1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chương trình trung cấp May thời trang 2022

97 117 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

Mục tiêu cụ thể: - Kiến thức: + Trình bày được nội dung của các môn cơ sở như: Vẽ kỹ thuật, an toàn laođộng để thực hiện các nhiệm vụ cơ bản của nghề May thời trang; + Nhận biết được một

Trang 1

SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

TRƯỜNG TRUNG CẤP KT – KT BẮC NGHỆ AN

CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ: MAY THỜI TRANG

(Ban hành kèm theo quyết định số: /QĐ-TCBNA, ngày tháng 11 năm 2017

của Hiệu trưởng trường Trung cấp KT-KT Bắc Nghệ An)

Quỳnh lưu - năm 2017

Trang 2

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

(Ban hành kèm theo Quyết định số………ngày tháng 11 năm 2017

của Hiệu trưởng Trường trung cấp KT – KT Bắc Nghệ An)

Tên Nghề: May thời trang

Mã Nghề: 40540205

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Hình thức đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

(Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa phổ thông quy định của

Bộ Giáo dục và đào tạo);

Thời gian đào tạo: 2 năm

I MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1 Mục tiêu chung.

+ Hiểu biết một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng

Hồ Chí Minh và Hiến pháp, Pháp luật và Luật Lao động;

+ Nắm vững quyền và nghĩa vụ của nguời công dân nước Cộng hoà Xã hộiChủ nghĩa Việt Nam;

+ Hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, truyền thống của giaicấp công nhân Việt Nam, phát huy truyền thống của giai cấp công nhân Việt Nam;+ Có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, sáng tạo ứng dụng kỹthuật, công nghệ vào công việc, giải quyết các tình huống kỹ thuật phức tạp trongthực tế;

+ Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệpnhằm tạo điều kiện sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làmhoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn

+ Có hiểu biết giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường, có thói quen rènluyện thân thể, đạt tiêu chuẩn sức khoẻ theo quy định nghề đào tạo;

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thựchiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc

+ Có kiến thức thực tế và lý thuyết cần thiết trong nghề May thời trang;

+ Có kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật và công nghệthông tin, kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếpứng xử cần thiết để thực hiện các công việc có tính thường xuyên hoặc phức tạp; + Có lương tâm nghề nghiệp, có ý thức chấp hành đúng tổ chức kỷ luật và tácphong làm việc công nghiệp;

Trang 3

+ Làm việc độc lập hay theo nhóm trong điều kiện biết trước hay thay đổi,chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm, có năng lực hướng dẫn,giám sát những người khác thực hiện công việc đã định sẵn.

+ Chương trình đào tạo được xây dựng đảm bảo liên thông giữa các cấp trìnhđộ; phù hợp với thực tiễn thiết bị, công nghệ tiên tiến và nhu cầu sử dụng lao độngcủa thị trường

2 Mục tiêu cụ thể:

- Kiến thức:

+ Trình bày được nội dung của các môn cơ sở như: Vẽ kỹ thuật, an toàn laođộng để thực hiện các nhiệm vụ cơ bản của nghề May thời trang;

+ Nhận biết được một số nguyên, phụ liệu may;

+ Trình bày được nguyên lý hoạt động, tính năng, tác dụng của một số thiết bị

cơ bản trên dây chuyền may;

+ Tính toán được công thức thiết kế các kiểu quần âu, áo sơ mi và áo jacket;+ Biết được phương pháp thiết kế mẫu, nhảy mẫu các loại sản phẩm may;+ Trình bày được quy trình lắp ráp các sản phẩm may thời trang

- Kỹ năng:

+ Lựa chọn được nguyên, phụ liệu phù hợp với từng kiểu sản phẩm may thờitrang;

+ Sử dụng thành thạo được một số thiết bị cơ bản trên dây chuyền may;

+ Thiết kế được các kiểu quần âu, áo sơ mi, áo jacket

+ Cắt được các kiểu quần âu, áo sơ mi, áo jacket đảm bảo đúng kỹ thuật và hợpthời trang;

+ May được các kiểu quần âu, áo sơ mi, áo jacket đảm bảo đúng kỹ thuật vàhợp thời trang;

+ Thiết kế được các loại mẫu phục vụ cho quá trình may lắp ráp sản phẩm;+ Có khả năng làm việc độc lập trên các công đoạn lắp ráp sản phẩm thờitrang;

+ Thực hiện được tốt các biện pháp an toàn và vệ sinh công nghiệp

3 Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo Trung cấp nghề học sinh có khảnăng:

- Làm việc tại phòng kỹ thuật, phòng mẫu, tham gia sản xuất trực tiếp tất cảcác công đoạn trên chuyền may của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoàihoặc trực tiếp làm việc tại nhà

- Làm chuyền phó, chuyền trưởng, kỹ thuật chuyền, kỹ thuật công ty, KCSchuyền, KCS công ty…

- Ngoài ra học sinh có đủ năng lực để tham gia học liên thông lên các bậc caohơn để phát triển kiến thức kỹ năng nghề

II KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC VÀ THỜI GIAN KHÓA HỌC

- Số lượng môn học, mô đun: 20

- Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 63 Tín chỉ

- Khối lượng các môn học chung/đại cương: 210 giờ

Trang 4

- Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1390 giờ

- Khối lượng lý thuyết: 393 giờ; Thực hành, thực tập, kiểm tra: 1207 giờ

III NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:

MH,

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Sốtínchỉ

T.số

Trong đóLý

thuyết

Thựchành/

thực tập

Thi /Kiểmtra

II Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

II.1 Các môn học, mô đun kỹ

Trang 5

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào thời gian học tập (số giờ

kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết; số giờ kiểm tra thực hành, thảo luận được tính vào giờ thực hành, thảo luận; số giờ kiểm tra thực tập, làm tiểu luận được tính vào giờ thực tập, làm tiểu luận)

IV HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH:

1 Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoạing d n xác ẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoạinh n i dung v th i gian cho các ho t ội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại à thời gian cho các hoạt động ngoại ời gian cho các hoạt động ngoại ạt động ngoại đội dung và thời gian cho các hoạt động ngoạing ngo iạt động ngoạikhoá:

1 Thể dục, thể thao: Bố trí linh hoạt ngoài giờ học

2 Văn hóa, văn nghệ:

Qua các phương tiện thông tin đại

chúng

Sinh hoạt tập thể

Ngoài giờ học hàng ngày

19 giờ đến 21 giờ (mộtbuổi/tuần)

3 Hoạt động thư viện:

Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư

viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trongtuần

4 Vui chơi, giải trí và các hoạt động

đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức cácbuổi giao lưu, các buổi sinhhoạt định kỳ

5 Thăm quan, dã ngoại:

Thăm quan, dã ngoại:

Tham quan phòng thí nghiệm cơ khí,

Hàn

Tham quan một số doanh nghiệp sản

xuất có liên quan đến Hàn

Được tổ chức linh hoạt, đảmbảo mỗi học kỳ 1 lần

6 Bồi dưỡng, đánh giá năng lực ngoại

ngữ (Bậc 1/6 Khung năng lực ngoại

ngữ của Việt Nam)

- Được bố trí linh hoạt trong quá trình tổ chức đào tạo

- Nội dung, hình thức tổ chức bồi dưỡng, đánh giá do Hiệu trưởng quyết định

7 Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

(cho Nhóm đối tượng 4)

