1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THANH TRA bảo vệ môi TRƯỜNG

17 179 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 46,79 KB

Nội dung

Thanh tra nhà nước là việc xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ

Trang 1

MỤC LỤC

Câu 1: Khái niệm thanh tra, kiểm tra (thanh tra nhà nước, thanh tra hành

chính, thanh tra chuyên ngành) 2

Câu 2: Mục đích, nguyên tắc hoạt động, hình thức thanh tra 3

Câu 3: Thanh tra bảo vệ môi trường? Phân biệt thanh tra môi trường và cảnh sát môi trường? 4

Câu 4: Tóm tắt quy trình tiến hành thanh tra ( Theo TT 05/2014) 5

Câu 5: Liệt kê danh mục các loại hồ sơ thu thập trong quá trình tiến hành thanh tra chuyên ngành về BVMT 11

Câu 6: Những điểm cần lưu ý khi tiến hành kiểm tra hiện trường? kiểm tra về nước thải? Kiểm tra phát thải chất thải rắn/CTNH? Kiểm tra khí thải và tiếng ồn? Nguyên tắc lấy mẫu tại cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ? 12

Câu 7: Trình bày chi tiết một bước trong quy trình tiến hành thanh tra? 13

Câu 8: Các nhóm vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT 13

Câu 9: Hình thức tranh chấp về môi trường? VD minh hoạ 14

Câu 10: Trình tự giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về môi trường? VD minh hoạ? 14

Câu 11: Từ những dữ liệu cho trước của một đối tượng thanh tra cụ thể, hãy xây dựng quyết định tiến hành thanh tra/ Kế hoạch tiến hành thanh tra/ Báo cáo kết quả tiến hành thanh tra/ Kết luận thanh tra 16

Câu 12: Giải quyết một số tình huống cụ thể liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường? Tranh chấp môi trường? 16

Trang 2

LÝ THUYẾT

Câu 1: Khái niệm thanh tra, kiểm tra (thanh tra nhà nước, thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành)

a Kiểm tra: Là xem xét những sự việc diễn ra có đúng các quy tắc đã lập

và các mệnh lệnh về quản lý đã được ban hành hay không Kiểm tra là chức năng của mọi người QL, ở các cấp khác nhau tương ứng quy mô và yêu cầu kiểm tra có khác nhau

b Giám sát: Là sự theo dõi, xem xét làm đúng hoặc sai những điều đã quy

định hoặc theo dõi và kiểm tra việc thực hiện đúng những điều quy định

c Thanh tra: Là sự xem xét, đánh giá và xử lý việc thực hiện pháp luật của

tổ chức, cá nhân do tổ chức, người có thẩm quyền thực hiện theo trình tự pháp luật quy định nhằm kết luận đúng, sai, đánh giá ưu khuyết điểm, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa xử lý các sai phạm góp phần hoàn thiện cơ chế QL, tăng cường pháp chế XHCN Bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp và tổ chức, cá nhân khác

d Thanh tra nhà nước là việc xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ

tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan,

tổ chức, cá nhân Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và

thanh tra chuyên ngành:

- Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước

có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao

- Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà

nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức,

cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó

Trang 3

Câu 2: Mục đích, nguyên tắc hoạt động, hình thức thanh tra

a Mục đích : Theo điều 2- luật Thanh tra số 56/2010/QH12

- Nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế QL, chính sách, pháp luật để kiến

nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục;

- Phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm PL;

- Giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp

luật;

- Phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt

động quản lý nhà nước;

- Bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan,

tổ chức, cá nhân

b Nguyên tắc hoạt động thanh tra : Theo điều 7 – luật Thanh tra số 56/2010/QH12

(1)Tuân theo pháp luật; đảm bảo chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời

(2)Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra

c Hình thức thanh tra: Theo điều 37 của luật Thanh tra số 56/2010/QH12

hình thức thanh tra:

Hoạt động thanh tra được thực hiện theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên hoặc thanh tra đột xuất.

