1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Thảo Luận Sở Hữu Trí Tuệ Lần 1: KHÁT QUÁT VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN

13 1,8K 25

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 104 KB

Nội dung

Dựa trên quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành, hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với 7 loại rượu đang tranh chấp trong tình huống nêu trên khô

Trang 1

BUỔI THẢO LUẬN THỨ NHẤT:

KHÁT QUÁT VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

VÀ QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN

-A LÝ THUYẾT:

1/ Vì sao cần phải bảo hộ tài sản trí tuệ? Quyền sở hữu trí tuệ có những đặc trưng gì so với các tài sản hữu hình?

Tài sản trí tuệ có thể được hiểu là các sản phẩm do trí tuệ con người sáng tạo ra thông qua các hoạt động tư duy, sáng tạo trong các lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học và nghệ thuật Tài sản trí tuệ bao gồm: các tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học; các chương trình biểu diễn của các nghệ sỹ, các bản ghi âm và các chương trình phát sóng; các sáng chế; các kiểu dáng công nghiệp; các bí mật kinh doanh; các nhãn hiệu; chỉ dẫn địa lý; tên thương mại; giống cây trồng mới; thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, v.v Tài sản trí tuệ là một loại tài sản vô hình, không thể được xác định bằng các đặc điểm vật chất của chính nó nhưng lại có giá trị lớn vì có khả năng sinh ra lợi nhuận

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ có ý nghĩa quan trọng, vai trò lớn không chỉ đối với chủ thể nắm quyền sở hữu, chủ thể sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng mà nó còn liên quan đến

sự phát triển của cả quốc gia

Đối với chủ thể nắm quyền sở hữu, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ sẽ khuyến khích sự sáng tạo, thức đẩy những nỗ lực, cống hiến của họ vào các hoạt động nghiên cứu khoa học, cải tiến kỹ thuật, tạo ra những sản phẩm tốt Việc bảo vệ quyền còn giúp chủ sở hữu thu được nguồn tài chính đáng kể, đó sẽ là thu nhập cho chính họ

Đối với chủ thể sản xuất, kinh doanh thì việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ góp phần vào giảm thiểu tổn thất và thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh hợp pháp Nếu không bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thì trên thị trường sẽ tràn lan những sản phẩm giả, kém chất lượng, ảnh hưởng nghiêm trọng về cả uy tín và doanh thu cho các chủ thể đang sản xuất, kinh doanh những mặt hàng có chất lượng, có sự đầu tư trí tuệ vào sản phẩm Đối với người tiêu dùng thì việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ giúp cho họ có cơ hội lựa chọn và được sử dụng các hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của họ

Trang 2

Còn đối với sự phát triển của quốc gia thì việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ hiệu quả sẽ tạo được môi trường cạnh tranh lành mạnh, là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thu hút chuyển giao công nghệ và đầu tư nước ngoài Trong bối cảnh toàn cấu hóa hiện nay, với sự luân chuyển mạnh mẽ, liên tục của tài sản hữu hình cũng như tài sản vô hình giữa các quốc gia, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ góp phần bảo vệ lợi ích quốc gia

Hơn nữa, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ còn có ý nghĩa về chính trị Nếu muốn gia nhập làm thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO thì điều kiện tiên quyết đối với các quốc gia là bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Và gần đây nhất, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP cũng có chương riêng về việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Như vậy, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đóng vai trò quan trọng trong việc hội nhập kinh tế nước ta với thế giới Ngoài ra, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ còn góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại lành mạnh trên phạm vi toàn cầu

Trên đây là những lý do mà ta cần phải bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Đặc trưng của quyền sở hữu trí tuệ so với các tài sản hữu hình:

- Thứ nhất, Sở hữu trí tuệ là một loại tài sản vô hình, nó khác với tài sản theo Điều 105

BLDS 2015 Tài sản vô hình là những tài sản không không có hình thái vật chất, không nhìn thấy được nhưng trị giá được bằng tiền và có thể trao đổi

