1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện yên mỗ tỉnh ninh bình

101 120 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 898,45 KB

Nội dung

Vậy nên cùng với việc phát triển kinh tế xã hộitheo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì vấn đề sử dụng đất tiết kiệm, có hiệuquả, đồng thời phải bền vững theo thời gian và phù hợp v

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI NÔNG LÂM

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI NÔNG LÂM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Phan Đình Binh

Thái Nguyên, 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quảnghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từngdùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã đượccám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018

Tác giả luận văn

Bùi Trung Dũng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhậnđược sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên củabạn bè, đồng nghiệp và gia đình

Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng vàbiết ơn sâu sắc đến PGS.TS Phan Đình Binh - Giảng viên Trường Đại Học NôngLâm Thái Nguyên đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điềukiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy, cô giáo Khoa Quản lý Tàinguyên, tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thànhluận văn

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ủy ban nhân dân huyện Yên Mô, tập thể Phòng Tàinguyên và Môi trường, Phòng Nông nghiệp, Phòng Thống kê, cấp ủy, chính quyền

và bà con nhân dân các xã trong huyện Yên Mô đã giúp đỡ tôi trong quá trình thựchiện đề tài trên địa bàn

Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọiđiều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoànthành luận văn./

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018

Học viên

Bùi Trung Dũng

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Phạm vi nghiên cứu 3

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Những vấn đề chung về sử dụng đất nông nghiệp 4

1.1.1 Đất nông nghiệp và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp 4

1.1.2 Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 10

1.2 Tình hình nghiên cứu nâng cao hiệu quả về sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và việt nam 22

1.2.1 Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới 22

1.2.2 Những nghiên cứu về nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam 26

1.2.3 Nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh Ninh Bình và huyện Yên Mô 32

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.34 2.1 Địa điểm nghiên cứu 34

2.2 Thời gian nghiên cứu 34

2.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 34

2.4 Nội dung nghiên cứu 34

2.4.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình 34

2.4.2 Hiện trạng sử dụng đất của huyện Yên Mô 34

Trang 6

2.4.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện Yên Mô 34

2.4.4 Lựa chọn các LUT có hiệu quả và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất 34

2.5 Phương pháp nghiên cứu 35

3.5.1 Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp 35

2.5.2 Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp 35

2.5.3 Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 36

2.5.4 Phương pháp thống kê, xử lý số liệu 38

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 39

3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện yên mô 39

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 39

3.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 41

3.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Yên Mô 43

3.2 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất của huyện Yên Mô 44

3.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 47

3.3.1 Các loại sử dụng đất của huyện Yên Mô 47

3.3.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế 49

3.3.3 Hiệu quả xã hội 55

3.3.4 Hiệu quả môi trường 59

3.3.5 Đánh giá chung hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Yên Mô 67

3.4 Lựa chọn các LUT có hiệu quả và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất 70

3.4.1 Lựa chọn các loại sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả 70

3.4.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Yên Mô 73

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79

1 Kết luận 79

2 Kiến nghị 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

Trang 7

HQKT: Hiệu quả kinh tế

HQMT: Hiệu quả môi trường

HQXH: Hiệu quả xã hội

LUT: Loại sử dụng đất

STT: Số thứ tự

TB: Trung bình

TNHH: Thu nhập hỗn hợp

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế 36

Bảng 2.2 Tổng hợp hiệu quả kinh tế các LUT huyện Yên Mô 37

Bảng 2.3 Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội 37

Bảng 2.4 Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường 38

Bảng 2.5 Bảng tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường 38

Bảng 3.1 Dân số và cơ cấu dân số huyện Yên Mô 42

Bảng 3.2 Hiện trạng sử dụng đất huyện Yên Mô năm 2017 45

Bảng 3.3 Giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Yên Mô giai đoạn 2011 - 2017

46 Bảng 3.4 Loại sử dụng đất Tiểu vùng 1 47

Bảng 3.5 Loại sử dụng đất tiểu vùng 2 48

Bảng 3.6 Loại sử dụng đất tiểu vùng 3 49

Bảng 3.7 Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất trên địa bàn huyện Yên Mô 50

Bảng 3.8 Đánh giá hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất 51

Bảng 3.9 Hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất 56

Bảng 3.10 Đánh giá hiệu quả xã hội các kiểu sử dụng đất 57

Bảng 3.11 So sánh mức đầu tư phân bón thực tế tại địa phương với hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình 62

Bảng 3.12 Mức độ sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật 65

Bảng 3.13 Khả năng che phủ đất 67

Bảng 3.14 Phân cấp đánh giá hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất 68

Bảng 3.15 Tổng hợp đánh giá hiệu quả sử dụng đất huyện Yên Mô 67

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng chocon người Đất đai là nền tảng để định cư và tổ chức các hoạt động kinh tế xã hội, nókhông chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất không thể thay thế được,đặc biệt là đối với sản xuất nông nghiệp Đất là cơ sở của sản xuất nông nghiệp, làyếu tố đầu vào có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp, đồng thờicũng là môi trường duy nhất sản xuất ra lương thực thực phẩm nuôi sống con người.Việt Nam là một nước đang phát triển, nền kinh tế còn dựa vào nông nghiệp làchính Trong những năm qua, nước ta đã thực hiện chuyển từ nền kinh tế tập trungbao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và đạt đượcnhiều thành quả to lớn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội Bên cạnh đó nềnnông nghiệp cũng đã từng bước chuyển từ tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá.Kinh tế nông nghiệp có sự tăng trưởng khá, sức sản xuất ở nông thôn được giảiphóng, tiềm năng đất nông nghiệp dần được khai thác Ở nước ta hiện nay, với gần70% dân số đang sống ở vùng nông thôn vì thế nền nông nghiệp vẫn có một vai tròrất quan trọng trong những năm tới Vậy nên cùng với việc phát triển kinh tế xã hộitheo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì vấn đề sử dụng đất tiết kiệm, có hiệuquả, đồng thời phải bền vững theo thời gian và phù hợp với quy hoạch là nhiệm vụcấp bách đặt ra cho các nhà quản lý đất đai nói riêng và của toàn xã hội nói chung.Công tác đánh giá hiệu quả các loại sử dụng đất không những cho thấy các mặt ưuđiểm, nhược điểm của các loại sử dụng đất hiện tại mà còn tạo ra định hướng về sửdụng đất trong tương lai để có thể đạt được mục tiêu sử dụng đất bền vững (BộNN&PTNT ( 2009) Cẩm nang sử dụng đất nông nghiệp Tập 3: Tài nguyên đấtViệt Nam thực trạng vả tiềm năng sử dụng NXB Khoa học & kỹ thuật) [1]

Sản xuất nông nghiệp nước ta có những đặc trưng như: sản xuất còn manhmún, công nghệ lạc hậu, năng suất chất lượng còn thấp Tuy nhiên trong một vàithập kỉ gần đây nền nông nghiệp nước ta đã có những chuyển biến, góp phần thúcđẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Sản xuất nông nghiệp không những

Trang 10

đảm bảo cho an ninh lương thực quốc gia mà còn có một số lượng khá lớn được xuất khẩu.

Nguồn tài nguyên đất đai có hạn về diện tích, trong khi đó diện tích đất nôngnghiệp bị thu hẹp dần do sức ép của gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa và côngnghiệp hoá thì mục tiêu sử dụng đất có hiệu quả là hết sức cần thiết Chính vì vậyviệc phát huy và mở rộng những loại sử dụng đất nông nghiệp mang lại hiệu quảkinh tế cũng như xã hội là vấn đề mang tính chiến lược lâu dài Hiện nay đã cónhững nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp cho một số vùng sinh thái, phạm vi cấptỉnh và một số vùng sản xuất đặc trưng Tuy nhiên, ở những phạm vi cấp huyện,thành phố thì những nghiên cứu đánh giá mang tính ứng dụng thực tiễn nhằm xácđịnh các loại sử dụng đất hiệu quả còn hạn chế

Yên Mô là một h u y ện vùng trũng phía nam của tỉnh Ninh B ì n h Phía tâygiáp thành p h ố T a m Điệ p , phía nam giáp hai huyện g a SơnN vàHà Trung củatỉnh Thanh Hó a , phía bắc giáp huyện o a LH ư , phía đông giáp huyện K i m S ơ n , phíađông bắc giáp huyện Y ên Khán h Yên Mô có diện tích 146,1 km² trong đó diện tíchđất nông nghiệp là: 10.110,4 ha Phần lớn đất nông nghiệp của huyện đã được NinhBình xác định là một trong những địa bàn quan trọng cung cấp lương thực, thựcphẩm cho tỉnh Ninh Bình và nhiều tỉnh trong cả nước Trong những năm gần đây,nông nghiệp của huyện đã có những bước khởi sắc Hiệu quả sử dụng đất nôngnghiệp tăng, xuất hiện những sản phẩm nông nghiệp hàng hoá có giá trị như:dứa,nếp bắc, ngô, rau Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, đất đai trên địa bànhuyện cũng có những biến động lớn, nhất là đất phục vụ nhu cầu sử dụng nhà ở,phát triển hạ tầng, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp dẫn đến quỹ đất nôngnghiệp bị giảm nhiều Vì vậy, việc nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng đất nôngnghiệp, đưa ra những loại sử dụng đất, kiểu sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả đểphát triển là vấn đề rất cần thiết

Từ những vấn đề khoa học và thực tiễn sản xuất đang diễn ra ở huyện Yên

Mô, được sự đồng ý của khoa Quản lý tài nguyên trường Đại học Nông Lâm – Đạihọc Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS.Phan Đình Binh Chúng tôi đã

Trang 11

tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa

bàn huyện Yên Mô - tỉnh Ninh Bình”.

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá và lựa chọn được các loại sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả trênđịa bàn huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình

- Đề xuất được các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệphuyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình

3 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địabàn huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình

4 Ý nghĩa của đề tài

- Củng cố kiến thức đã được tiếp thu trong nhà trường và những kiến thứcthực tế nghiên cứu cho học viên trong quá trình điều tra thu thập số liệu

- Trên cơ sở đánh giá hiệu quả sử dụng đất của đất sản xuất nông nghiệp từ đó

đề xuất các lựa chọn và giải pháp để sử dụng đất đạt hiệu quả cao có thể áp dụngcho thực tiễn

Trang 12

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Nhưng vấn đề chung về sử dụng đất nông nghiệp.

