1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hướng dẫn trả lời một số câu hỏi về 7 vùng kinh tế ở nước - Đông Nam Bộ pot

7 3,3K 53

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 66 KB

Nội dung

Hướng dẫn trả lời một số câu hỏi về 7 vùng kinh tế nước ta Chứng minh Đông Nam Bộvùng chuyên canh hàng đầu về cây công nghiệp. Giải thích vì sao Đông Nam Bộ lại trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất Việt Nam Đông Nam Bộvùng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp. Anh (chị) hãy: 1. Chứng minh rằng đây là vùng chuyên canh hàng đầu về cây công nghiệp của cả nước. 2. Giải thích vì sao Đông Nam Bộ lại trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất Việt Nam. * Trả lời: 1. Chứng minh Đông Nam Bộvùng chuyên canh cây công nghiệp hàng đầu nước ta. a. Đứng đầu về quy mô. - Đông Nam Bộvùng chuyên canh cây công nghiệp (dài ngày, ngắn ngày) lớn nhất của cả nước. - Diện tích trồng một số loại cây công nghiệp thuộc loại lớn nhất. b. Đứng đầu về mức độ tập trung hoá. - Do điều kiện địa hình, đất đai thuận lợi nên mức độ tập trung hoá về đất đai rất cao. - Điển hình là các tỉnh Đồng Nai, Bình Long, Bình Phước. c. Đứng đầu về trình độ thâm canh, tổ chức quản lý sản xuất. - Trình độ thâm canh cây công nghiệp cao. - Tổ chức quản lý sản xuất tiên tiến. d. Đứng đầu về sản lượng một số cây công nghiệp và đạt hiệu quả kinh tế cao. - Cây cao su là cây đứng đầu cả nước về diện tích và sản lượng. - Cây cà phê đứng sau Tây Nguyên với gần 34% diện tích cho sản phẩm. - Ngoài các cây nói trên, Đông Nam Bộ còn phát triển các vùng chuyên canh mía, lạc, điều, thuốc lá, hồ tiêu… 2. Đông Nam Bộvùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất của nước ta, bởi vì đây hội tụ rất nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên, kinh tế - xã hội. a. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. - Địa hình tương đối bằng phẳng với độ cao trung bình 200-300m thích hợp cho việc trồng và tập trung hoá các cây công nghiệp. - Đất đai chủ yếu là đất xám và đất đỏ badan trên vùng đồi lượn sóng thuận lợi cho việc phát triển các cây công nghiệp. - Khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, nhiều sông lớn (Đồng Nai và các phụ lưu là sông Bé, Vàm Cỏ ) với nguồn nước mặt phong phú tạo điều kiện cho việc sinh trưởng và phát triển các cây công nghiệp. b. Điều kiện kinh tế - xã hội. - Đông Nam Bộvùng có nguồn lao động phong phú, đặc biệt là lao độngkinh nghiệm sản xuất và tay nghề tương đối cao. - Trình độ phát triển của vùng nói chung và cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật thuộc loại tốt nhất trong cả nước. + Trình độ phát triển dẫn đầu cả nước. + Mạng lưới đường xá, thông tin liên lạc, điện, nước đảm bảo về số lượng, và khá tốt về chất lượng. + Các cơ sở chế biến, hệ thống thuỷ lợi (đặc biệt là công trình thuỷ lợi Dầu Tiếng Tây Ninh) đảm bảo cho việc trồng và chế biển cây công nghiệp. Sử dụng các giống mới cho năng suất cao. - Đông Nam Bộ có thị trường tiêu thụ rộng lớn. Trong vùng có nhêìu đô thị lớn, nhất là tp. HCM - một trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta. - Các điều kiện khác: + Các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, năng động trong cơ chế thị trường. + Thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực trồng và chế biển cây công nghiệp ở Đông Nam Bộ. c. Điều kiện lịch sử - Đông Nam Bộvùng có truyền thống phát triển cây công nghiệp. - Riêng về cây cao su, các đồn điền đầu tiên đã xuất hiện trên diện tích rộng từ năm 1914. Và sản lượng tăng dần qua từng năm. TRÌNH BÀY CÁC THẾ MẠNH VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ KINH TẾ -HỘI CỦA VÙNG ĐÔNG NAM BỘ * Trả lời: 1. Thế mạnh về vị trí địa lí. - Đông Nam Bộvùng chuyển tiếp giữa vùng kinh tế Tây Nguyên, vùng duyên hải Nam Trung Bộ với vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đây là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng kinh tế phát triển nhất đất nước. - Phía Bắc, Đông Nam Bộ giáp với Tây Nguyên (vùng giàu cây công nghiệp