- Thứ hai, nếu tài sản hữu hình được thể hiện dưới dạng hình thái vật chất nhất định thì

quyền sở hữu trí tuệ tồn tại dưới dạng quyền tài sản và quyền nhân thân Do đó, khác với đặc điểm có thể chuyển giao được của tài sản hữu hình thì quyền sở hữu trí tuệ tồn tại dưới dạng quyền nhân thân lại không thể chuyển giao được

- Thứ ba, về thời hạn bảo hộ, đối với tài sản vô hình pháp luật không đặt ra thời hạn bảo hộ

cho tài sản này (có thời hạn bảo hộ tuyết đối), nhưng đối với quyền sở hữu trí tuệ, thời hạn bảo hộ này lại được đặc ra, tức là khi hết thời hạn bảo hộ (đã bao gồm thười hạn gia hạn) thì đây sẽ trở thành tài sản chung của nhân loại Ngoài giới hạn về thời hạn thì quyền sở hữu trí tuệ của bị giưới hạn ở mặt không gian – tính lãnh thổ của quyền sở hữu trí tuệ

- Thứ tư, để được bảo hộ thì các quyền sở hữu trí tuệ (trừ quyền tác giả) phải được đăng ký

tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền Còn đối với tại sản (trừ bất động sản và động sản phải đăng ký) thì quyền sở hữu của tài sản được pháp luật bảo hộ mà không cần phải đăng ký sở hữu

Trang 3

- Thứ năm, hiện diện trên hầu hết các đối tượng sở hữu trí tuệ là sự sáng tạo Tuy nhiên,

pháp luật chỉ bảo hộ những thành quả sáng tạo có sự đóng góp nhất định cho sự phát triển của kinh tế xã hội Một số thành quả lao động sáng tạo không đem lại lợi ích thực tế gì và không ứng dụng được vào thực tế thì không được bảo hộ dưới dạng sở hữu trí tuệ

2/ Phân tích đặc điểm tính lãnh thổ của quyền sở hữu trí tuệ?

Tính lãnh thổ của quyền sở hữu trí tuệ tức là có giới hạn nhất định, chỉ được bảo hộ trong phạm vi một quốc gia, trừ trường hợp khi có tham gia Điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ thì lúc đó phạm vi bảo hộ được mở rộng ra các quốc gia thành viên

Ví dụ: bạn đăng ký bảo hộ ở quốc gia A thì trong phạm vi quốc gia này, không ai được xâm phạm đến quyền sở hữu của bạn đối với tài sản đó

Tuy Bảo hộ một cách tuyệt đối nhưng quyền này không hề có giá trị tại quốc gia B (hay C) khác, trừ khi các quốc gia B ( hay C) này cùng tham gia một Điều ước quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ với A

Quyền sở hữu trí tuệ là “quyền có tính lãnh thổ”, nghĩa là chúng thường chỉ được bảo hộ trong lãnh thổ một nước (ví dụ, nước Việt Nam) hoặc trong lãnh thổ một khu vực (ví dụ, trong lãnh thổ các nước thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ châu Phi (OAPI)) nơi đăng ký

và nhận được sự bảo hộ Vì vậy, một công ty đã nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế, nhãn hiệu hay kiểu dáng công nghiệp hợp pháp ở thị trường nội địa và đã được cấp các quyền thì không có nghĩa là quyền sở hữu trí tuệ đó chỉ được bảo hộ tại quốc gia đã đăng ký mà không mang lại sự bảo hộ ở thị trường khác, trừ khi các quyền đó đã được đăng ký và được cấp bởi

cơ quan sở hữu trí tuệ quốc gia (hoặc khu vực) của thị trường khác có liên quan Như vậy, văn bằng bảo hộ ở Việt Nam cũng có thể được bảo hộ tự động ở nước ngoài