(1)Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được

phê duyệt

(2)Thanh tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng,

nhiệm vụ của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành

(3)Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức,

cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao

Trang 4

Câu 3: Thanh tra bảo vệ môi trường? Phân biệt thanh tra môi trường

và cảnh sát môi trường?

a Thanh tra bảo vệ môi trường

- Thanh tra TN&MT là cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực, được

tổ chức; thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh trra

chuyên ngành về đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, địa

chất, môi trường, khí tượng, thuỷ văn, đo đạc, bản đồ, QLTH và

thống nhất về biển và hải đảo (theo điều 1- NĐ số 35/2009/NĐ-CP về

tổ chức và hoạt động của Thanh tra TN&MT)

- Dựa trên khái niệm thanh tra chuyên ngành, có thể hiểu khái niệm

thanh tra BVMT như sau: TTBVMT là hoạt động thanh tra chuyên

ngành về BVMT của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ

quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành,

quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc QL trong BVMT

b Phân biệt TT môi trường và cảnh sát môi trường

Thanh tra môi trường Cảnh sát môi trường

1 Vị trí Thuộc cơ quan hành chínhnhà nước Là cơ quan thuộc CA nhândân

2 Hình

thức hoạt động

Thanh tra theo Kế hoạch, chương trình và đột xuất Khi có sự cố xảy ra hay cótin báo Có quyết định của

người đứng đầu ngành CSMT

3 Xử phạt Vi phạm hành chính VP hành chính + hình sự

4 Chức

năng

Mang tính bị động – Chờ thông báo

Chủ động truy tìm đối tượng

5. Có thông báo đến đối tươngthanh tra

Không cần báo trước cho đối tượng cần điều tra

Trang 5

Câu 4: Tóm tắt quy trình tiến hành thanh tra ( Theo TT 05/2014)

Bước 1

Chuẩn

bị

thanh

tra

Bước 2

Tiến

hành

thanh

tra

Khảo sát trước thanh tra (Lựa chọn Đtg TT; thu thập thông tin)

Ban hành QĐTT (cử người giám sát

ĐTT nếu có)

Xây dựng KHTT, ĐCTT; gửi QĐTT&

ĐCTT cho ĐTTT, họp ĐTT…

Thông báo công bố QĐTT

Công bố QĐTT và tiến hành TT

Thực hiện các nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra, xác minh và các quyền thanh tra theo quy định

Tổng hợp, xác nhận nội dung, số liệu, chuẩn bị

kết thúc thanh tra

Thông báo hoặc biên bản kết thúc thanh tra

Trang 6

Bước 3

Kết

thúc

thanh

tra

4.1 Mô tả:

BƯỚC 1: CHUẨN BỊ THANH TRA

a Lựa chọn đối tượng thanh tra, thu thập thông tin nắm tình hình

- Dựa trên mục đích của cuộc thanh tra:

 Mỗi cuộc thanh tra được triển khai đều có mục đích rất cụ thể

 Để đạt được mục đích, yêu cầu thanh tra đặt ra, việc lựa chọn đối tượng thanh tra phải phù hợp với mục đích của cuộc thanh tra dự kiến triển khai

 Lựa chọn đối tượng thanh tra: Thông qua công tác khảo sát tại cơ sở; qua công tác xử lý đơn, thư

- Trước khi ra QĐTT, Lãnh đạo cấp trên cần chỉ đạo việc thu thập

thông tin, TL Đtg TT, nắm tình hình để phục vụ cho việc ban hành quyết định thanh tra

- Mục đích: Phục vụ việc ban hành quyết định thanh tra

- Nội dung:

Báo cáo kết quả thanh tra

Kết luận thanh tra

Lưu giữ hồ sơ

Trang 7

 Khái quát chung về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, các quy định của PL liên quan đến tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị dự kiến được thanh tra;

 Lịch sử hoạt động của các đối tượng thanh tra; kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra

 Nhận định những vấn đề nổi cộm, có dấu hiệu sai phạm, đề xuất nội dung thanh tra và phương pháp tiến hành thanh tra

- Phương pháp:

 Thu thập TT, TL tại cơ quan, tổ chức, đơn vị dự kiến được thanh tra

 Tại cơ quan có chức năng QLNN về ngành, lĩnh vực liên quan đến nội dung thanh tra

 Nghiên cứu, tổng hợp thông tin từ báo chí, đơn phản ánh, kiến nghĩ, tố cáo kiếu nại liên quan đến nội dung dự kiến thanh tra

 Khi cần thiết, làm việc trực tiếp với những người có liên quan

b Ra quyết định

- Thẩm quyền ban hành ra quyết định

 Chánh thanh tra Bộ, Chánh thanh tra Sở có thẩm quyền ban hành quyết định thành lập đoàn thanh tra theo kế hoạch

 Bộ trưởng và giám đốc Sở ban hành  Thanh tra đột xuất

- Nội dung:

 Đảm bảo nội dung, thể thức văn bản theo quy định chung và quy định của Luật Thanh tra

 Cần chỉ định cơ quan lấy mẫu và phân tích

Trang 8

 Gửi QĐTT : Thời hạn 3 ngày kể từ ngày ký QĐ Cần phải gửi kèm theo yêu cầu báo cáo: ND thanh tra, yêu cầu chuẩn bị hồ sơ, tài liệu, photo trước các loại TL chính và kế hoạch làm việc với từng đối tượng thanh tra

c Xây dựng, phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra

- Trách nhiệm: Trưởng ĐTT xây dựng kế hoạch TT trước khi công bố

QĐTT

- ND: Cụ thể ngày, giờ, địa điểm, nội dung và thành phần tham gia

buổi làm việc

d Phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra

- Trưởng ĐTT có trách nhiệm phổ biến KHTT, gửi KHTT đến Đtg TT

để bố trí làm việc với ĐTT theo ngày , giờ, nội dung, địa điểm đã định trước

e Xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo

- Trưởng ĐTT + thành viên  xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng

thanh tra

- Gửi văn bản cho Đtg thanh tra

f Thông báo về việc công bố QĐTT

- Tập hợp văn bản quy phạm PL liên quan đến nội dung thanh tra.

hồ sơ về môi trường của đối tượng thanh tra lưu tại cơ quan quản lý nhà nước

về bảo vệ môi trường.

- Chuẩn bị các loại hồ sơ, biểu bảng, phương tiện liên quan đến hoạt

động thanh tra

- Bắt buộc phải có: ĐTT; ĐtgTT; Đơn vị lấy mẫu

Trang 9

BƯỚC 2: TIẾN HÀNH TT (Thời hạn:45 ngày, tối đa 70 ngày)

a Công bố quyết định thanh tra

- Trưởng ĐTT chủ trì buổi công bố QĐTT

- Nội dung buổi công bố QĐTT:

 Thông qua chương trình làm việc của buổi công bố QĐTT; Giới thiệu thành phần tham dự

 Đọc văn bản QĐTT, nêu mục đích, yêu cầu, nội dung và thời hạn thanh tra, kế hoạch làm việc, nhiệm vụ quyền hạn của ĐTT, quyền

và trách nhiệm của Đtg TT, quan hệ công tác giữa ĐTT và Đtg TT

 Đtg TT báo cáo về những nội dung thanh tra theo đề cương yêu cầu, các thành viên khác phát biểu ý kiến

 ĐTT lập biên bản về việc công bố QĐTT

b Thu thập thông tin, TL liên quan đến nội dung thanh tra

- Trưởng ĐTT yêu cầu Đtg TT cung cấp hồ sơ , TL có liên quan đến

nội dung thanh tra Việc cung cấp hồ sơ, TL được thành lập biên bản giao nhận thông tin, tài liệu

- Việc quản lý, sử dụng thông tin , TL thu thập được trong quá trình TT

phải được thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra

c Kiểm tra, xác minh thông tin, TL.