Trang 6

2 Hướng dẫn kiểm tra thường xuyên, định kỳ, hết môn học/ mô đun

a) Kiểm tra thường xuyên

Kiểm tra thường xuyên do giáo viên giảng dạy môn học/mô đun thực hiệntại thời điểm bất kỳ trong quá trình học theo từng môn học/mô đun thông qua việckiểm tra vấn đáp trong giờ học, kiểm tra viết với thời gian làm bài bằng hoặc dưới

30 phút, kiểm tra một số nội dung thực hành, thực tập, chấm điểm bài tập và cáchình thức kiểm tra, đánh giá khác

b) Kiểm tra định kỳ

- Kiểm tra định kỳ được quy định trong chương trình môn học, mô đun;kiểm tra định kỳ có thể bằng hình thức kiểm tra viết từ 45 đến 60 phút; chấm điểmbài tập lớn, tiểu luận, làm bài thực hành, thực tập và các hình thức kiểm tra, đánhgiá khác với thời lượng từ 2- 4 giờ

- Quy trình kiểm tra, số bài kiểm tra cho từng môn học, mô đun đảm bảomỗi tín chỉ lý thuyết có một bài kiểm tra lý thuyết, mỗi tín chỉ thực hành, thực tập,thí nghiệm, thảo luận có một bài kiểm tra tương ứng với số giờ kiểm tra quy địnhtrong chương trình môn học, mô đun

c) Kiểm tra kết thúc môn học, mô đun

- Kiểm tra hết môn học, mô đun được quy định trong chương trình môn học,

mô đun; kiểm tra hết môn học, mô đun bằng hình thức thi viết, vấn đáp, trắcnghiệm, thực hành, bài tập lớn, tiểu luận, bảo vệ kết quả thực tập theo chuyên đềhoặc kết hợp giữa các hình thức trên

- Thời gian làm bài kiểm tra hết môn học, mô đun đối với mỗi bài thi viết từ

60 đến 120 phút, thời gian kiểm tra vấn đáp có thời gian cho 1 thí sinh là 40 phútchuẩn bị và 20 phút trả lời; hình thức kiểm tra thực hành, bài tập lớn, tiểu luận, bảo

vệ kết quả thực tập theo chuyên đề hoặc kết hợp giữa một hoặc nhiều các hình thứctrên có thời gian thực hiện từ 2- 8 giờ

- Việc kiểm tra, đánh giá kết quả các môn học, mô đun thực tập tại doanhnghiệp được quy định cụ thể trong chương trình môn học, mô đun

3 Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp

a Điều kiện, nội dung, hình thức thi tốt nghiệp

- Người học phải học hết chương trình đào tạo Hàn và có đủ điều kiện thì sẽđược dự thi tốt nghiệp

- N i dung, hình th c v th i gian thi ội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại ức và thời gian thi được quy định như sau: à thời gian cho các hoạt động ngoại ời gian cho các hoạt động ngoại được quy định như sau:c quy định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoạinh nh sau:ư

1 Chính trị - Viết tự luận- Trắc nghiệm - 90 phút- Từ 45- 60 phút

2 Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp

- Viết hoặc trắc nghiệm

- Vấn đáp

- Không quá 180 phút

- Thời gian cho 1 thí sinh là 40 phút chuẩn bị

và 20 phút trả lời

3 Thực hành nghề Bài thực hành kỹ năng Thời gian thi thực hành

Trang 7

tổng hợp để hoàn thiệnmột phần của sản phẩmhoặc một sản phẩm,dịch vụ, công việc

cho một đề thi từ 1 đến 3ngày và không quá 8giờ/ngày

b Xét công nhận tốt nghiệp

Hiệu trưởng Nhà trường căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp của người học vàcác quy định có liên quan để xét, công nhận tốt nghiệp, cấp bằng tốt nghiệp trungcấp theo các quy định do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành

4 Về địa điểm tổ chức đào tạo

- Địa điểm đào tạo được thực hiện tại trường đối với các nội dung lý thuyết,thực hành theo kế hoạch đào tạo

- Đối với nội dung thực tập tại doanh nghiệp: Được tổ chức tại các cơ sở sảnxuất, kinh doanh dịch vụ trong và ngoài tỉnh Thời gian, hình thức tổ chức cho họcsinh học tập tại doanh nghiệp có thể được thực hiện linh hoạt, tích hợp nhiều nộidung hoặc nhiều mô đun nhằm đảm bảo thuận tiện cho việc tổ chức sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp cũng như việc thực hiện kế hoạch đào tạo của trường

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện chương trình đào tạo, Hiệu trưởng Nhàtrường xem xét, quyết định điều chỉnh địa điểm học tập đối với từng môn học, môđun cho phù hợp với điều kiện thực tế

Trang 8

PHỤ LỤC 1 A CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO

NGHỀ BẮT BUỘC

Trang 9

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học: VẼ KỸ THUẬT NGÀNH MAY

Mã số môn học: MH 07

(Ban hành kèm theo Quyết định số………, ngày / 11/2017 của Hiệu

trưởng Trường Trung cấp KT-KT Bắc Nghệ An)

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Vẽ kỹ thuật ngành may

Mã số của môn học: MH 07

Thời gian thực hiện môn học: 30 giờ: (LT: 13h; TH: 14h; KT: 3)

Trang 10

I Vị trí, tính chất môn học:

- Vị trí: Môn học được bố trí sau môn tin học cơ bản và trước các mô đunđào tạo nghề

- Tính chất: Là môn học lý thuyết cơ sở bắt buộc

II MỤC TIÊU MÔN HỌC:

- Chuẩn bị đầy đủ vật liệu và dụng cụ vẽ

- Tham gia đầy đủ thời lượng môn học

- Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác trong công việc

III NỘI DUNG MÔN HỌC

1 N i dung t ng quát v phân ph i th i gian:ội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại ổng quát và phân phối thời gian: à thời gian cho các hoạt động ngoại ối thời gian: ời gian cho các hoạt động ngoại

Thời gian Tổng

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm tra thực

hành được tính vào giờ thực hành.

2 Nội dung chi tiết.

Bài 1: Dụng cụ, Vật liệu và tiêu chuẩn trình bày bản vẽ

Thời gian: 4 giờ; (Lý thuyết: 3giờ; Thực hành: 1 giờ)

Mục tiêu của bài:

Sau khi học xong bài này người học có khả năng:

- Mô tả được dụng cụ, vật liệu vẽ

- Trình bày được các tiêu chuẩn trình bày bản vẽ

- Ứng dụng được các tiêu chuẩn đó vào bản vẽ

- Hiểu được trình tự lập bản vẽ

Trang 11

- Lập được bản vẽ theo đúng trình tự.

