1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

CHUYÊN ĐỀ:HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN TẬP VÀ TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VỀ 7 VÙNG KINH TẾ ĐỊA LÍ 12

24 271 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 115,5 KB

Nội dung

Riêng đối với đặc thù môn Địa Lí là môn học đòi hỏi học sinh đáp ứng được cả yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. Trong đó, lượng kiến thức lí thuyết chiếm khoảng 65 đến 70% tổng số điểm. Trong chương trình Địa lí lớp 12 bao gồm hai phần lớn là Địa lí tự nhiên Việt Nam và Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam. Trong đó, phần Địa lí các vùng kinh tế là một nội dung quan trọng và tương đối khó với lượng kiến thức lớn, không thể thiếu trong cấu trúc đề thi môn Địa lí. Xuất phát từ thực tế trên, tác giả xây dựng chuyên đề “Hướng dẫn học sinh ôn tập và trả lời câu hỏi về 7 vùng kinh tế” của nước ta nhằm giúp học sinh có định hướng một cách khái quát và rõ ràng nhất khi làm bài thi THPT quốc gia môn Địa lí. Chuyên đề bao gồm các dạng câu hỏi, cách trả lời và một số ví dụ cụ thể khi trả lời các câu hỏi liên quan đến 7 vùng kinh tế.

Trang 1

CHUYÊN ĐỀ ĐỊA LÍ HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN TẬP VÀ TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VỀ 7

VÙNG KINH TẾ - ĐỊA LÍ 12

Tác giả: Hoàng Thị Minh Giáo viên trường: THPT Quang Hà Đối tượng bồi dưỡng: Học sinh lớp 12

Số tiết dự kiến: 12 tiết

LỜI NÓI ĐẦU

Trang 2

Năm học 2014 – 2015 là năm học đầu tiên thực hiện đổi mới thi cử theohình thức gộp chung hai kì thi tốt nghiệp và thi đại học, cao đẳng trước đâythành kì thi THPT quốc gia Điều đó đặt ra yêu cầu cho toàn ngành giáo dục nóichung và cho cấp THPT nói riêng sự đổi mới kịp thời nhằm trang bị cho họcsinh các kiến thức, kĩ năng cơ bản nhất trước khi bước vào kì thi quan trọng này.Riêng đối với đặc thù môn Địa Lí là môn học đòi hỏi học sinh đáp ứng được cảyêu cầu về kiến thức và kĩ năng Trong đó, lượng kiến thức lí thuyết chiếmkhoảng 65 đến 70% tổng số điểm Trong chương trình Địa lí lớp 12 bao gồm haiphần lớn là Địa lí tự nhiên Việt Nam và Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam Trong

đó, phần Địa lí các vùng kinh tế là một nội dung quan trọng và tương đối khóvới lượng kiến thức lớn, không thể thiếu trong cấu trúc đề thi môn Địa lí

Xuất phát từ thực tế trên, tác giả xây dựng chuyên đề “Hướng dẫn học sinh ôn tập và trả lời câu hỏi về 7 vùng kinh tế” của nước ta nhằm giúp học sinh có

định hướng một cách khái quát và rõ ràng nhất khi làm bài thi THPT quốc giamôn Địa lí Chuyên đề bao gồm các dạng câu hỏi, cách trả lời và một số ví dụ

cụ thể khi trả lời các câu hỏi liên quan đến 7 vùng kinh tế

Trong quá trình viết, do thời gian có hạn, bản thân còn phải học hỏi nhiềunên chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu xót, tác giả mong muốn đónnhận được những góp ý chân thành từ các thầy cô để chuyên đề được hoàn thiệnhơn

Xin trân trọng cảm ơn!

