Nêu rõ cơ sở pháp lí khi trả lời...16 Câu 5: Trong quyết định số 19, đoạn nào cho thấy Tòa dân sự theo hướng chủ sở hữu và người thi công liên đới bồi thường thiệt hại?...16 Câu 6: Trước
Trang 1MỤC LỤC
I Vấn đề 1: Bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây ra 1
Câu 1: Khi nào cha mẹ phải bồi thường thiệt hại cho con chưa thành niên gây ra? Nêu
cơ sở pháp lí khi trả lời 1
* Đối với tình huống: 2
Câu 2: Toà án có thể buộc cha mẹ của Hùng bồi thường cho anh Bình thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm không? Nêu cơ sở pháp lí khi trả lời 2 Câu 3: Toà án có thể buộc cha mẹ của Hùng bồi thường cho anh Bình giá trị chiếc đồng hồ và chiếc xe đạp không? Nêu cơ sở pháp lí khi trả lời và cho biết hướng giải quyết trong thực tiễn xét xử đối với hoàn cảnh tương tự 3 Câu 4: Toà án có thể buộc cha mẹ của Hùng nộp ngân sách nhà nước khoản tiền 7 triệu đồng mà Hùng có được do lấy trộm tài sản trong chợ không? Nêu cơ sở pháp lí khi trả lời và cho biết hướng giải quyết trong thực tiễn xét xử đối với hoàn cảnh tương tự 4 Câu 5: Toà án có thể buộc Hùng và cha mẹ cùng bồi thường cho anh Bình không? Nêu
cơ sở pháp lí khi trả lời và cho biết hướng giải quyết trong thực tiễn xét xử 5
* Đối với Bản án số 19: 5
Câu 6: Theo Toà án, cha mẹ ly hôn có ảnh hưởng tới việc xác định người phải chịu trách nhiệm bồi thường không? Cuối cùng, Toà án đã buộc ai phải bồi thường thiệt hại 6 Câu 7: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà án (từ góc độ văn bản cũng như so sánh pháp luật) 6
II Vấn đề 2: Bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra 7
Câu 1: Vì sao đã có quy định của Điều 604 mà BLDS 2005 còn có thêm quy định của Điều 622? 7 Câu 2: Đoạn nào của bản án cho thấy Toà án đã áp dụng các quy định về bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra 8 Câu 3: Trên cơ sở Điều 622, cho biết các điều kiện để áp dụng các quy định về bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra 8 Câu 4: Suy nghĩa của anh/chị về việc Toà án vận dụng Điều 622 để buộc Công ty Hoàng Long bồi thường (đánh giá từng điều kiện nêu ở câu hỏi trên đối với vụ việc được bình luận) 9 Câu 5: Nếu ông Hùng không làm việc cho Công ty Hoàng Long và xe là của ông Hùng thì ông Hùng có phải bồi thường không? Vì sao? 9 Câu 6: Đoạn nào của bản án cho thấy, theo Toà án, ông Hùng không phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường cho người bị thiệt hại? 10 Câu 7: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà án liên quan đến trách nhiệm của ông Hùng đối với người bị thiệt hại 10 Câu 8: Cho biết suy nghĩ của anh/chị về khả năng người bị thiệt hại được yêu cầu trực tiếp ông Hùng bồi thường 11 Câu 9: Lỗi của người làm công trong điều 622 cần được hiểu như thế nào? Vì sao? 12 Câu 10: Theo Tòa án, ông Hùng có lỗi theo điều 622 không? Vì sao? 12
Trang 2Câu 11: Theo Tòa án, công ty Hoàng Long có được yêu cầu ông Hùng hoàn trả một khoản tiền bồi thường cho người bị thiệt hại không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời 13 Câu 12: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến trách nhiệm hoàn trả của ông Hùng 13
III Vấn đề 3: Bồi thường thiệt hại do việc xây dựng gây ra 14
Câu 1: Trong hai quyết định trên, thiệt hại phát sinh từ nguyên nhân nào? 14 Câu 2: Trong vụ việc thứ nhất, đoạn nào của Quyết đinh cho thấy Tòa án dân sự theo hướng áp dụng Điều 627 BLDS? 15 Câu 3: Suy nghĩ của anh/chị về việc vận dụng Điều 627 BLDS trong những vụ việc như Quyết định số 322 15 Câu 4: Nếu hoàn cảnh tương tự trong Quyết định 322 mà phải áp dụng BLDS 2015 thì hướng xử lí như thế nào? Nêu rõ cơ sở pháp lí khi trả lời 16 Câu 5: Trong quyết định số 19, đoạn nào cho thấy Tòa dân sự theo hướng chủ sở hữu