- Có ý thức học tập

Nội dung của bài:

1.Dụng cụ, vật liệu vẽ Thời gian: 0,5 giờ(LT:0,5 ;TH: 0)

Bài 2: Một số ký hiệu ghi trên bản vẽ sản phẩm may

Thời gian: 7 giờ; ( Lý thuyết: 3 giờ; Thực hành:4 giờ)

Mục tiêu của bài:

Sau khi học xong bài này người học có khả năng:

- Mô tả được một số ký hiệu ghi trên bản vẽ

- Trình bày được ký hiệu của các đường may máy cơ bản

- Đọc, hiểu được các ký hiệu của các đường may cơ bản

- Ứng dụng được các ký hiệu đường may cơ bản vào bản vẽ

- Có ý thức học tập

Nội dung của bài:

1.Một số ký hiệu trên bản vẽ Thời gian:1,5 h (LT:1h; TH: 0,5h)

1.1 Ký hiệu mặt vải

1.2 Ký hiệu lắp ráp

1.3 Ký hiệu mặt cắt

1.4 Ký hiệu mật độ túi may

2 Ký hiệu các đường may máy cơ bản Thời gian:5,5h (LT:2h;TH:3,5h)

2.1.Đường may can

Thời gian:19 giờ;(Lý thuyết:7 h; Thực hành:12 h)

Mục tiêu của bài:

Sau khi học xong bài này người học có khả năng:

- Hiểu được khái niệm, yêu cầu của bản vẽ sản phẩm may

- Vẽ đúng hình dáng các chi tiết áo sơ mi, quần âu

Trang 12

- Vẽ lắp ráp được áo sơ mi nam, quần âu nam.

- Có ý thức học tập

Nội dung của bài:

1 Khái niệm,yêu cầu của bản vẽ sản phẩm may Thời gian:0,5 giờ(LT:0,5h;TH:0h)

1.1 Khái niệm

1.2 Yêu cầu

2.Vẽ lắp ráp sản phẩm may Thời gian:18,5 h(LT:6,5h;TH:12h)

2.1 Vẽ lắp ráp áo sơ mi nam

2.2 Vẽ lắp ráp quần âu nam

IV ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔN HỌC:

1 Phòng học chuyên môn hóa, nhà xưởng:

- Phòng học lý thuyết 48 m2

- Phòng học thực hành 36 m2

2 Trang thiết bị máy móc

- Máy chiếu Projector

- Máy vi tính

3 Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu

- Bút chì các loại, tẩy, giấy vẽ.

- Dụng cụ vẽ kỹ thuật.

- Slide vẽ kỹ thuật

- Giáo trình vẽ kỹ thuật ngành may

- Tài liệu tham khảo

+ Xác định đúng hình dáng chi tiết trên bản vẽ lắp ráp

+ Đọc đúng ký hiệu quy ước trên bản vẽ kỹ thuật

+ Trình bày đầy đủ nội dung cơ bản của bản vẽ chi tiết

- Kỹ năng:

+ Bản vẽ trình bày đẹp, đúng tiêu chuẩn việt nam (TCVN).

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

Đánh giá trong quá trình học tập đạt các yêu cầu sau:

+ Chuẩn bị đầy đủ vật liệu và dụng cụ vẽ

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học

+ Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác trong công việc

2 Phương pháp: Có thể áp dụng hình thức kiểm tra viết hoặc kiểm tra trắc nghiệm

VI HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔN HỌC:

1 Phạm vi áp dụng môn học:

Môn học Vẽ kỹ thuật ngành may được sử dụng để giảng dạy cho trình độTrung cấp nghề

Trang 13

2 Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy học tập:

- Đối với giáo viên: Khi giảng dạy cố gắng sử dụng các học cụ trực quan, máytính, máy chiếu để mô tả một cách tỉ mỉ, chính xác các chi tiết của sản phẩm Khihướng dẫn thực hành cần sử dụng vật mẫu thật, giáo viên phải bám sát hỗ trợ họcsinh về kỹ năng vẽ, uốn nắn các thao tác cơ bản

- Đối với người học: Cần nắm vững quy ước cơ bản trên bản vẽ kỹ thuật, bản

vẽ quy ước, bản vẽ lắp ráp sản phẩm may

3 Những trọng tâm chương trình cần chú ý:

Khi thực hiện môn học giáo viên phải sử dụng tài liệu xuất bản mới nhất hàngnăm để phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật đang sửa đổi theo hướng hội nhập củatiêu chuẩn quốc tế (ISO)

4 Tài liệu tham khảo

- Công nghệ may - Trường CĐ Công nghiệp dệt may Nam Định

- Kỹ thuật may -Trường ĐHSP Kỹ thuật Hưng Yên

- Giáo trình thiết kế trang phục - Trần Thủy Bình - NXB Giáo dục

Trang 14

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học: VẬT LIỆU MAY

Mã số môn học: MH 08

(Ban hành kèm theo Quyết định số………, ngày / 11 /2017 của Hiệu

trưởng Trường Trung cấp KT-KT Bắc Nghệ An)

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Vật liệu may

Mã số của môn học: MH 08

Thời gian thực hiện môn học: 30 giờ (LT: 30h; TH: 0h; KT: 2h)

I VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC:

Trang 15

- Vị trí: Là môn đun được bố trí cho Học sinh học xong các môn học chungtheo quy định của Bộ LĐTB-XH hoặc song song với các modun đào tạo chuyênmôn nghề

- Tính chất: Là môn học cơ sở bắt buộc

II MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC:

Sau khi học xong, học sinh có khả năng:

1 Kiến thức:

- Nhận biết được cấu tạo của các loại vật liệu may

- Nêu được tính chất của các loại vật liệu may

- Lựa chọn được phương pháp bảo quản vật liệu may và sản phẩm may mặc

- Hiểu được tầm quan trọng của vật liệu may đối với chất lượng sản phẩm

2 Kỹ năng:

- Phân biệt được các loại vật liệu, phụ liệu và công dụng của nó

- Lựa chọn được vật liệu may phù hợp với kiểu dáng, công dụng của sảnphẩm và thời trang

3 Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Có ý thức tự giác, tính kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm trong công việc,sẵn sàng hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau

- Tham gia học tập đầy đủ

- Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác trong công việc

III NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:

1 Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

Thời gian Tổng

1 Bài 1: Khái quát chung về vật liệu dệt 1 1

2 Bài 2: Tính chất đặc trưng của xơ , sợi tự nhiên 3 3

II Chương 2: Cấu tạo và tính chất chung của vải 10 9 1

Trang 16

III Chương 3: Các loại vải thường dùng trong may mặc 5 5 0

1 Bài 1: Vải dệt từ xơ, sợi tự nhiên 2 2

2 Bài 2: Vải dệt từ xơ, sợi hóa học 2 2

IV Chương 4: Vật liệu may và sản phẩm may mặc 5 4 0 1

2 Bài 2: Phân loại sản phẩm may mặc 1 1

3 Bài 3: Yêu cầu cơ bản của sản phẩm may 1 1

V

Chương 5: Phương pháp lựa chọn vải

1 Bài 1: Các phương pháp nhận biết vải 1 1

2 Bài 2: Phương pháp lựa chọn vải cho sản phẩm may 1 1

3 Bài 3: Biện pháp bảo quản sản phẩm may 1 1

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm tra thực

hành được tính vào giờ thực hành.

