Các loại sử dụng đất nông nghiệp của thị trấn Yên Thế .... Lựa chọn các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế-xã hội- môi trường cho thị trấn Yên Thế .... Do vậy, vi
Trang 1KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên
ngành : Quản lý đất đai Khoa
: Quản lý tài nguyên Khóa học
: 2013 - 2017
Thái Nguyên, năm 2017
Trang 2Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên
ngành : Quản lý đất đai Lớp
: K45 - QLĐĐ – N03
Khoa : Quản lý tài nguyên
Khóa học : 2013 - 2017
Giảng viên hướng dẫn : Th.s Nguyễn Ngọc Anh
Thái Nguyên, năm 2017
Trang 3của các thầy giáo, cô giáo trong khoa Quản lý Tài Nguyên, cũng như các thầy
cô giáo trong ban giám hiệu nhà trường, các phòng ban và phòng đào tạo củatrường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
Đây là một khoảng thời gian rất quý báu, bổ ích và có ý nghĩa vô cùnglớn đối với bản thân em Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường em
đã được trang bị một lượng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ và một lượngkiến thức về xã hội nhất định để sau này khi ra trường em không còn phải bỡngỡ và có thể đóng góp một phần sức lực nhỏ bé của mình để phục vụ cho sựnghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước và trở thành người công dân
có ích cho xã hội
Thời gian thực tập tuy không dài nhưng đem lại cho em những kiếnthức bổ ích và những kinh nghiệm quý báu, đến nay em đã hoàn thành bài tốtnghiệp khóa luận của mình
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy giáo, cô giáo trong Khoa
Quản lý Tài nguyên, người đã giảng dạy và đào tạo, hướng dẫn chúng em và
đặc biệt là thầy giáo Thạc sỹ Nguyễn Ngọc Anh , người đã trực tiếp hướng
dẫn em một cách tận tình và chu đáo trong suốt thời gian thực tập và hoàn thànhkhoá luận này
Em xin gửi lời cảm ơn tới các bác, cô chú, anh chị đang công tác tạiUBND thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, các ban ngành đoànthể cùng nhân dân trong thị trấn đã nhiệt tình giúp đỡ chỉ bảo em hoàn thànhbáo cáo tốt nghiệp này
Do thời gian có hạn, lại bước đầu làm quen với phương pháp mới chắc
chắn báo cáo không tránh khỏi thiếu xót Em rất mong nhận được ý kiến đónggóp của các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn sinh viên để khóa luận này đượchoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày 02 tháng 06 năm 2017
Sinh viên
Hoàng Mạnh Cường
Trang 4Bảng 2.1 Cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng của Việt Nam năm 2014 13
Bảng 4.2: Cơ cấu diện tích đất phi nông nghiệp theo mục đích sử dụng được thể hiện qua bảng sau: 27
Bảng 4.3 Hiện trạng về diện tích và sản lượng một số cây trồng chính của thị trấn năm 2015: 29
Bảng 4.4 Các LUT sản xuất nông nghiệp của thị trấn Yên Thế 31
Bảng 4.5 Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng chính 36
Đơn vị tính:1000đ 36
Bảng 4.6: Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả kinh tế 37
Đơn vị: 1000đ 37
Bảng 4.7: Phân cấp hiệu quả kinh tế kiểu sử dụng đất trong LUT 1 37
Bảng 4.8: Phân cấp hiệu quả kinh tế kiểu sử dụng đất trong LUT 2 38
Bảng 4.9: Phân cấp hiệu quả kinh tế kiểu sử dụng đất trong LUT 3 39
Bảng 4.10: Phân cấp hiệu quả kinh tế kiểu sử dụng đất trong LUT 4 39
Bảng 4.11: Phân cấp hiệu quả kinh tế kiểu sử dụng đất trong LUT 5 40
Bảng 4.12 Hiệu quả xã hội của các LUT 42
Bảng 4.13 Hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất 44
Trang 5UBND Ủy ban nhân dân
LUT Land Use Type (loại sử dụng đất)
FAO Food and Agricuture Organnization - Tổ chức
nông lương Liên hiệp quốc
Trang 6Phần 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu của đề tài 2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Ý nghĩa của đề tài 3
Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Cơ sở pháp lý 4
2.2 Cơ sở khoa học của đề tài 5
2.2.1 Cơ sở lý luận 5
2.2.2 Hiệu quả và tính bền vững trong sử dụng đất 6
2.2.3.Định hướng sử dụng đất nông nghiệp 9
2.3 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới và Việt Nam 11
2.3.1.Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới 11
2.3.2 Tại Việt Nam 12
2.3.3 Tình hình sử dụng đất tại tại tỉnh Yên Bái 14
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 15
31.1 Đối tượng nghiên cứu 15
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 15
3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành 15
3.3 Nội dung nghiên cứu 15
3.4 Phương pháp nghiên cứu 16
3.4.1 Phương pháp tính hiệu quả của các loại sử dụng đất 16
3.4.2 Phương pháp tính toán phân tích số liệu 17
Trang 74.1.1 Điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và môi trường 18
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 21
4.1.3 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập 22
4.1.4 Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn 23
4.1.5 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng 23
4.1.6 Giáo dục - đào tạo 23
4.1.7 Y tế 24
4.1.8 Văn hoá, thể dục thể thao 24
4.1.9 Năng lượng, bưu chính viễn thông 24
4.1.10 Quốc phòng, an ninh 24
4.1.11 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của thị trấn Yên Thế ảnh hưởng tới sử dụng đất 25
4.2 Đánh giá hiện trạng và xác định loại sử dụng đất của thị trấn Yên Thế
27 4.2.1 Hiện trạng sử dụng đất 27
4.2.3 Các loại sử dụng đất nông nghiệp của thị trấn Yên Thế 30
4.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 34
4.3.1 Hiệu quả kinh tế 34
4.3.2 Hiệu quả xã hội 41
4.3.3 Hiệu quả môi trường 43
4.4 Lựa chọn các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế-xã hội- môi trường cho thị trấn Yên Thế 45
4.4.1 Nguyên tắc lựa chọn 45
4.4.2 Tiêu chuẩn lựa chọn 45
4.4.3 Hướng lựa chọn các loại sử dụng đất 46
Trang 8thị trấn Yên Thế 48
4.5.1 Giải pháp chung 48
4.5.2 Giải pháp cụ thể 50
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52
5.1 Kết luận 52
5.2 Kiến nghị 53
Tài liệu tham khảo 54
Trang 91.1 Tính cấp thiết của đề tài
Phần 1
MỞ ĐẦU