và người thi công liên đới bồi thường thiệt hại? 16 Câu 6: Trước Quyết định trên, đã có tác giả nào theo hướng chủ sở hữu công trình và người thi công liên dới bồi thường thiệt hại trong những hoàn cảnh như trong hai Quyết định được bình luận chưa? 17 Câu 7: Suy nghĩ của anh/chị về hướng xác định trách nhiệm liên đới giữa chủ sở hữu công trình và người thi công công trình (nếu được, hãy đối chiếu với pháp luật nước ngoài đối với hoàn cảnh tương tự) 18 Câu 8: Nếu hoàn cảnh tương tự trong Quyết định 19 mà phải áp dụng BLDS 2015 thì hướng xử lí như thế nào? Nêu rõ cơ sở pháp lí khi trả lời 18 Câu 9: Khi có sự thay đổi chủ sở hữu công trình, Tòa án buộc ai phải chịu trach nhiệm bồi thường? Chủ sở hữu hiện tại hay chủ sở hữu công trình tại thời điểm có sự kiện gây thiệt hại ? 19 Câu 10: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án về xác định người bồi thường trong trường hợp thay đổi chủ sở hữu 20
Trang 3BUỔI THẢO LUẬN THỨ BẢY:
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG (phần cụ thể).
I Vấn đề 1: Bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây ra.
Câu 1: Khi nào cha mẹ phải bồi thường thiệt hại cho con chưa thành niên gây ra? Nêu
cơ sở pháp lí khi trả lời.
Căn cứ vào Khoản 2, Điều 606, BLDS 2005 về Năng lực chịu trách nhiệm bồi thườngthiệt hại của cá nhân:
“2 Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 621 của Bộ luật này.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình”.
Như vậy, cha mẹ phải bồi thường thiệt hại cho con chưa thành niên gây ra khi ngườidưới 15 tuổi gây thiệt hại Còn đối với người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì cha mẹphải bồi thường khi người đó gây thiệt hại nhưng không đủ tài sản để bồi thường chongười bị thiệt hại
Trách nhiệm bồi thường của cha mẹ phụ thuộc vào tuổi và tài sản của con Về độ tuổi,vấn đề vướng mắc thường gặp trong thực tiễn xét xử liên quan đến trường hợp khi gâythiệt hại còn chưa đủ 18 tuổi, nhưng khi xét xử vụ án thì người đó đã thành niên Phải xácđịnh tuổi của người con vào thời điểm nào? Đối với thời điểm xác định tuổi, có thể có haiquan điểm Quan điểm thứ nhất là xác định tuổi vào thời điểm có hành vi gây thiệt hại vàquan điểm thứ hai là xác định vào thởi điểm giải quyết bồi thường thiệt hại
Thiết nghĩ, khi áp dụng những quy định tại Điều 606 BLDS hiện hành thì cần xác định
tuổi của con vào thời điểm có hành vi gây thiệt hại Bởi lẽ, BLDS đã quy định “người chưa thành niên dười mười lăm tuổi gây thiệt hại” hay “người từ đủ mười lăm đến chưa
đủ mười tám tuổi gây thiệt hại” BLDS đề cập đến tuổi khi “gây thiệt hại” Khi con gây
Trang 4thiệt hại đã thành niên và không thuộc trường hợp giám hộ thì cha mẹ không phải chịutrách nhiệm và trong trường hợp này, chúng ta không thể lấy tài sản của cha mẹ để thựchiện việc bồi thường
Mặt khác, khi con gây thiệt hại là người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì viêc sửdụng tài sản của cha mẹ còn phụ thuộc vào tài sản của con Do vậy, cần phải xác địnhngười gây thiệt hại có đủ tài sản để bồi thường hay không Ngoài ra, trách nhiệm bồithường của cha mẹ còn được quy định tại khoản 3 Điều 621 BLDS 2005:
“1 Người dưới mười lăm tuổi trong thời gian học tại trường mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra”
* Đối với tình huống:
Câu 2: Toà án có thể buộc cha mẹ của Hùng bồi thường cho anh Bình thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm không? Nêu cơ sở pháp lí khi trả lời.
