1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH VÀ ĐIỀU TIẾT SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CP MAY VIỆT TIẾN

164 625 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 164
Dung lượng 8,28 MB

Nội dung

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm có thể kể đến như: chất lượng nguyên phụ liệu, chất lượng máy móc thiết bị, trình độ cán bộ quản lý, chất lượng tài liệu kỹ thuật, chất lượng quy trình sản xuất. Để đảm bảo các yếu tố này luôn đáp ứng được việc tạo ra sản phẩm tốt thì phải có một kế hoạch cụ thể để giám sát, phân phối điều độ cũng như giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất. Vì lẽ đó, lập kế hoạch có tầm quan trọng hết sức lớn đến hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp may và được xem là một bí quyết kinh doanh, hầu như mỗi công ty đều có phương pháp tổ chức và lập kế hoạch khác nhau

Trang 1

N N Ủ DOANH NGHIỆP

………… Ngày… tháng 7 năm 2017 Xác nhận của công ty

Trang 2

N N Ủ O N ƯỚNG DẪN

………… , ngày……tháng 7 năm 2017

Xác nhận của Giáo viên hướng dẫn

Trang 3

Đồng thời, chúng em xin chân thành gởi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo cùng tập thể Công ty TNHH DINSEN VIỆT NAM đã chỉ dẫn và hỗ trợ chúng em rất nhiều trong thời gian thực tập vừa qua Những tháng vừa qua, là những tháng thực tập vô cùng thú

vị và bổ ích Chúng em được tham quan thực tế sản xuất trong xưởng, trải nghiệm cũng như học hỏi được nhiều điều liên quan đến ngành học của mình Không những vậy, chúng em còn học được rất nhiều những thứ bổ ích mà trong trường chúng em chưa thật sự thực hành qua Trong quá trình thực tập, chúng em luôn nhận được sự giúp đỡ, quan tâm từ phía Ban lãnh đạo công ty và đặc biệt là sự chỉ bảo và giảng dạy tận tình của các anh chị ở các phòng ban khác nhau Dù bận rộn với công việc của mình nhưng Quý công ty cũng như các anh chị các phòng ban luôn dành thời gian để hướng dẫn cho chúng em hiểu rõ những thứ mà chúng em không biết và chưa rõ Chính sự giúp đỡ tận tình này của phía công ty đã giúp chúng em hoàn thành bày báo cáo này và có được rất nhiều kiến thức bỗ ích mà chúng em tin rằng nó sẽ giúp cho chúng em tự tin, cũng như vững bước hơn trong nghề nghiệp của mình sau này

Vì điều kiện thời gian thực tập còn ít và kiến thức chuyên môn còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót trong bài báo cáo cũng như trong quá trình thực tập Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành từ quý Công ty, quý thầy cô để bài báo cáo của nhóm chúng em hoàn chỉnh hơn

Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN I: TỔNG QUAN 9

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 9

1 Lý do chọn đề tài 9

2 Mục tiêu nghiên cứu 10

3 Giới hạn đề tài 10

4 Ý nghĩa của đề tài: 10

4.1 Đối với công ty: 11

4.2 Đối với người nghiên cứu: 11

5 Phương pháp nghiên cứu: 11

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 14

I GIỚI THIỆU VỀ LẬP KẾ HOẠCH 14

1 Khái niệm lập kế hoạch 14

1.1 Bản chất của việc lập kế hoạch: 14

1.2 Lập kế hoạch sản xuất là gì? 15

2 Vai trò của lập kế hoạch 15

2.1 Ứng phó với sự bất định và sự thay đổi: 15

2.2 Tập trung khả năng chú ý vào các mục tiêu đã định 15

2.3 Tạo khả năng tác nghiệp kinh tế 15

2.4 Dễ dàng cho việc kiểm tra: 16

3 Chức năng của việc lập kế hoạch 16

4 Các dạng kế hoạch trong sản xuất 17

4.1 Kế hoạch thực hiện về mục đích hoặc nhiệm vụ 17

4.2 Kế hoạch thực hiện các mục tiêu 17

4.3 Kế hoạch thực hiện các chiến lược 17

4.4 Kế hoạch thực hiện các chính sách: 17

4.5 Kế hoạch thực hiện các thủ tục: 18

Trang 5

4.6 Kế hoạch thực hiện các quy tắc: 18

4.7.Kế hoạch thực hiện các chương trình: 18

4.8 Kế hoạch thực hiện ngân quỹ: 19

5 Quy trình lập kế hoạch 20

6 Các công cụ lập kế hoạch 21

6.1 Hệ thống sản xuất: 21

6.2 Các dạng kế hoạch trong ngành may 26

7 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác lập kế hoạch 29

7.1 Khả năng tài chính: 29

7.2 Nhu cầu khách hàng: 29

7.3 Công suất thiết kế: 29

7.4 Điều kiện về công nghệ: 30

7.5 Sự biến động về nguồn cung ứng vật tư đầu vào: 30

7.6 Nguồn nhân lực: 30

7.7 Quản trị thu hồi vốn đầu tư: 30

7.8 Đánh giá về kế hoạch sản xuất: 30

II Giới thiệu điều độ sản xuất 31

1 Khái niệm: 31

2 Vai trò và chức năng 32

3 Nội dung 32

4 Quá trình điều độ sản xuất : 33

5 Các nguyên tắc và công cụ lập lịch trình điều độ sản xuất 33

5.1 Các nguyên tắc 33

5.2 Phương pháp lịch trình điều độ sản xuất 34

6 Các cách giải quyết các điểm ùn tắc (Bottle neck) 41

7 Tầm quan trọng của điều độ sản xuất 43

8 Các vấn đề thường gặp trong lập kế hoạch và điều độ sản xuất 43

8.1 Các vấn đề thường gặp trong lập kế hoạch 43

8.2 Các vấn đề thường gặp trong điều độ sản xuất 48

Trang 6

PHẦN 2: NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH VÀ ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT TẠI

CÔNG TY TNHH DINSEN 51

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH DINSEN 51

1 Khái quát về công ty 51

2 Lịch sử hình thành và phát triển 51

3 Tầm nhìn và sứ mạng của công ty: 53

4 Cơ cấu tổ chức 56

5 Thế mạnh công ty: 65

6 Sơ đồ quy trình công nghệ tại công ty: 67

7 Sản phẩm chủ lực: 68

CHƯƠNG 2: LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH DINSEN 72

1 Giới thiệu về công tác lập kế hoạch tại công ty TNHH DINSEN VIỆT NAM 72

1.1 Giới thiệu về phòng kế hoạch của công ty TNHH DINSEN VIỆT NAM 72

1.2 Các kế hoạch công ty 73

1.2 Đánh giá công tác lập kế hoạch sản xuất công ty 93

2 Đánh giá điều kiện sản xuất cho đơn hàng của công ty 95

2.1 Về máy móc 95

2.2 Về con người 100

2.3 Nhà cung ứng nguyên phụ liệu 100

2.4 Các xưởng gia công in – thêu – ép 104

3 Quy trình lập kế hoạch tại công ty 106

4 Các bước lập kế hoạch tại công ty 107

4.1 Xác định số lượng cần sản xuất 107

4.2 Xem xét thời gian xuất hàng 108

4.3 Lập kế hoạch sản xuất mã hàng 109

4.4 Lập kế hoạch phân chia đơn hàng cho từng chuyền 110

4.5 Theo dõi quá trính sản xuất mã hàng 111

4.6 Kết thúc quá trình lập kế hoạch sản xuất 115

5 Đánh giá công tác lập kế hoạch tại công ty 115

Trang 7

5.1 Hệ thống thông tin hiệu quả 115

5.2 Cơ cấu nhân sự hợp lý: 121

5.3 Sử dụng KPI thay cho phương pháp định lượng truyền thống trong đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả trong sản xuất kinh doanh: 123