1.1.1 Đất nông nghiệp và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp

1.1.1.1 Đất nông nghiệp

* Khái niệm đất nông nghiệp

Đất được hình thành trong hàng triệu năm và là một trong những yếu tố khôngthể thiếu cấu thành môi trường sống Đất là nơi chứa đựng không gian sống của conngười và các loài sinh vật, là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống vàhoạt động sản xuất của con người Với đặc thù vô cùng quý giá là có độ phì nhiêu,đất làm nhiệm vụ của một bà mẹ nuôi sống muôn loài trên trái đất

Sản xuất nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, đảmbảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và côngnghiệp chế biến lương thực, thực phẩm Hiện tại cũng như trong tương lai, nôngnghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội loài người, khôngngành nào có thể thay thế được

Luật Đất đai (2013) nêu rõ: “Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng, bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất sản xuất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác” (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013) Luật đất đai

năm

2013) [22]

* Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất nông nghiệp

Đất đai là tài nguyên thiên nhiên của mỗi quốc gia, đóng vai trò quyết định sựtồn tại và phát triển của xã hội loài người, nó là cơ sở tự nhiên, là tiền đề cho mọiquá trình sản xuất nhưng vai trò của đất đối với mỗi ngành sản xuất có tầm quan

trọng khác nhau Hiến pháp năm 1992 quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật”, Luật Đất đai 2013 khẳng định “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan

Trang 13

trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng” (Quốc hội nước Cộng

hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013) Luật đất đai năm 2013) [22] Trong sản xuấtnông lâm nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt không thể thay thế,với những đặc điểm:

- Đất đai được coi là tư liệu sản xuất chủ yếu trong sản xuất nông lâm nghiệp,bởi vì nó vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động trong quá trình sản xuất.Đất đai là đối tượng bởi lẽ nó là nơi con người thực hiện các hoạt động của mình tácđộng vào cây trồng vật nuôi để tạo ra sản phẩm

- Đất đai là loại tư liệu sản xuất không thể thay thế: bởi vì đất đai là sản phẩmcủa tự nhiên, nếu biết sử dụng hợp lý sẽ làm cho sức sản xuất của đất đai ngày càngtăng lên Điều này đòi hỏi trong quá trình sử dụng đất phải đứng trên quan điểm bồidưỡng, bảo vệ, làm giàu thông qua những hoạt động có ý nghĩa của con người

- Đất đai là tài nguyên bị hạn chế bởi ranh giới đất liền và bề mặt địa cầu Đặcđiểm này ảnh hưởng đến khả năng mở rộng quy mô sản xuất nông - lâm nghiệp vàsức ép về lao động và việc làm, do nhu cầu nông sản ngày càng tăng trong khi diệntích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp Việc khai khẩn đất hoang hóa đưa vàohoạt động sản xuất nông nghiệp đã làm cho quỹ đất nông nghiệp tăng lên Đây là xuhướng vận động cần khuyến khích

Tuy nhiên, đất đưa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp là đất hoang hóa, nằmtrong quỹ đất chưa sử dụng Vì vậy, cần phải đầu tư lớn về sức người và sức của.Trong điều kiện nguồn lực có hạn, cần phải tính toán kỹ để đầu tư cho công tác nàythực sự có hiệu quả

- Đất đai có vị trí cố định và chất lượng không đồng đều giữa các vùng, cácmiền Mỗi vùng đất luôn gắn với các điều kiện tự nhiên (thổ nhưỡng, thời tiết, khíhậu, nước,…), điều kiện kinh tế - xã hội (dân số, lao động, giao thông, thịtrường,…) và có chất lượng đất khác nhau Do vậy, việc sử dụng đất đai phải gắnliền với việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp để nhằm đem lại hiệuquả kinh tế cao trên cơ sở nắm chắc điều kiện của từng vùng lãnh thổ

- Đất đai được coi là một loại tài sản, người chủ sử dụng có quyền nhất định

Trang 14

do pháp luật của mỗi nước quy định, tạo thuận lợi cho việc tập trung, tích tụ vàchuyển hướng sử dụng đất, từ đó phát huy được hiệu quả nếu biết sử dụng đầy đủ

và hợp lý

Như vậy, đất đai là yếu tố hết sức quan trọng và tích cực của quá trình sảnxuất nông nghiệp Thực tế cho thấy thông qua quá trình phát triển của xã hội loàingười, sự hình thành và phát triển của mọi nền văn minh vật chất - văn minh tinhthần, các thành tựu vật chất, văn hoá khoa học đều được xây dựng trên nền tảng cơbản đó là đất và sử dụng đất, đặc biệt là đất nông lâm nghiệp Vì vậy, sử dụng đấthợp lý, có hiệu quả là một trong những điều kiện quan trọng nhất cho nền kinh tếphát triển nhanh và bền vững

* Vấn đề suy thoái đất nông nghiệp

Không chỉ riêng ở Việt Nam xảy ra tình trạng bị xói mòn đất Suy thoái đấtảnh hưởng đến 1,9 tỉ ha đất trên toàn thế giới, gần hai phần ba nguồn tài nguyên đấttrên toàn cầu Xói mòn đất là nguyên nhân chính làm suy thoái đất trên toàn cầu,làm mất đi 75 tỷ tấn đất màu mỡ với ước tính kinh tế mất đi khoảng 126 tỉ đô la mỗinăm IAEA đã hợp tác với Tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên hợp quốc(FAO) nhằm giúp các nhà khoa học và nông dân đo lường và kiểm soát sự xói mònđất thông qua việc sử dụng các kỹ thuật hạt nhân khác nhau trong đó sử dụng phóng

xạ để đánh giá tỉ lệ xói mòn đất và hợp chất phân tích đồng vị ổn định cụ thể, hỗ trợtrong việc tìm ra những vị trí có nguy cơ cao về suy thoái đất

Việt Nam còn khoảng 9 triệu ha đất bị hoang hóa (chiếm khoảng 28% tổngdiện tích đất đai trên toàn quốc), trong đó có 5,06 triệu ha đất chưa sử dụng và 2triệu ha đất đang được sử dụng bị thoái hóa nặng

Đó là con số do Văn phòng thực hiện Công ước chống sa mạc hóa của Liênhiệp quốc (UNCCD) tại Việt Nam thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôncung cấp Nhân ngày Thế giới chống sa mạc hóa và hạn hán 17-6 năm nay

Văn phòng UNCCD Việt Nam cho biết, độ phì nhiêu của đất ở Việt Nam đang

có nguy cơ bị giảm xuống hoặc bị thoái hóa nghiêm trọng do xói mòn, rửa trôi, đáong hóa, chua mặn hóa Tài nguyên rừng cũng bị suy giảm đáng kể Nếu như năm

1943 Việt Nam có tỷ lệ che phủ của rừng là 43% thì sau nhiều nỗ lực khắc phục các

Trang 15

nguyên nhân mất rừng suốt 60 năm qua, tỷ lệ che phủ hiện nay mới chỉ là 37,6%.Rừng bị mất đã làm tăng diện tích đất hoang hóa, kéo theo sự giảm sút đáng kể các

hệ sinh thái, làm suy thoái vùng đầu nguồn

1.1.1.2 Nguyên tắc và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp

* Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp

- Nguyên tắc đất đai là sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu

- Nguyên tắc nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật

- Nguyên tắc sử dụng đất đai một cách hợp lý, tiết kiệm, cải tạo và bồi bổ đất đai

- Nguyên tắc quan tâm đến lợi ích của người sử dụng đất

- Nguyên tắc ưu tiên bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp Nội dung củanguyên tắc là :

+ Hạn chế thấp nhất việc chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích khác

+ Đối với hộ gia đình và cá nhân trực tiếp làm nông nghiệp được Nhà nướcgiao đất nông nghiệp để sử dụng trong hạn mức thì không phải nộp tiền sử dụng đất.+ Không được tùy tiện mở rộng khu dân cư trên đất nông nghiệp, hạn chếviệc lập vườn mới trên đất trồng lúa nước

+ Nhà nước thực hiện các chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho các

hộ gia đình, cá nhân, tổ chức khai hoang phục hóa lấn biển để mở rộng diện tích đấtnông nghiệp,

* Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững

Sử dụng đất là hệ thống các biện pháp nhằm điều hoà mối quan hệ giữa ngườivới đất đai Mục tiêu của con người trong quá trình sử dụng đất là: Sử dụng đất đaimột cách khoa học, hợp lý Sử dụng đất đai là vấn đề phức tạp, chịu ảnh hưởng củanhiều yếu tố quan trọng khác nhau, về thực chất đây là vấn đề kinh tế liên quan đếntoàn bộ nền kinh tế quốc dân

Mục tiêu đặt ra trong quá trình sử dụng đất là: Sử dụng tối đa và có hiệu quảtoàn bộ quỹ đất của quốc gia, nhằm phục vụ phát triển nền kinh tế quốc dân và pháttriển xã hội, việc sử dụng đất dựa trên nguyên tắc là ưu tiên đất đai cho sản xuấtnông nghiệp Trong thực tế do quá trình sử dụng lâu dài, nhận thức về sử dụng đấtcòn hạn chế dẫn tới nhiều vùng đất đai đang bị thoái hóa, ảnh hưởng tới môi trườngsống của con người Những diện tích đất đai thích hợp cho sản xuất nông nghiệp

Trang 16

ngày càng bị thu hẹp, do đó con người phải mở mang thêm diện tích đất canh táctrên các vùng không thích hợp Hậu quả đã gây ra quá trình thoái hóa rửa trôi vàphá hoại đất một cách nghiêm trọng.

Trước những năm 1970, trong nông nghiệp người ta nói đến nhiều giống mới,năng suất cao, kỹ thuật cao Nhưng sau năm 1970 một khái niệm mới đã xuất hiện

và ngày càng có tính thuyết phục, đó là khái niệm tính bền vững và tiếp theo lànông nghiệp bền vững

Nông nghiệp bền vững không có nghĩa là khước từ những kinh nghiệm truyềnthống mà là phối hợp, lồng ghép những sáng kiến mới từ các nhà khoa học, từ nôngdân hoặc cả hai Điều trở nên thông thường đối với những người nông dân, bềnvững là việc sử dụng những công nghệ và thiết bị mới vừa được phát kiến, những

mô hình canh tác tổng hợp để giảm giá thành đầu vào Đó là những công nghệ vềchăn nuôi động vật, những kiến thức về sinh thái

Phát triển nông nghiệp bền vững sẽ vừa đáp ứng nhu cầu của hiện tại, vừa đảmbảo nhu cầu của các thế hệ tương lai (Phạm Vân Đình và Đỗ Kim Chung (1998).Kinh tế nông nghiệp NXB Nông nghiệp, Hà Nội) [7] Một quan niệm khác chorằng: Phát triển nông nghiệp bền vững là sự quản lý và bảo tồn sự thay đổi về tổchức và kỹ thuật nhằm đảm bảo thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người cảcho hiện tại và mai sau Để phát triển nông nghiệp bền vững ở nước ta cần nắmvững mục tiêu về tác dụng lâu bền của từng mô hình, để duy trì và phát triển đadạng sinh học

Sự phát triển bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp chính là sự bảo tồn đất,nước, các nguồn động thực vật, không bị suy thoái môi trường, kỹ thuật thích hợp,sinh lợi kinh tế và chấp nhận được về mặt xã hội

- Thỏa mãn nhu cầu sinh dưỡng cơ bản của các thế hệ hiện tại và tương lai về

số lượng, chất lượng và các sản phẩm nông nghiệp khác

- Cung cấp lâu dài việc làm, đủ thu nhập và các điều kiện sống, làm việc tốtcho mọi người trực tiếp làm nông nghiệp

- Duy trì và có thể, tăng cương khả năng sản xuất của các cơ sở tài nguyên thiên

Trang 17

nhiên, khả năng tái tạo sản xuất của các nguồn tài nguyên cải tạo được mà khôngphá vỡ chức năng của các chu trình sinh thái cơ sở, cân bằng tự nhiên, không phá vỡbản sắc văn hóa xã hội của cộng đồng ở nông thôn, không gây ô nhiễm môi trường.