- Toà án có thể buộc cha mẹ của Hùng bồi thường cho anh Bình thiệt hại do sức khoẻ bịxâm phạm
- Căn cứ vào Khoản 1, Điều 604, BLDS 2005 về Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồithường thiệt hại:
“1 Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”.
Vì Hùng đã xâm phạm đến sức khỏe của anh Bình nên phải bồi thường thiệt hại choanh theo như qui định trên
Và căn cứ vào Khoản 2, Điều 606, BLDS 2005 về Năng lực chịu trách nhiệm bồithường thiệt hại của cá nhân:
“2 …
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình”.
Trang 5Trong tình huống trên, Hùng đã gây thiệt hại về sức khoẻ cho anh Bình (tổng thiệt hại là
10 triệu đồng) Do đó, theo Khoản 1, Điều 609, BLDS 2005 về Thiệt hại do sức khoẻ bịxâm phạm thì Hùng phải bồi thường thiệt hại cho anh Bình Tuy nhiên, hiện nay Hùngkhông có bất kì tài sản nào nên theo quy định tại Khoản 2, Điều 606, BLDS 2005 thì cha
mẹ của Hùng phải bồi thường cho anh Bình
Câu 3: Toà án có thể buộc cha mẹ của Hùng bồi thường cho anh Bình giá trị chiếc đồng
hồ và chiếc xe đạp không? Nêu cơ sở pháp lí khi trả lời và cho biết hướng giải quyết trong thực tiễn xét xử đối với hoàn cảnh tương tự.
- Toà án có thể buộc cha mẹ của Hùng bồi thường cho anh Bình giá trị chiếc đồng hồ vàchiếc xe đạp
- Căn cứ vào Điều 608, BLDS 2005 về Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm:
“Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm:
1 Tài sản bị mất;
2 Tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng;
3 Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;
4 Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại”
Trong tình huống trên:
+ Đối với chiếc xe đạp: Chiếc xe đạp của anh Bình hiện đang gửi nhà một người bạnnên khả năng đòi lại tài sản vẫn còn, vì khả năng đòi lại tài sản vẫn còn nên chưa thể coi
là tài sản này đã bị mất, tức là chưa có thiệt hại nên chưa có trách nhiệm bồi thường + Đối với chiếc đồng hồ: Hùng đã bán cho người đi đường không rõ họ tên, địa chỉ nênkhông thể thu hồi được, tức là đã xảy ra thiệt hại nên phải có trách nhiệm bồi thường
Vì vậy, Tòa án chỉ có thể buộc cha mẹ Hùng bồi thường giá trị chiếc đồng hồ theo quyđịnh của Khoản 2, Điều 606, BLDS 2005 nhưng không thể buộc cha mẹ Hùng bồi thườnggiá trị chiếc xe đạp được
- Hướng giải quyết trong thực tiễn xét xử đối với hoàn cảnh tương tự:
“Trong một lần đi suối chơi, Tùng (12 tuổi) cố tình trêu đùa và đã đẩy Nga – một bạngái cùng lớp ngã xuống suối, không ngờ đầu Nga đập vào đá dẫn đến chấn thương não
Trang 6Nga phải đi cấp cứu và nằm điều trị trong bệnh viện nhiều ngày Bố mẹ Nga đã làm đơnkiện Tùng ra tòa Tòa án đã xác định Tùng đã xâm phạm đến sức khỏe của Nga nên cótrách nhiệm bồi thường, nhưng do Tùng chỉ mới 12 tuổi nên áp dụng theo qui định tạiKhoản 2 Điều 606 BLDS năm 2005 Tòa quyết định bố mẹ Tùng phải có trách nhiệm bồithường thiệt hại cho Nga”
Câu 4: Toà án có thể buộc cha mẹ của Hùng nộp ngân sách nhà nước khoản tiền 7 triệu đồng mà Hùng có được do lấy trộm tài sản trong chợ không? Nêu cơ sở pháp lí khi trả lời và cho biết hướng giải quyết trong thực tiễn xét xử đối với hoàn cảnh tương tự.
