Căn cứ theo Điều 574 BLDS 2015 thì: “Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó, vì lợi ích c
Trang 1TR ƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NG Đ I H C LU T THÀNH PH H CHÍ MINH ẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ố HỒ CHÍ MINH Ồ CHÍ MINH
BÀI TH O LU N ẢO LUẬN ẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NHÓM 6
Lớp:
z
Trang 3Buổi thảo luận thứ nhất: Nghĩa vụ
Vấn đề 1: Thực hiện công việc không có ủy quyền
- Thế nào là thực hiện công việc không có ủy quyền?
Căn cứ theo Điều 574 BLDS 2015 thì: “Thực hiện công việc không có ủy quyền
là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó, vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối.”
- Vì sao thực hiện công việc không có ủy quyền là căn cứ là phát sinh nghĩa
vụ dân sự?
Căn cứ làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ dân sự là những sự kiện xảy ra trong thực
tế, được pháp luật dân sự dự liệu, thừa nhận là có giá trị pháp lý, làm phát sinh quan
hệ nghĩa vụ dân sự
Do đó, thực hiện công việc không có ủy quyền là căn cứ làm phát sinh Nghĩa vụ dân sự là vì trong thực tế có các trường hợp thực hiện công việc không có ủy quyền,
mà BLDS 2015 đã dự liệu điều này tại:
Chương XVIII: “Thực hiện công việc không có ủy quyền”;
Khoản 8 Điều 8 “Căn cứ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự là Thực hiện không có ủy quyền”;
Khoản 3 Điều 275: “Căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự là Thực hiện không
có ủy quyền”
Việc quy định chế định này tạo nên sự ràng buộc pháp lý giữa người thực hiện công việc và người có công việc được thực hiện và nâng cao tinh thần trách nhiệm, đảm bảo quyền lợi của người thực hiện công việc cũng như đối với người có công việc được thực hiện
Các điều kiện để áp dụng chế định “thực hiện công việc không có ủy quyền” theo BLDS 2005? Phân tích từng điều kiện.
Thứ nhất: Việc thực hiện công việc hoàn toàn không phải là nghĩa vụ do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định đối với người thực hiện công việc không có ủy quyền
Ví dụ: Bà A thu dọn cà phê của nhà hàng xóm khi hàng xóm vắng nhà mà cơn mưa đang kéo đến
Trang 4Thứ hai: Việc thực hiện đó hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc được thực hiện, chứ không phải vì lợi ích của người thực hiện công việc hoặc người thứ ba
Ví dụ: Việc bà A thu dọn cà phê giùm hàng xóm thì đó là vì lợi ích của nhà hàng xóm chứ không vì lợi ích của bà A hay người nào khác
Thứ ba: Người thứ ba có công việc được thực hiện không biết việc có người khác thực hiện giùm mình hoặc biết mà không phản đối việc thực hiện công việc đó
Thứ tư: Nếu công việc đó không được thực hiện ngay thì chắc chắn thiệc hại sẽ xảy ra cho người có công việc cần được thực hiện
Cho biết điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về chế định “thực hiện công việc không có ủy quyền”.