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là điều kiện tồn tại và pháttriển của con người và các sinh vật khác trên trái đất Là tư liệu sản xuất đặcbiệt không thể thay thế được trong quá trình sản xuất Đặc biệt là sản xuấtnông nghiệp, lâm nghiêp; Là địa khu dân cư, các cơ sở văn hóa, các khu côngngiệp, Ngày nay, xã hội phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏingày càng tăng về lương thực và thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu vềvăn hóa, xã hội Con người đã tìm mọi cách để khai thác đất đai nhằm thỏamãn những nhu cầu ngày càng tăng đó Các hoạt động ấy đã làm cho diện tíchđất nông nghiệp vốn có hạn về diện tích ngày càng bị thu hẹp, đồng thời làmgiảm độ màu mỡ và giảm tính bền vững trong sử dụng đất Do vậy, việc đánhgiá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả, hợp lý theo quan điểm sinhthái và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề mang tính chất toàn cầuđang được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm Đối với một nước có nềnkinh tế nông nghiệp là chủ yếu như ở Việt Nam, nghiên cứu, đánh giá hiệuquả sử dụng đất nông nghiệp càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết
Thị trấn Yên Thế nằm ở trung tâm của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái,nằm trên giao điểm của các đường quốc lộ 70, đi từ km 89 quốc lộ 70 đếnhuyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang và đường Đông Hồ Thác Bà từ Vĩnh Kiênđến thị trấn Yên Thế, là một thi trấn nhưng sản xuất nông nghiệp là chủ yếu.Trong những năm qua Đảng bộ và nhân dân các dân tộc thị trấn Yên Thế đãphát huy truyền thống quê hương, những tiềm năng lợi thế của địa phương, nỗlực phấn đấu, tích cực, thi đua lao động sản xuất, tạo sự chuyển biến rõ rệttrên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng Tuy nhiên việc sửdụng đất của thi trấn trong những năm qua cho thấy còn nhiều hạn chế: chưa
Trang 10dụng, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hànghóa còn chậm, phát triển nuôi trồng thủy sản và các hoạt động dịch vụ, du lịchtrên địa bàn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương Bên cạnh
đó diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do phải chuyển mục đíchsang các loại đất khác, việc bù đắp lại diện tích đất nông nghiệp bị mất là vôcùng khó khăn, cơ sở hạ tầng còn hạn chế, trình độ dân trí chưa đáp ứng đượcyêu cầu sản xuất Tài nguyên đất đai và nhân lực chưa được khai thác đầy đủ
Vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nhiệp, đảmbảo an ninh lương thực và giữ gìn được bản sắc của địa phương là một yêucầu hết sức quan trọng và cần thiết trong thời gian tới
Xuất phát từ thực tế đó, dưới sự hướng dẫn của Thạc sỹ Nguyễn NgọcAnh chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp trên địa bàn thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái”
1.2 Mục tiêu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, từ đó lựa chọn loại
sử dụng đất đạt hiệu quả cao phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hộicủa thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên – kinh tế
xã hội tác động đến sản xuất nông nghiệp của thị trấn
- Đánh giá hiện trạng và xác định các loại sử dụng đất sản xuất nôngnghiệp của thị trấn
- Lựa chọn loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cho thị trấn
Trang 111.3 Ý nghĩa của đề tài
- Củng cố được kiến thức đã được tiếp thu trong nhà trường và nhữngkiến thức thực tế cho sinh viên trong quá trình thực tập tại cơ sở
- Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập và xử lý thông tin của sinh viêntrong quá trình làm đề tài
- Trên cơ sở đánh giá hiệu quả sử dụng đất của sản xuất nông nghiệp từ
đó đề xuất được những giải pháp sử dụng đất đạt hiệu quả cao
Trang 122.1 Cơ sở pháp lý
- Các văn bản của Nhà nước:
Căn cứ Luật Đất đai năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủquy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
Căn cứ Chỉ thị số: 21/CT-TTg ngày 01/8/2014 của Thủ tướng Chínhphủ về việc kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014;Căn cứ Thông tư số: 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tàinguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồhiện trạng sử dụng đất
Căn cứ Thông tư số: 02/2015/TT-BTNMT ngày 27/01/2015 của Bộ Tàinguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Thủtướng Chính phủ;
Căn cứ Kế hoạch số: 02/KH-BTNMT ngày 16/9/2014 của Bộ Tàinguyên và Môi trường về kế hoạch thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiệntrạng sử dụng đất năm 2014 theo Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 01/8/2014 củaThủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Văn bản số 1592/TCQLĐĐ-CKSQLSDĐĐ ngày 18/11/2014 củaTổng cục quản lý đất đai về việc hướng dẫn thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản
đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014;
- Các văn bản của UBND tỉnh Yên Bái:
Trang 13Căn cứ Văn bản số: 62/UBND-CN ngày 08/01/2015 của UBND tỉnhYên Bái V/v triển khai thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sửdụng đất năm 2014 tỉnh Yên Bái;
Căn cứ Quyết định số: 2530/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBNDtỉnh Yên Bái về việc đặt hành và giao nhiệm vụ đơn vị tư vấn thực hiện kiểm
kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 tỉnh Yên Bái;
2.2 Cơ sở khoa học của đề tài
2.2.1 Cơ sở lý luận
- Các luận điểm về đánh giá đất
Luật đất đai hiện hành đã khẳng định: “ Đất đai là nguồn tài nguyên quốcgia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, không có khả năng tái tạo, làthành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố cáckhu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốcphòng” (Luật đất đai 2013) Như vậy đất đai là điều kiện chung nhất đối vớimọi quá trình sản xuất và hoạt động của con người
- Luận điểm về lựa chọn loại sử dụng đất
Đối với ngành phi nông nghiệp đất đai giữ vai trò thụ động với chứcnăng là cơ sở không gian và vị trí để hoàn thiện quá trình lao động, là khotàng dự trữ trong lòng đất Đối với ngành này quá trình sản xuất sản phẩmđược tạo ra không phụ thuộc vào đặc điểm, độ phì nhiêu của đất cũng nhưchất lượng thảm thực vật và tính chất tự nhiên có sãn trong lòng đất
Đối với ngành nông lâm nghiệp đất đai có vai trò vô cùng quan trọng.Đất đai không chỉ là cơ sở không gian, là điều kiện cần thiết cho sự tồn tại màcòn là yếu tố tích cực của các quá trình sản xuất, thể hiện ở chỗ đất chịu tác
Trang 14phương tiện lao động.