CHƯƠNG 3 ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT 127

1 Giới thiệu về công tác điều độ sản xuất của công ty TNHH DINSEN 127

2 Điều độ trước khi sản xuất 128

3 Điều độ trong quá trình sản xuất 130

3.1 Phương pháp cân bằng đơn hàng cho từng chuyền 130

3.2 Thiết kế dây chuyền và cân bằng chuyền sản xuất 132

3.3 Giải quyết các điểm ùn tắc và sự cố 140

PHẦN III: ỨNG DỤNG LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT, ĐIỀU ĐỒ SẢN XUẤT CHO MÃ HÀNG S15APM0040V 143

1 Lập kế hoạch sản xuất mã hàng S15APM0040V 143

1.1 Xem xét thời gian xuất hàng 143

1.2 Nhận biết thế mạnh để phân chia đơn hàng cho từng tổ, chuyền may 143

1.3 Xem xét thời gian thực hiện đơn hàng của từng chuyền 147

1.4 Điều kiện của thời gian xuất hàng 148

1.5 Xem xét thời gian còn lại của chuyền trong tháng 148

2 Điều độ sản xuất cho mã hàng S15APM0040V 153

2.1.Lập lịch trình sản xuất theo các nguyên tắc ưu tiên 153

2.2.Tính các chỉ tiêu hiệu quả 154

2.3 Lập sơ đồ Gant 156

3 Xử lý các vấn đề phát sinh của mã hàng S15APM0040V 158

3.1 Nguyên phụ liệu gặp sự cố 158

3.2 In không kịp tiến độ chuyền 159

3.3 Bông in bị lệch sọc, bóng, gợn sóng, lem 159

3.4 Lấy dấu 3 sọc, miệng túi bị sai dấu 159

3.5 Bán thành phẩm bị dơ, dính dầu 160

Trang 8

3.6 Bán thành phẩm bị hụt rập 160

3.7 May hàng không kịp tiến độ 160

PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ. 162

1 Kết luận 162

2 Đề nghị 163

Trang 9

PHẦN I: TỔNG QUAN ƯƠN 1: ỚI THIỆU ĐỀ TÀI

1 Lý do chọn đề tài

Ngành công nghiệp Dệt may là một ngành có truyền thống từ lâu và phát triển cho đến bây giờ ở Việt Nam Trải qua những thăng trầm do diễn biến của thị trường quốc tế và cơ chế quản lý trong nước, đến ngày nay, ngành dệt may đã tạo được sự ổn định và tạo điều kiện cho bước phát triển mới Đây là một ngành quan trọng, được quan tâm hàng đầu trong nền kinh tế của nước ta, vì nó phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người, giải quyết được nhiều việc làm cho

xã hội

Tuy nhiên, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc cạnh tranh với các tập đoàn dệt may lớn trên thế giới bởi các khiá cạnh quy mô, trình độ, uy tín doanh nghiệp Khi Việt Nam bắt đầu thâm nhập ngày càng sâu vào thị trường thế giới, sản phẩm dệt may của Việt Nam được xuất đi rất nhiều nơi và Việt Nam có tên trong top 10 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới Do sự phát triển vượt bậc này, các doanh nghiệp đã đầu tư mạnh

mẽ vào mục tiêu chất lượng sản phẩm đạt hàng đầu

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm có thể kể đến như: chất lượng nguyên phụ liệu, chất lượng máy móc thiết bị, trình độ cán bộ quản lý, chất lượng tài liệu kỹ thuật, chất lượng quy trình sản xuất Để đảm bảo các yếu tố này luôn đáp ứng được việc tạo ra sản phẩm tốt thì phải có một kế hoạch cụ thể để giám sát, phân phối điều độ cũng như giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất Vì lẽ đó, lập kế hoạch có tầm quan trọng hết sức lớn đến hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp may và được xem là một bí quyết kinh doanh, hầu như mỗi công ty đều có phương pháp tổ chức và lập kế hoạch khác nhau

Để hiểu được tầm quan trọng cũng như công tác lập kế hoạch sản xuất trong một doanh nghiệp may, chúng em đã quyết định lựa chọn đề tài“ Tìm hiểu quy trình Lập kế hoạch điều độ sản xuất tại công ty TNHH Dinsen Việt Nam”

Trang 10

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Hiểu được khái niệm, mục đích, vai trò và phương pháp của công tác lập kế hoạch và điều độ sản xuất

- Tìm hiểu cụ thể phương pháp lập kế hoạch sản xuất và điều độ sản xuất của công ty TNHH Dinsen

- Tìm hiểu quy trình lập kế hoạch, điều độ sản xuất của từng bộ phận chuẩn bị sản xuất, cắt, may và hoàn tất

- Biết cách lập kế hoạch sản xuất, điều độ sản xuất cho một mã hàng cụ thể tại công ty

- Tìm ra những ưu, nhược điểm và giải pháp tối ưu hơn để lập kế hoạch trợ giúp cho hoạt động sản xuất hiệu quả

3 Giới hạn đề tài

Đề tài “ Tìm hiểu quy trình Lập kế hoạch điều độ sản xuất tại công ty TNHH Dinsen Việt Nam” là một đề tài nghiên cứu về các phương pháp lập kế hoạch, quy trình lập kế hoạch và điều độ trong sản xuất của công ty TNHH Dinsen Việt Nam Với đề tài này, chúng em sẽ nghiên cứu quy trình lập kế hoạch về nguyên phụ liệu, máy móc, rập, tài liệu kỹ thuật cũng như các công việc liên quan đến lập kế hoạch từ lúc nhận đơn hàng cho đến khi xuất hàng

Ở mỗi giai đoạn, đề tài sẽ phân tích từng công việc cụ thể trong việc lập kế hoạch sản xuất Từ đó biêt được các điểm mạnh cũng như điểm yếu của công tác lập kế hoạch điều độ sản xuất trong công ty để đề ra các phương án cải thiện nhằm đạt được năng suất và chất lượng cao hơn trong sản xuất

4 Ý nghĩa của đề tài:

Lập kế hoạch và điều độ sản xuất là một chức năng cơ bản của tổ chức quản lý và có tầm quan trọng hết sức to lớn đối với hiệu quả sản xuất của một doanh nghiệp may Vì vậy, lập kế hoạch còn được xem là bí quyết kinh doanh của một doanh nghiệp Hiện nay, hầu hết nhân viên tốt nghiệp các trường kinh tế, tài chính đảm nhận Do đó, đôi khi xảy ra một số bất lợi, không

Trang 11

giải quyết được các vấn đề phát sinh trong thực tế, do họ còn thiếu những hiểu biết về ngành may Vì vậy, chúng em quyết định nghiên cứu về đề tài “Tìm hiểu quy trình Lập kế hoạch điều

độ sản xuất tại công ty TNHH DINSEN VN” Đề tài sẽ có một ý nghĩa nhất định:

4.1 Đối với công ty:

Những người quản lý có thể dựa vào để có thể biết được và kiểm tra công tác lập kế hoạch cũng như điều độ sản xuất của công ty TNHH DINSEN đã hợp lý hay chưa? Đồng thời xem xét biện pháp cải tiến của chúng em có thích hợp và cải thiện được công tác lập kế hoạch và điều độ sản xuất của công ty để các mục tiêu: Năng suất – chất lượng sản phẩm – thời gian giao hàng – lợi nhuận – uy tín của doanh nghiệp luôn ở mức tốt nhất

Giúp chúng em có thể hiểu được nhiệm vụ công việc, cách thức làm việc của từng nhân viên phòng kế hoạch và điều độ sản xuất, cách tổ chức, chỉ huy, tổ chức, kiểm soát của họ đối với các

kế hoạch sản xuất Biết được cách thức kiểm soát, làm việc của người quản lý cũng như cách giải quyết khi gặp các vấn đề trong quá trình sản xuất Từ đó so sánh với kiến thức cơ bản trong công tác lập kế hoạch và điều độ sản xuất đã được học ở trường để tìm điểm mạnh điểm yếu của công tác lập kế hoạch và điều độ sản xuất của công ty và đề ra biện pháp cải tiến

5 Phương pháp nghiên cứu:

- Tham khảo giáo trình Lập kế hoạch sản xuất ngành may của Thạc sĩ Trần Thanh Hương

- Tham khảo các đồ án có cùng đề tài liên quan đến công tác lập kế hoạch vè điều độ sản xuất của các anh chị đi trước như:

khu I thuộc tổng công ty cổ phần may Nhà Bè) KHOA KINH TẾ Sinh viên thực hiện: Phan Duy Linh (2010-2014)

Chương 1: Giới thiệu tổng quan về tổng công ty cổ phần may Nhà Bè Chương 2: Cơ sở lý luận về lập kế hoạch sản xuất

Chương 3: Thực trạng công tác lập kế hoạch sản xuất tại phân xưởng Veston – Cao

Trang 12

Chương 4: Các giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác lập kế hoạch sản xuất tại phân xưởng Vest

lý danh sách khách hàng cho công ty khi sử dụng phần mềm

thực hiện: Phạm Bảo Dương (2007-2011)

Chương I: Tổng quan về công ty

Chương II: Lý thuyết chung về lập kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp Chương III: Thực trạng công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty đường Biên Hòa

Chương IV: Nhận xét và kiến nghị

TỔNG KẾT

Các phương pháp và cách xử lý không liên quan nhiều đến ngành và chủ yếu trong quá trình tìm kiếm khách hàng cũng như nguồn nguyên phụ liệu trong khi thực tế các công ty may hiện nay có khách hàng cố định và nguyên phụ liệu may chủ yếu do khách hàng chỉ định hoặc khách hàng gửi qua

Instruments VN Sinh viện thực hiện: Phan Thị Ngọc Dung (2009-2013)

Chương 1: Giới thiệu tổng quan về công ty, quá trình hình thành, phát triển, tình hình hoạt động sản xuất của công ty đang thực tập

Chương 2: Cơ sở lý luận về lập kế hoạch sản xuất tại công ty:

Chương 3: Thực trạng phương pháp lập kế hoạch tại công ty Chương 4: Vận dụng quy trình sản xuất dựa theo quy trình sản xuất có khoa học và dựa vào thực tiễn sản xuất của công ty

Trang 13

TỔNG KẾT

Nêu rõ được các khái niệm về lập kế hoach, vai trò của việc lập kế hoạch Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch chủ yêu xoay quanh về cách quản lý, Không đề cập đến các vấn đề ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất

Việc lập kế hoạch không nêu rõ các bộ phận cần làm những gì, chỉ nêu công đoạn của bộ phận đó thực hiện nhưng chưa nêu rõ việc lập kế hoạch sản xuất của bộ phận đó Việc cải thiện các vấn đề liên quan đến lập kế hoạch sản xuất chỉ xoay quanh vấn

Trang 14

ƯƠN 2: Ơ SỞ LÝ THUYẾT

I GIỚI THIỆU VỀ L P KẾ HOẠCH

1 Khái niệm lập kế hoạch

Trong các mặt quản lý xí nghiệp thì kế hoạch là bao trùm nhất Không những lập kế hoạch là chức năng cơ bản của tất cả các nhà quản lý ở mọi cấp trong một tổ chức mà các chức năng còn lại của các nhà quản lý cũng phải dựa trên nó Các chức năng quản lý như:

- Chức năng lập kế hoạch: dự kiến toàn bộ những nội dung công việc cần phải làm bên cạnh xác định thời gian cần phải làm hoàn thành chúng

- Chức năng xây dựng và tổ chức: quy định rõ ràng các công việc cần phải làm để đạt mục tiêu sau cùng kể cả tầm vi mô lẫn vĩ mô

- Chức năng xác định biên chế: Xác định về cơ cấu nhân sự cũng như sự phân công nhiệm vụ cụ thể Để có hiệu quả tối ưu trong quá trình sản xuất

- Chức năng lãnh đạo kiểm tra: Đề ra những phương hướng quản lý sản xuất trong từng thời kì, kiểm tra tiến độ và chất lượng công việc đã hoàn tất

Để hiểu rõ hơn việc lập kế hoạch sản xuất ta cần biết bản chất của việc lập kế hoạch:

1.1 Bản chất của việc lập kế hoạch:

- Sự đóng góp của việc lập kế hoạch vào việc thực hiện mục đích và các mục tiêu:

Mục đích của tất cả các kế hoạch và những kế hoạch phụ trợ cho nó là nhằm hoàn thành mục đích và mục tiêu của cơ sở

- Sự ưu tiên cho việc lập kế hoạch:

Như ta biết những hoạt động quản lý về mặt tổ chức, biên chế, lãnh đạo và kiểm tra được thiết lập để hỗ trợ cho việc lập kế hoạch hoàn thành các mục tiêu cơ sở Cho nên về mặt logic việc lập kế hoạch sẽ đi trước việc thực hiện các chức năng quản lý khác Do đó người quản lý cần phải lập kế hoạch để biết loại quan hệ tổ chức nào và chất lượng nhân viên nào là cần thiết, các chi nhánh cần phải chỉ đạo theo những đường lối nào và áp dụng phương pháp kiểm tra nào

- Tính phổ biến của việc lập kế hoạch:

Tất cả những người quản lý đều phải làm kế hoạch từ chủ tịch công ty đến người quản

lý ở cấp thấp nhất

Trang 15

- Tính hiệu quả của kế hoạch:

Các kế hoạch là hiệu quả nếu chúng đạt được các mục tiêu đề ra với chi phí hợp lý không chỉ đo bằng thời gian , tiền bạc hay sản phẩm mà còn ở mức độ thỏa mãn ở cá nhân hay tập thể

1.2 Lập kế hoạch sản xuất là gì?

Từ đó có thể hiểu lập kế hoạch sản xuất là xác định nội dung các công việc cụ thể và vạch ra tiến trình thực hiện chúng phù hợp với các điều kiện có sẵn và các điều kiện có thể đạt được nhằm đạt được mục tiêu ban đầu của nhà sản xuất

Như vậy trong sản xuất việc lập kế hoạch rất quan trọng Phải xác định các dự kiến trước, tất cả các công tác cần và phải cố gắng làm được để giữ cho sản xuất thăng bằng, ổn định kịp thời và không bị đình trệ nhằm đạt được những mục tiêu cuối cùng của công tác triển khai sản xuất một mã hàng là: năng suất – chất lượng sản phẩm – thời gian giao hàng – lợi nhuận – uy tín của doanh nghiệp

2 ai trò của lập kế hoạch

2.1 Ứng phó với sự bất định và sự thay đổi:

Lập kế hoạch trong 1 thời gian càng dài thì người quản lý càng ít nắm chắc về môi trường kinh doanh bên trong và bên ngoài hay về tính đúng đắn của mọi quyết định Thậm chí ngay khi tương lai có độ chắc chắn cao thì một số kế hoạch vẫn cần thiết Thứ nhất là các nhà quản lý vẫn phải tìm một cách tốt nhất để đạt được mục tiêu Thứ hai là sau khi tiến trình đã được xác định cần phải được đưa ra các kế hoạch sao cho mỗi bộ phận của tổ chức sẽ biết cần phải đóng góp như thế nào vào công việc phải làm

Ví dụ: Năm 1970 các nhà quản trị đã đánh giá thấp hoặc không đánh giá đủ sớm về tầm quan trọng của giá cả lạm phát về sự tăng lãi suất nhanh chóng và khủng hoảng năng lượng Kết quả là họ đã không ứng phó kịp thời với nhũng biến động về thị trường vật liệu, dẫn đến việc tăng chi phí sản xuất

2.2 ập trung khả năng chú ý vào các mục tiêu đã định

Do toàn bộ công việc lập kế hoạch là nhằm đạt được các mục tiêu cơ sở cho nên chính hoạt động lập kế hoạch sẽ giúp ta tập trung chú ý vào các mục tiêu này

2.3 ạo khả năng tác nghiệp kinh tế

Trang 16

Việc lập kế hoạch sẽ giảm chi phí về sản xuất, thời gian, công sức vì nó chú trọng vào các hoạt động hiệu quả và sự phù hợp ở phạm vi cơ sở sản xuất Từ hệ thống may cụm hoặc may từng chi tiết sẽ được phối hợp với nhau tạo thành sản phẩm hoàn hảo Quá trình này sẽ đòi hỏi phải có kế hoạch sâu rộng, chi tiết nếu không sản xuất sẽ ngừng trệ và tốn kém

2.4 Dễ dàng cho việc kiểm tra:

Người quản lý không thể kiểm tra công việc của cấp dưới nếu không có được mục tiêu

đã định để đo lường

3 hức năng của việc lập kế hoạch

Trong sản xuất kinh doanh việc lập kế hoạch có vai trò rất quan trọng Nó chi phối các hoạt động sản xuất Một xí nghiệp không có kế hoạch thì thiếu thứ tự, sự liên tục trong hoạt động, người quản lý thường thay đổi khuynh hướng và không sao kiểm tra được hết Và mọi ý định kiểm tra mà không có kế hoạch đều vô nghĩa Bởi vì không có cách thức nào để người ta

có thể kiểm tra rằng họ có đang đi đúng hướng không Vì vậy:

 Qua việc lập kế hoạch sẽ xác định tình hình – thực lực công ty để từ đó quản lý tốt hơn

 Dự đoán tương lai, đề ra phương án hành động

 Điều chỉnh và kiểm tra kịp thời khi có sự cố

 Là cơ sở đánh giá mức độ hoàn thiện cao cấp

 Đề ra những mục tiêu cần phải phấn đấu hoàn thành và vượt chỉ tiêu

 Biết được vai trò và nhiệm vụ cụ thể của mình, để từ đó làm việc tốt hơn gắn liền lợi ích của mình và công ty

 Tạo cho công nhân niềm tự hào, được tin tưởng để họ gắn bó với công ty

 Có kế hoạch, các bộ phận sẽ phối hợp chặt chẽ, làm việc nhịp nhàng và đạt hiệu quả cao hơn

 Nhận những sai sót của các bộ phận có liên quan

 Định hướng phát triển công ty trong thời gian dài

Trang 17

4 ác dạng kế hoạch trong sản xuất

Ta cần phân biệt rõ các loại kế hoạch, để có thể lập kế hoạch có hiệu quả Tùy theo tính chất cụ thể của các hoạt động có trong tương lai mà người ta phân ra các loại kế hoạch

4.1 Kế hoạch thực hiện về mục đích hoặc nhiệm vụ

Trong một loại hình doanh nghiệp thì mục đích trong kinh doanh là tạo ra nhiều lợi nhuận nếu muốn tồn tại và thực hiện nhiệm vụ mà xã hội giao phó

Ví dụ:

- Nhiệm vụ của một doanh nghiệp là sản xuất, phân phối hàng hóa và dịch vụ kinh tế

- Nhiệm vụ của trường đại học là giảng dạy và nghiên cứu

4.2 Kế hoạch thực hiện các mục tiêu

Mục tiêu của doanh nghiệp là có thể thu được lợi nhuận càng nhiều càng tốt, trong khi

đó mục tiêu của một bộ phận trong công ty là có thể sản xuất một lượng sản phẩm theo yêu cầu của mã hàng một cách nhanh chóng Các mục tiêu này phù hợp với nhau song khác nhau ở chỗ các mục tiêu bộ phận không thể đảm bảo được mục tiêu của cả công ty

4.3 Kế hoạch thực hiện các chiến lược

Chiến lược theo nghĩa là các kế hoạch lớn, thường dùng theo 3 ý nghĩa phổ biến nhất

- Các chương trình hành động tổng quát và sự triển khai các nguồn lực quan trọng để đạt được mục tiêu toàn diện

- Chương trình các mục tiêu của một tổ chức và những thay đổi của nó, các nguồn lực được sử dụng để đạt được mục tiêu này Các chính sách điều hành, việc thu nhập, sử dụng và

bố trí các nguồn lực này

- Xác định các mục tiêu dài hay cơ bản của một doanh nghiệp và chọn lựa các đường lối

và phân bố các nguồn lực cần thiết để đạt được các mục tiêu này

Trang 18

Ví dụ:

- Nhân viên không được nhận quà từ khách hàng

- Không làm việc cho khách hàng hoặc đối thủ cạnh tranh nào

Việc cho ra các chính sách phù hợp và đủ tổng hợp để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp là một việc khó khăn Bởi nhiều lý do:

- Thứ nhất: các chính sách ít được xác định rõ ràng bằng văn bản và ít được giải thích chính xác

- Thứ hai: chính sự phân chia quyền hạn mà các chính sách được giải thích khác nhau giữa các cá nhân khác nhau

- Thứ ba: không phải lúc nào cũng dễ dàng kiểm tra các chính sách

4.5 Kế hoạch thực hiện các thủ tục:

Các thủ tục là các kế hoạch thiết lập, một phương pháp cần thiết cho việc điều hành các

kế hoạch tương lai Các thủ tục tồn tại theo cấp bậc quan trọng và liên quan đến nhiều bộ phận

Ví dụ: Một công ty sản xuất, thủ tục nhận đơn đặt hàng sẽ hầu như chắc chắn liên quan đến phòng kinh doanh (nơi nhận đơn), phòng tài vụ (để ghi nhận thu ngân và chấp nhận tín dụng của khách hàng), phòng kế toán (ghi chép giao dịch), xưởng sản xuất (lệnh sản xuất) và

bộ phận vận tải (để xác định phương tiện và tuyến đường vận chuyển)

4.6 Kế hoạch thực hiện các quy tắc:

Các quy tắc giải thích rõ ràng sự hành động hoặc không hành động cụ thể cần thiết, không cho phép làm theo ý riêng, có thể coi chúng là loại kế hoạch đơn giản nhất

Các quy tắc và các thủ tục theo bản chất của chúng được đưa ra để hạn chế tư duy Cho nên chúng ta chỉ sử dụng chúng khi không muốn cho mọi người trong tổ chức quyền hạn làm theo ý kiến của riêng họ

4.7.Kế hoạch thực hiện các chương trình:

Các chương trình là những phức hệ của các mục đích, các chính sách, các thủ tục, các quy tắc, các nhiệm vụ được giao, các bước phải tiến hành, các nguồn lực cần sử dụng và các yếu tố khác cần thiết để tiến hành chương trình hành động cho trước

Trang 19

Như thế một thủ tục hoặc quy tắc dường như không quan trọng nhưng nếu không hoàn thành có thể làm hỏng cả một chương trình Như việc lập kế hoạch phối hợp đòi hỏi kỹ năng quản lý đặc biệt chính xác

4.8 Kế hoạch thực hiện ngân quỹ:

Trong thực tế ngân quỹ tài trợ hoạt động thường được gọi là kế hoạch lợi nhuận, trong nhiều công ty ngân quỹ là một công cụ cơ bản Để lập kế hoạch ngân quỹ bắt buộc một công ty phải làm trước dù là một tuần hay nhiều năm Một tài liệu bằng con số về lượng tiền mặt, chi phí và thu nhập, phân bố vốn, sử dụng giờ máy hay giờ lao động

Một công ty lập kế hoạch ngân quỹ không chỉ để kiểm soát chi tiêu mà còn hiểu rõ chi phí trong quản lý và ngân quỹ thường được lập cho toàn bộ công ty Nó sẽ là công cụ quan trọng liên kết các kế hoạch của một công ty

Trang 20

Việc thực hiện công suất có đáp ứng nhu cầu công suất thiết bị không?

Việc thực hiện có đáp ứng nhu cầu vật tƣ không?

Trang 21

6 ác công cụ lập kế hoạch

Trong quá trình lập kế hoạch cần có các công cụ cũng như tài liệu, cơ sở mới có thể lên kế hoạch một cách đầy đủ và chính xác, phòng lập kế hoạch có thể không làm tất cả mọi việc và thông qua từng bộ phận, chứng từ liên quan để nắm bắt thông tin và lập kế hoạch

Ccác hệ thống của các công ty hoặc khách hàng cung cấp cho các công ty như hệ thống chính ADS (đối với Dinsen liên kết các bộ phận trong công ty, có những form mẫu để điền dữ liệu hoặc scan dữ liệu 1 cách chính xác, bí mật), hệ thống share (đối với nhiều công ty vẫn hay dùng để chia sẻ thông tin nội bộ hoặc các hướng dẫn công việc cho nhân viên mới cũng như các tiêu chuẩn của khách hàng mà mọi nhân viên phải biết), trang web Box, Flex (cho hệ thống hàng Victoria Secret dùng để liên hệ trực tiếp giữa khách hàng và công ty gia công, về các mẫu đề xuất, mẫu được duyệt, mẫu phát triển,… để tạo thành quá trình phát triển mẫu, làm tài liệu cho quá trình sản xuất…), hệ thống của các công ty trên Excel (chủ yếu cho sản xuất để có kế hoạch sản xuất cụ thể liên kế nhiều bộ phận sản xuất như kho, cắt, siêu thị, in thêu ép, chuyền may, đóng gói…), Tradecard (hệ thống lấy Purchased order: biết số lượng cho từng đơn hàng cụ thể trong mã hàng), Produce 101 (lấy AD: để biết thông tin mã hàng mô tả phẳng, thông số, tiêu chuẩn kỹ thuật, comment khách hàng, …)

Trang 22

Hình 6.1: Hệ thống ADS của công ty Dinsen

Hình 6.2: Trang Box của Victoria Secret

Trang 23

Hình 6.3: Trang Flex của hàng Pink

Hình 6.4: File excel quản lý sản xuất

Trang 24

Hình 6.5: Purchase order

ra cho các bộ phận tới kế hoạch riêng từng bộ phận tạo ra để tạo sự nhịp nhàng đồng bộ trong từng bộ phận, để mỗi bộ phận có thể kiểm tra tiến độ của bộ phận mình cũng nhƣ phòng kế hoạch có thể kiểm tra chung tất cả tiến độ của các bộ phận)

bảng màu cho BV kiểm tra cũng nhƣ để các bộ phận may mẫu, QC inline, QC endline chuyền may kiểm tra sản phẩm dựa theo bảng màu

Trang 25

Hình 6.6: BOM (Bill of materials)

Hình 6.7: Bảng màu đã đƣợc BV duyệt

Trang 26

 Đơn hàng: có các loại đơn hàng 90 ngày, đơn hàng 60 ngày, đơn hàng 45 ngày và đơn hàng gấp 30 ngày

PANTS,… để có từng chuyền có loại hàng quen thuộc, năng suất cao hơn

thời gian kiểm hàng, thời gian vận chuyển

6.2 Các dạng kế hoạch trong ngành may

6.2.1 Bảng cân đối nguyên phụ liệu

Kho chỉ cấp phát nguyên phụ liệu nếu kho nhận được 2 bảng: hướng dẫn sử dụng nguyên liệu và bảng định mức nguyên phụ liệu