Điều 594 BLDS 2005 quy định căn cứ phát sinh nghĩa vụ thực hiện không có ủy quyền “Thực hiện công việc không có uỷ quyền là việc một người không có nghĩa vụ
thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó, hoàn toàn vì lợi ích
của người có công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối”
Còn đối với Điều 574 BLDS 2015 quy định như sau: “Thực hiện công việc không
có ủy quyền là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối”
Qua đó ta thấy Điều 574 BLDS 2015 kế thừa gần như toàn bộ quy định của Điều
594 BHDS 2005, bỏ đi yếu tố “hoàn toàn“ trong vấn đề thực hiện công việc vì lợi ích của người có công việc Điều này tạo nên tính khách quan và thuận lợi khi nhận định
“thực hiện công việc không có ủy quyền” vì trong nhiều trường hợp khó xác định công việc đó có phải là hoàn toàn lợi ích cho người đó hay không Ngoài ra còn đảm bảo quyền lợi cho người thực hiện công việc không có ủy quyền trong trường hợp vừa
vì lợi ích của người được thực hiện nhưng cũng vừa vì lợi ích của mình hoặc người khác
Thứ hai, để phù hợp hơn với các quy định liên quan về đại diện theo ủy quyền, so với BLDS 2005 thì BLDS 2015 đã sửa đổi theo hướng không chỉ là việc giữa các cá nhân với nhau mà có thể giữa cá nhân với pháp nhân, giữa các pháp nhân với nhau; dẫn đến việc BLDS 2015 bổ sung thêm cụm từ “trụ sở” trong phần “Nghĩa vụ thực hiện công việc không có ủy quyền” và bổ sung trường hợp “chấm dứt tồn tại, nếu là pháp nhân” Theo đó, thực hiện công việc không có ủy quyền được quy định là việc
một cá nhân, pháp nhân không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó vì lợi ích của cá nhân, pháp nhân có công việc được thực hiện
khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối
Trang 5 Trong tình huống trên, nhà thầu C có thể yêu cầu chủ đầu tư A thực hiện những nghĩa vụ trên cơ sở các quy định của chế định “thực hiện công việc không
có ủy quyền” trong BLDS 2015 không? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Theo quy định tại Điều 574 BLDS 2015 về thực hiện công việc không có ủy quyền thì: “Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối.” Trong trường hợp trên, ban quản lí dự án B đã tự ý kí kết hợp đồng với nhà thầu C
mà không có sự ủy quyền của chủ đầu tư A và chủ đầu tư A cũng không biết về việc này nên có thể kết luận trong trường hợp trên B đã thực hiện công việc không có ủy quyền và người có công việc được thực hiện là A
Xét hai trường hợp:
- Thứ nhất: khi nhà thầu C chưa hoàn thành công việc, chủ đầu tư A biết và phản
đối Trong trường hợp này không thỏa mãn các quy định về thực hiện công việc không
có ủy quyền nên C không thể yêu cầu A thực hiện các nghĩa vụ
- Thứ hai: khi nhà thầu C đã hoàn thành công việc mà chủ đầu tư A vẫn không
biết về việc kí kết hợp đồng giữa B và C Khi đó, C có thể yêu cầu A thực hiện nghĩa
vụ thanh toán dựa trên quy định tại Điều 576 BLDS 2015 về nghĩa vụ thanh toán của người có công việc được thực hiện
Vậy, trong trường hợp nhà thầu C đã hoàn thành công việc thì C có thể yêu cầu chủ đầu tư A thực hiện những nghĩa vụ trên cơ sở các quy định của chế định “thực hiện công việc không có ủy quyền” trong BLDS 2015
Cơ sở pháp lí: Điều 574, 576 BLDS 2015
Vấn đề 2: Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật
Vì sao Tòa giám đốc thẩm xác định cặp trâu mẹ con là của ông Hơn? Anh/ chị có suy nghĩ gì về hướng xác định này của Tòa giám đốc thẩm?
Tòa giám đốc thẩm xác định cặp trâu mẹ con là của ông Hơn vì: Trong quá trình giải quyết vụ việc, ông Hơn đã chứng minh được tài sản trên thuộc quyền sở hữu của mình, đối chiếu với các chứng cứ khác và kết quả giám định là có căn cứ Ngược lại, ông Phong không có thiện chí giải quyết như: không chịu thả trâu theo tập quán; tự ý
tổ chức vợ con đến dắt trâu và nghé đang tranh chấp về nhà; các lời khai mâu thuẫn nhau Do đó, Tòa giám đốc thẩm xác định cặp trâu mẹ con là thuộc quyền sở hữu của ông Hơn
Suy nghĩ về hướng xác định của Tòa giám đốc thẩm:
Hướng xác định trên của Tòa giám đốc thẩm là hoàn toàn hợp lí Bởi lẽ ông Hơn
có đầy đủ căn cứ chứng minh quyền sở hữu của mình đối với cặp trâu mẹ con này
Trang 6(đưa ra được các chứng cứ chứng minh quyền sở hữu của mình, các đối chiếu cũng như kết quả giám định đều có căn cứ) Vì vậy, việc ông Hơn sở hữu cặp trâu trên là có căn cứ pháp luật Ngược lại về phía ông Phong, ông không có căn cứ chứng minh quyền sở hữu của mình đối với cặp trâu trên Trong quá trình giải quyết vụ việc lại không có thiện chí hợp tác (không chịu thả trâu, tự ý dắt trâu đang tranh chấp về nhà), các lời khai ông đưa ra lại khá mâu thuẫn nhau Do đó việc sở hữu của ông Phong đối với cặp trâu trên là không có căn cứ pháp luật Vì vậy, hướng xác định của Tòa giám đốc thẩm về việc cặp trâu mẹ con thuộc quyền sở hữu của ông Hơn là hoàn toàn hợp lí
Thế nào là chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật? Ai trong vụ án trên là người chiếm hữu trâu và nghé của ông Hơn không có căn cứ pháp luật và
vì sao?
Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại Khoản 1 Điều 165 BLDS 2015
Cơ sở pháp lý : Khoản 2 Điều 165 BLDS 2015
Trong vụ án trên, ông Phong là người chiếm hữu trâu và nghé của ông Hơn mà không có căn cứ pháp luật
Giải thích: Ông Phong không chứng minh được trâu và nghé đang tranh chấp thuộc quyền sở hữu của mình và việc ông chiếm hữu trâu và nghé là không dựa trên những căn cứ của pháp luật quy định Cụ thể là việc chiếm hữu này không phù hợp theo quy định tại Khoản 1 Điều 165 BLDS 2015 nên ông Phong là người chiếm hữu trâu và nghé của ông Hơn không có căn cứ pháp luật
Đoạn nào của quyết định cho thấy Tòa giám đốc thẩm buộc ông Phong trả cho ông Hơn trâu và nghé có tranh chấp? Anh/chị có suy nghĩ gì về hướng giải quyết này của Tòa giám đốc thẩm?
Đoạn cho thấy Tòa giám đốc thẩm buộc ông Phong trả cho ông Hơn trâu và nghé đang tranh chấp: “Hội đòng xét xử giám đốc thẩm Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao nhất trí với nội dung kháng nghị:…Toà án cấp cấp phúc thẩm đã xử công nhận con trâu cái và con nghé đực đang tranh chấp hiện ông Phong đang quản lý là trâu của ông Hơn đồng thời buộc ông Phong phải trả cho ông Phạm Đình Trọng 3.240.000đ tiền công coi và chăm sóc trâu là có căn cứ Song Toà án cấp phúc thẩm không tuyên buộc ông Phong phải trả lại 2 con trâu nêu trên là sai sót nghiêm trọng dẫn đến bản án không thi hành được…nếu ông Nguyễn Văn Phong không tìm thấy 2 con trâu nêu trên thì ông Phong phải có trách nhiệm thanh toán giá trị hai con trâu đó cho ông Đồng
Theo cá nhân, hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm là hoàn toàn hợp lí vì:
Trang 7 Theo quy định tại điều 166 BLDS 2015 thì chủ sở hữu có quyền đòi lại tài sản
từ người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nên ông Hơn có quyền được đòi lại trâu từ ông Phong
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 579 BLDS 2015 thì người chiếm hữu tài sản của người khác không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu , chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó
Nếu hai con trâu bị mất thì ông Phong buộc phải thanh toán giá trị hai con trâu cho ông Hơn theo giá thị trường là hợp lí
Như vậy việc Tòa giám đốc thẩm buộc ông Phong phải trả cho ông Hơn trâu và nghé là hoàn toàn có căn cứ
Có quy định nào buộc ông Phong trả cho ông Trọng tiền trông coi và chăm sóc trâu có tranh chấp không? Anh/chị có suy nghĩ gì về hướng giải quyết vừa nêu của Tòa phúc thẩm và Tòa giám đốc thẩm?
BLDS 2015 không có quy định nào trực tiếp buộc ông Phong trả cho ông Trọng tiền công trông coi trâu có tranh chấp, tại điều 583 BLDS 2015 về nghĩa vụ thanh toán chỉ đề cập đến việc người chiếm giữ tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình thì được hoàn trả lại chi phí cần thiết đã bỏ ra để bảo quản làm tăng giá trị của tài sản, xét trường hợp trên ông Phong là người chiếm giữ trái căn cứ pháp luật và không ngay tình nên cũng không thuộc trường hợp được thanh toán chi phí Bản án có nêu:
“cả hai bên thỏa thuận đề nghị Công an xã giao cả hai con trâu cho ông Trọng công
an xã chăn dắt giá 60.000đ/ngày/2 con chờ Tòa án giải quyết Ai thắng kiện được lấy trâu và không phải chịu chi phí chăn dắt trâu” Như vậy đây là Hợp đồng gửi giữ tài
sản – theo Điều 554 BLDS 2015: “Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, còn bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công” Vì ông Phong thua kiện nên phải trả tiền công trông coi trâu có tranh chấp cho ông Trọng theo thỏa thuận trước đó, theo quy định về nghĩa vụ của bên gửi giữ tài sản tại Khoản 2 Điều 555 BLDS 2015: “Phải trả đủ tiền công, đúng thời hạn và đúng phương thức đã thoả thuận.”