Quá trình sản xuất nông lâm nghiệp luôn gắn bó chặt chẽ với đất và cácsản phẩm làm ra được luôn phụ thuộc vào các đặc điểm của đất mà cụ thể làđôi phì nhiêu và quá trình sinh học của đất
Tuy nhiên đội phì nhiêu của đất không phải là yếu tố vĩnh viễn và cốđịnh, nó luôn luôn thay đổi trong quá trình hình thành và phát triển tự nhiên.Ngoài ra trong quá trình sản xuất dưới sự tác động của con người thì độ phìnhiêu càng có sự biến động lớn Nếu tác động xấu thì độ phì nhiêu ngày càngcạn kiệt, ngược lại nếu tác động của con người có sự sáng tạo và khoa học thì
độ phì nhiêu của đất ngày càng được nâng cao vì ngoài yếu tố tự nhiên còn cóyếu tố xã hội tham gia vào quá trình hình thành và phát triển đất đai
2.2.2 Hiệu quả và tính bền vững trong sử dụng đất
2.2.2.1 Khái quát hiệu quả sử dụng đất
Hiệu quả chính là kết quả như yêu cầu của việc sử dụng đất mang lại Do
sự đối lập giữa nguồn tài nguyên hữu hạn với nhu cầu ngày càng cao của conngười mà ta phải xem xét kết quả phải tạo ra như thế nào? Phải bỏ ra baonhiêu chi phí để tạo ra kết quả đó? Có đem lại kết quả như mong muốnkhông? Chính vì thế khi đánh giá hoạt động sản xuất không chỉ dừng lại ởviệc đánh giá kết quả mà còn phải đánh giá chất lượng các hoạt động sản xuấtkinh doanh tạo ra sản phẩm đó
Để xác định bản chất và khái niệm hiệu quả cần xuất phát từ những luậnđiểm của Mác và những luận điểm lý thuyết sau:
- Thứ nhất: Bản chất của hiệu quả là yêu cầu tiết kiệm thời gian, thể hiệntrình độ nguồn lực của xã hội Các Mác cho rằng quy luật tiết kiệm thời gian
là quy luật có tầm quan trọng đặc biệt tồn tại trong nhiều phương thức sản
Trang 15- Thứ hai: Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống thì nền sản xuất xã hội
là một hệ thống các yếu tố sản xuất và quan hệ vật chất hình thành giữa con người với con người trong quá trình sản xuất Hệ thống sản xuất xã hội bao gồm trong nó các quá trình sản xuất, các phương tiện bảo tồn và tiếp tục đời sống xã hội, nhu cầu của con người là những yếu tố khác quan phản ánh mối quan hệ nhất định của con người đối với môi trường bên ngoài Đó là quá trình trao đổi vật chất giữa sản xuất, xã hội và môi trường
- Thứ ba: Hiệu quả kinh tế là mục tiêu nhưng không phải là mục tiêucuối
cùng mà là mục tiêu xuyên suốt mọi hoạt động kinh tế Trong quyhoạch và quản lý kinh tế nói chung hiệu quả là quan hệ so sánh tối ưu giữađầu vào và đầu ra? Là lợi ích lớn hơn thu được với một chi phí nhất định hoặcmột kết quả nhất định với chi phí nhỏ hơn
Như vậy, có thể hiểu bản chất của hiệu quả được xem là: Việc đáp ứngnhu cầu của con người trong xã hội; việc bảo tồn tài nguyên, thiên nhiên vànguồn lực để phát triển bền vững
* Hiệu quả kinh tế: Được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kếtquả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh Kếtquả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra
là phần giá trị của các nguồn lực đầu vào Mối tương quan cần xét cả phần sosánh tuyệt đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa haiđại lượng đó
Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng bản chất của phạm trù kinh
tế sử dụng đất là: Với một diện tích nhất định sản xuất ra một khối lượng của
Trang 16* Hiệu quả xã hội: Phản ánh mối tương quan giữa kết quả thu được vềmặt xã hội mà sản xuất mang lại với các chi phí sản xuất xã hội bỏ ra Loạihiệu quả này đánh giá chủ yếu về mặt xã hội do hoạt động sản xuất mang lại.
“Hiệu quả về mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác địnhbằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp” (Nguyễn DuyTính,
1995) [13]
* Hiệu quả môi trường:“Hiệu quả môi trường là môi trường được sảnsinh do tác động của sinh vật, hóa học, vật lý chịu ảnh hưởng tổng hợp củacác yếu tố môi trường của các loại vật chất trong môi trường” Một hoạt độngsản xuất được coi là có hiệu quả khi không có những ảnh hưởng tác động xấuđược coi là có hiệu quả khi không có những ảnh hưởng tác động xấu đến môitrường đất, nước, không khí, không làm ảnh hưởng tác động xấu đến môitrường sinh thái và đa dạng sinh học
Quan niệm về hiệu quả trong điều kiện hiện nay là phải thỏa mãn vấn đềtiết kiệm thời gian, tiết kiệm tài nguyên trong sản xuất, mang lại lợi ích xã hội
và bảo vệ được môi trường
2.2.2.2 Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất
Thế giới đang sử dụng khoảng 1,5 tỷ ha đất cho sản xuất nông nghiệp.Tiềm năng đất nông nghiệp của thế giới khoảng 3 - 5 tỷ ha Nhân loại đanglàm hư hại đất nông nghiệp khoảng 1,4 tỷ ha đất và hiện nay có khoảng 6-7triệu ha đất nông nghiệp bị bỏ hoang do xói mòn và thoái hóa Để giải quyếtnhu cầu về sản phẩm nông nghiệp, con người phải thâm canh, tăng vụ tăngnăng suất cây trồng và mở rộng diện tích đất nông nghiệp
Để nắm vững số lượng và chất lượng đất đai cần phải điều tra thành lậpbản đồ đất, đánh giá phân hạng đất, điều tra hiện trạng, quy hoạch sử dụng đất
Trang 17tài nguyên này được khai thác tốt nhất mà vẫn duy trì sản xuất trong tương lai.Phát triển nông nghiệp bền vững có tính chất quyết định trong sự pháttriển chung của toàn xã hội Điều cơ bản nhất của phát triển nông nghiệp bềnvững là cải thiện chất lượng cuộc sống trong sự tiếp xúc đúng đắn về môitrường để giữ gìn tài nguyên cho thế hệ sau này.