2 Nội dung chi tiết

Chương 1: Nguyên liệu dệt

Bài 1: Khái quát chung về nguyên liệu dệt Thời gian:1giờ (LT:1h;TH:0h)

Mục tiêu của bài:

Sau khi học xong bài này người học có khả năng:

- Hiểu được khái niệm nguyên liệu dệt

- Trình bày được các loại xơ , sợi dệt

- Có ý thức học tập

Nội dung của bài:

1 Khái niệm - Phân loại xơ dệt

2 Khái niệm - Phân loại sợi dệt

Bài 2: Tính chất đặc trưng của xơ, sợi thiên nhiên

Trang 17

Thời gian:3 giờ (LT:3 h;TH: 0h)

Mục tiêu của bài:

Sau khi học xong bài này người học có khả năng:

- Trình bày được tính chất của các loại xơ sợi thiên nhiên

- Trình bày được một số phương pháp nhận biết và bảo quản xơ, sợi bông

- Có ý thức học tập

Nội dung của bài:

1.Xơ, sợi bông

2 Xơ Libe

3 Xơ, sợi len

4 Xơ, sợi tơ tằm

Bài 3: Xơ, sợi hóa học Thời gian:3 giờ (LT:3 h;TH: 0h)

Mục tiêu của bài:

Sau khi học xong bài này người học có khả năng:

- Hiểu được nguyên lý tạo thân xơ, sợi hóa học

- Trình bày được tính chất của một số loại xơ, sợi hóa học

- Có ý thức học tập

Nội dung của bài:

1 Quá trình phát triển xơ hóa học

2 Nguyên lý tạo thành xơ sợi hóa học

4 Quá trình sản xuất tơ, sợi hóa học

5 Một số loại xơ sợi hóa học

Chương 2: Khái quát chung về vải

Bài 1: Khái quát chung về vải Thời gian:2 giờ (LT:2 h;TH: 0h)

Mục tiêu của bài:

Sau khi học xong bài này người học có khả năng:

- Trình bày được quá trình sản xuất vải dệt

- Nêu được một số loại vải dệt

- Có ý thức học tập

Nội dung của bài:

1 Quá trình sản xuất vải dệt

2 Phân loại vải

Bài 2: Vải dệt thoi Thời gian:2 giờ (LT:2 h;TH: 0h)

Mục tiêu của bài:

Sau khi học xong bài này người học có khả năng:

- Hiểu được khái niệm và phân loại vải dệt thoi

- Trình bày được một số kiểu dệt cơ bản

Bài 3: Vải dệt kim Thời gian:2 giờ (LT:2 h;TH:0 h)

Mục tiêu của bài:

Trang 18

Sau khi học xong bài này người học có khả năng:

- Hiểu được khái niệm và phân loại vải dệt kim

- Trình bày được một số kiểu dệt cơ bản

4 Các tính chất của vải dệt kim

Bài 4: Tính chất chung của vải Thời gian:4 giờ (LT:3 h; KT: 1h)

Mục tiêu của bài:

Sau khi học xong bài này người học có khả năng:

- Trình bày được một số tính chất chung của vải

Chương 3: Các loại vải thường dùng trong may mặc

Bài 1: Vải dệt từ xơ, sợi tự nhiên Thời gian:giờ (LT:2 h;TH: 0h)

Mục tiêu của bài:

Sau khi học xong bài này người học có khả năng:

- Nêu được tính chất của vải bông, tơ tằm,vải len

- Biết cách sử dụng và bảo quản

Bài 2: Vải dệt từ xơ sợi hóa học Thời gian:giờ (LT:2 h;TH: 0h)

Mục tiêu của bài:

Sau khi học xong bài này người học có khả năng:

- Nêu được tính chất của vải visco, Axetat TriAxetat, Polyamit, Polyeste

- Biết cách sử dụng và bảo quản

Bài 3: Vải sợi pha Thời gian:giờ (LT:1 h;TH: 0h)

Mục tiêu của bài:

Sau khi học xong bài này người học có khả năng:

Trang 19

- Trình bày được tính chất của vải sợi pha.

- Biết cách sử dụng và bảo quản

- Có ý thức học tập tốt

Nội dung của bài:

1 Vải sợi pha tự nhiên với sợi nhân tạo

2 Vải sợi pha tự nhiên với sợi pha tổng hợp

Chương 4: Vật liệu may và sản phẩm may mặc

Bài 1: Phân loại vật liệu may Thời gian:1giờ (LT:1 h;TH: 0h)

Mục tiêu của bài:

Sau khi học xong bài này người học có khả năng:

- Trình bày được các loại vật liệu may

- Biết cách phân loại các loại vật liệu may

- Có ý thức học tập tốt

Nội dung của bài:

1.Vật liệu chính

2.Vật liệu phụ

Bài 2: Phân loại sản phẩm may mặc Thời gian:1giờ (LT:1 h;TH: 0h)

Mục tiêu của bài:

Sau khi học xong bài này người học có khả năng:

- Trình bày được phương pháp phân loại các sản phẩm may mặc

- Có ý thức học tập

Nội dung của bài:

1 Phân loại theo giới tính, lứa tuổi

2 Phân loại theo điều kiện sử dụng

3 Phân loại theo môi trường sử dụng và mục đích sử dụng

Bài 3: Yêu cầu cơ bản của sản phẩm may Thời gian:1giờ (LT:1 h;TH: 0h)

Mục tiêu của bài:

Sau khi học xong bài này người học có khả năng:

- Hiểu được các yêu cầu cơ bản của sản pẩm may

Bài 4: Chỉ may Thời gian:1giờ (LT:1 h;TH: 0h)

Mục tiêu của bài:

Sau khi học xong bài này người học có khả năng:

- Nêu được khái niệm và phân loại các loại chỉ may

- Trình bày được các yêu cầu của chỉ may

- Có ý thức học tập tốt

Nội dung của bài:

1 Khái niệm

2 Phân loại

Trang 20

3 Yêu cầu đối với chỉ may

Chương 5: Phương pháp lựa chọn vải và bảo quản hàng may mặc

Bài 1: Các phương pháp nhận biết vải Thời gian:1 giờ (LT:1 h;TH: 0h) Mục tiêu của bài:

Sau khi học xong bài này người học có khả năng:

- Trình bày được các phương pháp nhận biết vải

Mục tiêu của bài:

Sau khi học xong bài này người học có khả năng:

- Hiểu được các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hàng vải

- Trình bày được phương pháp lựa chọn vải cho các sản phẩm may

- Có ý thức học tập tốt

Nội dung của bài:

1 Chỉ tiêu đánh giá chất lượng vải

2 Lựa chọn vải theo yêu cầu của sản phẩm

Bài 3: Biện pháp bảo quản vật liệu may Thời gian:1 giờ (LT:1 h;TH: 0h)

Mục tiêu của bài:

Sau khi học xong bài này người học có khả năng:

- Mô tả được các ký hiệu thường dùng trong các sản phẩm may

- Trình bày được nguyên nhân làm giảm chất lượng hàng vải

- Biết được các biện pháp bảo quản hàng may mặc

- Có ý thức học tập tốt

Nội dung của bài:

1 Các ký hiệu thường dùng trong bảo quản

2 Nguyên nhân làm giảm chất lượng hàng may mặc

3 Biện pháp bảo quản

IV ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔN HỌC:

1 Phòng học chuyên môn hóa, nhà xưởng:

- Phòng học lý thuyết 48 m2

- Phòng học thực hành 36 m2

2 Trang thiết bị máy móc.

- Máy chiếu Projector

- Máy vi tính

3 Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu

- Các loại mẫu vải sợi, xơ sợi, nguyên phụ liệu.