- Tòa án không thể buộc cha mẹ Hùng nộp ngân sách nhà nước khoản tiền 7 triệu đồng
mà Hùng có được do lấy trộm tài sản trong chợ
Bồi thường thiệt hại là một khoản tiền mà người có trách nhiệm bồi thường giao chongười bị thiệt hại Sung quỹ Nhà nước là khi một chủ thể giao một khoản tiền cho mộtchủ thể khác là Nhà nước BLDS chỉ đề cập đến trách nhiệm bồi thường của cha mẹ khicon chưa thành niên gây thiệt hại chứ chưa quy định việc buộc cha mẹ có trách nhiệmnộp tiền sung quỹ nhà nước
- Trong thực tiễn xét xử, hướng giải quyết của TA không đồng ý việc buộc cha mẹ củangười chưa thành niên phạm tội nộp vào ngân sách nhà nước khoản tiền mà người chưathành niên chiếm hưởng, lấy hoặc trộm cắp
Trong Quyết định số 04/HĐTP-HS ngày 23-2-2004 của Hội đồng Thẩm phán TAND tốicao, Võ Tiến Hùng đã gây ra 10 vụ trộm cắp, trong đó có 2 vụ trộm cắp tài sản Giá trị tàisản của công dân bị chiếm đoạt trên 28 triệu đồng, tài sản xã hội chủ nghĩa bị chiếm đoạt
là 2.700.000đ Những tài sản có giá trị bao gồm: 2 xe máy, 1 đầu video, 4 điện thoạibàn…, Hùng bán cho Phương ở 72 Bà Triệu, thành phố Huế và một số nơi khác được7.570.000đ Tại bản án sơ thẩm số 04/HSST ngày 23-2-1995 TAND tỉnh Quảng Trị đãbuộc ông Xuất, bà Xuân phải nộp số tiền 7.570.000đ mà Hùng thu lợi bất chính để sungquỹ nhà nước Tuy nhiên, tại bản án phúc thẩm số 265/HSPT ngày 6-6-1995, Tòa phúcthẩm TAND tối cao tại Đà Nẵng đã nêu: “Hùng khi phạm tội và khi xét xử chưa đủ 18tuổi và không có tài sản riêng nên buộc bố mẹ bị cáo bồi thường cho những người bị hại
Trang 7là đúng Tuy nhiên, Toà án các cấp buộc bố mẹ bị cáo phải nộp số tiền 7.570.000 đồng do
bị cáo chiếm hưởng từ việc bán tài sản trộm cắp được là không đúng quy định của phápluật dân sự” Cho nên, ông Xuất bà Xuân không phải nộp 7.570.000đ (là số tiền Hùng thulợi bất chính) để sung quỹ nhà nước
Câu 5: Toà án có thể buộc Hùng và cha mẹ cùng bồi thường cho anh Bình không? Nêu
cơ sở pháp lí khi trả lời và cho biết hướng giải quyết trong thực tiễn xét xử.
- Toà án có thể buộc Hùng và cha mẹ cùng bồi thường cho anh Bình
- Căn cứ vào Khoản 2, Điều 606, BLDS 2005 về Năng lực chịu trách nhiệm bồi thườngthiệt hại của cá nhân:
“2 …
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình”.