Nếu ông Phong cho người khác thuê trâu có tranh chấp từ tháng 02/2008 thì khoản tiền thuê mà ông Phong nhận được từ việc cho thuê được giải quyết như thế nào? Ai sẽ hưởng khoản tiền này? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.
Nếu ông Phong cho người khác thuê trâu có tranh chấp từ tháng 02/2008 thì khoản tiền mà ông Phong nhận được thì phải hoàn trả khoản tiền ấy và ông Hơn là người được hưởng khoản tiền này vì đây là trường hợp được lợi về tài sản mà không có căn
cứ pháp luật không ngay tình
Trang 8Áp dụng Khoản 1 Điều 581 BLDS 2015: “Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật và không ngay tình thì phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về khoản tài sản không có căn cứ pháp luật.”
Vấn đề 3: Thực hiện nghĩa vụ (thanh toán một khoản tiền)
Thông tư trên cho phép tính lại giá trị khoản tiền phải thanh toán như thế nào? Qua trung gian là tài sản gì?
Theo thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày 19/6/1997 của Tòa án nhân dân tối cao, Việt kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính hướng dẫn về việc xét xử
và thi hành án về tài sản cho phép tính lãi giá trị khoản tiền phải thanh toán như sau:
1 Đối với nghĩa vụ là các khoản tiền bồi thường, tiền hoàn trả, tiền công, tiền lương, tiền chia tài sản, tiền đền bù công sức, tiền cấp dưỡng, tiền vay không có lãi, tiền truy thu thuế, tiền truy thu do thu lợi bất chính thì giải quyết như sau:
Nếu việc gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ dân sự xảy ra trước ngày 1/7/1996 và trong thời gian từ thời điểm gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ đến thời điểm xét xử sơ thẩm mà giá gạo tăng từ 20% trở lên, thì Toà án quy đổi các khoản tiền
đó ra gạo theo giá gạo loại trung bình ở địa phương (từ đây trở đi gọi tắt là "giá gạo") tại thời điểm gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ, rồi tính số lượng gạo đó thành tiền theo giá gạo tại thời điểm xét xử sơ thẩm để buộc bên có nghĩa vụ về tài sản phải thanh toán và chịu án phí theo số tiền đó
Nếu việc gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ xảy ra sau ngày 1/7/1996 hoặc tuy xảy ra trước ngày 1/7/1996, nhưng trong khoảng thời gian từ thời điểm gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ đến thời điểm xét xử sơ thẩm mà giá gạo không tăng hay tuy có tăng nhưng ở mức dưới 20%, thì Toà án chỉ xác định các khoản tiền đó để buộc bên có nghĩa vụ phải thanh toán bằng tiền Trong trường hợp người có nghĩa vụ có lỗi thì ngoài khoản tiền nói trên còn phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm xét xử sơ thẩm theo quy định tại khoản 2 Điều 313 Bộ luật dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác
2 Đối với các khoản tiền tịch thu, tiền phạt, tiền án phí thì khi xét xử toà án chỉ quyết định mức tiền cụ thể mà không áp dụng cách tính đã hướng dẫn tại khoản 1 nói trên
3 Đối với các khoản tiền vay, gửi ở tài sản Ngân hàng, tín dụng, do giá trị của các khoản tiền đó đã được bảo đảm thông qua các mức lãi suất do Ngân hàng Nhà nước quy định, cho nên khi xét xử, trong mọi trường hợp toà án đều không phải quy đổi các khoản tiền đó ra gạo, mà quyết định buộc bên có nghĩa vụ về tài sản phải thanh toán
số tiền thực tế đã vay, gửi cùng với khoản tiền lãi, kể từ ngày khi giao dịch cho đến khi thi hành án xong, theo mức lãi suất tương ứng do Ngân hàng Nhà nước quy định Qua Thông tư trên, chúng ta thấy rằng tài sản trung gian được dùng để tính lại giá trị khoản tiền phải thanh toán là giá gạo
Trang 9 Đối với tình huống thứ nhất, thực tế ông Quới sẽ phải trả cho bà Cô khoản tiền cụ thể là bao nhiêu? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.