2.2.2.3 Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất
Trong quá trình sử dụng đất đai tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát khi đánhgiá hiệu quả là mức độ đáp ứng nhu cầu của xã hội và sự tiết kiệm lớn nhất vềchi phí các nguồn tài nguyên, sự ổn định lâu dài của hiệu quả Do đó tiêuchuẩn đánh giá việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất nông - lâmnghiệp là mức độ tăng thêm các kết quả sản xuất trong điều kiện nguồn lựchiện có hoặc mức độ tiết kiệm về chi phí các nguồn lực khi sản xuất ra mộtkhối lượng nông - lâm sản nhất định
Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất là mức độ đạt được các mụctiêu kinh tế, xã hội và môi trường
“Hiệu quả sử dụng đất có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nông - lâmnghiệp,sử dụng đất phải tuân theo quan điểm sử dụng đất bền vững hướngvào ba tiêu chuẩn chung là bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bềnvững về môi trường” (FAO, 1994)
2.2.3.Định hướng sử dụng đất nông nghiệp
2.2.3.1 Cơ sở khoa học và thực tiễn trong định hướng sử dụng đất
- Truyền thống, kinh nghiệm và tập quán sử dụng đất lâu đời của nhândân Việt Nam
Trang 18- Những số liệu, tài liệu thống kê định kỳ về sử dụng đất (diện tích, năngsuất, sản lượng), sự biến động và xu hướng phát triển.
- Chiến lược phát triển của các ngành: Nông nghiệp, lâm nghiệp, côngnghiệp, xây dựng, giao thông
+ Các dự án quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của các vùng và địa phương
+ Kết quả nghiên cứu tiềm năng đất đai về phân bố, sản lượng, chấtlượng và khả năng sử dụng ở mức độ thích nghi của đất đai
+ Trình độ phát triển khoa học kỹ thuật phục vụ cho sản xuất đạt hiệuquả kinh tế cao
+ Tốc độ gia tăng dân số, dự báo dân số qua các thời kỳ, truyền thống,kinh nghiệm và tập quán sử dụng đất lâu đời của nhân dân Việt Nam
2.2.3.2 Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
- Sử dụng đất phải gắn liền với định hướng phát triển kinh tế - xã hộicủa địa phương
- Khai thác sử dụng đất phải dựa trên cơ sở quy hoạch và lập kế hoạch sửdụng đất “Quản lý đất đai thông qua quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đấtđai vừa đảm bảo tính thống nhất của quản lý nhà nước về đất đai vừa tạo điềukiện để phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc sử dụng đất”
- Khai thác sử dụng đất phải đạt hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường vàtiến tới sự ổn định bền vững lâu dài
- Khai thác sử dụng đất phải gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấukinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa
- Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo khai thác tối đa lợi thế so sánh,tiềm năng của từng vùng trên cơ sở kết hợp giữa chuyên môn hóa và đa dạnghóa sản phẩm và sản xuất hàng hóa
- Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo ưu tiên trước hết cho mục tiêu đảmbảo an ninh lương thực của các nông hộ và địa phương
Trang 19- Khai thác sử dụng đất phải dựa trên cơ sở kinh tế của nông hộ, nôngtrại phù hợp với trình độ dân trí, phong tục tập quán nhằm phát huy kiến thứcbản địa và nội lực của địa phương.
- Khai thác sử dụng đất phải phải đảm bảo ổn định về xã hội, an ninhquốc phòng
2.2.3.3 Định hướng sử dụng đất
Định hướng sử dụng đất nông nghiệp là xác định phương hướng sửdụng đất nông nghiệp theo điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, điều kiện vậtchất xã hội, thị trường đặc biệt là mục tiêu, chủ trương chính sách của nhànước nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất vàbảo vệ môi trường Nói cách khác, định hướng sử dụng đất nông nghiệp là việcxác định một cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong đó cơ cấu cây trồng, cơ cấu vậtnuôi phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng lãnh thổ Trên cơ sở nghiên cứu
hệ thống cây trồng và các mối quan hệ giữa chúng với môi trường để địnhhướng sử dụng đất phù hợp với điều kiện từng vùng
- Điều kiện sử dụng đất, cải tạo đất bằng các biện pháp thủy lợi, phânbón và các tiến bộ khoa học kỹ thuật về canh tác
Mục tiêu phát triển của vùng nghiên cứu trong những năm tiếp theohoặc lâu dài
2.3 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới và Việt Nam
2.3.1.Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới
Trang 20Trong sản xuất nông lâm nghiệp thì đất đai là nhân tố quyết định, có ýnghĩa vô cùng quan trọng Trên thế giới mặc dù nền sản xuất nông nghiệp củacác nước phát triển không giống nhau nhưng tầm quan trọng của nó đối vớiđời sống con người thì quốc gia nào cũng thừa nhận Hầu hết các nước đềucoi nông nghiệp là cơ sở, nền tảng của sự phát triển Tuy nhiên, khi dân sốngày một tăng nhanh thì nhu cầu lương thực, thực phẩm là một sức ép rất lớnlên đất, nhất là đất nông nghiệp Trong khi đó đất đai lại có hạn, đặc biệt quỹđất nông nghiệp lại có xu hướng giảm do chuyển sang các mục đích phi nôngnghiệp Để đảm bảo an ninh lương thực loài người phải tăng cường các biệnpháp khai thác, khai hoang đất đai phục vụ cho mục đích nông nghiệp Vìvậy, đất đai là đối tượng bị khai thác triệt để, trong khi đó các biện pháp bảo
vệ và tăng độ phì cho đất không được chú trọng dẫn tới hậu quả môi trườngsinh thái bị phá vỡ, hàng loạt diện tích đất bị thoái hóa trên phạm vi toàn thếgiới, gây ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng nông sản
Đất đai trên thế giới phân bố không đồng đều ở các châu lục Châu Ámặc dù có diện tích đất nông nghiệp khá cao so với các châu lục khác nhưngđất nông nghiệp chỉ chiếm tỉ lệ diện tích thấp trong tổng diện tích tự nhiên,trong khi đó Châu Á là khu vực có tỷ lệ dân số đông trên thế giới, có các quốcgia dân số đông nhất nhì thế giới như: Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia,Pakistan… Ở Châu Á đất đồi núi chiếm 35% tổng diện tích, tiềm năng đấttrồng trọt nhờ nước trời là khá lớn khoảng 407 triệu ha, trong đó xấp xỉ 282triệu ha đang được trồng trọt và khoảng 100 triệu ha nằm chủ yếu trong vùngnhiệt đới ẩm của Đông Nam Á
Đông Nam Á là một khu vực có dân số khá đông trên thế giới nhưngdiện tích canh tác thấp, trong đó chỉ có Thái Lan là diện tích đất canh tác trênđầu người khá nhất và Việt Nam là quốc gia đứng vào hàng thấp nhất trong sốcác quốc gia ASEAN ( Bộ TN&MT 2014) [2]
2.3.2 Tại Việt Nam
Trang 21Tính đến ngày 01/01/2011, Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên là33.095,7 nghìn ha, trong đó đất nông nghiệp là 26.226,4 nghìn ha chiếm79,24% tổng diện tích đất tự nhiên, đất phi nông nghiệp là 3.705,0 nghìn ha,chiếm 11,20% diện tích tự nhiên, đất chưa sử dụng là 3.164,3 nghìn ha,chiếm 9,56% tổng diện tích tự nhiên Hiện trạng sử dụng đất đai của ViệtNam được thể hiện quả bảng 2.1
Bảng 2.1 Cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng của Việt Nam năm 2014
(ha)
Cơ cấu (%)
Trang 222.3.3 Tình hình sử dụng đất tại tại tỉnh Yên Bái
Yên Bái là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa, là 1 trong 13 tỉnh vùngnúi phía Bắc, nằm giữa 2 vùng Đông Bắc và Tây Bắc
Theo số liệu thống kê năm 2010, Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh
là 688,627,64 ha Trong đó diện tích nhóm đất nông nghiệp là 583.717,47 ha,chiếm 84,76% diện tích đất tự nhiên
Trong tổng diện tích đất nông nghiệp thì đất sản xuất nông nghiệp là107.317,69 ha; đất lâm nghiệp 474.768,01 ha; đất nuôi trồng thủy sản1.574,35 ha, còn lại là đất nông nghiệp khác Trong tổng diện tích đất phinông nghiệp thì đất ở 4.826,62 ha; đất chuyên dùng 13.837,31 ha, còn lại làđất sử dụng vào mục đích khác Trong tổng diện tích đất chưa sử dụng thì đấtbằng chưa sử dụng là 666,02 ha; đất đồi núi chưa sử dụng là 48.654,14 ha,còn lại là núi đá không có rừng cây
Là một tỉnh chủ yếu là sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăntrong sản xuất nên thu nhập của người dân thấp Trong những năm gần đâyvới tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh đã làm cho diện tích đất nông nghiệp củatoàn tỉnh ngày càng bị thu hẹp Vì vậy, việc đánh giá khả năng sử dụng củađất đai nhằm đưa ra được biện pháp và phương hướng sử dụng đất đai hợp lý,hiệu quả là rất cần thiết Diện tích đất chưa sử dụng còn rất lớn, do đó cần cónhững biện pháp thích hợp khai thác phần diện tích này cần khuyến khíchngười dân thâm canh, luân canh tăng vụ, tăng hệ số sử dụng đất nhằm dần dầnnâng cao chất lượng cuộc sống người dân (UBND tỉnh Yên Bái 2015)
Trang 23PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
31.1 Đối tượng nghiên cứu
- Các loại sử dụng đất nông nghiệp
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu
Các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thị trấn Yên Thế,huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái
3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: Ủy ban nhân dân thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái
- Thời gian tiến hành: 09/2016 Đến 11/2016
3.3 Nội dung nghiên cứu
1 Đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị trấn Yên Thế,huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái
- Đánh giá về điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủyvăn, tài nguyên nước ảnh hưởng đến việc sử dụng đất đai
- Đánh giá về điều kiện kinh tế - xã hội: Cơ cấu kinh tế, dân số, laođộng, cơ sở hạ tầng ảnh hưởng đến việc sử dụng đất
- Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội
2 Đánh giá hiện trạng và xác định các loại sử dụng đất nông nghiệpcủa thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái
- Hiện trạng sử dụng đất nói chung
- Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
3 Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của các loại sửdụng đất nông nghiệp
- Hiệu quả kinh tế
Trang 24- Hiệu quả xã hội
- Hiệu quả môi trường
4 Lựa chọn và định hướng các loại sử dụng đất nông nghiệp đạt hiệu quả
5 Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các loại sử dụngđất nông nghiệp trong tương lai
3.4 Phương pháp nghiên cứu
Điều tra thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập các tài liệu, số liệu đã có tại
các phòng ban chức năng, các tài liệu có liên quan đến tình hình sử dụng đấtnông nghiệp của xã
3.4.1 Phương pháp tính hiệu quả của các loại sử dụng đất
3.4.1.1 Hiệu quả kinh tế
- Tổng giá trị sản phẩm: (T) : T= p1.q2+ p2.q2 + +Pn-qn Trong đó:+ q: khối lượng của từng loại sản phẩm được sản xuất/ sào/ năm
+ p: Là giá của từng loại sản phẩm trên thị trường cùng một thời điểm+ T: Là tổng giá trị sản phẩm của 1 sào đất canh tác/ năm
- Thu nhập thuần (N): N = T - Csx Trong đó:
+ N: là thu nhập thuần túy của 1 sào đất canh tác/ năm
+ Csx: Là chi phí sản xuất cho 1 sào đất canh tác/ năm
- Hiệu quả đồng vốn (H): Hv = T/ Csx
- Giá trị ngày công lao động: = N/Tổng số ngày công lao động/ sào/ năm
3.4.1.2 Hiệu quả xã hội
- Giá trị sản xuất trên lao động nông lâm (nhân khẩu nông lâm)
- Tỷ lệ giảm hộ đói nghèo
- Đời sống người lao động, cơ sở hạ tầng
- Mức độ giải quyết công ăn việc làm và thu hút lao động
- Đảm bảo an ninh lương thực
Trang 253.4.3 Phương pháp tính toán phân tích số liệu
Số liệu được kiểm tra, xử lý tính toán trên máy tính bằng phần mềmmicrosoft office excel
Trang 264.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái
4.1.1 Điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và môi trường
4.1.1.1 Vị trí địa lý:
Thị trấn Yên Thế nằm ở trung tâm huyện Lục Yên, với tổng diện tích tự nhiên 1.512.29 ha,ranh giới hành chính thị trấn được xác định như sau:
- Phía Tây Bắc giáp xã Yên Thắng;
- Phía Đông Bắc giáp xã Minh Xuân;
- Phía đông giáp xã Liễu Đô;
- Phía tây giáp xã Tân Lĩnh và xã Tân Lập
Thị trấn Yên Thế là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội củahuyện Được hình thành từ năm 1987, với vị trí địa lý nằm trên giao điểm củacác đường quốc lộ 70, đi từ km 89 quốc lộ 70 đến huyện Bắc Quang tỉnh HàGiang và đường Đông Hồ Thác Bà từ Vĩnh Kiên đến thị trấn Yên Thế
4.1.1.2 Địa hình:
Thị trấn Yên Thế nằm ở phía tả ngạn sông Chảy có dãy núi đá lớnchạy dọc theo hướng Tây Bắc – Đông Nam Phía Bắc là vùng tương đối bằngphẳng nơi tập trung chủ yếu dân cư của thị trấn,còn phía Nam thị trấn chủ yếu
là địa hình đồi núi cao, diện tích đất lâm nghiệp được tập trung ở vùng này
Độ cao trung bình từ 450 – 500 m, đỉnh thấp nhất có độ cao là 86,4 m, đỉnhcao nhất là 872,6 m,độ dốc trung bình 40%
Phía Nam thị trấn là các dãy núi đá cao độ dốc lớn, khu vực này có trữlượng khoáng sản là đá vôi – một tiềm năng lớn phục vụ công nghiệp chế biến
Trang 27Thị Trấn Yên Thế nằm trong vùng khí hậu đặc trưng vùng Tây Bắc,nhiệt đới gió mùa cà chịu nhiều ảnh hưởng của địa hình.
- Nhiệt độ
- Nhiệt độ trung bình năm: 22 – 24 0C
- Nhiệt độ cao nhất trung bình năm: 39 – 41 0C
- Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm : 1 – 2 0C
- Thời gian chiếu sáng của mặt trời dao động trong ngày từ 10 – 12 giờ
- Lượng Mưa
- Lượng mưa trung bình năm: 1500 – 2200 mm tập trung từ tháng 5 đếntháng 10 hàng năm
- Lượng nước bốc hơi trung bình năm: 629 mm
- Độ ẩm tương đối trung bình: 87%
4.1.1.4 Thuỷ văn
Do địa hình đồi núi dốc mạnh, lượng mưa lớn và tập trung nên tạo chothị trấn hệ thống sông ngòi dày đặc, có tốc độ dòng chảy lớn và lưu lượngnước thay đổi theo mùa Mùa khô nước cạn, mùa mưa dễ gây lũ quét ở cácvùng ven sông suối Hệ thống sông ngòi được hình thành từ 2 lưu vực chính:Lưu vực sông Chảy và vùng hồ Thác Bà Ngoài ra thị trấn còn có hệ thốngcác ao hồ, ngòi và suối có lòng nhỏ hẹp, chiều dài ngắn, độ dốc lớn, mựcnước thay đổi thất thường, dễ gây lũ lụt và ngập úng vào mùa mưa
4.1.1.5 Các nguồn tài nguyên.
* Tài nguyên đất
Tài nguyên đất ở thị trấn về nguồn gốc phát sinh phân ra thành 2 hệ đấtchính, đó là hệ đất phù sa do sông chảy bồi đắp và hệ đất Feralit phát triển
Trang 28trên nền địa chất đa dạng của địa hình đồi núi Đất thung lũng ven sông chảy,ven hồ có khả năng trồng hoa màu, lúa nước, cây công nghiệp ngắn ngày,gồm nhiều cánh đồng phì nhiêu, vựa lúa của thị trấn như Mường Lai, VĩnhLạc, Liễu Đô, Yên Thắng, Minh Xuân, Minh Chuẩn, Với diện tích đất tựnhiên là 1512,28 ha trong đó đất nông nghiệp là 1289,58 ha chiếm 85,27 %tổng diện tích tự nhiên, đất lâm nghiệp là 935,71ha chiếm 61,87% tổng diệntích tự nhiên, đất chuyên dùng là 129,16 ha chiếm 8,54 % tổng diện tích tựnhiên, đất ở là 75 ha chiếm 4,95% tổng diện tích tự nhiên.
* Tài nguyên nước
Chế độ thủy văn của thị trấn khá phong phú nhờ hệ thống sông, suốiphân bố đều, nguồn nước dồi dào phục vụ nhu cầu đời sống sinh hoạt vànhiều ngành kinh tế quốc dân, có tiềm năng thủy lợi Nguồn nước tự nhiêncủa thị trấn phong phú có 6,6% diện tích tự nhiên là mặt nước cung cấp nướccho sinh hoạt, sản xuất và phát triển nghề thủy sản Tuy nhiên về mùa mưa lũ,khi mưa lớn, đột ngột thường xảy ra lũ cục bộ vài nơi, gây trở ngại cho cuộcsống và sản xuất của địa phương
* Tài nguyên rừng
Trước đây, ở Yên Thế diện tích rừng tự nhiên khá rộng với nhiều loại
gỗ quý như lát hoa, sến, táu, chò, chỉ, và bạt ngàn tre nứa Thú quý có hổ,gấu, lợn rừng, cầy hương, nai, hoẵng, Nhưng do phá rừng làm nương rẫy vàkhai thác khá ồ ạt, kéo dài dẫn đến diện tích đất rừng bị giảm mạnh Một sốloài thú quý không còn Diện tích rừng tự nhiên hiện nay chỉ còn 18.315 ha,diện tích rừng sản xuất là 3.042 ha
* Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản cũng là một trong những tiềm năng, thế mạnhcủa thị trấn Về khoáng sản quý có prinit, phootphorit, đá quý, than đã đượcxác định trữ lượng và bước đầu đi vào khai thác Vàng sa khoáng phân bố ở
Trang 29nhiều vùng Những năm trước đây, nói về các vùng đá quý nổi tiếng khôngchỉ trong nước mà cả trên thế giới, không thể không nhắc tới vùng đá quý LụcYên của tỉnh Yên Bái Với thứ đá Ruby quý hiếm với độ cứng và màu sắc của
nó được xếp vào loại đầu bảng được phát hiện tại đây, hiện nay nói về vùngđất của đá hoa trắng với trữ lượng lớn phục vụ xuất khẩu và làm đồ mỹ nghệđạt chất lượng cao người ta hay nói tới thị trấn Yên Thế thuộc huyện Lục Yêntỉnh Yên Bái Nguồn tiềm năng thiên nhiên ban tặng đã tạo nhiều cơ hội chophát triển kinh tế - xã hội của thị trấn Yên Thế
* Tài nguyên nhân văn.