- Giáo trình vật liệu may

- Tài liệu tham khảo

4 Các điều kiện khác.

Trang 21

- Mô hình sản phẩm

V NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ:

1 Nội dung

- Kiến thức:

+ Trình bày được nguồn gốc của xơ, sợi dệt

+ Hiểu được cấu tạo và tính chất của vải

+ Nhận biết được các loại vải thường dùng trong may mặc

+ Phân loại được vật liệu may và yêu cầu của sản phẩm may

+ Biết cách chọn vải và bảo quản hàng may mặc

- Kỹ năng:

+ Phân biệt được các loại vật liệu, phụ liệu và công dụng của nó

+ Lựa chọn được vật liệu may phù hợp với kiểu dáng, công dụng của sảnphẩm và thời trang

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

Đánh giá trong quá trình học tập đạt các yêu cầu sau:

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học

+ Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác trong công việc

2 Phương pháp: Có thể áp dụng hình thức kiểm tra viết hoặc kiểm tra trắc

2 Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học:

- Đối với giáo viên: Kết hợp các phương pháp dạy học chủ yếu là thuyếttrình, phân tích, trực quan, đàm thoại để học sinh dễ tiếp thu bài

- Đối với người học: Cần chú ý ắng nghe, quan sát để phân biệt được cácloại vật liệu, phụ liệu và yêu cầu của sản phẩm may, biết cách chọn và bảo quẩnhàng may mặc

3 Những trọng tâm chương trình cần chú ý:

- Khi học môn vật liệu may các em cần chú ý tất cả các chương trong môn học vì vật liệu may là môn cơ sở liên quan xuyên suốt tới chương trình học

4 Tài liệu tham khảo

- Giáo trình vật liệu dệt - ĐH Bách khoa Hà Nội

- Giáo trình vật liệu may - TS Trần Thủy Bình - NXB Giáo dục

- Giáo trình vật liệu may -Trường CĐ May thời trang Hà Nội

Trang 22

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học: CƠ SỞ THIẾT KẾ TRANG PHỤC

Mã số môn học: MH 09

(Ban hành kèm theo Quyết định số………, ngày / /2017 của Hiệu

trưởng Trường Trung cấp KT-KT Bắc Nghệ An)

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌCTên môn học: Cơ sở thiết kế trang phục.

Mã số của môn học: MH 09

Thời gian thực hiện môn học: 30 giờ (LT: 20h; TH: 6h; KT: 4h)

Trang 23

I VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC:

- Vị trí: Môn học được bố trí trước các mô đun đào tạo nghề

- Tính chất: Là môn học lý thuyết cơ sở bắt buộc

II MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC:

Sau khi học xong, học sinh có khả năng:

1 Về kiến thức:

- Trình bày được khái niệm về trang phục, chức năng, yêu cầu của quần, áo

- Trình bày được phương pháp xây dựng hình trải bề mặt cơ thể

- Trình bày được phương pháp lấy số đo để thiết kế quần áo

2 Về kỹ năng:

- Đo được các kích thước số đo trên cơ thể

- Thiết kế được các loại li, chiết, cổ áo và các chi tiết trên trang phục

3 Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Có ý thức tự giác, tính kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm trong công việc,sẵn sàng hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau

- Tham gia đầy đủ thời gian học tập

- Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác trong công việc

III NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:

1 N i dung t ng quát v phân ph i th i gian:ội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại ổng quát và phân phối thời gian: à thời gian cho các hoạt động ngoại ối thời gian: ời gian cho các hoạt động ngoại

TT Tên chương mục

Thời gian Tổng

1 Bài 1: Khái quát chung về quần áo 1 1

2 Bài 2: Hệ số đo để thiết kế quần áo 1 1

3 Bài 3: Đặc trưng hình dáng, kết cấu của

1 Bài 1: Nội dung thiết kế quần, áo 3 3

2 Bài 2: Xây dựng kết cấu cơ bản của quầnáo 6 4 1 1

1 Bài 1: Thiết kế mẫu quần áo từ mẫu cơ sở 9 6 2 1

2 Bài 2: Các phương pháp thiết kế quần áokhác 6 2 3 1

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm tra thực

hành được tính vào giờ thực hành.

2.Nội dung chi tiết

Chương 1: Cơ sở thiết kế trang phục

Bài 1: Giới thiệu chung về quần áo Thời gian: 1 giờ( Lt:1h; Th:0h)

Mục tiêu của bài:

Sau khi học xong bài này người học có khả năng:

Trang 24

- Trình bày được chức năng của quần áo

- Phân loại được quần áo

- Phân tích được các chỉ tiêu chất lượng và yêu cầu đối với quần áo

- Có ý thức học tập

Nội dung của bài:

1 Khái niệm và chức năng của quần áo

2 Phân loại và mã hóa quần, áo

3 Chỉ tiêu chất lượng và yêu cầu đối với quần, áo

Bài 2:Hệ số đo để thiết kế quần áo Thời gian: 1 giờ (LT:1h; TH: 0h)

Mục tiêu của bài:

Sau khi học xong bài này người học có khả năng:

- Hiểu được các kí hiệu số đo để thiết kế quần áo

- Biết cách đo để thiết kế quần áo

- Có ý thức học tập

Nội dung của bài:

1 Hệ số đo

2 Giá trị hệ số đo của Việt Nam

Bài 3: Đặc trưng hình dáng, kết cấu của quần, áo

Thời gian: 4 giờ (LT:3h; KT:1 h)

Mục tiêu của bài:

Sau khi học xong bài này người học có khả năng:

- Hiểu được hình dáng bên ngoài và kết cấu bên trong của quần, áo

- Phân tích được mối liên hệ giữa hình dáng bên ngoài và kết cấu bên trongcủa quần, áo

- Vận dụng được các yếu tố tạo hình để thiết kế quần áo

- Có ý thức học tập tốt

Nội dung của bài:

1 Kích thước, hình dáng bên trong quần, áo

2 Mối liên hệ giữa kích thước bên trong và bên ngoài

3 Lượng dư kiểu dáng

4 Hình dáng bên ngoài của kết cấu quần, áo

5 Các yếu tố tạo hình trong quần, áo

Chương 2: Thiết kế mẫu cơ sở quần áo

Bài 1: Nội dung thiết kế quần áo Thời gian:3 giờ (LT:3h;TH:0h)

Mục tiêu của bài:

Sau khi học xong bài này người học có khả năng:

- Hiểu được thế nào là mẫu mỹ thuật

- Trình bày được các giai đoạn của quá trình thiết kế quần áo

- Có ý thức học tập tốt

Nội dung của bài:

1 Khái niệm mẫu mỹ thuật

2 Các giai đoạn của quá trình thiết kế quần áo

Bài 2: Xây dựng kết cấu cơ bản của quần áo Thời gian:6giờ (LT:5h;TH:1h)

Mục tiêu của bài:

Sau khi học xong bài này người học có khả năng:

Trang 25

- Trình bày được nguyên tắc xây dựng các thông số thiết kế.

- Xây dựng được các hình khung cơ bản để thiết kế quần, áo

- Có ý thức học tập

Nội dung của bài:

1 Khái niệm mẫu mỹ thuật

2 Các giai đoạn của quá trình thiết kế quần áo

Chương 3:Thiết kế mẫu mới quần, áo

Bài 1: Thiết kế mẫu quần áo từ mẫu cơ sở Thời gian:9giờ (LT:8h;TH 2h)

Mục tiêu của bài:

Sau khi học xong bài này người học có khả năng:

- Trình bày được trình tự thiết kế

- Thiết kế được các loại ly, chiết, tay áo,các kiểu túi và chi tiết khác của quần áo

- Có ý thức học tập tốt

Nội dung của bài:

1 Trình tự thiết kế

2 Thiết kế li, chiết, phương pháp tạo sóng vải

3 Thiết kế các kiểu tay

4 Thiết kế các loại túi

5 Thiết kế các chi tiết khác

Bài 2: Các phương pháp thiết kế quần áo khác Thời gian: 6 giờ (LT:2h;TH:4h)

Mục tiêu của bài:

Sau khi học xong bài này người học có khả năng:

- Hiểu được phương pháp thiết kế theo modun và thiết kế điển hình

- Vận dụng thiết kế theo modun và thiết kế điển hình các loại quần, áo

- Có ý thức học tập và sáng tạo

Nội dung của bài:

1 Phương pháp thiết kế điển hình

2 Thiết kế theo môđun

IV ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔN HỌC:

1 Phòng học chuyên môn hóa:

3 Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu.

- Bút chì các loại, tẩy, giấy vẽ

- Vật mẫu

- Đề cương bài giảng cơ sở thiết kế trang phục

- Tài liệu tham khảo

4 Các điều kiện khác.

- Phòng mẫu

V NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ:

1 Nội dung:

Trang 26

- Kiến thức:

+ Xác định số đo để thiết kế

+ Trình bày được phương pháp trình bày bản vẽ

+ Xây dựng được kết cấu cơ bản của quần áo

+ Biết được trình tự thiết kế

- Kỹ năng:

+ Thiết kế được các loại chiết ly, tay, túi và một số chi tiết khác

+ Thiết kế theo cách điển hình và mođun

- Năng lục thực hiện và trách nhiệm:

Đánh giá trong quá trình học tập đạt các yêu cầu sau:

+ Chuẩn bị đầy đủ vật liệu và dụng cụ vẽ

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học

+ Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác trong công việc

2 Phương pháp: Kiểm tra trắc nghiệm tự luận

VI HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔN HỌC:

1 Phạm vi áp dụng môn học:

Môn học cơ sở thiết kế trang phục là môn học cơ sở được sử dụng để giảngdạy cho trình độ Trung cấp nghề may

2 Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học:

- Đối với giáo viên: Khi giảng dạy cố gắng sử dụng các vật mẫu trực quan,máy tính, máy chiếu để mô tả một cách tỉ mỉ, chính xác phương pháp đo và thiết

kế Giảng dạy lý thuyết cần có sản phẩm mẫu để học sinh quan sát đặc điểm kiểudáng sản phẩm.Trong quá trình hướng dẫn thực hành giáo viên thao tác mẫu cầnchia nhóm để học sinh dễ quan sát

- Đối với người học: Cần chú ý lắng nghe, quan sát để bết được trình tự thiết

kế, kết cấu cơ bản của quần áo, biết cách đo và thiết kế được một số chi tiết quầnáo

3 Những trọng tâm cần chú ý:

Khi thực hiện mô đun giáo viên phải sử dụng tài liệu xuất bản mới nhất hàngnăm để phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật đang sửa đổi

4 Tài liệu tham khảo

- Giáo trình Thiết kế quần áo - Nhà xuất bản giáo dục

- Giáo trình Thiết kế quần áo - Trường ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp

- Giáo trình Thiết kế quần áo -Trường ĐH Công nghiệp 1 Hà Nội

Trang 27

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học: THIẾT BỊ MAY

Mã số môn học: MH 10

(Ban hành kèm theo Quyết định số…………, ngày / /2017 của Hiệu trưởng

Trường Trung cấp KT-KT Bắc Nghệ An)

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Thiết bị may

Mã số của môn học: MH 10

Thời gian thực hiện môn học: 30h (LT: 18,5 h; TH: 9,5 h; KT: 2h)

Trang 28

I VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC:

- Vị trí: Là môn học được bố trí cho Học sinh sau khi học xong các mônchung theo quy định của Bộ LĐTB-XH

- Tính chất: Là môn học kỹ thuật cơ sở

II MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC:

1 Về kiến thức:

- Nhận biết được một số mũi may cơ bản

- Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động những loại máy đã học

- Biết được nguyên nhân sai hỏng các hiện tượng xảy ra trong quá trình may

và khắc phục được các hiện tượng đó

2 Kỹ năng:

- Vận hành được các loại máy may công nghiệp cơ bản, các thiết bị cắt, thiết

bị là

- Bảo dưỡng được các loại máy đã học

- Phân loại và sử dụng thành thạo các thiết bị gá lắp

3 Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Có ý thức tự giác, tính kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm trong công việc,sẵn sàng hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau

- Tham gia học tập đầy đủ

- Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác trong công việc

III NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:

1 N i dung t ng quát v phân ph i th i gian:ội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại ổng quát và phân phối thời gian: à thời gian cho các hoạt động ngoại ối thời gian: ời gian cho các hoạt động ngoại

TT Tên chương mục

Thời gian Tổng

1 Bài 1: Giới thiệu khái quát về máy maycông nghiệp 2 2

4 Bài 4: Máy may 2 kim mũi may thắt nút 4 2 2

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm tra thực

hành được tính vào giờ thực hành.

2.Nội dung chi tiết.

Bài 1: : Giới thiệu khái quát về máy may công nghiệp

Thời gian:2giờ (LT:2 h;TH: 0h)

Mục tiêu của bài:

Sau khi học xong bài này người học có khả năng:

- Biết được cơ bản về cấu tạo chung của máy may công nghiệp

- Có ý thức học tập

Trang 29

Nội dung của bài:

1 Cấu tạo chung

2 Phân loại máy

Bài 2: Một số mũi may cơ bản Thời gian: 4 giờ (LT:4 h;TH: 0h)

Mục tiêu của bài:

Sau khi học xong bài này người học có khả năng:

- Nhận biết được một số loại mũi may cơ bản

- Biết được ứng dụng của các loại mũi may.

- Có ý thức học tập

Nội dung của bài:

1 Mũi may thắt nút (mũi thoi)

Sau khi học xong bài này người học có khả năng:

- Nhận biết được máy may 1 kim mũi may thắt nút

- Biết được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy may 1 kim mũi may thắtnút

- Biết cách sử dụng và bảo quản máy

- Có ý thức học tập và an toàn khi vận hành máy

Nội dung của bài:

6 Hướng dẫn sử dụng và bảo quản máy

Bài 4: Máy may 2 kim mũi may thắt nút Thời gian:4 giờ (LT:2 h;TH:2h)

Mục tiêu của bài:

Sau khi học xong bài này người học có khả năng:

- Nhận biết được máy may 2 kim mũi may thắt nút

Trang 30

- Biết được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy may 2 kim mũi may thắtnút.