- Giảm thiểu khả năng bị tổn thương trong nông nghiệp, củng cố lòng tin trongnhân dân (Phạm Chí Thành (1998) Phương pháp luận trong xây dựng hệ thốngcanh tác ở Miền bắc Việt Nam Tạp chí hoạt động khoa học số 3/1998 Tr 18 – 21)[27]

Vào năm 1991 ở Nariobi đã tổ chức hội thảo về khung đánh giá quản lý đấtbền vững đã đưa ra định nghĩa: “ Quản lý bền vững đất đai bao gồm các công nghệchính sách và hoạt động nhằm liên hợp các nguyên lý kinh tế xã hội với các quantâm môi trường đồng thời duy trì, nâng cao sản lượng hiệu quả sản xuất ”

+ Duy trì nâng cao các hoạt động sản xuất (năng suất)

+ Giảm tối thiểu mức rủi ro trong sản xuất (an toàn)

+ Có hiệu quả lâu dài (bền vững)

+ Khả thi về mặt kinh tế (kinh tế)

+ Được xã hội chấp nhận (tính chấp nhận)

- Năm nguyên tắc trên được coi là trụ cột trong sử dụng đất đai bền vững và lànhững mục tiêu cần phải đặt được Nếu thực tế diễn ra đồng bộ so với các mục tiêutrên thì khả năng bền vững sẽ đạt được Nếu chỉ đạt được một hay một vài mục tiêu

mà không phải tất cả thì khả năng bền vững chỉ mang tính bộ phận (Hội khoa họcđất (2000) Đất Việt Nam NXB Nông nghiệp, Hà Nội) [12]

Tại Việt Nam, việc sử dụng đất bền vững cũng dựa trên những nguyên tắc vàđược thể hiện trong 3 yêu cầu sau:

- Bền vững về kinh tế: Cây trồng cho năng suất cao, chất lượng tốt, được thịtrường chấp nhận

- Bền vững về mặt xã hội: Nâng cao được đời sống nhân dân, thu hút được laođộng, phù hợp với phong tục tập quán của người dân

- Bền vững về môi trường: Các loại hình sử dụng đất phải bảo vệ được độ màu

mỡ của đất, ngăn chặn sự thoái hóa đất và bảo vệ môi trường sinh thái đất

Ba yêu cầu bền vững trên là để xem xét và đánh giá các loại hình sử dụng đất

Trang 18

hiện tại Thông qua việc xem xét và đánh giá theo các yêu cầu trên để giúp cho việcđịnh hướng phát triển nông nghiệp ở từng vùng sinh thái (Hội khoa học đất (2000).Đất Việt Nam NXB Nông nghiệp, Hà Nội) [12].

Tóm lại: Khái niệm sử dụng đất bền vững do con người đưa ra được thể hiện

trong nhiều hoạt động sử dụng và quản lý đất đai theo các mục đích mà con người

đã lựa chọn cho từng vùng đất xác định Đối với sản xuất nông nghiệp, việc sử dụngđất bền vững phải đạt được trên cơ sở đảm bảo khả năng sản xuất ổn định của câytrồng, chất lượng tài nguyên đất không làm suy giảm theo thời gian và việc sử dụngđất không ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của con người, của các sinh vật

1.1.2 Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

1.1.2.1 Khái niệm về hiệu quả sử dụng đất

Sử dụng các nguồn tài nguyên có hiệu quả cao trong sản xuất để đảm bảo pháttriển một nền nông nghiệp bền vững là xu thế tất yếu đối với các nước trên thế giới

Có quan điểm cho rằng: "Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăngmột loại hàng hóa mà không cắt giảm một loại hàng hóa khác Một nền kinh tế hiệuquả, một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì các điểm lựa chọn đều nằm trên mộtđường giới hạn sản xuất của nó", hoặc "Khi sản xuất có hiệu quả, chúng ta nói rằngnền kinh tế đang sản xuất trên giới hạn khả năng sản xuất" (Nguyễn Văn Bích(2007) Nông nghiệp nông thôn Việt Nam hai mươi năm đổi mới quá khứ vàhiện tại NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội) [2]

Hiệu quả theo quan điểm của Các Mác đó là việc “Tiết kiệm và phân phối mộtcách hợp lý”, các nhà khoa học Xô Viết cho rằng đó là sự tăng trưởng kinh tế thôngqua tăng tổng sản phẩm xã hội hoặc thu nhập quốc dân với tốc độ cao nhằm đápứng được yêu cầu của quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội (Nguyễn VănBích (2007) Nông nghiệp nông thôn Việt Nam hai mươi năm đổi mới quá khứ vàhiện tại NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội) [2]

Sử dụng đất đai có hiệu quả là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mốiquan hệ người – đất trong tổ hợp các nguồn tài nguyên khác và môi trường Căn

cứ vào nhu cầu của thị trường, thực hiện đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi trên cơ

Trang 19

sở lựa chọn các sản phẩm có ưu thế ở từng địa phương, từ đó nghiên cứu áp dụngcông nghệ mới nhằm làm cho sản phẩm có tính cạnh tranh cao, đảm bảo sựthống nhất giữa các ngành, đó là một trong những điều kiện tiên quyết để pháttriển nền nông nghiệp hướng về xuất khẩu có tính ổn định và bền vững, đồngthời phát huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới hiệu quả kinh tế, xã hội vàmôi trường cao nhất (Nguyễn Đình Hợi (1993) Kinh tế tổ chức và quản lý sản xuấtkinh doanh nông nghiệp NXB Thống kê, Hà Nội.) [14].

Các nội dung sử dụng đất có hiệu quả được thể hiện ở các mặt sau:

- Sử dụng hợp lý về không gian để hình thành hiệu quả kinh tế không gian sửdụng đất

- Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất được sử dụng, hình thành

cơ cấu kinh tế sử dụng đất

- Quy mô sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp hình thành quy mô kinh tế

sử dụng đất

- Giữ mật độ sử dụng đất thích hợp hình thành việc sử dụng đất một cách kinh

tế, tập trung thâm canh Việc sử dụng đất phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố liênquan Vì vậy, việc xác định bản chất khái niệm hiệu quả sử dụng đất phải xuất phát

từ luận điểm triết học của Mác và những nhận thức lý luận của lý thuyết hệ thốngnghĩa là hiệu quả phải được xem xét trên 3 mặt: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội,hiệu quả môi trường (Nguyễn Thị Vòng, Nguyễn Quang Học, Đỗ Văn Nhạ vàNguyễn Tuấn Anh (2001) Nghiên cứu và xây dựng quy trình công nghệ đánh giáhiệu quả sử dụng đất thông qua chuyển đổi cơ cấu cây trồng Đề tài nghiên cứukhoa học cấp Bộ, Hà Nội) [31]

- Phải xem xét đến lợi ích trước mắt và lâu dài

- Phải xem xét cả lợi ích riêng của người sử dụng đất và lợi ích của cả cộng đồng

- Phải xem xét giữa hiệu quả sử dụng đất và hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác

- Đảm bảo sự phát triển thống nhất giữa các ngành

1.1.2.2 Phân loại hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất người ta thường đánh giá trên 3 khía cạnh:Hiệu quả về mặt kinh tế sử dụng đất, hiệu quả về mặt xã hội và hiệu quả về mặt môitrường

Trang 20

* Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế là một tiêu chí trong đánh giá tính bền vững quản lý sử dụngđất Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, phản ánh về mặt chất lượng của cáchoạt động sản xuất kinh doanh Trong khi các nguồn lực sản xuất có hạn, nhu cầu

về hàng hóa và dịch vụ của xã hội ngày càng gia tăng và đa dạng thì nâng cao hiệuquả kinh tế là một xu thế khách quan và bức xúc của sản xuất xã hội

Hiệu quả là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng của các hoạt độngkinh tế Mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế, xã hội là đáp ứng nhu cầu ngàycàng tăng về vật chất và tinh thần của toàn xã hội, khi nguồn lực sản xuất của xã hộingày càng trở nên khan hiếm, việc nâng cao hiệu quả là một đòi hỏi khách quan củamọi nền sản xuất xã hội (Nguyễn Đình Hợi (1993) Kinh tế tổ chức và quản lý sảnxuất kinh doanh nông nghiệp NXB Thống kê, Hà Nội.) [14]

Bản chất của hiệu quả kinh tế có thể được hiểu như sau:

- Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế khách quan nhưng nó không phải làmục đích cuối cùng của sản xuất

- Hiệu quả kinh tế là quan hệ so sánh, đo lường cụ thể quá trình sử dụng cácyếu tố sản xuất (đất đai, vốn, lao động, khoa học kỹ thuật, tiến bộ quản lý…) để tạo

ra khối lượng sản phẩm lớn hơn với chất lượng cao hơn

- Hiệu quả kinh tế phải được gắn liền với kết quả của những hoạt động sảnxuất cụ thể trong các doanh nghiệp, nông hộ và nền sản xuất xã hội ở những điềukiện xác định về thời gian và hoàn cảnh kinh tế xã hội

- Hiệu quả kinh tế phải lượng hóa được cụ thể việc sử dụng các yếu tố đầu vào(chi phí) và các yếu tố đầu ra (kết quả) trong quá trình sản xuất ở từng đơn vị,ngành, nền sản xuất xã hội trong từng thời kỳ nhất định các doanh nghiệp với mụcđích là tiết kiệm lợi nhuận tối đa trên cơ sở khối lượng sản phẩm hàng hóa nhiềunhất với các chi phí tài nguyên và lao động thấp nhất Do đó hiệu quả kinh tế liênquan trực tiếp đến yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất

Theo Các Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là quyluật tiết kiệm thời gian và phân phối một cách có kế hoạch thời gian lao động theocác ngành sản xuất khác nhau Trên cơ sở thực hiện vấn đề “tiết kiệm và phân phối

Trang 21

một cách hợp lý thời gian lao động (vật hóa và lao động sống) giữa các ngành”.Theo quan điểm của Các Mác đó là quy luật “tiết kiệm”, là “tăng năng suất lao động

xã hội”, hay đó là “tăng hiệu quả” Ông cho rằng: “ Nâng cao năng suất lao độngvượt quá nhu cầu cá nhân của người lao động là cơ sở của hết thảy mọi xã hội”.Như vậy theo quan điểm của Các Mác, tăng hiệu quả phải được hiểu rộng và nó baohàm cả việc tăng hiệu quả kinh tế và xã hội (Doãn Khánh (2000) Xuất khẩu hànghóa Việt Nam 10 năm qua,Tạp chí cộng sản.Tr.41) [16]