Theo đó, Toà án có thể buộc Hùng và cha mẹ cùng bồi thường cho anh Bình nếu tài sảncủa Hùng không đủ để bồi thường cho anh Bình thì cha mẹ của Hùng cũng phải bồithường phần còn thiếu bằng tài sản của mình
- Hướng giải quyết trong thực tiễn xét xử, theo Bản án số 19/2012/DSST ngày 12/6/2012của TAND huyện Cưm’Gar tỉnh Đăklăk, cháu Hậu (chưa đủ 16 tuổi tại thời điểm gây ratai nạn) điều khiển xe máy biển số 47FB-0098 đi trên đường liên xã thì đâm phải xe máybiển số 47H1-1931 do bà Nam điều khiển làm bà bị đa thương, gãy xương đùi phải, tỷ lệthương tích là 30% sức khỏe Mặc dù Hậu gây thiệt hại nhưng TA chỉ quyết định “buộcông Thụ và bà Thêm có nghĩa vụ liên đới bồi thường thiệt hại về sức khỏe cho bà Nam”
do Hậu không có tài sản riêng TA đã theo hướng giải quyết khi cha mẹ phải chịu tráchnhiệm bồi thường khi con gây thiệt hại nhưng không đủ tài sản để bồi thường cho nên cóthể buộc con và cha mẹ cùng bồi thường thiệt hại do con gây ra
* Đối với Bản án số 19:
Trang 8Câu 6: Theo Toà án, cha mẹ ly hôn có ảnh hưởng tới việc xác định người phải chịu trách nhiệm bồi thường không? Cuối cùng, Toà án đã buộc ai phải bồi thường thiệt hại.
- Theo Toà án, cha mẹ ly hôn không ảnh hưởng tới việc xác định người phải chịu tráchnhiệm bồi thường
- Đoạn của Bản án cho thấy:
“Bà Thêm cho rằng bà và ông Thụ đã ly hôn, Toà án đã giao cháu Hậu cho ông Trựctiếp nuôi dưỡng nên bà không trắc nhiệm về hành vi của cháu Hậu, lập luận của bà Thêmkhông được chấp nhận vì việc ly hôn giữa hai vợ chồng không chấm dứt nghĩa vụ củacha, mẹ đối với con chung”
- Cuối cùng, Toà án đã buộc ông Mai Văn Thụ và bà Nguyễn Thị Thêm có nghĩa vụ liênđới bồi thường thiệt hại
- Đoạn của Bản án cho thấy:
“Do vậy cần buộc ông Mai Văn Thụ và bà Nguyễn Thị Thêm có nghĩa vụ liên đới bồithường thiệt hại về sức khoẻ cho bà Nam là 42.877.000đ, chia theo phần ông Thụ và bàThêm mỗi người phải bồi thường là 21.438.500đ, bà Thêm đã bồi thường 3.000.000đ nên
bà Thêm còn phải bồi thường số tiền là 18.438.500đ”
Câu 7: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà án (từ góc độ văn bản cũng như so sánh pháp luật).
Hướng giải quyết trên của Tòa án là hợp lí
Căn cứ vào Khoản 2, Điều 606, BLDS 2005 về Năng lực chịu trách nhiệm bồi thườngthiệt hại của cá nhân:
“2 Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 621 của Bộ luật này.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình”.
Trang 9Căn cứ vào những quy định trên, lúc Hậu gây ra thiệt hại thì Hậu chưa đủ 18 tuổi, cũngchưa có tài sản riêng Vì thế bố mẹ Hậu phải có trách nhiệm bồi thường Và trong BLDS
2005 chỉ nói chung là cha, mẹ phải chịu trách nhiệm bồi thường cho con khi con chưa đủ
18 tuổi chứ không có đề cấp đến vấn đề cha mẹ đã ly hôn thì có phải chịu trách nhiệm bồithường cho con nếu con sống với người kia hay không Do vậy việc chị Thêm nói chịkhông có trách nhiệm bồi thường vì chị với chồng đã ly hôn và Hậu sống cùng chồng nênchồng chị có trách nhiệm bồi thường là không có cơ sở
Mặc dù đã ly hôn nhưng cả hai vợ chồng vẫn phải có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc,giáo dục con cái Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra là nghĩa vụ của cả cha và
mẹ, không phân biệt là cha mẹ đã ly hôn hay chưa Vì vậy hướng giải quyết trên của Tòa
án vừa hợp lý vừa hợp tình, đảm bảo được quyền và lợi ích của các bên
II Vấn đề 2: Bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra.
Câu 1: Vì sao đã có quy định của Điều 604 mà BLDS 2005 còn có thêm quy định của Điều 622?
Về nguyên tắc chung người nào gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường
Nguyên tắc này đã được thể hiện ở khoản 1 Điều 604 BLDS 2005: “Người nào do lỗi
cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”.