- Biết cách sử dụng và bảo quản máy

- Có ý thức học tập và an toàn khi vận hành máy

Nội dung của bài:

6 Hướng dẫn sử dụng và bảo quản máy

Bài 5 : Thiết bị chuyên dùng Thời gian:9 giờ (LT:6 h;TH:3h)

Mục tiêu của bài:

Sau khi học xong bài này người học có khả năng:

- Nhận biết được máy vắt sổ, máy thùa khuy, máy đính cúc

- Biết được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy vắt sổ, máy thùa khuy,máy đính cúc

- Biết cách mắc chỉ, sử dụng và bảo quản máy

- Có ý thức học tập và an toàn khi vận hành máy

Nội dung của bài:

1.5 Hướng dẫn mắc chỉ, sử dụng và bảo quản máy

2 Máy thùa khuy

3.5 Hướng dẫn mắc chỉ, sử dụng và bảo quản máy

Bài 6 : Máy cắt Thời gian:1 giờ (LT:0,5 h; TH: 0,5h)

Mục tiêu của bài:

Sau khi học xong bài này người học có khả năng:

- Nhận biết được máy cắt

- Biết được đặc điểm, cấu tạo của máy cắt

- Biết cách sử dụng và bảo quản máy

- Có ý thức học tập và an toàn khi sử dụng máy

Trang 31

Nội dung của bài:

2.3 Hướng dẫn sử dụng và bảo quản

Bài 7 : Thiết bị là Thời gian:2 giờ (LT:1 h;TH:1h) Mục tiêu của bài:

Sau khi học xong bài này người học có khả năng:

- Nhận biết được các thiết bị là

- Biết được đặc điểm và ứng dụng của thiết bị là

- Có ý thức học tập và an toàn khi sử dụng máy

Nội dung của bài:

Sau khi học xong bài này người học có khả năng:

- Nhận biết được các loại dưỡng, đồ gá, cữ

- Biết được mục đích sử dụng của các loại dưỡng, đồ gá, cữ

IV ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔN HỌC:

1 Phòng học chuyên môn hóa:

Trang 32

- Máy cắt

- Bàn là

- Máy chiếu Projector

- Máy vi tính

3 Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu.

- Bút chì các loại, tẩy, giấy vẽ.

- Bản vẽ cấu tạo máy

- Đề cương bài giảng thiết bị may

- Tài liệu tham khảo

+ Đọc thành thạo các chi tiết máy

+ Biết cách bảo quản máy may

+ Trình bày được nguyên lý hoạt động của máy may

- Kỹ năng:

+ Biết cách mắc chỉ các loại máy đã học.

+ Biết cách vận hành các loại máy may và máy cắt.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm::

Đánh giá trong quá trình học tập đạt các yêu cầu sau:

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học

+ Cẩn thận, an toàn trong công việc

2 Phương pháp: Kiểm tra trắc nghiệm tự luận

VI HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔN HỌC:

1 Phạm vi ứng dụng môn học:

- Môn học thiết bị may là môn kỹ thuật cơ sở trong chương trình đào tạo hệtrung cấp nghề may

- Đối tượng đào tạo: Học sinh hệ trung cấp nghề chuyên ngành may thời trang

2 Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học

- Đối với giáo viên: Kết hợp các phương pháp dạy học để học sinh dễ tiếp thukiến thức và vận dụng vào thực tế các quy tắc về an toàn lao động trong sản xuấtngành may

- Đối với người học: Lắng nghe, quan sát, thực hành để biết được nguyên lýhoạt động, cách vận hành của các loại máy may vận dụng vào thực tế

3 Tài liệu tham khảo

- Giáo trình Thiết bị may - Trường ĐHSPKT Hưng Yên

- Giáo trình Sửa chữa Thiết bị may - Chu Sĩ Dương

- Thiết bị may trong công nghiệp – Nhà xuất bản Khoa Học Và Kỹ Thuật

Trang 33

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học: AN TOÀN LAO ĐỘNG

Mã số môn học: MH 11

(Ban hành kèm theo Quyết định số……… , ngày / 11 /2017 của

Hiệu trưởng Trường Trung cấp KT-KT Bắc Nghệ An)

Trang 34

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: An toàn lao động

- Tính chất: Là môn học đào tạo nghề bắt buộc

II MỤC TIÊU MÔN HỌC:

1 Về kiến thức:

- Liệt kê được đầy đủ các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụngười lao động

- Giải thích được đầy đủ chế độ làm việc của người lao động

- Trình bày đây đủ quy định về an toàn và phòng hộ lao động trong xưởngmay

- Trình bày sử dụng các dụng cụ phòng chống tai nạn điện, cháy nổ, cứuthương

- Trình bày đúng quy trình chữa cháy, nổ và kỹ thuật sơ cứu người bị nạn

2 Về kỹ năng:

- Sử dụng dụng cụ phòng chống cháy, nổ, cứu thương thành thạo

- Sơ cứu người bị nạn đảm bảo an toàn

- Xử lý nhanh tình huống khi xảy ra tai nạn

- Biết được kỹ thuật an toàn khi vận hành một số máy may

3 Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Có ý thức tự giác, tính kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm trong công việc,sẵn sàng hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau

- Tham gia học tập đầy đủ

- Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác trong công việc

III NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:

1 Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

TT Tên chương mục

Thời gian Tổng

1 Bài 1: Các tính chất cơ bản của công tácbảo hộ lao động và an toàn lao động 4 4

2 Bài 2: Các kiến thức cơ bản về an toàn laođộng trong ngành may 4 4

3 Bài3: An toàn lao động khi vận hành một sốmáy may 6 5 1

Trang 35

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm tra thực

hành được tính vào giờ thực hành.

2.Nội dung chi tiết:

BÀI 1: Các tính chất cơ bản của công tác bảo hộ lao động và an toàn lao động

( Thời gian 4 giờ lý thuyết) Mục tiêu bài học:

- Biết được Mục đích, ý nghĩa, tính chất, nội dung của công tác bảo hộ laođộng

- Các biện pháp bảo hộ an toàn cho người lao động

- Rèn luyện ý thức tập trung cao trong công tác bảo vệ an toàn cho người laođộng

Nội dung của bài:

1 Mục đích, Ý nghĩa, nội dung, tính chất, biện pháp

2 Phân loại tai nạn lao động- Định nghĩa tai nạn lao động

2.1 Định nghĩa về tai nạn lao động

- Tai nạn lao động

- Các yếu tố nguy hiểm có hại

2.2 Phân loại tai nạn lao động

3.2 Nguyên nhân chấn thương và bệnh nghề nghiệp

- Nguyên nhân chấn thương

- Bệnh nghề nghiệp

- Một số bệnh nghề nghiệp

4 Nguyên nhân tai nạn lao động

4.1 Nguyên nhân kỹ thuật

4.2 Nguyên nhân tổ chức

4.3 Nguyên nhân vệ sinh môi trường

5 Phân tích nguyên nhân tai nạn lao động

5.1 Phương pháp thống kê

5.2 Phương pháp địa hình

5.3 Phương pháp chuyên khảo

BÀI 2: Các kiến thức cơ bản về an toàn lao động trong ngành may

Trang 36

(Thời gian 4 giờ lý thuyết)

Mục tiêu bài học:

- Trình bày được kỹ thuật an toàn khi vận hành một số máy may.