Hiệu quả kinh tế là phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới sản xuấtnông nghiệp và với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác Vì thế hiệu quảkinh tế phải đáp ứng được ba vấn đề:

Một là: Mọi hoạt động của con người đều tuân theo quy luật “tiết kiệm thời

gian”, nó là động lực phát triển của lực lượng sản xuất, là điều kiện quyết định pháttriển văn minh xã hội và nâng cao đời sống con người qua mọi thời đại

Hai là: Hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm của lý thuyết hệ

thống Quan điểm của lý thuyết hệ thống cho rằng nền sản xuất xã hội là một hệthống các yếu tố sản xuất và các quan hệ vật chất hình thành giữa con người với conngười trong quá trình sản xuất Hệ thống là một tập hợp các phần tử có quan hệvới nhau tạo nên một chỉnh thể thống nhất và luôn vận động Theo nguyên lý đó,khi nhiều phần tử kết hợp thành một hệ thống sẽ phát sinh nhiều tính chất mới màtừng phần tử đều không có, tạo ra hiệu quả lớn hơn tổng hiệu quả các phần tử riêng

lẻ Do vậy việc tận dụng khai thác các điều kiện sẵn có, hay giải quyết các mối quan

hệ phù hợp giữa các bộ phận của một hệ thống với yếu tố môi trường bên ngoài đểđạt được khối lượng sản phẩm tối đa là mục tiêu của từng hệ thống Đó chính làmục tiêu đặt ra đối với mỗi vùng kinh tế, mỗi chủ thể sản xuất trong mọi xã hội

Ba là: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt

động kinh tế bằng quá trình tăng cường các nguồn lực sẵn có phục vụ cho lợi íchcủa con người Do những nhu cầu vật chất của con người ngày càng tăng, vì thếnâng cao hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội.Các nhà sản xuất và quản lý kinh tế cần phải nâng cao chất lượng các hoạtđộng kinh tế nhằm đạt mục tiêu với một lượng tài nguyên nhất định tạo ra một khối

Trang 22

lượng sản phẩm lớn nhất hoặc tạo ra một khối lượng sản phẩm nhất định với chi phítài nguyên ít nhất.

Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạtđược và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh Kết quả đạt được

là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị củacác nguồn lực đầu vào Mối tương quan đó cần xét cả về phần so sánh tuyệt đối vàtương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó Mộtphương án đúng hoặc một giải pháp kinh tế kỹ thuật có hiệu quả kinh tế cao là đạtđược tương quan tối ưu giữa kết quả thu được và chi phí nguồn lực đầu tư (PhạmVân Đình và Đỗ Kim Chung (1998) Kinh tế nông nghiệp NXB Nông nghiệp, HàNội) [7]

Vì vậy, bản chất của phạm trù kinh tế sử dụng đất là: Với một diện tích đất đainhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất nhiều nhất với một lượng đầu

tư chi phí về vật chất và lao động thấp nhất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng

về vật chất của xã hội (oãn Khánh (2000) Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam 10 nămqua,Tạp chí cộng sản.Tr.41) [16]

* Hiệu quả xã hội

Hiệu quả xã hội là phạm trù có liên quan mật thiết với hiệu quả kinh tế và thểhiện mục tiêu hoạt động kinh tế của con người, việc lượng hóa các chỉ tiêu biểu hiệnhiệu quả xã hội còn gặp nhiều khó khăn mà chủ yếu phản ánh bằng các chỉ tiêumang tính chất định tính như tạo công ăn việc làm cho lao động, xóa đói giảmnghèo, định canh, định cư, công bằng xã hội, nâng cao mức sống của toàn dân.Trong sử dụng đất nông nghiệp, hiệu quả về mặt xã hội chủ yếu được xác địnhbằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp mà chỉ tiêu quantrọng nhất là giá trị của sản phẩm nông nghiệp đạt cao nhất trên một đơn vị diện tích(Nguyễn Duy Tính (1995) Nghiên cứu hệ thống cây trồng vùng đồng bằng sông

hồng và Bắc Trung Bộ NXB Nông nghiệp, Hà Nội) [26] Hiện nay, việc đánh giá

hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp là vấn đề đang đượcnhiều nhà khoa học quan tâm

Hiệu quả xã hội trong sử dụng đất hiện nay chủ yếu được xác định bằng khả

Trang 23

năng thu hút lao động, đảm bảo đời sống nhân dân, góp phần thúc đẩy xã hội pháttriển, nội lực và nguồn lực của địa phương được phát huy, đáp ứng nhu cầu của hộnông dân về ăn, mặc, và nhu cầu sống khác Sử dụng đất phù hợp với tập quán, nềnvăn hoá của địa phương

* Hiệu quả môi trường

Hiện nay, tác động của môi trường sinh thái diễn ra rất phức tạp và theo nhiềuchiều hướng khác nhau Cây trồng được phát triển tốt khi phát triển phù hợp với đặctính, tính chất của đất Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất dưới tác động của cáchoạt động sản xuất, quản lý của con người hệ thống cây trồng sẽ tạo nên những ảnhhưởng rất khác nhau đến môi trường

Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả môi trường là hiệu quả mang tính lâudài, vừa đảm bảo lợi ích hiện tại mà không làm ảnh hưởng xấu đến tương lai, nógắn chặt với quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất và môi trườngsinh thái (Đỗ Nguyên Hải (2001) Đánh giá đất và hướng sử dụng đất đai bền vữngtrong sản xuất nông nghiệp của huyện Tiên Sơn - Bắc Ninh Luận án tiến sĩ nôngnghiệp Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.) [10]

Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả hoá học môi trường được đánh giáthông qua mức độ sử dụng các chất hoá học trong nông nghiệp Đó là việc sử dụngphân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất đảm bảo cho cây trồngsinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao và không gây ô nhiễm môi trường.Hiệu quả sinh học môi trường được thể hiện qua mối tác động qua lại giữa câytrồng với đất, giữa cây trồng với các loại dịch hại nhằm giảm thiểu việc sử dụng hoáchất trong nông nghiệp mà vẫn đạt được mục tiêu đề ra

Hiệu quả vật lý môi trường được thể hiện thông qua việc lợi dụng tốt nhất tàinguyên khí hậu như ánh sáng, nhiệt độ, nước mưa của các kiểu sử dụng đất để đạtđược sản lượng cao và tiết kiệm chi phí đầu vào

Bên cạnh cách phân loại hiệu quả nói trên, người ta còn có thể căn cứ vào yêucầu tổ chức và quản lý kinh tế, căn cứ vào các yếu tố cơ bản về sản xuất, phươnghướng tác động vào sản xuất cả về mặt không gian và thời gian Tuy nhiên, dù

Trang 24

nghiên cứu ở bất cứ góc độ nào thì việc đánh giá hiệu quả cũng phải xem xét về mặtkhông gian và thời gian, trong mối liên hệ chung của toàn bộ nền kinh tế Ở đó, hiệuquả bao gồm hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường với một mối quan hệ mật thiếtthống nhất và không thể tách rời nhau Có như vậy mới đảm bảo cho việc đánh giáhiệu quả được đầy đủ, chính xác và toàn diện.

1.1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

* Nhóm các yếu tố về điều kiện tự nhiên

Các yếu tố tự nhiên là tiền đề cơ bản nhất, là nền móng để phát triển và phân

bố nông nghiệp Mỗi một loại cây trồng, vật nuôi chỉ có thể sinh trưởng và pháttriển trong những điều kiện tự nhiên nhất định nào đó, ngoài điều kiện đó cây trồng

và vật nuôi sẽ không thể tồn tại hoặc kém phát triển Các điều kiện tự nhiên quantrọng nhất là đất, nước và khí hậu Chúng quyết định khả năng nuôi trồng các loạicây, con cụ thể trên từng điều kiện đất, nước và khí hậu khác nhau, cũng như việc

áp dụng các quy trình sản xuất nông nghiệp trong các điều kiện tự nhiên khác nhau,đồng thời có ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng, vật nuôi

Điều kiện tự nhiên (đất, nước, khí hậu, thời tiết ) là các yếu tố đầu vào có ýnghĩa quyết định, tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất nông nghiệp (Đỗ NguyênHải (2001) Đánh giá đất và hướng sử dụng đất đai bền vững trong sản xuất nôngnghiệp của huyện Tiên Sơn - Bắc Ninh Luận án tiến sĩ nông nghiệp Đại học Nôngnghiệp I, Hà Nội.) [14]; (Nguyễn Duy Tính (1995) Nghiên cứu hệ thống cây trồng

vùng đồng bằng sông hồng và Bắc Trung Bộ NXB Nông nghiệp, Hà Nội) [26] và

ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, khả năng đầu tư trong quátrình sản xuất nông nghiệp cũng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên

Một trong những yếu tố hạn chế năng suất cây trồng chính là điều kiện về độphì của đất, điều kiện nước tưới, điều kiện khí hậu

* Nhóm các yếu tố kỹ thuật canh tác

Biện pháp kỹ thuật canh tác là tác động của con người vào đất đai, cây trồng, vậtnuôi, nhằm tạo nên sự hài hoà giữa các yếu tố của quá trình sản xuất để hình thành,phân bố và tích luỹ năng suất kinh tế Đây là những vấn đề thể hiện sự hiểu biết về

Trang 25

đối tượng sản xuất, về thời tiết, về điều kiện môi trường và thể hiện những dự báothông minh của người sản xuất Lựa chọn các tác động kỹ thuật, lựa chọn chủngloại và cách sử dụng các đầu vào phù hợp với các quy luật tự nhiên của sinh vậtnhằm đạt được các mục tiêu đề ra là cơ sở để phát triển sản xuất nông nghiệp hànghoá Theo Frank Ellis và Douglass C.North (Vũ Thị Phương Thụy (2000) Thựctrạng và giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở ngoạithành Hà Nội Luận án tiến sĩ kinh tế Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội) [28],

ở các nước phát triển, khi có tác động tích cực của kỹ thuật, giống mới, thuỷ lợi,phân bón tới hiệu quả thì cũng đặt ra yêu cầu mới đối với tổ chức sử dụng đất Cónghĩa là ứng dụng công nghệ sản xuất tiến bộ là một đảm bảo vật chất cho kinh tếnông nghiệp tăng trưởng nhanh dựa trên việc chuyển đổi sử dụng đất Cho đến giữathế kỷ 21, trong nông nghiệp nước ta, quy trình kỹ thuật có thể góp phần đến 30%của năng suất kinh tế Như vậy, nhóm các biện pháp kỹ thuật đặc biệt có ý nghĩaquan trọng trong quá trình khai thác đất theo chiều sâu và nâng cao hiệu quả sửdụng đất nông nghiệp (Vũ Thị Thanh Tâm (2007) Đánh giá hiệu quả sử dụng đất

theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hoá của huyện Kiến Thuỵ - tỉnh Hải Phòng.