Ví dụ: Vụ việc của Cà phê Trung Nguyên là một điển hình Tháng 7/2000, Công ty Trung Nguyên tiếp xúc với Rice Field với mục đích đưa sản phẩm sang thị trường Mỹ Tuy nhiên, khi hai bên còn đang thương thảo, chưa đi đến ký thỏa thuận hợp đồng thì phía đối tác đã đăng ký bảo hộ thương hiệu Cafe Trung Nguyên với các cơ quan chức năng Mỹ và Tổ chức bảo hộ Trí tuệ Thế giới (WIPO) Đứng trước nguy cơ mất thương hiệu tại thị trường Mỹ, một mặt Cafe Trung Nguyên nộp đơn đăng ký bảo hộ với các cơ quan chức năng Hoa Kỳ, với WIPO, tiến hành thương thảo, đàm phán với Rice Field

Trang 4

Kết quả là, WIPO đã không chấp nhận bảo hộ cho Rice Field Theo khoản 2 Điều 3 Luật SHTT, thương hiệu cà phê Trung Nguyên là đối tượng của quyền SHTT (nhãn hiệu thương mại) có thể được đăng ký và nhận sự bảo hộ Khi Cà phê Trung Nguyên đã đăng ký bảo hộ ở Việt Nam thì không đồng nghĩa với việc thương hiệu chỉ được bảo hộ ở lãnh thổ nước đăng

ký mà không được bảo hộ tại thị trường nước ngoài hoặc nước xuất khẩu, cụ thể trong tình huống trên là Hoa Kỳ, trừ khi quyền này đã được đăng ký tại thị trường Mỹ

Công ty Trung Nguyên đã đăng ký bảo hộ thương hiệu này tại thị trường Việt Nam, đồng thời đứng trước nguy cơ mất thương hiệu tại Mỹ do Rice Feild, công ty đã nộp đơn đăng ký với cơ quan chức năng Mỹ nên dựa vào đặc điểm theo tính lãnh thổ của quyền sở hữu trí tuệ, Rice Field bị mất quyền đăng ký nhận bảo hộ Do đó, WIPO không chấp nhận bảo hộ cho Rice Field

Các ngoại lệ về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

- Thứ nhất, ở một số nước (chủ yếu là những nước có hệ thống pháp luật dựa trên “thông luật”, như Ôxtrâylia, Ấn Độ,Vương quốc Anh và Hoa Kỳ), nhãn hiệu có thể được bảo hộ thông qua việc sử dụng Nghĩa là, khi nhãn hiệu đã được sử dụng trong lãnh thổ một nước có liên quan, nó sẽ nhận được sự bảo hộ ở một mức độ nhất định ngay cả khi chưa đăng ký Tuy nhiên, ngay ở những nước mà nhãn hiệu có thể được bảo hộ thông qua việc sử dụng thì nhìn chung tốt hơn hết bạn hãy đăng ký nhãn hiệu vì điều này sẽ mang lại sự bảo hộ mạnh hơn và làm cho việc thực thi được dễ dàng và ít phiền toái hơn một cách đáng kể

- Thứ hai, đối với quyền tác giả và quyền liên quan, thì cũng không cần phải đăng ký ở nước ngoài để nhận được sự bảo hộ Đối với quyền tác giả, tác phẩm văn học hoặc nghệ thuật (nhóm tác phẩm kể cả phần mềm máy tính) được bảo hộ tự động ngay khi tác phẩm được tạo ra, hoặc ở một số nước, ngay khi tác phẩm được định hình dưới dạng vật chất bất

kỳ Liên quan đến việc bảo hộ ở nước ngoài, một tác phẩm được công dân hoặc cư dân của một nước là thành viên của Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật hoặc thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) tạo ra sẽ được bảo hộ tự động ở tất cả các nước thành viên khác của Công ước Berne hay WTO

3/ Phân tích mối liên hệ giữa quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả.