Căn cứ vào Thông tư 01/TTLT ngày 19/6/1997 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản ông Quới sẽ phải trả cho bà Cô khỏan tiền là:
Trong tình huống này, thời điểm phát sinh nghĩa vụ dân sự giữa ông Qưới và bà
Cô trước ngày 1/7/1997 Bên cạnh đó, trong thời gian gây ra thiệt hại và phát sinh nghĩa vụ đến thời điểm xét xử sơ thẩm gia gạo đã tăng quá 20%
Sau đó ta quy đổi khoản tiền thế chân 50.000đ ra gạo với giá trị tại thời điểm phát sinh nghĩa vụ: 50000 : 137 = 365 kg
Chúng ta tính 365kg gạo thành tiền theo giá tại thời điểm bà Cô yêu cầu ông Qưới hoàn lại tiền thế chân: 365 9000 = 3.285.000đ
Vậy số tiền ông Quới phải trả cho bà Cô là 3.285.000đ
Thông tư trên có điều chỉnh việc thanh toán tiền trong hợp đồng chuyển nhưởng bất động sản như trong tình huống thứ hai không? Vì sao?
Thông tư trên không điều chỉnh việc thanh toán tiền trong hợp đồng chuyển nhượng bất động sản như trong tình huống hai
Thông tư trên chỉ điều chỉnh nghĩa vụ tài sản trong hai trường hợp:
Trường hợp đối tượng của nghĩa vụ tài sản là các khoản tiền, vàng
Trường họp đối tượng của nghĩa vụ tài sản là các hiện vật
Đối với tình huống thứ hai, thực tế ông Tấn sẽ phải trả cho ông Minh, bà Oanh khoản tiền cụ thể là bao nhiêu? Vì sao?
Trong tình huống này, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Tấn với ông Minh bà Oanh là 300 triệu đồng, ông Tấn đã thanh toán 100 triệu đồng tức là 1/3 giá trị của hợp đồng, chưa thanh toán 2/3 giá trị hợp đồng Tại thời điểm hiện tại, giá của hai miếng đất là 1.200.000.000đ Ông Tấn sẽ phải trả cho ông Minh bà Oanh 2/3 giá trị hợp đồng mà ông chưa thanh toán theo giá trị hiện tại của 2 miếng đất là
800 triệu đồng
Vì hợp đồng này đã được tòa công nhận nên các bên phải tiếp tục thực hiện, ông Tấn phải thanh toán tiền còn thiếu Số tiền ông Tấn chưa trả khi hợp đồng được công nhận thì phải xác định tỷ lệ tương ứng diện tích đất chưa trả tiền để tính theo giá thị
Trang 10trường Nên ông Tấn phải thanh toán cho ông Minh, bà Oanh phần chênh lệch giữa số tiền mà ông Tấn chưa trả so với diện tích đất thực tế mà ông Tấn đã nhận tại thời điểm giao kết hợp đồng theo giá trị quyền sử dụng đất
Vấn đề 4: Chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận
Điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận?
Giống nhau:
Làm thay đổi chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ theo đó chấm dứt tư cách chủ thể của chủ thể đã chuyển giao;
Xác lập tư cách chủ thể cho người nhận chuyển giao;
Không được chuyển giao trong trường hợp pháp luật không cho phép;
Hình thức chuyển giao: Bằng văn bản hoặc bằng lời nói; trường hợp pháp luật quy định phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, đăng
ký hoặc phải xin phép thì phải tuân theo các quy định đó; (theo Điều 310 và Điều 316 BLDS 2005);
Người có quyền trước/người có nghĩa vụ trước sẽ chấm dứt mối quan hệ với người có nghĩa vụ/người có quyền và không phải chịu trách nhiệm về khả năng thực hiện nghĩa vụ của người có nghĩa vụ (đối với việc chuyển giao quyền yêu cầu) hay của người thế nghĩa vụ (đối với hành vi chuyển giao nghĩa vụ dân sự)
Khácnhau:
Tiêu chí Chuyển giao quyền yêu cầu Chuyển giao nghĩa vụ theo thỏathuận Đối tượng
chuyển giao Quyền yêu cầu. Nghĩa vụ dân sự.
Trường hợp
không được
chuyển giao
Quyền yêu cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín
Nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