Thị trấn yên thế có nhiều cộng đồng dân tộc sinh sống, có dân số là634.756 người Có các dân tộc tày, nùng, dao, kinh Cộng đồng các dân tộctrong thị trấn với những truyền thống và bản sắc riêng đã hình thành nên nềnvăn hóa đa dạng, nhiều nét độc đáo Sự đa dạng của kho tàng văn hóa nghệthuật dân gian về cơ bản vẫn được bảo tồn và lưu truyền cho đến ngày nay.Đời sống văn hóa đều được người dân quan tâm phát triển gìn giữ bản sắc vănhóa của từng làng quê
* Tăng trưởng kinh tế
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện và Thị trấn nhiệm kỳ 2010
-2015, trong những năm qua cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị trấn cónhững chuyển biến tích cực, ngày càng tăng, đáp ứng được những mục tiêukinh tế - xã hội đã đề ra
- Cơ cấu kinh tế hiện tại là: Nông nghiệp, dịch vụ thương mại, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng Nông lâm nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo
Trang 30* Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
- Khu vực kinh tế nông nghiệp
Trên cơ sở chỉ đạo và cụ thể hoá chủ trương của cấp trên, thị trấn đã cónhiều giải pháp như: Khuyến khích tiến bộ khoa học kỹ thuật, tổ chức dịch vụnông nghiệp, đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi, thực hiện chuyển đổi đất,tăng vụ, nên đã có điều kiện tận dụng khả năng đất đai và nguồn lực lao động,làm cho năng lực sản xuất được tăng cường, kinh tế hộ từng bước phát triển
* Về trồng trọt: Tập trung chủ yếu vào 3 loại cây màu Lúa, Ngô, Đỗtương, sản xuất trong 3 vụ là vụ xuân, vụ mùa và vụ hè thu
* Về chăn nuôi: Đàn gia súc, gia cầm trong những năm gần đây đềutăng ổn định
- Khu vực kinh tế công nghiệp
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hầu như chưa có gì, chủ yếu
là sản xuất nông cụ phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp
- Khu vực kinh tế dịch vụ
Thương mại dịch vụ phát triển nhỏ lẻ, có nhiều thành phần tham gianhưng chủ yếu là hộ gia đình cá thể, cung ứng các mặt hàng thiết yếu chonhân dân Hiện nay trên địa bàn thị trấn có khoảng 237 hộ kinh doanh dịch vụvừa và nhỏ
4.1.3 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
* Dân số
Thị trấn Yên Thế có dân tộc: Tày, nùng, dao, kinh cùng sinh sống, mỗidân tộc một phong tục tập quán khác nhau nhưng sống hòa đồng với nhauPhân bố dân cư: dân cư sống tập trung ở trung tâm thị trấn, còn lại rải rácxen lẫn khu vực đất canh tác trong thung lũng sâu Mật độ dân số khôngđồng đều
* Lao động, việc làm và thu nhập
Trang 31Lao động của thị trấn chủ yếu vẫn là lao động nông lâm nghiệp Thunhập trong những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực, các hộ nghèo đã nỗlực vươn lên, biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất do vậy thunhập đã tăng lên đáng kể Tuy nhiên phần lớn các hộ làm nông nghiệp thunhập còn thấp đời sống còn gặp nhiều khó khăn Lao động trong độ tuổi củathị trấn hiện chiếm trên 45% dân số toàn thị trấn.
4.1.4 Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn
Trung tâm thị trấn phân bố theo cụm khối có hình thái chuyển tiếp dần từkhu trung tâm ra vùng ngoại thị, nhưng vẫn có mặt hạn chế do địa hình bịchia cắt Khu dân cư đô thị khu trung tâm có hình thái kiến trúc nhà chia lô,nhà ống Cơ sở vật chất còn nghèo nàn
4.1.5 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
* Hệ thông giao thông
+ Giao thông
Mạng lưới giao thông trên địa bàn thị trấn có:
- Có tuyến quốc lộ 70 là hệ thống giao thông chính nối thị trấn với cácđịa phương khác, mặt đường trải thảm nhựa, khả năng lưu thông tốt
- Các tuyến đường trong các khu dân cư được tu bổ thường xuyên đáp ứngđược một phần nhu cầu đi lại của người dân
+ Thuỷ lợi
Có một số tuyến kênh mương đã được kiên cố hoá phục vụ nước tưới chosản xuất sản xuất nông nghiệp
4.1.6 Giáo dục - đào tạo
Hệ thống giáo dục trên địa bàn thị trấn gồm: Trường mầm non, trườngtiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông Chất lượng dạy
và học được duy trì Đội ngũ giáo viên nhà trường nhiệt tình công tác
Trang 324.1.7 Y tế
Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân được quan tâmthường xuyên và có nhiều tiến bộ Việc khám, điều trị bệnh được phối kết hợpgiữa y học hiện đại với y học cổ truyền Thực hiện tốt các chương trình y tếquốc gia như: Chăm sóc và bảo vệ bà mẹ, trẻ em, tiêm chủng Thực hiệncông tác kế hoạch hoá gia đình đạt kết quả tốt, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm
4.1.8 Văn hoá, thể dục thể thao
Đời sống văn hoá tinh thần người dân thị trấn ngày càng được nâng cao.Các phong trào hoạt động văn hoá văn nghệ được quan tâm Các chương trìnhnghệ thuật quần chúng được tổ chức thường xuyên với hình thức đa dạng,phong phú, bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương
Trung tâm thị trấn là nơi diễn ra mọi hoạt động thể dục thể thao Hàngnăm thị trấn tổ chức các phong trào thể dục thể thao thu hút được nhiềungười, nhiều đối tượng tham gia như bóng chuyền, bóng đá, cầu lông,
4.1.9 Năng lượng, bưu chính viễn thông
Hệ thống cung cấp điện trên toàn thị trấn được xây dựng ngày càng hoànchỉnh và đi vào ổn định, các công trình thường xuyên được tu bổ, nâng cấpnên đảm bảo đủ năng lực phục vụ nhu cầu về sử dụng điện cho sản xuất cũngnhư sinh hoạt
Bưu chính viễn thông phát triển mạnh, ở thị trấn có trung tâm bưuđiện, số máy điện thoại cố định tăng nhanh, nhu cầu thông tin liên lạcđược đáp ứng ngày càng tốt hơn
4.1.10 Quốc phòng, an ninh
Công tác an ninh quốc phòng được chú trọng tăng cường và tiếp tục ổnđịnh Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc tiếp tục được phát huyluôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng Việc quản lý địa bàn, đối tượng,đấu tranh ngăn chặn các loại tội phạm được tăng cường, bảo vệ tốt các ngày lễ,
Trang 33ngày tết Xây dựng phát triển lực lượng dân quân tự vệ được tập chung chỉđạo Công tác tuyển quân hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu, chất lượng ngàycàng được nâng lên Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đượcđẩy mạnh.