Trang 5

Quyền tác giả nói chung là một quyền sở hữu đối với tài sản đặc biệt Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sản phẩm do mình tạo ra hoặc sở hữu Đối tượng của quyền tác giả chính là các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học nên quyền tác giả không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế đối với chủ thể có quyền mà còn có ý nghĩa to lớn về mặt tinh thần, góp phần phát triển nền văn minh chung của nhân loại

Theo quy định tại Điều 13 của Luật Sở hữu trí tuệ thì tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm: người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm; tác giả và các đồng tác giả;

tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả; người thừa kế quyền tác giả; người được chuyển giao quyền tác giả; nhà nước trong các trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật Sở hữu trí tuệ

Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức,

cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát song, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa Quyền liên quan được bảo hộ cho những cá nhân, tổ chức hoạt động trong quá trình đưa tác phẩm đến công chúng Đây là sự khác biệt giữa quyền tác giả và quyền liên quan Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo

và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát song, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả Tức là, để có được quyền liên quan, những chủ thể như: người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình phải biểu diễn, thể hiện, phát sóng dựa trên tác phẩm gốc của chủ sở hữu quyền tác giả Lúc này, họ đóng vai trò là trung gian, truyền đạt nội dung, thông tin, giá trị của tác phẩm gốc đến với công chúng

Có thể nói tác phẩm gốc là cơ sở để hình thành quyền liên quan, cơ sở để các chủ thể của quyền liên quan có thể thực hiện quyền và thu lại lợi ích cho mình, ngược lại, các chủ thể của quyền liên quan cũng đem lại “lợi ích”cho tác giả tác phẩm thông qua việc làm cho giá trị của tác phẩm được nâng cao, nội dung của tác phẩm được phổ biến Quyền tác giả muốn được bảo hộ phải đáp ứng các điều kiện: có tính nguyên gốc; được định hình dưới một dạng vật chất nhất định; trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học; không thuộc các đối tượng không thuộc quyền bảo hộ (tin tức thời sự thần thúy, văn bản pháp luật, quy trình, phương

Trang 6

pháp,…) Quyền liên quan đến quyền tác giả chỉ được bảo hộ với điều kiện không gây phương hại đến quyền tác giả Quyền liên quan này tồn tại song song và gắn liền với tác phẩm, chỉ khi tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả cho phép khai thác và sử dụng tác phẩm thì những chủ thể của quyền liên quan mới có thể thực hiện để tạo ra sản phẩm Và cũng tương tự như quyền tác giả, những chủ thể của quyền liên quan cũng được bảo vệ quyền nhân thân, quyền tài sản đối với sản phẩm của mình

B BÀI TẬP:

Bài tập 1: Đọc, nghiên cứu Bản án số 1 “Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ” (gồm cả phần tình huống và bình luận) trong Sách tình huống Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam và trả lời các câu hỏi sau đây:

1/ Theo quy định của pháp luật SHTT, đối tượng quyền SHTT bao gồm những gì? Nêu

cơ sở pháp lý.

Dựa trên quy định của pháp luật SHTT hiện hành thì hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với 7 loại rượu có phải là đối tượng quyền SHTT hay không? Vì sao?

Theo quy định Điều 3, Luật Sở hữu trí tuệ về Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, đối tượng quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:

- Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa

- Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế

bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa

- Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch Dựa trên quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành, hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với 7 loại rượu đang tranh chấp trong tình huống nêu trên không là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ Bởi lẽ, căn cứ vào Khoản 1 và Khoản 2, Điều 3, sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với 7 loại rượu không thuộc một trong các đối tượng của quyền tác giả hoặc quyền sở hữu trí tuệ Mặt khác,

Trang 7

theo Khoản 2, Điều 15, hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với 7 loại rượu được ban hành theo mẫu của Bộ Y tế - đây là văn bản hành chính nên là đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả Do vậy, hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với 7 loại rượu không là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ

2/ Theo Tòa án xác định, các hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với 7 loại rượu mà nguyên đơn đang tranh chấp có phải là đối tượng quyền SHTT hay không? Vì sao Tòa án lại xác định như vậy?