- Khi nhận thông tin, TL phải yêu cầu người cung cấp xác nhận vào

thông tin, TL do họ cung cấp

- Các tài liệu liên quan như: ĐTM; giấy phép kinh doanh; Giấy phép

khai thác; Giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT,

- Phương pháp

 Kiểm tra hiện trường

 Lấy mẫu

- Nhật ký đoàn thanh tra: Cần phản ánh

 Ngày, tháng, năm,

 Ý kiến chỉ đạo, điều hành

 Khó khăn, vướng mắc

 Trưởng ĐTT có trách nhiệm QL sổ nhật ký ĐTT trong quá trình thanh tra

- Để có cơ sở đưa ra nhận xét, đánh giá, kiến nghị xác đáng trong báo

cáo KQTT; các thông tin, TL phải được xác minh về tính nguyên ven, chính xác bằng các phương pháp nghiệp vụ

d Kết thúc việc tiến hành thanh tra tại nơi được thanh tra

Trang 10

- Trưởng ĐTT tổ chức cuộc họp để thống nhất các nội dung công việc

cần tiến hành cho đến ngày dự kiến kết thúc than tra trực tiếp

- Trưởng ĐTT báo cáo với người ra QĐTT về dự kiến kết thúc

- Trưởng ĐTT thông báo bằng văn bản

BƯỚC 3: KẾT THÚC THANH TRA

a Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của thành viên ĐTT

- Trưởng ĐTT có trách nhiệm chủ trì xây dựng báo cáo kết quả thanh

tra

- Thành viên ĐTT có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản với Trưởng

ĐTT về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao và phải chịu trách nhiệm

- Nội dung:

 Nhiệm vụ được phân công, kết quả kiểm tra, xác minh từng nội dung

 Kết luận rõ đúng, sai về từng nội dung đã được kiểm tra, xác minh, nêu rõ hành vi tham nhũng phast hiện qua thanh tra(nếu có); chỉ rõ quy định của PL làm căn cứ để kết luận đúng, sai)

 Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm PL

 Kiến nghị, đề xuất việc XL về kinh tế, hành chính, hình sự (nếu có) đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi VPPL Kiến nghị khắc phục sơ hở, yếu kém trong công tác QL, sửa đổi, bổ sung

b Xây dựng dự thảo KLTT

- Người thực hiện: Trưởng ĐTT

- Trước khi KL chính thức, nếu thấy cần thiết thì người ra quyết định

thanh tra lấy ý kiến của cơ quan chuyên môn hoặc gửi dự thảo KLTT

Trang 11

cho đối tượng TT Việc giải trình của đối tượng thanh tra được thực hiện văn bản và có các tài liệu chứng minh kèm theo

c KLTT

- Nội dung:

 Kết quả ktra, xác minh về từng nội dung thanh tra

 KL về việc thực hiện chính sách, PL, tiêu chuẩn, chuyên môn, kỹ thuật, nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra thuộc nội dung thanh tra; Xác định rõ mức độ, tính chất vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan tổ chức, cá nhân

 Kiến nghị các biện pháp xử lý VPPL; kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành quyết định cho phù hợp với yêu cầu QL hoặc huỷ bỏ quyết định trái PL

- Yêu cầu giải trình:

 Người ra QĐ có quyền yêu cầu trưởng ĐTT, thành viên ĐTT báo cáo, yêu cầu đối tượng TT giiar trình để làm rõ thêm những vấn đề cần phục vụ cho việc KLTT

- Công bố

 Người ra QĐTT có trách nhiệm tổ chức việc công bố KLTT Trường hợp cần thiết có thể uỷ quyền cho trưởng ĐTT công bố KLTT Việc công bố KLTT được lập thành biên bản

- Gửi KLTT

- KLTT chuyên ngành được lưu hồ sơ thanh tra

d Công khai KLTT

- Hình thức:

Trang 12

 Công bố tại cuộc hợp với thành phần bao gồm người ra QĐTT, ĐTT, Đtg TT, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc tổ chức họp báo

 Thông báo trên các phương tiên đại chúng

 Đưa lên trang thông tin điện tử của cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc

cơ quan QLNN

e Tổng kết hoạt động của ĐTT

f Lưu trữ hồ sơ thanh tra

- QĐTT; biên bản TT; Báo cáo, giải trình của Đtg TT; BC KQTT;

KLTT; văn bản về việc XL, kiến nghị; Nhật lý thanh tra, các TL liên quan khác

Câu 5: Liệt kê danh mục các loại hồ sơ thu thập trong quá trình tiến hành thanh tra chuyên ngành về BVMT.