Còn Điều 622 là một chế định đặc thù, theo đó người bồi thường không phải là người
trực tiếp gây ra thiệt hại: “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao
và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật”
Quy định của Điều 622 tạo điều kiện tốt hơn cho người bị hại trong việc yêu cầu bồithường đồng thời xét đến trách nhiệm của người sử dụng người làm công
Trang 10Câu 2: Đoạn nào của bản án cho thấy Toà án đã áp dụng các quy định về bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra.
Đoạn của bản án cho thấy Toà án đã áp dụng các quy định về bồi thường thiệt hại dongười làm công gây ra:
“Bị cáo là người lái xe thuê cho Công ty TNHH vận tải Hoàng Long, nên theo quy địnhtại Điều 622 và Điều 623 của Bộ luật dân sự thì Công ty TNHH vận tải Hoàng Long phải
có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do Cao Chí Hùng gây ra trong khi thực hiện côngviệc được giao và có quyền yêu cầu Cao Chí Hùng là người có lỗi trong việc gây ra thiệthại phải hoàn trả lại một khoản tiền theo quy định của pháp luật”
Câu 3: Trên cơ sở Điều 622, cho biết các điều kiện để áp dụng các quy định về bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra.
Điều 622, BLDS 2005 về Bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gâyra:
“Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật”.
Trên cơ sở Điều 622, các điều kiện để áp dụng các quy định về bồi thường thiệt hại dongười làm công gây ra:
- Có thiệt hại trên thực tế
- Thiệt hại do người làm công gây ra - người làm công là người thực hiện một côngviệc thường xuyên hay nhận làm một việc nào đó để nhận một khoản tiền vaf khi đangthực hiện công việc được giao, tức là nếu người làm công gây ra thiệt hại khi thực hiệncông việc không liên quan đến công việc được giao thì người sử dụng lao động khôngphải bồi thường thiệt hại
- Có lỗi và hành vi trái pháp luật của người làm công
Trang 11Câu 4: Suy nghĩa của anh/chị về việc Toà án vận dụng Điều 622 để buộc Công ty Hoàng Long bồi thường (đánh giá từng điều kiện nêu ở câu hỏi trên đối với vụ việc được bình luận).
Việc Tòa án vận dụng Điều 622, BLDS 2005 để buộc Công ty Hoàng Long bồi thường
là hợp lý Bởi vì Tòa đã dựa vào các điều kiện được qui định tại Điều 622 để áp dụngbuộc công ty Hoàng Long bồi thường như sau:
- Người gây thiệt hại phải là người làm công: ông Hùng là người lái xe thuê cho Công tyTNHH vận tải Hoàng Long
- Phát sinh “trong khi người làm công thực hiện công việc được giao”: ông Hùng gây rathiệt hại tính mạng của anh Trần Ngọc Hải khi đang thực hiện công việc do công tyHoàng Long giao là điều khiển xe ô tô khách BKS 16L – 3411 của Công ty TNHH vậntải Hoàng Long chở khách đi từ Hải Phòng đến TP.Hồ Chí Minh
- Người bồi thường thiệt hại là cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác khi người làmcông của các chủ thể này gây ra thiệt hại: Trong vụ việc trên thì chủ thể bồi thường thiệthại do ông Hùng gây ra là Công ty TNHH vận tải Hoàng Long
- Phải có thiệt hại xảy ra: Thiệt hại trong vụ việc trên là làm anh Trần Ngọc Hải chếtngay tại chỗ
- Yếu tố lỗi: ông Hùng đã điều khiển xe ô tô khách tham gia giao thông ở đoạn đường
có vạch sơn liền nét nhưng điều khiển xe ô tô lấn qua phần đường bên trái, dẫn đến vachạm với mô tô đi ngược nhiều gây tai nạn làm chết 1 người Do đó, anh Hùng có lỗitrong việc gây ra thiệt hại
Câu 5: Nếu ông Hùng không làm việc cho Công ty Hoàng Long và xe là của ông Hùng thì ông Hùng có phải bồi thường không? Vì sao?
- Nếu ông Hùng không làm việc cho Công ty Hoàng Long và xe là của ông Hùng thì ôngHùng vẫn phải bồi thường
- Căn cứ theo Khoản 1, Điều 604, BLDS 2005 về Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồithường thiệt hại: