1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tổng hợp đề thi phần III.2 chương trình trung cấp lý luận chính trị- hành chính

18 1,3K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 41,2 KB

Nội dung

Kỷ năng lãnh đạo quản lý nhà nước đề thi phần III.2 chương trình trung cấp lý luận chính trị- hành chính

Trang 1

Câu 1: Trình bày nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước Liên hệ thực tiễn cơ quan đơn vị địa phương nơi công tác

1 Khái niệm QLHCNN:

Quản lý hành chính nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của công dân, do các cơ quan trong hệ thống hành pháp từ trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của nhà nước, phát triển các mối quan hệ xã hội, duy trì trật tự, an ninh, thỏa mãn các nhu cầu hợp pháp của công dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc

2 Nội dung QLHCNN:

Trong quá trình thực thi quyền hành pháp, các cơ quan QLHCNN tiến hành các hoạt động:

a Hoạt động lập quy hành chính: Các cơ quan QLHCNN có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật:

- Chính phủ có thẩm quyền ban hành nghị định nghị quyết liên tịch

- Thủ tướng chính phủ có thẩm quyền ban hành quyết định

- Bộ trưởng thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền ban hành thông tư và thông tư liên tịch

- Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền ban hành quyết định; chỉ thị

b Hoạt động ban hành và tổ chức thực hiện các quyết định hành chính

c Hoạt động kiểm tra đánh giá: hiệu quả hoạt động của các đối tượng quản lý

d Hoạt động cưỡng chế hành chính: các CQQLHCNN phải thực hiện cưỡng chế HC (KV nguy hiểm, sạc lỡ, cất nhà trái phép…

Ví dụ:

+ Việc ra quyết định bổ nhiệm, thuyên chuyển công tác, bãi miễn viên chức nhà nước là những hoạt động ban hành văn bản áp dụng pháp luật trực tiếp làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật giữa nhà nước và người lao động

+ Cấp văn bằng, chứng chỉ, lập biên bản vi phạm, thu tiền phạt, …

C

âu 2 : Vai trò của quản lý hành chính nhà nước đối với sự phát triển của xã hội

- Góp phần quan trọng trong việc thực hiện hóa chủ trương đường lối chính trị: các VBPL, chính sách của NN, là cơ sở triển khai quan điểm, đường lối của Đảng trên thực tiễn cuộc sống…

- Định hướng, dẫn dắt sự phát triển kinh tế xã hội thông qua hệ thống pháp luật và chính sách của nhà nước: để cho hđộng kt-xh ptrien theo đúng mục tiêu, p/hướng, các CQHCNN QL vĩ mô đối với các đơn vị tổ chức.đạt đến mục tiêu p triển mà NN đặt ra

- Điều hành xã hội, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội:về quyền hành pháp do CQQLHCNN thực hiện;điều chỉnh, điều hòa các q/huệ xh nhằm hướng tới sự p/triển ổn định, hài hòa xh…

- Hỗ trợ ,duy trì và thúc đẩy sự phát triển của xã hội:được CQHCNN hỗ trợ kt-xh p/triển hài hòa; tạo môi trường(CT;Ply;KT;VH) p/triển cho các hđộng kt-xh đạt được mục tiêu

- Giải quyết các tranh chấp hành chính, kinh tế, dân sự thuộc thẩm quyền:giải quyết các khiếu nại, mâu thuẫn không điều hòa về QLHCNN, QLHCNN có thẩm quyền sử dụng PL để giải quyết các tranh chấp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể

Ví dụ: Tại địa phương, năm 2018, HĐND tổ chức kỳ họp HĐND, tại kỳ họp, HĐND ban hành

Nghị quyết về nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2018 của địa phương, theo đó, UBND phường ban hành các kế hoạch để thực hiện các chương trình đã nêu trong Nghị quyết, đây là nguyện vọng của nhân dân vì trước khi ban hành nghị quyết thì HĐND đã tiếp xúc với cử tri của địa phương để lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, những bức xúc trong nhân dân, từ đó ban hành Nghị quyết để phục vụ cho nhân dân, nâng cao đời sống của nhân dân

Câu hỏi 3: Anh/ chị nhận thức nguyên tắc chung về lựa chọn, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức như thế nào? Liên hệ thực tiễn đảm bảo các nguyên tắc trong lựa chọn bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức ở cơ quan, đơn vị?

Trang 2

Kn cán bộ: là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo

nhiệm kỳ trong cơ quan của ĐCSVN, Nhà nước, tổ chức CT-XH ở cấp tỉnh, huyện trong biên chế

và hưởng lương từ NSNN

Kn Công chức: Là công dân VN được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong

biên chế hưởng lương từ NSNN hoặc từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của PL và làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị

Nguyên tắc chung là những tư duy, quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của Đảng trong quá trình lãnh đạo, quản lý việc tuyển dụng, bố trí, sử dụng CBCC

1 Nguyên tắc bảo đảm đúng tiêu chuẩn CB, CC được bố trí sử dụng.

- Tiêu chuẩn chung:

+ Có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, thực hiện đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước

+ Cần kiệm, liêm, chính, chí công vô tư Không tham nhũng Có ý thức tổ chức kỷ luật; gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm

+ Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực và sức khỏe để làm việc

+ Coi trọng cả đức và tài, đức là gốc Gương mẫu về đạo đức, lối sống

+ Có bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở lập trường giai cấp công nhân, trung thành với CN Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

2 Nguyên tắc khách quan, công bằng

Nguyên tắc này đòi hỏi căn cứ vào nhu cầu thực tế của công việc, hệ thống văn bản của Nhà nước, của cơ quan có thẩm quyền ban hành Tiêu chuẩn chức danh, năng lực thực tế và kết quả đánh giá

là những căn cứ để sắp xếp, bố trí CBCC Gúp loại trừ các yếu tố chủ quan, cảm tính hay thiên vị

3 Nguyên tắc tập trung dân chủ

Tính tập trung thể hiện cấp trên có quyền hạn, trách nhiệm tham gia vào việc lựa chọn, phê chuẩn,

bổ nhiệm, quản lý, điều động CBCC trong phạm vi thẩm quyền của mình theo quy định của pháp luật Tính dân chủ thể hiện ở tính công khai, tính tập thể như: tổ chức lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của nhiều người, nhiều bộ phận đối với CBCC hay ở việc tiến hành bầu cử người lãnh đạo, quản lý.Thực hiện đúng nguyên tắc này sẽ góp phần đẩy lùi bệnh quan liêu, hình thức cũng như đẩy lùi nguy cơ chuyên quyền độc đoán

4 Nguyên tắc tương xứng với yêu cầu công việc

Đòi hỏi phải xem xét phẩm chất, trình độ, năng lực kinh nghiệm hiện có của người CBCC có đáp ứng được yêu cầu công việc sẽ được giao không

5 Nguyên tắc đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa nhóm CBCC.

Phải kết hợp tốt để có cơ cấu hợp lý giữa người già với người trẻ, người địa phương và người từ nơi khác đến, CBCC nam với CBCC nữ…

Nguyên tắc này có vai trò phát huy sức mạnh tập thể nhờ bổ sung kiến thức, kinh nghiệm cũng như chuyên môn, nghiệp vụ cho nhau

6 Nguyên tắc đảm bảo lựa chọn, bố trí và sử dụng CBCC phải dựa trên quy hoạch CBCC.

Xây dựng chính sách và biện pháp để tạo nguồn CBCC đặc biệt là CB lãnh đạo Đảm bảo tính chủ động và ổn định trong hoạt động cơ quan tổ chức

Liên hệ: - Với sự lãnh đạo của Đảng ủy và UBND phường tình hình phát triển KT-XH của địa

phương có nhiều chuyển biến tích cực, phường đạt chuẩn văn minh đô thị, tinh thần của nhân dân được nâng lên Lòng tin của nd đối với Đảng, chính quyền ngày càng được nâng lên

Trang 3

- Đối với địa phương khâu tuyển chọn bố trí sử dụng CB, CC phải đủ theo 6 nguyên tắc nêu trên như: chấp hành nội quy, qui chế cơ quan và luật CB,CC, chính trị phải vững vàng, có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực và sức khỏe để làm việc, coi trọng cả đức và tài, đức là gốc tận tình phục vụ nhân dân; loại trừ tính chủ quan hay thiên vị, công bằng dân chủ mọi lĩnh vực về cb, cc, bên cạnh phải xem xét phẩm chất, trình độ, năng lực kinh nghiệm nhu cầu công việc từng cb, cc có đáp ứng đảm nhiệm được không; cơ cấu hợp lý giữa người già với người trẻ để phát huy sức mạnh đoàn kết nhau Đặc biệt trong công việc phải có tính chủ động, sáng tạo và linh hoạt nhất là lãnh đạo đứng đầu

Bên cạnh những việc làm được cũng tồn tại một số hạn chế:

- Còn 1 số CB, CC còn nóng tính trong ứng xử, giao tiếp với người dân

- Chất lượng đội ngũ CB, CC chưa đáp ứng đc yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

- Tinh thần trách nhiệm, ý thức tự học, tự lực tháo gỡ khó khăn, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của 1 số ít CB, CC chưa cao làm ảnh hưởng đến công tác bố trí điều động CB phục vụ cho nhiệm

vụ chính trị

- Chế độ chính sách chưa đảm bảo cho CB, CC do đó ảnh hương đến chất lượng công việc

Phương hướng khắc phục:

- Phát huy tối đa dân chủ, tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, giáo dục cho CB, CC về tinh thần trách nhiệm, ý thức tận tâm, tận tụy với công việc

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức để nâng cao kỹ năng, kiến thức để đảm nhận chức trách, nhiệm vụ của mình

- Phát huy việc tư phê bình và phê bình

- Tăng cường kiểm tra giám sát CB, CC trong hoạt động công việc

- Cải cách tiền lương và chế độ, chính sách đãi ngộ để đảm bảo CB, CC đủ sống bằng lương

Câu hỏi 4: Nêu các yêu cầu cơ bản về việc lựa chọn, tuyển dụng, bố trí và sử dụng cán bộ, công

chức ở cơ sở?

Trang 4

Kn cán bộ: là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo

nhiệm kỳ trong cơ quan của ĐCSVN, Nhà nước, tổ chức CT-XH ở cấp tỉnh, huyện trong biên chế

và hưởng lương từ NSNN

Kn Công chức: Là công dân VN được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong

biên chế hưởng lương từ NSNN hoặc từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của PL và làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị

1/ Xác định vị trí công tác cần lựa chọn, bố trí:

- Nhiệm vụ p/triển KT-XH của năm KH và những chỉ tiêu cụ thể phản ánh quy mô, nhiệm vụ, đặc điểm về địa lý tự nhiên, dân số và điều kiện thực hiện

- Chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị tổ chức, KH bố trí nguồn nhân lực, sắp xếp bộ máy CQNN

- Khả năng của ngân sách địa phương do CQNN có thẩm quyền duyệt hàng năm

- Định mức biên chế do CQQLNN có thẩm quyền ban hành

- Chất lượng đội ngũ CB, CC hiện có và dự kiến nguồn CB, CC thay thế

2/ Các tiêu chuẩn tuyển dụng người cho vị trí công tác:

- Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị, phẩm chất(tư cách, phẩm hạnh trong q/hệ gđ, đnghiệp), thời gian, tuổi đời(tuổi phản ánh năng lực làm việc, tgian còn lại để p/huy năng lực), là những tiêu chuẩn cần thiết và quan trọng tuyển dụng người

- Kinh nghiệm; sức khỏe; Các đặc trưng thuộc về nhân cách; thể chất(tâm sinh lý,hình thức, giọng nói, sức khỏe);khả năng thích ứng với công việc

Câu hỏi 5: Trình bày nội dung chu trình ngân sách, theo anh/ chị trong chu trình ngân sách khâu nào quan trọng nhất (vì sao)?

Trang 5

KN: Ngân sách địa phương là các khoản thu NSNN phân cấp cho địa phương hưởng, thu bổ

sung từ ngân sách TW cho ngân sách địa phương và các khoản chi NSNN thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương

* Lập dự toán ngân sách: thực chất là lập kế hoạch (dự toán) các khoản thu, chi trong một năm ngân sách

- Căn cứ lập dự toán:

+ Các nhiệm vụ phát triển KT – XH đảm bảo ANQP, TTATXH

+ Chính sách, chế độ thu ngân ngân sách nhà nước, cơ chế phân cấp nguồn thu, chi ngân sách

xã và tỷ lệ phân chia do HĐND tỉnh quy định,

+ Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước, do CP, TT, Bộ tài chính và HĐND tỉnh quy định

+ Số kiểm tra dự toán thu, chi ngân sách nhà nước được cơ quan có thẩm quyền thông báo cho các cấp ngân sách, các cơ quan, tổ chức, đơn vị làm căn cứ để xây dựng dự toán NSNN hàng năm

- Yêu cầu trong lập dự toán ngân sách:

+ Lập theo đúng nội dung, mẫu biểu, hệ thống mục lục ngân sách nhà nước, thời hạn qui định + Tuân theo các chính sách, chế độ tiêu chuẩn, định mức

+ Đảm bảo nguyên tắc cân đối ngân sách; phản ánh đầy đủ, chính xác các khoản thu, chi

- Trình tự lập dự toán: theo 10 bước

+ Bước 1: UBND huyện hướng dẫn giao số kiểm tra dự toán ngân sách cho các xã

+ Bước 2: UBND xã tổ chức hội nghị triển khai xây dựng dự toán ngân sách xã và giao số kiểm tra cho các ban, ngành, đoàn thể

+ Bước 3: Các ban ngành, đoàn thể về dự toán ngân sách; kế toán tổng hợp và hoàn chỉnh dự toán ngân sách xã

+ Bước 4: UBND xã làm việc với các Ban ngành, đoàn thể về dự toán ngân sách; kế toán tổng hợp và hoàn chỉnh dự toán ngân sách xã

+ Bước 5: UBND xã trình TT HĐND xã xem xét cho ý kiến về dự toán ngân sách xã

+ Bước 6: Căn cứ vào ý kiến của TT HĐND xã, UBND xã hoàn chỉnh lại dự toán ngân sách gửi Phòng TC-KH

+ Bước 7: Phòng TC-KH tổ chức làm việc về dự toán ngân sách với các xã đối với năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách hoặc khi UBND xã có yêu cầu ở những năm tiếp theo; tổng hợp và hoàn chỉnh BC UBND huyện

+ Bước 8: UBND huyện giao dự toán ngân sách, chính sách cho các xã

+ Bước 9: UBND xã hoàn chỉnh lại dự toán ngân sách xã gửi đại biểu HĐND xã trước kỳ họp của HĐND; tại kỳ họp HĐND xã thảo luận và quyết định dự toán ngân sách

+ Bước 10: UBND xã giao dự toán cho ban ngành, đoàn thể, đồng gửi phòng TC-KH, Kho bạc nhà nước huyện; công khai dự toán ngân sách xã trước ngày 31/12

* Chấp hành ngân sách(quan trọng nhất): Theo luật ngân sách 2015 nếu thu không đủ quy định, sẽ bị truy thu chi sai sẽ bị xuất toán(thu hồi nộp về kho bạc)

là quá trình tổ chức thực hiện dự toán ngân sách gồm:

- Tổ chức thu ngân sách: Ban tài chính xã có nhiệm vụ thu, lập giấy nộp tiền vào cơ quan thuế,

kho bạc nhà nước hoặc nộp vào quỹ ngân sách xã đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời,

- Tổ chức chi ngân sách: các tổ chức, đơn vị thuộc xã, chi đúng dự toán được giao, đúng chế

độ, tiêu chuẩn, định mức, đúng mục đích, đối tượng và tiết kiệm, có hiệu quả

* Quyết toán ngân sách: phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Trang 6

- BC quyết toán ngân sách xã phải lập theo đúng mẫu biểu; số liệu phải chính xác, trung thực, rõ

ràng, dễ hiểu;nội dung BC quyết toán phải đúng theo các nội dung ghi trong dự toán và mục lục

- Số liệu giải trình trong thuyết minh BC quyết toán năm, phải thống nhất so với số liệu trên các

BC quyết toán; BC quyết toán chi không được lớn hơn quyết toán thu ngân sách xã./

Câu hỏi 6: Phân tích các nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai Liên hệ đơn vị, địa phương?

KN: QLNN về đất đai là hoạt động của cơ quan QLNN có thẩm quyền trong việc sử dụng các phương pháp, các công cụ quản lý thích hợp tác động đến hành vi, hành động của người sử

Trang 7

dụng đất nhằm đạt mục tiêu sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường trên phạm vi

cả nước và ở từng địa phương

* QLNN về đất đai theo 5 nguyên tắc:

1/ Bảo đảm quản lý đúng thẩm quyền pháp lý:

- Thẩm quyền QLNN về đất đai được quy định tại điều 23, 24 Luật đất đai năm 2013

- Quốc hội ban hành pháp luật về đất đai, quyết định quy hoạch, kế hoạch SDĐ của cả nước

- Chính phủ quyết định quy hoạch, kế hoạch SDĐ của QPAN, tỉnh, TP trực thuộc TW

- Bộ TN và MT chịu trách nhiệm trước chính phủ trong việc QLNN về đất đai

- HĐND các cấp thực hiện quyền giám sát và UBND thực hiện quyền chủ sở hữu và QLNN về đất đai tại địa phương

2/ Bảo đảm sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước về đất đai:

- Ở Vn, đất đai là tài sản của toàn dân, đồng thời là tài sản của Quốc gia, lãnh thổ bất khả xâm phạm của dân tộc, không có bất kỳ tổ chức, cá nhân nào tự ý chiếm giữ, SDĐ của Quốc gia Nhà nước thống nhất QL về đất đai theo quy định của pháp luật

3/ Bảo đảm QLNN về đất đai đúng quy hoạch kế hoạch được phê duyệt:

Theo điều 4 luật đát đai năm 2013: nhà nước có quyền:

- Lập quy hoạch SDĐ từ tổng thể đến chi tiết; quyết định mục đích sử dụng của từng loại đất thông qua việc quyết định, xét duyệt quy hoạch SDĐ

- Quyết định giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ, thu hồi đất, cho phép chuyển quyền mục đích SDĐ phải theo đúng quy hoạch đã phê duyệt

4/ Bảo đảm sự kết hợp hài hòa giữa các lợi ích:

- QLNN về đất đai cần chú trọng kết hợp hài hòa giữa lợi ích của NN, lợi ích cộng đồng với lợi ích của người sử dụng đất, đất đai không chỉ là của quốc gia mà còn là tư liệu sản xuất của người sử dụng đất, nhất là đối với nông dân

5/ SDĐ tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng:

- Vừa là nguyên tắc vừa là mục tiêu của QLNN về đất đai, bởi đất đai là nguồn tài nguyên quý

giá, có giới hạn về mặt số lượng (diện tích), trong khi đó sức ép về mặt dân số và nhu cầu SDĐ ngày càng tăng

Câu 7: Phân tích thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã trong quản lý đất đai theo Luật đất đai năm 2013? Liên hệ thực tế địa phương:

Trang 8

KN: QLNN về đất đai là hoạt động của cơ quan QLNN có thẩm quyền trong việc sử dụng các phương pháp, các công cụ quản lý thích hợp tác động đến hành vi, hành động của người sử dụng đất nhằm đạt mục tiêu sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường trên phạm vi

cả nước và ở từng địa phương

1 Thẩm quyền lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và tổ chức thực hiện

UBND cấp xã có trách nhiệm thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn xã

2 Thẩm quyền thu hồi, bồi thường, tái định cư

- Niêm yết, công khai chủ trương thu hồi đất tại trụ sở UBND (thủ tục)

- Thông báo cho người đang sử dụng đất biết lý do thu hồi đất dự kiến về mức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư biện pháp chuyển quyền, đổi nghề nghiệp, giải quyết việc làm, thời gian di chuyển và bàn giao đất

3 Thẩm quyền xác nhận nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất để phục vụ công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Xác nhận thời điểm nguồn gốc sử dụng đất.Tình trạng tranh chấp.Sự phù hợp với quy hoạch 15/10/1993 về trước không nộp tiền

4 Thẩm quyền quản lý đất công ích

- Mỗi xã trích trong quỹ đất nông nghiệp không quá 5%, Xây dựng các công trình VH-TDTT, vui chơi, giải trí, y tế, giáo dục, chợ, nghĩa trang, nhà tình nghĩa Bồi thường cho người có đất bị giải tỏa

5 Thẩm quyền quản lý đất chưa sử dụng

- Đất bãi bồi ven sông, ven biển, đất hoang hóa mà chưa giao cho ai sử dụng thuộc địa bàn xã nào thì xã đó có trách nhiệm quản lý, chưa có người ở tại các đảo, UBND cấp tỉnh quản lý

6 Thẩm quyền kiểm kê, thống kê, rà soát quỹ đất trên địa bàn

- Thống kê đất đai được tiến hành 02 năm / lần Không kê đất đai được tiến hành 05 năm / lần

7 Thẩm quyền lập và quản lý hồ sơ địa chính gốc

- UBND cấp xã lập hồ sơ địa chính chuyển cho Văn phòng quản lý đất đai cấp huyện quản lý

8 Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

- Sử dụng đất không đúng mục đích, lấn đất, chiếm đất, chuyển đi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, kế thừa, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc thế chấp, góp vốn bằng những quyền sử dụng đất mà không đủ điều kiện

9 Phối hợp với MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hòa giải tranh chấp đất đai

UBND cấp xã có trách nhiệm phối hợp với MTTQ, các tổ chức thành viên của MT, các tổ chức

xã hội khác để hòa giải tranh chấp đất đai, nếu không thành thì chuyển đến CQNN cấp trên có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật về đất đai

Liên hệ: Tổ chức hợp dân lấy ý kiến trong việc quy hoạch đất đạt hiệu quả Đề nghị cấp có

thẩm quyền bổ sung và điều chỉnh kịp thời nhằm đảm bảo phát huy tốt nhất tài nguyên đất Quản lý chặt chẽ đất đai trên địa bàn, nhất là đất lang bồi, đất công cộng

Thực hiện kiểm kê đất đai định kì mỗi năm một lần, nhằm đảm bảo việc sử dụng đất đai đúng mục đích

Thường xuyên kiểm tra các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn sử dụng đất đúng mục đích Kịp thời báo cáo với UBND huyện, và Phòng Tài Nguyên Môi trường về những hành

vi quỹ hoại đất, lấn chiếm đất, để xử theo quy định của pháp luật Tổ chức hòa giải kịp thời những tranh chấp đất đai trong nhân dân

Trang 9

Trong công tác xã hội từ thiện, một số cá nhân tự nguyện lấy đất của mình đóng góp vào việc công như lập khu dân cư, lập nghĩa địa cho người nghèo, cất nhà tình thương cho người không có đất, với tinh thần “nhường cơm xẻ áo” rất đáng trân trọng và cần được nhân rộng trong nhân dân.

Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân được tiến hành rộng rãi, hơn 90% diện tích đất trong nhân dân được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong sử dụng đất, thể hiện được tinh thần dân chủ trong quản lý, sử dụng đất, cũng như thuận lợi trong công tác quản lý đất đai cho địa phương

b) Hạn chế:

Giá đất ngày càng tăng do sức ép của tăng dân số làm cho đất đai càng ngày khan hiếm, tình trạng tranh chấp đất vẫn còn xảy ra

Do sự phát triển của kinh tế, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, người dân sử dụng đất vào các mục đích khác như: làm nhà ở, xây dựng nhà xưởng…diễn ra ngày càng nhiều

Tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, đất

bị xói mòn, bạc màu

c) Giải pháp:

Tăng cường quản lý NN về đất đai Tiến hành kiểm tra, giám sát việc sử dụng đất để giảm thiểu việc sử dụng đất sai mục đích.

Thiết lập, bổ sung những biến động đất vào hệ thống bản đồ địa chính để thuận tiện hơn cho việc quản lý đất.

Quản lý chặt chẽ việc khai thác cát trái với pháp luật.

Tiến hành tuyên truyền phổ biến quy định pháp luật đất đai cho nhân dân để nâng cao nhận thức của người dân, hạn chế tranh chấp đất trong nhân dân

Xử lý nghiêm những hành vi cố tình xâm hại đến nguồn tài nguyên đất

Câu 8: Anh/ chị nhận thức quản lý nhà nước về kinh tế như thế nào? Liên hệ thực tế địa phương?

1 Khái niệm quản lý nhà nước về kinh tế:

Trang 10

Quản lý nhà nước về kinh tế là sự tác động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền vào hoạt động của nền kinh tế nhằm đạt được những mục tiêu nhất định

2 Đặc điểm:

- Chủ thể của hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế là cơ quan nhà nước có thẩm quyền

- Khách thể là các hoạt động của nền kinh tế

- Mục tiêu chung của việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

là thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, hội nhập kinh tế quốc tế thành công, giữa vững định hướng xã hội chủ nghĩa; thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

3 Nội dung quản lý nhà nước về kinh tế

- Xây dựng thể chế kinh tế: 2 nhóm: nhóm VBPL điều chỉnh trực tiếp dành riêng cho các chủ thể: thành lập ĐKKD, hợp đồng KT, giải quyết tranh chấp kinh tế… Nhóm: VBPL áp dụng cho cá nhân, tổ chức: quyền sở hữu tài sản, PL về thuế, phí, lệ phí, PL về đất đai…

- Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kê hoạch, dự án, phát triển kinh tế quốc dân làm cơ sở định hướng cho sự vận động của thị trường: xd chiến lược ptrien kt, xd quy hoạch tổng thể ptrien kt theo ngành và lãnh thổ

- Tổ chức xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng cho hoạt động kinh tế: tổ chức quy hoạch, thiết kế tổng thể các dự án, công trình trọng điểm…

- Giám sát, kiểm tra mọi hoạt động kinh tế thị trường: thực hiện các chủ trương chính sách, cháp hành PL của CQNN về QL kinh tế, bảo vệ môi trường…

- Thực hiện các quyền lợi của Nhà nước về kinh tế: phòng chống tham nhũng, lãng phí, tội phạm, các khoản thu phí, lệ phí…

- Bảo đảm tính bền vững và tích cực của các cân đối kinh tế vĩ mô, hạn chế các rủi ro và tác động tiêu cực của cơ chế thị trường: cân đối ngân sách, hạn chế rủi ro, p triển kinh tế…

Liên hệ thực tế: Phường Mỹ Thạnh: Hàng năm thực hiện theo nghị quyết Đại hội Đảng bộ

thành phố lần thứ XI và tại địa phương thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ phường lần thứ XII - Duy trì đổi mới xây dựng đất nước theo định hướng XHCN

- Lĩnh vực kinh tế: lấy nông nghiệp làm mũi nhọn: (trồng lúa, hoa màu, cây ăn trái)

+ Cải thiện chất lượng môi trường, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, phòng chống cháy nổ để khai thác hợp lý nguồn tài nguyên sẳn có ở địa phương

+ Trong thương mại dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp: đã phát triển các cơ sở kinh doanh có hiệu quả, tăng vốn đầu tư và nguồn lao động

+ Về giáo dục: phát động toàn dân đưa trẻ đến trường, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh nghèo

+ An sin xã hội: chăm lo cho hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng BTXH trên địa bàn phường, + ANTT: ổn định có sự tăng cường phối hợp chặt chẽ trong công tác tuần tra liên ngành

Hạn chế:

- Công tác lặp lại trật tự trên địa bàn tuy có thực hiện thường xuyên nhưng ý thức một số hộ dân

chưa cao

- Một số người chưa có ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường, chưa xử lý tốt chất thải

- Cơ sở vật chất ở địa phương còn hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu phát triển ở địa phương

- Sản phẩm xuất khẩu phần lớn là sản phẩm thô, chất lượng sản phẩm không đáp ứng yêu cầu của các nước trên thế giới

- ANTT trên địa bàn cũng chưa đảm bảo, còn các vụ án xảy ra rải rát làm cho người dân không yên tâm sản xuất

Ngày đăng: 27/02/2019, 08:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w