Luận văn thạc sĩ nông nghiệp Trường đại học Nông nghiệp I, Hà Nội) [25]

* Nhóm các yếu tố kinh tế tổ chức

- Công tác quy hoạch và bố trí sản xuất: Phát triển sản xuất hàng hoá phải gắnvới công tác quy hoạch và phân vùng sinh thái nông nghiệp Cơ sở để tiến hành quyhoạch dựa vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đặc trưng cho từng vùng Việcphát triển sản xuất nông nghiệp phải đánh giá, phân tích thị trường tiêu thụ và gắnvới quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến, kết cấu hạ tầng, phát triển nguồnnhân lực và các thể chế pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường (Vũ Thị PhươngThụy (2000) Thực trạng và giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụngđất canh tác ở ngoại thành Hà Nội Luận án tiến sĩ kinh tế Trường Đại học Nôngnghiệp I, Hà Nội) [28] Đó sẽ là cơ sở để phát triển sản xuất, khai thác các tiềmnăng của đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và phát triển sản xuấthàng hoá

Trang 26

- Hình thức tổ chức sản xuất: Các hình thức tổ chức sản xuất ảnh hưởng trựctiếp đến việc khai thác, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp (Lê Hội (1996).Một số phương pháp luận trong việc quản lý sử dụng đất đai) [13] Vì vậy, cần phảithực hiện đa dạng hoá các hình thức hợp tác trong nông nghiệp, xác lập một hệthống tổ chức sản xuất, kinh doanh phù hợp và giải quyết tốt mối quan hệ giữa sảnxuất, dịch vụ và tiêu thụ nông sản hàng hoá Tổ chức có tác động lớn đến hàng hoácủa hộ nông dân là: Tổ chức dịch vụ đầu vào và đầu ra.

- Dịch vụ kỹ thuật: Sản xuất hàng hoá của hộ nông dân không thể tách rờinhững tiến bộ kỹ thuật và việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sảnxuất Vì sản xuất nông nghiệp hàng hoá phát triển đòi hỏi phải không ngừng nângcao chất lượng nông sản và hạ giá thành nông sản phẩm (Vũ Thị Thanh Tâm(2007) Đánh giá hiệu quả sử dụng đất theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hoá

của huyện Kiến Thuỵ - tỉnh Hải Phòng Luận văn thạc sĩ nông nghiệp Trường đại

học Nông nghiệp I, Hà Nội) [25]

* Nhóm các yếu tố kinh tế - xã hội

Các nhân tố kinh tế - xã hội có ảnh hưởng quan trọng tới phát triển và phân

bố nông nghiệp:

- Thị trường tiêu thụ có tác động mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp và giá cảnông sản Cung, cầu trên thị trường có tác dụng điều tiết đối với sự hình thành vàphát triển đối với các hàng hoá nông nghiệp Theo Nguyễn Duy Tính (Nguyễn DuyTính (1995) Nghiên cứu hệ thống cây trồng vùng đồng bằng sông hồng và Bắc

Trung Bộ NXB Nông nghiệp, Hà Nội) [26], ba yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu

quả sử dụng đất nông nghiệp là năng suất cây trồng, hệ số quay vòng đất và thịtrường cung ứng đầu vào và tiêu thụ đầu ra Trong cơ chế thị trường, các nông hộhoàn toàn tự do lựa chọn hàng hoá họ có khả năng sản xuất, đồng thời họ có xuhướng hợp tác, liên doanh, liên kết để sản xuất ra những nông sản hàng hoá mà nhucầu thị trường cần với chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng.Muốn mở rộng thị trường phải phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin,

dự báo, mở rộng các dịch vụ tư vấn Đồng thời, quy hoạch các vùng trọng điểm

Trang 27

sản xuất hàng hoá để người sản xuất biết nên sản xuất cái gì? Bán ở đâu? Mua tưliệu sản xuất và áp dụng khoa học công nghệ gì? Sản phẩm hàng hoá của Việt Nam

đa dạng, phong phú về chủng loại, chất lượng, giá rẻ và đang được lưu thông trênthị trường là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuấthàng hoá có hiệu quả (Phạm Vân Đình và Đỗ Kim Chung (1998) Kinh tế nôngnghiệp NXB Nông nghiệp, Hà Nội) [7]

- Hệ thống chính sách, pháp luật về phát triển nông nghiệp, đất đai, có vaitrò quan trọng trong phát triển nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp Hệ thốngchính sách pháp luật tác động rất lớn tới sự phát triển của nông nghiệp và cách thức

tổ chức, sắp xếp, cơ cấu sản xuất nông nghiệp Mỗi một sự thay đổi của chính sách,pháp luật thường tạo ra sự thay đổi lớn, sự thay đổi đó có thể thúc đẩy sản xuấtnông nghiệp phát triển hoặc giới hạn, hạn chế một khuynh hướng phát triển nhằmmục đích can thiệp và phát triển theo định hướng của nhà nước

Phát triển nông nghiệp nước ta thực sự khởi sắc sau sự kiện đổi mới của phápluật và một loạt chính sách về đất đai bắt đầu là Nghị quyết 10 của Bộ chính trị vàotháng 4 năm 1988, người nông dân được giao đất nông nghiệp sử dụng ổn định, lâudài, được thừa nhận như một đơn vị kinh tế và được tự chủ trong sản xuất nôngnghiệp Sự ra đời của Luật Đất đai 1993, sau đó là luật sửa đổi bổ sung Luật Đất đainăm 1998 và năm 2001; Luật Đất đai năm 2003; Nghị định 64/CP năm 1993 vềgiao đất nông nghiệp và Nghị định 02/CP năm 1994 về giao đất rừng và một loạtcác văn bản liên quan khác đã đem lại luồng gió mới cho sản xuất nông nghiệp.Nước ta từ chỗ phải nhập khẩu lương thực nay đã có thể tự túc lương thực và trởthành một nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới

- Sự ổn định chính trị - xã hội và các chính sách của Nhà nước: ổn định chínhtrị là yếu tố then chốt để tạo nên sự khác biệt giữa Việt Nam và các nước khác trongkhu vực Đầu tư vào một nước có nền chính trị ổn định tạo tâm lý yên tâm về khảnăng tìm kiếm lợi nhuận và thu hồi vốn, giúp các nhà đầu tư có thể tính toán chiếnlược đầu tư lớn và dài hạn Vai trò của ổn định chính sách cũng tương tự như vậy,môi trường cởi mở và rõ ràng thu hút, hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại quốc

Trang 28

1.1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

* Nguyên tắc lựa chọn chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Việc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần phảidựa trên những nguyên tắc cụ thể:

+ Hệ thống các chỉ tiêu phải có tính thống nhất, toàn diện và tính hệ thống.Các chỉ tiêu phải có mối quan hệ hữu cơ với nhau, phải đảm bảo tính so sánh cóthang bậc (Nguyễn Đình Hợi (1993) Kinh tế tổ chức và quản lý sản xuất kinhdoanh nông nghiệp NXB Thống kê, Hà Nội) [14]; (Đỗ Thị Tám (2001) Đánh giáhiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa huyện Văn Giang -tỉnh Hưng Yên Luận văn thạc sĩ nông nghiệp Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội) [24].+ Để đánh giá chính xác, toàn diện cần phải xác định các chỉ tiêu cơ bản biểuhiện hiệu quả một cách khách quan, chân thật và đúng đắn theo quan điểm và tiêuchuẩn đã chọn, các chỉ tiêu bổ sung để hiệu chỉnh chỉ tiêu cơ bản làm cho nội dungkinh tế biểu hiện đầy đủ hơn, cụ thể hơn (Vũ Khắc Hòa (1996) Đánh giá hiệu quảkinh tế sử dụng đất canh tác trên địa bàn huyện Thuận Thành - tỉnh Hà Bắc Luậnvăn thạc sĩ kinh tế Trường đại học Nông nghiệp I, Hà Nội) [11]

+ Hệ thống các chỉ tiêu phải đảm bảo tính thực tiễn, tính khoa học và phải cótác dụng kích thích sản xuất phát triển

* Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.

- Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế

+ Hiệu quả kinh tế tính trên 1 ha đất nông nghiệp

- Giá trị sản xuất (GTSX): Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụđược tạo ra trong 1 kỳ nhất định (thường là một năm)

- Chi phí trung gian (CPTG): Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thườngxuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sửdụng trong quá trình sản xuất

- Thu nhập hỗn hợp (TNHH): là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trunggian, là giá trị sản phẩm xã hội tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó

TNHH = GTSX - CPTG

Trang 29

+ Hiệu quả kinh tế tính trên 1 đồng chi phí trung gian (GTSX/CPTG,GTGT/CPTG): Đây là chỉ tiêu tương đối của hiệu quả, nó chỉ ra hiệu quả sử dụngcác chi phí biến đổi và thu dịch vụ.

+ Hiệu quả kinh tế trên ngày công lao động quy đổi, gồm có(GTSX/LĐ, GTGT/LĐ) Thực chất là đánh giá kết quả đầu tư lao động sốngcho từng kiểu sử dụng đất và từng cây trồng làm cơ sở để so sánh với chi phí

cơ hội của người lao động

- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội

Hiệu quả xã hội theo Nguyễn Đình Hợi được phân tích bởi các chỉ tiêusau [14]:

+ Đảm bảo an toàn lương thực, gia tăng lợi ích của người nông dân;

+ Đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển của vùng;

+ Thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân;

+ Góp phần định canh định cư, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật

- Các chỉ tiêu về hiệu quả môi trường

Theo Đỗ Nguyên Hải (Đỗ Nguyên Hải (2001) Đánh giá đất và hướng sử dụngđất đai bền vững trong sản xuất nông nghiệp của huyện Tiên Sơn - Bắc Ninh Luận

án tiến sĩ nông nghiệp Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội) [10], chỉ tiêu đánh giá chấtlượng môi trường trong quản lý sử dụng đất bền vững ở vùng nông nghiệp đượctưới là:

+ Quản lý đối với đất đai rừng đầu nguồn;

+ Đánh giá các tài nguyên nước bền vững;

+ Đánh giá quản lý đất đai;

+ Đánh giá hệ thống cây trồng;

+ Đánh giá về tính bền vững đối với việc duy trì độ phì nhiêu của đất và bảo

vệ cây trồng;

+ Đánh giá về quản lý và bảo vệ tự nhiên;

+ Sự thích hợp của môi trường đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất

Việc xác định hiệu quả về mặt môi trường của quá trình sử dụng đất nôngnghiệp là rất phức tạp, rất khó định lượng, nó đòi hỏi phải được nghiên cứu, phân

Trang 30

tích trong thời gian dài Vì vậy, đề tài nghiên cứu của chúng tôi chỉ dừng lại ở việcđánh giá hiệu quả môi trường thông qua kết quả điều tra về việc đầu tư phân bón,thuốc bảo vệ thực vật và nhận xét của nông dân đối với các loại hình sử dụng đấthiện tại.