Sau đó, nhân viên phòng kế hoạch tiến hành kiểm tra thực tế một lần nữa các nguyên phụ liệu hiện có trong kho Sau đó, tiến hành lập bảng cân đối nguyên phụ liệu, khi tiến hành lập bảng này cần phải biết chắc chắn rằng số liệu trong bảng bào cáo thống kê vật tư là số liệu

có thực Bởi vì, sau đó trưởng phòng kế hoạch sẽ dựa trên bảng cân đối vật tư này là một trong những cơ sở cho phép ban hành Lệnh sản xuất

Hình 6.9: Bảng cân đối Nguyên phụ liệu

Trang 27

Dựa vào năng suất, khả năng thực hiện đối với mỗi loại sản phẩm khác nhau của từng phân xưởng, từng tổ sản xuất, phòng kế hoạch chuẩn bị bảng dự kiến kế hoạch sản xuất cho từng tháng đối với toàn bộ công ty, xí nghiệp

Để làm được văn bản này, nhân viên phòng kế hoạch phải có quá trình khảo sát thực tế những đơn hàng đó Các dữ liệu thu thập được về năng suất, thiết bị, về tiến độ, về nhân lực của các phân xưởng trong các đơn hàng trước Sẽ là cơ sở cho nhân viên kế hoạch lên dự trù kế hoạch cho những đơn hàng sau

Ngoài ra, khi biên soạn kế hoạch dự trù, cần cân nhắc kỹ lưỡng về kiểu dáng sản phẩm Thời gian hoàn tất sản phẩm, tính chất và việc sử dụng nguyên phụ liệu, biến động về nhân sự hay thời điểm thực hiện đơn hàng để điều chỉnh các dữ liệu cần cho phù hợp

6.2.2 Lập K S cho bộ phận chuẩn bị sản xuất:

Ở bộ phận sản xuất sau khi nhận được bảng dự trù tiến độ sản xuất đã có ở trên thì ngay lập tức trưởng phòng kỷ thuật sẽ giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhân viên của mình tiến hành ngay các bước công việc cần thiết của qui trình chuẩn bị về thiết kế hay công nghệ

Tiếp theo đó phòng kế hoạch sẽ gửi sang phòng kỹ thuật, đặc biệt là bộ phận GSĐ một phiếu tác nghiệp GSĐ Phiếu này đôi khi bao gồm cả: bảng ghép tỉ lệ cỡ vóc và bảng qui định GSĐ

Hình 6.10: Phiếu tác nghiệp bàn cắt

Trang 28

Phiếu này để cho xưởng cắt biết phải trải bao nhiêu lớp cũng như được hướng dẫn kỹ thuật cắt cho mã hàng này, số lượng để kiểm tra và quan trọng phải có phiếu này bộ phận cắt mới được cắt bán thành phẩm

6.2.3 Biểu báo thực cắt

Để theo dõi số lượng nguyên phụ liệu đã cắt trong ngày (nhiều mã hàng), nhân viên hạch toán của phân xưởng cắt cần lập các biểu báo thực cắt trong ngày đó Bảng này, thực ra giống nhật ký sản xuất nhằm theo dõi hoạt động trong ngày của phân xưởng cắt

Biều báo thực cắt theo dõi số lượng cắt trong ngày có vai trò rất quan trọng, khi nhìn biểu báo có thể thấy rõ thực tế số lượng cắt là bao nhiêu, có phù hợp với kế hoạch đã đề ra hay không để đánh giá năng suất cắt trong ngày cũng như điều chỉnh kế hoạch cắt cho phù hợp lại với tiến độ Nếu thực cắt thấp hơn trên kế hoạch thì phải bắt công nhân tăng ca, có thể do mã hàng khó hoặc nhiều công nhân nghỉ phép, thiếu nhân công, nếu không phải nguyên nhân đó thì là do khi tính toán sản lượng cắt không lường trước được sản lượng, cần thay đổi lại kế

Hình 6.11: Lệnh sản xuất

Trang 29

hoạch chứ không phải bắt công nhân luôn luôn tăng ca để đạt được năng suất đặt ra, cần phải biết khả năng của phân xưởng mình

6.2.4 Kế hoạch sản xuất

7 ác yếu tố ảnh hưởng đến công tác lập kế hoạch

7.1 Khả năng tài chính: là một vấn đề hết sức quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến

việc lập kế hoạch sản xuất Khả năng tài chính cho phép nhà sản xuất có cái nhìn toàn diện, đầy đủ hơn cũng như có thể trở tay kịp khi có biến động khác xảy ra Vì vậy, nếu khả năng tài chính suy yếu sẽ đồng thời kéo theo suy yếu nhiều yếu tố khác

7.2 Nhu cầu khách hàng: tùy theo thời điểm và công tác tiếp thị giữa các doanh

nghiệp, tùy theo mức độ cạnh tranh, mà đôi khi nhu cầu khách hàng có sự biến động rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Do đó, trong khi lập và thực hiện kế hoạch, bao giờ yếu tố tiếp thị cạnh tranh dựa trên sự tìm hiểu nhu cầu khách hàng không bao giờ được tách rời nhau

7.3 ông suất thiết kế: trong quá trình lập kế hoạch, thường người ta có xu hướng lập

ra những kế hoạch sao cho tận dụng hết công suất của thiết bị, dụng cụ, nhà xưởng, con người…, mà quên tính đến những trục trặc, khó khăn sẽ xảy đến trong quá trình lập và thực hiện kế hoạch Vì vậy, khi lập kế hoạch sản xuất, luôn cần nhờ tính vận dụng sáng tạo, linh hoạt và nhịp nhàng để tận dụng tối đa công suất theo thiết kế

Hình 6.12: Kế hoạch sản xuất

Trang 30

7.4 Điều kiện về công nghệ: công nghệ càng hoàn chỉnh, ổn định bao nhiêu thì càng dễ

dàng đạt được kế hoạch đề ra bấy nhiêu Do đó, trong sản xuất công nghiệp, việc cải tiến công nghệ, chuyên môn hóa sản xuất luôn gắn liền với việc nâng cao tính đồng nhất về chất lượng sản phẩm, đảm bảo tốt kế hoạch đã được đề ra

7.5 Sự biến động về nguồn cung ứng vật tư đầu vào: sự biến động các yếu tố đầu

vào có nhiều yếu tố như: nguyên liệu, trang thiết bị, máy móc, chính sách áp dụng … có thể thay đổi mà ta không thể lường trước được và như thế chúng tác động tích cực hay tiêu cực đến quá trình lập kế hoạch sản xuất Vì vậy, khi tiến hành lập kế hoạch sản xuất, cần tìm hiểu

kĩ về đặc điểm, kỹ năng, công suất, phương thức giao dịch, thanh toán… của doanh nghiệp cung ứng hàng cho doanh nghiệp của ta.Từ đó, có thể dễ dàng lường trước được những trục trặc nếu có về nguôn cung ứng nguyên phụ liệu.Thông thường, ta nên có những mối quan hệ