Theo Tòa án xác định, các hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với 7 loại rượu mà nguyên đơn đang tranh chấp không là đối tượng quyền sở hữu trí tuệ Các hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm cơ sở Phước Lộc Thọ được Sở Y tế TP Hồ Chí Minh tiếp nhận được thực hiện trong khoảng thời gian từ năm

2002 đến 2004 và sử dụng từ đó đến năm 2009 nên đối chiếu lược về sở hữu trí tuệ thời gian này áp dụng các quy định về sở hữu trí tuệ quy định trong BLDS 1995 và Luật Sở hữu trí tuệ

2005

Theo các điều 747, 781, 788, BLDS 1995, các hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm được tiếp nhận bởi Sở Y tế không phải là đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ, ông Trí cũng không có các văn bằng bảo hộ được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền nên không xác định đối tượng này là các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ

Mặt khác, theo Điều 3, Điều 15, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và Khoản 2, Điều 21, NĐ 100/2006/NĐ-CP, các hồ sơ này không phải là các đối tượng sở hữu trí tuệ được pháp luật bảo hộ Do vậy các tranh chấp việc sử dụng các hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm không thuộc sự điều chỉnh của các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ mà các hồ sơ này được xác định là quyền tài sản

3/ Quan điểm của tác giả bình luận có cho rằng hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với 7 loại rượu là đối tượng của quyền tác giả hay quyền sở hữu công nghiệp không? Lập luận của tác giả như thế nào?

Quan điểm của tác giả bình luận khôngcho rằng hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với 7 loại rượu là đối tượng của quyền tác giả hay quyền sở hữu công nghiệp

Trang 8

- Đối với quyền tác giả:

Một tác phẩm muốn được bảo hộ thì phải đáp ứng các điều kiện:

+ Nội dung không vi phạm pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho

an ninh quốc phòng

+ Được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định

+ Có tính nguyên gốc nghĩa là không sao chép, không bắt chước tác phẩm khác

Mặt khác, trong các loại hình tác phẩm được bảo hộ tại Điều 14, Luật Sở hữu trí tuệ, không thấy đối tượng là hồ sơ công bố chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm Hồ sơ này thực chất là tổng hợp những tài liệu có liên quan đến chất lượng điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm được ban hành theo mẫu của Bộ Y tế Đây là các văn bản hành chính để thực hiện chức năng quản lý hành chính trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm Chính vì vậy

mà tính sáng tạo trong các hồ sơ này không có Khi không đáp ứng điều kiện có tính sáng tạo thì đối tượng này không không được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả Nói cách khác, hồ

sơ công bố chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm không là đối tượng của quyền tác giả

- Đối với quyền sở hữu công nghiệp:

Xét trong mối liên quan thì hồ sơ công bố chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm có thể có mối liên hệ với bí mật kinh doanh và sáng chế

Đối với bí mật kinh doanh được bảo hộ khi đáp ứng đủ các điều kiện đó:

+ Thông tin chưa được biết đến rộng rãi và không dễ dàng có được qua những cách thức thích hợp bởi những người khác trong phạm vi liên quan

+ Tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ bí mật kinh doanh đó

+ Thông tin đó phải được bảo mật

Trong trường hợp này, hồ sơ công bố chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm không đáp ứng được điều kiện phải tồn tại trong tình trạng bí mật (theo Điều 84, Luật Sở hữu trí tuệ) nên hồ sơ công bố chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm không được xem là bí mật kinh doanh

Đối với sáng chế thì được thể hiện dưới dạng quy trình Tuy nhiên, hồ sơ này được làm theo mẫu của Bộ Y tế; nếu có một quy trình sản xuất hoặc điều chế rượu thì việc mô tả công

bố đối tượng có dẫn đến việc đối tượng đó không đáp ứng được điều kiện về tính mới của

Trang 9

sáng chế (theo Điều 60, Luật Sở hữu trí tuệ) Do vậy, hồ sơ công bố chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm cũng không được xem là sáng chế