PHẦN I: CÁC KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CẦN ĐẠT ĐƯỢC TRONG

CHUYÊN ĐỀ

Trang 3

Trong chuyên đề Địa lí 7 vùng kinh tế, các kiến thức trọng tâm gồm:

* Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du miền núi Bắc Bộ

- Vai trò của TDMNBB đối với phát triển kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòngcủa nước ta

- Phân tích tiềm năng, hiện trạng và giải pháp sử dụng, khai thác hiệu quả cácthế mạnh của vùng

+ Khai thác khoáng sản, thủy điện

+ Chăn nuôi đại gia súc

+ Trồng và chế biến cây dược liệu, cây CN, rau quả cận nhiệt và ôn đới

+ Kinh tế biển

* Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng

- Phân tích các nguồn lực phát triển kinh tế xã hội của Đồng bằng sôngHồng( thế mạnh, hạn chế, các vấn đề trọng tâm cần giải quyết)

- Hiểu và trình bày về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành:

+ Lí do vì sao phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành

+ Thực trạng chuyển dịch

+ Các định hướng chính để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành

* Vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở Bắc Trung Bộ

- Phân tích để thấy việc hình thành cơ cấu nông lâm ngư nghiệp góp phần pháttriển bền vững ở Bắc Trung Bộ

- Việc phát triển cơ sở hạ tầng GTVT tạo bước ngoặt quan trọng trong hìnhthành cơ cấu kinh tế của vùng

* Vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ

- Phân tích các điều kiện phát triển, hiện trạng phát triển và phân bố công nghiệpcủa vùng

- Trình bày được tiềm năng và hiện trạng phát triển tổng hợp kinh tế biển, sosánh với Bắc Trung Bộ

- Giải thích được vì sao việc tăng cường kết cấu hạ tầng giao thong vận tải có ýnghĩa quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng

Trang 4

* Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên

- Phân tích được ý nghĩa vị trí địa lí của Tây Nguyên

- Trình bày các điều kiện phát triển cây CN lâu năm nói chung và cây cà phê nóiriêng, các biện pháp phát triển ổn định cây cà phê của vùng

- Trình bày tiềm năng, hiện trạng, giải pháp khai thác hợp lí tài nguyên rừng ởTây Nguyên

- Tiềm năng, hiện trạng và ý nghĩa của việc phát triển thủy điện

* Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ

- Hiểu được vì sao phải khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ

- Trình bày hiện trạng và phương hướng khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trongnông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và phát triển tổng hợp kinh tế biển

* Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long

- Hiểu được vì sao phải sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sôngCửu Long, hiện trạng và giải pháp

- Phân tích các thế mạnh và hạn chế tự nhiên ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xãhội của vùng

PHẦN II: CÁC DẠNG CÂU HỎI VÀ CÁCH TRẢ LỜI CÂU HỎI TRONG

PHẦN ĐỊA LÍ 7 VÙNG KINH TẾ

1 Dạng câu hỏi trình bày

Đây là dạng câu hỏi dễ nhất trong bài làm môn Địa lí vì đa phần các em chỉ cầntái hiện kiến thức đã được học, có sự sắp xếp cho phù hợp với yêu cầu của đềbài hoặc có kèm thêm một số ý nhận xét vấn đề một cách khái quát nhất

Đối với dạng câu hỏi này, học sinh cần đọc kĩ đề bài để xác định đúng, đủ lượngkiến thức mà đề bài yêu cầu, tránh dài dòng hoặc thừa, thiếu thì sẽ dễ đạt điểmtối đa

Ví dụ: Hãy trình bày một số phương hướng chính để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp của Đông Nam Bộ?

Hướng dẫn trả lời

Trang 5

- Tiếp tục phát triển nguồn điện và mạng lưới điện để giải quyết vấn đề nănglượng

+ Xây dựng nhiều nhà máy thủy điện mới

+ Xây dựng và mở rộng các nhà máy điện tuốc bin khí…

+ Xây dựng mạng lưới điện trung và hạ thế, sử dụng điện từ đường dây 500kv

và 220kv

- Mở rộng quan hệ đầu tư với nước ngoài

- Chú ý vấn đề bảo vệ môi trường, phát triển công nghiệp tránh làm tổn hại đếnngành du lịch nhiều tiềm năng

2 Dạng câu hỏi chứng minh

So với dạng câu hỏi trình bày thì dạng này khó hơn ở chỗ học sinh cần dựa vàokiến thức cơ bản để đưa ra những nhận xét cần thiết và phải có dẫn chứng cụthể Dẫn chứng có thể bằng số liệu tuyệt đối hoặc tương đối, số liệu sách giáokhoa hoặc số liệu mới cập nhât

Yêu cầu đối với dạng câu hỏi này là xác định đúng trọng tâm câu hỏi và đưa radẫn chứng thuyết phục, nếu chỉ có kiến thức lí thuyết đơn thuần thì bài làmkhông cụ thể, mang tính khai quát chung chung và không đạt điểm cao

Ví dụ: Chứng minh rằng thế mạnh về thủy điện của Tây Nguyên đang được phát huy và điều này sẽ là động lực cho phát triển kinh tế xã hội của vùng

Hướng dẫn trả lời

-Trước đây, đã xây dựng các nhà máy thủy điện Đa Nhim 160MW, Đrây HLinh12MW

- Đã và đang hình thành các bậc thang thủy điện

+ Trên sông Xê Xan: Thủy điện Yaly( 720MW), Xexan 3, Xexan 3A, Xexan 4,Pray Krong với tổng công suất 1500 MW

+ Trên sông Xre PoK có 6 bậc thang thủy điện trong đó lớn nhất là thủy điệnBuôn Kuop 280 MW

+ Trên sông Đồng Nai có nhà máy Đại Ninh, Đồng Nai 3, 4 đang được xâydựng

Trang 6

-Ý nghĩa của các công trình thủy điện ở Tây Nguyên:

+ Tạo điều kiện thuận lợi hơn để phát triển các ngành công nghiệp, trong đó cóviệc khai thác và chế biến bột nhôm từ boxit

+ Đem lại nguồn nước tưới quan trọng cho Tây Nguyên trong mùa khô

+ Phục vụ cho du lịch và nuôi trồng thủy sản

3 Dạng câu hỏi phân tích

Dạng câu hỏi này yêu cầu học sinh phải vận dụng tổng hợp nhiều kiến thức, cóthể cả về địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế xã hội Trong quá trình làm bài, khổngchỉ cần đưa ra các ý khái quát dựa trên cơ sở kiến thức cơ bản mà cần biết vậndụng linh hoạt để nhận xét, minh chứng ở mức độ sâu hơn dạng trình bày vàchứng minh

Ví dụ: Phân tích các điều kiện để đồng bằng sông Cửu Long trở thành vựa lúa lớn nhất nước ta?

Hướng dẫn trả lời

* Điều kiện tự nhiên:

- Địa hình và đất: Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, địa hình bằng phẳng,diện tích đất phù sa ngọt lớn và được bồi đắp hàng năm, thuận lợi để thâm canhlúa nước

- Khí hậu: Mang đặc điểm cận xích đạo gió mùa, nhiệt độ trung bình cao quanhnăm, lượng mưa trên 2000mm, không có mùa đông lạnh, thích hợp với điều kiệnsinh thái của cây lúa nước, tạo thuận lợi để thâm canh, tăng vụ

- Nguồn nước: Lượng mưa lớn, mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt, thủychế sông điều hòa, cung cấp nước tưới cho nông nghiệp nói chung và cho lúanước nói riêng

* Điều kiện kinh tế xã hội

- Dân cư và lao động: Mật độ dân số tương đối cao, dân cư có kinh nghiệm thâmcanh lúa nước

Trang 7

- Cơ sở vật chất kĩ thuật, hạ tầng: Có 1 số trung tâm công nghiệp và điểm côngnghiệp chế biến( Cần Thơ, Cà Mau, …), giao thong đường thủy phát triển, nhiềucông trình thủy lợi đang được xây dựng…

- Đường lối chính sách: Được coi là vùng trọng điểm số 1 về lương thực thựcphẩm của nước ta

- Thị trường: Cung cấp lương thực cho hầu hết các vùng trong nước và đóng vaitrò chủ đạo trong xuất khẩu lúa gạo của nước ta

