận hàng có trách nhiệm kí tên vào sổ nếu nhận đúng, đủ phụ liệu mình phụ trách
Trang 31II.2 Nhân viên phụ trách từng khu vực chứa phụ liệu
Hình 2.13: Nhân viên giữ khu sắp xếp trước vị trí để hàng
II.2.2 Khi nhận hàng về kho, nhân viên nhận hàng từ xưởng cung ứng đưa PL cho nhân viên giữ khu Nhân viên giữ khu tiến hành kiểm lại lần nữa tổng số lượng kiện theo list và đồng thời kiểm tra tình trạng kiện hàng (thùng, bao còn nguyên vẹn hay không) Sau đó cân số
kí trước khi khui kiện kiểm tra chi tiết
Hình 2.14: Cân số kí trước khi phá kiện
Trang 32 Nếu số kí khớp với PL thì tiến hành phá kiện để kiểm số lượng thực tế bên trong
Chú ý lúc phá kiện tránh làm hư hỏng, rách phụ liệu bên trong
Có 2 phương pháp để phá kiện phụ liệu:
→ Đối với phụ liệu đựng trong bao cước, dựng kiện hàng đứng lên và mở mối dây khâu miệng bao Không dùng dao kéo để mở, tránh làm hư hỏng phụ liệu bên trong và bao bì sau khi mở cần nguyên vẹn để tận dụng sau này Bên trong còn có bao nylon nữa nên cần khéo léo cắt băng keo ở miệng bao
Hình 2.15: Các kiện hàng hình trụ bằng bao
→ Đối với những kiện hàng bằng thùng giấy: quan sát và xác định nắp thùng Dùng kéo cắt cẩn thận đường băng keo dán trên miệng thùng Thùng cũng cần được nguyên vẹn để tận dụng sau này
Trang 33Với những thùng hàng có đai nẹp xung quanh thì cần cắt bỏ đai nẹp trước khi xác định nắp thùng và mở băng dán miệng thùng Chú ý đai nẹp cũng cần được cắt cẩn thận để có thể tận dụng sau này
Hình 2.17: Cắt bỏ đai nẹp
Trong khi phá kiện nếu phát hiện phụ liệu bên trong không đúng chủng loại ghi bên ngoài kiện thì báo ngay cho cán bộ phụ trách loại phụ liệu đó để báo cho tổ NLP kịp thời giải quyết Sau khi phá kiện cần đặt ở khu vực tạm chứa, tránh gây nhầm lẫn rồi tiến hành kiểm tra số lượng, chất lượng của phụ liệu:
→ Đối với hàng đóng theo cont từ nước ngoài nhập về thì tiến hành kiểm 100% số lượng
vì loại hàng này chỉ đóng đủ số lượng yêu cầu, không dư như những hàng thường sản xuất trong nước
→ Đối với loại hàng thường về từ các nhà cung cấp trong nước thì kiểm 10% số lượng trong mỗi kiện Trường hợp nếu kiểm 10% mà hàng không đạt chiếm tỉ lệ cao thì cần tiến hành kiểm 100% số lượng hàng nhập về Dựa vào PL để kiểm đúng, đủ số lượng nhập về
Riêng đối với những phụ liệu dùng cho đơn hàng xuất đi Nhật thì luôn phải kiểm 100% lượng hàng nhập về
Người giữ khu có trách nhiệm kiểm tra các loại phụ liệu nhận về, yêu cầu kiểm tra về các nội dung sau:
- Nhãn cần chính xác về các thông tin in, dệt ghi trên đó, đầy đủ nét chữ, đúng kí hiệu, logo, không bị nghiêng lệch hay sai chính tả