1.2 Tình hình nghiên cứu nâng cao hiệu quả về sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và việt nam

1.2.1 Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới

1.2.1.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp một số nước trên thế giới

Tổng diện tích đất tự nhiên là 14,8× 109 (148 triệu km2), trong đó đất tốt thíchhợp cho sản xuất nông nghiệp (đất phù sa, đất rừng nâu, đất đen) chiếm 12,6%, cònlại là đất xấu (như tuyết, băng hà, đất hoang mạc, đất núi, đất đài nguyên) chiếmđến 40,5%

Toàn bộ đất đai có thể khai khẩn dễ dàng cho nhiều mục đích khác nhau hầunhư đã được sử dụng hết và chiếm hơn 50% diện tích đất nổi Cơ cấu sử dụng đất

Diện tích đất thế giới hiện nay: 20% ở vùng quá lạnh, 20% ở vùng quá khô,20% ở vùng quá dốc, 10% có tầng đất mỏng, 10% ở vùng trồng trọt được, 20% cóthể làm đồng cỏ, đất trồng trọt chiếm tỉ lệ thấp, trong đó, đất có năng suất cao(14%), trung bình (28%) và thấp (58%) [33]

Như vậy, đất trên thế giới phân bố không đều, đất xấu nhiều, đất tốt ít

Từ những bài học của lịch sử phát triển nông nghiệp, những thành tựu đạtđược của khoa học công nghệ, ở giai đoạn hiện nay muốn đưa nông nghiệp đi lênphải xây dựng và thực hiện một nền nông nghiệp trí tuệ Bởi vì, tính phong phú đadạng và đầy biến động của nông nghiệp đòi hỏi những hiểu biết và những xử lý đầytrí tuệ và rất biện chứng Nông nghiệp trí tuệ thể hiện ở việc phát hiện, nắm bắt vàvận dụng các quy luật tự nhiên và xã hội trong mọi mặt hoạt động của hệ thống

Trang 31

nông nghiệp phong phú, biểu hiện ở việc áp dụng các giải pháp phù hợp, hợp lý.Nông nghiệp trí tuệ là bước phát triển ở mức cao, là sự kết hợp ở đỉnh cao của cácthành tựu sinh học, công nghiệp, kinh tế, quản lý được vận dụng phù hợp với điềukiện của mỗi nước, mỗi vùng (Đường Hồng Dật (1994) Lịch sử nông nghiệp ViệtNam NXB Nông nghiệp, Hà Nội) [4].

1.2.1.2 Hướng phát triển nông nghiệp trên thế giới

Diện tích đất đai có hạn trong khi dân số ngày càng tăng, việc nâng cao hiệuquả sử dụng đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài là vấn đềquan trọng, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới

Ở Hà Lan, Tài nguyên thiên nhiên về nông nghiệp của Hà Lan thiếu hụt Đất ít lạitrũng, thường xuyên bị uy hiếp của ngập lụt, nhưng Hà Lan đã tìm tòi, tự khẳngđịnh những lợi thế so sánh của chính mình để phát triển nền nông nghiệp theo chiếnlược của một nền nông nghiệp hướng ra xuất khẩu

Do đó, Hà Lan đã dùng vốn và công nghệ cao để thay thế có hiệu quả nguồnquỹ đất hiếm hoi, sử dụng nhà kính để sản xuất cà chua, dưa, ớt quanh năm, tiếtkiệm đất, tăng hiệu suất đất Phương thức sản xuất gà đẻ trứng, lợn thịt cũng đượccải tiến để bảo vệ môi trường, đảm bảo yêu cầu sức khoẻ động vật và chất lượngquốc tế, có hiệu quả cao Nhà nước coi trọng nhiệm vụ cải tạo đất, hàng năm đầu tư

140 triệu Euro, bình quân 4.000 euro/ha năm

Nhà nước còn tài trợ chỉnh lý đất đai, biến các thửa ruộng nhỏ liên kết thànhthửa lớn liền nhau, xây dựng hệ thống kênh rạch, đảm bảo yêu cầu cơ giới hoá.Bằng cách nhập khẩu các sản phẩm thuộc dạng “dựa vào quỹ đất lớn” như hạt cốc,đậu, hạt có dầu, nhất là thức ăn chăn nuôi để sản xuất hàng xuất khẩu, hàng năm,

Hà Lan tạo ra được 11,35 vạn việc làm về công nghiệp thực phẩm, đồ uống chưa

kể các ngành dịch vụ phù trợ có liên quan khác Quỹ đất ít, “tấc đất, tấc vàng”, HàLan đã áp dụng công nghệ “dùng vốn thay đất” Để tạo ra hiệu suất cao của đất, ở

Hà Lan, đã hình thành hệ thống nhà kính với công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới.Nhà kính đã tiết kiệm đất (thậm chí có nơi không dùng đất), lại có thể khống chếhoàn toàn điều kiện tự nhiên

Trang 32

Ngoài ra, với quỹ đất ít, Hà Lan áp dụng công nghệ “tăng diện tích đất”, tậptrung áp dụng các biện pháp thâm canh cao, nâng cao năng suất trên đơn vị diệntích, tạo ra năng suất cao gấp nhiều lần năng suất bình quân thế giới.

Ở Thái Lan, 30 năm trước, có thời gian diện tích đất nông nghiệp của Thái Lan tăng

“đột biến” Người Thái cần cù lao động, bám chặt đồng ruộng để mong thay đổicuộc sống Còn các nhà hoạch định chính sách Thái Lan coi nông nghiệp là nội lựcsống còn để phát triển kinh tế quốc dân Với lợi thế về nhân lực nông nghiệp (cóđến 80% dân số Thái sinh sống vùng nông thôn), diện tích đất canh tác sẵn có, TháiLan đã nhanh chóng hiện thực hóa được ước mơ trở thành “nồi cơm” của thế giới.Chỉ tính trong năm 2007, nước này xuất khẩu 9 triệu tấn gạo, đạt 3,5 tỷ USD, giữvững thế độc tôn

Thế nhưng Thái Lan, sau đó, rơi vào nguy cơ “đất không đủ cày” vì tốc độcông nghiệp hóa, sự mở rộng các khu công nghiệp, giải trí; “trương nở” của những

đô thị lớn; kèm theo đó là hiện tượng lơ là trong việc áp dụng các kỹ thuật canh tácmới theo phương châm phát triển bền vững khiến đất canh tác bị rửa trôi màu mỡ,xói mòn hoặc nhiễm mặn Sớm “bắt bệnh” để tìm thuốc chữa, việc đầu tiên là phảiđổi mới chính sách Các nhà hoạch định chính sách Thái Lan lấy nông nghiệp là bệphóng cho nền kinh tế quốc dân, và không chỉ có thế, mục tiêu cốt lõi là tạo ưu đãi

“tam nông” để ổn định chính trị xã hội

Bên cạnh những chính sách khuyến khích và hỗ trợ người nông dân nâng caotính cạnh tranh của nông sản trên thị trường thế giới thì vấn đề liên quan đến “tínhmềm” như đào tạo kỹ thuật, nâng cao nhận thức người nông dân được coi trọnghướng đến Vì vậy, mặc dù bình quân diện tích đất canh tác nông nghiệp Thái Langấp 4 lần Việt Nam nhưng nhờ những hướng đi đúng đắn trong đào tạo nguồn nhânlực nên những vùng đất hoang, địa hình đồi núi dốc và cả những vùng khô cằnkhông chỉ dành cho cây ngô, lúa nương mà nhiều loại lúa cao sản đã được triển khai

và cho năng suất cao

Các nhà khoa học Nhật Bản cho rằng quá trình phát triển của hệ thống nôngnghiệp nói chung và hệ thống cây trồng nói riêng là sự phát triển đồng ruộng đi từ

Trang 33

đất cao đến đất thấp Điều đó có nghĩa là hệ thống cây trồng đã phát triển trên đấtcao trước, sau đó mới đến đất thấp Đó là quá trình hình thành của sinh thái đồngruộng (Phan Sĩ Mẫn và Nguyễn Việt Anh (2001) Những giải pháp cho nền sản xuấtnông nghiệp hàng hoá.Tạp chí Tia sáng,3/2001 Tr 11-12) [17] Nhà khoa học OtakTanakad đã nêu lên những vấn đề cơ bản về sự hình thành của sinh thái đồng ruộng

và từ đó cho rằng yếu tố quyết định của hệ thống nông nghiệp là sự thay đổi về kỹthuật, kinh tế - xã hội Các nhà khoa học Nhật Bản đã hệ thống tiêu chuẩn hiệu quả

sử dụng đất đai thông qua hệ thống cây trồng trên đất canh tác: là sự phối hợp giữacác cây trồng và gia súc, các phương pháp trồng trọt và chăn nuôi Cường độ laođộng, vốn đầu tư, tổ chức sản xuất, sản phẩm làm ra, tính chất hàng hóa của sảnphẩm (Vũ Khắc Hòa (1996) Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác trên địabàn huyện Thuận Thành - tỉnh Hà Bắc Luận văn thạc sĩ kinh tế Trường đại họcNông nghiệp I, Hà Nội) [11]

Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy, việc khai thác và sử dụng đất đai làyếu tố quyết định để phát triển kinh tế xã hội nông thôn toàn diện Chính phủ TrungQuốc đã đưa ra những chính sách quản lý và sử dụng đất đai, ổn định chế độ sởhữu, giao đất cho nông dân sử dụng, thiết lập hệ thống trách nhiệm và tính chủ độngsáng tạo của nông dân trong sản xuất Thực hiện chủ trương “ly nông bất ly hương”

đã thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nông thôn phát triển toàn diện và nâng cao hiệuquả sử dụng đất nông nghiệp (Vũ Khắc Hòa (1996) Đánh giá hiệu quả kinh tế sửdụng đất canh tác trên địa bàn huyện Thuận Thành - tỉnh Hà Bắc Luận văn thạc sĩkinh tế Trường đại học Nông nghiệp I, Hà Nội) [11]

Vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở các nước trên thế giới đã được nghiêncứu từ rất lâu trên cơ sở đánh giá đất Tuy có sự khác nhau về phương pháp, sắp xếp

hệ thống đánh giá và quan điểm đánh giá, song chúng cũng có những quan điểmđồng nhất Đó là, luôn gắn liền với các mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai,nâng cao chất lượng sản phẩm và đề ra các phương pháp bảo vệ đất đai, cũng nhưbảo vệ môi trường nhằm sử dụng đất đai bền vững

Trang 34

Một số chính sách tập trung vào hỗ trợ phát triển nông nghiệp quan trọng nhất

là đầu tư vào sản xuất nông nghiệp Theo Vũ Thị Phương Thụy (Vũ Thị PhươngThụy (2000) Thực trạng và giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụngđất canh tác ở ngoại thành Hà Nội Luận án tiến sĩ kinh tế Trường Đại học Nôngnghiệp I, Hà Nội) [28], ở Mỹ tổng số tiền trợ cấp là 66,2 tỉ USD, chiếm 28,3% trongthu nhập của nông nghiệp, Canada tương ứng là 5,7 tỉ và 39,1%, Ôxtrâylia 1,7 tỉ và14,5%, Nhật Bản 42,3 tỉ và 69,8%, cộng đồng châu Âu 67,2 tỉ và 40,1%, Áo là 1,6

tỉ và 69,8%

Những năm gần đây, cơ cấu kinh tế nông nghiệp của các nước đã gắn phươngthức sử dụng đất truyền thống với phương thức hiện đại và chuyển dịch theo hướngcông nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn Các nước châu Á đã rất chú trọng trongviệc đẩy mạnh công tác thuỷ lợi, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, phân bón, cáccông thức luân canh để ngày càng nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác Một mặt,phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, gắn sự phát triển công nghiệp vớibảo vệ môi trường

1.2.2 Những nghiên cứu về nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam

1.2.2.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của Việt Nam

Đất sản xuất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sảnxuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nôngnghiệp… Việt Nam là nước có diện tích đứng thứ 4 ở vùng Đông Nam Á, nhưngdân số lại đứng ở vị trí thứ 2 nên bình quân diện tích trên đầu người xếp vào hàngthứ 9 trong khu vực Theo kết quả thống kê diện tích đất đai 2013 (tính đến ngày 01tháng 01 năm 2014), cả nước có tổng diện tích tự nhiên 33.096.731 ha bao gồm đấtnông nghiệp 26.822.953 ha chiếm 81,04%, đất phi nông nghiệp 3.796.871 ha chiếm11,47% và đất chưa sử dụng 2.476.1908 ha chiếm 7,49% diện tích tự nhiên

Đất nông nghiệp ở nước ta phân bố không đồng đều giữa các vùng trong cảnước Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long có tỷ trọng đất nông nghiệp trong tổng diệntích đất tự nhiên lớn nhất cả nước, chiếm 67,1% diện tích toàn vùng và vùng đất

Trang 35

nông nghiệp Ít nhất là vùng Duyên hải miền Trung Đất nông nghiệp chịu ảnh

hưởng mạnh mẽ của đất tại các vùng nên độ phì và độ màu mỡ của đất nông nghiệpgiữa các vùng cũng khác nhau Đồng bằng Sông Hồng với Đồng bằng Sông CửuLong đất đai ở hai vùng này được bồi tụ phù sa thường xuyên nên rất màu mỡ, mỗinăm đất phù sa bồi tụ ở Đồng bằng Sông Cửu Long thêm 80m Vùng Tây Nguyên

và Đông Nam Bộ phần lớn là đất bazan

Tuy nhiên, Việt Nam là một trong những quốc gia có mức độ phân mảnh đấtđai cao nhất so với khu vực và thế giới Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bìnhquân đầu người trên thế giới là 0,52ha, trong khu vực là 0,36ha thì ở Việt Nam là0,25ha Sau mỗi hai chục năm, tình trạng phân mảnh tăng gấp đôi Sự phân mảnhcòn dẫn đến tình trạng lãng phí đất đai được sử dụng làm ranh giới, bờ bao Con sốnày không dưới 4% diện tích canh tác

Quỹ đất nông nghiệp tiếp tục suy giảm do công nghiệp hóa và đô thị hóa.Theo số liệu của Tổng cục Quản lý đất, Bộ Tài nguyên Môi trường, bình quân mỗinăm đất nông nghiệp giảm gần 100 nghìn hécta, đặc biệt năm 2007 giảm 120 nghìnhécta, trong khi mỗi năm số lao động bước ra khỏi ruộng đồng chỉ vào khoảng 400ngàn người Hơn nữa, mức gia tăng dân số ở nông thôn không giảm nhiều nhưmong đợi, khiến cho bình quân đất canh tác trên đầu người ngày càng giảm mạnh.Hiện quỹ đất chưa sử dụng có thể tiếp tục khai thác ở nước ta còn không đáng

kể Trong khi đó biến đổi khí hậu có khả năng làm cho diện tích đất có thể sử dụng

có nguy cơ bị thu hẹp

Vấn đề quản lý, sử dụng đất đai đang bộc lộ nhiều hạn chế, ảnh hưởng khôngnhỏ đến phát triển kinh tế-xã hội như diện tích đất ngày càng thu hẹp, quản lý sửdụng kém hiệu quả, mất đất canh tác…

Vùng miền núi có những vấn đề liên quan tới quá trình thoái hóa đất, ở miềnnúi, nguyên nhân suy thoái hóa đất có nhiều, song chủ yếu do phương thức canh tácnương rẫy còn thô sơ, lạc hậu của các dân tộc thiểu số, tình trạng chặt phá, đốt rừngbừa bãi, khai thác tài nguyên khoáng sản không hợp lý, lạm dụng chất hóa học trongsản xuất, việc triển khai các công trình giao thông, nhà ở… Sự suy thoái môi trườngđất kéo theo sự suy thoái các quần thể động, thực vật và chiều hướng giảm diện tích

Trang 36

đất nông nghiệp trên đầu người đã tới mức báo động (Lê Hải Đường (2007) Chốngthoái hóa, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất nhằm phát triển bền vững Tạp chí Dântộc) [8].

Theo Nguyễn Đình Bồng (Nguyễn Đình Bồng (2002) Quỹ đất quốc gia –Hiện trạng và dự báo sử dụng đất Tạp chí khoa học đất, 16/2002) [3], đất nôngnghiệp của chúng ta chỉ chiếm 28,38% và gần tương đương với diện tích này làdiện tích đất chưa sử dụng Đây là tỷ lệ cho thấy cần có nhiều biện pháp thiết thựchơn để có thể khai thác được diện tích đất nói trên phục cho các mục đích khácnhau So với một số nước trên thế giới, nước ta có tỷ lệ đất dùng vào nông nghiệprất thấp Là một nước có đa phần dân số làm nghề nông thì bình quân diện tích đấtcanh tác trên đầu người nông dân rất thấp là một trở ngại to lớn Để vượt qua, pháttriển một nền nông nghiệp đủ sức cung cấp lương thực thực phẩm cho toàn dân và

có một phần xuất khẩu cần biết cách khai thác hợp lý đất đai, cần triệt để tiết kiệmđất, sử dụng đất có hiệu quả cao trên cơ sở phát triển một nền nông nghiệp theohướng sinh thái

Đây thực sự là những vấn đề đáng lo ngại và là thách thức lớn với một nướcnông nghiệp như nước ta hiện nay, việc sử dụng đất nông nghiệp, đặc biệt là đấttrồng lúa thiếu thận trọng vào bất cứ việc gì cũng đều gây lãng phí và con cháuchúng ta sẽ gánh chịu những hậu quả khó lường

Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhằm thoả mãn nhu cầu cho xã hội

về sản phẩm nông nghiệp đang trở thành vấn đề cáp bách luôn được các nhà quản lý

Trang 37

Từ năm 1992, đánh giá đất đai theo phương pháp của FAO (FAO (1990).Land evaluation and farming system anylysis for land use planning Workingdocument, Rome) [33] đã được nhiều cơ quan đề xuất như: Viện Thổ nhưỡng -Nông hoá, Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, Tổng cục quản lý ruộng đất,Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội tiến hành nghiên cứu Kết quả đạt được là đãxây dựng được quy trình phân hạng đất vùng sản xuất nông nghiệp nhằm tăngcường công tác quản lý độ màu mỡ đất và xếp hạng thuế nông nghiệp (NguyễnKhang và Nguyễn Công Pho (1999) Nghiên cứu quy trình đánh giá đất cho các

vùng lãnh thổ.Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp) [15] Dựa vào các chỉ tiêu

chính là các điều kiện sinh thái và tính chất đất của từng vùng sản xuất nông nghiệp

mà đất đai được phân thành 5 đến 7 hạng theo phương pháp xếp điểm

Bắt đầu từ năm 1990 viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã thực hiệnnhiều chương trình đánh giá đất đai trên phạm vi toàn quốc, với 9 vùng sinh thái vànhiều vùng chuyên canh theo các dự án đầu tư Trên bản đồ đánh giá đất toàn quốc

đã xác định được 90 loại hình sử dụng đất chính, trong đó có 28 loại hình sử dụngđất được lựa chọn Vùng Tây Nguyên có các công trình nghiên cứu của tác giảNguyễn Khang và Phạm Dương Ung với công trình nghiên cứu “Kết quả bước đầuđánh giá tài nguyên đất đai ở Việt Nam” ; Nguyễn Công Pho (Nguyễn Công Pho,1999) với công trình nghiên cứu “Đánh giá đất vùng đồng bằng Sông Hồng”;Nguyễn Khang và Nguyễn Văn Tân với công trình nghiên cứu “Đánh giá đất vùng

dự án đa mục tiêu IASOUP”; Nguyễn Chiến Thắng và Cấn Triển với công trìnhnghiên cứu “Đánh giá đất tỉnh Bình Định”

Các đề tài nghiên cứu trong chương trình khuyến nông do Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn chủ trì đã tiến hành nghiên cứu hệ thống cây trồng trên cácvùng sinh thái khác nhau như vùng núi và trung du phía Bắc, vùng đồng bằng SôngHồng nhằm đánh giá hiệu quả của các hệ thống cây trồng trên từng vùng đất đó.Trong đó phải kể đến các công trình như: Đánh giá các loại hình sử dụng đất chủyếu trong nông lâm nghiệp góp phần định hướng sử dụng đất vùng trung tâm miềnnúi bắc bộ Việt Nam của tác giả Nguyễn Huy Phồn (1996); Đánh giá hiệu quả một

số mô hình đa dạng hoá cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng của tác giả Vũ Năng

Trang 38

Dũng (1997); Đánh giá đất và hướng sử dụng đất đai bền vững trong sản xuất nôngnghiệp của huyện Tiên Sơn - Bắc Ninh của tác giả Đỗ Nguyên Hải (2001).