* Khó khăn:

- Thiếu nước trong mùa khô, hiện tượng triều cường, lũ lụt

- Diện tích đất phèn đất mặn lớn

- Thiếu các cơ sở chế biến và giao thong nhiều nơi chưa phát triển

4 Dạng câu hỏi giải thích

Có thể nói đây là dạng câu hỏi khó nhưng rất hay gặp trong phần Địa lí về 7vùng kinh tế Dạng câu hỏi này đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức cơ bản

để giải thích các sự vật, hiện tượng địa lí trên cơ sở tổng hợp kiến thức và sửdụng các mối liên hệ nhân quả

Trong dạng câu hỏi giải thích lại có thể chia làm 4 loại câu hỏi

- Câu hỏi giải thích dạng nguồn lực:

+ Với dạng câu hỏi này cần dựa trên nền các nguồn lực phát triển kinh tế xã hội

là nguồn lực tự nhiên và nguồn lực kinh tế xã hội

+ Sau đó, căn cứ vào yêu cầu của đề bài để xác định mức độ kiến thức cần đưavào, có những câu hỏi chỉ cần dựa vào nguồn lực tự nhiên, có câu lại cần cảnguồn lực tự nhiên và kinh tế xã hội để giải thích

+ Ví dụ: Tại sao đồng bằng sông Hồng là vùng có mật độ dân số cao nhất cảnước?

Với câu hỏi này cần dựa vào các điều kiện thuận lợi về tự nhiên( địa hình, đất,nước, khí hậu), các thuận lợi về kinh tế xã hội( Có thủ đô, tập trung nhiều TTCN

và dịch vụ lớn, giao thông phát triển, lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời gắn vớithâm canh lúa nước) để lí giải nguyên nhân

Trang 8

- Câu hỏi giải thích dựa vào khái niệm: Với dạng câu hỏi này cần dựa vào kháiniệm các ngành, các hiện tượng, sau đó áp dụng vào từng lãnh thổ cụ thể đểminh chứng.

+ Ví dụ: Tại sao công nghiệp dầu khí là một trong những ngành trọng điểm ởĐông Nam Bộ?

Câu hỏi này cần dựa trên khái niệm về ngành công nghiệp trọng điểm( Có thếmạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tác động mạnh đến các ngành kinh

tế khác) để giải thích cụ thể ở Đông Nam Bộ( Đưa ra thế mạnh về các bể trầmtích, các mỏ dầu khí lớn; hiện trạng khai thác, tác động đến kinh tế xã hội củavùng và của cả nước)

- Câu hỏi giải thích về mỗi vấn đề tiêu biểu của từng vùng: Mỗi vùng kinh tếđều có những vấn đề tiêu biểu nhất Ví dụ: Tại sao phải chuyển dịch cơ cấu kinh

tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng? Tại sao phải hình thành cơ cấu nông lâmngư nghiệp để phát triển bền vững ở Bắc Trung Bộ? Tại sao phải thực hiện khaithác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ? Tại sao phải sử dụng hợp lí và cảitạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long?

Với loại câu hỏi này, cách trả lời là

+ Vai trò của vùng đó trong phát triển KTXH của cả nước

+ Hiện trạng vấn đề ở vùng đó ra sao ( Điều đã thực hiện được và điều còn hạnchế)

+ Ý nghĩa của việc thực hiện vấn đề đó đối với vùng và đối với cả nước

- Câu hỏi giải thích không theo mẫu cố định: Ví dụ: Tại sao Đồng bằng sôngcửu Long phải sống chung với lũ? Tại sao khai thác rừng ở Tây Nguyên phải điđôi với tu bổ và bảo vệ rừng?