đa dạng hơn về nguồn cung ứng sẽ không ảnh hưởng quá lớn đến kế hoạch sản xuất của chúng

ta

7.6 Nguồn nhân lực: nhấn mạnh đến yếu tố con người trong sản xuất và kinh doanh

Khi tiến hành lập kế hoạch sản xuất, cần đề ra những biện pháp sử dụng nguồn nhân lực sẵn có

và có những chế độ, chính sách giúp cho nguồn nhân lực này luôn ổn định Đồng thời kích thích đội ngũ cán bộ công nhân viên luôn gắn bó với nhau vì lợi ích của công ty Trong các kế hoạch dài hạn, cần có các phương án thu hút, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu xã hội và yêu cầu của chính doanh nghiệp

7.7 Quản trị thu hồi vốn đầu tư: khi đánh giá hiệu quả của các phương án đã đem ra

so sánh, người ta thường xem xét hiệu quả sản xuất theo yếu tố thời gian Do đó, cần đặc biệt quan tâm đến phương án mà song song với việc giảm mức đầu tư, hạ giá thành sản phẩm, còn phải đảm bảo rút ngắn thơi gian thực hiện, có khả năng phân phối kịp thời sản phẩm trên thị trường, thu hồi vốn và quay vòng vốn

7.8 Đánh giá về kế hoạch sản xuất:

Trong một xí nghiệp công nghiệp nói chung và xí nghiệp may nói riêng, muốn hoàn thiện quá trình sản xuất một sản phẩm, cần thiết phải có đầy đủ các yếu tố sau: con người – cơ

sở vật chất – nguyên vật liệu Sự kết hợp hài hòa và sử dụng có hiệu quả những yếu tố nói trên

Trang 31

có được do sự đóng góp to lớn của công tác lập kế hoạch sản xuất Để đạt được mục tiêu của việc lập kế hoạch sản xuất thì nó phải mang đầy đủ các tính chất sau:

- Tính cân đối: sản xuất được coi là cân đối khi tương quan giữa 3 yếu tố: con người –

cơ sở vật chất – nguyên vật liệu được xác lập trên cơ sở kết hợp chặt chẽ chúng với nhau, không chỉ trong không gian toàn xí nghiệp, từng phân xưởng sản xuất mà còn cả theo thời gian, phạm vi ca sản xuất, ngày sản xuất

- Tính nhịp nhàng: công việc được tiến hành thường xuyên, đều đặn, không nên quá cập rập hoặc thảnh thơi Việc cân nhắc cho kế hoạch nhịp nhàng phụ thuộc rất nhiều vào tiến độ sản xuất và dự kiến phân công kế hoạch hàng tháng, quý, năm

- Tính song song: cũng lúc tiến hành tất cả các công việc trên tất cả các dây chuyền sản xuất Khi lập kế hoạch, cần cân nhắc xem công việc nào cần làm đồng thời với nhau để soạn thảo tiến độ thực hiện và bố trí nhân sự cho đồng bộ, nhằm rút ngắn thời gian sản xuất

- Tính liên tục (linh hoạt): các yếu tố vật chất của sản phẩm trong thời gian sản xuất cần được sắp xếp sao cho chúng luôn ở trạng thái vận động Có thế, ta mới tận dụng được hết công suất của công nhân, thiết bị và công suất máy móc Tính linh hoạt thể hiện ở đây còn là những

kế hoạch dự trù mang tính đơn giản, dùng lấp chỗ trống khi các bộ phận, cá nhân đã hoàn thành công việc của mình Vì vậy, có thể nói: đảm bảo tính liên tục trong sản xuất là một yêu cầu cao nhất của công tác lập kế hoạch sản xuất hiện nay

iới thiệu điều độ sản xuất

và đào tạo công nhân

- Thực chất điều độ sản xuất:

Trang 32

 Toàn bộ các hoạt động xây dựng lịch trình sản xuất, điều phối phân giao các công việc cho từng nơi làm việc, từng bộ phận, từng người, nhóm người, từng máy nhằm đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ đã xác định trong lịch trình sản xuất trên cơ sở sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp

người, bao gồm xác định thời gian, trình tự, khối lượng công việc tại mỗi nơi làm việc theo từng giai đoạn

2 Vai trò và chức năng

- Lựa chọn phương án tổ chức, triển khai kế hoạch sản xuất đã đề ra nhằm khai thác,

sử dụng tốt khả năng sản xuất hiện có của doanh nghiệp, giảm thiểu thời gian chờ đợi của lao động, máy móc thiết bị trên cơ sở đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu về sản phẩm và dịch

vụ với chi phí thấp

- Tìm ra phương án khả thi đảm bảo giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa các mục tiêu trên Trong quá trình điều độ có rất nhiều phương án được đặt ra Mỗi phương án phù hợp với những điều kiện cụ thể và những mặt tích cực riêng

3 Nội dung

dụng kỹ thuật máy tính trong công tác điều độ sản xuất Nhưng trong nhiều trường hợp, hệ thống máy tính hiện đại cũng khó có thể tìm ra được giải pháp tối ưu do tính chất đa dạng của các loại hình sản xuất, dịch vụ và các công việc cần thực hiện Trong điều độ, nhiều khi phải phối hợp các nhiệm vụ không thống nhất hoặc mâu thuẫn nhau nhằm thực hiện nhiệm

vụ đã đề ra Để điều độ sản xuất có hiệu quả, đòi hỏi cán bộ quản lý có sự am hiểu cặn kẽ mục tiêu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, nắm chắc kế hoạch sản xuất tổng hợp trong từng thời kỳ, có trình độ chuyên môn sâu, am hiểu thực tế của doanh nghiệp và có khả năng linh hoạt cao trong quá trình ra quyết định

tính tới các yếu tố như:

Trang 33

 Công dụng, tính chất của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ

4 Quá trình điều độ sản xuất :

Dự tính các nguồn lực như số lượng máy móc, thiết bị, nguyên liệu và lao động cần thiết

để hoàn thành khối lượng sản phẩm

Xây dựng lịch trình sản xuất, bao gồm các công việc chủ yếu là xác định số lượng và khối lượng các công việc trong một khoảng thời gian nhất định, tổng thời gian phải hoàn thành tất cả các công việc, thời điểm bắt đầu và kết thúc của từng công việc, thứ tự thực hiện các công việc

Phân giao công việc và thời gian hoàn thành trong những khoảng thời gian nhất định cho từng bộ phận, từng người, từng máy

Sắp xếp thứ tự các công việc trên các máy và nơi làm việc sao cho thời gian ngừng máy

và thời gian chờ đợi là nhỏ nhất

Theo dõi và phát hiện những biến động bất thường có thể ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành lệnh sản xuất đúng kế hoạch hoặc những hoạt động gây lãng phí, tăng chi phí và đề xuất những giải pháp điều chỉnh kịp thời

5 ác nguyên tắc và công cụ lập lịch trình điều độ sản xuất

5.1 ác nguyên tắc

- Đến trước làm trước (First Come First Serve - FCFS)

sẵn sàng trước thì được thực hiện trước

thời gian gia công của chính đơn hàng đó Quy ước thời điểm bắt đầu điều độ tại thời điểm 0

gian tích lũy (thời gian tích lũy chính là thời gian hoàn thành của đơn hàng, thời điểm này là thời điểm có thể giao hàng cho khách hàng)

- Thời gian giao hàng sớm nhất (Earliest Due Date – EDD)

Trang 34

 Nguyên tắc này ưu tiên cho những đơn hàng có thời gian giao hàng sớm Về nguyên tắc, việc bố trí này làm giảm đi cơ chế đơn hàng Tuy nhiên nếu những đơn hàng có thời gian giao hàng sớm mà thời gian gia công dài có thể làm cho nhiều đơn hàng khác bị trễ, gia tăng số lượng đơn hàng trễ

- Thời gian gia công ngắn nhất (Shorter Processing Time - SPT)

gian gia công ngắn nhất thì được gia công trước Nếu 2 đơn hàng có cùng thời gian gia công, thì đơn hàng nào có thời gian giao hàng sớm hơn được ưu tiên

công trước Do vậy, số lượng đơn hàng sẽ giảm nhanh, nên nguyên tắc SPT có xu hướng giảm tồn kho đơn hàng Ngoài ra, nguyên tắc này còn làm tối thiểu hóa thời gian lưu trung bình và tối thiểu hóa thời gian chờ trung bình của mọi đơn hàng trong hệ thống

- Nguyên tắc thời gian gia công dài nhất ( Longest Processing Time – LPT)

gian gia công dài nhất được gia công trước Nếu 2 đơn hàng có cùng thời gian gia công thì đơn hàng nào có thời gian giao hàng sớm hơn được ưu tiên

 Tóm lại, tùy theo trường hợp cụ thể của doanh nghiệp, khi cần phân tích lịch trình và sắp xếp thứ tự ưu tiên của các công việc trên một máy hay một chuyền người ta có thể ứng dụng các nguyên tắc vừa nêu hoặc kết hợp các nguyên tắc lại với nhau để lựa chọn lịch trình phù hợp nhất trong công ty, xí nghiệp, xưởng may

5.2 Phương pháp lịch trình điều độ sản xuất

Sơ đồ ngang Gantt

phong về lĩnh vực quản lý khoa học Đây là một trong những công cụ cổ điển nhất nhưng vẫn được sử dụng phổ biến trong quản lý tiến độ thực hiện dự án (việc thực hiện một đề tài NCKH

Trang 35

cũng có thể xem là một dự án) Nó biểu diễn thời gian thực hiện các nhiệm vụ trong dự án, giúp cho các nhà quản lý dự án theo dõi và quản lý công việc trơn tru hơn

với các quá trình sản xuất và đạt được thời gian yêu cầu

biết được:

 Trình tự thực hiện mỗi nhiệm vụ;

 Tiến độ dự án: biết được mình đã làm được gì và tiếp tục phải thực hiện công việc đó thế nào, bởi vì mỗi công việc được giao phải hoàn thành trong thời gian đã định;

 Thấy sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các công việc

- Trong sơ đồ Gantt:

có độ dài nhất định chỉ thời điểm bắt đầu, thời gian thực hiện, thời điểm kết thúc

- Các bước cơ bản khi tiến hành xây dựng sơ đồ Gantt:

thuộc vào khối lượng công việc, nguồn lực cho phép, tổng thời gian để hoàn thành;

theo trục hoành thời gian);

(sắp xếp các hoạt động sao cho thời điểm hoàn thành của chúng không vượt quá thời điểm hoàn thành đề tài đã được định trước)

Trang 36

- Phương pháp vẽ sơ đồ Gantt

chúng theo phương pháp nằm ngang và theo một tỷ lệ quy định trước

trước thì xếp trước, công việc nào cần làm sau thì xếp sau giống như công nghệ yêu cầu

được xếp trước, giật lùi về công việc đầu tiên

thực tế, người ta hay dùng kiểu tiến tới vì đơn giản và dễ vẽ

dùng nên ta chỉ xét ví dụ sau:

Một công ty X cần hoàn thành 1 hợp đồng sản xuất gồm 4 công việc A, B, C, D Sau khi cân đối vật tư, thiết bị, nhân lực,ta tính được thời gian thực hiện từng công việc và sắp xếp lại lịch trình như sau:

Trang 37

- Các ưu nhược điểm của sơ đồ Gantt

 Đơn giản, dễ lập

 Nhìn thấy rõ các công việc, thời gian thực hiện chúng

 Thấy rõ tổng thời gian hoàn thành các công việc

 Không thấy rõ mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các công việc như thế nào

 Không thấy rõ công việc nào là trọng tâm, phải tập trung chỉ đạo

 Khi có nhiều phương án lập lịch trình (nhiều sơ đồ cùng hoàn thành một nhóm công việc) thì khó đánh giá được sơ đồ nào tốt, sơ đồ nào chưa tốt

 Không có điều kiện giải quyết bằng sơ đồ các yêu cầu về tối ưu hóa tiền bạc, thời gian cũng như nguồn nhân lực

Phương pháp phân công đơn hàng cho các chuyền Trong trường hợp ta có:

nhau và đơn giá cũng không giống nhau

hàng trên các chuyền là nhỏ nhất và phù hợp với điều kiện thực tế, năng lực làm việc từng chuyền

Trang 38

n

Đơn hàng

Chuyề

n

Trang 39

n

Đơn hàng

Chuyền

Trang 40

- Chọn trong các số còn lại, không nằm trên những đường thẳng đã kê 1 số min Lấy các số còn lại trừ đi số min đã chọn

- Sau đó lấy số min đó cộng vào số nằm trên giao điểm của hai đường thẳng đã kẻ Như vậy qua bảng trên ta thấy các số còn lại không nằm trên đường kẻ là các số: 3,

2, 3, 1 Trong đó số 1 là số nhỏ nhất (số min) Vậy ta làm phép trừ, lấy các số còn lại trừ số min (=1)

3 – 1 = 2

2 – 1 = 1

1 – 1 = 0

Và số 0 là số nằm trên giao điểm của 2 đường kẻ, ta lấy: 1 + 0 = 1

Sau đó ta lại bố trí công việc như bước 3:

Các đơn hàng đã được bố trí vào các ô có số 0 khoanh tròn

Qua bảng trên ta thấy có 3 số 0 khoanh tròn, đã bằng số đáp án mong muốn vậy ta sẽ chọn bố trí các mã hàng tương ứng với các chuyền may có số 0 khoanh tròn trong hàng

- Đơn hàng R – 34 sẽ bố trí chuyền C với thời gian là 6 tuần

- Đơn hàng S – 66 sẽ có bố trí chuyền B với thời gian là 10 tuần

- Đơn hàng T – 50 sẽ bố trí chuyền A với thời gian là 9 tuần

Tổng thời gian thực hiện 3 đơn hàng nhỏ nhất: 6 + 9 + 10 = 25 tuần

Vậy: qua tính toán trên ta có được sự sắp xếp hợp lý như mong muốn tổng thời gian thực hiện đơn hàng trên các chuyền là nhỏ nhất

Đơn hàng

Chuyền

Ngày đăng: 22/02/2019, 09:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w