(1) Giấy chứng nhận đăng ký KD; chứng chỉ hành nghề

Kiểm tra giấy chứng nhận ĐKKD; chứng chỉ hành nghề, ktra ngành nghề ĐKKD phù hợp với dự án ngành sản xuất KD được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường

(2)ĐTM hoặc phiếu đăng lý KBM (hiệu lực, quy mô, vị trí, nguyên liệu đầu vào, công nghệ sản xuất, phương án XL nước thải…)

Ktra ĐTM theo NĐ 18/2015 Ktra QĐ phê duyệt ĐTM hoặc bản xác nhận KHBVMT được cơ quan có thẩm quyền ban hành

So sánh tại thời điểm hiện tại thanh tra với bản báo cáo ĐTM xem có trùng khớp không hay là sai lệch

(3)Kết quả giám sát MT định kỳ của 1 năm gần nhất: Để so sánh với

ĐTM hay KBM, có đúng và theo quy định không? Lưu ý thông số nào vượt tiêu chuẩn, thời điểm giám sát, vị trí, các thông số và yếu tố giám sát

Trang 13

(4)Thông báo kê khai và nộp phí BVMT đối với nước thải, chứng từ nộp phí của cơ sở: Kiểm tra thông báo kê khai và nộp phí bảo vệ môi

trường đối với nước thải, chứng từ nộp phí của cơ sở, đối chiếu số lượng nộp và số thông báo, nếu phát hiện khác phải yêu cầu giải trình

và cung cấp căn cứ được thay đổi

(5)Hoá đơn mua nước đầu vào/Giấy phép khai thác nước ngầm: Nhằm

đánh giá lượng nước thải, ktra tải lượng do cơ sở báo cáo

(6)Hợp đồng XL chất thải SH/CTNH  số lượng, chủng loại/ Chất thải

được ký hợp đồng XL, trách nhiệm của các bên liên quan đến việc

QL, XL CT

(7)Hồ sơ đăng ký sổ chủ nguồn thải CTNH Ktra giấy phép XL CTNH.

Câu 6: Những điểm cần lưu ý khi tiến hành kiểm tra hiện trường? kiểm tra về nước thải? Kiểm tra phát thải chất thải rắn/CTNH? Kiểm tra khí thải và tiếng ồn? Nguyên tắc lấy mẫu tại cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ?

a Kiểm tra hiện trường

- Nguyên tắc: Kiểm tra tình hình phát thải từ vị trí phát sinh, quá trình

thu gom, quá trình XL và điểm xả cuối cùng trước khi xả ra MT QUá trình kiểm tra phải ghi chép tỉ mỉ hiện trạng phát thải, XL và xả thải

Nước thải : Kiểm tra điểm phát sinh để đánh giá lượng nước thải

phát sinh và dọc đường đi chú ý khu vực trũng, so sánh với ĐTM

CTR/CTNH: Công tác thống kê, đánh giá về CTNH phát sinh (từ

vị trí phát thải các loại chất thải, phế liệu, phế phẩm, các loại bao

bì, thùng đựng đã qua sử dụng từ quá trình sản xuất, sử dụng, thải lượng từng loại, việc thu gom, phân loại, khu vực tập kết.), việc cấp giấy phép và mã số hoạt động QL CTNH cho tổ chức được thanh tra

Khí thải, bụi, tiếng ồn: Từ vị trí phát sinh để đánh giá tình trạng

phát thải, việc lắp đặt( số lượng; công nghệ XL) các hệ thống giảm thiểu ô nhiễm, thực trạng hoạt động của hệ thống XL bụi, khí thải

Ngày đăng: 21/02/2019, 09:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w