Với dạng câu hỏi này cần đọc kĩ đề, xác định kiến thức và đưa ra dàn ý sắp xếpcác ý cho phù hợp với yêu cầu của đề bài

5 Dạng câu hỏi so sánh

Đây cũng là dạng câu hỏi khó thường gặp trong phần Địa lí 7 vùng kinh tế.Dạng câu hỏi này đòi hỏi học sinh phải vận dụng tổng hợp kiến thức của nhiều

Trang 9

phần khác nhau, thường là yêu cầu so sánh về một vấn đề nào đó giữa các vùng.Học sinh cần phân tích để đưa ra những điểm giống nhau và khác nhau, làm nổitrội thế mạnh riêng của vùng nào nhiều ưu thế hơn

Ví dụ: So sánh sự khác nhau về điều kiện phát triển cây công nghiệp lâu nămgiữa Tây Nguyên với Trung du miền núi Bắc Bộ, so sánh sự khác nhau về khảnăng phát triển tổng hợp kinh tế biển giữa Duyên hải Nam Trung Bộ với ĐôngNam Bộ?

Với những câu hỏi này, học sinh phải đưa ra những nét riêng của từng vùng về

tự nhiên, kinh tế xã hội để so sánh, sau đó làm nổi bật những ưu thế nổi trội củamỗi vùng Ví dụ: Trung du miền núi Bắc Bộ có ưu thế là khí hậu có mùa đônglạnh, cơ cấu cây CN lâu năm đa dạng cả loài nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới, nổibật là cây cận nhiệt và ôn đới thì Tây Nguyên lại chủ yếu là cây công nghiệp cónguồn gốc nhiệt đới…

PHẦN III: MỘT SỐ VÍ DỤ CỤ THỂ VỀ TỪNG DẠNG CÂU HỎI VÀ

* Hiện trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành

- Chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

+ Giảm tỉ trọng khu vực nông lâm ngư nghiệp còn 16,8%( 2005)

+ Tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ: Năm 2005 tỉ trọng

2 khu vực lần lượt là 39,3% và 43,9%

- Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch chậm, chưa tương xứng với tiềm năng và chưaphát huy hết vai trò của vùng, tỉ trọng khu vực I còn cao, tỉ trọng khu vực IIItăng trưởng chưa ổn định

* Các định hướng chính:

Trang 10

- Xu hướng chung: Tiếp tục giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II vàIII, đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh hiệu quả gắn với giải quyết các vấn đề xãhội và môi trường.

- Trong nội bộ từng ngành:

+ Khu vực I: Giảm tỉ trọng trồng trọt, tăng tỉ trọng chăn nuôi và thủy sản; giảm

tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây thực phẩm, cây ăn quả

+ Khu vực II: Đẩy mạnh các ngành công nghiệp trọng điểm: Chế biến lươngthực thực phẩm, dệt may, cơ khí – điện tử…

+ Khu vực III: Đẩy mạnh du lịch và các dịch vụ ngân hàng, giáo dục…

Câu hỏi 2: Trình bày các điều kiện tự nhiên để phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên? Giải pháp phát triển ổn định cây cà phê ở vùng này?

Hướng dẫn trả lời

* Các điều kiện tự nhiên để phát triển cây cà phê

- Địa hình và đất: Gồm các cao nguyên ba dan xếp tầng đồ sộ bề mặt tương đốibằng phẳng, thích hợp để phát triển các vùng chuyên canh cây cà phê quy môlớn

- Khí hậu: Mang đặc điểm khí hậu cận xích đạo, thích hợp với điều kiện sinhthái của cà phê, lại có mùa khô để phơi sấy bảo quản sản phẩm

- Nguồn nước: Có 1 số sông lớn ngoài giá trị thủy điện còn đem đến nguồn nướctưới quan trọng cho cầy cà phê

* Giải pháp phát triển ổn định cây cà phê:

- Hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh cây cà phê, mở rộng diện tích có

kế hoạch và cơ sở khoa học đi đôi với bảo vệ rừng và phát triển thủy lợi

- Đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp để sử dụng hợp lí tài nguyên và hạn chếrủi ro do thị trường

- Đẩy mạnh chế biến sản phẩm và đẩy mạnh xuất khẩu

Câu hỏi 3: Trình bày tiềm năng và hiện trạng khai thác, chế biến khoáng sản

ở Trung du miền núi Bắc Bộ?