Mặt khác, xét căn cứ xác lập quyền sở hữu trí tuệ thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng

ký quyền tác giả, quyền quyền liên quan sẽ là Cục Bản quyền tác giả văn học - nghệ thuật và đối với quyền sở hữu công nghiệp sẽ là Cục Sở hữu trí tuệ Trong trường hợp này, có thể thấy, các hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm được cấp bởi Sở Y

tế - đây không là cơ quan có thẩm quyền trong việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ nên các hồ

sơ này không là đối tượng của quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp

Từ đó, có thể thấy rằng, theo lập luận của tác giả thì hồ sơ công bố chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm không là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp hay quyền tác giả

4/ Theo quan điểm của bạn, hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với 7 loại rượu đang tranh chấp trong tình huống nêu trên có là đối tượng của quyền SHTT hay không? Giải thích vì sao.

Theo quan điểm của nhóm, hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm của 7 loại rượu kể trên không là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ vì:

- Thứ nhất, xét về đối tượng nói chung, hồ sơ trên không là đối tượng sở hữu trí tuệ ở góc

độ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp dưới dạng bí mật kinh doanh, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý hay quyền đối với giống cây trồng theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2, Điều 3, Luật Sở hữu trí tuệ

- Thứ hai, dưới góc độ bảo hộ dưới dạng sáng chế thì hồ sơ trên cũng không đáp ứng điều

kiện để được bảo hộ (cụ thể là tính mới)

- Thứ ba, xét về căn cứ phát sinh xác lập, hồ sơ trên tuy được Bộ Y tế tiếp nhận, nhưng Bộ

Y tế lại không phải là cơ quan có thẩm quyền xác lập quyền sở hữu trí tuệ Hồ sơ trên cuãng không phải là văn bản bảo hộ được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền bảo hộ

Từ các lập luận trên, có thể kết luận rằng, hồ sơ công bố, chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm dang tranh chấp không phải là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ

Trang 10

Bài tập 2: Đọc, nghiên cứu Bản án số 4 “Bảo hộ tác phẩm kiến trúc” (gồm cả phần tình huống và bình luận) trong Sách tình huống Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam và trả lời các câu hỏi sau đây:

1/ Theo quy định của pháp luật SHTT, đối tượng quyền tác giả bao gồm những đối tượng nào? Nêu cơ sở pháp lý.

Dựa trên quy định của pháp luật SHTT hiện hành thì tác phẩm kiến trúc có phải là đối tượng quyền tác giả hay không? Vì sao?

Theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2, Điều 14, Luật Sở hữu trí tuệ về Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả thì đối tượng của quyền tác giả bao gồm:

- Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ (Quy định tại Khoản 1, Điều 14 như Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác; Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; Tác phẩm báo chí; Tác phẩm âm nhạc;…)

- Tác phẩm phái sinh nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh

Dựa trên quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành thì Tác phẩm kiến trúc là đối tượng quyền tác giả, cụ thể là tại Điểm i, Khoản 1, Điều 14

2/ Theo Tòa án xác định trong bản án số 4, đối tượng đang tranh chấp có phải là đối tượng của quyền tác giả hay không? Vì sao Tòa án lại xác định như vậy?

Theo Tòa án xác định trong bản án số 4, đối tượng đang tranh chấp là đối tượng của quyền tác giả

Toà án cho rằng các bản vẽ thiết kế đã được Cục Bản quyền tác giả cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả Mặt khác, theo Điểm i, Khoản 1, Điều 14, Luật Sở hữu trí tuệ, các bản vẽ này là các tác phẩm kiến trúc, thuộc đối tượng được bảo hộ quyền tác giả Do vậy, Toà án xác định đối tượng đang tranh chấp là đối tượng của quyền tác giả

3/ Quan điểm của tác giả bình luận có cho rằng đối tượng đang tranh chấp là đối tượng của quyền tác giả không? Lập luận của tác giả như thế nào về vấn đề này?

Quan điểm của tác giả bình luận cho rằng đối tượng đang tranh chấp là đối tượng của quyền tác giả

Ngày đăng: 20/02/2019, 19:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w