Đồ án công nghệ lưu trình xử lý vật liệu mô tả chi tiết toàn bộ công việc của mỗi nhân viên ở phòng LAB cần phải thực hiện khi tiếp nhận đơn hàng mới. Đặc biệt đối với chủng loại vải dệt kim có tính chất co dãn, độ co, rủi ro lớn càng phải đi qua nhiều công đoạn thử nghiệm khác nhau trước khi được chuyển giao cho bộ phận cắt để cắt bán thành phẩm.
Trang 11 | P a g e ĐOÀN THỊ THOA
LỜI NÓI ĐẦU
Ngành dệt may Việt Nam trong nhiều năm qua luôn là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Với sự phát triển của công nghệ kĩ thuật, đội ngũ lao động có tay nghề ngày càng chiếm tỉ lệ lớn và sự ưu đãi từ các chính sách nhà nước, ngành dệt may đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, vừa tạo ra giá trị hàng hòa, vừa đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu Đặc biệt chất lượng ngành may thời gian qua ngày càng được nâng cao để cạnh tranh và đáp ứng các yêu cầu của các nước trên thế giới
Đặc biệt, trong năm qua Việt Nam vừa kí kết TPP xong đã đem lại nhiều cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành may nói riêng khi gia nhập TPP, đại bộ phận hàng dệt may của nước ta sẽ được hưởng thuế suất 0% khi xuất khẩu vào các nước thành viên TPP Khi đó, thuế nhập khẩu vào Mỹ và các nước trong TPP sẽ giảm xuống bằng 0% Đây là một lợi thế rất lớn để ngành dệt may tăng thị phần trên trường quốc tế
Với những cơ hội phía trước chúng ta phải tận dụng và nắm bắt để đa ngành may ngày càng phát triển, đồng thời đối diện với những thách thức đặt ra như: yêu cầu khắt khe của TPP là “nguyên tắc xuất xứ”, chất lượng sản xuất và công nghệ sản xuất phải không ngừng cải tiến để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng kinh doanh nước ngoài Vì vậy chất lượng sản phẩm ngành may luôn được đặt lên hàng đầu
Lời cảm ơn
Trước tiên em xin cảm ơn xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy cô trong khoa Công Nghệ May và Thời Trang trường ĐH S Phạm Kỹ Thuật TP.HCM.cảm ơn thầy cô đã tạo cho tụi em cơ hội tiếp xúc và trực tiếp thực tập tại công ty TNHH DINSEN VIỆT NAM, cảm ơn thầy cô thời gian qua luôn tận tình hướng dẫn tụi em trong quá trình học tập và hoàn thành đồ
án này
Sau cùng, em xin cảm ơn quý công ty TNHH DINSEN VIỆT NAM đã tạo cho em có
cơ hội được đến và thực tập tại công ty Cảm ơn công ty đã tạo cơ hội cho em trải qua quá
Trang 2Vì điều kiện thời gian thực tập còn ít và kiến thức chuyên môn còn hạn chế nên không
tránh khỏi những thiếu sót trong bài báo cáo Kính mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến chân thành từ Quý Công ty, quý thầy cô để bài báo cáo của em đƣợc hoàn chỉnh hơn
Trang 33 | P a g e ĐOÀN THỊ THOA
LỜI NÓI ĐẦU 1
Lời cảm ơn 1
CHƯƠNG I :TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC THỬ NGHIỆM VẬT LIỆU TRONG PHÒNG LAB 5
I.Giới thiệu về công tác thử nghiệm vật liệu: 5
II.Giới thiệu về Công ty TNHH Dinsen 5
1 Lịch sử hình thành 5
II.2 Cơ cấu tổ chức 8
A Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận 8
1 Tổng giám đốc 8
2 Phó tổng giám đốc 8
3 Phòng an toàn lao động 9
4 Phòng nhân sự 9
5 Phòng IT 9
6 Bộ phận quản lý sản xuất : 10
7 Phòng thu mua 13
8 Bộ phận kinh doanh bao gồm: 13
9 Bộ phận tài chính bao gồm: 14
10 Bộ phận SEA: 14
11 Bộ phận Xuất nhập khẩu 15
12 Phòng Scan & Pack 16
13 Bộ phận GSD 16
14.Bộ phận kỹ thuật chất lượng 17
15 Bộ phận kế hoạch sản xuất 17
16.Bộ phận kinh doanh 17
17.Phòng rập: 18
II.3 Thế mạnh của công ty 20
II.4 Sơ đồ qui trình sản xuất tại xí nghiệp 21
II Vai trò của công tác xử lý vật liệu trong phòng lab đến hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp may 23
Phần 2: LƯU TRÌNH XỬ LÝ VẬT LIỆU TRONG PHÒNG LAB TẠI CÔNG TY TNHH DINSEN 23
I.Giới thiệu về Tổ thử nghiệm (phòng LAB) tại công ty TNHH Dinsen 23
a Cơ cấu tổ chức của phòng lab: 23
II.Giới thiệu các loại vật liệu thường được sử dụng tại công ty TNHH Dinsen 24
a Lưu trình thử nghiệm vật liệu: 26
b Giai đoạn hàng phát triển: 26
c Giai đoạn hàng lớn: 27
1.Giới thiệu thao tác thử nghiệm vải 29
a.Thử nghiệm độ rút: 29
A1.Thí nghiệm 4.02- hàng xuất qua Châu Âu 30
Trang 44 | P a g e ĐOÀN THỊ THOA
A2 Thí nghiệm 4.03- hàng xuất qua Châu Mỹ 33
b.Thử nghiệm độ xoắn: 36
c.Thử nghiệm độ co rút vải do nhiệt( thí nghiệm 4.05) 38
d.Thử nghiệm trọng lƣợng: ( thí nghiệm 4.19) 39
e.Thử nghiệm độ bền màu khi giặt: ( thí nghiệm 5.01) 40
f.Thử nghiệm úa vàng: 42
h.Thử nghiệm độ loang màu( thí nghiệm 5.01) 43
i.Giới thiệu thao tác thử nghiệm bán thành phẩm/thành phẩm 44
i1.Thí nghiệm Bông in/Bông ép( thí nghiệm 5.14) 44
A.1 giặt bông in: 47
A2 Thí nghiệm oven test: 56
g Thí nghiệm lục kéo của nút, dây luồn 70
Chốt dây luồn: 72
Thí nghiệm với nút: 74
Phần 3: KẾT LUẬN-ĐỀ NGHỊ 76
Trang 5
5 | P a g e ĐOÀN THỊ THOA
CHƯƠNG I :TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC THỬ NGHIỆM VẬT LIỆU TRONG PHÒNG LAB
I.Giới thiệu về công tác thử nghiệm vật liệu:
a Khái niệm về công tác thí nghiệm vật liệu:
Công tác thử nghiệm vật liệu là các thao tác kỹ thuật, bao gồm việc xác định một hoặc một số đặc điểm, đặc tính và tính năng sử dụng của sử dụng của vật liệu theo một quy trình xác định, là công tác quan trọng và cần thiết để đảm bảo chất lượng cho sản phẩm
b Các yêu cầu cần thiết của công tác thử nghiệm vật liệu
Công tác thí nghiệm vật liệu phải đạt các yêu cầu về chất lượng, đâu là yêu cầu bắt buộc và cấp thiết nhất dù trong bất kì lĩnh vực, vật liệu nào thì chất lượng của cuộc thí nghiệm ảnh hưởng đế
sự chính xác của cuộc thử nghiệm và tác động lớn đến sản phẩm cuối cùng Qua đó người tiêu dùng sẽ được sử dụng các sản phẩm an toàn và chất lượng hơn Để đảm bảo chất lượng của thí nghiệm thì người thực hiện thí nghiệm phải thực hiện đúng quy trình, tiêu chuẩn và luôn trung thực, chính xác của thí nghiệm Đồng thời với việc đảm bảo chất lượng cần phải kiểm tra chất lượng thí nghiệm nhằm xác định sai xót để có kế hoạch khắc phục sự cố
c Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm vật liệu:
Kết quả thí nghiệm bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: quy cách thực hiện thi nghiệm, quy trình thực hiện, các thiết bị và cũng như tính trung thực của người báo cáo thí nghiệm
II.Giới thiệu về Công ty TNHH Dinsen
1 Lịch sử hình thành
1 Tên tiếng việt: công ty TNHH Dinsen Việt Nam
2 tiếng Tên Anh: Dinsen Vietnam Enterprise CO., LTD
3 Địa chỉ: Lô B3, D10/89Q, Quốc lộ 1A, phường Tân Tạo, quận Bình Tân,
Tp.HCM
4 Số điện thoại liên lạc: 84 8 37 541 hoặc 84 8 37 353
5 Fax: +84 8 37 541 hoặc +84 8 37 353
Trang 6-1991: thành lập ở Việt Nam , Dintsun đã cộng tác với các công ty TNHH Frank – Wood
và công ty TNHH Qmi Industrial
-1992- 6/2003: cộng tác với công ty Trách nhiệm Hữu hạn Frank Wood
-2001: công ty xây dựng nhà xưởng đầu tiên Dintsun (DTA)
-7/2003-2004: cộng tác với công ty Trách nhiệm Hữu hạn QMI industrial (Frank Wood sát nhập với QMI)
-2005 trực tiếp nhận đơn hàng của ADIDAS, đồng thời công ty hợp tác với tập đoàn PouYuen xây dựng DTB
-Năm 2006-2007 hợp tác xây dựng xưởng in thêu hoa, đồng thời thành lập xưởng DTC
Được thành lập theo giấy phép đầu tư số 999/GP-HCM do bộ Kế Hoạch và Đầu
tư cấp ngày 16/12/2005 với tên gọi Công ty trách nhiệm Hữu hạn Dinsen Việt Nam, tên giao dịch bằng tiếng anh là Dinsen Viet Nam industrial Co.Ltd Công ty chính thức hoạt động từ ngày cấp giấy phép(giấy phép điều chỉnh mới nhất số 999 GP ĐC- HCM cấp ngày 06/06/2006)
Quy mô hoạt động: Tại Việt Nam:
-Xưởng DTA:
-Địa chỉ:302 đường Hòa Bình, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú, Tp.HCM
Trang 77 | P a g e ĐOÀN THỊ THOA
-Số điện thoại: 083839732310 (Phòng nhân sự 102- Phòng tư vấn 111)
-Fax: + 84-8-39.731.242
-Xưởng DTB:
-Địa chỉ: B3, D10/89Q, Quốc lộ 1A, phường Tân Tạo, quận Bình Tân, Tp.HCM
-Số điện thoại: 083837541 (Phòng nhân sự 5834_2823- Phòng tư vấn 2593-2821) -Xưởng DTC(khu MJ Pou Yuen)
-Địa chỉ: D10/89Q, quốc lộ 1A, phường Tân Tạo, quận Bình Tân
-Xưởng DTE:
-Địa chỉ: ấp 1, đường Hồ Văn Tắng, xã Tân Thạnh Tây, huyện Củ Chi, Tp.HCM
Số điện thoại: 0837355800 (Phòng nhân sự 2524_2521- Phòng tư vấn 2516) - Hiện nay nhà máy đang mở rộng xây dựng một chi nhánh ở Long An
Ngoài ra, tập đoàn còn có cơ sở tại:
-China, Dong Guan, Chu Hai city.(Chỉ gia công cho đơn hàng tại Trung Quốc)
-Cambodia(CampuChia)
-Trụ sở chính Taiwan( Đài Loan), Taichung City
Số lượng nhân viên : khoảng 14.158 người
Mỗi năm sản xuất thành phẩm: 20.000.000 Cái
Doanh thu mỗi năm: hơn 170.000.000 USD
DTVN xếp hạng vào Top những nhà cung ứng cho ADIDAS và TNF
Hoạt động của công ty:
- Công ty tài trợ, giúp đỡ các gia đình của công nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
- Tham gia đào tạo bên ngoài Như Liên kết đào tạo với các trường đại học: HUTECH, đại học Sư phạm Kỹ Thuật TP.HCM,…
- Tham gia hội nghị lao động định kì
- Tổ chức lớp đào tạo công nhân viên mới định kì
- tổ chức hội thi giảng viên giỏi và lẽ trao chứng nhận khóa đào tạo giảng viên
- Tổ chức các hoạt đông giao lưu văn nghệ, thể thao cho công nhân viên… - Đào tạo và cấp chứng chỉ tay nghề cho nhân viên
Trang 8A Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
1 Tổng giám đốc
Nắm bắt tình hình kinh doanh tổng thể, chịu trách nhiệm về thành bại của Công ty
Thiết lập và hoạch định mục tiêu, sách lược, phương hướng kinh doanh, khai thác thị trường, điều phối về nhân lực và sự vụ
Quản lý tổng quát tất cả sự việc trong Công ty, chỉ huy chủ quản các bộ phận thúc đẩy triển khai quyết sách của Công ty
Đảm bảo việc thiết lập chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng
Chủ trì hội nghị xem xét của lãnh đạo, chỉ định đại diện lãnh đạo
2 Phó tổng giám đốc
Hướng dẫn đôn đốc việc thực hiện và duy trì hệ thống quản lý chất lượng của Công ty được
thiết lập theo tiêu chuẩn ISO
Trang 99 | P a g e ĐOÀN THỊ THOA
Trực tiếp báo cáo tình hình hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng lên lãnh đạo cấp cao
Giám sát hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng và thực hiện xem xét kết quả đáng giá nội
Hoạch định tổng thể các tác nghiệp chức năng về nhân sự
Chiêu mộ tuyển dụng và thiết lập các hồ sơ lý lịch nhân viên
Theo dõi, cập nhật các quy định (Bảo hiểm xã hội, lao động, thất nghiệp) và thông báo cho nhân viên hiểu
Chấm công, thống kê tình trạng công việc, hoạch toán lương và cấp phát lương
5 Phòng IT
Phòng IT là phòng tham mưu, chịu trách nhiệm về lĩnh vực Công nghệ Thông tin của toàn Công ty (bao gồm: hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống phần mềm, giải pháp công nghệ thông tin) nhằm tối ưu hóa hệ thống, bảo mật, an toàn dữ liệu Chịu trách nhiệm về các hoạt động thông tin các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao
nghiên cứu, đề xuất và triển khai xây dựng hệ thống, duy trì, quản trị, tối ưu hóa hệ thống máy chủ, hệ thống lưu trữ mạng, phần mềm hệ thống v.v )
Trang 10Thực hiện việc đánh giá, phân tích định kỳ về hiệu quả các hệ thống phần cứng, phần mềm; đề xuất các giải pháp để cải tiến, tối ưu hoá hiệu quả hoạt động của hệ thống công nghệ thông tin Nghiên cứu, thử nghiệm, triển khai các dự án, áp dụng công nghệ vào khai thác sản phẩm dịch
vụ của Công ty và chuyển giao sản phẩm dịch vụ đã hoàn thiện cho khách hàng Thực hiện tư vấn hệ thống công nghệ thông tin cho khách hàng theo chỉ đạo của Ban điều hành
Thực hiện xây dựng chiến lược, kế hoạch ngân sách hàng năm, kế hoạch công việc của Phòng từng tháng để trình giám đốc phê duyệt Đề xuất mua sắm, quản lý các tài sản về công nghệ thông tin của toàn Công ty
Tiếp nhận yêu cầu và xử lý các sự cố trong quá trình sử dụng phần mềm, vận hành máy tính, hệ thống phần cứng Thống kê, tổng hợp các loại rủi ro, các trường hợp lỗi trong hệ thống công nghệ thông tin; đề xuất hướng phòng ngừa, xử lý và khắc phục
6 Bộ phận quản lý sản xuất :
Quy trình theo dõi vật tư của quản lý sản xuất:
Trang 1111 | P a g e ĐOÀN THỊ THOA
Nhiệm vụ:
Nhiệm vụ lập những bảng kế hoạch sản xuất và phân phát cho các bộ phận liên quan Để các
bộ phận đó chuẩn bị tốt công đoạn đầu
Tiến hành cập nhật tiến độ vật liệu thường xuyên để đảm bảo lên chuyền đúng
như dự kiến sau đó tiến hành phái công để sản xuất lên chuyền đúng như dự kiến
Phân phát phiếu khác thường của các bộ phận cho các bộ phận liên quan, đồng thời lập hồ sơ theo dõi và xử lý
Theo dõi và xác nhận điều độ tiến độ gia công ngoài hàng ngày, để chuyền sản xuất có đủ vải cắt lên chuyền
Cập nhật và theo dõi tiến độ chuyền sản xuất hàng ngày, căn cứ lịch giao hàng của đơn hàng sắp xếp nhân viên xuất hàng
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức nhân viên quản lý sản xuất, bồi dưỡng cán bộ quản lý sản xuất
Tuân thủ năng suất của nhà máy và số lượng đơn hàng của khách hàng, săp xếp kế hoạch sản xuất thích hợp và hoạch định vật liệu
Dựa vào nhu cầu đơn hàng của khách hàng, tồn trữ và chuẩn bị vật liệu theo nhu cầu sản xuất Dựa vào tiêu chuẩn hao hoàn thành chuẩn bị việc lên chuyền
Dựa vào yêu cầu chất lượng, nhu cầu về ngày và số lượng của khách hàng, hoàn thành việc sản phẩm, đóng gói và xuất hàng
Trang 1212 | P a g e ĐOÀN THỊ THOA
Sửa chữa và loại trừ khẩn cấp sự cố thiết bị
Hoạch định và đôn đốc thực hiện bảo trì máy móc thiết bị hàng ngày
Hoạch định và thực hiện bảo trì máy móc thiết bị định kỳ
Bộ phận quản lí sản xuất quản lí các công việc như:
1 Phòng xưởng vụ : Gồm các bộ phận nhỏ,mỗi bộ phận đều có chức năng riêng
liên quan đến hiện trường
Phòng sinh kế và quản lí sản xuất : Sinh kế là tổng kế hoạch,tổng hết nguồn hàng khách hàng đặt cho công ty để phân chia về cho các xưởng
Phòng cắt : Tác nghiệp trải vải độ dài sơ đồ dư ra 1 cm so với độ dài rộng của
vải.Sau khi cắt xong kiểm tra hàng cắt với rập có khớp không.Và không được quá 0.3 cm Phòng bảo trì :1 chuyền có 4 người.1 lầu có 1 tổ trưởng Phân phát và bảo quản
nhãn mùa ( loại nhãn bảo hành trong thời gian 2 năm ).Tránh hàng giả
Chuyền may : Nhận,lãnh nguyên phụ liệu trước 2 tiếng.Lầu 3 có 6 chuyền,lầu 4
có 6 chuyền.Mỗi chuyền có 4 nhóm.Mỗi nhóm có hai nhóm nhỏ.Mỗi lầu có 2 nhóm may phụ và một nhóm lớn may đứng ( chia ra thành 2 nhóm nhỏ may đứng )
Tổ siêu thị : Cần có biểu chuẩn bị hàng giao phối hàng,Số lượng lũy kế,Hệ thống
SIS : Scan mã hàng và đơn hàng
Phòng may mẫu : May theo tiêu chuẩn của khách hàng,sau đó ghi lại những khó khăn để phản ánh lại.Trong giai đoạn của phòng may mẫu thì như một nhà máy nhỏ,sẽ đi từ các bước kho sau đó cắt,ép tác nghiệp ủi kiểm hóa…để nắm được các bước.nếu có khó khăn
gì kịp thời báo khách hàng,thay đổi chỉnh sửa cho hợp lý trước khi đưa xuống hiện trường sản xuất
Phòng kỹ thuật chất lượng :
Trang 1313 | P a g e ĐOÀN THỊ THOA
Do yêu cầu gay gắt về chất lựợng của adidas, nên bộ phận kỹ thuật chất lượng đã
được thành lập Trước khi chính thức sản xuất hàng lớn, tổ thử nghiệm làm biện pháp dự
phòng bằng cách tiến hành thử nghiệm vải nhằm:
+ Ngăn ngừa sản phẩm không đạt
+ Ngăn ngừa và phát sinh số lượng lớn, nhiều sai sót và thất lạc
+ Xem xét, đề xuất và thực hiện các yêu cầu mua hàng hóa hay dịch vụ đáp ứng cho hoạt động +Quản lý các Nhà cung ứng, kiểm tra chất lượng và tiến độ cung ứng của toàn bộ vật lực đầu vào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh toàn Công ty
+ Soạn thảo các Hợp đồng ký kết với các Nhà Cung ứng
+Bảo đảm cung ứng đúng số lượng, chất lượng, thời hạn, có tính đến tiết kiệm chi phí để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh
+Đảm bảo yêu cầu bảo mật thông tin kinh tế – tài chính
8 Bộ phận kinh doanh bao gồm:
+ Phòng PCE hay còn gọi là GSD PCE: Là trước khi lên hàng lớn của một mã hàng bộ phận này sẽ sử dụng hệ thống ILA/ GSD/ ADS để phân tích trước thời gian tiêu hao của từng công đoạn may nên sản phẩm Họ sẽ sử dụng tài liệu của khách hàng để tính
+ Phòng báo giá : nhân viên bên bộ phận này có nhiệm vụ trao đổi thương lượng với khách hàng về giá của sản phẩm rồi báo cho công ty
+ Phòng Nghiệp vụ : Phụ trách theo dõi mẫu từ giai đoạn bắt đầu cho đến hết giai đoạn mẫu ( chuẩn bị sản xuất hàng lớn) :
• Làm tác nghiệp sản xuất
Trang 1414 | P a g e ĐOÀN THỊ THOA
• Đặt hàng nguyên phụ liệu cho hàng mẫu của mã hàng đó
• Giải quyết sự cố phát sinh qua các giai đoạn
• Ghi phản hồi góp ý cho khách hàng về những thiếu sót hoặc cái sai nào đó
• Đưa vải đi test In ép thêu
+ Phòng thu mua : mua những dụng cụ văn phòng phẩm như : bút, giấy, kẹp bấm,… Những dụng cụ sử dụng trong văn phòng
+ Phòng mẫu: là phòng cho ra ý tưởng thiết kế và làm việc với khách hàng về mẫu mã
+ Phòng phát triển mẫu: là phòng dựa vào mẫu bên phòng mẫu phát triển thêm các số liệu cho mẫu, nhảy size, phát triển rập và đầu tiên là lên thử mẫu
9 Bộ phận tài ch nh bao gồm:
1 Phòng thuế :
-Làm việc với bên cơ quan thuế khi có phát sinh vấn đề
-Kiểm tra các khoản giá trị gia tăng của công ty
-Lập báo cáo tổng hợp thuế hàng tháng cho công ty
-Theo dõi tình trạng ngân sách của công ty
-Kiểm tra các biên bản xuất nhập hàng của công ty để báo cáo
2 Phòng kế toán: phòng này để tính toán số tiền công ty đã dùng tới và chi ra những thứ cần
thiết
3 Phòng kế toán Đài Loan: là dùng để tính toán tiền cho cả công ty lớn ở Đài Loan
10 Bộ phận SEA:
+ Là bộ phận trách nhiệm xã hội, môi trường và năng lượng
+Triển khai thực hiện và kiểm soát các tiêu chuẩn của khách hàng
+ Triển khai thực hiện các chính sách ưu đãi của công ty
+ Quản lý các quy định về an toàn vệ sinh lao động Ngăn ngừa, giảm thiểu và kiểm soát các rủi ro xảy ra đối với người, tài sản và mội trường thông qua các quy trình lập kế hoạch, thiết
kế, đầu tư, quản lý tại nơi làm việc Thực hiện giám sát thường xuyên về mội trường, an toàn
và sức khỏe lao động
Trang 15+ Tư vấn và giải quyết trình tự khiếu nại, thắc mắc
+ Thiết lập hệ thống kiểm soát để tiến hành cải thiện những hạn mục không đạt, nhằm thực hiện mục tiêu Sức khỏe, An toàn và Môi trường
11 Bộ phận Xuất nhập khẩu
Có thể tóm tắt một số nghiệp vụ chủ yếu của bộ phận xuất nhập khẩu như sau:
+ Hoàn tất các thủ tục và chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa như: bộ chứng từ vận chuyển, bộ chứng từ xuất nhập khẩu, các thủ tục thanh toán, các thủ tục giao nhận hàng hóa
+ Tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu, hồ sơ hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu với số lượng thực tế tại cửa khẩu trong quá trình làm hồ sơ thông quan hàng hóa
+ Quản lý, theo dõi các đơn hàng, hợp đồng Phối hợp với các bộ phận có liên quan để đảm bảo đúng tiến độ giao hàng cũng như nhận hàng
+ Bộ phận xuất nhập khẩu có vai trò vô cùng quan trọng, cùng với những bộ phận khác giúp đơn hàng được giao đúng hẹn, giữ được uy tín với khách hàng và đảm bảo được lợi nhuận trong vận chuyển.Theo nhóm, để làm tốt được công việc này, người đứng đầu bộ phận xuất + nhập khẩu phải giỏi ngoại ngữ, phải am hiểu được các thủ tục xuất nhập khẩu, có khả năng lập kế hoạch và kỹ năng trình bày Phải có hiểu biết cơ bản về các Điều kiện thương
Trang 16+ Dựa vào tài liệu đơn hàng để làm Packinglist
+ Đặt thùng đóng gói, in giấy dán thùng và giấy dán thẻ bài
+ Nhận hàng từ tổ đóng gói, cho qua máy dò kim và đồng thời quét dữ liệu trên thẻ bài vào
hệ thống để khách hàng theo dõi
+ Báo cáo cho QC Final lấy hàng kiểm sau đó cho máy dò kim 1 lần nữa
+ Nhận lịch xuất hàng của xuất nhập khẩu, kiểm tra số lượng thùng hàng cần xuất rồi cho hàng lên cân, chụp hình lưu lại và cuối cùng là thông báo xuất nhập khẩu làm chứng từ
Quy trình làm việc của scan:
13 Bộ phận GSD
Chức năng, nhiệm vụ:
Trang 17-Phân tích công đoạn may gửi cho IE để so sánh với thời gian bấm giờ từ đó đưa ra chuẩn thời gian may của 1 sản phẩm
-Phân tích công đoạn tìm ra những sai sót trong quá trình may xem những công đoạn nào thừa để loại bỏ và những công đoạn cần phát sinh làm cơ sở để cân bằng chuyền
14.Bộ phận kỹ thuật chất lượng
Do yêu cầu gay gắt về chất lượng của adidas, nên bộ phận kỹ thuật chất lượng đã được thành lập Trước khi chính thức sản xuất hàng lớn, tổ thử nghiệm làm biện pháp dự phòng bằng cách tiến hành thử nghiệm vải nhằm:
-Ngăn ngừa sản phẩm không đạt
-Ngăn ngừa và phát sinh số lượng lớn, nhiều sai sót và thất lạc
-Tính an toàn phí vận chuyển sản phẩm
Công việc của tổ thử nghiệm gồm:
-Cắt mẫu, thử nghiệm và kiểm tra mẫu thử nghiệm dựa theo tiêu chuẩn của khách hàng -Báo cáo kết quả thử nghiệm:
+ Nếu kết quả đạt: Báo cáo cho khách hàng và các bộ phận liên quan để triển khai những công đoạn tiếp theo của mã hàng
+ Nếu không đạt: Báo cáo sự cố cho Nguyên phụ liệu sử lý, cho Kho, quản lý sàn xuất và các
bộ phận liên quan như: tổ cắt, xưởng in, ép…
15 Bộ phận kế hoạch sản xuất
-Thao tác và quản chế công đoạn trước của hàng lớn
-Kiểm tra, xác nhận và duyệt nguyên phụ liệu
-Theo yêu cầu của khách hàng làm mọi thí nghiệm về chất lượng cho hàng mẫu và hàng lớn
-Xử lí sự cố nguyên liệu, thõa thuận với xưởng cung ứng và quản lí dữ liệu
-Thúc đẩy hệ thống cờ đỏ, kiểm tra Inline & Final, đảm bảo và đạt yêu cầu của khách hàng -Tiến độ sản xuất hàng lớn, sự cố, thu nhập thông tin báo cáo và Update hệ thống
-Sắp xếp và thỏa thuận xuất hàng lớn
16.Bộ phận kinh doanh
-Trao đổi thông tin với khách hàng nhà máy, xây dựng mối quan hệ tốt
-Thực hiện phát triển mẫu sản phẩm và kiểm soát vật liệu của sản phẩm mẫu
Trang 1818
-Báo giá nghị giá theo mẫu mã
-Đơn hàng lớn và đơn hàng nhanh CR, xác nhận thời gian giao hàng
-Cung cấp F/C cho các bộ phận có liên quan để nghị giá với nhà cung ứng
-Tác nghiệp hệ thống ILA/ GSD/ ADS
-Định kì mua hàng bao gói và chỉ
17.Phòng rập:
Chức năng:Thiết kế bộ rập hoàn chỉnh cho các bộ phận có liên quan
Nhiệm vụ:
1 Tạo thông số:
a Lập bảng thông số 1 size chuẩn cho giai đoạn khai thác mẫu
b Lập bảng thông số các size cho giai đoạn sản xuất
Kiểm tra và xác nhận đơn hàng mẫu 3D trên mạng của khách hàng (CAT)
Đơn hàng mẫu 3D cho mỗi mùa có 2 giai đoạn ( presell order và SMS order)
Tạo mẫu 3D: phần mềm Browswear : người tạo phần mềm cung ứng Vstitcher: công ty đang sử dụng
Hoàn thành mẫu theo thời gian giao hàng và tải lên mạng của khách hàng để
duyệt mẫu
4 Tính sơ đồ định mức:
a Đi sơ đồ định mức mẫu khai thác
b Tính định mức phụ liệu
c Cung cấp định mức báo giá
d Đi sơ đồ đặt vải
Trang 19e Cung cấp định mức nguyên phụ liệu
5 Sơ đồ hàng lớn:
a Cung cấp sơ đồ hàng mẫu chào ( presll order và SMS order )
b Điều chỉnh sơ đồ hàng sản xuất theo khổ vải thực tế
Nhiệm vụ: thực hiện các chuyên án sau
1 MU: tối ưu hóa và quản lý tốt nguyên phụ liệu
2 ME: giúp cho cán bộ chuyền may biết được mục tiêu, sản lượng, hiệu suất nhóm may từ việc thống kê hiệu suất,sản lượng hàng giờ nhằm phát hiện kịp thời và sử lý ngay vấn đề từ
đó giúp chúng ta tăng cao sản lượng và chất lượng vì đã ngăn ngừa và xử lý kịp thời vấn đề phát sinh
3 QCO: Cải thiện chất lượng từ việc giảm thiểu lỗi do máy móc, giảm thời gian
COT, dễ dàng giao hàng đúng hẹn, giảm COT đồng nghĩa với việc giảm WIP (hàng tồn đọng) , vốn và có được tính an toàn trong lúc sản xuất
4 ERCS: Là một chuyên án thông qua việc di chuyển trên hiện trường để quan sát và xác định cơ hội cải thiện Nó là phương pháp hiệu quả nhất để cải thiện tình hình sản xuất vì nó
có thể hỗ trợ trực tiếp cải thiện hiện trường và hỗ trợ các chuyên án lớn xác định cơ hội cải thiện
Những đức tính mà người đứng dầu cần phải có:
Bất kỳ một công ty nào cũng cần phải có người lãnh đạo, người lãnh đạo đóng một vai trò
vô cùng quan trọng, có thể quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp hay một bộ phận trong chính công ty mình Một người lãnh đạo tài ba là một con thuyền vững chắt để chèo lái công ty ngày càng thành công và phát triền hơn nữa, vì vậy dù ở bộ phận nào, thì tố chất của những người lãnh đạo cũng giống nhau cho dù họ có thể dùng cách khác nhau để quản lý nhân viên của mình:
5 Luôn biết tạo dựng một đội ngũ cán bộ tận tụy: Lãnh đạo giỏi không phải là ở trên cao
Trang 2020
“chỉ tay năm ngón” Lãnh đạo giỏi hiểu rõ mình nên như thế nào, cần làm gì, hiệu quả tới đâu
và biết cách điều binh khiển tướng, họ luôn biết xây dựng đội ngũ nhân viên tận tụy và trung thành với công ty
6 Luôn xử lý thông minh khéo nhưng vấn đề nhạy cảm
7 Là lãnh đạo, ai cũng phải giải quyết các vấn đề trước tập thể, khôn khéo trong giao tiếp, biết cách gây thiện cảm với người đối diện là một trong những cách giúp các nhà lãnh đạo đạt được thành công như họ mong muốn
8 Luôn có tầm nhìn xa: Một tầm nhìn xa sẽ giúp lãnh đạo vạch trước những chiến lược hoạt động dài hạn, dự đoán trước những biến động có thể xảy ra trong tương lai để chuẩn bị,tìm cách thích nghi và đón đầu cơ hội Mặt khác, việc quan trọng khác của một lãnh đạo giỏi là biết tin giao việc, họ không răn đe, nhắc nhở về cách làm việc của từng nhân viên mỗi ngày cả Nếu nhân viên có làm sai luôn tạo cho nhân viên có điều kiện để nhân viên khắc phục và sửa sai và khi đánh giá về nhân viên, một lãnh đạo giỏi là người biết đánh giá dựa trên năng lực và kết quả công việc
9 Tinh thần trách nhiệm cao: Nhà đứng đầu tài ba sẽ luôn tìm cách đương đầu với thử thách mà không hề trốn tránh Khi gặp khó khăn, thất bại, họ sẵn sàng đứng ra nhận trách nhiệm để cùng tìm hướng khắc phục chứ không phải đổ lỗi cho nhân viên hay tìm cách gạt lỗi cho những người cùng cấp
10 Tính quyết đoán: Người đứng đầu cần có tính quyết đoán để quyết định và đưa ra các ý
kiến quan trọng, tạo lòng tin và sự tin tưởng cho nhân viên
Đánh giá mối quan hệ giữa các bộ phận: vì sản xuất là một lưu trình nên các bộ phận có mối quan hệ mật thiết với nhau, nếu thiếu một trong các bộ phận đó thì sản xuất sẽ bị gián đoạn
Ví dụ nếu không có bộ phận quản lý sản xuất thì sẽ không có phát công nguyên phụ liệu
tổ cắt không có vải để cắt siêu thị không có bán thành phẩm
giao cho xưởng in thêu chuyền may không có bán thành phẩm
để may
II.3 Thế mạnh của công ty
Công ty hiện đã và đang sản xuất hàng Adidas và Rebook, đây là mặc hàng yêu cầu chất lượng rất cao và công ty đã đáp ứng được trong thời gian qua
Trang 21II.4 Sơ đồ qui trình sản xuất tại xí nghiệp
Qui trình chung của 1 mã hàng: Khách hàng đặt hàng→ Nghiệp vụ nhận đặt hàng ,In tác nghiệp→Thu mua nguyên vật liệu-> kiểm tra nguyên phụ liệu→QLSX sắp xếp kế
hoạch sản xuất-> thiết kế rập-> may mẫu→Kho xả vải→Cắt→Chuyển hàng cho siêu thị (chuyển bán thành phẩm đi in, thêu, ép)→bảo trì và QCO chuẩn bị chuyển mã
nhanh→Chuyền may→
Ủi→Kiểm hóa→Đóng gói→Scan & Pack→QC final-> Xuất hàng
II.5 Sản phẩm chủ lực
1- Do có uy tín trên thị trường may mặc, cùng với đội ngũ cán bộ công nhân viên chức giỏi, nên từ năm 2005 công ty Dinsen Việt Nam chính thức nhận đơn hàng từ Adidas và bắt đầu chuyên sản xuất các đơn hàng chủ yếu cho Adidas và Reebok Các sản phẩm chủ yếu là quần áo thể thao, trong đó được chia ra nhiều loại khác nhau như: T-shirt, Jacket, Polo T-shirt, tank, pants, track top, polo shirt (short sleeve),
sweatshirt (long sleeve), shorts, suit (nguyên bộ), Jersey, graphic tee,…
Trang 2222
Polo T shirt
suit
Jersey Jacket
Jacket 1 l ớ p
Trang 23II Vai trò của công tác xử lý vật liệu trong phòng lab đến hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp may
Đây là bộ phận khách hàng yêu cầu bắt buộc phải có Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tránh các sự cố về nguyên phụ liệu trước khi vào sản xuất đại trà Hạn chế chi phí tái chế trước các sự cố, đánh giá chất lượng của bán thành phẩm gia công
Phần 2: LƯU TRÌNH XỬ LÝ VẬT LIỆU TRONG PHÕNG LAB TẠI CÔNG TY
TNHH DINSEN
I.Giới thiệu về Tổ thử nghiệm (phòng LAB) tại công ty TNHH Dinsen
a Cơ cấu tổ chức của phòng lab:
Trang 2424
a Trách nhiệm, quyền hạn của các chức danh
Tổ trưởng: phân chia nhiệm vụ cho nhân viên, kiểm tra, duyệt mẫu báo cáo thí nghiệm, kiểm tra, quản lí tiến độ thí nghiệm, đánh giá, chấm công nhân sự trong tổ
Nhân viên thí nghiệm:tiến hành thí nghiệm theo sự phân công của tổ trưởng, có quyền lợi theo luật lao động của nhà nước và các quy định của công ty
b Giới thiệu các loại phòng lab chuyên dụng tại công ty TNHH Dinsen
Công ty TNHH Dinsen Việt Nam có tất cả 5 xưởng DTA,DTB,DTC,DTD,DTE Chỉ có DTC là không có phòng lab còn tất cả xưởng còn lại điều có phòng lab Tuy nhiên phòng lab
ở xưởng DTB là lớn và đầy đủ thiết bị nhất, các xưởng luôn hổ trợ và công việc cũng như nhân lực cho nhau
II.Giới thiệu các loại vật liệu thường được sử dụng tại công ty TNHH Dinsen
1 Giới thiệu về các loại vải:
Vải Knit(vải dệt kim ) Khi dệt, sợi được uốn cong thành những vòng sợi Các vòng sợi này liên kết với nhau theo hướng dọc và hướng ngang Liên kết theo một quy luật nhất định tạo thành vải dệt kim.với các tính chất Ít nhàu, dễ bảo quản và giặt sạch, độ dàn hồi cao thích hợp cho trang phục cử động nhiều như hàng thể thao,tính thẩm thấu tốt, không ứ hơi bên trong.độ co giãn cao tạo cảm giác thoải mái khi mặc dùng để may các trang phục thể thao nhờ sự co giãn tạo cử động thoải mái, tính thoát mát, thẩm thoát cao không giữ mồ hôi trong
cơ thể
- Vải Wowen (vải dệt thoi ): Là loại vải do hai hệ thống sợi đan thẳng góc với nhau tạo nên
Hệ thống sợi nằm dọc theo chiều dài tấm vải gọi là sợi dọc Hệ thống sợi nằm theo chiều ngang tấm vải gọi là sợi ngang Với các tính chất: Vải có cấu trúc tương đối bền tốt Bề mặt vải khít Độ dãn dọc và dãn ngang ít Dễ bị nhàu, đặc biệt với một số loại vải như cotton, lanh Vải không bị quăn mép, không bị tuột vòng Đa dạng và phong phú về kiểu dệt, chất liệu Trong vải, sợi dọc và sợi ngang liên kết theo một quy luật nhất định gọi là kiểu dệt.thích hợp sản xuất các sản phẩm bền chắc như: áo gió, áo khoát
2 Tiêu chuẩn vải trước sản xuất
Tiêu chuẩn vải trước sản xuất của Công ty là vải loại A theo hệ thống 4 điểm
Phân loại vải theo Hệ thống 4 điểm: tính điểm bình quân /100 m2 cuộn vải Khối lượng cây vải tối thiểu là 5kg
Trang 25− Loại A: ≤ 32 điểm
− Loại B: 32 ≤ 42 điểm
− Loại C: > 42 điểm
Công thức tính số điểm trên cây vải (theo đơn vị inch ):
Công thức tính số điểm trên cây vải (theo đơn vị m ):
Mẫu kiểm:
Trên 1000 Y rút kiểm 10%
Dưới 1000 Y kiểm 100%
Trước khi kiểm vải, kiểm tra trọng lượng thực tế: cho phép ± 3%
Các lỗi sợi đùn lên (dù mỏng hay dày ), đều phải được đánh ra lỗi (trừ đó là do kiểu dệt của vải )
+Lỗi được xác định và cho điểm dựa trên mức độ/ độ dài của lỗi:
+ Lỗi dài/ rộng từ 0 – 3 inch ( 0 – 8 cm ): 1 điểm
+ Lỗi dài/ rộng từ 3.1 – 6 inch (8.1 – 15 cm ): 2 điểm
+ Lỗi dài/ rộng từ 6.1 – 9 inch ( 15.1 – 23 cm ): 3 điểm
+ Lỗi dài/ rộng hơn 9 inch (hơn 23 cm ): 4 điểm
+Lỗi tiếp diễn nhiều trên mỗi yard (0,9144m ) được tính thành 4 điểm
+ Mỗi lỗi lủng, rách hay đứt sợi, dù lớn hay nhỏ, đều bị coi là lỗi nặng và được tính thành 4 điểm
+Tối đa 4 điểm trong yard
3 Tiêu chuẩn về bán thành phẩm/thành phẩm trong quá trình sản xuất
Độ bền màu
đường may bền và đẹp
các chi tiết trên sản phẩm phải thẳng hàng
Logo trang trí đúng vị trí & kích thước
Phù hợp & thoải mái khi mặc
Trang 2626
Các chi tiết đối xứng phải chính xác
chỉ diễu trang trí quanh logo phải đều & đẹp
đường diễu phải đúng mật độ chỉ & nối chỉ phải gọt sạch sẽ
ngoại quan sản phẩm phải đẹp, không vết dơ, không lỗi
các chi tiết ép nhiệt phải phẳng không được nhăn, nếp gấp
4 Lưu trình thử nghiệm vật liệu tại công ty TNHH Dinsen
a Lưu trình thử nghiệm vật liệu:
Quy trình chung của thử nghiệm vật liệu:đầu tiên kho hoặc nghiệp vụ hoặc xưởng in sẽ cung cấp vải, thành phẩm tiến hành cắt vải theo yêu cầu của các thí nghiệm hồi phục trong phòng hồi phục 4 giờ, tiến hành thí nghiệm theo tiêu chuẩn khách hàng Hồi phục sau 4 giờ
và tiến hành đánh giá kết quả thí nghiệm
b Giai đoạn hàng phát triển:
a Hàng phát triển là mặc hàng khách hàng chỉ gửi cho hình ảnh và công ty thiết kế, tìm
Trang 27mua nguyên phụ liệu, và tự quy định cách may, sau khi may xong gửi khách hàng, nếu duyệt thì sẽ tiến hàng sản xuất hàng lớn, nếu không duyệt thì 2 bên sẽ góp ý để thống nhất sản phẩm
b
c Giai đoạn hàng lớn:
c Giai đoạn hàng lớn là hàng mà sau khi khách hàng đã duyệt xong, dự vào mẫu đã duyệt,
công ty sẽ sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng theo đúng quy cách của sản phẩm đƣợc duyệt
Trang 2828
d
e Quy trình báo sự cố:
Trang 29f
1.Giới thiệu thao tác thử nghiệm vải
a.Thử nghiệm độ rút:
Quy trình thực hiện:
Trang 3030
A1.Thí nghiệm 4.02- hàng xuất qua Châu Âu
- Mục đích: nhằm xác định sự thay đổi kích thướt của vải trong điều kiện kết hợp với quy trình giặt và làm khô
+ nếu kết quả thí nghiệm báo fail( kích thướt thay đổi quá mức cho phép) thì sẽ không cho vào sản xuất mà báo cho nhà cung ứng để cải thiện và cung cấp vật liêu mới
+ nếu kết quả thí nghiệm đạt( kích thướt thay đổi trong mức cho phép) thì sẽ báo cáo cho bộ phận liên quan lập ra bản và xửa lí Ví dụ như phòng rập sẽ tăng rập khi thiết kế để đảm bảo thông số
- Dụng cụ: máy giặt Miale với trọng tải 5kg và tốc độ quay tối thiểu 1200 đến 1600 vòng/ phút
- Máy sấy khô gia đình tải trọng 5kg với thiết bị làm nguội, tốc độ 50(+/_5) vòng/ phút
Trang 31- Cân 150- 200g, độ chính xác đến 0.1g
- Cân 2kg độ chính xác đến 1.0- 5.0g
- Vải đệm ISO 6330 2000 ( 4 lớp 100% Polyester)
- Dây phơi
- Thướt đo bằng kim loại
- Viết không phai
- Chuẩn bị mẫu: kích thướt tối thiểu 60cm X 60cm, trong đó ghi lại dố cont, chất liệu vải, số đầu cây vải
Đối với vải có kích thướt nhỏ sử dụng kích thướt càng lớn càng tốt
Để vải 4h trong phòng hồi phục, để vải phẳng không có độ kéo căng
Làm 3 cặp lấy dấu 50cm đều theo chiều dài và rộng, theo sớ vải
Vị trí cắt phải cách điểm lấy dấu ít nhất 5cm
Vải dệt thoi hoặc vải dễ tưa, nên vắt sổ xung quanh vải test
Đo và ghi lại thông số trước khi giặt
- Bột giặt: là loại bột giặt ECE loại A, đây là loại bột giặc trung tính, không có chất tẩy trắng, không làm mục vải,…
- Quy trình test:
+ tải trọng của mẫu vải test luôn nhỏ hơn ½ tải trọng đêm giặt, tải trọng còn lại là vải đệm + bỏ vật đệm, sau đó bỏ mẫu giặt vào máy giặt hòa tan 1 lượng nhỏ bột giặt với nước ấm trong cốc
+ khởi động máy, nước cao hơn vạch nước chuẩn ở ống canh mực thì cho xà phòng đã hòa tan vào, trán rửa cốc bằng lượng nước ấm thêm vào
Trang 3232
+ khi hoàn tất chu trình giặt lấy hàng ra
+ đối với vải phơi khô sau khi giặt xong lấy ra và kẹp phơi khô, sử dụng 3 kẹp nơi biên vải cách đều nhau để đều trọng lƣợng khô 1 cách tự nhiên
+ đối với vải sấy: bỏ 2kg lƣợng mẫu giặt vào máy ở nhiệt độ thấp
Thời gian 70 phút cho cenllulosics và blends, 45 phút cho vải nhân tạo( tính luôn thời gian làm nguội)
Sau khi sấy xong lấy vải ra và trải phẳng trong phòng hồi phục
Ngoại lệ: vải có thành phần cotton >50% thì thực hiện 3 lần giặt giặt phơi: 3 lần giặt + 1 lần phơi Giặt sấy: 3 lần giặt + 3 lần sấy
- đo lại thông số:
Đo lại thông số sau 4h giữ trong phòng hồi phục, đo mẫu tại vị trí ban đầu không đƣợc dịch chuyển khi đo
Áp dụng công thức:
Thông số sau khi giặt/sấy-Thông số ban đầu
X 100%
Thông số ban đầu
- tiêu chuẩn: thông số phải thay đổi trong phạm vi
without elastane)
RIB(BODY elastane)
fabic
properties Content
standard (length x width)
standard (length x width)
standard (length
x width)
standard (length x width)
(±3%) X (±3%) maximum
5%) X 5%) maximum
(+3/-5%) X 5%) maximum
(+0/-Blends > 50%
natural
(±5%) X (±5%)
(±3%) X (±3%)
5%) X 5%) maximum
5%) X 5%) maximum
Trang 33(+0/-A2 Thí nghiệm 4.03- hàng xuất qua Châu Mỹ
- mục đích: nhằm xác định sự thay đổi kích thướt của vải trong điều kiện kết hợp với quy trình giặt và làm khô
+ nếu kết quả thí nghiệm báo fail( kích thướt thay đổi quá mức cho phép) thì sẽ không cho vào sản xuất mà báo cho nhà cung ứng để cải thiện và cung cấp vật liêu mới
+ nếu kết quả thí nghiệm đạt( kích thướt thay đổi trong mức cho phép) thì sẽ báo cáo cho bộ phận liên quan lập ra bản và xửa lí Ví dụ như phòng rập sẽ tăng rập khi thiết kế để đảm bảo thông số
- Dụng cụ: Máy giặt Kenmore/Whirlpool - tiêu chuẩn AATCC
Máy Sấy Kenmore/ Whirlpool - tiêu chuẩn AATCC
Cân 150-200g, độ chính xác đến 0.1g
Cân 5.0 kg độ chính xác đến 1.0 g – 5.0g
Vải đệm 50% PES/ 50% COT được tẩy kiềm (vải đệm AATCC loại 3)
Thước kim loại, Rập 60x60 cm, dây phơi, bút không phai, nhiệt kế 0-100oC
- Chuẩn bị mẫu: kích thướt tối thiểu là 60cm X 60cm, đối với khổ vải nhỏ thì kích thướt càng lớn càng tốt
(±2%) X (±2%) maximum
3%) X 3%) maximum
3%) X 3%) maximum
(+0/-Blends > 50%
Synthetic
(±3%) X (±3%) maximum
(±2%) X (±2%) maximum
3%) X 3%) maximum
3%) X 3%) maximum
(+0/-Ribs Used as
Trim
(+0/-8%) X (+0/-8%) maximum
Trang 3434
Để vải phục hồi trog phòng phục hồi 4h điều kiện của phòng phục hồi là: 20o
C± 2oC và 65%
± 2% RH
Vị trí cắt phải cách điểm lấy dấu ít nhất 5cm
Vải dệt thoi hoặc vải dễ tưa, nên vắt sổ xung quanh vải test
Đo và ghi lại thông số trước khi giặt
- Bột giặt: là loại bột giặt ECE loại A, đây là loại bột giặc trung tính, không có chất tẩy trắng, không làm mục vải,…
- Quy trình test: + chọn điều kiện giặt phù hợp với những hướng dẫn của các nhà cung ứng nếu không có chỉ định giặt ở nhiệt độ 40oC, cài đặt nhiệt độ và điều chỉnh mực nước
+ khi máy đạt mực nước yeu cầu, thì nhiệt độ phải đảm bảo đạt yêu cầu( ±2%) dùng nhiệt kế
để đo nhiệt độ
+ cân 45g ( cho đời máy 2010 về trước )/60g( cho đời sau 2010) bột giặt AATCC tiêu chuẩn WOB
+ mở máy bỏ bột giặt hòa tan vào
+ bỏ đệm vào trước rồi bỏ vải thí nghiệm vào máy giặt
+ chọn chương trình giặt
+ lấy mẫu sau khi chu trình hoàn tất
+ làm khô:
giặt khô: lấy mẫu từ mẫu giặt và kẹp phơi khô, sử dụng 3 kẹp nơi biên vải cách đều nhau
để đều trọng lượng khô 1 cách tự nhiên
giặt sấy: : bỏ 2kg lượng mẫu giặt vào máy ở nhiệt đô thấp
+ Thời gian 70 phút c.ho cenllulosics và blends, 45 phút cho vải nhân tạo( tính luôn thời gian làm nguội)
+ Sau khi sấy xong lấy vải ra và trải phẳng trong phòng hồi phục
Ngoại lệ: vải có thành phần cotton >50% thì thực hiện 3 lần giặt giặt phơi: 3 lần giặt + 1 lần phơi Giặt sấy: 3 lần giặt + 3 lần sấy
- đo lại thông số:
Đo lại thông số sau 4h giữ trong phòng hồi phục, đo mẫu tại vị trí ban đầu không được dịch chuyển khi đo
Áp dụng công thức:
Thông số sau khi giặt/sấy-Thông số ban đầu
Trang 35X 100%
Thông số ban đầu
- tiêu chuẩn: thông số phải thay đổi trong phạm vi
without elastane)
RIB(BODY elastane)
(+5/-(±5%) X (+5/-(±5%) maximum
(+3/-8%) X 8%) maximum
8%) X 8%) maximum
(+0/-Blends > 50%
natural
8%) X 8%) maximum
(+5/-(±5%) X (+5/-(±5%) maximum
(+3/-8%) X 8%) maximum
8%) X 8%) maximum 100%
(+0/-Synthetic
100%
Synthetic
(±4%) X (±4%) maximum
(±3%) X (±3%) maximum
(+3/-4%) X 4%) maximum
4%) X 4%) maximum
(+0/-Blends > 50%
Synthetic
7%) X 7%) maximum
(+5/-(±3%) X (+5/-(±3%) maximum
7%) X 7%) maximum
(+3/-7%) X 7%) maximum
Trang 3636
b.Thử nghiệm độ xoắn:
- Mục đích: xác định độ xoắn của vải sau quá trình giặt và làm khô Độ xoắn là các vải sợi ngang không vuông góc với vải sợi dọc, lệch ra khỏi vị trí trong quá trình dệt kim làm cho vải biến dạng điều này sẽ làm cho thành phẩm sẽ bị vặn ở sườn bên
- Dụng cụ: thướt kim loại được hiệu chuẩn
* Quy trình thực hiện:
Trang 37- Chuẩn bị mẫu: để mẫu trong phòng hồi phục trong vòng 4h, không sử dụng vải trong phạm
- Quy trình: Giặt và làm khô theo tiêu chuẩn 4.02 hoặc 4.03
Sau khi giặt sấy xong phải trải trong phòng phục hồi 4h
Đo và đưa ra kết quả:
+ cách đo: Đo khoảng cách độ xoắn từ đường gấp ban đầu cách 1mm của miếng vải đến cạnh trong của sườn (khoảng cách S1 )
Đo cạnh khác giống như cách trên (khoảng cách S2 )
Đo chiều dài mẫu vải được test bao gồm cả cạnh vắt sổ (chiều dài L )
Áp dụng công thức:
Trang 3838
Kết quả chính xác 0.1%
Tiêu chuẩn tối thiểu ≤ 5%
c.Thử nghiệm độ co rút vải do nhiệt( thí nghiệm 4.05)
- Mục đích: Xác định sự thay đổi kích thước và bất kì sự thay đổi màu nào của vải khi ép ở nhiệt độ cao
- Dụng cụ: máy ép vải – có thể truyền nhiệt trực tiếp từ khuôn ép tới mẫu test tại một nhiệt
độ đã được kiểm sát, kích thướt khuôn ép tối thiểu là 40cm X 40cm
Thướt kim loại đã được hiệu chuẩn
B2 Cắt vải trắng cùng chất liệu( hoặc cùng thành phần), kích thướt 40cm X 40cm
B3 Mở máy ép và cài đặt nhiệt độ 170oC, thời gian ép 15 giây, lực nép ép 4kg
Ép khô:
B4 Đặt mẫu test nằm phẳng ở bàn ép, đặt miếng vải trắng khô lên trên mẫu
B5 Điều khiển khuôn ép ép mẫu