Hướng dẫn trả lời

Trang 11

- Apatit: Ở Lào Cai

- Thiếc và boxit ở Cao Bằng

- Sắt: Yên Bái

- Đồng, Niken, đất hiếm, chì, kẽm… phân bố rải rác ở một số nơi

* Hiện trạng khai thác và chế biến

- Sản lượng than khai thác trên 30 triệu tấn/ năm làm nhiên liệu cho các nhà máynhiệt điện và xuất khẩu Các nhà máy nhiệt điện trong vùng là: Uông Bí, CaoNgạn, Na Dương, Cẩm Phả

- Mỗi năm sản xuất 1000 tấn thiếc

- Khai thác 600 nghìn tấn quặng apatit để sản xuất phân lân

- Khó khăn:

+ Đa số là các mỏ nhỏ, nằm ở nơi khó khai thác

+ Thiếu phương tiện khai thác hiện đại, thiếu vốn

+ Nhiều nơi môi trường bị suy thoái

2 Dạng câu hỏi chứng minh

Câu hỏi 1: Hãy chứng minh nhận định: “ Trung du miền núi Bắc Bộ có vị trí đặc biệt, lại có mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư nâng cấp, nên ngày càng thuận lợi trong giao lưu với các vùng khác trong nước và xây dựng nền kinh tế mở”.

Hướng dẫn trả lời

* Trung du miền núi Bắc Bộ có vị trí địa lí đặc biệt:

- Trung du miền núi Bắc Bộ gồm các tỉnh thuộc Đông Bắc và Tây Bắc, là vùng

có diện tích lớn nhất nước ta (trên 101 nghìn km2)

Trang 12

- Phía Bắc giáp Trung Quốc đường biên giới dài 1400km, phía Tây giáp ThượngLào là điều kiện thuận lợi để giao lưu hợp tác bằng đường bộ đồng thời có ýnghĩa đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng.

- Phía Nam giáp Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ là hai vùng cung cấpcác nguyên nhiên liệu, lao động và là thị trường tiêu thụ lớn cho TDMN Bắc Bộ

- Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ mở ra biển Đông rộng lớn tạo điều kiện thuận lợi

để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển

* Mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư nâng cấp:

- Việc thông thương với các nước láng giềng được tiến hành qua các cửa khẩuquan trọng như: Thanh Thủy, Hữu Nghị, Móng Cái, Tây Trang…

- Mạng lưới đường bộ, đường sắt ngày càng hoàn thiện, nâng cấp tạo mối liênkết giữa Đông Bắc với Tây Bắc, giữa TDMN Bắc Bộ với các vùng trong nước:+ Đường bộ: Quốc lộ 279 nối Đông Bắc với Tây Bắc, quốc lộ 1A, 2,3, 4B, 6 nốiliền TDMN Bắc Bộ với Đồng bằng sông Hồng, với thủ đô Hà Nội

+ Đường sắt Hà Nội- Lào Cai, Hà Nội- Thái Nguyên- Lạng Sơn…

- Xây dựng và mở rộng hệ thống cảng nước sâu như Cái Lân, Hạ Long nhằmđẩy mạnh giao thông đường biển với các vùng trong nước và các nước trên thếgiới

- Hệ thống các sân bay được nâng cấp đảm nhận vận tải trong nước như sân bayĐiện Biên, Sơn La

Câu hỏi 2: Chứng minh rằng việc xây dựng các công trình thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên nông nghiệp của Đông Nam Bộ

Hướng dẫn trả lời

- Nhiều công trình thủy lợi đã được xây dựng:

+ Công trình thủy lợi Dầu Tiếng trên thượng lưu sông Sài Gòn là công trìnhthủy lợi lớn nhất của nước ta hiện nay

+ Dự án thủy lợi Phước Hòa được thực thi giúp chia một phần nước của sông Bécho sông Sài Gòn, cung cấp nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất

Ngày đăng: 20/01/2019, 12:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w