- Biết được các thiết bị che chắn

- Sử dụng thành thạo các dụng cụ bảo vệ cá nhân

- Nhận thức được tầm quan trọng của công tác an toàn trong quá trình làm việc

Nội dung của bài:

1 Các loại thiết bị bảo vệ an toàn lao động khi sử dụng máy may

1.1 Một số yêu cầu đối với thiết bị che chắn

1.2 Phân loại một số thiết bị che chắn

1.3 Phương tiện bảo vệ cá nhân

- Trang bị bảo vệ mắt

- Trang bị bảo vệ cơ quan hô hấp

- Trang bị bảo vệ cơ quan thính giác

-Trang bị bảo vệ khứu giác

- Trang bị bảo vệ đầu

2 Môi trường sản xuất sản phẩm may

2.1 Vệ sinh nơi làm việc

2.2 Thông khí nơi làm việc

2.3 Sắp xếp nguyên liệu

2.4 Bảo quản hóa chất

BÀI 3: An toàn lao động khi vận hành một số máy may

(Thời gian 6 giờ: 5 giờ lý thuyết; 1 giờ kiểm tra)

Mục tiêu bài học:

- Trình bày được kỹ thuật an toàn khi sử dụng nguồn điện

- Sử dụng an toàn một số máy may

- Có ý thức kiểm tra an toàn trước khi sử dụng một số máy may

Nội dung của bài:

BÀI 4: Kỹ thuật an toàn về điện

(Thời gian 8 giờ: 6 giờ lý thuyết; 2 Thực hành) Mục tiêu của bài:

Trang 37

- Biết được tác dụng của dòng điện lên cơ thể người

- Hiểu được mức độ nguy hiểm của các yếu tố điện giật đến cơ thể người

- Biết được các nguyên nhân gây tại nạn điện

- Hiểu được các biện pháp phòng chống tai nạn điện

- Phân biệt được đường dây cao áp, đường dây hạ áp

- Biết cách cấp cứu nạn nhân khi bị tai nạn điện

- Có kỹ năng sơ cứu nạn nhân bị tai nạn điện

Nội dung của bài:

1 Khái niệm cơ bản về điện

1.1 Khái niệm về nguồn điện

1.2 Các hình thức sản xuất điện năng

2.Các yếu tố cơ bản của dòng điện tác dụng vào cơ thể người

2.1 Tác dụng của dòng điện đối với cơ thể người

2.2.Trị số dòng điện qua cơ thể người

2.3 Đường đi của dòng điện qua cơ thể người

2.4.Điện trở của cơ thể người

2.5Thời gian của dòng điện qua cơ thể người

3.Hiện tượng điện áp bước

3.1.Khái niệm về điện áp bước

3.2.Khoảng cách an toàn

4.Phương pháp tiếp đất bảo vệ

4.1.Cách thực hiện

4.2.Tác dụng

5.Cách phân biệt đường dây hạ thế và cao thế

5.1.Đường dây cao áp

5.2.Đường dây hạ áp

6.Các nguyên nhân gây tai nạn điện thường gặp

6.1.Nguyên nhân chủ quan

6.2.Nguyên nhân khách quan

7.Các biện pháp đề phòng tai nạn điện

7.1.Kiểm tra bộ phận cách điện của các thiết bị điện

7.2.Kiểm tra rò điện của các máy điện điện

7.3.Sử dụng các dụng cụ cá nhân

8.Phương pháp hô hấp nhân tạo

8.1.Tách nạn nhân ra khỏi dòng điện

8.2.Hô hấp nhân tạo

- Phương pháp hà hơi thổi ngạt

- Phương pháp xoa bóp tim

BÀI 5: Phòng chống cháy nổ

( Thời gian 8 giờ: 6 giờ lý thuyết; 1 giờ thực hành; 1 giờ kiểm tra)

Mục tiêu bài học:

- Biết được ý nghĩa, tính chất của phòng chống cháy nổ

- Phân biệt được các loại cháy xẩy ra

- Biết được các chất dễ gây cháy nổ

Trang 38

- Hiểu được các nguyên nhân gây cháy

- Nắm được các biện pháp phòng chống cháy nổ

Nội dung của bài:

2.2 Cháy không an toàn

3.Đặc điểm của cháy các loại vật liệu khác nhau

3.1 Cháy nổ của hỗn hợp hơi với không khí

3.2 Cháy nổ của bụi

- Sử dụng máy móc đúng kỹ

thuật Thực hiện nghiêm chỉnh biện pháp cấm hút thuốc lá, đánh diêm, dùng lửa ởnhững nơi cấm lửa

5.2 Biện pháp chữa cháy

- Chữa cháy bằng nước

- Chữa cháy bằng bọt

- Chữa cháy bằng khí trơ

IV ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔN HỌC:

1 Phòng học chuyên môn hóa, nhà xưởng:

- Phòng học lý thuyết 48 m2

- Phòng học thực hành 66 m2

2 Trang thiết bị máy máy móc:

- Bình cứu hoả, xẻng, bể nước, cát

- Cáng cứu thương, xe đẩy

3 Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

- Bộ luật lao động của nước CHXHCN Việt Nam

- Nội quy, chế độ làm việc của phân xưởng, nhà máy cơ khí

- Các quy định về phòng chống cháy, nổ và kỹ thuật an toàn

- Tài liệu kỹ thuật về các dụng cụ, thiết bị phòng chống cháy, nổ

- Tài liệu về sơ cứu người bị nạn

- Băng video

- Tranh treo tường

- Băng, bông, thuốc sát trùng

Trang 39

- Xăng, dầu, dẻ, cát.

4 Các điều kiện khác:

- Máy chiếu Overhead Projector

- Máy chiếu băng hình

V NỘI DUNG BÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ:

+ Giải thích đầy đủ chế độ làm việc của người lao động

+Trình bày đây đủ quy định về an toàn và phòng hộ lao động trong cácxưởng may

+ Trình bày sử dụng các dụng cụ phòng chống cháy nổ, cứu thương

+ Trình bày đúng quy trình chữa cháy, nổ và kỹ thuật sơ cứu người bị nạn

- Về kỹ năng:

Bằng sự quan sát cơ bảng kiểm đạt các yêu cầu sau:

+ Sử dụng an toàn một số máy may

+ Sử dụng dụng cụ phòng chống cháy, nổ, cứu thương thành thạo

+ Sơ cứu người bị nạn đảm bảo an toàn

+ Xử lý nhanh tình huống khi xảy ra tai nạn

- Về thái độ:

Đánh giá trong quá trình học tập đạt các yêu cầu sau:

+ Có ý thức tự giác, tính kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm trong công việc,

có tinh thần hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau

+ Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác trong công việc

2 Phương pháp: Có thể áp dụng hình thức kiểm tra viết hoặc kiểm tra trắc

2 Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học:

- Đối với giáo viên: Khi giảng dạy cần sử dụng chuẩn bị các loại tranh treotường, các mô hình vật thật hoặc các thiết bị máy chiếu mô tả cấu tạo, nguyên lýlàm việc và kỹ thuật sử dụng các thiết bị phòng chống cháy, nổ, phương tiện cứuthương

- Bố trí thời gian thực hành môn học theo từng chương hoặc khi kết thúc phần

lý thuyết tuỳ vào điều kiện thực tế của các trường

Đối với người học: Lắng nghe, quan sát, thực hành để có kiến thức vận dụng

kỹ thuật sử dụng các thiết bị phòng chống cháy nổ vào thực tế

3 Những trọng tâm cần chú ý:

- Giáo viên thao tác mẫu về phương pháp sơ cứu người bị nạn, vận hành thiết

bị và tổ chức thực hành theo tổ, nhóm

Trang 40

4 Tài liệu cần tham khảo:

- Giáo trình an toàn lao động (PGS.TS Nguyễn Thế Đạt)

- Giáo trình kỹ thuật an toàn điện (PGS.TS.Trần Văn Tớp; TS Nguyễn Quang Thuấn)

- Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động - NXB KHKT – 2000

- Luật phòng cháy và chữa cháy-NXB chính trị quốc gia – 2003

- An toàn phòng chữa cháy - Trường ĐH PCCC -2000

Ngày đăng: 19/02/2019, 14:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w