và là nơi có tài nguyên lâm sản lớn nhất nước) và với duyên hải Nam Trung Bộ (vùng giàu thuỷ sản). - Đông Nam Bộ nằm kề với đồng bằng sông Cửu Long (vùng lương thực thực phẩm lớn nhất của cả nước). Nhờ có hệ thống kênh rạch chằng chịt, hệ thống đường bộ phát triển, giữa hai vùng đã có sự giao lưu tốt. - Phía ĐôngĐông Nam của Đông Nam Bộvùng biển giàu thuỷ sản, tiềm năng dầu khí lớn - Liên hệ thuận tiện với các tỉnh khác trong toàn quốc (đầu mối giao thông vận tải là thành phố Hồ Chí Minh). Nhờ đó các ngành sản xuất trong vùng Đông Nam Bộ có thể dễ dàng mở rộng vùng cung cấp nguyên liệu, vật liệu và vùng tiêu thụ sản phẩm ra các vùng khác trong nước. - Bằng đường bộ, có thể giao lưu dễ dàng với Campuchia, Cụm cảng Sài Gòn (đường hàng không và đường biển) và Vũng Tàu là cửa ngõ cho vùng mở ra nước ngoài, giao lưu kinh tế thuận lợi với các nước trong khu vực và nhiều nước khác trên thế giới. 2. Thế mạnh về tài nguyên. - Đông Nam Bộ có các vùng đất badan khá màu mỡ (nối tiếp miền đất badan Nam Tây Nguyên), đất xám bạc màu (phù sa cổ) tuy nghèo dinh dưỡng hơn đất badan nhưng vẫn có thể trồng trọt quanh năm. Đất xám chiếm 40% diện tích của vùng, đất nhẹ, thoát nước tốt, dễ trồng trọt. Trên vùng đất này, cây cao su được trồng rộng rãi (diện tích trồng đứng đầu cả nước), ngoài ra còn có các cây cà phê, đậu tương, lạc, mía, điều và các cây ăn quả. Trong vùng Đông Nam Bộ đã hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp và cây ăn quả. - Về tài nguyên khoáng sản, nổi bật là dầu khí trên vùng thềm lục địa. Khai thác dầu khí đây có quy mô ngày càng lớn. - Thuỷ điện: Trên các sông, nhất là hệ thống sông Đồng Nai tiềm năng thuỷ điện khá lớn (nhà máy thuỷ điện Trị An trên trên sông Đồng Nai, nhà máy thuỷ điện Thác Mơ trên sông Bé). Sông Đồng Nai – Sài Gòn chiếm 20% dự trữ điện năng cả nước. - Tài nguyên sinh vật biển phong phú. Vùng biển thuộc Bà Rịa – Vũng Tàu nối liền với vùng biển Bình Thuận, Ninh Thuận là một trong những ngư trường lớn nhất nước ta, có trữ lượng cá phong phú. - Tài nguen rừng Đông Nam Bộ không lớn nhưng nguồn cung cấp gỗ dân dụng cho thành phố Hồ Chí Minh và đồng bằng sông Cửu Long, là nguồn nguyên liệu giấy cho Liên hiệp giấy Đồng Nai. Rừng đây còn có ý nghĩa quan trọng đối với việc phòng hộ cho cây công nghiệp dài ngày. 3. Thế mạnh về điện kiện kinh tế - xã hội. - Đông Nam Bộ là địa bàn thu hút mạnh lực lượng lao động có chuyên môn cao (chiếm hơn 80% lao động phía Nam). Lực lượng này tập trung thành phố Hồ Chí Minh, ngoài ra còn có Biên Hoà, Vũng Tàu, đây có các công nhân lành nghề, nhiều kĩ sư, các nhà khoa học, các nhà kinh doanh. - Đây cũng là địa bàn có sự tích tụ lớn về vốn và kĩ thuật, tiếp tục thu hút sự đầu tư từ nước ngoài và trong nước (xuất hiện nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp). Hai khu chế xuất Linh Trung và Tân Thuận (Thành phố Hồ Chí Minh) là hình ảnh sinh động về sự thành công của nước ta trong việc kêu gọi đầu tư nước ngoài. + Các trung tâm công nghiệp là thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu tạo thành một tam giác tăng trưởng, tạo ra sức hút kinh tế mạnh mẽ. - Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật vào loại tốt nhất. + Giao thông vận tải và thông tin liên lạc phát triển. + Cơ sở năng lượng được chú ý phát triển với đường dây siêu cao áp xuyên Việt chạy qua, với các nhà máy thuỷ điện Trị An, Thác Mơ đã hoạt động và sẽ khai thác nguồn thuỷ năng trên sông La Ngà, với các nhà máy điện chạy bằng tuốc bin khí Bà Rịa. – Vũng Tàu đã và đang tiếp tục được xây dựng…… + Có thành phố Hồ Chí Minh, một trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn nhất cả nước, một đầu mối giao thông rất quan trọng (cảng Sài Gòn, sân bay Tân Sơn Nhất, xa lộ Sài Gòn – Biên Hoà….). + Là vùng có nền kinh tế hàng hoá sớm phát triển và cơ sở vật chất kĩ thuật hoàn thiện nhất cả nước, nên Đông Nam Bộ có cơ cấu kinh tế công nghiệp phát triển hơn so với các vùng khác trong cả nước, thu nhập theo đầu người cao nhất nước. Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du miền núi phía Bắc là ba vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày lớn nhất nước ta. Hãy so sánh ba vùng chuyên canh này. * Trả lời: 1. Sự giống nhau. a. Về quy mô. - Cả ba vùng đều là các vùng chuyên canh cây công nghiệp thuộc loại lớn nhất nước ta. - Mức độ tập trung hoá đất đai tương đối cao. Các khu vực trồng cao su (Đông Nam Bộ, Tây Nguyên), cà phê (Tây Nguyên), chè (Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên) khá tập trung trên một quy mô rộng lớn. Điều đó rất thuận lợi cho việc tạo ra một vùng sản xuất hàng hoá lớn phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. - Ngoài ra, cả ba vùng chuyên canh đều được hình thành từ lâu. Dưới thời Pháp thuộc đây đã có các đồn điền trồng cao su, cà phê, chè. b. Về hướng chuyên môn hoá. - Hướng chuyên môn hoá của cả 3 vùng đều là cây công nghiệp dài ngày. - Đạt hiệu quả kinh tế cao với hướng chuyên môn hoá này. c. Về điều kiện để phát triển. - Cả ba vùng đều có nhiều tiềm năng tự nhiên để phát triển cây công nghiệp dài ngày, trong đó phải kể đến các thế mạnh về đất đai, khí hậu. - Dân cư có truyền thống và kinh nghiệm trồng và chế chế biến sản phẩm của cây công nghiệp dài ngày. - Được sự quan tâm của Nhà nước thông qua các chủ trương, chính sách về phát triển cây công nghiệp, về đầu tư, xây dựng các cơ sở chế biến 2. Sự khác nhau. a. Về vị trí và vai trò của từng vùng. - Đông Nam Bộvùng chuyên canh cây công nghiệp số một của nước ta, với mức độ tập trung hoá rất cao, có hiệu quả kinh tế lớn. - Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ 2 sau Đông Nam Bộ, mức độ tập trung hoá cao với một số sản phẩm nổi tiếng trong nước và quốc tế. - Trung du và miền núi phía Bắc là vùng chuyên canh cây công nghiệp đứng hàng thứ 3 sau 2 vùng trên với mức độ tập trung hoá thấp hơn. b. Về hướng chuyên môn hoá. - Đông Nam Bộ: Chủ yếu là cao su. - Tây Nguyên: Cà phê, chè, cao su. - Trung du miền núi phía Bắc: Chủ yếu là chè. c. Về điều kiện để phát triển: - Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. + Địa hình: . Đông Nam Bộ: Địa hình chuyển tiếp giữa Tây Nguyên và Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long, tương đối bằng phẳng. . Tây Nguyên: Địa hình cao nguyên xếp tầng với những mặt bằng tương đối rộng lớn. . Trung du miền núi phía Bắc: Địa hình trung du và miền núi bị chia cắt. Sự khác nhau về địa hình, trong chừng mực nhất định, ảnh hưởng đến mức độ tập trung hoá và hướng chuyên môn hoá (độ cao địa hình). + Đất đai: . Đông Nam Bộ: Đất xám, phù sa cổ. . Tây Nguyên: Đất badan thích hợp với cây công nghiệp. . Trung du miền núi phía Bắc: Đất feralit. + Khí hậu: . Đông Nam Bộ và Tây Nguyên: Có 2 mùa (khô, mưa) trong năm. Tuy nhiên, sự phân hoá Tây Nguyên sâu sắc hơn. Khó khăn lớn nhất của Tây Nguyên là thiếu nước trầm trọng trong mùa khô. . Trung du miền núi phía Bắc: Khí hậu có một mùa đông lạnh, cộng với độ cao của địa hình nên có điều kiện để phát triển cây cận nhiệt (chè). - Điều kiện kinh tế - xã hội. + Về dân cư và nguồn lao động có sự khác nhau giữa ba vùng. Trong khi Đông Nam Bộ mật độ dân số mức trung bình so với cả nước thì trung du miền núi phía Bắc mật độ dân số thấp hơn, đặc biệt là Tây Nguyên. Nguồn lao động Tây Nguyên thiếu và vì vậy, đây là một trong những vùng nhập cư lớn của cả nước. + Về trình độ phát triển, Đông Nam Bộ thuộc loại đứng đầu cả nước. Còn trung du miền núi phía Bắc cũng như Tây Nguyên, trình độ phát triển thuộc loại kém nhất trong 3 vùng. + Về các điều kiện khác (Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ việc trồng và chế biến cây công nghiệp dài ngày), Đông Nam Bộ có nhiều ưu thế hơn so với hai vùng còn lại. . Hướng dẫn trả lời một số câu hỏi về 7 vùng kinh tế ở nước ta Chứng minh Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh hàng đầu về cây công nghiệp MẠNH VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA VÙNG ĐÔNG NAM BỘ * Trả lời: 1. Thế mạnh về vị trí địa lí. - Đông Nam Bộ là vùng

Ngày đăng: 06/03/2014, 16:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w