Tác giả Ðoàn Công Quỳ đã sử dụng hệ thống chỉ tiêu như: giá trị sản xuất, giátrị gia tăng, chi phí trung gian, giá trị sản xuất/lao động, giá trị gia tăng/lao động đểđánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở các xã vùng đồng bằng huyệnThạch Thất, tỉnh Hà Tây (Ðoàn Công Quỳ (2006) Ðánh giá hiệu quả kinh tế sửdụng đất canh tác ở các xã vùng đồng bằng huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây Tạp chíkhoa học và Phát triển - Truờng Ðại học Nông nghiệp Hà Nội Số 4 và 5 - Năm2006) [21]

Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Phạm Vặn Dự (Phạm Văn Dự (2009).Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng dất nông nghiệp vùng dồng bằng sôngHồng Tạp chí Cộng sản Số ra ngày 15/5/2009) [6], đồng bằng Sông Hồng có diệntích xấp xỉ 15.000 km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 855 ngàn hecta, bằng57% tổng diện tích Tổng dân số là 17,6 triệu nguời, trong đó 13,4 triệu là dân sốnông nghiệp và nông thôn Tuy nhiên, trong những năm qua, do các thửa ruộngmanh mún, cách làm ăn cá thể, nhỏ lẻ đã đẩy chi phí sản xuất lên rất cao, thậm chíbằng với giá bán Trung bình mỗi hộ chỉ có 0,2 hecta đất nông nghiệp với từ 3-7mảnh Theo kết quả điều tra năm 2006, bình quân thu nhập của nông dân chỉ là 506nghìn đồng/tháng Một trong những nguyên nhân cơ bản là quy mô đất đai của cácnông hộ hiện nay quá nhỏ và manh mún đã ảnh huởng rất lớn đến hiệu quả sản xuấtnông nghiệp, không áp dụng được cơ giới hoá đồng bộ, không áp dụng được nhiềutiến bộ khoa học kỹ thuật, giảm chi phí Theo Bộ NN&PTNT (Bộ NN&PTNT (2009) Cẩm nang sử dụng đất nông nghiệp Tập 3: Tài nguyên đất Việt Nam thựctrạng vả tiềm năng sử dụng NXB Khoa học & kỹ thuật) [1], để khắc phục tình trạngnày, đã có nhiều giải pháp đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất như dồn điểnđổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tích tụ ruộng đất Mỗi giải pháp đều gặpnhiều khó khan và có mặt trái của nó, như năng suất, điều kiện tự nhiên giữa cácđồng đất không đều, đầu ra sản phẩm không ổn định, hậu quả xã hội khi nông dânmất ruộng, … Nghiên cứu này đề nghị giải pháp xây dựng Tổ hợp tác xã sản xuấtnông nghiệp trên cơ sở tự nguyện của các hộ, bỏ bờ thửa, cùng canh tác, đưa máy

Trang 39

móc thiết bị vào sản xuất đã giảm được đến 50% chi phí, được bà con nông dânđồng tình huởng ứng.

Bên cạnh đó, vấn đề luân canh tăng vụ, trồng gối, trồng xen nhằm sử dụngnguồn lực đất đai, khí hậu, để bố trí cây trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất cũngđược nhiều tác giả đề cập

Nhưng nhìn chung, các công trình nghiên cứu cũng như thực tiễn sản xuất mớichỉ giải quyết được phần nào những vấn đề được đặt ra trong việc sử dụng đất đaihiện nay Có những mô hình cho năng suất cây trồng cao, bảo vệ môi trường nhưnghiệu quả kinh tế thấp, có mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao trước mắt, song chưa có

gì đảm bảo cho việc khai thác lâu dài, ổn định, đặc biệt có nơi còn làm huỷ hoại môitrường, phá huỷ đất.Vì vậy cần có sự nghiên cứu các giải pháp thích hợp hướng tớimột nền nông nghiệp phát triển toàn diện và bền vững

* Nghiên cứu quản lý sử dụng đất vùng đồi núi

Đất đồi núi việt nam là hợp phần quan trọng của quĩ đất, chiếm 3/4 lãnh thổtoàn quốc, tập trung ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Tây Nguyên Trong số 12,087 triệu hađất chưa sử dụng thì đất đồi núi là 8,548 triệu ha, chiếm 70,72% Như vậy tiềmnăng đất dốc còn khá phong phú (Bộ NN&PTNT ( 2009) Cẩm nang sử dụng đấtnông nghiệp Tập 3: Tài nguyên đất Việt Nam thực trạng vả tiềm năng sử dụng.NXB Khoa học & kỹ thuật) [23]

Diện tích đất dốc nước ta khá lớn trong khi diện tích rừng của nước ta ngàycàng thu hẹp do đó độ che phủ đất giảm dần Lượng mưa cao, cường độ mưa lớn vàtập trung, cộng với lối canh tác không có biện pháp bảo vệ đất của người dân làmcho đất dốc của nước ta ngày càng suy thoái mạnh mẽ Vì vậy vấn đề sử dụng hợp

lý hiệu quả đất dốc được rất nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu

Vào những năm 60 các nghiên cứu về đất dốc có xu hướng hướng tập trungvào các vấn đề xói mòn Năm 1962, Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Quý Khải, CaoVăn Minh xây dựng các thí nghiệm chống xói mòn ở Cầu Hai Phú Thọ Năm 1965Bùi Quang Toản xây dựng mô hình chống xói mòn tại ấp Bắc Năm 1971, Hà NgọcNgô nghiên cứu về ảnh hưởng của biện pháp cắt dòng chảy và cây trồng phủ đất.Năm 1978, Vũ Ngọc Tuyên đã nghiên cứu biện pháp xây dựng đồi nương và canh

Trang 40

tác trên đất dốc Năm 1980, Vũ Thành đã thử nghiệm đối với biện pháp tủ cỏ vàođất trồng dứa ở Hoà Vang trên đất dốc 100 - 150, kết quả cho thấy độ ẩm tăng 1 - 3

%, độ xốp tăng từ 2- 3 % và giảm xói mòn 45 - 50 % so với không tủ Từ đó đếnnay các nghiên cứu nhằm phục vụ cho việc sử dụng hợp lý đất dốc ngày một nhiều

và mang lại những hiệu quả đáng kể

Nguyễn Văn Toàn khi nghiên cứu đánh giá đất gò đồi vùng Đông Bắc phục vụphát triển kinh tế nông nghiệp, đề tài cấp nhà nước cho rằng “tiềm năng đất sản xuấtnông nghiệp của vùng gò đồi thuộc 6 tỉnh vùng Đông Bắc tối đa có 984.805 ha,trong đó đất lúa có 70.676 ha; lúa màu có 55.723 ha; chuyên màu có 85.607 ha;đồng cỏ phục vụ chăn nuôi có 28.093 ha; cây lâu năm có 113.006 ha, trong đó đấttrồng chè 22.643 ha; vải thiều có 38.591 ha; nhãn 317 ha; na 4.062 ha” (NguyễnVăn Toàn (2010) Sử dụng bền vững tài nguyên đất Hà Nội Kỷ yếu hội thảo 1000năm Thăng Long, Hà Nội) [29]

Từ những nghiên cứu nói trên cho thấy tiềm năng đất sản xuất nông nghiệp làchỉ tiêu rất quan trọng quyết định đến việc hoạch định kế hoạch phát triển nôngnghiệp của các cấp lãnh thổ

1.2.3 Nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh Ninh Bình và huyện Yên Mô

Theo số liệu văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Ninh Bình, năm 2017,tỉnh Ninh Bình có 61,4 nghìn hecta đất sản xuất nông nghiệp (chiếm 44,56%DTTN), đất lâm nghiệp có diện tích 28,4 nghìn hecta (chiếm 20,61% DTTN).Những năm qua sử dụng đất của tỉnh Ninh Bình chuyển đổi chủ yếu hướng tới sảnxuất hàng hóa, chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp đã được

đề ra với nội dung cụ thể: chuyển đổi cơ cấu vùng đất trũng, chuyển đổi cơ cấugiống lúa, bố trí cây vụ đông trên đất hai lúa, phát triển kinh tế vườn, những câytrồng vật nuôi mới được đưa vào sản xuất trên cơ sở phát huy lợi thế điều kiện tựnhiên nhất là đất đai khí hậu của tỉnh Hướng vào những chương trình mục tiêuphát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là về phát triển nông nghiệp hàng hóa vàbền vững gắn với xây dựng nông thôn mới, đã có những nghiên cứu tập trung vàothế mạnh và điều kiện tự nhiên đặc biệt là tài nguyên đất đai cho sự phát triển nôngnghiệp

Ngày đăng: 12/02/2019, 10:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ NN&PTNT ( 2009). Cẩm nang sử dụng đất nông nghiệp. Tập 3: Tài nguyên đất Việt Nam thực trạng vả tiềm năng sử dụng. NXB Khoa học & kỹ thuật Khác
2. Nguyễn Văn Bích (2007). Nông nghiệp nông thôn Việt Nam hai mươi năm đổi mới quá khứ và hiện tại. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
3. Nguyễn Đình Bồng (2002). Quỹ đất quốc gia – Hiện trạng và dự báo sử dụng đất. Tạp chí khoa học đất, 16/2002 Khác
4. Đường Hồng Dật (1994). Lịch sử nông nghiệp Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội Khác
5. Vũ Năng Dũng (1997). Đánh giá hiệu quả một số mô hình đa dạng hoá cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng. NXB Nông nghiệp, Hà Nội Khác
6. Phạm Văn Dự (2009). Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng dất nông nghiệp vùng dồng bằng sông Hồng. Tạp chí Cộng sản. Số ra ngày 15/5/2009 Khác
7. Phạm Vân Đình và Đỗ Kim Chung (1998). Kinh tế nông nghiệp. NXB Nông nghiệp, Hà Nội Khác
8. Lê Hải Đường (2007). Chống thoái hóa, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất nhằm phát triển bền vững. Tạp chí Dân tộc Khác
9. Đỗ Nguyên Hải (1999). Xác định các chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường trong quản lý sử dụng đất đai bền vững cho sản xuất nông nghiệp. NXB Nông nghiệp, Hà Nội Khác
10. Đỗ Nguyên Hải (2001). Đánh giá đất và hướng sử dụng đất đai bền vững trong sản xuất nông nghiệp của huyện Tiên Sơn - Bắc Ninh. Luận án tiến sĩ nông nghiệp. Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội Khác
11. Vũ Khắc Hòa (1996). Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác trên địa bàn huyện Thuận Thành - tỉnh Hà Bắc. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Trường đại học Nông nghiệp I, Hà Nội Khác
12. Hội khoa học đất (2000). Đất Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội Khác
13. Lê Hội (1996). Một số phương pháp luận trong việc quản lý sử dụng đất đai Khác
14. Nguyễn Đình Hợi (1993). Kinh tế tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp. NXB Thống kê, Hà Nội Khác
15. Nguyễn Khang và Nguyễn Công Pho (1999). Nghiên cứu quy trình đánh giá đất cho các vùng lãnh thổ.Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp Khác
16. Doãn Khánh (2000). Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam 10 năm qua,Tạp chí cộng sản.Tr.41 Khác
17. Phan Sĩ Mẫn và Nguyễn Việt Anh (2001). Những giải pháp cho nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá.Tạp chí Tia sáng,3/2001. Tr. 11-12 Khác
19. Phòng TN&MT huyện Yên Mô (2017). Báo cáo thuyết minh số liệu thống kê đất đai năm 2016 các xã, phường Khác
20. Nguyễn Huy Phồn (1996). Đánh giá các loại hình sử dụng đất chủ yếu trong nông lâm nghiệp góp phần định hướng sử dụng đất vùng trung tâm miền núi bắc bộ Việt Nam, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp, Hà Nội Khác
21. Ðoàn Công Quỳ (2006). Ðánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở các xã vùng đồng bằng huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây. Tạp chí khoa học và Phát triển - Truờng Ðại học Nông nghiệp Hà Nội. Số 4 và 5 - Năm 2006 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w