4.1.11 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của thị trấn Yên Thế ảnh hưởng tới sử dụng đất.
* Thuận lợi
- Thị trấn Yên Thế nằm gần trục đường Quốc lộ 70 nên thị trấn sẽ cónhiều lợi thế để phát triển kinh tế xã hội Đất đai tương đối màu mỡ, có khíhậu phù hợp để phát triển nhiều loại cây ăn quả và cây công nghiệp khác
- Hệ thống giao thông và một số công trình hạ tầng khác tuy chất lượngchưa cao nhưng đã tương đối liên hoàn là điều kiện thuận lợi cho việc đi lại,giao lưu, phát triển kinh tế vùng miền
- Có nguồn lao động tại chỗ dồi dào, nhân dân trong thị trấn luôn đoànkết, cần cù, chịu khó, ham học hỏi sáng tạo trong lao động cũng như trongcuộc sống đó chính là tiền đề thúc đẩy sản suất phát triển
- Hệ thống đường giao thông phát triển thuận lợi cho việc giao lưu vàphát triển kinh tế của thị trấn, là nền tảng để nông sản của người dân được mởrộng thị trường tiêu thụ
- Các ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ngày càng phát triển, thuhút lao động và tăng thêm thu nhập cho người dân
* Khó khăn
- Hệ thống thủy lợi vẫn còn sơ sài chưa ổn định, nguồn nước cung cấpcho sản xuất, sinh hoạt còn gặp nhiều khó khăn, do đó tưới tiêu chưa chủđộng hoàn toàn một số chân ruộng trồng cây hàng năm vẫn phải nhờ vàonước trời nên năng suất cây trồng chưa cao
- Tập đoàn cây rừng và động vật rừng nghèo nên sản xuất thu được không
Trang 34cao, rừng chưa được chăm sóc đúng mức nên hiệu quả kinh tế còn thấp.
- Sản phẩm nông nghiệp làm ra chủ yếu tự cung tự cấp, sản phẩm hànghóa mới chỉ có một số ít hoa quả và chưa có giá trị cao trên thị trường
- Là một thị trấn miền núi nên trình độ phát triển còn thấp Việc khai tháccòn hạn chế, tình hình sử dụng đất còn nhiều bất cập gây khó khăn trong côngtác giải phóng mặt bằng, hạn chế khả năng thu hút đầu tư Đời sống nhân dâncòn nghèo và bấp bênh, trình độ dân trí không đồng đều, do đó tuy thị trấn cólực lượng lao động dồi dào song chất lượng lao động còn hạn chế, phương thứccanh tác lạc hậu còn khá phổ biến
- Do chế độ mưa và chế độ nhiệt không đều, mưa lớn, nắng nóng vàocác tháng 6 , 7 , 8 gây lũ lụt và làm đất đai bị xói mòn rửa trôi
- Tỷ lệ gia tăng dân số ngày càng tăng, đây là một trở ngại lớn về việcphát triển kinh tế xã hội Dân số ngày càng gia tăng trong khi đất đai thì cóhạn, do vậy việc chia nhỏ làm manh mún thửa đất, mua, bán, tặng, cho tráiphép, tình trạng tranh chấp đất đai ngày càng nhiều, việc tự ý chuyển đổi mụcđích giữa các loại đất gây khó khăn trong công tác quản lý nhà nước trên lĩnhvực đất đai
- Đời sống người dân còn nhiều khó khăn, trình độ lao động, khả năngứng dụng công nghệ kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất chưa cao
- Trong sản xuất người dân chưa quan tâm đến những ảnh hưởng về môitrường do sử dụng đất mang lại mà chỉ quan tâm đến hiệu quả kinh tế gây tácđộng xấu tới môi trường và sức khỏe con người
Chính vì vậy, để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội bền vữngtrên địa bàn thị trấn thì cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng khả năng khai thác quỹđất hợp lý vừa đáp ứng mục tiêu công nghiệp hóa vừa đảm bảo nâng cao đờisống dân cư phát triển ổn định, bền vững Đồng thời phải không ngừng nângcao năng lực quản lý để việc sử dụng đất đai của thị trấn ngày càng đi vào nềnếp, khai thác và sử dụng hiệu quả tốt nhất nguồn tài nguyên đất đai, nhằm
Trang 35xây dựng thị trấn Yên Thế trở thành một thị trấn vững mạnh và giàu có của huyện.
4.2 Đánh giá hiện trạng và xác định loại sử dụng đất của thị trấn Yên Thế
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT
2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ TSC 5.11 0.33
Trang 362.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh
2.2.6 Đất có mục đích công cộng CCC 57.75 3.81
2.5 Đất làm nghĩa trang, nghĩa
địa, nhà tang lễ, NHT NTD 3.68 0.0042.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch,
( Nguồn: UBND thị trấn Yên Thế)
Với diện tích đất tự nhiên là 1.512,28 ha trong đó:
+ Đất nông nghiệp là 1.289,58 ha chiếm 85,27 % tổng diện tích tự
nhiên, đất lâm nghiệp là 935,71ha chiếm 61,87% tổng diện tích tự nhiên, đấtchuyên dùng là 129,16 ha chiếm 8,54 % tổng diện tích tự nhiên,đất ở là 75 hachiếm 4,95% tổng diện tích tự nhiên